Thursday, July 3, 2014

China

Trung Quốc :
Số người Trung Quốc giết bị chết sau ngày 1-10-1949 

1 Từ năm 1950 đến năm 1955

Theo Andrew Nathan giáo sư chính trị học, trường Đại học Columbia, chuyên gia vấn đề Trung Quốc, viết trong cuốn “Dân chủ  Trung Quốc”(Chinese Democracy) thì qua các phong trào “cải cách ruộng đất, trấn áp phản cách mạng” và “tam phản ngũ phản” có khoảng 20 triệu người bị qui là phần tử “địa chủ, phú nông, phản động, bọn xấu xa”.

Theo Nicholas Kristof, phóng viên tờ “thời báo Newyork” thường trú tại Bắc Kinh viết trong chuyên đề “Trung Quốc đã thức tỉnh”(China Wakes) thì “ báo cáo của La Thuỵ Khanh nguyên Bộ trưởng Bộ Công an dự đoán từ năm 1948 đến năm 1955 có khoảng 4 triệu ngưòi bị xử tử hình.”

Theo số liệu trong bài viết “Số tử vong của dân chúng trong thời đại Mao” của Daniel Southerland phóng viên thưòng trú tại Bắc kinh của tờ “Washington Post”  đăng  ngày 17 và 18 tháng 7 năm 1994 thì: số địa chủ bị giết từ 1 triệu đến 4 triệu, bị giết vì là “phản cách mạng” hoặc đồng tình với chính phủ Quốc Dân đảng là trên 1 triệu, bị bức hại đến chết là vì tín đồ Thiên chúa giáo  và trong “tiêu phản” năm 1953, chí ít cũng khoảng mấy chục vạn người

Theo học giả Pháp Stephane Courtois& Mark Kramer trong cuốn “Sách đen của chủ nghĩa cộng sản”(The Black book of Communism) thì từ 1950 đến 1957, những cuộc đấu tranh thanh toán tại thành phố của Trung Quốc đã làm cho hơn 1 triệu ngưòi chết không bình thường.

Theo báo cáo “Sự thực về các phong trào chính trị lịch sử từ ngày thành lập nước đến nay” do Ban Nghiên cứu lịch sử đảng ĐCS Trung Quốc biên tập năm 1996 thì từ năm 1949 đến năm 1952 đã chia ra làm hai giai đoạn tiến hành “trấn áp phản cách mạng” đã trấn áp 1.576.100 phần tử phản cách mạng trong đó hơn 873.600 người bị tử hình.

Suy đoán từ các số liệu trên, số tử vong không bình thường trong thời gian này chí ít cũng là trong khoảng từ 902.000 người( con số tổng hợp mà báo cáo của Ban Nghiên cứu lịch sử ĐCS Trung Quốc đề cập) tới 4 triệu người(con số do La Thuỵ Khanh dự đoán) hoặc nhiều hơn.

2 Phong trào chống hữu giữa những năm 50

Theo cuốn “Tai hoạ “tả” của Trung Quốc” do “Tri
ều Dương xuất bản xã” xuất bản năm 1993 thì trong “chống hữu” có 552.973 người bị qui là “phái hữu”, nhưng sau này chỉ có 96 người trong số đó không được bình phản.

Cũng theo báo cáo nói trên của Ban Nghiên cứu lịch sử ĐCS Trung Quốc thì “trong toàn bộ phong trào chống hữu có hơn 2.013.300 người bị qui là phái hữu, có hơn 72.700 ngưòi bị bắt, 22.100 người tự sát, 3500 người chết không bình thường hoặc mất tích.”

Từ số liệu trong báo cáo trên của ĐCS TQ có thể thấy, số ngưòi bị bức hại trong phong trào chống hữu là trên 2 triệu mà hầu như là phần tử tri thức, nếu lấy số tri thức của TQ lúc đó chỉ là trên 5 triệu ngưòi thì số bị bức hại tới trên 40%.

3. Từ 1959 đến 1963

Từ nửa cuối năm 1959 đến cuối năm 1962, số liệu điều tra dân số Trung Quốc hiển thị, dân số giảm sút lớn. Nhà cầm quyền Trung Quốc qui việc dân số giảm sút lớn  là do cái gọi là “ba năm thiên tai”sản lượng lưong thực giảm dẫn tới thiếu đói gây ra. Nhưng gần đây ngày càng có nhiều tài liệu nội bộ và công trình nghiên cứu ở nước ngoài chứng thực đó là một cuộc “nhân hoạ” là do sai lầm chính sách dẫn tới, hơn nữa con số tử vong cũng khiến ngưòi ta kinh sợ.

phương Tây, người đầu tiên đưa ra con số cụ thể là giáo sư Juduth Bannister, Cục Thống kê điều tra dân số, trong báo cáo đầu những năm 80 “Dân số Trung Quốc trong thay đổi”(China’s Changing Population), dựa vào tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết đã suy đoán: “ba năm thiên tai sau khi chính sách nhảy vọt lớn của Trung Quốc thất bại, do thiếu đói mà chết là 30 triệu người”
 Trong bài viết “Chiến tranh không phải là kẻ giết ngưòi lớn nhất trong thế kỷ này”(War is not this century’s biggest killer) trên “Nhật báo phố Wall” (ngày 7 tháng 7 năm 1986)giáo sư Rudolph Rummel, Khoa Chính trị Trường đại học Hawai Mỹ cho biết  “trong thời đại Mao Trạch Đông có 27 triệu người chết đói”

Harrison Salisbury, nguyên Phó Tổng biên tập “Thời báo Newyork” là người đã nhiều lần tới thăm Trung Quốc và đã phỏng vấn Triệu Tử Dương, Dưong Thưọng Côn, Bạc Nhất Ba v.v.. năm 1992 đã  xuất bản cuốn “Các hoàng đế mới: Trung Quốc thời đại Mao và Đặng”(The new Emperors: China in the era of Mao and Deng). Nhiều con số trong cuốn sách này đến từ các quan chức cấp cao Trung Quốc. Khi nói đến nạn đói đầu những năm 60, cuốn sách đã dẫn dự đoán của một quan chức có tư lịch sâu của Bộ Công An Trung Quốc dựa trên tính toán “ giấy chứng nhận lĩnh lương thực” đã phát trong cả nước  thì có 30 triệu người chết đói. Còn theo dự đoán của Triệu Tử Dưong thì “lúc đó số người chết đói vào khoảng từ 43 triệu đến 46 triệu.”

Năm 1996 tác phẩm viết riêng “Bí mật nạn đói của các ma đói Trung Quốc”(Hungry Ghosts: China’s Secret Famine) của Jasper Becker, cựu phóng viên tờ “Gardien” Anh, chủ nhiệm phỏng vấn tờ Southmorning China(tiếng Anh) của Hồng Công  được xuất bản. Cuốn sách này lần đầu tiên  tiến hành phỏng vấn và nghiên cứu một lượng lớn  số người đói, chết vào đầu những năm 60 ở Trung Quốc . Berker đã đến mấy tỉnh Trung Quốc kiểm tra xem “địa phương chí” đồng thời thông qua quan hệ riêng tư đọc đựoc một số văn kiên, tài liệu của Trung Quốc đã tiến hành những phỏng vấn lần đầu  cho nên trong cuốn sách có rất nhiều số liệu được công bố lần đầu tiên.

Căn cứ vào phỏng vấn điều tra của Berker, sở dĩ lúc đó xuất hiện thiếu đói,  có mấy nguyên nhân chủ yếu: một là thời gian nhảy vọt lớn 90 triệu người ra sức luyện gang thép, không chăm sóc ruộng vườn; hai là nhảy vọt lớn đã báo cáo vống sản lượng lưong thực dẫn tới nhà cầm quyền tin là nông thôn đủ lưong ăn, nên không chỉ không phát lương mà còn căn cứ vào con số sản lượng khai vống để trưng mua lương thực; ba là khi xuất hiện thiếu đói, những ngưòi quyết sách ở Bắc Kinh cho là phái hữu lọt lưới tung tin đồn, nông dân giấu lương thực chống đảng cộng sản, do đó tiếp tục dùng thủ đoạn cưỡng chế trưng lương đồng thời trấn áp nông dân nói là đói, cấm thôn dân trốn ra ngoài tìm kiếm lương thực.

Nạn thiếu đói do con ngưòi gây ra đó dẫn tới chết chóc qui mô lớn, cuốn sách của Berker hiển thị trong đó có 5 tỉnh Hà Nam, An Huy, Tứ Xuyên, Cam Túc, Quí Châu là nghiêm trọng nhất, rất nhiều hương trấn ở Hà Nam tỷ lệ chết đói tới 20-30%; địa khu Tín Dương của tỉnh này năm 1958 có 8 triệu dân mà có tới 4 triệu ngưòi chết đói, tỷ lệ tử vong là 50%, là địa khu có tỷ lệ tử vong cao nhất Trung Quốc lúc đó.

Tỉnh An Huy lúc đó có 33 triệu nhân khẩu thì “ chết đói 2,37 triệu ngưòi. Nghiêm trọng nhất là huyện Phụng Dương, có 5100 người chết đói, và số trẻ em mồ côi là 3304 em(phần lớn dưới 10 tuổi)” Tại Phụng Dương, đứng trước thiếu đói, cán bộ Trung Quốc đều cho là do kẻ địch phá hoại, tiến hành bức hại nông dân nói là thiếu đói cũng như bị nghi là phá hoại kho lương thực bằng các hình thức: chôn sống, treo cổ, cắt mũi v.v.., số người bị bức hại tới 28.026 người, trong đó 441 người bị hình phạt tàn khốc đến chết, 383 người tàn phế suốt đời, hơn 2000 ngưòi bị giam vào ngục và 382 ngưòi chết trong ngục”.

Sau này “Báo cáo Phụng Dương” chính thức của Trung Quốc được truyền ra nước ngoài( tháng 2 năm 1961, Trần Chấn Á  dựa vào số liệu trong báo cáo này viết thành bài đăng trên tạp chí “Khai phóng” (số tháng 3 năm 1994) thì huyện này chết đói 60245 người(gần bằng 1/5 số nông dân trong huyện) có 8404 hộ chết cả nhà, xuất hiện 603 vụ ăn thịt người(ngưòi địa phương nói, thời đó chỉ cần nhìn thấy ống khói nhà ai bốc khói nhất định là có nấu thịt ngưòi).
“Ma đói” viết, lúc đó tỉnh Cam Túc có 12 triệu dân, dự tính thấp nhất cũng có 690000 ngưòi chết đói. Tỉnh Quí Châu lúc đó có 16 triẹu dân, “ước khoảng 1 triệu người chết đói, trong đó địa khu Tuân Nghiã, cứ 8 người chỉ có 1 người may mắn sống sót”.

Tứ Xuyên là tỉnh đông dân nhất Trung Quốc, tỷ lệ ngưòi chết đói khiến ngưòi ta kinh sợ.Điều tra của Berker dự đoán  số ngưòi chết từ 7 triệu đến 9 triệu
Chỉ thống kê tại 5 tỉnh nói trên Hà Nam(chết đói 7,8 triệu người) An Huy (chết đói 2,3 triệu ngưòi) Cam Túc(chết đói 1,3 triệu người) Quí Châu (chết đói 1 triệu người) Tứ Xuyên ( chết đói 9 triệu ngưòi) thì đã có 21,4 triệu ngưòi chết đói.

Năm 2008, Dương Kế Thằng, phóng viên kỳ cựu Trung Quốc sau khi bỏ ra 15 năm điều tra nghiên cứu đã viết xong báo cáo dài “Bia mộ-ghi chép thực về nạn đói lớn trong những năm 60 tại Trung Quốc” và đã được xuất bản tại Hồng Công. Tác phẩm chuyên sâu này dầy 1100 trang, với 800000 chữ đã được các chuyên gia đánh giá là một bản báo cáo điều tra về số ngưòi chết, nguyên nhân phát sinh  “cuộc thiếu đói lớn” tại Trung Quốc tỉ mỉ nhất, sâu xa nhất từ xưa đến nay. Kết luận của Dương Ké Thằng là, lúc đó Trung Quốc có 36 triệu người chết đói.

Cuốn sách này đã cung cấp rất nhiều tư liệu đầu tiên: địa khu Tín Dương Hà Nam do thiếu đói mà đã phát sinh hiện tượng nghiêm trọng người ăn thịt ngưòi. Trong 3 huyện(Quang Sơn, Chuẩn Tân, Thương Thành) có người chết đói nhiều nhất, nhiều người được Dương Kế Thằng phỏng vấn đều nói năm đó nhà mình đã ăn thịt ngưòi, đã bị người ăn thịt, đã thấy ngưòi khác ăn thịt người. Huyện Hào, An Huy cả huyện có trên 20 vạn người chết đói”đến nỗi sau khi nấu chín thịt người còn xẩy ra cảnh tranh cướp thịt người để ăn”.

Cuốn sách này đã cung cấp thông tin mà các sách chuyên khảo trước đây đều không có: khi Trung Quốc phát sinh nạn thiếu đói lớn, và 12 tháng có số người chết đói nhiều nhất, thì ghi chép tại Bộ Lương THực hiển thị, lưong thực trong kho vẫn còn 4,435 triệu tấn. Giả dụ vào lúc thiếu đói nghiêm trọng nhất Trung Quốc chỉ còn 2,05 triệu tấn lương thực tồn kho thì theo tiêu chuẩn đương thời vẫn bắng số lương thực đủ cho 140 triệu người ăn trong một năm. Có bình luận nói, nếu theo thủ đoạn cứu đói thưòng dùng nhất trong lịch sử Trung Quốc, mở kho cứu dân thì chỉ dùng một nửa tồn kho cứu dân đã  không đến nỗi chết đói nhiều như vậy. Những số liệu này cho thấy đây hoàn toàn là một cuộc chết người hàng loạt  do chính sách của con ngưòi gây ra.

Kim Huy, học giả trường Đại học Thượng Hải là người  đề xuất dự đoán ngưòi chết nhiều nhất trong nạn thiếu đói lớn tại Trung Quốc, trong bài viết nhan đề “Bị vong lục của ba năm thiên tai” đăng trên nguyệt san”Xã hội” do trường học này xuất bản(số tháng 4-5 năm 1993) có nói, : “từ năm 1959 đến 1961, số người chết không bình thường trên toàn Trung Quốc có khả năng từ 40,4 triệu đến 43,19 triệu ngưòi”.

Con số 43,19 triệu do Kim Huy đề xuất là suy đoán dựa trên cơ sở và điều tra tổng số dân số, tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết hàng năm do Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc công bố, hơn nữa còn đựoc công bố trên các tập san chính thức   của     Trung Quốc vì vậy được người ta tương đối để mắt tới (tạp chí này vì đăng bài bái trên đã bị nhà đương cục kiểm tra cấm đoán).

Từ những thành quả nghiên cứu các loại của học giả, chuyên gia trong ngoài nước có thể thấy số ngưòi chết trong cuộc thiếu đói lớn này chí ít cũng vào khoảng 30 triệu, hơn nữa là do chính sách của con người gây ra, hoàn toàn là một cuộc “nhân hoạ”.

4. Từ năm 1966 đến năm 1980

Theo con số trong “Dân chủ Trung Quốc” nói trên của Andrew Nathan: trong thời gian cách mạng văn hoá có 3 triệu cán bộ bị vạch sai, 30 vạn người bị kết tội(phần lớn bị kết tội pjản cách mạng); cuốn sách này dẫn lời Hồ Diệu Bang, Tổng bí thư ĐCS TQ nói với phóng viên Nam Tư: “lúc đó có khoảng 100 triệu ngưòi bị liên quan, chiếm 1/10 dân số Trung Quốc”.

Theo con số do Daniel Southerland, phóng viên tờ Washington Post dẫn ra trong báo cáo điều tra nói trên: Hồ Diệu Bang Tổng bí thư ĐCSTQ nói cách mạng văn hóa chết 1 triệu ngưòi.

Theo số liệu trong “Các hoàng đế mới:Trung Quốc thời đại Mao và Đặng” của Salisbury: tháng 10 năm 1987 ông ta tại Bắc kinh khi phỏng vấn Trần Hán Sinh cán bộ cao cấp Trung Quốc được biết , ngay trong ngày 26 tháng 12 năm 1967 sau khi nghe bài nói xúi giục của Trần Bá Đạt người phụ trách Tổ cách mạng văn hoá, chỉ tại miền đông Bắc Kinh đã có 8400 người bị phê đấu, trong đó 2953 người bị đánh chết. Trần Hán Sinh nói, trong mười năm cách mạng văn hoá có 4 triệu ngưòi bị bức hại đến chết. Chỉ tại Quảng Tây đã có hơn 67500 người bị đánh chết. Tại huyện Đại Hưng, Bắc Kinh ngày 26 tháng 8 năm 1967 và sau đó mấy tuần lễ đã có 125 ngưòi bị lôi ra đường phố đáu tố, có 22 hộ toàn gia bị đánh chết, hơn 300 người bị bức hại đến chết.

Theo số liệu trong báo cáo “Sự thực về các phong trào chính trị từ ngày xây dựng nước đến nay” do Ban nghiên cứu lịch sử đảng ĐCSTQ và một số đơn vị cùng biên soạn thì : “tháng 5 năm 1984, TW ĐCSTQ trải qua điều tra, thẩm tra toàn diện trong hai năm bẩy tháng đã thống kê lại các số liệu liên quan đến cách mạng văn hoá là: hơn 4,2 triệu ngưòi bị bắt giam thẩm tra, hơn 1,728 triệu ngưòi bị chết không bình thường, 135000 người bị kết tội phản cách mạng hiện hành rồi bị xử tử, trong vũ đấu chết hơn 237000 người, 7,03 triệu người bị thương thành tàn tật, hơn 70000 gia đình bị huỷ diệt”.

Trong các học giả Trung Quốc, Vưong Hữu Cầm dạy học tại trường Đại học Chicago là ngưòi đi sâu nghiên cứu cách mạng văn hoá. Năm 2003 bà viết cuốn “Ngươig bị nạn trong cách mạng văn hóa” gồm 500000 chữ thu tập nghiên cứu 659 vụ án bị bức hại đến chết trong cách mạng văn hoá. Theo bản kê trong cuốn sách này.

vào “hồng bát nguyệt”(tháng tám đỏ) năm 1966, lúc hồng vệ binh tàn bạo nhất mỗi ngày số người bị đánh chết cao tới ba con số; chỉ trong tháng tám tại Bắc Kinh đã có tới 1772 người bị đánh chết tươi.
Tổng hợp các con số nói trên, số ngườì bị chết theo báo cáo chính thức của Trung Quốc cộng lại là từ 2,1 triệu người đến 4 triệu người theo dự đoán của Trần Hán Sinh.

5. Từ sau năm 1989

Rốt cuộc cuộc tàn sát “4-6” có bao nhiêu ngưòi chết, đến nay chính phủ Trung Quốc vẫn chưa công bố. Trong cuốn “Trung Quốc đã thức tỉnh”  khi nói đến số người chết trong sự kiện “4-6”, Kristof đã nói, theo thông tin do một số thầy thuốc tại Bắc Kinh cung cấp thì dự đoán số người ngộ nạn từ 400 đến 800, và mấy ngàn người bị thương. Kristof nói, nếu dự đoán theo số liệu bảo thủ 400 người thì cũng đã vượt quá tổng số học sinh kháng nghị bị chính phủ Trung Quốc giết trong thế kỷ 19. Trong cuốn sách của mình Kristof đã dẫn số liệu của chính phủ Mỹ là có khoảng 3000 người bị chết trong sự kiện “4-6”.

 Theo số liệu trong hồi ký “Oán hận Thần Châu” của phóng viên Hoàng Minh Châu(Jan Wang) đăng trên tờ Hoàn Cầu bưu báo” Canada, xuất bản năn 1996 thì : “Ngày 8 tháng 6 (sau “4-6”) tôi vào bệnh viện Công nhân Bắc kinh, thầy thuốc ở đó nói, nhà xác chứa ít nhất là 100 thi thể, bệnh biện đã tăng thêm một số thùng băng, mỗi thùng chứa đựoc 4 thi thể, cũng đều chứa đầy, thùng không đủ”.



Ngày 18 tháng 12 năm 1996, David Aikman, phóng viên thuờng trú tại Băc kinh của tạp chí “Times”, trình bầy trước Hạ nghị viện Mỹ : một phóng viên VOA 3 ngày sau sự kiện “4-6” đã gọi điện cho một số bệnh viện tại Bắc Kinh hỏi số ngưòi chết, một bệnh viện có số ngưòi chết nhiều nhất nói là có 323 người.
Năm 2009 vào đêm trước dịp kỷ niệm 20 năm “4-6”, Trương Vạn Thư cựu phóng viên Tân Hoa xã, đã cho xuất bản cuốn “Ghi chép thực toàn cảnh sự kiện 4-6-bùng nổ lớn của lịch sử” tại Hồng Công. Cuốn sách đã dẫn lời Đàm Vân Hạc, bí thư đảng đoàn Hội Chữ Thập đỏ Trung Quốc nói “sự kiện 4-6 có 727 người chết, trong đó học sinh và quần chúng chết 713 người, quân đội chết 14 người” Con số này so với con số ghi chép 2700 người của Hội Chữ Thập đó Trung Quốc khi đó là thấp hơn rất nhiều.

Từ sự kiện “4-6” đến nay đã hơn 20 năm, Trung Quốc vẫn là nước có nhiều án tử hình nhất thế giới. Tờ “Quan sát tử hình tại Trung Quốc” do lưu học sinh Trung Quốc tổ chức, nói, số tội nhân mà mỗi năm Trung Quốc xử tử nhiều hơn tổng số tội nhân bị xử tử trên toàn thế giới.”Theo Hands off Cain” một tổ chức dân gian Italia phản đối tử hình thì năm 2006, toàn cầu xử tử hình 5628 người, trong đó có 5000 vụ là tại Trung Quốc.

Những ngưòi bị xử tử  bao gồm học viên Pháp Luân Công, tín đồ Thiên chúa giáo v.v..Theo báo cáo của tổ chức Pháp Luân Công tại nước ngoài, trong 10 năm từ 1999 đến nay đã có hơn 1000 ngưòi luyện tập Pháp Luân Công bị buộc phải vào bệnh viện tâm thần, hơn 20000 ngưòi không qua thủ tục pháp luật bị đưa đi cải tạo lao động, hơn 10000 ngưòi bị bắt và giam giữ phi pháp, 3200 học viên Pháp Luân công bị bức hại đến chết.

6. Tàn sát tại Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương

Theo số liệu trong “Bản khởi tố của Cục Kiểm sát đặc biệt Viện Kiểm sát Tối cao Trung Quốc” thì trong cách mạng văn hóa do những án oan trong đảng, Nội Mông đã có 34 vạn ngưòi bị bức hại, 16222 người bị đánh chết. Tại công xã Đồ Khải trong số 2962 ngưòi có 926 người bị qui là chống đảng, 406 ngưòi bị đánh chết bị thương tật nặng 270 người. Theo “Quan sát chấu Á” của Tổ chức nhân quyền Newyork: trong cách mạng văn hoá Nội Mông có 5 vạn người bị bức hại tới chết.

Tình hình Tây Tạng còn nghiêm trọng hơn, cuộc chống đối năm 1959 của người Tạng bị đàn áp, theo “Giáo tài cơ bản giáo dục tình hình Tây Tạng” do Quân khu Tây Tạng biên soạn thì : “Quân giải phóng đã tiêu diệt 87000 phần tử phản loạn Tây Tạng” Ban Thiền Lạt Ma đời thư mười đã mất nói, sau khi cuộc khởi nghĩa của người Tạng bị đàn áp, có tới 15% dân số trong ba khu vực(Khang khu, Vệ Tạng, An Đa) của Tây Tạng bị bắt giữ, trong đó gần một nửa chết trong ngục”.

Sau khi cuộc khởi nghĩa của người Tạng bị đàn áp, tiếp đó là nạn đói những năm 60, tỷ lệ người Tạng bị chết trong ngục rất lớn.Cuốn “Ma đói” có một chưong nghiên cứu riêng: “tỷ lệ người Tạng bị chết trong ngục cao tới 40-90%, tại ngục Drapchi ngoại ô Lasha giam 17000 ngưòi Tạng thì có 14000 người bị chết đói hoặc bức hại đến chết”.

“Ma đói” dẫn số liệu điều ra dân số chính thức của Trung Quốc chỉ ra, từ năm 1953 đến năm 1964, dân số Tây Tạng đã từ 2,78 triệu người giảm xuống còn 2,5 triệu ngưòi, giảm 10%. Đầu những năm 90 khi diễn thuyết tại tại Đại học Yales Mỹ, đã nói, dưói sự thống trị của ĐCS TQ, số ngưòi dân Tạng do thiếu đói, bức hại, bị bắn giết mà chết, chiếm 1/5 toàn bộ dân số Tây Tạng.

Ở Tân Cương, năm 1961 toàn dân khu Ili bạo động, mà nguyên nhân là do thiếu đói. Abdulhekim nguyên Chủ tịch hội nhà văn thành phố Urumqi khi trả lời phỏng vấn của tác giả tại Thổ Nhĩ Kỳ đã nói: “Tại Bạch thành, Tân Cưong, đưong thời có 6 vạn ngưòi bị chết đói” Khi mấy ngàn dân đói tụ tập tại trước cửa Uỷ ban Ili kêu gào “cần lương thực” Vương Chấn Tư lệnh Quân khu đã ra lệnh nổ súng, mấy trăm người chết. Sau đó có từ khoảng 15 vạn đến 20 vạn dân bản địa trốn khỏi Tân Cưong chạy sang đất Liên Xô.

Đầu năm 1997, Ili phát sinh bạo động, theo báo cáo của “Đại xá quốc tế” có từ ba ngàn đến năm ngàn ngưòi Uguir bị bắt, mấy trăm ngưòi bị giam tại một sân bóng đã đã xả nứoc cho đóng băng mấy giờ liền; “4 ngưòi bị chết vì lạnh, hơn 200 người bị thương vì lạnh”.

Ngày 5 tháng 7 năm 2009 tại Urumqi có trên một vạn ngưòi Uguir diễu hành trên đường phố thỉnh cầu, kết quả bị nhà đương cục đàn áp, Tổ chức Uguir tại nước ngoài nói, có mấy trăm ngưòi chêt, và mấy ngàn ngưòi Uguir bị bắt.

7. Số ngưòi chết không bình thường có thể nhiều tới 80 triệu.

Nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa thành lập 60 năm, rốt cuộc đã có bao nhiêu người bị bức hại hoặc do thiếu đói mà chết? Theo nghiên cứu suy đoán của Rumel, giáo sư Đại học Hawai trong cuốn “Thế kỷ đẫm máu của Trung Quốc: những cuộc động loạn và tàn sát lớn từ năm 1900 đến nay”(China’s Bloody Centủy: genocide and mass murder since 1900) xuất bản năm 1991 thì: trong thời đại Mao Trạch Đông, Trung Quốc đã có 45 triệu ngưòi chết không bình thường, trong dó có 27 triệu người “chết đói”, 18 triệu nguời chết vì chuyên chính vô sản.

Theo số liệu trong cuốn “Tai hoạ “tả” tại Trung Quốc” của “Triều Dương xuất bản xã ” Bắc Kinh thì: “từ năm 1949 đến năm 1992 số người tử vong vì bị bức hại và thiếu đói trong các cuộc vận động do Trung Quốc phát động vào khoảng 50 triệu người”.

Tony Judt Chủ nhiệm Viện Nghiên cứu Remarque thuộc Đại học Newyork trong bài viết “Con đường dài nhất đi tới địa ngục”(The longest Roat to Hell) công bố trên tờ “Newyork Times” ngày 22 tháng 12 năm 1997 cho rằng “ tại Trung Quốc có khả năng 65 triệu ngưòi chết không bình thường”.

Theo số liệu do Stephan Couvertois & Mark Kramer, hai học giả Pháp biên soạn thì : “ sau khi ĐCSTQ xây dựng chính quyền từ năm 1949, tổng số người chết không bình thưòng là từ 44,5 triệu đến 72 triệu”

Theo số liệu suy đoán của Daniel Southland phóng viên tờ Wasington Post trong báo cáo điều tra dài về “tử vong của đại chúng thời đại Mao” thì : “từ 1949 đến nay số ngưòi do thiếu đói, bức hại, hoặc bị xử tử tại Trung Quốc là 80 triệu người hoặc nhiều hơn.”

Ngoài những ngưòi mãi mãi mất mạng sống, còn có vô số ngưòi trở thành tàn  phế suốt đời, không biết bao nhiêu ngưòi tinh thần thất thường, và bao nhiêu thế hệ bị mất tuổi thanh xuân tươi đẹp.. những cái đó không thể nào dùng con số để thống kê và đo đếm.                                                            

Tào Trường Thanh
 @“Tung lãm Trung Quốc” (纵览中国) 10/6/2009
http://www. China.org