Lá thư của đại sứ VN
tại LHQ gửi ông tổng thư kí LHQ
Ngày 3/7/14 Đại sứ VN tại LHQ gửi thư đến Tổng thư kí LHQ để phản bác thư của
Tàu gửi trước đó ngày 22/5 và 9/6. Nếu các bạn chưa đọc lá thư của Đại sứ VN tại
LHQ, các bạn thử tìm đọc (1) để biết trình độ các quan chức của VN ra sao, và
cũng là học cách viết thư cho các VIP. Phân tích lá thư của ông đại sứ cũng cho
ra vài bài học.
Thứ nhất là ông đại sứ làm ngược đời! Thay vì đề tên người gửi (tức ngài Tổng thư kí LHQ) ngay từ phần đầu của lá thư, ông đại sứ đề ở phần dưới lá thư! Tôi chưa bao giờ thấy cách sắp xếp rất quái gở như thế này, vì nó phản ảnh một thái độ xem thường người gửi.
Thứ hai, vào đầu ông đại sứ xưng hô với ngài Tổng thư kí LHQ một cách trống không: “Excellency”. Đó là cách xưng vô lễ. Tôi nghĩ thông thường thì người ta xưng hô theo kiểu
Thứ nhất là ông đại sứ làm ngược đời! Thay vì đề tên người gửi (tức ngài Tổng thư kí LHQ) ngay từ phần đầu của lá thư, ông đại sứ đề ở phần dưới lá thư! Tôi chưa bao giờ thấy cách sắp xếp rất quái gở như thế này, vì nó phản ảnh một thái độ xem thường người gửi.
Thứ hai, vào đầu ông đại sứ xưng hô với ngài Tổng thư kí LHQ một cách trống không: “Excellency”. Đó là cách xưng vô lễ. Tôi nghĩ thông thường thì người ta xưng hô theo kiểu
Dear Mr. Secretay-General,
Your
Excellency,
thay cho cách viết chức danh.
Còn cái câu cuối của lá thư
là buồn cười nhất “Please, accept, Excellency, the assurances of my highest
consideration”. Câu này mang tính rhetoric chẳng có ý nghĩa gì, nhưng có 1 cái
sai nhỏ: đó là cách dùng dấu phẩy. Đáng lẽ phải viết là “Please accept, Your
Excellency, the assurances of my highest consideration”.
Một lá thư ngắn
ngủn, chỉ có vài chục chữ, mà có khá nhiều sai sót thì quả là đáng
tiếc.
Còn đọc phần text thì còn nhiều điều đáng nói nữa. Tôi nghĩ nếu là
người am hiểu tiếng Anh sẽ phải “struggle” để hiểu những ý trong tài liệu, vì
cách dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Ngay từ đầu, câu “rejects as completely
unfounded, in fact and in law, China’s sovereignty claims ….” Người ta phải gãi
đầu để hiểu câu “in fact and in law”, nhưng khi đọc bản tiếng Việt thì có câu
“cả trên thực tế cũng như trên pháp lí” (và đó chính là cách dịch!) Đáng lẽ phải
viết là “in factual and legal considerations”.
Ngoài ra, còn có những câu
cảm tính như “the so-called ‘sovereignty’ of China over Hoang Sa” (chữ so-called
hay ‘cái gọi là’ là cảm tính, không nên dùng trong văn bản nghiêm nghị ngoại
giao).
Nhìn chung, toàn văn chỉ có 5 trang, nhưng tôi không thấy những
FACTS thuyết phục, mà chỉ toàn là những sưu tầm từ báo chí, sách vở đâu đó và
ráp lại. Nếu chú ý kĩ, các bạn sẽ thấy tài liệu này không có mục tiêu và cũng
chẳng có kết luận. Do đó, ngay từ đoạn đầu, một người bận rộn đọc sẽ thấy như từ
trên trời rơi xuống, chẳng biết tài liệu đề cập đến cái gì. Không ai có thì giờ
để đọc lại những gì Tàu nó viết; nhiệm vụ của mình là phải tóm lược những nét
chính do nó viết.
Theo tôi, văn bản này nên viết theo cấu trúc:
1.
Vào đề là background: nói về hai cái công thư (?) bọn Tàu nó gửi, và tóm tắt nội
dung của nó;
2. Mục tiêu của tài liệu này là phản bác (hay bác bỏ) claims về
chủ quyền của Tàu trên quần đảo Hoàng Sa. Đoạn sau là giới thiệu chung về tài
liệu thuộc nhóm nào, factual hay legal?
3. Phần nội dung chính là trình bày
sự thật – FACTS - từng cái một và giải thích ý nghĩa rõ ràng;
4. Phần sau
cùng là quay lại cái mục tiêu ban đầu: chúng tôi đã trình bày đầy đủ (hi vọng)
dữ liệu và legal consideration để chứng minh rằng những claim của Tàu cộng là
không có cơ sở. Nhưng phải có một câu yêu cầu ông tổng thư kí làm gì, chứ như
hiện khi đọc xong ổng sẽ hỏi “rồi tôi làm gì?”
Nhưng tôi nghĩ đoạn đầu
rất quan trọng, và cần phải viết sao cho người ta tiếp tục đọc, chứ như hiện
nay, vì câu văn dài và thiếu logic nên dễ làm nản lòng người đọc. Tôi nghĩ một
trong những cách viết có thể là:
“On May 22nd and June 9th, the Chargé
d’affaires a.i of the Permanent Mission of The People Republic of China
submitted documents A/68/887 and A/68/907 to the General-Secretary of the United
Nations. In the documents, China made the sovereignty claims over the Hoang Sa
archipelago, called “the Xisha Islands” by China. In this document, we provide
hard evidence to completely reject the Chinese claims. Our evidence are in the
form of factual data and legal consideration. As a result, we will show that the
Chinese claims have neither legal nor historical foundation.”
Một lần
nữa, cú pháp và văn phạm tiếng Anh lại không chuẩn, có lẽ dịch từ tiếng Việt.
Khi tôi xem lại thì thấy là trên đầu trang họ có ghi là “Unofficial translation”
(tức là một bản dịch không chính thức). Đã không chính thức sao lại gửi cho
LHQ?! Chẳng lẽ đại diện cho cả một quốc gia 90 triệu dân mà làm việc cẩu thả như
thế.
(1) Tài liệu đó ở đây: http://www.viet-studies.info/kinhte/LetterToUN_HoangSa.pdf
Nguyên
văn lá thư:
New York, 03 July 2014
Upon instructions from
my Government, I have the honour to transmit herewith the position paper of the
Socialist Republic of Viet Nam concerning the sovereignty of Viet Nam over the
Hoang Sa archipelago (see annex for the official Vietnamese version and English
translation of this position paper).
I should be grateful if you would have
the present letter and the annex thereto circulated as an official document of
the sixty-eighth session of the General Assembly, under agenda item 76(a)
entitled “Ocean and the law of the sea”.
Please, accept, Excellency, the
assurances of my highest consideration.
Sincerely yours,
Le Hoai
Trung
Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary
Permanent
Representative of Viet Nam to the United Nations
H. E. Mr. Ban
Ki-moon
Secretary-General of the United Nations
United Nations
Headquarters