Friday, October 3, 2014

China

Đảng đối mặt với nhân dân
 

Trong 10 cuộc đổ máu lớn trong nhất lịch sử nhân loại, 2 là hai cuộc thế chiến. 5 trong 8 biến cố kia xuất phát từ Trung Quốc. Rất khó cho bất cứ dân tộc nào có thể hình dung nổi mức độ tàn bạo và tần số xy ra chỉ trong một quốc gia như thế! Cuộc nổi loạn ở Thái Bình Thiên Quốc giữa thế kỉ 19 làm chết hơn 20 triệu người và mười năm sau, xung đột giữa người Hán và người Hồi Giáo giết hại thêm 8-12 triệu nữa. Trong thế kỉ 20,  20-30 triệu người chết dưới bàn tay của Mao Trạch Đông, chết một phần do bị tàn sát, phần đông do cơn đói tạo ra bởi sự tàn ác và bất tài bất lực.


Ai cũng biết lãnh đạo đảng CS Trung Quốc muốn duy trì quyền lực cho chính họ. Nhưng lịch sử đen tối của quốc gia này cũng giúp giải thích tại sao họ quyết tâm không nhượng bộ nhưng người đang biểu tình ở HK đang muốn thay đổi dân chủ giả tạo bằng một nền dân chủ chân chính. Chủ tịch Tập Cận Bình (TCB) và bè đảng của ông tin rằng sự kiểm soát của đảng là con đường duy nhất đảm bảo ổn định cho quốc gia. Họ lo sợ nếu đảng nới lỏng kiểm soát, Trung Quốc sẽ đi vào lộn xộn và thảm hoạ.

Họ đúng vì rằng độc tài chuyên quyền có thể duy trì được ổn định ngắn hạn. Tuy nhiên, về lâu dài, chính lịch sử Trung Quốc đã chứng minh là nó không thể mãi như thế được.

“Cách Mạng Ô Dù” ở HK – tên như thế do người biểu tình dùng cây dù để chống chỏi với hơi cay của cảnh sát (và nắng mưa) – khởi động bởi một quyết định của Trung Quốc cuối tháng 8 khẳng định rằng chức vụ Đặc Khu Trưởng chỉ được chọn từ danh sách ửng cử viên mà Bắc Kinh đã định sẵn.

Những người biểu tình kêu gọi đảng CS TQ tôn trọng cam kết về dân chủ đã kí với Vương Quốc Anh khi chuyển giao lãnh thổ HK lại cho TQ năm 1997. Cũng như nhiều thứ khác ở nơi đây, biểu tình xảy ra rất trật tự và ngăn nắp. Sau một đêm đấu đá với cảnh sát, sinh viên học sinh thu gom rác trên đường phố và phân loại chai nhựa để gửi đi tái chế.

Với một số người đi biểu tình, dân chủ là một nguyên tắc sống. Còn những người khác, cũng như giai cấp trung lưu trong lục địa, họ quan tâm hơn về cơm áo gạo tiền và viễn ảnh tương lai nghề nghiệp. Họ muốn có được đại diện chân chính của họ trong hệ thống cầm quyền bởi gì họ bất mãn với cơ chế hiện tại. Động lực nào đi nữa, đây là một thử thách đầy cam go cho đảng CS TQ. Nó không khác mấy những cuộc trỗi dậy lật đổ chế độ độc tài trong những năm gần đây từ Cairo đến Kiev, và cũng không khác hơn lần biểu tình của sinh viên ở Thiên An Môn 25 năm trước. Quyết định bắn giết, đàn áp những người biểu tình ở đó đã thành công trong việc duy trì ổn định tạm thời, nhưng cũng chính nó đã đánh mất lòng tin cậy của thế giới đối với nhà cầm quyền TQ và của chính nhà cầm quyền với nhân dân họ cho đến hôm nay.

Ở HK, đảng cầm quyền đang dùng cả hai phương thức của cộng sản và của nhà cầm quyền thuộc địa cũ. Phát Ngôn Viên chính phủ tố giác những người xuống đường là những kẻ “chính trị cực đoan” và “bàn tay đen” do “thế lực ngoại bang thù địch chống TQ”; và “sẽ hứng chịu những gì họ gây ra”.  Ngôn từ rất quen thuộc xuất phát từ những giáo điều nhay đi nhay lại lâu nay, ngôn từ cũng đã từng dùng để nhục mạ những người biểu tình ở Thiên An Môn. Nó thể hiện quyết tâm không nhân nhượng đối với nhóm dân chủ, cho dù ở HK hay bất cứ nơi nào trong lục địa Trung Hoa, và thể hiện quan điểm của nhóm cầm quyền Bắc Kinh xem HK - một trung tâm thương mại quốc tế đã và đang được tiếp tục ân hưởng tự do cao độ sau khi bàn giao lại từ Anh Quốc - chỉ là một phần của TQ, một nơi mà những người bất đồng quan điểm bị tố giác có mối quan hệ mờ ám với ngoại bang. Ông Tập Cận Bình, một người đã từ lâu rất gần gủi với quan điểm và chính sách của đảng đối với HK, hiểu rõ việc này hơn ai hết.

Cùng lúc đó, đảng dùng lại phương thức của chính quyền thuộc địa để đối phó với những khó khăn địa phương.  Cũng như nhà cầm quyền thuộc địa trước đây – từng bị TQ chỉ trích – mua chuộc ảnh hưởng của nhóm nhà giàu HK để ngăn ngừa bất ổn, Ông Tập đã có cuộc họp với nhóm siêu giàu của HK để bảo đảm sự ủng hộ của họ cho quan điểm của ông về dân chủ. Những người theo phía đảng cho rằng có doanh nhân bên cạnh tốt cho ổn định mặc dù thực tế cho thấy dân chúng bắt đầu tỏ thái độ khinh bỉ nhóm tài phiệt này.

Vậy mà sự phối hợp giữa hăm dọa, hoà hoãn và lựu đạn cay cho đến hôm nay đã không lay chuyển được những người xuống đường. Bây giờ nhà cầm quyền đang cố gắng chờ cho người đi biểu tình mệt mỏi rồi tự giải tán. Nhưng nếu Ông Tập nghĩ rằng cách duy nhất để duy trì ổn định là chính quyền (cần thiết phải) can thiệp mạnh để tái lập kiểm soát, có thể ông ta sẽ dùng đến bạo lực. Đó là thảm hoạ cho HK, và như thế cũng không thể giải quyết vấn đề ông đang đối phó. Chính Trung Hoa lục địa cũng đang bất ổn.

Lãnh đạo đảng CS đang cố gắng hết sức bưng bít không cho người Trung Hoa lục địa biết gì về việc đang xảy ra ở HK. Dù vậy, những tin tức mới nhất cũng có cách của nó tìm đến người dân sống trong lục địa, và kết quả cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa chính quyền và nhân dân ở nơi đây.

Cái khó khăn của đảng CS TQ là mặc dù trong nước hiện nay có ít tín hiệu nhân dân trỗi dậy đòi hỏi dân chủ, những cuộc biểu tình chống chính quyền địa phương và sự bực tức của dân qua mạng xã hội cho thấy rất nhiều người không hài lòng với chế độ hiện nay. Đàn áp, hoà hoãn và bạo lực có thể trấn áp cuộc biểu tình hiện nay ở HK, nhưng rồi sẽ có những cuộc biểu tình khác, ở các địa phương khác sớm thôi.

Khi Tập Cận Bình thu tóm quyền lực, ông nói rất rõ là ông không dung túng dân chủ kiểu tây phương. Trấn áp đòi hỏi của quần chúng có thể duy trì ổn định tạm thời nhưng cái giá của nó là những cuộc nổi dậy mãnh liệt hơn với hậu quả không lường. Trung Quốc cần tìm một phương án cho dân tham gia xây dựng hệ thống chính trị mà không cần phải xuống đường đấu tranh cho tinh thần dân tộc. HK với bề dầy lịch sử về tự do phát biểu và mối quan hệ tách biệt với chính quyền trung ương, là một nơi lý tưởng để thử nghiệm này bắt đầu. Nếu ông Tập muốn nắm bắt cơ hội đó, ông có thể làm tốt hơn nhiều cho đất nước ông hơn tất cả vị hoàng để, các lãnh đạo đảng trước đây, những người đã từng tranh đấu gai go để duy trì ổn định trong xứ to lớn và đầy bạo lực.

Nguyễn Trung Trực lược thuật/