Monday, November 23, 2015

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TPP VÀ
TIẾN TRÌNH DÂN CHỦ HÓA VIÊT NAM

,
Nền kinh tế Việt Nam sau 40 năm chiếm miền Nam và 30 năm đổi mới vẫn ở tình trạng rất suy yếu và tương lai mờ mịt.

Mô hình “Kinh tế thị trường định hướng XHCN” không đem lại kết quả. VN vẫn còn là một trong những nước nghèo trên thế giới. Một trong những cản trở quan trọng là do bản chất của chế độ. Một chế độ không có tự do dân chủ và nhân quyền.

Từ nhiều năm nay, nhiều cơ quan quốc tế yêu cầu chánh quyyền VN cần phải đổi mới hơn nữa, nếu muốn nền kinh tế khá hơn.

Hiệp định Thương mại TPP (Trans Pacific Partnership) được 12 nước đồng thuận trong tháng 10 vừa qua, trong đó có VN. Chánh quyền VN tin tưởng sẽ có nhiều lợi làm nền kinh tế sẽ khá hơn. Nhưng đồng thời VN sẽ có rất nhiều thử thách.

I – Sự hình thành TTP

Qua sự vận động kết hợp 12 quốc gia hai bên bờ Thái bình dương gồm: Canada, Hoa kỳ , Mexico, Peru, Chile, Nhựt, Việt Nam, Malaysia, Singapore, Brunei, Úc, và Tân Tây Lan. Sau hơn 5 năm bàn bạc với sự hướng dẫn tích cực của Hoa kỳ, Hiệp định Thương mại TPP (Trans-Pacific Partnership) đã được kết thúc hồi 5 tháng 10 – 2015. Giờ thì chờ các Quốc Hội phê chuẩn. VN là một nước duy nhứt vừa nghèo nàn vừa ở dưới chế độ độc tài CS.

Đây là một thỏa ước quốc tế rất quan trọng về nhiều mặt. Các nước thành viên nằm trong vùng rộng lớn có 600 triệu dân, 40% tổng sản lượng toàn cầu, và 37.70% tổng số hàng hóa giao dịch quốc tế. Có mức độ phát triển Dân chủ và kinh tế khác nhau, xã hội và văn hóa khác nhau. Đặc biệt có hai nước có kinh tế đứng đầu là Hoa kỳ và nước hàng ba thế giới là Nhựt bổn. Mặt khác vùng nầy bị ảnh hưởng và tác động mạnh của bá quyền Trung quốc (TQ), một nước đang trở thành đối lực với Hoa kỳ.

Những qui định TPP về lảnh vực kinh tế thương mại dựa theo nguyên tắc kinh tế tự do hay kinh tế thị trường, ngoài ra còn có một số điều khoản ràng buộc liên quan đến sự cải thiện môi trường đầu tư, khung cảnh pháp lý, yểm trợ nhân quyền và dân quyền.

II .Trường hợp VN

Nhìn sơ qua, các nước đứng đầu TPP nhứt là Hoa kỳ muốn khuyến khích và thúc đẩy VN gia nhập TPP. Đây là thời điểm và cơ hội tốt mà VN không từ muốn chụp lấy.

Lý do VN vào TPP . Tôi nghĩ có ba lý do chánh:

1- Nền kinh tế suy xụp nặng nề

Trong 40 năm VN không phát triển được kinh tế như hầu hết các quốc gia bình thường khác. Các nước như Đài Loan, Nam Hàn chi cần khoảng 10 năm kinh tế “cất cánh” được.

Sau khi đổi mới chỉ có 10 năm phát triển được khá (tỷ suất 7.5-8.5%) con số nầy không phải là cao so với các nước đã thực hiện được trong giai đoạn đầu phát triển. Lợi tức đầu người chỉ có 1950 mỹ kim (2014 theo World Bank), chỉ bằng 1/6 Philipines, 1/8 Thái Lan, 1/16 Đại Hàn, 1/20 Nhựt bản…Còn 30 năm kia thì hoặc là đỗ nát (10 năm đầu) hoặc là suy sụp trầm trọng. Trong 4 năm qua tỷ suất phát triển chỉ từ 5,2- 5.8%.

Cơ cấu kinh tế bất quân bình trầm trọng. Quốc doanh chiếm nhiều ưu thế và độc quyền trên nhiều mặt : Chánh quyền  in tiền, phát hành công trái hay vay nợ bừa bãi để giúp quốc doanh sống còn. Quốc doanh chiếm 70% tài sản kinh tế, nhưng chỉ đóng góp có 35% tổng sản lượng. Quốc doanh chiếm 70% nợ xấu (khoảng 12 tỷ MK) không bao giờ trả được nợ trừ khi Chánh quyền lại cứu giúp.

Trong khi đó tư doanh không được đối xử công bằng, dù đóng góp tích cực và thuê nhiều công nhân… Sức lực tư doanh( phần lớn là tiểu thương) còn ở mức nhỏ, chưa đủ sức đứng đầu để đưa kinh tế tiến lên. Khi kinh tế chung suy thoái thì tư doanh chết trước. Trong 3 năm qua có tới hơn 100,000 cơ sở tư doanh tự đóng cửa.

Khu vực nông thôn với 70% tổng số dân thì nghèo sơ xác và rất chậm tiến. Lợi tức trung bình người nông dân chỉ bằng 1/10 mức trung bình toàn dân. Mãi lực quá kém. Sự chuyển đổi nghề quá nhỏ nhoi. Cách biệt giàu nghèo lên tới 58 lần (gấp 5 lần các nước ASEAN).

Một nền kinh tế bất ổn. Luôn bị xáo trộn, lạm phát rát cao làm tê liệt kinh tế và gây nhiều đau khổ cho người nghèo. Người dân mất tin tưởng và không có nhiệt tình hợp tác với chánh quyền trên nhiều mặt. Đó là một bất lợi lớn cho công cuộc tái thiết và xây dựng đất nước.
  1. Về Hội nhập toàn cầu.
Vì nội lực quá yếu , không có triển vọng. Tư doanh chưa đủ sức . Tư bản đỏ chỉ dựa vào chánh quyền để làm giàu và bốc lột. Còn quốc doanh là đại họa. Vì vậy, VN đã cố hướng về bên ngoài. Nay VN cần mở cửa thêm để cứu tình trạng bế tắc hiện nay . VN thấy hơn cái quan trọng về “địa lý kinh tế” của mình. Đó là nỗ lực gia tăng xuất cảng và chiêu dụ thêm đầu tư ngoại quốc. Hai lảnh vực nầy là trọng điểm , có kết quả khá trong quá khứ và là niềm hy vọng của VN khi vào TPP.

Về đầu tư ngoại quốc hy vọng gia tăng nếu môi trường đầu tư được cải thiện thực sự và mạnh mẽ. Nhà đầu tư ngoại quốc ít lo ngại hợp tác với VN, nơi có nhân công rẽ nhứt, và gần đây tình hình ở TQ xấu đi và giá nhân công tăng cao hơn VN.

3.Cần môt “đổi mới” lần nữa. Trong 30 năm đổi mới từ 1986, chánh quyền chú trọng trong nước nhiều hơn. Họ đổi mới cầm chừng và bề ngoài, và không sợ mất đảng. Họ dung nhiều thủ đoạn lừa gạt , dối trá. Ở đấy không có Dân chủ tự do kinh tế thực sự. Cách đổi mới đó không chửa nổi căn bịnh trầm kha của kinh tế VN cũng như không tạo được căn bản cho phát triển.
Với những áp lực từ nhiều phía, nhứt là từ bên ngoài, chánh quyền VN làm một thay đổi mới thêm nhờ qua TPP, nếu không muốn có một hổn loạn kinh tế trong tương lai. Lúc đó những nhà đầu tư ngoại quốc , những nhà nhập cảng hàng VN sẽ quay lưng. Tư doanh không đứng lên  nổi. Lúc đó phải lệ thuộc vào TQ nhiều hơn nữa.
  1. Những cái lợi của TPP cho VN
Dưới chế độ CS, chánh quyền và đa số người dân là đối lập. Cho nên những cái lợi cho chánh quyền không hẳn là cái lợi cho dân.
Cách tổng quát TPP đem một số lợi như sau:
  • Xuất cảng gia tăng nhờ bỏ thuế quan và bỏ hạn ngạch. Các chuyên gia kinh tế ước tính VN sẽ tăng 36 tỷ MK trong 10 năm nhờ TPP. Các hàng dẫn đầu sẽ là may măc, giầy, linh kiện điện tử, tôm cá, cà phê. Cơ sở tư doanh vừa và nhỏ có cơ hội tốt hơn trong việc mua bán với các thành viên TPP.
  • Đầu tư ngoại quốc gia tăng nhờ cài thiện môi trường kinh doanh, Số nhà đầu tư từ Mỹ và Nhựt sẽ tăng.
  • Thất nghiệp giảm bớt, cài thiện năng suất công nhân, cải thiện chuyên môn, kỹ thuật cho công nhân viên.
  • Quốc doanh sẽ giảm thực sự, sẽ tiết giảm rất lớn công quĩ, ngân sách phải chi cho quốc doanh, nhứt là sự áp đảo và tham những từ quốc doanh. Nạn tham nhũng sẽ bớt đi.
  • Cạnh tranh có công bằng hơn giửa khu vực nhà nước và khu vực tư làm giá cả thấp hơn, phẩm chất hàng sẽ tốt hơn .
  • Cài tiến tệ trạng xã hội, nhứt là tham nhũng. Đây là đại họa. Tự một mình chánh quyền CS không thể giải quyết nỗi. Qui định TPP có tính bắt buộc, may ra có thể làm giảm bớt tham nhũng.
  • Cải thiện tính “minh bạch” trong việc sử dụng công quĩ, thị trường tài chánh, kế toán quốc doanh làm cho quyết định đầu tư , thầu quốc tế sẽ dễ dàng hơn, đúng hơn, công bằng hơn. Đây là một yêu cầu quan trọng.
  • Tợ giúp tài chánh cho các cơ sở kinh doanh từ giửa thành viên TPP giúp giải quyết khó khăn về vốn, tín dụng cho khu vực tư.
  • Nguyên liệu hàng xuất cảng phải mua từ thành viên TPP. Điều khoản nầy đưa tới hai cái lợi cho VN. Bớt nhập cảng nguyên liệu từ TQ, Như ngành may mặc VN phải nhập vải tơ sợi 80% từ TQ. Khi giảm bớt nầy thì lệ thuộc kinh tế TQ sẽ bớt đi. Mặt khác VN phải thay đổi chánh sách nông nghiệp, phải cố gắng sản xuất nguyên liệu thay thế nhập cảng mà hiện nay phải nhập quá nhiều như bông vải, tơ sợi, nguyên liệu cho phân bón, thức ăn nuôi cá, nuôi súc vật…
  • Cấm thu hồi đất đai không được sử dụng cho công ích, Đây là một tệ trạng của Hành chánh công quyền VN. Nhiều nơi đã lấy đất của nông dân rồi bán lại cho tư doanh hay nhà đầu tư ngoại quốc với giá gấp nhiều chục lần cao hơn, Hàng chục ngàn vụ kiện không được giải quyết.
  • Ngăn chận hàng lậu. Hiện nay ở biên giới Việt Trung hàng lậu ước tính trên 10 tỷ MK . Chận bớt hàng lậu sẽ giảm  nhiều tai hại cho nông nghiệp và kỹ nghệ trong nước.
III . Những cải sửa bắt buộc

TPP vừa là cơ hội tốt, tức là VN có hy vọng sẽ được nhiều cái lợi lớn nhứt trong các thành viên. Song đây là một thử thách lớn cho VN, một nước độc tài gian ác lại nắm quyền quá lâu và bóc lột dân quá tàn nhẫn. Nên việc cải sửa để theo đúng qui định của TPP không dể  dàng. Các sửa dổi được tóm lược :
  • Về tư duy. Đảng CS trước hết phải tự cải tạo nảo bộ của mình. Cải đổi tinh thần, phong cách cán bộ đảng viên. Cần có ít hay nhiều Dân chủ tự do trong lảnh vực kinh tế. Cần hiểu rõ kinh tế thị trường và đi theo kinh tế thị trường.
  • Về cơ cấu nền kinh tế. Cần tái cơ cấu thực sự nền kinh tế. Phải giảm quốc doanh, không thể mãi mãi coi quốc doanh là “chủ đạo”. Phải nâng đở thực sự tư doanh và nông dân.
  • Phải có công bằng trong kinh doanh đối với mọi thành phần kinh tế. Chấm dứt ưu tiên quá đáng cho quốc doanh và tư doanh thuộc nhóm cấu kết lợi ích.
  • Cho phép thành lập nghiệp đoàn tự do và độc lập. Đây là một trong điều khó nhứt đối với chế độ độc tài CS. Nhưng phải thực hiện. Đây cũng là một bước đầu cho cải thiện nhân quyền và dân quyền.
  • Chánh quyền phải có danh sách rõ ràng lảnh vực kinh tế nào mà tư nhân không được làm. Đây cũng là một thử thách. Từ trước tới nay, chánh quyền làm sai nguyên tắc mục tiêu ngành nghề dành cho tư doanh.
  • Chánh quyền phải cụ thể và thành thật về nguyên tắc “Minh bach”, về tài chánh công như yểm trợ tiền bạc cho quốc doanh, gian lận đấu thầu quốc tế mà các năm qua chánh quyền giao 90% các dự án cho TQ
  • Chống tham nhũng. Tham nhũng là đại họa cho VN. Tham nhũng làm cản trở quan trọng cho phát triển kinh tế. Nhưng đây là điều hốc búa nhứt. Chánh quyền CS đã có luật lệ , có kế hoạch phòng chống tham nhũng từ nhiều năm qua, nhưng thực tế không có kết quả. Kỳ nầy thì phải hiểu là muốn có lợi từ bên ngoài thì phải chống tham nhũng thực sự
  • Ngăn chận việc sao chép sản phảm trí tuệ, sản phẩm điện tử. Đây là sản phẩm của khoa học kỹ thuật, là kết quả của nhiều nghiên cứu công phu và tốn kém. VN là một trong hai nước đứng đầu trong buôn bán lậu sản phẩm trí tuệ, nước thứ nhứt là TQ.
IV .Tác động của TPP đến tiến trình “Dân chủ hóa”.

Những cải đổi những chấn chỉnh khá mạnh mẽ kỳ nầy liệu có tác động tốt cho Tiến trình Dân chủ hóa ?
Dưới chế độ độc tài toàn trị của CS không có hay có rất ít Tự do Dân chủ kinh tế. Khi làm theo những qui định của TPP , VN phải đi theo hướng kinh tế thị trường hay kinh tế tự do. Con đường”Tự do Dân chủ hóa” trong lảnh vực kinh tế có cơ hội được cải tiến.

Theo nhiều nhà nghiên cứu kinh tế trong vòng 50 năm nay đã đưa ra kết luận : Có tác dụng hổ tương giửa “Dân chủ Tự do kinh tế” với “Dân chủ tự do chánh trị”.

Vậy ở VN khi có những cải sửa về kinh tế như nói ở trên thời sẽ có một mức độ tiến bộ trong tiến trình Dân chủ hóa. Nhưng đó là ở nước bình thường. VN là một nước không bình thường. Tác động của TPP chắc chắn có nhiều cản trở hơn. Thế giới có nhiều thay đổi, một chánh quyền độc tài dù là tuyệt đối cũng khó tự quyết theo ý mình 100% được. Nhứt là khi hội nhập toàn cầu thì bị cuốn theo chiều hướng và nguyên tắc của kinh tế tự do theo mẫu mực chung của thế giới
Khi cải thiện được về kinh tế hệ quả làm cho tiến trình Dân chủ hóa sẽ có cơ may tiến bộ. Ngoài ra TPP có thể là một phần tác dụng giúp VN bớt lệ thuộc và áp lực kinh tế ngoại bang quá đáng nhứt là từ TQ . Nói chung, khi thi hành TPP sẽ có nhiều lợi cho dân cho nước, dù đảng CS miễn cưởng muốn, hay vào cái đã rồi lừa lách sau.
  1. Hành động và áp lực bên trong và bên ngoài
Có thể nói lần nầy CSVN phải đổi mới mạnh mẽ hơn trước do yêu cầu từ nhiều năm nay và từ nhiều phía. Như chúng ta biết khi thay đổi điều gì CSVN luôn đặt quyền lợi đảng và đảng viên lên trên hết. Cũng như không ai tin nhiều ở những lời hứa của CS ngay cả hiệp ước đã ký thành văn.

Cho nên cần có áp lực lên chánh quyền CS trong lần đổi mới nầy.

1- Từ bên trong nước
  • Các tổ chức Dân chủ trong nước tiến hành một số chương trình và hành động cho Dân chủ hóa toàn quốc. Hiện nay còn giới hạn ở thành phố và phần lớn là ngưới lớn tuổi.
  • Các nhóm hay cá nhân thuộc Truyền thông độc lập cần phô biến thật mạnh về TPP và kêu goi doanh nhân tư mạnh dạng hơn trong việc thực thi TPP. Nhớ rằng TPP có liên hệ đến nhiều mặt: kinh tế, quyền sở hữu, quyền kinh doanh, thương mải, quyền của công nhân, phòng chống tham nhũng và viêc áp dụng một số luật lệ khác.
  • Thành lập càng sớm càng tốt các “công đoàn tự do”. Cẩn thận trong hoạt động để tránh bị đàn áp. Khởi đầu có thể trong các ngành xuất cảng mạnh như may mặc , giầy, cà phê, gạo, thủy sản, điện tử.
  • Cố gắng tạo nhóm lảnh đạo nông dân ngay trong nông thôn để thành lập một số Nông Hội để bảo vệ quyền lợi , giá cả nông sản, và chống thương nhân TQ mà các Hiệp hội Nông dân cũ từ chánh quyền đã không làm được. Phải bảo vệ nông dân cũng như công nhân trong quá trình Dân chủ hóa.
  • Thành lập các tổ hợp Tư vấn ngành Xuất nhập cảng, Đầu tư ngoại quốc (lảnh vực nầy phải liên hợp với công ty Tư vấn ngoại quốc tại VN)
  • Tổ chức Hội bảo vệ người tiêu thụ để chống lại hàng giả hàng độc và sự phá hoại kinh tế từ TQ.
  • Đặc biệt các Hội đoàn Dân sự phối hợp thành lập “Ban theo dõi thi hành TPP”
  • Và nhiều nữa tùy diễn tiến trong tương lai. Điều hữu ích và quan trọng là cần có sự giúp đở của một số Tòa Đại sứ.
2- Từ bên ngoài
  • Cộng đồng người  Việt hải ngoại , trong đó đặc biệt các Tổ chức tranh đấu cho Dân chủ, nên lập “Ủy ban theo dõi thi hànhTPP”
  • Báo chí và truyền thông của người Việt hải ngoại thường xuyên có tin và có nhận xét về về thi hành TPP
  • Những quốc gia có liên hệ kinh tế , ngoại giao với VN kể cả thành viên TPP cần cho ý kiến trong việc thi hành, nhứt là về các chế tài TPP.
  • Các tổ chức quốc tế tiếp tục theo dõi và gây áp lực mạnh hơn như : Ngân hàng thế giới , Ngân hàng phát triển Á châu, Quỹ tiền tệ quốc tế, Chương trình UNDP của Liên Hiệp quốc, Tổ chức Lao động quốc tế, Tổ chức Nhân quyền…
Nói tóm lại TPP không phải là chiếc đủa thần hay giải quyết được hết các bịnh trầm kha của VN. Nhưng ít nhứt nó là cơ hội là hy vọng khi áp dụng nó làm biến cải tốt trong con đường kinh tế tự do trong nội địa cũng như trong hội nhập toàn cầu và được hướng dẫn của Hoa kỳ và Nhựt bổn mà quyền lợi kinh tế là cốt lõi. Khi có phần nào Dân chủ tự do trong kinh tế, có thể đem đến tác dụng thuận lợi cho công cuộc Dân chủ hóa và Tự do hóa ở VN.

Nguyễn Bá Lộc
Cali tháng 11 – 2015