Thursday, November 12, 2015

TPP Và Yếu Tố Mỹ Trong Nền Chính Trị Việt Nam
 

Từ sau Chiến Tranh Lạnh vấn đề đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam do Mỹ đạo diễn và triển khai đã mang một nội dung khác với ý muốn của người Việt hải ngoại. Trong ba bốn chục năm qua, chúng ta đã thiếu linh động để chuyển biến thuận lợi với tình hình quốc tế và hơi thiếu sáng kiến để nâng cao hiệu quả của sứ mạng đang theo đuổi.
 
Yếu tố Mỹ, mặc dầu với một số thành kiến bất thuận lợi kể từ ngày chế độ cộng hoà Việt Nam rơi và tay cộng sản, vẫn là yếu tố chính để chúng ta khai thác nhằm hỗ trợ cho nỗ lực đấu tranh chuyển thể chính trị tại quê hương. Những đoạn viết tiếp theo xin phép được nêu lên một số yếu tố Mỹ trong nền chính trị Việt Nam. Mục tiêu tối hậu vẫn là để phục vụ quyền lợi dân tộc và tổ quốc,
 
Nền Ngoại Giao Thương Ước của Hoa Kỳ
 
Khi bước vào tòa Bạch Ốc trong nhiệm kỳ đầu tiên với chủ trương tập trung mọi nỗ lực vào các vấn đề quốc nội, tổng thống Clinton không có một sách lược tổng quát để quản lý các vấn đề của thế giới. Hậu quả là khi phải giải quyết những vấn đề của các địa phương như cứu đói ở Somalia, tranh chấp chủng tộc ở Bosnia, tái lập dân chủ ở Haiti .. ông đã hành động tùy tiện
 
Sự tùy tiện đó đã tạo cho người Mỹ một cảm giác thiếu an ninh vì họ đã quen sống với các chính sách ngoại giao lớn như Chiến Lược Be Bờ dưới thởi TT Truman, thuyết Domino dưới thời TT Eisenhower, thuyết Sống Chung Hòa Bình dưới thời TT Kennedy hoặc thuyết Chiếh Tranh Tinh Cầu dưới thời TT Reagan. Do đó, nhiều chỉ trích nặng nề đã nổi lên từ tứ phía.
 
Nhờ làn sóng chỉ trích này mà TT Clinton đã nhận thức được rằng một vị tổng thống Hoa Kỳ không thể không có một chính sách ngoại giao lớn để điều hành công việc của thế giới. Rất may ông đã tìm thấy lời giải đáp cho bài toán đó nhân khi đọc nhận xét sau đây của Henry Nau trong cuốn sách “Trade and Security” viết năm 1955.
 
Trong tác phẩm này Henry Nau viết “ Chính sách ngoại thương không những là chìa khóa cho khả năng cạnh tranh của Hoa Kỳ và cho nền an ninh quốc gia trong thời kỳ hậu Chiến Tranh Lạnh mà còn là lợi khí sắc bén để thực hiện các cải cách kinh tế trong nước và thúc đẩy những thay đổi trong lãnh vực kỹ thuật, giáo dục và hạ tầng cơ sở công cộng”.
 
Từ đoạn văn giá trị trên, TT Clinton nhận ra rằng bên cạnh những phương thức đấu tranh lỗi thời bằng bạo lực cách mạng để đi đến bầu cử tự do người ta cũng có thể đi đến cùng một kết quả bằnh cách phát triển thương mại để mang vào và phổ biến tại các quốc gia chậm phát triển, đang còn bị nạn độc tài nhự trị, những mẫu hình sinh hoạt dân chủ của các công ty và doanh nhân ngoại quốc. Đó là cách tấn công dân chủ tốt nhất và hữu hiệu nhất trong thời đại ngày nay.
Chính nhờ một sự ngẫu nhiên như vừa mô tả mà chính sách “Nới Rộng Dân Chủ” đã ra đời và TT Clinton đã thay thế nền ngoại giao pháo hạm bằng nền ngoại giao thương ước. Nền ngoại gaio thương ước đã nâng con số các quốc ga dân chủ trên thế giới từ 39 (1974) lên đến 117 vào cuối nhiệm kỳ thứ nhất của ông.
 
Chiều sâu của Thương Ước Mỹ – Việt năm 2000.
 
Đối với Việt Nam kể từ 1994, Hoa Kỳ đã dọn đường cho thương ước thanh hình. Tháng 2 năm 1994 TT Clinton bãi bỏ cấm vận. Các văn phòng liên lạc khởi sự hoạt động từ tháng giêng năm 1995 và sự bình thường hóa quan hệ ngoại giao gữa hai nước được thực hiện 6 tháng tiếp theo. Sau 3 năm làm việc với Hoa Thịnh Đốn, lẽ ra thương ước Mỹ-Việt đã hoàn thành năm 1999 nhưng Hà-Nội tự ý đình hoãn tới tháng 7 năm 2000 vì không dám qua mặt Bắc Kinh.
 
Vào thời gian đó, tất cả các hành động nói trên của hành pháp Clinton đã tạo nhiều bất mãn trong các cộng đồng người Việt tự do trên toàn thế giới. Dư luận chung nghĩ rằng Hoa Kỳ vì tham lợi nhuận nên đã quên hận thù và đang tạo điều kiên thuận lợi cho CSVN ngồi lại chính quyền một cách bất hợp pháp.
 
Thật ra nếu phân tích dưới lăng kính chính trị thì thương mại không chỉ phục vụ về mặt lợi nhuận mà còn có triển vọng vượt xa mục đích kiếm lời. Ta thấy rồi đây, khi các công ty Hoa Kỳ ồ ạt đầu tư tại Việt Nam thì sự kiện này chính là động lực thúc đẩy tiến trình chuyển thể chính trị tại nược ta.
 
Từ thời triết gia Aristotle, nhiều học thuyết kinh tế đã chứng minh là thể chế dân chủ chỉ có thể tạo lập trong một nước có mức độ phát triển kinh tế khả quan.Ngày nay các kinh tế gia hiện đại cũng chấp nhận thực tế này như một điều kiện tiên quyết của chế độ dân chủ.
 
Động lực chuyển thể chính trị cũng còn xuất phát từ cung cách làm ăn hiện đại của công ty Hoa Kỳ. Cung cách này tôn trọng một số nguyên tắc căn bản. Thứ nhất, là nguyên tắc tuyển lựa công nhân dựa trên khả năng nghề nghiệp. Thứ hai, là nguyên tắc làm việc tập thể (team work) và chia sẻ tin tức. Thứ ba, là nguyên tắc sinh hoạt dân chủ trong xí nghiệp để tạo dựng môi trường và điều kiện thuận lợi cho sáng tạo phát sinh và nảy nở. Tât cả những nguyên tắc này dẫn đến dân chủ vì nó là nguồn gốc của các “tác dụng phụ về nhân quyền” ( human rights spin off )
 
Dần dà các công ty Hoa Kỳ sẽ tạo nên một số công nhân trẻ trung, hãnh diện, hiên ngang và tự tin vào tài năng và óc sáng tạo của mình. Vì là những con người độc lập và tôn trọng tự do, đương nhiên gới công nhân trẻ này sẽ đứng ở thế đối lập với chính quyền là gia nhập Tổ Chứcđộc đoán và với nhóm người bất tài trong khu vực quốc doanh. Và tất nhiên họ sẽ không thể nào chấp nhận cách đối xử hiếp đáp và tùy tiện của nhà nước cộng sản đối với cuộc sống mà họ hoàn toàn làm chủ. Thực tế này sẽ nhanh chóng bóp chết con quái vật cộng sản tác yêu tác quái từ hơn nửa thế kỳ nay trên một nước Việt Nam điêu đứng vì chiến tranh và ngu dốt.
 
Không khí làm ăn dân chủ này sẽ thay đổi những quan niệm lỗi thời về tương quan chủ-thợ, để từ đó, nới rộng ra về tương quan giữa người cai trị và người bị trị. Các công nhân và trí thức trẻ sẽ ý thức sâu sắc về những giá trị của nhân loại. Ý thức này sẽ lan nhanh, lan rộng, để trở thành thái độ chính trị của toàn dân và đẩy lui cộng sản vào bóng tối.
 
WTO và hậu WTO
 
Kể từ năm 1986 CSVN đã bắt buộc phải ly khai với kinh tế hoạch định và ôm chân kinh tế thị trường để tìm con đường sống. Do ôm chân tư bản nên Hà Nội đã được chính thức chấp nhận là hội viên thứ 150 của Tổ chức Mậu Dịch Thế Giớl (WTO) vào ngày 11 tháng Giêng năm 2007. Đây không phải là một tin buồn mà trái lại là một tin mừng cho phe Dân Chủ Việt Nam. Quan điểm này xin được khai triển tộng rãi như sau.
 
Trong đấu tranh dân chủ cho Việt Nam hiện nay, yếu tố chính trị hàng đầu mà chúng ta cần lưu tâm là việc Hà Nội bắt buộc phải hội nhập vào trào lưu toàn cầu hóa. Cụ thể là gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO). Họ bắt buộc phải quyết định như vậy vì, ngày nay, bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển cũng phải chen chân vào thị trường thế giới để tìm cách tối đa hóa phần chia của mình trên thị trường đó.
 
Nhưng gia nhập WTO là một cuộc phiêu lưu đầy nguy hiểm. Khác với GATT (General Agreement On Tariff And Trade) ngày xưa chỉ có vai trò cảnh sát, WTO ngày nay là một quan tòa đầy quyền lực. WTO là định chế thế giới đầu tiên có thẩm quyền cưỡng chế. Nếu thành viên nào vi phạm luật chơi, thành viên đó sẽ bị loại ra ngoài ngay thức khắc. Hậu quả là sẽ lãnh đủ những thiệt hại về các cơ hội phát triển. Với trình độ phát triển hiện nay, Việt Nam không đáp ứng được những đòi hỏi khó khăn này.
 
Vậy thì việc gì sẽ xảy ra?
 
Việc xảy ra là nông dân và công nhân sẽ phải gánh chịu hậu qủa nặng nề của tiến trình hội nhập. Công nhân và nông dân sẽ thi nhau xuống đường vì bị bóc lột mà không có công đoàn độc lập nào bảo vệ. Hàng ngũ biểu tình mỗi ngày một phình lớn. Tin tức biểu tình lan nhanh tới những vùng xa xôi hẻo lánh. Cả nước xuống đường, xã hội bị hoàn toàn tê liệt. Công an và quân đội không còn tinh thần đàn áp. Một chính quyền bị bao vây không thề nào sống sót. Bài học Đông Âu năm 1989 hãy còn nguyên vẹn trong tâm trí mọi người.
TPP : Việt Nam phải thỏa mãn Luật Công Đoàn Độc Lập
 
Ngày 5/11/2015 vờa qua, toàn bộ nội dung của hiệp ước thương mại Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP : Trans-Pacific Partnership ) đã được tòa Bạch Ốc phổ biến trên mạng thông tin đại chúng Medium và gửi đến địa chỉ điện thư của nhiều công dân.
 
Hiệp ước TPP gồm 30 chương và một số thỏa hiệp bên lề quy định trao đổi thương mại giữa 12 quốc gia trong vùng Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam nhưng không có Trung Quốc. Đây là một thỏa hiệp lớn nhất từ trước tới nay. Tổng sản phẩm nội địa của 12 nước này chiếm khoảng 40% nền kinh tế thế giới. Hiệp ước TPP sẽ loại bỏ hầu hết những thuế nhập cảng và những hàng rào thương mại đối với những hàng hóa trao đổi giữa 12 nước hội viên.
 
TPP có riêng một chương về lao động theo đó, tất cả mọi thành viên phải cho phép công nhân thành lập công đoàn lao động. Phải cho phép công nhân quyền thương lượng tập thể, không được cưỡng chế lao động, không được sử dụng lao động trẻ em và phân biệt đối xử trong việc làm. Những vi phạm sẽ phải chịu trừng phạt thương mai.
 
Ông Manilowski, phụ tá bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động tuyên bố nghiêm túc rằng, phần lớn những hiệp định thương mại chỉ là những hứa hẹn, nhưng lần này Việt Nam có những cam kết rất cụ thể để thay đổi luật lệ. Thoả hiệp đòi hỏi Việt Nam phải cho phép công nhân thành lập công đoàn độc lập, có quyền đình công không những về lương bổng, về giờ làm việc mà cả về điều liện và quyền làm việc.
 
Những công đoàn độc lập không bắt buộc phải tham gia vào liên đoàn lao động của chính quyền nhưng có thể liên kết với nhau hoặc tìm trợ giứp của bất cứ tổ chức lao động quốc tế nào khác, chẳng hạn như AFL-CIO của Mỹ. Một ủy ban độc lập gồm ba chuyên viên lao động của Việt Nam, cùa Hoa Kỳ và của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế sẽ theo dõi sự tuân thủ của Việt Nam đối với những đòi hỏi nói trên. Ủy ban sẽ thực hiện những cuộc duyệt xét khi cần thiết. Việt Nam có 5 năm để thi hành những giao ước về lao động. Nếu những giao ước không được thỏa mãn trong thời gian ấn định, Hoa Kỳ sẽ từ chối những quyền lợi thương mại của Việt nam.
 
Quyết ̣định gia nhập TPP là một quyết định hoàn toàn hợp lý của Việt Nam. Cải tổ luật lao động là bước đầu để có thể “thoát Trung” và hội nhập vào thế giới văn minh.
 
Điều mà chúng ta cần theo dõi
 
Điều mà chúng ta cần theo dõi từ nhiểu năm nay là Hoa Kỳ đã đầu tư một cách rất khéo léo và tế nhị để dân chủ hóa Việt Nam. Qua ngả ngoại thương họ đã thực hiện được một số kỳ tích mà chúng ta ghi nhận như sau.


Bằng ngoại thương họ đã họ đã tạo được một thế đứng trong lòng xã hội Việt Nam để từ thế đứng này nhận xét, theo dõi và hành động cho hữu hiệu. Bằng ngoại thương họ đang giúp cho Việt Nam phát triển về kinh tế để nâng cao trình độ nhận thức dân chủ của người dân. Bằng ngoại thương họ đang du nhập vào Việt Nam nền văn hóa và các tư tưởng Âu Mỹ để tạo nên một lớp người ly khai với các giáo điều cộng sản lỗi thời. Bằng ngoại thương họ đã giúp cho Việt Nam gia nhập WTO và TPP đề thuần thục hóa nước này với những luật chơi dân chủ của cộng đồng nhân loại văn minh.
 
Bằng viện trợ kinh tế và nhân đạo, họ đang ra sức xây dựng một hệ thống xã hội dân sự tại Việt Nam, như là căn bản cho một nền dân chủ tương lai sắp xuất hiện. Bằng hợp tác giáo dục họ đang huấn luyện lớp lãnh đạo nối tiếp gồm những thành phần có thể hiểu được thế nào là dân chủ tự do. Bằng liên minh quân sự họ nghĩ rằng quân đội Việt Nam có thể cùng Hoa Kỳ thay đổi bàn cờ chính trị địa phương khi cần đến. Bằng các định chế quốc tế (World Bank, IMF) họ dùng tiền viện trợ để thay đổi thái độ cũa nhóm lãnh đạo đương thời tại Việt Nam trong những quyết định dân chủ và trong việc thiết lập các định chế tiến bộ,
2015 FEB 10 TPP 300
Trên đây là một nhận định thô sơ về một số “yếu tố Mỹ trong nền chính trị Việt Nam”. Họ đã thành công hay thất bại thì việc đó đã có thể cảm nhận được khi quan sát thực tế của đất nước chúng ta hôm nay.
 
Dù thế nào đi nữa thì những người dân chủ hải ngoại cũng cần rút ra được một bài học đấu tranh mềm dẻo hơn, khôn ngoan hơn và hữu hiệu hơn để thâu ngắn đoan đường chông gai trước mắt.
 
Nguyễn Cao Quyền
Tháng 11 năm 2015