Sunday, November 29, 2009

Giang Văn Nhân


Hai Bờ Chiến Tuyến


Tiếng nổ của lựu đạn tạo ra những đóm lửa bập bùng trong đêm tối. Trên bờ thành các toán TQLC tiến dần đến cổng chánh Tây còn gọi là cửa Hữu. Vòng vây từ từ khép lại. Tổ biệt kích của đại đội giải giao toán tù binh cuối cùng về tiểu đoàn đã trở lại vị trí lúc màn đêm phủ kín. Kể từ giờ phút này mọi sự di chuyển giửa đại đội và tiểu đoàn bị hạn chế, chỉ trừ trường hợp khẩn cấp đặc biệt. (Hình trên:Cầu Hiền Lương và hai bờ chiến tuyến)

Trong thời Pháp, cổ thành Đinh Công Tráng là nơi đặt các cơ sở quân sự, và sau đó chính phủ Việt Nam Cộng Hòa vẫn tiếp tục duy trì. Tiểu khu Quảng Trị chiếm đóng toàn bộ cổ thành Đinh công Tráng, có những công trình xây cất như dinh quan Tuần Vũ, dinh quan Án Sát, dinh quan Lãnh Binh,... có lao xá kiên cố nằm gần khu vực cửa Hậu. Khi CSBV tràn qua sông Bến Hải, tiểu khu đã làm thêm những hầm trú ẩn, vị trí chiến đấu nhưng bất ngờ Quảng Trị bỏ ngỏ. Quân đội CSBV trú đóng trong cổ thành cho thiết lập những căn hầm chử A sâu dưới đất thật vững chắc để trú ẩn tránh bom oanh tạc, tránh pháo kích, vừa làm chổ ăn hoặc ngủ, vừa là công sự chiến đấu với ngỏ ra vào trổ hai hướng đối nghịch nhau.

Khi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tiến về Quảng Trị, pháo đài B 52 rải thảm thật xa phía trước, trong mục ttiêu đó có cổ thành và thị xã Quảng Trị. Từ lúc các đơn vị tiến sát thành phố thì chỉ còn sự yểm trợ của các phi cơ phản lực, F.4C Phantom của Hoa kỳ từ hạm đội, hoặc A.37 của không quân Việt Nam từ Đà Nẳng. Trong cuộc chiến mới thấy thương cho các phi vụ A37 của không quân Việt Nam, họ không được trang bị để chống hỏa tiễn tầm nhiệt SA.7 (cùng một số vũ khí mới do Liên Sô trang bị cho quân đội CS Bắc Việt),Các phi tuần phản lực cơ chiến đấu Hoa Kỳ khi nhào xuống mục tiêu do TQLC điều chỉnh, họ đều phóng ra một số trái sáng như để thu hút hỏa tiễn tầm nhiệt, vì thế họ chỉ thả một lần hai quả bom, rồi tiếp tục theo hướng điều chỉnh mới nếu có, vì thế sự yểm trợ của họ đạt kết quả sát hại cao. Thông thường địch bắn hỏa tiển SA7 vào đợt oanh kích thứ nhì, vì họ đã biết rõ hướng phi cơ lao xuống dội bom rồi vút thẳng lên cao thật nhanh. Đợt đầu bất ngờ nên địch không chuẩn bị kịp thời. Biết rõ thế nên những phi vụ của không quân VN đến yểm trợ đã trút hết bom một lần vào cổ thành rồi rời vùng ngay. Thảo còn nhớ một lần A.37 đánh bom, hai trái lọt vào tuyến đại đội, một trái nổ tung, hai binh sĩ trung đội 21 thiệt mạng, may mắn trái thứ hai bị lép, tạo sự âu lo cho đại đội vì biết đâu đạn pháo 130 rớt trúng vào nó. Nghĩ thì như thế, đạn pháo như mưa rơi dai dẳng mỗi ngày, nhưng quá cận kề cái chết nên rồi quên đi, không còn ai màng tới nó nữa.

Cổ thành hứng chịu bom đạn, những công trình xây dựng đổ nát đã trở thành những vị trí chiến đấu, bom của không quân, đạn pháo từ hạm đội, và các pháo đội Thùy Quân Lục Chiến bắn tập trung, nổ tung đất bao phủ các công sự nên rất khó khăn cho việc lục soát dứt điểm. Bóng đêm và khoảng cách sát cận, nên những người lính TQLC đã kêu gọi cán binh CSBV ra hàng trước khi tung những quả lựu đạn M.67.

Cơn mưa ảnh hưởng của cơn bão làm mặt đất bên trong cổ thành thêm lầy lội, những hố bom lấp xấp nước. Người lính TQLC có khi phải nằm bất động, dán sát người xuống mặt đất, im lặng để lắng nghe tiếng thì thào hoặc bàn tính đường tháo chạy của địch quân. Vì sự an toàn cho bản thân mình nên kể từ chập tối, anh em không còn kêu gọi địch quân ra hàng nữa, vì sự phát âm sẽ giúp địch nhận rõ vị trí và ném bê ta sát hại để tẩu thoát.

Thảo cùng hai hiệu thính viên Đẹp, Lượm và Y tá Thâu, chiếm cứ cửa Tiền. Vị trí này trung đội 22 bắn vài quả M.79 nổ phía trước và trên đầu cửa, hai cán binh CS hoảng sợ ra đầu hàng, đây là nơi trú ẩn tránh bom và pháo hơn là một vị trí chiến đấu. Cửa trổ ra đường Lê văn Duyệt đã bị đóng, gạch phủ kín. Mặt trong cổ thành có hai hàng bao cao cát che phía trước rất an toàn. Hạ sĩ Đẹp và Lượm điều chỉnh âm thanh của máy PRC 25 thật thấp, Binh I Thâu thì sẵn sàng túi y tá, nhất là thuốc ATS (Anti Tetanus Serum) ngừa phong đòn gánh, lúc nào cũng chiếm gần phân nửa. Cứ mỗi lần ai bị thương, trước tiên là chích ngay một ống ATS, sau đó tùy theo bệnh trạng, nếu quá nặng đâm vào thịt một morphine tube bằng hai lóng ngón tay út , rồi bóp mạnh cho morphine vào dưới da, nó giảm cơn đau cho thương binh và ngừa cơn sốc có thể gây tử thương. Tầm nhìn trong bóng đêm tuy hạn chế về độ xa nhưng vẫn thấy gần nhờ ánh sao lấp lánh trên bầu trời.

Ấm!

Ánh lửa lóe lên cùng tiếng nổ chát chúa trước mặt, cát sỏi theo khoảng trống bay vào hầm mù mịt, Bên ngoài có tiếng vật lộn, và tiếng nói của binh I Huỳnh văn Tư . Máu rươm rướm chảy bên gò má phải của Y tá Thâu, Trong hoàn cảnh hiện tại, Thảo vôi vã thoa cồn sát trùng, bịt vào ngay miếng compress rồi dán băng keo vải lên, sau đó chich ATS vào mông của Thâu, Thảo học lóm từ Uyên, người yêu ngày trước làm cán sự điều dưởng, dùng hai đầu ngón tay rở tìm đầu khớp xương hông ngay thắt lưng rồi lần xuống một khoảng cách ngắn, nằm bên trái hoặc bên phải của vùng mông, vùng này nhiều thịt, it có gân máu. Sau khi chọn đúng vị trí, xoa cồn sát trùng, phóng mũi kim vào, kéo nhẹ ống chích (syringe) xem có máu theo ra không, nếu không thì bôm hết thuốc vào. Thảo tự mĩm cười vì sự tò mò để học đôi khi trở thành hữu ích. (Hình phai:Đại úy Giang Văn Nhân tại cổ thành Quảng Trị ngày 15-9-1972)

Binh I Tư bước vào báo cáo
- Ông Thầy, bắt được 3 thằng Việt Cộng, có một thằng bị thương.

Thảo bước theo Tư vừa hỏi
- Họ đâu rồi?
- Ông thầy tụi em đã trói tay chúng nó và thắng Ẩn đang canh giữ bên ngoài.

Ba anh bộ đội đều ở trần và cùng mang quân xà lỏn màu đen giống nhau, người bê bết bùn, Dưới ánh sao lờ mờ, vẫn lộ rõ cốt cách phương phi của người có da có thịt, hình vóc của họ khác hẳn với những cán binh CSBV mà đại đội Thảo đã bắt được kể từ khởi đầu cuộc chiến, tuy thân thể họ dính bùn nhưng nhiều nơi màu da trăng trắng tạo nên cái nét tương phản. Cái trực giác khi nhìn họ, Thảo liên tưởng họ không phải là bộ đội chính quy thuần túy, mà là cấp chỉ huy đầu sỏ của đơn vị quyết tử giữ cổ thành. Thảo chú ý đến người bị thương dưới xương sườn bên tay trái, vết thương là một lổ sâu đen ri rỉ máu. Binh I Thâu khi nghe nói có người bị thương đã tròng lên cổ túi cứu thương và bước theo phía sau, anh lập tức làm ngay nhiệm vụ với thương binh CSBV như đang phục vụ cho các bạn đồng đội của mình. Anh sát trùng vết thương, đặt lên đó miếng vải mà một bên có thoa sẵn chất thuốc giống như vaseline, rồi dùng băng cá nhân quấn vòng quanh phủ kín vết thương, sau đó anh tiêm thuốc chống phong đòn gánh, chích thuốc giảm đau. Xong xuôi anh cũng tròng vào cổ người cán binh CS một phiếu tản thương ghi rõ những việc làm cấp thời như tên thuốc cùng liều lượng đã dùng. Thâu làm rất thành thạo dưới ánh sáng lập lòe của tinh tú.

Nhìn mắt của ba cán binh CSBV, phản chiếu ánh sao lấp lánh, Thảo nhận thấy sự thù hận vẫn còn hằn sâu trong họ. Dù biết rằng vài phút trước đây, với sự thành thạo mọi ngả ngách trong cổ thành, họ đã quan sát và biết được ban chỉ huy đại đội (có hai máy truyên tin PRC 25) ở đây, họ ngụy trang bằng cách cởi bỏ quân phục, bò dưới đất sình, tiến sát và ném beta sát hại toán của Thảo để rồi leo ra ngoài bờ thành tẩu thoát, vì giờ phút này Tiểu đoàn 7 TQLC cũng chưa kiểm soát được làng Hạnh Hoa bên kia đường Lê văn Duyệt. Bắt được người cố giết hại mình, nhưng Thảo và anh em đại đội đối xử rất tốt với họ, anh em đã mời họ hút thuốc nhưng họ từ chối. Dân gian có câu "Miếng trầu là đầu câu chuyện", còn trong quân đội chắc phải là "Điếu thuốc là bước tình thân" Trong cuộc chiến, nếu bắt được một người tù binh thì người này sẽ vui vẻ hút điếu thuốc khi được mời, nhưng nếu có từ hai tù binh trở lên, họ luôn luôn sẵn một giọng điệu rập khuôn như nhau

- Tớ không dùng sản phẩm của đế quốc Mỹ và tay sai.

Thảo vẵn cố gắng hỏi vài lời thân thiện, nhưng họ không trả lời, Ta và địch, người chiến sĩ miền Nam và bộ đội chính quy miền Bắc, khác biệt về ý thức hệ và tình cảm con người giữa hai bờ chiến tuyến.

Sau hiệp định Genève, vĩ tuyến 17 chia đôi đất nuớc, phía Bắc vĩ tuyến theo chủ nghĩa xã hội, được sự yểm trợ của Liên Sô và các nước trong khối Cộng sản,còn phía Nam vĩ tuyến là Việt Nam Cộng Hòa được sự yểm trợ của Hoa Kỳ và các nước Đồng Minh.

Trong những năm đầu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, kinh tế miền Nam phát triển, gạo được xuất cảng ra nước ngoài, đời sống an lành và sung túc bổng nhiên cuộc binh biến do CS phát động dưới danh xưng Mặt trận giải phóng miền Nam và phong trào Đồng Khởi vào năm 1960 tại một vài nơi ở Bến Tre. Những đoàn xe Molotova ngày đêm chuyên chở bộ đội Cộng Sản Bắc Việt, vũ khí từ Thanh Hóa theo đường trên đất Lào vào lãnh thổ Cam Bốt, lập căn cứ hậu cần, từ đó xâm nhập dưới danh xưng Mặt trận giải phóng Miền Nam để khủng bố, pháo kích bừa bải vào thành thị, và trường học giết hại đồng bào cùng trẻ em vô tội. Trước nguy cơ đó, hàng hàng lớp lóp thanh niên lên đường nhập ngũ bảo vệ miền Nam tự do.

Năm 1968 sau khi giải tỏa xong thủ đô Sàigòn,Tiểu đoàn 3 cùng Tiểu đoàn 2 Trâu Điên về Cần Thơ hành quân tảo thanh địch. Sau vài cuộc hành quân, Tiểu đoàn 2 tăng phái cho Lực lượng sông ngòi của Hoa Kỳ, tiểu đoàn 4 TQLC đến thay thế. Hai đơn vị hành quân ở Cầu Kè, Kế Sách cũng như bảo vệ Cái Răng, bẻ gãy các cuộc tấn công của tiểu đoàn Tây Đô phối hợp các đơn vị chủ lực miền mà địch dự tính tổng công kích đợt 2. Sau cuộc hành quân bình định vùng rạch Ông Vựa, Miễu Ông, mở rộng vòng đai an ninh cho phi trường Trà Nóc và Bình Thủy, Tiểu đoàn 3 rời Cần Thơ về Vĩnh Long, hành quân vùng quận Càn Long rồi sau đó biệt phái cho Lực Lượng Sông Ngòi Hoa Kỳ, từng toán một lên những chiếc ATC (Amored Troop Carrier) có trọng tải mỗi chiếc 40 quân nhân, chở về đóng quân tại xã An Hóa thuộc tỉnh Bến Tre. Từ đây tuần tự hai đại đội dưới quyền điều động của đại úy Lê bá Bình, Tiểu đoàn phó được lực lượng sông ngòi yểm trợ tác xạ, ủi bãi, đổ quân, từ đó tìm địch theo các mục tiêu đã dự tính.

Đại đội 1 được đổ bộ vào phía tây nam quân Mỏ Cày, người dân bảo rằng sở dĩ có tên nầy vì mấy nhánh sông uốn lượn giống như cái lưởi cày của nhà nông, Trung đội Thảo tiên phong tiến vào căn nhà lồng có tên Chợ Thơm. Cảnh vắng lặng, không một bóng người. Trước mặt chợ có tấm bảng đen, những nét chữ viết hấp tấp bằng phấn, nhưng vẫn có thể đọc được " Anh em binh sĩ hãy quay súng bắn vào đầu các tên chỉ huy ác ôn rồi trở về với mặt trận"

Đã được huấn luyện ở quân trường, nên mọi người cẩn thận dò dẫm từng bước, tiểu đội của hạ sĩ I Võ văn Phước bám theo mỗi gốc dừa có vẽ cờ giải phóng tiến về chòm nhà bên phải, tiểu đội đại liên của hạ sĩ I Ký từng bước quan sát những điểm khả nghi, hạ sĩ Minh xạ thủ M.60 ngón tay trên cò súng, binh I Lập phụ xạ thủ đeo lủng lẳng thùng đạn bám theo.Tiểu đội của trung sĩ Nguyễn văn Xảo tiến vào chòm nhà bên trái, Trung sĩ Hạ Chí Trang trung đội phó giử đoạn hậu. Sau khi lục soát các căn nhà bỏ trống, và bố trí xong xuôi, Thảo ghé mắt vào một một lớp học có tấm bảng đen và những hàng chử của một bài toán cộng. Một cuốn tập còn nằm trên bàn học, Binh I Lê ngọc Tuyêt hiệu thính viên tính hay tò mò, nhưng Thảo khuyên nên dùng một cành tre dài đẩy cuốn tập đề phòng mìn bẩy.

Khi cuốn tập rơi xuống chạm vào mặt đất,

Ầm!

Tiếng nổ lớn trong không gian tĩnh mịch, phản ứng tự nhiên mọi người bám vào các vị trí tương đối có thể chiến đấu. Sự yên lặng trở lại. Trung sĩ Trang đã dùng báng súng đẩy ngã tấm bảng trước chợ, nó kích động quả mìn bẫy phát nổ, may mắn mọi người an toàn.
Trong cuốn tập của giáo viên dạy toán đố với những giòng chữ nắn nót

- Du kích Tân Quới giết chết 5 tên lính bảo an, dân quân Thới Hòa bắn chết 2 tên lính sư đoàn, vậy quân dân ta đã giết được bao nhiêu tên lính Ngụy?!

rồi một bài toán khác:

- Một toán 15 tên lính bảo an định vào xóm hà hiếp nhân dân, quân dân Thanh Nam giật mìn giết chết 6 tên, vậy bao nhiêu tên còn sống bỏ chạy?!

Vùng đất mà người cộng sản gọi là đã được giải phóng, trẻ thơ bị gieo vào đầu tư tưởng giết những người không cùng chí hướng, bằng đủ mọi cách tuyên truyền trong việc giáo dục, ngay cả bài toán cộng, toán trừ căn bản.

Trái lại trong vùng quốc gia, bài học thường dùng hình ảnh thật hiền lành

- Mẹ em đi chợ mua cam hết 5 đồng, mua bánh tai heo 2 đồng, vậy mẹ em đã mua tổng cộng hết bao nhiêu đồng?!

hoặc

- Mẹ em đem theo 20 đồng đi chợ mua thức ăn, Sau khi đã trả cho các gian hàng 15 đồng, vậy mẹ em còn lại bao nhiêu đồng?!

Người Mẹ luôn luôn là biểu tượng của sự ngọt ngào, trìu mến, Vì thế đây cũng chính là một trong những sự khác biệt đó Tình Thương và Sắt Máu ...

Những tràng AK từ hướng tây cày trên mặt đất. nơi đó là cổng thành ra đường Phan đình Phùng song song với giòng sông Thạch Hản. Một số địch đã tháo chạy, tiếng huyên náo vọng lại từ bờ sông hòa lẫn tiếng nổ do các tiểu đoàn pháo binh TQLC bắn T.O.T (có lẽ thiếu tá Đệ Đức đã yêu cầu). Các trung đội trưởng cùng anh em tập trung triệt hạ những ổ chống cự, mọi người thèm được chợp mắt đôi phút, nhưng tiếng nổ bập bùng như reo vui lấn áp mệt nhọc của thân xác.

- Ông Thầy!

Hạ sĩ Đẹp cất tiếng gọi, Thảo cùng y tá Thâu hướng theo ánh mắt của anh, người thương binh CSBV đã dùng hai bàn tay bị trói đẩy băng vải trụt xuống dưới bụng. Ba anh tù binh này được Thảo ưu ái cho đem vào nơi trú ần, hai người bị trói ngoặc tay ra phía sau lưng, hai chân cũng bị cột nhưng có một khoảng cách để cử động, riêng anh thương binh được trói hai tay về phía trước tránh ảnh hưởng đến vết thương gây thêm đau nhức. Tuy biết rằng nếu đưa anh thương binh CSBV này về tiểu đoàn ngay bây giờ sẽ có bác sĩ săn sóc và thuốc men đầy đủ hơn, nhưng biết bao phiền toái và hiểm nguy cho binh sĩ .Chướng ngại vật giăng mắc trên lối đi đêm cùng đạn pháo không dứt đang bao trùm khu vực làng Trí Bưu.

Thâu chụp ngay túi cứu thương và ngồi xuống quân lại băng mới cho người tù binh. Thâu không cần biết tại sao người thương binh này hành động như thế, bổn phận và trách nhiệm của một người y tá chiến trường, anh phải cố gắng làm sao duy trì được mạng sống cho dù đó là địch quân đã sát hại đồng đội mình, nhưng nay họ không còn vũ khí để bắn giết.

Đạn pháo 130 ly bay xẹt ngang đầu các toán TQLC trong cổ thành rồi nổ dồn dập bên ngoài, đây là những hỏa tập tiên liệu, của quân trú phòng bắn quấy rối liên tục trong đêm, và tất nhiên pháo binh CSBV nghĩ rằng đơn vị của họ vẫn còn đang kiểm soát khu vực này.Từ khi đơn vị TQLC vào được bờ thành, các tiểu đoàn pháo binh TQLC đã chuyển xạ về hướng tây, dọc theo bờ sông Thạch Hản. Đây cũng là điều thuận lợi cho đại đội Thảo, tìm và tiêu diệt địch không còn âu lo tâm trí vào việc tránh pháo kích nữa.

Màn đêm nhạt dần,Chuẩn úy Lê đình Lời, Chuẩn úy Trần trung Ngôn báo cáo trung đội đã hoàn toàn kiểm soát các góc thành trong khu vực trách nhiệm, riêng Thiếu úy Ngyễn văn Phán, trung đội 22, Trung sĩ Trương văn Hai trung đội phó điều độngtiểu đội của trung sĩ Trần văn Trí tiến thẳng vào cửa chánh Tây mà địch quân vẫn còn bám giử. Đồng loạt tiểu đội đứng dậy vừa bắn vừa lao thẳng vào mục tiêu, binh nhì Huỳnh ngọc Lanh bắn M 79 chính xác vào vị trí, xác địch ngã gục, bỗng nhiên trung sĩ Hai té chúi xuống sau tiếng súng AK từ một vị trí trong vùng của Tiểu đoản 6 TQLC, Lanh xoay người bắn một trái M79 ngay tên địch.

Viên đạn xuyên qua ngực trung sĩ Hai, trung sĩ Trí đở anh dậy, nhưng anh đã ra đi, không nhìn thấy hình ảnh vinh quang mà anh là một nhân tố tạo nên.

Anh em của 3 trung đội cùng dựng lá cờ vàng giữa tiếng reo hò vang dậy vào lúc mờ sáng ngày 15 tháng 9 năm 1972. Từ bên kia đồi cao của căn cứ Ái Tử, khi lá cờ Việt Nam Cộng Hòa phất phới trên cổng thành Quảng Trị, đạn đại bác 100 ly và đạn pháo 130 ly bắn ào ạt vào cổ thành. Tiếng nổ không làm nao núng nỗi mừng mừng tủi tủi, nghiêm chào lá quốc kỳ tung bay ngạo nghể Tiếng la vang dậy át mất tiếng pháo của địch quân, người phóng viên chiến trường bấm liên tục cái nét sống động tự nhiên trong niềm vui tột cùng đó.

Thảo sung sướng nhìn lá quốc kỳ nổi bật trên bầu trời ửng ánh bình minh cùng ánh lửa của đạn pháo binh CSBV, cổ thành Quảng Trị hiện rõ trước mặt mọi người, những đoạn tường đổ nát, xác địch quân nằm rãi rác trên mặt đất, bên hố bom hay nát tung trong hầm chiến đấu. Với sự hy sinh ròng rã bao nhiêu ngày đêm, của các đơn vị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tham chiến, thì thâu lượm chiến lợi phẩm, đếm xác địch cũng trở thành vô nghĩa, chính giờ phút này, người lính chiến tại mặt trận, được thoải mái chuyền tay rít dài hơi điếu thuốc đen Quân tiếp vụ, nghĩ tới bạn đồng đội của mình đang ở một nơi nào đó, đớn đau trong bệnh viện hay an giấc trong nghĩa trang.

Vũ khí và hai người tù binh được chuyển về tiểu đoàn, anh em đại đội chào tiển đưa Trung Sĩ Trương văn Hai được gói chắc trong chiếc Poncho có đính phiếu tản thương bên ngoài, tấm poncho đã theo người lính trong suốt cuộc chiến, nó che nắng che mưa, nó là bè nổi để qua sông sâu và cuối cùng gói trọn hình hài người lính như hình ảnh da ngựa bọc thây trong thi ca cổ xưa.

Người thương binh CSBV đã tắt thở trong giờ phút giẫy chết của đơn vị phòng thủ cổ thành. Thượng sĩ I Võ Lách đã cho nhặt hết xác Cán binh CSBV trong khu vực đại đội và chôn trong các hố bom. Bên dưới cổ thành, tiểu đoàn 8 thay tiểu đoàn 7 tiến qua làng Hạnh Hoa ra bờ sông Thạch Hản. Bên kia bờ thành của tiểu đoàn 6, các chiếc M113 bên trên có những bình tròn to chứa hoá chất, tiến lên phun vòi lửa vào vị trí địch, dần dần hướng về đường Phan đình Phùng. cổ thành bị triệt hạ, các đơn vị bên dưới vừa lục soát, từ từ tiến ra sát bờ sông Thạch Hản.

Chiều hôm đó, anh em phát hiện xác hai anh lính cảm tử Nhảy Dù nằm chết bên hào nước, xác đã rã chỉ còn hai bộ xương trắng trong quân phục Dù, dưới hai nón sắt là hai tấm thẻ bài. Họ nằm đè lên lá quốc kỳ nhỏ cùng cở với lá quốc kỳ mà đại đội 2 đã dựng sáng hôm nay. Tư thế của họ như vừa bò lên khỏi hào nước và bị quân trú phòng phát hiện bắn chết. Chào hai anh, những người lính như chúng tôi, hy sinh cho tổ quốc và cũng cho binh chủng mà mình phục vụ.

Ngày hôm sau đơn vị Dù đến đưa xác hai anh về an nghĩ cùng đồng đội tại nghĩa trang.

Ngày lễ mừng chiến thắng và tưởng thưởng được tổ chức trọng đại ở phía sau trận tuyến, Người lính chiến đấu dọn dẹp chiến trường và lấp hố chôn xác chết trong cổ thành, vài ngày sau họ di chuyển ra trấn giử bờ đông sông Thạch Hản. Trung sĩ I Thành và Hạ sĩ Phúc được tưởng thưởng chiến sĩ xuất sắc đi Đài Loan. Buồn vui đời lính lại tiếp nối với cuộc sống luôn cận kề sinh tử, binh I Thâu lau sạch túi cứu thương và sắp xếp gọn gàng,anh đứng dậy móc dây đeo vào cái bao cát. Đại pháo 130 nổ phía sau chùa Tỉnh Hội Quảng Trị. Thâu nhìn vào máy PRC 25 chờ đợi, môi anh khe khẻ hát:

Hãy tiến lên vì Tổ Quốc hy sinh,
Hãy vui lên vì Binh Chủng hy sinh.
Hãy nhanh lên vì Đồng Đội hy sinh.

Giang Văn Nhân
Trích Hồi ký “Người lính Tổng trừ bị”
Nguồn
hungviet.org

Saturday, November 28, 2009

Nguyễn Hữu Loan & Phạm Thị Nhu


“Đã lấy nhau phải cùng chung số phận”

Video Màu tím hoa sim (Ngâm thơ) - Những Đồi Hoa Sim (Nhạc)

Buổi trưa ở núi Vân Hoàn, nắng đổ. Chúng tôi đến Nga Sơn, Thanh Hoá, lòng hồi hộp tưởng tượng có một cụ già quắc thước cũng như chúng tôi, đang hướng về núi Vân Hoàn để mong thấy lại bao nhiêu máu và nước mắt của cuộc đời ông loang lổ in dấu trên những khoảnh đá núi đang bị đục đẽo. Núi đã từng cứu sống bao người, trong đó có cả một đời trai trẻ của nhà thơ Hữu Loan và người vợ thứ hai – bà Phạm Thị Nhu. (Hình phải: Bà Phạm Thị Nhu trước sân nhà)

Xe dừng, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên chỉ tay vào cánh cổng nhỏ bị che khuất bởi hàng cây trước ngõ: “Nhà ông Hữu Loan đây!” Trong ngôi nhà ấy, có hai con người từng bị đày đoạ đến tận cùng mà vẫn sống thanh thản. Họ có với nhau mười người con và 50 năm sống cùng nhau, cùng tồn tại, không thẹn với lòng, ngẩng mặt nhìn trời kiêu hãnh là người tử tế.

Người phụ nữ mặc áo lụa màu mỡ gà, trên cổ bà đeo chuỗi hạt trắng, nở nụ cười đôn hậu chỉ vào nhà: “Ông ấy nằm trong đấy!” rồi lại bình thản ra ngồi trên chiếc võng nhìn mọi người líu ríu vào trong chào ông. Thấy có người chụp ảnh, bà bảo: “Để tôi vấn tóc lên cho đàng hoàng đã”. “Thưa bà, bà là bà Nhu phải không?” – “Đúng vậy, tôi vợ của ông Hữu Loan, dân quanh vùng gọi tôi là bà Tú Loan. Chả là ông ấy ngày xưa đỗ tú tài mà” – bà tự hào. “Ông bà đã trải qua một cuộc đời dâu bể rồi mới có ngày an bình như hôm nay. Bây giờ bà đã vui chưa ạ?” – “Vui cũng chả vui mà buồn cũng chả buồn. Vì có lẽ đã khổ chưa từng thấy!” – “Vậy có khi nào bà than lấy ông ấy khổ quá?” – “Không, chả bao giờ có tư tưởng đấy, khổ thì khổ chung rồi, đã lấy nhau thì phải chung số phận. Dù cho có gì xảy ra thì vẫn ở với nhau nuôi con vui vẻ chứ không oán thán gì hết, không tại ông tại ả, tại nọ tại kia, và lúc nào cũng tin tưởng là ở với nhau trăm năm trọn vẹn chứ không bao giờ có xu hướng nghĩ khác”.

Câu chuyện của người đàn bà mấy chục năm cùng lăn lộn sinh tử với chồng con được bà kể lại rất tự nhiên, không chút oán thán:

“Cha mẹ tôi có 13 người con, tôi là thứ sáu. Lúc ông ấy về làng, làm thầy giáo dạy văn, tôi nghe lóm ở ngoài cửa lớp học, mê ông ấy giảng Kiều đến nỗi đêm về nằm mơ toàn thấy ông ấy. Rồi không hiểu sao ông ấy biết được, tìm đến hỏi tôi về làm vợ. Lúc đó cha mẹ tôi cũng không còn sống, gia đình ly tán sau cải cách ruộng đất. Tôi lấy ông ấy không chỉ vì mê mà cũng vì tìm một chỗ nương tựa. Có lẽ cũng vì lý do đó mà tôi đã không bao giờ rời xa ông ấy cho dù đói khổ thế nào.

Ngày ông quay ra Hà Nội làm việc ở hội Nhà văn, tôi ở lại đang chửa thằng cu đầu, ăn hết gạo mà nó vẫn không chịu chui ra. Khi nó ra thì tôi không còn gì để ăn nữa, cũng không dám xin ai, cứ nhịn đói ba ngày như thế, dân làng phát hiện, đưa ra xã để xin cứu đói, một ngày sau thì ông ấy về, bảo rằng: “Có bài thơ in, các anh em cán bộ cũng nghèo, đói dài, lấy tiền nhuận bút một cái là bị kè ra quán suốt, thế là hết tiền”. Rồi ông ấy đưa tôi ra Hà Nội. Sinh hai cháu gái tiếp theo, ăn gạo phiếu thì có mà không có tiền mua thức ăn, cứ rau muống với nước muối chấm là hàng đầu. Đến năm ông ấy bị kỷ luật, cả nhà về lại quê, lúc đó tôi đang có đứa thứ tư. Về làng, ông ấy vào núi đục đá, tôi làm bánh bán. Đủ loại bánh và cả bún mọc. Không có chút vốn liếng gì cả, tất tần tật là mua chịu, không phải người ta thương mà bán chịu, mà nhờ cái thật thà. Bán cả ngày xong là đem tiền về trả ngay. Còn bao nhiêu thì nuôi con, bữa đói bữa no cũng sống được mấy mươi năm.

Thương là thương ông ấy. Ăn toàn cháo khoai mà phải đẩy từng xe đá to khắp làng để bán. Mỗi vài chục bước lại hoa mắt, dừng nghỉ một lúc mới đẩy tiếp được. Thằng con thứ tư Nguyễn Hữu Vũ Thắng làm bài thơ “Bố ta đi xe cút kít” năm nó lên chín, nó tả ông ấy thế này: “Bố ta đi xe cút kít – Ò e út ít – Đủn choè lỗ đít – Út ít ò e…” Bài thơ dài lắm nhưng tôi cứ nhớ mấy câu đó, mỗi lần nhớ đến lại buồn cười mà thương ông ấy hơn. “Đủn choè lỗ đít” là hai chân chạng choè ra rồi lấy sức đẩy… Nhà tôi nói chung không phải lo con ăn học mà con cái cũng làm được thơ, văn đấy chứ!

Lúc nào cũng thương ông ấy. Thấy đời ông ấy vất vả, khổ thì mình cũng thế. Chỉ biết với nhau vậy mà thông cảm cùng nhau chứ chả trách ai. Chỉ trách mình sao quá đông con. May mà cả mười đứa đều trưởng thành tuy chỉ nuôi bằng “gạo chợ nước sông”.

Câu chuyện dừng lại khi mọi người gọi vào nghe ông đọc thơ. Ông nhìn bà, ánh mắt dịu dàng: “Tôi đọc bài thơ đã viết tặng bà nhé, cho mấy nhà báo thu lại” – “Ừ, thì ông đọc đi!” (Hình phải:Nhà Thơ Hữu Loan)

Em là con gái đồng xanh
Tóc dài vương hoa lúa
Đôi mắt em mang chân trời quê cũ
Giếng ngọt, cây đa
Anh khát tình quê ta trong mắt em thăm thẳm
Nhạc quê hương say đắm
Trong lời em từng lời
Tiếng quê hương muôn đời và tiếng em là một…


(Hoa lúa – 1955)

Bà nói: “Ông ấy năm nay 94, tôi cũng đã 76 tuổi rồi. Bây giờ không khổ nữa, người dân trong vùng đều thương nhà tôi. Những người có học thì trọng thơ ông, những người dân không biết chữ thì trọng ông vì khí khái, đường nào người ta cũng trọng. Sống như vậy thì đâu có sợ khổ sợ khó. Mỗi ngày lễ, tết, vợ chồng tôi cũng đã được quây quần với 20 đứa con cả dâu, rể và 40 đứa cháu nội, ngoại. Thế là cuộc đời cũng đã bình an!”

Ngân Hà
Nguồn sgtt.com.vn
Đọc thêm
sites.google.com

Ngô Quyền


預大破弘操之計

弘操一癡兒耳。將兵遠來,士卒疲弊,
又聞公羨死,無內應,氣已先奪。

吾眾以力待疲,破之必矣。然彼利於艦,
不先為之備則勝負之形未可知也。

若使人於海門潛植大杙,銳其首,冒之以鐵,
彼船隨潮漲入杙內,然後我易制。無有出此者。

吳權

Dự đại phá Hoằng Thao chi kế

Hoằng Thao nhất si nhì nhĩ. Tương binh viễn lai, sĩ tốt bì tệ,

hựu văn Công Tiễn tử, vô nội ứng, khí dĩ tiên đoạt.

Ngô chúng dĩ lực đãi bì, phá chi tất hỹ. Nhiên bỉ lợi ư hạm,
bất tiên vi chi bị tắc thắng phụ chi hình vị khả tri đã.

Nhược sử nhân ư hải môn tiềm thực đại dặc, nhuệ kỳ thủ,
mạo chi dĩ thiết;
bỉ thuyền tuỳ triều trướng nhập dặc nội, nhiên hậu ngã dị chế. Vô hữu xuất thử giả.

Ngô Quyền

Bày kế đại phá Hoàng Thao

Hoằng Thao chỉ là một đứa trẻ ngốc. Đem binh từ xa đến, quân lính mỏi mệt sẵn, lại nghe tin Công Tiễn đã chết, không có ai làm nội ứng, thì khí phách đã nhụt trước rồi.

Quân ta đem sức khoẻ địch với quân mỏi mệt chắc chắn là phá được. Tuy nhiên chúng có ưu thế về thuyền, nếu ta không tổ chức phòng bị trước thì xu thế được thua chưa thế nắm chắc.

Nay nếu sai người đem cọc lớn, vạt nhọn đầu, bịt sắt, đóng ngầm trước ở cửa biển; thuyền của chúng sẽ theo nước triều lên mà tiến vào trong hàng cọc; bấy giờ ta sẽ chế ngự. Không kế gì hơn kế ấy .

Huệ Chi &Băng Thanh dịch
Nguồn thivien.net
Đọc thêm: xuquang.com

Friday, November 27, 2009

Anti Communism

Poland to Ban Communist Symbols

Reforming Poland's hate-crime legislation may mean criminalizing communism. An amendment to the criminal code awaiting the president's signature would ban a broad category of communist symbols. Left-wing politicians say the law does more to violate human rights than protect them.

Poland is on the verge of banning communist symbols in a change to the country's penal code that could make everything from the hammer and sickle and red star to Che Guevara t-shirts illegal.

The amendment would adjust the country's hate-crime legislation to criminalize the "production, distribution, sale or possession ... in print, recordings or other means of fascist, communist or other symbols of totalitarianism." The punishment could be a fine or up to two years in prison. Exceptions could be made for artistic, educational, collecting or research purposes.

Elzbieta Radziszewska, the Polish government's special representative for equal rights issues and a member of the country's ruling Civic Platform (PO) party, proposed the changes to the law in the spring. It has enjoyed broad support from other Civic Platform politicians as well as members of the conservative Law and Justice (PiS) party, of which Polish President Lech Kaczynski was formerly a member. The two parties control 375 of the 460 seats in the Polish parliament.

The amendment would beef up an existing hate-crime law that banned "public propagation of fascist and other totalitarian systems." Similar bans on symbols of the Nazi era exist elsewhere in Europe, including Germany, but the breadth of Poland's law -- and its application to symbols of communism -- is unusual.

'Communism Comparable to Nazism'

When the changes to the law were passed by the Polish parliament in early November, Jaroslaw Kaczynski -- the president's twin brother and head of the Law and Justice party -- spoke strongly in support of it. "Communism was a genocidal system that led to the murder of tens of millions of people," PiS head Jaroslaw Kaczynski said. "No symbol of communism has a right to exist in Poland, because these are symbols of a genocidal system that should be compared to German Nazism."

The law's critics say the word "symbol" leaves the law broad to the point of absurdity, making everything produced during Poland's more than 50 years under communist rule potentially illegal, from popular communist-era movies and TV shows to the iconic Palace of Culture, a Stalinist behemoth built in 1955 that towers over central Warsaw.

"It's just a silly thing," Tadeusz Iwinski, a parliamentarian from the left-wing Polish Social Democratic party who opposes the change, told SPIEGEL ONLINE. "What does it mean, 'symbol'? Does that mean when government officials go to China and make pictures under the banner of the Communist Party they are breaking the law?"

The amendment has already been approved by the Polish Senate, and still needs the signature of the Polish president. President Kaczynski has until Monday, Nov. 30 to sign off on the penal code amendments. Iwinski says if the law goes into effect -- it's part of a larger bill including other changes to the nation's penal code -- it will likely be struck down at the European level.

Handcuffed for a Red Star

There is, in fact, a clear precedent from Hungary, where symbols of communism like the hammer and sickle and red star -- along with the swastika -- have been banned as "symbols of tyranny" since 1994. In 2003, Hungarian politician Attila Vajnai was arrested, handcuffed and fined for wearing a red star on his lapel during a demonstration.

Vajnai appealed his sentence all the way to the European Court of Human Rights, which decided last year that the ban was a violation of the freedom of expression, calling the Hungarian ban "indiscriminate" and "too broad."

"Merely wearing the red star could lead to a criminal sanction and no proof was required that the display of such a symbol amounted to totalitarian propaganda," the court ruled. "Uneasiness alone, however understandable, could not set the limits of freedom of expression."

Right-wing Polish politicians are also pushing for a law that would force local authorities to re-name street signs and buildings bearing the names of communists.

Andrew Curry

nguoibuongio blog


Đại Vệ Chí Dị

Lời dẫn: - Lệ thường cứ 5 năm 1 lần, triều đình nhà Vệ lại kết thúc nhiệm kỳ của các quan và ngôi minh chủ. Sau đó sẽ sắp xếp lại các vị trí quan trọng trong triều đình. Tùy từng cá nhân và thời khắc, có thể ngôi vị vẫn như thế hoặc thay đổi chút ít. Năm nay các đại thần nước Vệ vào cuộc đua tranh khốc liệt để dành ngôi cao nhất, bởi Vệ vương Cường tuổi đã cao, sức yếu không còn sức để thiết triều nữa. (Hình phải :nguoibuongio)

Kẻ trên cao nhất phải cống hiến hết sức mình cho đất nước, trách nhiệm ấy thật khó khăn. Bởi vậy những người có đức thường tự xét mình không đủ, thường không chăm chú vào việc tiến thân. Nhưng nếu tính đến ngôi vị quyền cao trọng vọng nhất thiên hạ, bổng lộc ngút ngàn, thì không thiếu gì kẻ phải toan tính mọi điều để đạt được. Ấy cũng là lẽ đương nhiên của con người. Cuộc đua tranh ngôi vị nước Vệ âm thầm và khốc liệt giữa những kẻ đầy tham vọng vương quyền ngày một khốc liệt. Mỗi người một mưu kế khác nhau, kế nào cũng tuyệt diệu cả.


Đi Tìm Bí Quyết đoạt ngôi báu.
Phủ tể tướng mùa thu năm Kỷ Sửu.

Nước Vệ lâm vào cảnh khó khăn, nhiên liệu khan hiếm, cả mỏ than mênh mông ở miền biển giáp với Tề đồ sộ như vậy, tưởng ngàn đời không hết. Thế mà trải qua hàng trăm triều đại còn đấy, đến triều nhà Sản có mấy mươi năm đã sạch bách không còn lấy một hòn.

Các loại nhiên liệu chất đốt khác ngày càng tăng cao vọt. Đời sống và sản xuất của nhân dân ngày càng khó khăn. Giá cả các mặt hàng khác cũng theo nhiên liệu mà lên cao ngất, dân chúng khổ cực vô cùng.

Tể tướng Bạo trước cảnh thế sự như vậy nhận định.
- Nếu ta có kế sách gì làm cho nhiên liệu không đắt đỏ thì ta có uy tín tuyệt đối để xưng vương.

Mưu sĩ bàn.
- Theo ý bề tôi, ngài cứ theo cách cũ. Có gì đào được cứ đào.

Bạo hỏi.
- Còn gì mà chưa đào nhỉ ?

Mưu thần.
- Còn cái bể than ở dưới đồng bằng sông Huyết.

Bạo e dè.
- Chỉ e bọn kẻ sĩ, hủ nho lại phản đối làm náo động dân tình như hồi đào quặng ở cao nguyên.

Mưu sĩ .
- Vậy thì nên trừ bọn đó trước đi đã. Giờ ban lệnh để đi đến đồng thuận thì mọi ý kiến đóng góp dù đồng ý hay không đồng ý đều phải tập trung thông qua nơi có trách nhiệm của triều đình. Đứa nào mà góp ý bên ngoài là trái lệnh, là cố ý phá hoại, là xuyên tạc sẽ bị xử lý. Đứa nào còn lại góp ý với ta, ta giải thích thế nào chúng cũng phải nghe. Khi đã phải đến góp ý với ta có nghĩa là chúng cũng bị tước hết mọi ngón nghề rồi.

Bạo nghe mưu sĩ nói, ngửa mặt nhìn trời khen.
- Người ta nói con chim hồng bay cao được, bởi có đôi cánh chắc khoẻ. Ta được như ngày nay là nhờ có các bầy tôi như ngươi vậy.

Bạo quay sang thét gia nô bày tiệc, chủ tớ tiệc tùng vui vẻ. Lúc rượu ngà ngà, bỗng Bạo chợt nhớ ra điều gì bèn đứng dậy tuốt gươm đập xuống bàn mà nói.

- Các ngươi, nói về nhiên liệu thì phải khai thác.Nhưng cũng phải có cách dùng sao cho hiệu quả. Ngày xưa hàn vi, tiên đế lúc bôn ba trên giang hồ, ở xứ người giá lạnh. Tiên đế có luyện được phép ‘’ Tích Nhiệt Công’’ , sau này lên ngôi không mấy ai để ý mà học phép ấy. Đến khi tiên đế băng hà, phép ấy cũng mất theo. Nay giá như ta có cách gì tìm được bí kíp đã thất truyền đó, có phải là hay vô cùng sao.?

Mưu sĩ tâu.
- Thưa ngài, tiên đế vốn là rồng tiên ngự thế, phép thuật tinh vi huyền diệu vô cùng. Tích Nhiệt Công là phép phải thâu tóm được linh khí đất trời, dù chỉ cho vào lửa 1 canh giờ mà giữ được nhiệt cả đêm. Sau này nhiều dược sư, phù thuỷ đã thử luyện theo phép đó mà không thành. Thành công bất quá cũng chỉ mang ra lò lửa, bọc giấy dó, cắp nách đi mươi bước đã hết nhiệt. Phép này hàng nghìn năm trước chưa ai dùng, năm mươi năm sau cũng chưa ai làm được. Có lẽ phải mang chân mệnh như tiên đế mới thi triển được. Bởi vậy lúc lên ngôi đến khi băng hà, Người đã không nhắc gì đến phép ấy và cũng không truyền lại cho ai cả.

Mưu sĩ khác nói.
- Ngoài dân gian người ta đã làm đủ loại thiết bị tiết kiệm năng lượng, nào thiết bị tiết kiệm nhiệt lượng, khí lượng, dầu lượng đều không đi đến đâu.

Bạo than.
- Giá như có phép đó, có phải chúng ta không phải đào bể than sông Huyết không ?

Mưu sĩ xúm lại an ủi Bạo, có kẻ nói rằng.
- Ngày xưa lúc bần hàn, thần linh xúi khiến, tâm cơ bất ngờ lĩnh hội mà tiên đế biết phép đó. Sau này lên ngôi, há chả phải người đã dạy ‘’ non sông ta rừng vàng, biển bạc, đất đai phì nhiêu màu mỡ, tài nguyên vô tận…’’ như vậy, chúng ta cứ đào hết để dùng, khi nào hết biết đâu ‘’ Tích Nhiệt Công’’ lại xuất hiện trên giang hồ.

Bạo nghe xong, nở mày , nở mặt hết ưu tư, đứng dậy thét.
- Nào nâng cốc, tiên đế anh linh, biết đâu đào hết núi non , đồng bằng dùng hết. Người mới cho ‘’ Tích Nhiệt Công’’ hiện ra .

Các mưu sĩ nâng cốc hỉ hả hô theo.
- Tiên đế anh linh, đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, đào hết đào hết phải đào hết.

nguoibuongio
Nguồn nguoibuongio

Wednesday, November 25, 2009

Thanksgiving Day


Thanksgiving Day - the True Story

Video thanksgiving day song -
Macy's Thanksgiving Day Parade 2009 at Newyork

The Thanksgiving Day that millions of Americans celebrate, with turkey and stuffing, is a myth. The true history was forgotten long ago, and even most of the history books have it wrong.

The myth goes like this: The Pilgrims landed in 1620 and founded the Colony of New Plymouth. They had a difficult first winter, but survived with the help of the Indians. In the fall of 1621, the grateful Pilgrims held their first Thanksgiving Day and invited the Indians to a big Thanksgiving-Day feast with turkey and pumpkins.

There was indeed a big feast in 1621, but it was not a Thanksgiving Day. This three-day feast was described in a letter by the colonist Edward Winslow. It was a shooting party with the Indians, but there was no Thanksgiving Day proclamation, nor any mention of a thanksgiving in 1621 in any historical record.

The history of the colony was chronicled by Governor William Bradford in his book, Of Plimouth Plantation, available at many libraries. Bradford relates how the Pilgrims set up a communist system in which they owned the land in common and would also share the harvests in common. By 1623, it became clear this system was not working out well. The men were not eager to work in the fields, since if they worked hard, they would have to share their produce with everyone else. The colonists faced another year of poor harvests. They held a meeting to decide what to do.

As Governor Bradford describes it, "At last after much debate of things, the governor gave way that they should set corn everyman for his own particular... That had very good success for it made all hands very industrious, so much [more] corn was planted than otherwise would have been". The Pilgrims changed their economic system from communism to geoism; the land was still owned in common and could not be sold or inherited, but each family was allotted a portion, and they could keep whatever they grew. The governor "assigned to every family a parcel of land, according to the proportion of their number for that end."

Bradford wrote that their experience taught them that communism, meaning sharing all the production, was vain and a failure:

"The experience that has had in this common course and condition, tried sundrie years, and that amongst Godly and sober men, may well evince the Vanities of the conceit of Plato's and other ancients, applauded by some of later times; that the taking away of propertie, and bringing into commone wealth, would make them happy and flourishing, as if they were wiser than God."

Their new geoist economic system was a great success. It looked like they would have an abundant harvest this time. But then, during the summer, the rains stopped, threatening the crops. The Pilgrims held a "Day of Humiliation" and prayer. The rains came and the harvest was saved. It is logical to surmise that the Pilgrims saw this as a was a sign that God blessed their new economic system, because Governor Bradford proclaimed November 29, 1623, as a Day of Thanksgiving.

This was the first proclamation of thanksgiving found in Bradford's chronicles or any other historical record. The first Thanksgiving Day was therefore in November 1623. Much later, this first Thanksgiving Day became confused and mixed up with the shooting party with the Indians of 1621. And in the mixup, the great economics lesson was forgotten and then discarded by the time the Plymouth Colony merged with the Massachusetts Bay Colony in 1691.

The Pilgrims recognized that the land itself was and should be their common community property, but that it is proper for the fruits of the labor of each person and family to belong to those who produced them. This was the great economics lesson the Pilgrims learned, a lesson that so impressed them that they commemorated it every year thereafter. This should have been a day to remember their vital economics lesson, but this lesson was later forgotten in the mixup with the shooting party with the Indians!

This bitter lesson would be learned all over again by the people of the Soviet Union, where socialism and communalism of production failed again. Fortunately the Pilgrims, a smaller community in simpler times, were able to switch quickly and realize the great prosperity that comes from applying the geoist principle of the common ownership of land and the individual ownership of labor.

Thanksgiving Day should be remembered not just as a day when we give thanks for our abundance, but more deeply and historically when we recall why we have this abundance. In our Thanksgiving Day celebrations, let us therefore tell one another the true origins of the thanksgiving and the great economic lesson that it rightfully should remember.


Fred E. Foldvary
Source progress.org

Thơ Bùi Thụy Đào Nguyên


Đêm ở chùa Linh Phong

VideoLăng Nghiêm khúc

1.
Vào chùa hỏi đâu cõi thật ,
Cách chi dọn dẹp lòng mình ?
Mới hay người ngồi lễ Phật ,
Cũng thầm giấu lệ trong kinh .

2.
Rồi ngày gió giông cũng lặng
Trăng xưa lóng lánh ao chùa
Muôn vật chừng như bất động,
Lắng nghe trời đất tan mưa

Sau trúc là sương, là khói
Hay làn tơ tóc vấn vương
Hay những mảnh đời lầm lỗi,
Hẹn nhau hỏi lẽ vô thường ?

Ni ngồi bên bia mộ cũ
Thấu chi? Khoé mắt như cười
Như thể từ nơi tan vỡ,
Có người rắc xuống hoa tươi…

Bùi Thụy Đào Nguyên
Nguồn saimonthidan.com

Sunday, November 22, 2009

Anti Communism


Anti communism symbols




Saturday, November 21, 2009

KTS.Trần Thanh Vân


Không thể không nói
Trích dẫn:

Kỷ niệm thứ nhất: Cải cách ruộng đất năm 1953

"Ngày ấy tôi còn nhỏ lắm. Vùng quê ngoại Đức Thọ Hà Tĩnh, nơi chúng tôi theo mẹ tản cư về đã hết yên ổn của vùng tự do thời kháng chiến và bắt đầu chịu cảnh máy bay bắn phá. Nhưng, cuộc “bắn phá” tàn khốc hơn lại chính là những cuộc đấu tố địa chủ và Việt gian phản động trong mọi làng xã ở Hà Tĩnh lúc bấy giờ. Ông ngoại tôi là một thầy thuốc Đông y giỏi có tiếng, chuyên nghề xem mạch bốc thuốc và ông tôi đã cứu sống nhiều người nên được dân trong vùng nể trọng gọi bằng thầy. Tiền bạc chắc chẳng có nhiều, nhưng mùa nào thức nấy, trong nhà ông ngoại tôi không bao giờ thiếu của ngon vật lạ do gia đình bệnh nhân mang đến tạ ơn cứu mạng như rổ lạc đầu mùa, cân đỗ xanh, thúng gạo nếp, mớ khoai lang, nải chuối chín, có khi còn có cả con gà sống thiến hay chục trứng tươi… Nhà chỉ có hơn một mẫu ruộng, ông ngoại tôi giao hẳn cho mấy người bà con trong họ trồng cấy và không thu tô, nhưng trong CCRĐ ông tôi vẫn bị quy là địa chủ, mà là địa chủ cường hào.

Mẹ tôi nguyên gốc là cô gái làng dệt lụa Tùng Ảnh ở Đức Thọ, đã theo ông ngoại ra sinh sống ở Hà Nội nhiều năm và có cửa hàng bán tơ lụa ở Hà Nội. Đêm toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, mẹ tôi đã bỏ lại hết nhà cửa và tài sản, đưa chúng tôi tản cư về Đức Thọ Hà Tĩnh, vận động nhiều nữ thanh niên bỏ nghề dệt lụa, xây dựng một nghề mới là xe sợi, nhuộm sợi và đan áo rét cho bộ đội. Cặm cụi làm việc đó, mẹ tôi vừa nuôi sống cho gia đình và bản thân, vừa đóng góp tích cực cho kháng chiến. Tôi còn nhớ bài hát “Áo mùa đông” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận sáng tác vào những ngày đó: “Gió bấc heo may / xào xạc rung cây lá lá bay / một mùa đông bao người đan áo…” chính là nói về công việc của mẹ tôi và các chị, các cô trong Hội phụ nữ kháng chiến cứu quốc. Vào những ngày đó, ở vùng tự do nghèo nàn Thanh Nghệ Tĩnh làm gì có len để đan áo, sáng kiến xe sợi bông, nhuộm sợi thành các màu xanh, màu nâu, màu cỏ úa rồi đan thành áo gửi ra chiến trường, đã được ca ngợi như một chiến công lớn.

Nhưng trong CCRĐ thì công cũng thành tội, có một người bạn thân hồi nhỏ của mẹ tôi là Bí thư chi bộ xã đã treo cổ tự tử vì bị truy bức quá, lập tức mẹ tôi bị gán tội là trùm Quốc dân đảng đã giết ông Bí thư đó để bịt đầu mối hoạt động gián điệp và mẹ tôi liền bị lôi ra đấu tố. Cay đắng hơn cả là người được Đội cải cách bôì dưỡng để đứng lên đấu tổ mẹ tôi hăng nhất lại là một bà bạn cũng tản cư từ thành phố về và đã được mẹ tôi đưa vào tổ đan áo binh sĩ.

Cha tôi đang ở vùng ATK của chiến khu Việt Bắc nghe tin đó thì hoảng hốt, vội vào Hà Tĩnh đón chị em tôi lên Việt Bắc để lánh nạn. Vừa đặt chân đến Chợ Chu – Định Hóa – Thái Nguyên thì tôi được nghe câu chuyện họ vừa xử bắn bà Nguyễn Thị Năm ở thôn Đồng Bẩm huyện Đại Từ. Một vụ xử bắn oan nghiệt đối với một người phụ nữ từng có công lớn mà đến nay mọi người vẫn còn nhớ.

Trong các xó xỉnh của Việt Bắc hôì đó, người ta bàn tán về hoạt động của các chuyên gia Trung Quốc sang giúp ta kinh nghiệm phát động quần chúng đấu tranh giảm tô và đòi ruộng đất về chia cho dân cày mà Việt Bắc và vùng tự do Liên khu 4 được chọn làm điển hình.

Sau này, khi ông ngoại tôi đã mất rồi, đại gia đình có dịp gặp nhau ôn lại chuyện cũ, mọi người đều bảo nhau hãy nén lòng quên nỗi đau buồn đó đi."...

Địa mạch Việt Nam: Khúc quan trọng trong địa mạch toàn cầu

"Trong quá trình địa kiến tạo vỏ trái đất, có những nếp gấp lớn tạo ra dãy núi cao đóng vai trò đường kinh mạch trọng yếu xuyên qua nhiều quốc gia như phần trên đã phân tích. Sau Tây Tạng, Vân Nam, thì đồng bằng Bắc Bộ nước ta là phần rất quan trọng của mạch đất này (đọc Đại địa mạch quốc gia). Dãy Hymalaya chạy vòng vèo như hình con rồng lớn, đoạn đến nước ta là dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan Xi Pan cao 3143m, đến Việt Trì mạch đất lặn xuống, tỏa ra và qua sông Đà lại xuất hiện cụm Ba Vì cao 1226m, điểm nhấn của THĂNG LONG NÚI CHẦU SÔNG TỤ. Trước khi Vua Lý Thái Tổ chọn nơi này dựng Kinh đô Thăng Long thì người Trung Hoa đã dòm ngó vùng đất kỳ bí này và Cao Biền tấu thư kiểu tự là một trong những kết quả tìm kiếm công phu nhất. Theo báo cáo của Cao Biền, một người tài giỏi gốc Mãn Châu thì vùng đất nhỏ bé này tụ hội rất nhiều linh khí đất trời và sản sinh ra nhiều hiền tài, ông ta tìm thấy 632 huyệt chính, huyệt phát đế và 1617 huyệt bàng, huyệt phát quan, nên một mặt ông ta theo lệnh vua Đường Y Tông yểm phá các báu huyệt để tiêu diệt hiền tài của nước ta, mặt khác ông ta hiểu giá trị của vùng đất này, nên đã xây thành Đại La, mưu đồ thực hiện mộng bá vương và đã bị vua Đường trị tội. Âm mưu yểm huyệt Thăng Long chưa bao giờ ngơi nghỉ trong đầu các nhà cầm quyền Trung Hoa và hành động thô bạo ngày 11/9/1955 mà tôi vô tình chứng kiến có làm cho họ thận trọng hơn.

Hiện nay họ biết không thể ngang nhiên đổ bộ vào Thủ đô, họ đi vòng vèo từ phía Tây qua Lào, qua Cam pu chia và họ đang chiếm Bauxite Tây nguyên, còn tại Trung tâm Thủ đô, họ đang nhờ bàn tay nào phá Thủ đô của ta? Tinh ý, chúng ta sẽ biết."...
Đọc tiếp tại: bauxitevietnam.info

KTS Trần Thanh Vân
Nguồn bauxitevietnam.info
Đọc thêm
Quechoa

Âm nhạc


Nhạc sĩ Hùng Lân

Video Việt Nam Minh Châu Trời Đông - Khỏe vì nước - Hè về

Nhạc sĩ giáo sư Hùng Lân, tên thật là Hoàng Văn Hường, sinh năm 1922 tại Hà Nội, trong một gia đình có 8 anh chị em. Lúc thiếu thời, theo học các trường Gendreau, Lasan Puginier và Saint Sulpice ở Hà Nội. Ông bắt đầu chính thức học nhạc đều đặn bắt đầu năm 8 tuổi cho đến năm 22 tuổi, với các linh mục người Pháp P. Depautis và J. Bouis.

Từ năm 1944, Hùng Lân là giáo sư âm nhạc cho các trường trung học Chu Văn An và Nguyễn Trãi ở Hà Nội.

Sau Hiệp Định Genève 1954 chia đôi đất nước Việt Nam, nhạc sĩ Hùng Lân di cư vào Nam làm giáo sư âm nhạc của trường Ca Vũ Nhạc Phổ Thông Sài Gòn và cũng là Trưởng Ban Phát Thanh Nha Tổng Giám Đốc Thanh Niên Và Thể Thao Sài Gòn.

Từ năm 1957, ông là giáo sư nổi tiếng của trường Quốc Gia Âm Nhạc Kịch Nghệ Sài Gòn. Cùng một lúc ông vẫn bỏ thì giờ ghi tên học và tốt nghiệp bằng Cử Nhân Văn Chương Pháp tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn năm 1963.

Đến năm 1965, ông được bổ nhiệm chức vụ Chủ Sự Phòng Phát Thanh Học Đường, Trung Tâm Học Liệu, Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Sài Gòn.

Sau khi tu nghiệp tại Hoa Kỳ về ngành giáo dục và truyền thông, từ năm 1971 đến năm 1975 ông Hùng Lân trở lại việc dạy nhạc tại Âm Nhạc Viện Đà Lạt.

Sau 1975 và mãi đến khi gần qua đời năm 1986, giáo sư Hùng Lân tiếp tục việc dạy nhạc và nghiên cứu âm nhạc tại tư gia.
Là một nghệ sĩ nhưng cũng là một nhà mô phạm, được mọi người kính mến, giáo sư nhạc sĩ Hùng Lân có tiếng dạy học tận tâm, đứng đắn nhưng thật ra tính tình ông hòa nhã, vui vẻ.
Sự nghiệp về âm nhạc ngoài chuyện dạy nhạc kể trên còn những lãnh vực khác như trình diễn, nghiên cứu, viết sách nhạc và sáng tác nhạc.

Hấp thụ kiến thức thần học sở đắc tại Đại Chủng Viện Xuân Bích tại Hà Nội, nhạc sĩ Hùng Lân là người khởi xướng và phát huy phong trào dùng tiếng Việt trong thánh ca. Năm 1945, Hùng Lân người sáng lập Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh tại Hà Nam. Tính đến năm 1974, Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh đã xuất bản được 16 tuyển tập Thánh Ca của nhiều tác giả.
Ngoài ba tập nhạc Thánh Ca có tên Ca Vang Lời Chúa, những sách khác do giáo sư Hùng Lân viết có thể được chia làm hai loại chính, sách nghiên cứu âm nhạc và sách giáo khoa âm nhạc.

Công trình nghiên cứu âm nhạc của nhạc sĩ Hùng Lân đã được ông ghi lại ở những sách ông viết:

1970: Tìm Hiểu Dân Nhạc Việt Nam
1971: Nhạc Ngữ Việt Nam
1972: Tìm Hiểu Dân Ca Việt Nam (giải nhất Biên Khảo Nghệ Thuật)
1973: Vui Ca Lên 1 và 2
1975-1986: Nhạc Lý Tân Biên là Di Cảo của Hùng Lân

Sách giáo khoa âm nhạc của giáo sư Hùng Lân đã xuất bản:

1952: Giáo Khoa Âm Nhạc (giải thưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục)
1960: Nhạc Lý Toàn Thư
1964: Hỏi Và Đáp Nhạc Lý, Nhạc Hòa Âm Và Nhạc Đơn Điệu
1974: Thuật Sáng Tác Ca Khúc, Sư Phạm Âm Nhạc Thực Hành

Thêm nữa ông có soạn 100 bài viết cho phong cầm độc tấu hay đệm nhạc.
Riêng về phương diện sáng tác âm nhạc, theo tài liệu của gia đình và các bạn hữu, Hùng Lân có khoảng 900 tác phẩm và rất nhiều bản bị thất truyền.

Về Thánh Ca, ngoài tác phẩm Ca Vang Lời Chúa 1, 2 và 3, nhạc sĩ Hùng Lân còn 80 bài Thánh Vịnh Ứng Tác.
Ông viết khá nhiều nhạc cho nhi đồng, nổi tiếng là những bài Em Yêu Ai, Thằng Tí Sún, Con Cò, Ông Trăng Thu... Tập nhạc Vui Ca Lên là nhạc Hùng Lân biên soạn cho thiếu nhi. Nhạc sĩ Hùng Lân cũng đã phụ trách chương trình Phát Thanh Học Đường cho trẻ em, thiếu niên ở đài phát thanh Sài Gòn ngày xưa.
Nhiều sáng tác Tân Nhạc của Hùng Lân đã sống mãi trong lòng người Việt. Vài bản được ghi lại sau đây, một số bài ghi lại theo ký ức.

Nhạc phẩm Rạng Đông được giải thưởng Sáng Tác của Hội Khuyến Nhạc Hà Nội năm 1943 đã cho thấy ngay từ lúc đầu, khuynh hướng viết nhạc của Hùng Lân là những sáng tác của tuổi trẻ, của sức mạnh:

Anh nghe chăng cung kèn rạng đông
Đang uy linh lừng vang trên không
Đang thiết tha hùng hồn
Khơi chí gan Lạc Hồng
Cháy lên nhuộm trên ánh hồng...


Một bài hát khác cũng được rất nhiều người biết đến và hát là Khỏe Vì Nước:
Khỏe vì nước kiến thiết quốc gia
Đoàn thanh niên ta cố tài ba
Tạo nguồn dân sinh mới
Hùng mạnh trong năm giới
Hợp lực xây hưng thịnh chung nước Nam...

Những trường học nữ sinh thường hát bản Cô Gái Việt, đây cũng là bài nhạc hầu như bao giờ cũng được hát lên trong những ngày hội lễ của phụ nữ, như ngày kỷ niệm Hai Bà Trưng:

Lời sông núi bừng vang bốn phương trời
Giục chúng ta đường phụng sự quyết tiến
Triệu Trưng xưa đẹp gương sáng muôn đời
Dòng máu thiêng còn đượm nồng trong trái tim...

Hùng Lân viết rất ít nhạc tình cảm ủy mỵ, có vài bài còn lưu truyền đến nay như bài hát Hận Trương Chi:

Thuyền ơi, đêm nay biết trôi về đâu?
Dòng sông bao la, nước non xanh xanh một mầu
Hoa bèo dạt xuôi hòng đâu lúc về nguồn
Én bay đã mỏi cánh hồng...

Một bài nhạc có lẽ không có ai mà không biết đến là Hè Về, một tuyệt tác trong âm nhạc Việt Nam:

Trời hồng hồng sáng trong trong, ngàn phượng rung nắng ngoài song
Cành mềm mềm, gió ru êm lọc màu mây bích ngọc qua màu duyên
Đàn nhịp nhàng, hát vang vang, nhạc hòa thơ đón hè sang
Hè về trong khóm trúc mềm đầu bờ
Hè về trong tiếng sáo diều dật dờ
Hè về gieo ánh tơ...”

Bài Việt Nam Minh Châu Trời Đông, được giải nhất kỳ thi Âm Nhạc Toàn Quốc năm 1944, đã làm dậy lòng ái quốc của giống dân Lạc Hồng:

Việt Nam! Minh Châu Trời Đông
Việt Nam! Nước thiêng Tiên Rồng
Non sông như gấm hoa uy linh một phương
Xây vinh quang ngất cao bên Thái Bình Dương
Từ ngàn xưa tài danh lừng lẫy khắp nơi
Tiếng anh hùng tạc ghi núi sông muôn đời
Máu ai còn vương cỏ hoa
Giục đem tấm thân sẻ với sơn hà
Chung tâm cương quyết ta ôn lời thề ước
Hy sinh tâm huyết trong báo đền ơn nước.

Giáo sư nhạc sĩ Hùng Lân là một nhân tài hiếm có và quý báu của nước Việt Nam
.

Phạm Anh Dũng
Nguồn: My.opera.com - Vietnet

Friday, November 20, 2009

The inspiring story


The Best Teacher Ever


There is a story from many years ago of a primary school teacher. Her name was Mrs. Thompson. And as she stood in front of her 5th grade class on the very first day of school, she told the children a lie. Like most teachers, she looked at her students and said that she loved them all the same.

But that was impossible because there in the front row, slumped in his seat, was a little boy named Teddy Stoddard.

Mrs. Thompson had watched Teddy the year before and noticed that he didn’t play well with the other children, that his clothes were messy and that he constantly needed a bath. And, Teddy could be unpleasant.

It got to the point where Mrs. Thompson would actually take delight in marking his papers with a broad red pen, making bold X’s and then putting a big “F” at the top of his papers. At the school where Mrs. Thompson taught, she was required to review each child’s past records and she put Teddy’s off until last.

However, when she reviewed his file, she was in for a surprise, Teddy’s first grade teacher wrote, “Teddy is a bright child with a ready laugh. He does his work neatly and has good manners…he is a joy to be around.”

His second grade teacher wrote, “Teddy is an excellent student, well liked by his classmates, but he is troubled because his mother has a terminal illness and life at home must be a struggle.”

His third grade teacher wrote, “His mother’s death has been hard on him. He tries to do his best but his father doesn’t show much interest and his home life will soon affect him if some steps aren’t taken.”

Teddy’s fourth grade teacher wrote, “Teddy is withdrawn and doesn’t show much interest in school. He doesn’t have many friends and sometimes sleeps in class.”

By now, Mrs. Thompson realized the problem and she was ashamed of herself. She felt even worse when her students brought her Christmas presents, wrapped in beautiful paper and tied with pretty ribbons, except for Teddy’s. His present which was clumsily wrapped in the heavy, brown paper that he got from a grocery bag.

Mrs. Thompson took pains to open it in the middle of the other presents. Some of the children started to laugh when she found a rhinestone bracelet with some of the stones missing, and a bottle that was one quarter full of perfume. But she stifled the children’s laughter when she exclaimed how pretty the bracelet was, putting it on, and dabbing some of the perfume on her wrist.

Teddy Stoddard stayed after school that day just long enough to say, “Mrs. Thompson, today you smelled just like my mom used to.”

After the children left she cried for at least an hour. On that very day, she quit teaching reading, and writing, and arithmetic. Instead she began to teach children.

Mrs. Thompson paid particular attention to Teddy. As she worked with him, his mind seemed to come alive. The more she encouraged him, the faster he responded. By the end of the year, Teddy had become one of the smartest children in the class and, despite her lie that she would love all the children the same, Teddy became one of her “teacher’s pets.”

A year later, she found a note under her door, from Teddy, telling her that she was still the best teacher he ever had in his whole life.

Six years went by before she got another note from Teddy. He then wrote that he had finished high school, third in his class, and she was still the best teacher he ever had in his whole life.

Four years after that, she got another letter, saying that while things had been tough at times, he’d stayed in school, had stuck with it, and would soon graduate from college with the highest of honors. He assured Mrs. Thompson that she was still the best and favorite teacher he ever had in his whole life.

Then four more years passed and yet another letter came. This time he explained that after he got his bachelor’s degree, he decided to go a little further. The letter explained that she was still the best and favorite teacher he ever had. But now his name was a little longer – the letter was signed, Theodore F. Stoddard, MD.

The story doesn’t end there. You see, there was yet another letter that spring. Teddy said he’d met this girl and was going to be married. He explained that his father had died a couple of years ago and he was wondering if Mrs. Thompson might agree to sit in the place at the wedding that was usually reserved for the mother of the groom. Of course Mrs. Thompson did.

And guess what? She wore that bracelet, the one with several rhinestones missing. And she made sure she was wearing the perfume that Teddy remembered his mother wearing on their last Christmas together. They hugged each other, and Dr. Stoddard whispered in Mrs. Thompson’s ear, “Thank you Mrs. Thompson for believing in me. Thank you so much for making me feel important and showing me that I could make a difference.”

Mrs. Thompson, with tears in her eyes, whispered back. She said, “Teddy, you have it all wrong. You were the one who taught me that I could make a difference. I didn’t know how to teach until I met you.”

Author Unknown

Source inspire21.com
Đọc thêm : Bad daddy’s blog

Thursday, November 19, 2009

Chu Dung Cơ


Hiểu đời

Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời,thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.(Hình phải:Chu Dung Cơ)

Qua một ngày mất một ngày
Qua một ngày vui một ngày
Vui một ngày lãi một ngày.

Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.

Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì.
Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi.

Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền,biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.

“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”.

Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc,cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.
Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.

Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.
Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi.
Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ.

Nhà cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ.
Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.

Ốm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư?
Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi.
Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy.

Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.

Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).

Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.
Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.

Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.

Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.

Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.

Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; Tuổi không già tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già.

Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu…. Mọi thứ đều nên “vừa phải”.

Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống….)
Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh).

Người khôn phòng bệnh , chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống.
Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh…. Tất cả đều là muộn.

Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.

Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.

“Hoàn toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.

Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh.

Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.
Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.

Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già.

Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.

Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn.

Chu Dung Cơ
Nguồn intern
Đọc thêm Zhu Rongji

Wednesday, November 18, 2009

Thiện Giao


Anh hùng và Kẻ phản bội
trong Quân lực VNCH.
Một tiếng nói mới về chiến tranh VN

Video Ly cà phê cuối cùng

Buổi ra mắt tác phẩm nghiên cứu lịch sử về chiến tranh Việt Nam của giáo sư Andrew Wiest tại thành phố Falls Church có thể được xem là cơ hội để những người bạn cũ, những đồng đội cũ, của 40 năm trước gặp lại nhau.

Họ có thể là những mảnh vụn, bị phân tán khắp nơi sau khi chia tay, để rồi, với tác phẩm nghiên cứu của Wiest, họ lại được sắp vào nhau như một khoa học ghép hình, góp phần tái lập lại hình ảnh đúng đắn hơn cho một quân đội, theo lời giáo sư Wiest, gần như chưa bao giờ được thế giới Tây Phương thừa nhận và đối xử công bằng. Biên tập viên Thiện Giao có bài tường thuật tại chỗ sau đây.

Thành phố Falls Church, ngày 17 tháng Hai, năm 2008. Tại buổi lễ ra mắt tác phẩm nghiên cứu lịch sử của giáo sư Andrew Wiest. Tác phẩm có tên "Vietnam’s forgotten Army. Heroism and betrayal in the ARVN."

"Hãy cho tôi giải thích tại sao tôi viết cuốn sách này. Tôi chỉ mới 14 tuổi khi Sài Gòn thất thủ, còn quá trẻ cho cuộc chiến Việt Nam! Nhưng tôi đã nhìn thấy cuộc chiến ấy mỗi ngày, trên tivi, trong ánh mắt những thanh niên Hoa Kỳ đàn anh trở về từ chiến trường Việt Nam, trên khuôn mặt những người Việt Nam được các nhà thờ trong địa phương bảo trợ sang Hoa Kỳ sau cuộc chiến.

Nhưng tôi cũng nhận ra một điều: không một ai có thể giải thích cuộc chiến ấy! Đối với tôi, đó là một bí ẩn. Và chắc hẳn, đó cũng là bí ẩn trung tâm của thế hệ chúng tôi. Và tôi quyết định đi tìm câu trả lời."

Cuộc chiến không thể diễn tả hết bằng giấy mực.

Andrew Wiest(Hình phải), giáo sư sử học, Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Tranh và Xã Hội tại đại học Southern Mississippi trình bày nguyên ủy ra đời của tác phẩm "Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Một Quân Đội Bị Quên Lãng. Anh Hùng và Kẻ Bội Phản."

Đối với Andrew Wiest, chiến tranh Việt Nam là một lớp học không có giáo sư, một cuốn sách không có tác giả, một điều cấm kỵ mà dường như hầu hết người Mỹ muốn quên đi.

Wiest không chọn thái độ đó, và ông quyết định một phương pháp giảng dạy mới. Đó là, mời các cựu chiến binh đến giảng bài, và sau đó, chính ông đưa họ cùng các sinh viên sang Việt Nam, để tìm hiểu chiến trường của hơn 30 năm trước, và cũng để đi tìm diện mạo của một quân đội mà ông gọi là "bị bỏ quên."

"Trong thời gian ở Việt Nam, tôi gặp một người đàn ông có tên là Phạm Văn Đính, đã tham gia chiến tranh Việt Nam. Qua câu chuyện ông ta kể, tôi thấy ông ta là một bí ẩn. Tôi tin rằng, tôi sẽ cần phải nói chuyện với ông ta nhiều hơn nữa để học hỏi.

Sau khi trở lại Hoa Kỳ, tôi hỏi rất nhiều người về Phạm Văn Đính. Tất cả đều nói, nếu tôi muốn biết nhiều hơn về Đính, có một người có thể kể cho tôi. Người đó tên là Trần Ngọc Huế, đã kết thúc cuộc đời binh nghiệp theo một con đường hoàn toàn khác Phạm Văn Đính."

Và cuốn sách ra đời. Tác phẩm của Wiest là một công trình thuần túy lịch sử, nhưng cấu trúc được xây dựng lạ lùng, và chủ đề được tiếp cận nhân bản.

Cuộc gặp gỡ định mệnh

"Anh Hùng và Kẻ Bội Phản" cũng đầy những con số, địa danh, tên gọi, tổn thất. Nhưng "Anh Hùng và Kẻ Bội Phản" không lạnh lùng, vô cảm. Tác phẩm được xây dựng trên 2 nhân vật chính, có thật, hoàn toàn có thể kiểm chứng trực tiếp hoặc gián tiếp. Hai nhân vật có tên Phạm Văn Đính và Trần Ngọc Huế.

Cả hai gặp nhau trong một sự sắp xếp trớ trêu của định mệnh. Trước hết, họ là đồng hương, là người Huế, và cùng yêu cố đô với tình cảm mãnh liệt. Cả hai đều chọn binh nghiệp. Sĩ quan Phạm Văn Đính, sinh năm 1937, tốt nghiệp trường Võ Bị Thủ Đức, sĩ quan Trần Ngọc Huế, sinh năm 1942, tốt nghiệp Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt.

Con đường binh nghiệp của cả hai sĩ quan trẻ gặp nhau tất cả 5 lần.

Bốn lần đầu, trong vinh quang, khi cả hai cùng liên tiếp được thăng cấp rất nhanh trong vai trò sĩ quan tác chiến. Sự gan dạ và các chiến tích của họ được tác giả cuốn sách gọi là "Thời Đại Của Những Anh Hùng."

Lần gặp thứ năm, cũng là lần cuối cùng, cả hai không thể lường trước, về hoàn cảnh, về địa điểm, và cả tư thế. Lần gặp này, một trong hai người sẽ phải ân hận cho đến cuối đời.

Một quân đội anh hùng

Tạm rời câu chuyện của Phạm Văn Đính và Trần Ngọc Huế để trở lại hành trình tìm hiểu chiến tranh Việt Nam của tác giả Andrew Wiest.

"Không như những gì thế giới Phương Tây đã nghĩ, miền Nam Việt Nam đã chiến đấu cực kỳ anh dũng trong 20 năm. Anh dũng hơn cả những gì mà thế giới Tây Phương, cho đến thời điểm này, vẫn viết, vẫn tin và vẫn hình dung. Trong các trận đánh, từ chiến trường nhỏ trước Mậu Thân, và mở rộng ra sau đó, họ đã chiến đấu rất can đảm và hiệu quả."

Wiest, ở tuổi 14 khi chiến tranh kết thúc. Có thể xem Wiest là thế hệ hậu chiến. Wiest, tại sao bị ám ảnh bởi cuộc chiến? Cuộc chiến tranh Việt Nam là vậy. Hãy nghe nhận định của giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, một diễn giả trong buổi ra mắt sách.

"Những câu chuyện thân tình mà Trung Tướng William Bolt vừa kể về Trần Ngọc Huế cho thấy ông tin rằng Huế đã chết, thế mà đột nhiên ông ta lại xuất hiện. Cuộc chiến Việt Nam là như vậy. Khó hiểu thật.

Tôi thuộc vào thế hệ chiến tranh, và tôi không thể lấy cuộc chiến ấy ra khỏi đầu tôi, rõ ràng là như vậy. Thế nhưng những thế hệ trẻ hơn, chẳng hạn giáo sư Wiest, tác giả cuốn sách này, thì rõ ràng, cuộc chiến Việt Nam lại quay về, và ám ảnh chúng ta."

Hãy quay trở lại với hai sĩ quan trẻ Trần Ngọc Huế và Phạm Văn Đính. Hãy hình dung chiến trường Tchepone, Hạ Lào, gần 40 năm về trước.

Một đêm cuối tháng Ba năm 1971, trong khuôn khổ chiến dịch Lam Sơn 719, Trần Ngọc Huế lúc đó đang ở Tchepone, bị thương và ngất lịm. Ông ra lệnh cấp dưới mở đường máu thoát thân, để ông lại trận địa nhằm tránh gây cản trở trên đường tháo lui. "Giấc Mơ Bị Vỡ Vụn," là tên của chương sách nói về trường hợp sĩ quan Trần Ngọc Huế bị bắt làm tù binh.

Về phần Phạm Văn Đính, trong giai đoạn cuối của hành quân Lam Sơn 719, được lệnh đưa đơn vị đến Khe Sanh để yểm trợ và đóng cửa căn cứ. Vòng vây Bắc Việt xiết chặt, tình thế hiểm nghèo. Phạm Văn Đình 2 lần nhận được yêu cầu của phía Bắc Việt: Đầu hàng để được toàn mạng. Trung tá Phạm Văn Đính quyết định đầu hàng, ở tuổi 35, khi còn 2 tháng nữa thì được vinh thăng đại tá. "Kẻ Bội Phản" là chương sách nói về trường hợp của trung tá Phạm Văn Đính.

Một năm sau, tại một trại tù binh ở Sơn Tây, trung tá Đính và thiếu tá Huế gặp nhau lần thứ năm. Huế bàng hoàng nhận ra, trung tá Đính của quân lực Việt Nam Cộng Hòa ngày nào, bây giờ đã là trung tá Đính quân đội nhân dân, đến gặp, nói chuyện và tế nhị chiêu dụ thiếu tá Huế hợp tác với miền Bắc. Thì ra, chỉ một thời gian ngắn sau khi trung tá Đính đầu hàng, ông đã quyết định đổi bộ quân phục, hợp tác và được chuyển ngang cấp bậc sang phía quân đội Bắc Việt.

Thiếu tá Huế từ chối hợp tác, bị giam đến năm 1973, có tên trong danh sách trao đổi tù binh theo Hiệp Định Paris. Ông được đưa đến địa điểm trao đối tù binh thuộc tỉnh Quảng Trị, có thể nhìn thấy cảnh cũ ở bên kia biên giới, tay đã chạm vào tự do, và rồi, một sĩ quan Bắc Việt tiến đến, nói rằng Huế bị bắt tại Lào nên không phải là tù binh của Bắc Việt. Ông không được trả tự do.

Năm 1983, thiếu tá Huế ra tù, về sống tại Sài Gòn, sau đó sang Hoa Kỳ và định cư tại thành phố Falls Church, tiểu bang Virginia, cho đến nay.

Trung tá Phạm Văn Đính thì đã qua đời hồi năm ngoái, tại Việt Nam, sau một lần sang Hoa Kỳ để trả lời phỏng vấn của tiến sĩ Wiest, tác giả cuốn sách đang được nói đến. Tại đây, những đồng đội ngày xưa, tức những kẻ thù bây giờ, kể cả các cố vấn Hoa Kỳ, từ chối gặp mặt ông.

Lịch sử không công bằng

Tác giả Wiest khẳng định, quân lực Việt Nam Cộng Hòa là một quân lực bị bỏ quên. Trong tư thế một sử gia, Wiest khẳng định, bằng chính nghiên cứu của mình, rằng quân lực Việt Nam Cộng Hòa là một quân lực anh dũng, đã chiến đấu trong cuộc chiến 20 năm để bảo vệ tự do.

Quân lực ấy có rất nhiều anh hùng, nhưng không được lịch sử đối xử công bằng. Wiest nói, Tây Phương chỉ viết về chiến tranh Việt Nam như một cuộc chiến chỉ có người Hoa Kỳ đánh nhau. Thực tế không phải như vậy, và càng không phải như vậy khi người Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam. Hãy nghe thiếu tướng Creighton Abrams, con trai cố đại tướng Abrams nhắc lại những gì thân phụ ông suy nghĩ.

"Một sĩ quan người Anh đã phát biểu về cha tôi, rằng Abrams giỏi lắm, rất giỏi. Đáng lý ra ông ta phải có một cuộc chiến tốt hơn. Tôi không đồng ý với nhận định ấy.

Đến hôm nay tôi vẫn tin, cũng như cha tôi đã từng nói, quân đội miền Nam Việt Nam đáng cho những gì tốt nhất mà ông đã ra công. Và ông thấy hãnh diện đã từng cùng họ phục vụ một cuộc chiến mà kết thúc cuối cùng không như mong muốn."

Để kết thúc, xin được giới thiệu trích đoạn trong lời đề tựa trên tác phẩm "Anh Hùng và Kẻ Bội Phản." Lời đề tựa do thượng nghị sĩ James Webb, cựu Bộ Trưởng Hải Quân, và cũng là cựu chiến binh Việt Nam, viết, có đoạn đại ý như sau:

Câu chuyện của Phạm Văn Đính và Trần Ngọc Huế không phải là những câu chuyện dễ cảm nhận. Điều quan trọng không phải là nhìn vào một Việt Nam vươn mình từng năm một vào cộng đồng thế giới. Để hiểu được hai hành trình trái ngược này, phải nhìn vào một Việt Nam những ngày đầu thoát ra khỏi bóng tối của cuộc chiến.

Hãy nhìn như vậy, để cảm nhận một Trần Ngọc Huế chiến sĩ dũng cảm, trả giá đắt cho lòng trung thành nhưng chẳng bao giờ phải trả lời câu hỏi về danh dự. Trong khi đó, con đường mà Phạm Văn Đính đã chọn, ít đau đớn hơn, nhưng lại trở nên phức tạp hơn ở hồi kết thúc."

Tác giả Wiest nói rằng, sự chọn lựa của hai nhân vật chính, nhất là quyết định "thay đổi bộ quân phục" của Phạm Văn Đính, sẽ do chính độc giả tự đánh giá. Mục đích của Wiest là, thông qua câu chuyện của hai sĩ quan này, trình bày lại sự thật về một quân đội quả cảm nhưng bị đối xử thiếu công bằng về mặt lịch sử.

Mà đó cũng là công việc của Wiest, một sử gia. Có người đã từng phát biểu, rằng "không có sử gia, sự thật sẽ vĩnh viễn nằm trong bóng tối."

Andrew Weist, thông qua "Anh Hùng và Bội Phản," đã phần nào đưa được sự thật ra ánh sáng.

Thiện Giao
phóng viên đài RFA
Nguồn rfa.org
Thứ hai 25, Tháng Hai 2008