Đại Vệ Chí Dị
Lời dẫn: - Lệ thường cứ 5 năm 1 lần, triều đình nhà Vệ lại kết thúc nhiệm kỳ của các quan và ngôi minh chủ. Sau đó sẽ sắp xếp lại các vị trí quan trọng trong triều đình. Tùy từng cá nhân và thời khắc, có thể ngôi vị vẫn như thế hoặc thay đổi chút ít. Năm nay các đại thần nước Vệ vào cuộc đua tranh khốc liệt để dành ngôi cao nhất, bởi Vệ vương Cường tuổi đã cao, sức yếu không còn sức để thiết triều nữa. (Hình phải :nguoibuongio)
Kẻ trên cao nhất phải cống hiến hết sức mình cho đất nước, trách nhiệm ấy thật khó khăn. Bởi vậy những người có đức thường tự xét mình không đủ, thường không chăm chú vào việc tiến thân. Nhưng nếu tính đến ngôi vị quyền cao trọng vọng nhất thiên hạ, bổng lộc ngút ngàn, thì không thiếu gì kẻ phải toan tính mọi điều để đạt được. Ấy cũng là lẽ đương nhiên của con người. Cuộc đua tranh ngôi vị nước Vệ âm thầm và khốc liệt giữa những kẻ đầy tham vọng vương quyền ngày một khốc liệt. Mỗi người một mưu kế khác nhau, kế nào cũng tuyệt diệu cả.
Đi Tìm Bí Quyết đoạt ngôi báu.
Phủ tể tướng mùa thu năm Kỷ Sửu.
Nước Vệ lâm vào cảnh khó khăn, nhiên liệu khan hiếm, cả mỏ than mênh mông ở miền biển giáp với Tề đồ sộ như vậy, tưởng ngàn đời không hết. Thế mà trải qua hàng trăm triều đại còn đấy, đến triều nhà Sản có mấy mươi năm đã sạch bách không còn lấy một hòn.
Các loại nhiên liệu chất đốt khác ngày càng tăng cao vọt. Đời sống và sản xuất của nhân dân ngày càng khó khăn. Giá cả các mặt hàng khác cũng theo nhiên liệu mà lên cao ngất, dân chúng khổ cực vô cùng.
Tể tướng Bạo trước cảnh thế sự như vậy nhận định.
- Nếu ta có kế sách gì làm cho nhiên liệu không đắt đỏ thì ta có uy tín tuyệt đối để xưng vương.
Mưu sĩ bàn.
- Theo ý bề tôi, ngài cứ theo cách cũ. Có gì đào được cứ đào.
Bạo hỏi.
- Còn gì mà chưa đào nhỉ ?
Mưu thần.
- Còn cái bể than ở dưới đồng bằng sông Huyết.
Bạo e dè.
- Chỉ e bọn kẻ sĩ, hủ nho lại phản đối làm náo động dân tình như hồi đào quặng ở cao nguyên.
Mưu sĩ .
- Vậy thì nên trừ bọn đó trước đi đã. Giờ ban lệnh để đi đến đồng thuận thì mọi ý kiến đóng góp dù đồng ý hay không đồng ý đều phải tập trung thông qua nơi có trách nhiệm của triều đình. Đứa nào mà góp ý bên ngoài là trái lệnh, là cố ý phá hoại, là xuyên tạc sẽ bị xử lý. Đứa nào còn lại góp ý với ta, ta giải thích thế nào chúng cũng phải nghe. Khi đã phải đến góp ý với ta có nghĩa là chúng cũng bị tước hết mọi ngón nghề rồi.
Bạo nghe mưu sĩ nói, ngửa mặt nhìn trời khen.
- Người ta nói con chim hồng bay cao được, bởi có đôi cánh chắc khoẻ. Ta được như ngày nay là nhờ có các bầy tôi như ngươi vậy.
Bạo quay sang thét gia nô bày tiệc, chủ tớ tiệc tùng vui vẻ. Lúc rượu ngà ngà, bỗng Bạo chợt nhớ ra điều gì bèn đứng dậy tuốt gươm đập xuống bàn mà nói.
- Các ngươi, nói về nhiên liệu thì phải khai thác.Nhưng cũng phải có cách dùng sao cho hiệu quả. Ngày xưa hàn vi, tiên đế lúc bôn ba trên giang hồ, ở xứ người giá lạnh. Tiên đế có luyện được phép ‘’ Tích Nhiệt Công’’ , sau này lên ngôi không mấy ai để ý mà học phép ấy. Đến khi tiên đế băng hà, phép ấy cũng mất theo. Nay giá như ta có cách gì tìm được bí kíp đã thất truyền đó, có phải là hay vô cùng sao.?
Mưu sĩ tâu.
- Thưa ngài, tiên đế vốn là rồng tiên ngự thế, phép thuật tinh vi huyền diệu vô cùng. Tích Nhiệt Công là phép phải thâu tóm được linh khí đất trời, dù chỉ cho vào lửa 1 canh giờ mà giữ được nhiệt cả đêm. Sau này nhiều dược sư, phù thuỷ đã thử luyện theo phép đó mà không thành. Thành công bất quá cũng chỉ mang ra lò lửa, bọc giấy dó, cắp nách đi mươi bước đã hết nhiệt. Phép này hàng nghìn năm trước chưa ai dùng, năm mươi năm sau cũng chưa ai làm được. Có lẽ phải mang chân mệnh như tiên đế mới thi triển được. Bởi vậy lúc lên ngôi đến khi băng hà, Người đã không nhắc gì đến phép ấy và cũng không truyền lại cho ai cả.
Mưu sĩ khác nói.
- Ngoài dân gian người ta đã làm đủ loại thiết bị tiết kiệm năng lượng, nào thiết bị tiết kiệm nhiệt lượng, khí lượng, dầu lượng đều không đi đến đâu.
Bạo than.
- Giá như có phép đó, có phải chúng ta không phải đào bể than sông Huyết không ?
Mưu sĩ xúm lại an ủi Bạo, có kẻ nói rằng.
- Ngày xưa lúc bần hàn, thần linh xúi khiến, tâm cơ bất ngờ lĩnh hội mà tiên đế biết phép đó. Sau này lên ngôi, há chả phải người đã dạy ‘’ non sông ta rừng vàng, biển bạc, đất đai phì nhiêu màu mỡ, tài nguyên vô tận…’’ như vậy, chúng ta cứ đào hết để dùng, khi nào hết biết đâu ‘’ Tích Nhiệt Công’’ lại xuất hiện trên giang hồ.
Bạo nghe xong, nở mày , nở mặt hết ưu tư, đứng dậy thét.
- Nào nâng cốc, tiên đế anh linh, biết đâu đào hết núi non , đồng bằng dùng hết. Người mới cho ‘’ Tích Nhiệt Công’’ hiện ra .
Các mưu sĩ nâng cốc hỉ hả hô theo.
- Tiên đế anh linh, đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, đào hết đào hết phải đào hết.
Các loại nhiên liệu chất đốt khác ngày càng tăng cao vọt. Đời sống và sản xuất của nhân dân ngày càng khó khăn. Giá cả các mặt hàng khác cũng theo nhiên liệu mà lên cao ngất, dân chúng khổ cực vô cùng.
Tể tướng Bạo trước cảnh thế sự như vậy nhận định.
- Nếu ta có kế sách gì làm cho nhiên liệu không đắt đỏ thì ta có uy tín tuyệt đối để xưng vương.
Mưu sĩ bàn.
- Theo ý bề tôi, ngài cứ theo cách cũ. Có gì đào được cứ đào.
Bạo hỏi.
- Còn gì mà chưa đào nhỉ ?
Mưu thần.
- Còn cái bể than ở dưới đồng bằng sông Huyết.
Bạo e dè.
- Chỉ e bọn kẻ sĩ, hủ nho lại phản đối làm náo động dân tình như hồi đào quặng ở cao nguyên.
Mưu sĩ .
- Vậy thì nên trừ bọn đó trước đi đã. Giờ ban lệnh để đi đến đồng thuận thì mọi ý kiến đóng góp dù đồng ý hay không đồng ý đều phải tập trung thông qua nơi có trách nhiệm của triều đình. Đứa nào mà góp ý bên ngoài là trái lệnh, là cố ý phá hoại, là xuyên tạc sẽ bị xử lý. Đứa nào còn lại góp ý với ta, ta giải thích thế nào chúng cũng phải nghe. Khi đã phải đến góp ý với ta có nghĩa là chúng cũng bị tước hết mọi ngón nghề rồi.
Bạo nghe mưu sĩ nói, ngửa mặt nhìn trời khen.
- Người ta nói con chim hồng bay cao được, bởi có đôi cánh chắc khoẻ. Ta được như ngày nay là nhờ có các bầy tôi như ngươi vậy.
Bạo quay sang thét gia nô bày tiệc, chủ tớ tiệc tùng vui vẻ. Lúc rượu ngà ngà, bỗng Bạo chợt nhớ ra điều gì bèn đứng dậy tuốt gươm đập xuống bàn mà nói.
- Các ngươi, nói về nhiên liệu thì phải khai thác.Nhưng cũng phải có cách dùng sao cho hiệu quả. Ngày xưa hàn vi, tiên đế lúc bôn ba trên giang hồ, ở xứ người giá lạnh. Tiên đế có luyện được phép ‘’ Tích Nhiệt Công’’ , sau này lên ngôi không mấy ai để ý mà học phép ấy. Đến khi tiên đế băng hà, phép ấy cũng mất theo. Nay giá như ta có cách gì tìm được bí kíp đã thất truyền đó, có phải là hay vô cùng sao.?
Mưu sĩ tâu.
- Thưa ngài, tiên đế vốn là rồng tiên ngự thế, phép thuật tinh vi huyền diệu vô cùng. Tích Nhiệt Công là phép phải thâu tóm được linh khí đất trời, dù chỉ cho vào lửa 1 canh giờ mà giữ được nhiệt cả đêm. Sau này nhiều dược sư, phù thuỷ đã thử luyện theo phép đó mà không thành. Thành công bất quá cũng chỉ mang ra lò lửa, bọc giấy dó, cắp nách đi mươi bước đã hết nhiệt. Phép này hàng nghìn năm trước chưa ai dùng, năm mươi năm sau cũng chưa ai làm được. Có lẽ phải mang chân mệnh như tiên đế mới thi triển được. Bởi vậy lúc lên ngôi đến khi băng hà, Người đã không nhắc gì đến phép ấy và cũng không truyền lại cho ai cả.
Mưu sĩ khác nói.
- Ngoài dân gian người ta đã làm đủ loại thiết bị tiết kiệm năng lượng, nào thiết bị tiết kiệm nhiệt lượng, khí lượng, dầu lượng đều không đi đến đâu.
Bạo than.
- Giá như có phép đó, có phải chúng ta không phải đào bể than sông Huyết không ?
Mưu sĩ xúm lại an ủi Bạo, có kẻ nói rằng.
- Ngày xưa lúc bần hàn, thần linh xúi khiến, tâm cơ bất ngờ lĩnh hội mà tiên đế biết phép đó. Sau này lên ngôi, há chả phải người đã dạy ‘’ non sông ta rừng vàng, biển bạc, đất đai phì nhiêu màu mỡ, tài nguyên vô tận…’’ như vậy, chúng ta cứ đào hết để dùng, khi nào hết biết đâu ‘’ Tích Nhiệt Công’’ lại xuất hiện trên giang hồ.
Bạo nghe xong, nở mày , nở mặt hết ưu tư, đứng dậy thét.
- Nào nâng cốc, tiên đế anh linh, biết đâu đào hết núi non , đồng bằng dùng hết. Người mới cho ‘’ Tích Nhiệt Công’’ hiện ra .
Các mưu sĩ nâng cốc hỉ hả hô theo.
- Tiên đế anh linh, đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, đào hết đào hết phải đào hết.
nguoibuongio
Nguồn nguoibuongio