Friday, April 30, 2010


Lễ Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận
30-4-2010 tại Nam California.






Nguồn vietland.net
Xem thêm : lyhuong.net
- youtube.com - uss Midway - Washington DC - Toronto - Dallas - Boston

Thursday, April 29, 2010

Jim Kavanagh


House in Georgia, heart in Vietnam

Vietnamese in America

The end of the Vietnam War in April 1975 brought a wave of immigrants to the United States. The U.S. Census Bureau didn't even count people of Vietnamese origin in the 1970 Census, but in 1980 it counted nearly 262,000. The Vietnamese population has roughly doubled every 10 years since. The Census Bureau counted nearly 1.3 million people of Vietnamese origin in 2004.

Editor's note: CNN.com is collecting tales of the Vietnamese diaspora. Here is one family's story. If your family left Vietnam after the war, tell us about it here.


Decatur, Georgia (CNN) -- The Vietnam War ended with the fall of Saigon 35 years ago this week, but Hong Nguyen will never surrender.

Nguyen's story is just one among millions from Vietnam's tragic war era, but it's also one that ultimately resolves in triumph.


Nguyen was a Republic of Vietnam army major stationed in Da Nang when the port city was bombarded by the enemy North Vietnamese army in late March 1975. Commanders in Saigon, 380 miles to the south, offered no guidance or information, he said.

"It was total chaos," Nguyen, now 74 and living in Decatur, Georgia, said through an interpreter. "The only thing anyone knew was that something was wrong. Nobody knew the details, so everyone was on the run."

Nguyen gathered up his wife, Que Pham, their seven children and the family dog and headed for Da Nang's Tien Sa port, hoping to escape on a boat. Thousands of others in the city of half a million had the same idea.

Nine hours later, Nguyen and his family, along with a few hundred others, were able to board a 500-foot-long barge. (The dog was left behind.) They managed to push off and row out into the South China Sea, but it was no sanctuary. Thugs terrorized the other passengers, taking their cash, jewelry and even clothes.

"They got on with a purpose," said Nguyen, who lost his sidearm and uniform to the ruffians.

The refugees drifted for two days and two nights without food or drinkable water. The thugs killed several people, and others died of dehydration in what Nguyen's family calls "the atrocity."

At last they were rescued by a proper ship, which carried them 295 miles down the coast to Cam Ranh Bay. The next day, they caught another boat to Vung Tau, where Nguyen ran barefoot across scorching sand to find rags in which to wrap his children's feet so they could make the crossing.

The next day, the family rode the remaining 40 miles overland to Saigon, where Nguyen reported for duty at the national security section office.

Despite the chaos up north, it was business as usual for the military and government for most of April 1975, Nguyen said, even though the Viet Cong and North Vietnamese army were rapidly advancing southward.

"There was still hope, because the western part of Vietnam was still stable, and we believed we could establish ourselves there to resist and defeat the communists," Nguyen said.

It was not to be. With the withdrawal of American troops two years earlier, South Vietnamese forces could not hold off the communist advance. Saigon fell April 30. The war was over.

Nguyen, suddenly out of work with a wife and seven children to feed, operated a bicycle taxi for about six weeks. Then an order came for all officers of the defeated army to report to meetings.

In June 1975, Nguyen and hundreds of thousands of his fellow officers, intellectuals, religious leaders and others associated with the losing side were arrested and sent off to communist "re-education camps" for however long their keepers decided.

Nguyen spent the next 11 years being thrust into a series of filthy camps, subjected to desperate living conditions, intense indoctrination and hard labor in the jungle heat and mountain cold. It's not known how many inmates died from disease or were worked or starved to death in the camps.

Nguyen's wife, Que Pham, was left to fend for herself.

"My wife and children barely made a living by selling vegetables at the flea markets and collecting plastic bags to recycle," he said.

The government tried to entice detainees' families to move to remote settlements in the countryside, but Pham held out.

"These women were hopeless," Nguyen said. "They had to support themselves, raise their children, while being taken advantage of and were left without anything. They were deceived with promises that if they would go to these 'new economized places,' their husbands would be released early. ... It was an empty promise."

Outside his Georgia home today, Nguyen shows visitors a statue he fashioned to honor these women's courage and sacrifice. A small figure of a woman holds a child next to a live miniature tree.

"The communists knew the wives were dedicated to their husbands, but they wanted the wives to go where they could not survive," Nguyen said. They wanted to wipe out a generation and all memory of freedom, he said.

Nguyen finally was released, and the family reunited in 1986, settling in Saigon, by now renamed Ho Chi Minh City, where he worked as a carpenter.

Vietnam's government has liberalized its social restrictions and economy since the mid-1980s, according to the CIA World Factbook, and foreign investment has pumped cash into the country.

Nguyen still despises the communists.

"They use propaganda to improve their image with the American people. They have no noble intention at all," he said of Vietnam's political leaders. "In Vietnam today, the people are oppressed so much."

The communists "still have control by taking advantage of capitalists who supply the money that keeps them in power," he said.

In 1993, Nguyen and his dependents were allowed to emigrate to the United States under a program for former prisoners of the regime.

iReport: Share the story of your Vietnam journey

Nguyen, Pham and four of their children flew to Los Angeles, California. (The three oldest children were not eligible to emigrate because they no longer were Nguyen's dependents; two since have emigrated, and the last is in the process.)

The West Coast was swamped with immigrants, and work was scarce. When the news came that Atlanta, Georgia, would host the 1996 Summer Olympic Games, Nguyen knew that meant jobs. The family moved to Georgia, and the parents soon landed jobs in housekeeping at a downtown hotel.

"Due to the language barrier, it was very hard," Nguyen said. "Completely different culture and way of life. But we are very proud to say that after only eight months of government help, we were able to secure jobs and gradually learned to adapt to the new life."

Pham continued at the hotel for years, gaining the love and respect of her co-workers. She was even elected "queen" in an in-house contest. Her husband proudly shows off a photo of her, resplendent in her traditional Vietnamese gown.

Nguyen moved on to better-paying jobs, first at a furniture factory and then at an auto parts maker in Atlanta. He retired in 2006.

"Our lives have become quite stable," he said.

On the front of the family's immaculate brick ranch home near Atlanta, Nguyen has cultivated vines into a large map of Vietnam. A Vietnamese flag flies above it.

In the center of the front lawn, Nguyen built a concrete box containing a water reservoir, from which elegant lotus flowers rise every summer.

"The lotus pond is the symbol of Buddhism, the religion that our family relies on to guide our belief and conduct," Nguyen says.

The street-facing side of the box shows the silhouettes of two adults, seven children and a dog looking out to sea in Da Nang. A blood-red communist hammer-and-sickle smashes half a sunburst symbol of freedom, while in the opposite corner the letter F for "freedom" holds up the other half of the sunburst, which resembles the tiara of the Statue of Liberty.

The side facing the house shows the Olympic rings and several athletes. Vietnamese words deliver the message, "Stay fit to serve your country." It is painted in the yellow and red of the Vietnamese flag.

"I wanted to express my feelings for my country. I want to be recognized as Vietnamese," said Nguyen, a naturalized U.S. citizen. "I wanted to do something that will remind us of where we came from, how we Vietnamese had to make the decision to be away from our country despite our inexpressible feelings toward it.

"This means we have never and will never forget Vietnam and Vietnamese people, though unfortunately and reluctantly we are apart from them. We always look out for our country and our people."

By Jim Kavanagh, CNN
April 28, 2010 1:56 p.m. EDT

Michelle Steel


Hôm nay,
hãy cho tôi làm người Việt Nam

LTS - Bà Michelle Steel, Ủy Viên Hội Ðồng Thuế Tiểu Bang California, trong một thư gởi nhân dịp Cộng Ðồng Việt Nam tưởng niệm biến cố 30 Tháng Tư, viết rằng: “Ngày này, hãy cho phép tôi làm người Việt Nam.” Bà Steel là một người Mỹ gốc Hàn Quốc, có hoàn cảnh tương tự người dân Việt Nam, đất nước chia đôi vì Cộng Sản. Nhân dịp tưởng niệm 35 năm, Biến Cố 30 Tháng Tư, Tòa Soạn xin đăng tải nguyên văn thư ngỏ này, của một thành viên cộng đồng láng giềng, với cộng đồng Việt Nam, như một lời chia sẻ.Bà Michelle Steel, Ủy Viên Hội Ðồng Thuế Tiểu Bang California. (Hình: Tư Liệu Người Việt)

Hôm nay(Wednesday, April 28, 2010),hãy cho phép tôi được cùng cộng đồng Việt Nam trên khắp nước Mỹ, tưởng niệm 35 năm biến cố 30 Tháng Tư, ngày Sài Gòn thất thủ.

Tương tự các bạn, mẹ sinh thành ra tôi đã bị buộc phải chạy trốn khỏi quê hương, vì sự xâm chiếm của Cộng Sản Bắc Hàn. Thân mẫu tôi đã phải bỏ lại tất cả tài sản tại Seoul, tự lực cánh sinh đi tìm thực phẩm, đi tìm những nơi nương náu tạm, khi Chiến Cuộc Triều Tiên lên đến đỉnh điểm của sự tàn khốc.

Cá nhân tôi, sinh ra trong một đất nước bị chia đôi vì Cộng Sản, và hàng triệu gia đình phải ly tán, vì sự phân chia ấy.

Kinh nghiệm của chính cá nhân tôi khiến tôi đồng cảm với nỗi đau và mất mát của người Việt Nam. Ai có thể hình dung thảm kịch nào có thể xảy ra, cách đây 35 năm, khi người lính Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ cuối cùng rời khỏi Việt Nam? Tương tự các bạn, tôi đau buồn khi nhìn thấy nhiều, rất nhiều, đồng hương miền Bắc của tôi, phải mưu sinh vất vả cho những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Và họ thực hiện cuộc mưu sinh ấy dưới sự đàn áp của một chính quyền Cộng Sản.

Hôm nay, với sự thông cảm sâu xa, tôi và những người Hoa Kỳ gốc Hàn yêu tự do, xin nghiêng mình cùng cộng đồng Việt Nam, những người có lịch sử tương đồng với chúng tôi.

Chúng ta, cả hai cộng đồng Hàn và Việt, mong chờ một ngày đất mẹ được hoàn toàn tự do và dân chủ.

Nhân ngày tưởng niệm biến cố đau buồn 30 Tháng Tư của các bạn, tôi xin được cùng các bạn vinh danh tất cả những ai đã hy sinh cuộc sống mình để bảo vệ tự do. Chúng ta cũng cùng nhau tưởng nhớ hàng trăm ngàn người Việt Nam khác đã chết trên đường đi tìm tự do.

Hôm nay, hãy cho tôi làm người Việt Nam.

Kính

Michelle Steel
Ủy Viên Hội Ðồng Thuế California
Nguồn nguoi-viet.com

Tuesday, April 27, 2010

Phạm Xuân Quang


Hồi ký của Thiếu Tá TQLC Mỹ
Phạm Xuân Quang và ảnh hưởng của cha anh

Một quyển hồi ký của một quân nhân Mỹ gốc Việt rất được giới quân đội Hoa Kỳ ưa thích, nay đã được dịch ra tiếng Việt.

Ðồng thời, cuốn sách đó, “A Sense of Duty” của Quang X. Pham, cũng được Random House tái bản với ấn bản bìa giấy, một dấu hiệu cho thấy cuốn sách có nhiều độc giả. Khác với thị trường Việt Nam, trong thị trường Mỹ, một cuốn sách thường được xuất bản lần đầu với bìa cứng, in ít bản hơn, cho tới khi cuốn sách tự chứng tỏ là ăn khách, mới được tái bản bìa giấy và in hàng loạt.

Tác giả Quang X. Pham sẽ có mặt tại nhà hàng Zen, 9329 Bolsa, Westminster, CA 92683, để ra mắt ký tặng sách và gây quỹ tranh cử cho Hugh Nguyen for Orange County Clerk-Recorder.

Quang X. Pham, tức Phạm Xuân Quang, mới đây ra ứng cử Quốc Hội liên bang, là một cựu thiếu tá phi công trong thủy quân lục chiến Mỹ. Thân phụ ông là cựu phi công phi đoàn khu trục 514 VNCH Phạm Văn Hòa.

Cuốn sách, với tiểu tựa “My Father, My American Journey” cho thấy thân phụ tác giả, cả về binh nghiệp lẫn cách nhìn về thế giới, ảnh hưởng đến Phạm Xuân Quang tới mức nào.

Phạm Xuân Quang hiện nay là một thương gia thành công, một triệu phú tự lập và tổng giám đốc công ty Lathian Health.

Dưới đây là trích đoạn một phần chương đầu cuốn sách “A Sense of Duty,” tựa tiếng Việt là “Ý Thức Trách Nhiệm.”

Chương dẫn nhập

Tôi sinh ra là một người Việt Nam tại một bệnh viện cổ của Pháp sáu tháng trước khi Tổng Thống Lyndon B. Johnson gởi hàng ngàn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đến đất nước tôi... Tôi vẫn có thể tìm nơi sinh quán của tôi trên bản đồ. Tuy nhiên bây giờ nó đã bị đổi tên, với một cái tên quái dị, kỳ lạ, Thành Phố Hồ Chí Minh. Cái tên Saigon đã bị cưỡng đoạt. Nhưng nó vĩnh viễn không bị mất, tôi có thể cho mọi người biết lý do tại sao, mà không khỏi nghẹn ngào. John F. Kennedy đã từng nói, “Chiến thắng sẽ có 100 người cha thừa nhận và thất trận luôn luôn là kẻ mồ côi.” Như là một đứa trẻ mồ côi một nửa, tôi tự bằng lòng với chính tôi, Vietnam vẫn tồn tại trong tôi bao lâu mà tôi vẫn còn sống, và tình yêu của tôi cho nước Mỹ, một người Việt Nam đối với Hoa Kỳ, và bây giờ là quê hương của tôi.

Khi tôi được hai mươi tuổi, tôi trở thành người Mỹ bởi sự lựa chọn. Thật ra tôi chỉ là một sản phẩm phụ, hiện hữu bởi sự thất bại của chính sách Hoa Kỳ ủng hộ một chế độ làm tiền đồn để bảo vệ Á Châu. Tôi vẫn có thể giữ thẻ xanh và trở thành thường trú nhân như một số ít người không muốn trở thành công dân Mỹ. Nhưng tôi biết nếu muốn gia nhập quân đội Mỹ tôi phải là công dân của nước này. Ngay từ bé giấc mơ của tôi khi lớn lên tôi sẽ trở thành một phi công như bố tôi. Tôi cũng không ngờ để theo đuổi giấc mơ này, đã giúp tôi trả ơn việc trở thành công dân Mỹ và tìm hiểu được sự thật về nghĩa vụ của bố tôi trong cuộc chiến dai dẳng. Bố tôi một lần đã viết: “Có lẽ số phận ngẫu nhiên, con đã ở cùng một đơn vị Thủy Quân Lục Chiến mà bố thường bay để yểm trợ và đã cứu thoát bố trong những ngày đầu của cuộc chiến.”
...

Ðây chỉ là một câu chuyện đơn giản của một đứa trẻ tị nạn lớn lên không cha và trở thành lẫn lộn vì nỗi nhung nhớ quê hương. Sôi nổi vì những tiếng gọi nghĩa vụ quê hương ngay cả trước khi chào đời, đứa bé được đưa vào giấc mộng của người Mỹ, mặc dầu phải trải qua những kỳ thị và những chướng ngại. Tuy nhiên sau cùng người thiếu niên này nhờ người bố thân yêu, một người lúc nào cũng dấn thân cho danh dự mà không hề đòi hỏi một sự đền bù và người thiếu niên này đã tìm được những hòa đồng.

Năm 1975, một tuần lễ trước khi quân Bắc Việt tràn ngập Saigon, mẹ tôi và ba người em gái của tôi và tôi đã đào thoát ra khỏi Vietnam. Quê hương tôi tan vỡ ra từng mảnh; hy vọng một quốc gia hoàn toàn có tự do đã trở thành vô vọng. Không hề đoán được trước là gia đình tôi trở thành một trong số hàng ngàn gia đình có thân nhân là tù nhân chiến tranh.
...

Sau cùng nỗi lo sợ kinh hoàng của chúng tôi khi rời khỏi Vietnam đã chấm dứt. Bố tôi đã bị Cộng Sản cầm tù sau khi chiến tranh kết liễu: Ông bị lên án hơn mười hai năm tại các trại tù - sau khi ông được lệnh đi trình diện học tập chỉ có ba mươi ngày. Sau khi đã lắng nghe hay giả vờ lắng nghe sự tẩy não của Cộng Sản (có mỹ từ là “cải tạo”) trong vài tháng, ông đã trải qua những năm tháng còn lại trong các lao tù khổ sai đương đầu với tất cả các chứng bệnh phù thũng, kiết lỵ, sốt rét, đói khát, đánh đập và gần kề với tử thần. Ông ta và những người cùng một thế hệ lầm tưởng Hoa Kỳ sẽ sát cánh với họ mãi mãi. Bố tôi đã phục vụ hai mươi mốt năm trong quân ngũ của miền Nam sau Ðệ Nhị Thế Chiến gần hết tuổi thanh xuân của ông. Nhưng khi ông đến được bến bờ tự do tại đây, ông chẳng bao giờ nhận được một sự chào đón chân thành, nói chi đến những quyền lợi cựu chiến binh hay hưu dưỡng.
...

Khi bố tôi qua đời năm 2000, những người bạn đồng ngũ của ông xuất hiện đông đủ để tiễn biệt ông, cũng như những người bạn Thủy Quân Lục Chiến của tôi. Buổi chiều khi tôi đọc bài điếu văn đó là giây phút khó khăn nhất trong đời tôi: Tôi đã mất đi người bố thân yêu lần thứ hai trong đời. Tôi đứng khẽ động đậy dưới ngọn đèn của nhà quàn, đưa mắt nhìn về phía cuối phòng những người đồng đội già của bố tôi, nay không còn trong quân ngũ. Những người đã từng phục vụ chung trong phi đoàn với bố tôi hay cùng sống qua các trại cải tạo: Bao, Hoi, Thanh, Tien, Tri, Xuong, và nhiều người khác nữa. Họ đã phủ lá Cờ Vàng Ba Sọc Ðỏ lên quan tài của bố tôi. Tôi đọc bài điếu văn bằng Anh ngữ. Tôi đã chểnh mảng với tiếng mẹ đẻ của tôi quá lâu để có thể kể lể một cách trau chuốt về cuộc đời và sự nghiệp của bố tôi.
...

Bố tôi đã làm điều gì để ông xứng đáng cho những danh dự đó? Tại sao những người cựu quân nhân này phải bận tâm với những nghi thức quân đội? Rốt cuộc, quê hương của bố tôi đã mất cũng như những người lãnh đạo- những người được coi là đảm lược và giỏi giang nhất- là loạt người đầu tiên đã đào thoát ra khỏi Saigon, mang theo cả vợ con. Chỉ trong vòng năm mươi lăm ngày trong Mùa Xuân 1975 khi một đạo quân gồm một triệu người đã tran rã hàng ngũ một cách nhanh chóng. Ðổ lỗi cho Hoa Kỳ? Ðiều này đã từng làm, và nhiều người miền Nam vẫn tiếp tục đổ lỗi cho người bạn đồng minh. Vết thương này vẫn chưa được hàn gắn từ hàng chục năm nay trên đất nước này. Sự tháo chạy của một đồng minh?
...

Ngày 27 tháng 4 , năm 1964, bố tôi, lúc đó là trung úy không quân Phạm Văn Hòa, đã bị bắn hạ trong một phi vụ yểm trợ cho một cuộc hành quân trực thăng vận quy mô điều khiển bởi cố vấn Mỹ trong cuộc chiến bí mật của họ. Ðược cứu sống và tập trung vào binh nghiệp của ông, ông tiếp tục tung hoành trên bầu trời miền Nam thêm một thập niên nữa, cho đến khi sự may mắn của ông cũng như bao nhiêu người đồng hương khác, không còn nữa. Hơn mười hai năm cay đắng, thật ra là cả hết cuộc đời của ông, bố tôi đã trả một cái giá quá đắt của những người thất trận. Những tên cai ngục Bắc Việt đã mạt sát bố tôi bằng vô số những danh từ không ái quốc, phản bội, nợ máu, tay sai đế quốc, không tặc, và đánh thuê rẻ tiền. Chúng áp buộc bố tôi phải viết những bản tự thú nhìn nhận những tội phạm đã liên kết với chính phủ Saigon. (Những người đồng minh cũ của bố tôi và guồng máy truyền thông, báo chí Mỹ, một khi an bình trở về Hoa Kỳ, đã vẽ lên một hình ảnh tiêu cực là miền Nam tham nhũng, bất tài, một xã hội đen không xứng đáng để yểm trợ.)
...

Tôi vẫn ao ước bố tôi vẫn còn sống. Ông từ trần vỏn vẹn tám năm sau khi rời khỏi Việt Nam. Tất cả những điều này, và mặc dầu đôi lúc ông nghĩ rằng Hoa Kỳ đã bội phản ông. Nhưng không vì đó mà ông sẽ vắng mặt trong cuộc lễ khánh thành Tượng Ðài. Ông đã chiến đấu bên cạnh những người lính Hoa Kỳ tại Việt Nam và bố tôi hãnh diện về điều này.
...

Tôi chẳng bao giờ nhìn lại quá khứ và sẽ không bao giờ. Phải mất ba mươi năm tôi mới có câu trả lời cho những thắc mắc của tôi. Hoa Kỳ đã cho gia đình tôi một cơ hội làm lại cuộc đời lần thứ hai trong tự do và thanh bình và cơ hội mọi người thông cảm lẫn nhau trở lại; bố tôi và những người bạn tù của ông ta sẽ không bao giờ bị quên lãng. Ơn nghĩa ấy chúng tôi vẫn canh cánh bên lòng. Và đó là câu chuyện của hai bố con tôi.

Phạm Xuân Quang
Nguồn nguoi-viet.com

Monday, April 26, 2010

Thơ Nguyễn Cung Thương


Gửi súng cho tao
Video Gửi súng cho tao

Tao cụt một chân, mất một tay
Nhưng còn một tay
Để viết thư dùm cho thằng mù hai mắt
Nghe nói ở xứ người chúng mày "cày" như trâu
Nhưng không quên Đồng Đội
Chia đô la cho chúng tao, như chia máu ngày nào ...
Tao cũng sớt cho mấy thằng bạn: Phế Binh Việt Cộng !
Chúng cũng què đui sứt mẻ như nhau
Bởi Đảng của chúng bây giờ là lũ đầu trâu...

Có điều tao không thể hiểu
Bao nhiêu năm qua
Chúng mày cứ mãi dặn dò
Thế giới văn minh, đừng làm gì bạo động
Liệu chúng mày có thể hòa hợp được không
Với lũ kên kên, hổ báo?
Những con thú cực kỳ giàu có
Mang "thẻ đỏ, tim đen"
Nợ Nga, sợ Tầu, lạy Mỹ
Với Quan Thầy cung cúc tận tụy
Quay về đàn áp dân đen
Chúng đóng đinh Chúa Jesus lần nữa
Bịt miệng Cha, trói Phật, nhốt Sư, quản lý Chùa

Chúng tao lê lết trên thành phố Cáo Hồ
Nên biết rất rõ từng tên đại ác
Trên bàn tiệc máu xương dân tộc
Nhà hàng nào chúng cũng ăn nhậu
Bé gái nào cũng bị chúng mua trinh
Chúng ta sẽ tỉa từng thằng
Đất nước cần nhiều "quốc táng"
Bớt được mạng thằng Cộng Sản nào
Thì địa ngục xã hội chủ nghĩa này
Còn có chút sáng láng hơn

Hãy gửi tiền cho những nhà tu
Để họ mở cửa nhà tù
Còn chúng tao là chiến sĩ
Hãy gửi về cho chúng tao vũ khí
Thằng cụt tay sẽ chỉ cho thằng mù mắt bấm cò
Thằng còn chân sẽ cõng thằng què quặt
Trận chiến sau cùng này sẽ không có Dương Văn Minh

Nguyễn Cung Thương
Hình phải trên tác giả Nguyễn Cung Thương .Saigon-VietNam

Saturday, April 24, 2010

Nguyễn Đặng Mừng.


Mạ và Cô giáo

Từ nhỏ đến lúc vào đệ nhị cấp tôi chỉ được học với Thầy. Cô Võ Thị Hồng là cô giáo đầu tiên, lại dạy môn văn, môn tôi thích và học khá nhất. Vài tuần đầu lạ trường lớp, lại mặc cảm là học sinh trường tư mới được tuyển vào, tôi muốn chứng tỏ với bạn bè rằng tôi cũng biết học văn.Trắc nghiệm đầu tiên của cô với năng lực học sinh không phải những bài nghị luận mà là mỗi em tự sưu tầm về ca dao tục ngữ, chép và trình bày thật đẹp trong một cuốn tập để cô chấm điểm. Cơ hội đã đến. Không cần phải đi đâu xa, Mạ tôi là một kho tàng ca dao tục ngữ để tôi tha hồ ghi chép. Tôi sưu tập được hàng trăm câu hay và độc đáo từ mạ rồi nộp cho cô. Cô hỏi mô mà nhiều rứa, tôi bảo Mạ em hò cho em chép đó. Cô cười bảo em có người mạ tuyệt vời.

Mạ tôi không biết chữ. Cô Hồng là cô giáo đầu tiên của tôi đã tốt nghiệp sư phạm môn văn. Cô giáo “ra đề”, mạ lại giúp tôi “giải đề”.Từ nhỏ mạ tôi thường dạy chị em tôi ứng nhân xử thế chỉ bằng ca dao tục ngữ. Mạ chỉ đọc lên và chị em tôi hiểu. Có khi hiểu sai mạ lại giải thích bằng ngôn ngữ dân dã, ri nì, tê nì. Cô Hồng giúp tôi hiểu sâu hơn, minh triết hơn về ca dao tục ngữ.

Có lần đọc một cuốn sách phê bình truyện Kiều, tác giả cuốn sách là một nhà thơ nổi tiếng. Nhân nói về vần điệu, nhà thơ bèn đem câu:
Con mèo con chó có lông, bụi tre có mắt nồi đồng có quai”ra ví, rồi bảo rằng tục ngữ ca dao Trị Thiên có câu nói cho có vần, không ý nghĩa gì cả. Mạ tôi bảo nói chi mà ngu, đó là “tai vách mạch rừng”. Tôi đem điều này trao đổi với Cô Hồng, Cô bảo mạ nói đúng, ông nhà thơ kia sai. Còn đọc cho tôi nghe một câu lạ, có âm hưởng… “Con mèo con chó…”: “Con mèo con chó cũng không, bụi tre một chắc, ngoài đồng không ai”. Không ai “chộ” cả, vậy mà đôi trai gái hôn nhau hôm sau cả làng ai cũng biết.

Có lần cô cho cả lớp mỗi trò tự chọn đề tài thuyết trình. Bài thuyết trình hay nhất theo tôi thuộc về Cao Thị Yến với truyện dài Chim Hót Trong Lồng của Nhật Tiến. Yến mũm mĩm và hiền như ma suoer, lại nói về thân phận cô bé trong trường mồ côi ở nhà thương Phủ Doãn với các Dì Phước. Tôi chưa quen thân mà dám đồ rằng chắc Yến là người Công Giáo, và biết đâu chừng đã từng ở trường dòng. Có lẽ hồi trẻ Yến không thực hiện được ý nguyện đi tu nên hiện giờ Yến ở nhà thờ và đi làm từ thiện nhiều hơn ở nhà. Biết đâu ý nguyện đó lại bắt đầu từ niềm thương cảm cô bé mồ côi trong truyện, từ buổi thuyết trình ngày xưa.

Những bài thuyết trình phải nộp cho cô Hồng duyệt trước khi được lên diễn đàn. Tôi mê truyện dịch nên soạn thuyết trình cuốn Đôi Bạn Chân Tình của Hermann Hesse . Cô gọi riêng tôi và nhẹ nhàng bảo, em không nên thuyết trình một cuốn sách vượt khả năng của mình. Tôi buồn vì cô “coi thường’ mình nhưng cũng về soạn lại bài thuyết trình khác, tôi nhớ là đề tài về ca dao tục ngữ. Tiếc là tôi không được thuyết trình vì trễ. Tôi mang theo lời dặn của cô, “cứ đi hết đường xóm của mình ta sẽ gặp thế giới”.

Gần đây tôi đi theo nghiệp văn, đúng ra là văn nó vận vào đời tôi từ nghiệp dĩ, từ khi tôi học lớp 10c, từ lúc Cô Hồng nói với chúng tôi về cách để viết một bài văn hay. Cô nhắc lại một câu của nhà văn Nhất Linh, đại ý là: “Văn chương là phương tiện để đưa ý tưởng của mình đến với độc giả. Văn giản dị dễ hiểu mà lột tả được những ý tưởng súc tích sâu xa mới tài, mới hay”. Và bao giờ trước trang giấy, bàn phím tôi vẫn tâm niệm điều đó. Những câu ca dao tục ngữ theo ruộng vườn chảy tràn trong văn tôi; “Đi mô đem thiếp theo cùng, đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp theo”. Và đôi lúc đi hơi “xa nhà” trong trang viết tôi lại giật mình nhớ câu: “Mẹ già cuốc đất trồng khoai, con đi mua ngọn nghe ai chưa về”. Mạ và cô, trong sâu thẳm tâm thức mình luôn hiện về nhắc nhở tôi.

Năm tôi thi đậu tú tài ban c mạ tôi vui lắm, ai tới nhà cũng khoe. Lúc nghe tôi có giải thưởng truyện ngắn của tạp chí Sông Hương, ra được tập truyện Cô giáo tôi cũng xúc động lắm, bảo Cô T phân bì với Cô đó. Cô T bảo “ mi dạy văn có đứa làm văn sĩ, tau dạy ngoại ngữ chưa có ai làm dịch giả cả, vậy là mi hạnh phúc hơn”.

Tôi viết khá nhiều mà chỉ viết chuyện đâu đâu, chưa có dòng nào cho Mạ cho Cô. Cô và Mạ đã cho gói kẹo văn chương ngọt ngào tuổi thơ, tôi cứ ôm giữ khư khư không chịu ăn, lại thèm kẹo của người dưng. Tôi cứ sợ viết không xứng với những điều Mạ và Cô trao cho, hay sợ mình “hết vốn” cũng nên?!

Nay mạ đã già và cô thì yếu. Qua bài viết này con, em xin gửi đến hai vị lòng tri ơn sâu nặng của mình.

Nguyễn Đặng Mừng
18. 11.2009

Friday, April 23, 2010

Menam blog


Viết cho con những ngày cuối tháng 4:
‘Ðứng thẳng làm người, con nhé!’

19 tháng 4, 2010

Nấm thân yêu,

Mẹ viết cho con những dòng này, sau khi cân nhắc và tẩy xóa khá nhiều lần.

Lá thư cuối tháng 4 này được mẹ viết giữa những bộn bề suy nghĩ, đắn đo.

Những tưởng, chúng ta có thể bỏ lại sau lưng khoảng thời gian khốn khó, những tưởng mọi thứ lại trở nên bình thường sau bao nhiêu cố gắng của mẹ, những tưởng...(Hình phải:Blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và con gái)


Mọi thứ không hề bình yên chút nào con ạ, bởi mái nhà của chúng ta, khoảng sân con thường chơi, góc nhà con nằm ngủ, chỉ cần có một chữ ký xác nhận là nó sẽ chẳng thuộc về chúng ta nữa.

Mẹ nghĩ mãi mà không ra, căn nhà đó, nếu vì bất cứ lý do nào mà mẹ không quay về, thì cũng không ai có quyền xác nhận là mẹ không tạm trú ở đó, bởi ngoài mớ giấy tờ chi chít dấu đỏ hợp thức hóa sự hiện diện của mẹ, thì vẫn còn có một mối dây liên kết vô hình phải không con?

Huống hồ chi, vì lý do an toàn cá nhân, và cả an toàn trong tinh thần của mình, và để chấm dứt cái cảnh nay ông trưởng thôn đến hỏi, mai lại có nhiều cặp tình nhân lảng vảng quanh nhà, để tránh cái cảnh căng thẳng và những bức xúc không cần có, mẹ muốn tịnh tâm, muốn con yên bình.

Chủ Nhật, ngày 18 tháng 04 năm 2010 - mẹ muốn con nhớ ngày này, cái ngày mà những người nhân danh luật pháp, vì muốn bảo vệ hạnh phúc gia đình mình, đã “nhờ” ba con ký giấy xác nhận rằng: mẹ con ta không còn ở trong căn nhà của mình nữa.

Lý do và động cơ nào khiến họ làm việc đó thì mẹ không biết, thực lòng mẹ cũng không muốn biết, bởi ở đất nước này, sẽ có 1001 lý do được đưa ra bất cứ khi nào, bất cứ lúc nào người ta muốn.

Mẹ viết lại những chuyện này, không phải để trách móc ai. Mẹ chỉ muốn con biết rằng, đã từng có một thời điểm khó khăn để ba mình quyết định nên làm thế nào cho đúng và cho phải.

Mẹ ghi lại những điều này không phải để điểm mặt chỉ tên ai, mà mẹ muốn con biết rằng, mai này, có những loại công việc, nó sẽ quyết định nhân cách của mình. Người chọn nghề, hay nghề chọn người, điều đó không quan trọng, mà điều quan trọng nhất của một con người, là biết tự mình phân biệt đúng sai, và lựa chọn cách hành xử làm sao cho nên “người” nhất. Tuyệt đối, không được phép nhân danh nghề nghiệp, mà quên đi nhân cách của mình, con à.

Có thể mai này lớn lên, con sẽ thắc mắc rằng, tại sao mẹ lại “hân hạnh được chiếu cố” đến vậy? Lẽ ra, mẹ có thể lựa chọn khác đi, để ba con vui lòng, để mọi người được an nhàn, nhưng tại sao mẹ không làm thế?

Mẹ sẽ chỉ im lặng, bởi mẹ không trả lời con được.

Bởi vì, mẹ cảm nhận được dòng máu đang chảy trong người mẹ, buộc mẹ phải suy nghĩ và hành động như vậy. Mẹ đã từng suy nghĩ, tại sao mình không làm khác đi được?

Và, mẹ không tìm được câu trả lời.

Những ngày cuối tháng 4, khi viết những dòng này cho con, mẹ nhớ đến lá thư mà bác P. viết cho con trai mình năm ngoái. Một lá thư xúc động, và cũng làm khá nhiều người khó chịu, bởi nó là lời trần tình của một người cha dành cho con trai mình về quê hương thân yêu.

Mai này con lớn lên, sẽ phải học nhiều thứ về lịch sử, mẹ đã hứa với lòng mình, sẽ dạy con đánh vần hai tiếng “quê hương” thật trọn vẹn, sẽ chỉ cho con xem những dấu tích đớn đau trên thân xác đất nước mình. Tháng 4 mà mai này con được học, sẽ không chỉ có cờ hoa rực rỡ, mà nó còn là nước mắt và máu của rất nhiều người.

Tháng 4 là tháng mà mẹ sẽ dạy con, là biết nhìn nhận, biết lắng nghe và biết suy nghĩ trước những gì lịch sử đã trải qua. Ðó thực sự không phải là chiến thắng, mà chỉ là một cuộc chuyển giao quyền lực đầy đau đớn của dân tộc mình.

Quê hương này là của mẹ, của con, của mọi người Việt Nam.Làm gì có ai thắng cuộc, khi cả dân tộc này bị chậm tiến so với các nước bạn phải không con?

Mẹ sẽ không dạy con những điều cao siêu đầy lý tưởng, không dạy con yêu kính những giá trị không hề có thật được tô vẽ.

Mẹ sẽ chỉ dạy con rằng ngoài việc yêu bản thân mình ra, yêu ông bà, cha mẹ, anh chị em, họ hàng mình, yêu những người xung quanh mình, yêu cả nơi mà con sinh ra và lớn lên - là Việt Nam. Nơi sản sinh một dân tộc da vàng, thấp bé, nhưng thông minh và can đảm chẳng kém ai.

Có thể rồi con sẽ “được” học, được nghe, được xem và bị ảnh hưởng bởi một nền văn hóa mang tên Trung Quốc, rõ ràng là điều này sẽ xảy ra, bởi chúng ta đang phải sống chung với nó, phải đối mặt với nó trong cuộc sống hàng ngày mà không có sự chọn lựa nào khác.

Nên vì thế, mẹ viết những dòng này để con nhớ rằng, dù sự đô hộ của Trung Hoa cách đây 1000 năm đã trở thành nỗi ám ảnh trong lòng nhiều người Việt, thì giấc mơ “Hán” hóa nước Việt Nam bằng nhiều cách thức, nhiều thủ đoạn cũng sẽ chỉ là giấc mơ của tên láng giềng đầy lòng dã tâm.

Bởi lịch sử đã và sẽ đang viết tiếp tinh thần No China từ 1000 năm trước con à!

Một mai con khôn lớn, đọc lại những dòng này, mẹ hy vọng con sẽ hiểu hơn những gì mẹ đã nghĩ, đã làm chỉ vì muốn con có thể học được bài học đứng thẳng làm người, con nhé!

Mẹ yêu con!

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
Nguồn nguoi-viet.com

Nguyễn Thị Thanh Dương


GIẤC MỘNG DÀI

Tôi vừa về đến nhà là bố tôi hỏi ngay:

- Thủ tục đã xong xuôi chưa con?

- Xong cả rồi bố ạ, bên ấy ông Mấn chỉ đợi phỏng vấn thôi.

Ông Mấn là chú của bố tôi, người mà tôi phải gọi bằng ông trẻ. Ông đang sống ở miền Bắc Việt Nam , và bố tôi đang làm thủ tục bảo lãnh chú sang Mỹ theo diện du lịch.

Sau năm 1975, bố tôi phải đi “Học tập cải tạo” ròng rã 8 năm trời. Ra tù, về nhà bố tôi sống khép kín cho qua ngày, vả lại, một người sĩ quan chế độ cũ đi tù về, chẳng có cơ hội nào để vươn lên trong xã hội mới cả. Cho tới khi có chương trình HO, cho những người tù cải tạo được định cư tại Mỹ, thế là cả nhà tôi đi Mỹ.

Cuộc sống mới nơi xứ người đã phục hồi lại con người thật của bố tôi, bố mẹ đã đi làm, nuôi chúng tôi ăn học, cuộc sống dần dần ổn định mọi bề.

Năm 2000 bố mẹ và tôi lần đầu tiên về thăm quê hương Việt Nam , hay nói cho đúng hơn là về miền Bắc để tìm lại người thân. Bố đã gặp lại người mà bố muốn gặp, đó là ông Mấn, vì bố đã nghe tin ông vẫn còn đang sống ngay tại làng quê cũ.

Ký ức tuổi thơ của bố vẫn còn những kỷ niệm đẹp với ông chú, thuở còn trai trẻ, chú Mấn đã bỏ làng, đi buôn bán phương xa, từ buôn bè trên sông đến buôn hàng chuyến đủ loại thượng vàng hạ cám, miễn là cuộc đời được giang hồ tứ xứ.

Đi xa như thế, mỗi lần trở về làng, dù lời lãi hay không, chú Mấn đều mang quà về cho nhà, bố tôi là cháu ruột, cũng được nếm đủ loại quà bánh của chú, ngon như bánh cốm, bánh xu xê, bánh đậu xanh, bánh khảo của Hải Dương, hay tầm thường thì có những cục kẹo lạc, kẹo vừng hay kẹo bột ngọt ngào mà trẻ con nào không ưa thích !

Bố đã nhìn ông chú bằng ánh mắt kính phục và ngưỡng mộ, đôi chân chú khoẻ, đi hoài mà không biết mỏi, không chịu quay về làng quê ở hẳn như gia đình mong muốn. Ngoài quà bánh, chú Mấn còn có nhiều câu chuyện kể cho lũ cháu trẻ ranh làm chúng nó mê mẩn, bố tôi thích nhất những câu chuyện chú Mấn đi buôn bè trên sông, thả gỗ từ thượng nguồn xuôi về hạ nguồn, có khi gặp nước lũ, bè trôi, những người buôn bè phải chống trả với phong ba bão táp, những hình ảnh ấy hồi hộp và ly kỳ hơn trong phim truyện. Đến nỗi bố đã từng mơ, lớn lên sẽ đi buôn bè, giang hồ dọc ngang như chú Mấn.

Chú Mấn rất hào phóng, nhiều lúc chú đã dúi tiền cho bố tôi, bảo tao cho mày, cất đi mà tiêu, đừng cho bố mẹ mày biết. Những đồng tiền ngày đó đối với bố tôi đã lớn biết bao.

Chúng tôi đến nhà con gái ông Mấn, họ bảo ông đang ở căn lều ngoài nghĩa địa, ông thích ở riêng, khỏi phiền con cháu, mà nhà chúng nó cũng chẳng phải là một căn nhà nên ông chẳng chen chân vào làm gì, rồi lại mang tiếng ở nhà con rể.

Đứa cháu ngoại của ông dẫn chúng tôi đến căn lều, cô hơn 20 tuổi mà trình độ, kiến thức của cô vẫn ngô nghê như một đứa trẻ bậc Tiểu học, làm như từ hồi cha sinh mẹ đẻ đến giờ, cô chỉ từ làng quê này đi kinh tế mới Lào Cai, và trở lại làng, nên chẳng biết gì hơn ngoài núi rừng và đồng ruộng

Huyền thoại về “chú Mấn” cũng làm tôi thích thú và khao khát được gặp ông bằng xương bằng thịt. Bây giờ “chú Mấn” là một ông già 73 tuổi, ông to cao như cây cổ thụ, nước da nâu sẫm của người nông dân cả ngày phơi mặt ngoài đồng. Ông Mấn dựng một túp lều nhỏ ngay tại nghĩa địa, sống một mình, ngoài thì giờ làm vườn, làm ruộng, ông về lều thảnh thơi ngồi uống rượu như một kẻ nhàn du.

Khi tôi hỏi ông ở một mình nơi nghĩa địa ông có sợ ma không? Thì ông Mấn coi như đó là một câu hỏi ngớ ngẩn, ông bảo ma sợ ông chứ ông sợ gì nó!

Ông có một đứa con gái, hai vợ chồng nó nghèo xơ xác, căn nhà ọp ẹp dựng ở ven đê, mùa mưa con đường đê dấy lên bùn sình như bột nhão, đặt chân xuống bùn, dở lên để đi bước nữa thật là vất vả và khó khăn, vợ chồng chị đã từng đi kinh tế mới ở Lào Cai, chẳng thể sống nổi lại kéo nhau về làng cũ với căn bệnh sốt rét, nay ốm mai đau, tiền bạc không có, ruộng vườn trắng tay, đành phải ra đê mà ở là vậy.

Sau này cũng đơn lên đơn xuống các cấp xã, huyện, mới xin được một mẩu đất ruộng xấu nhất cuối làng, để cày cấy lấy hạt gạo đổ vào mồm, tuy không đủ no nhưng có còn hơn không. Vợ chồng chị đều ốm yếu, con thơ nhếch nhác, nên ông Mấn đã phải xông pha ,mang hết sức lực ra, đổ mồ hôi trên ruộng vườn để phụ giúp con cháu suốt bao nhiêu năm nay, ngoài ra ông còn sẵn sàng làm thuê cuốc mướn cho những nhà khác nữa.

Khác với lòng mong ước và sự tưởng tượng của tôi. Ông Mấn không hề vồ vập hay xúc cảm với bố tôi, thằng cháu nhỏ năm xưa ông từng âu yếm cho quà và cho tiền, ông nhìn chúng tôi bằng ánh mắt không thiện cảm cho lắm, ánh mắt ấy như nói rằng, lũ chúng tôi đã chạy theo “Mỹ Nguỵ” chẳng tốt lành hay ho gì.

Suốt câu chuyện, ông kiêu ngạo và hãnh diện khoe đất nước Việt Nam sau cuộc chiến thắng vinh quang 1975, đã dần dần đổi mới và tiến lên. Cụ thể là ngôi làng này, con đường làng bụi đất và gồ ghề khi xưa nay đã được tráng nhựa, nhiều nhà gạch xây lên và có điện thắp sáng, có ti vi, có đài radio, dân không phải nghe tin tức bằng cái loa ở trụ sở ấp nữa…

Dĩ nhiên, không phải cả làng ai cũng khá giả như thế, bằng chứng là nhà con gái ông và ông vẫn chưa có những thứ ấy. Nhưng ông Mấn vẫn khẳng định chắc như đinh đóng cột, trong tương lai nhà nhà sẽ no ấm hơn, cuộc sống tiện nghi đầy đủ hơn, xã hội chủ nghĩa sẽ đi đến đỉnh cao của thành công và quang vinh.

Ông Mấn khoe thêm, cuộc sống bây giờ dân chủ, ai có tiền thì cứ việc ăn ngon mặc đẹp, không như dạo xưa, giết một con gà để ăn cũng phải lén lút, dấu diếm sợ hàng xóm phê bình.

Tội nghiệp ông! Đã trải qua những năm dài đăng đẳng đói ăn, thiếu mặc của miền Bắc trong thời kỳ chiến tranh, đã quen với những vùi dập của cơ chế bao cấp thị trường, gạo, thịt, nhu yếu phẩm mua bằng tem phiếu. Nay được hưởng một chút tiện nghi rất sơ đẳng, rất bình thường, đã cho là đổi mới vĩ đại, đã hài lòng mãn nguyện.

Chúng tôi được biết ông Mấn đã là đảng viên, đang lãnh lương hưu trí, số tiền hưu cho một anh bộ đội quèn chẳng là bao, nhưng nó khẳng định cái giá trị công lao của anh đã đóng góp cho đảng và nhà nước.

Bố tôi và tôi đều thất vọng về “chú Mấn” ngày xưa, bố mẹ đã biếu ông Mấn một số tiền và đặc biệt là một cái áo ấm bằng da mà chính tay bố đã mua cho ông, vì bố đã biết mùa Đông đất Bắc mưa phùn gió bấc lạnh thế nào!

Tuy ông Mấn có ý chê trách chúng tôi theo “Mỹ Nguỵ”, nhưng ông không chê những món quà của “Mỹ Ngụỵ”, ông cẩn thận gấp những đồng tiền đô la bỏ vào túi và mặc thử cái áo ấm to dày với vẻ hài lòng. Tôi liếc nhìn quanh căn lều chông chênh, trống toang toác của ông, bốn bề gió lộng giữa bãi tha ma, làm sao mà không lạnh!

Về tới Mỹ, nghĩ đi nghĩ lại, bố tôi vẫn thương “chú Mấn”, ở cái tuổi già bên Mỹ đã được nghỉ ngơi, an hưởng đời sống đầy đủ từ vật chất đến y tế thuốc men, thì ông Mấn vẫn cơ cực làm công việc nặng nhọc, mà đời sống vẫn thiếu thốn mọi bề, chỉ có những giấc mộng của ông thì đầy ắp những ấm no, giàu đẹp. Không biết giấc mộng sẽ kéo dài tới bao lâu? Và ông có còn sống để mà hưởng không hay phải đợi đầu thai kiếp khác?

Mỗi năm sau đó, chúng tôi vẫn gởi tiền về cho ông Mấn, dù bất đồng ý kiến, nhưng chẳng ai nỡ nhìn người thân của mình ở tuổi già gần đất xa trời vẫn loay hoay đánh vật với cuộc sống để kiếm cơm cháo qua ngày như thế !

Cô cháu ngoại của ông Mấn thỉnh thoảng viết thư cho chúng tôi, kể về ông, năm nay ông 79 tuổi rồi, không còn khoẻ như hồi chúng tôi về thăm nữa. Bố tôi ngậm ngùi thương cho ông, và có ý định làm bảo lãnh cho ông Mấn sang Mỹ thăm thân nhân, coi như một món quà bất ngờ cho ông. Một con người từng yêu thích ngang dọc một thời, đây là cơ hội ông không thể bỏ qua, dù ông chưa tin tụi Mỹ cho lắm.

Ba tháng sau, ông Mấn của chúng tôi đã đặt chân đến Mỹ, ông như người từ cung trăng vừa rơi xuống mặt đất này, cái phi trường, nơi ông vừa ra khỏi máy bay đã làm ông choáng váng, ông bảo nó to đẹp cực kỳ mà ông chưa bao giờ tưởng tượng được.

Rồi đường xá, xe cộ…Trời ơi, thì ra có đất nước giàu có và tiện nghi cao cấp vượt bực đến vậy! ông bảo có nằm mơ ông cũng không thấy, ông đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, mỗi ngày ông biết thêm những điều mà ông cho là từ “vô lý” đến “đại vô lý” không thể tin được.

Ai đời, một người khách lạ đến từ nước khác, một nước theo xã hội chủ nghĩa như ông, mà chẳng cần phải khai báo, đăng ký tạm trú với chính quyền địa phương gì cả, tự do dân chủ đến độ ông không tin nổi !

Ai đời, người già, người tàn tật, dù không sinh đẻ ở Mỹ, dù chưa đi làm ngày nào trên đất Mỹ, chỉ được thân nhân bảo lãnh sang đây, cũng được hưởng tiền trợ cấp và bảo hiểm sức khoẻ !

Ông bảo nước Mỹ giàu có quá hoá…ngu ! Chúng nó bảo lãnh nhau sang đây, được nước chủ nhà cho định cư là qúy rồi, thì vợ chồng, con cái chúng nó phải nuôi nhau, lo cho nhau, việc gì nhà nước phải đứng ra trợ cấp?

Đã thế, tiền trợ cấp hàng tháng được gởi tới tận nhà, không bao giờ trễ nãi hay sai sót, trong khi ở làng quê ông, có chuyện gì cần đến xã, đến huyện thì thật là nhiêu khê, với đầy đủ giấy tờ, chứng cớ trong tay mà phải chầu chực, xin xỏ, có khi vẫn không xong.

Đây là những bài học dân chủ lần đầu tiên ông học được trong đời .

Hai tháng ở Mỹ, ông đã lên cân, khoẻ mạnh hẳn ra và vui vẻ thư thái, có lẽ vì ông được ăn uống đầy đủ, không phải vác cuốc ra đồng mỗi ngày, và nhất là ông đã cảm nhận một đời sống tự do, thoải mái?.

Dường như ông thấy thời gian trôi quá nhanh, ông chưa muốn trở về làng quê, dù đôi lúc ông cũng nhớ con nhớ cháu, dòng máu giang hồ đang trổi dậy trong người ông, y như ngày xưa, ông trôi dạt đó đây, thú vui phương xa đã níu giữ bước chân ông.

Ông Mấn đến Mỹ với chiếc áo ấm to dày mà ngày xưa bố mẹ tôi đã mang từ Mỹ về để tặng ông, chắc đây là chiếc áo ông quý lắm và chỉ mặc khi có chuyện “đại sự” nên trông vẫn còn tốt. Nhưng bố tôi vẫn bảo ông bỏ đi và dẫn ông đi sắm vài bộ đồ khác ở chợ Wal- Mart.

Ông Mấn tưởng đây là cửa hàng quần áo sang trọng bậc nhất thế giới mà ông đã hân hạnh được vào, dù bố tôi đã nói là cửa tiệm bình dân, nhưng ông nào tin, cứ cho là bố tôi khiêm nhường hay nói đùa.

Ba tháng du lịch của ông Mấn trôi qua, tới ngày ông phải trở về Việt Nam . Chúng tôi sắm cho ông hai va li đầy những quần áo và quà cáp.

Cả nhà ra phi trường tiễn ông, trước khi đi vào trong cổng, ông đã nắm tay bố tôi, ân cần, thân thiện như “chú Mấn” ngày xưa, và rưng rưng:

- Năm xưa cháu về Việt Nam , chú đã tuyên truyền cho cháu một thiên đường trong mộng, nhưng vẫn không bằng một góc cái hiện tại này, thực tế này, mà các cháu đang được hưởng. Gẫm lại, cùng một kiếp người mà đời chú và con cháu của chú đã gánh chịu bao nhiêu thiệt thòi. Cả thời tuổi trẻ, chú từng đi xa, đây là một chuyến đi xa đẹp nhất và có ý nghĩa nhất trong cuộc đời chú.

Rồi ông cười nhếch mép, vừa đùa vừa tủi thân:

- Kiếp sau, chú vẫn sẽ là một thằng thích giang hồ, xa xứ. Nhưng chú mong sẽ bước tới bất cứ miền nào, vùng đất nào có tự do, dân chủ và no ấm như nước Mỹ này.

Máy bay cất cánh, mang ông Mấn trở về Việt Nam, về ngôi làng quê, nơi có con đường tráng nhựa, có những căn nhà gạch, có ánh điện, có ti vi, có đài…

Nhưng chắc chắn giấc mộng dài của ông về một đất nước xã hội chủ nghĩa thì không còn nữa.


Nguyễn Thị Thanh Dương

Thursday, April 22, 2010

Thảm sát Katyn


NHỮNG HỒN OAN CHƯA SIÊU THOÁT Ở KATYN

Tai nạn máy bay ngày 10.4.2010 tại Smolensk làm thiệt mạng Tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski và đoàn tùy tùng gần 100 người đã làm sống dậy một trong những thảm kịch đen tối nhất của Trận Thế Chiến II liên quan đến tội ác của Cộng sản Xô-viết do Joseph (Josef) Stalin chủ mưu.

Bảy mươi năm trước đây, một ngày vào mùa xuân năm 1940, hơn 15,000 sĩ quan Ba Lan đã bị mật vụ Liên-xô NKVD hạ sát tại khu rừng Katyn, gần Smolensk trên đất Nga. Cuộc tàn sát được thi hành theo lệnh của Josef Stalin đã diễn ra một cách lạnh lùng có tổ chức như một vụ xử tử tập thể.

Số sĩ quan này đã bị Hồng quân Xô-viết bắt làm tù binh vào tháng 9, năm1939 sau khi quân đội Ba Lan bị tràn ngập do hai cuộc tấn công xảy ra cùng một lúc: quân lính của Stalin từ phía đông và quân lính của Hitler từ phía tây, mở màn cho trận Thế Chiến II. Hai cuộc tấn công phối hợp nhịp nhàng này là một âm mưu ô nhục giữa Stalin và Hitler qua một thoả ước được hai ngoại trưởng Molotov (Xô-viết) và Ribbentrop (Đức) ký chỉ vài ngày trước cuộc xâm lăng. (Hình phải:Tù binh Ba Lan trong tay quân cộng sản Nga Xô

Trong số những người Ba Lan bị quân đội Xô-viết bắt làm tù binh có 15,400 sĩ quan được Stalin ra lệnh giam giữ tại ba trại đặc biệt: Kozielsk, Ostaszkow và Starobielsk. Những quân nhân Ba Lan này hầu hết là sĩ quan trừ bị có nghề nghiệp chuyên môn và là những thành phần ưu tú trong xã hội: luật sư, kỹ sư, giáo sư đại học, giáo chức mọi cấp, giáo sĩ, nhà báo, nhà văn, nhà nghiên cứu, bác sĩ, nghệ sĩ, nhạc sĩ, chính trị gia, các nhà thể thao danh tiếng – nói chung là thành phần nòng cốt của xã hội Ba Lan. Stalin và giới lãnh đạo Xô-viết đã quyết định làm một cuộc “giải phẫu xã hội” để cắt bỏ bộ não ra khỏi thân thể nước Ba Lan với mục đích tạo dễ dàng cho sự chiếm đóng lâu dài và áp đặt chủ nghiã cộng sản tại nước này. Họ đã thực hiện tội ác này bằng cách trói quặt hai tay của những người tù binh Ba Lan ra sau lưng, nhét mạt cưa vào mồm họ để không thể la hét và bắn một viên đạn vào phiá sau đầu họ trong khu rừng Katyn. Đạn được sản xuất tại Đức, dây thừng Xô-viết, và mạt cưa lấy tại chỗ.

Cuộc liên minh tội ác giữa Stalin và Hitler không kéo dài khi Hitler xé bỏ thoả hiệp 1939, xua quân tấn công nước Nga, và Stalin trở thành đồng minh với Mỹ và Anh để chống lại Hitler! Sau Thế Chiến II, Điện Kremlin đã tung ra một chiến dịch tuyên truyền lừa dối rộng lớn để che đậy tội ác và kể công đã giúp giải phóng Âu Châu, trong khi chính nhờ sự tiếp tay của Stalin và quân đội Xô-viết, Quốc xã Đức đã chiếm Ba Lan nhanh chóng và khai thác tiềm năng nước này về kinh tế cũng như quân sự để xâm lăng Tây Âu.

Về vụ thảm sát 15,400 tù binh Ba Lan, Stalin đã đổ tội cho quân Đức của Hitler và coi như là một trong những sự tàn bạo của Quốc xã Đức trong Thế Chiến II. Sự thật về vụ thảm sát Katyn đã bị che đậy suốt 50 năm trong âm mưu bóp méo lịch sử của Điện Kremlin và thế giới cũng im lặng chấp nhận. Cho đến ngày 16.2.1989, nước Ba Lan đang chuyển động mạnh trước làn sóng đấu tranh đòi tự do, nhà cầm quyền Cộng sản đã công bố một hồ sơ xác nhận trách nhiệm của mật vụ Xô-viết NKVD trong vụ thảm sát Katyn. Và năm sau, Mikhail Gorbachev, tổng thống đầu tiên và cuối cùng của Liên-xô, công nhận NKVD đã thi hành vụ giết tù nhân tập thể ấy. Nhưng cho đến nay, nước Nga chưa bao giờ chính thức xin lỗi Ba Lan và giới lãnh đạo Liên bang Nga ngày nay cũng tránh bàn cãi về thoả ước 1939 giữa Liên-xô và Quốc-xã Đức, và về việc Liên-xô xâm lăng Ba Lan cùng Hitler mở đầu cuộc Thế Chiến II.

Gần đây, chính quyền Liên bang Nga đã có những bước tiến để hàn gắn mối quan hệ không tốt đẹp với nước láng giềng Ba Lan, như cho phép chiếu trên truyền hình Nga trong tháng này cuốn phim tài liệu “Katyn” với giám đốc sản xuất là Andrzej Wajda, người Ba Lan có cha đã bị giết tại Katyn năm 1940. Ngày 7 tháng 4, năm 2010, chính phủ Nga đã tổ chức một lễ tưởng niệm các nạn nhân tại Katyn với sự tham dự của Thủ tướng Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk. Đây là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Nga tham dự lễ tưởng niệm các nạn nhân cuộc thảm sát Katyn, và Ông Putin đã nói trong buổi lễ: “Chúng tôi cúi đầu trước những người đã chết một cách dũng cảm tại đây.”

Tổng thống Kaczynski đã không tham dự buổi lễ chung này vì là một người nặng tinh thần quốc gia và nghi kỵ người Nga. Ba ngày sau, ngày thứ bảy 10.4, ông đã cùng vợ và đoàn tuỳ tùng cao cấp trong chính phủ Ba Lan tới Katyn để tham dự một buổi lễ tưởng niệm riêng. Chính trên đường tới phi trường Smolensk ở gần Katyn, phi cơ đã bị rơi và không một ai sống sót.

Tai nạn thảm khốc này đã gây xúc động mạnh tại Ba Lan và nhiều nơi trên thế giới. Cùng với đám mây mù che phủ vụ Katyn trong quá khứ, cái chết của Tổng thống Kaczynski và phái đoàn chính phủ Ba Lan đã tạo ra những giả thuyết về một âm mưu trong vụ máy bay gặp nạn, nhưng những tin tức chính thức ban đầu đều nói rằng máy bay rơi là do lỗi của phi công đã cố đáp xuống phi trường Smolensk trong lúc trời nhiều sương mù và nhân viên kiểm soát không lưu khuyên nên đáp xuống phi trường khác gần bên. Phi cơ đã đụng vào ngọn cây và rơi xuống một khu rừng.

Sau tai nạn này, có vẻ chính phủ Nga đang làm mọi cách để tỏ thiện chí. Thủ tướng Putin đã bay tới Smolensk để đích thân điều tra về tai nạn cùng với Thủ tướng Ba Lan Tusk từ Warsaw tới. Tổng thống Nga Dmitri Medvedev đang ở Washington DC tham dự hội nghị thượng đỉnh về kiểm soát võ khí nguyên tử đã trả lời một cuộc phỏng vấn của đài truyền hình tiếng Anh “Russia Today”, trong đó ông đã xác nhận các sĩ quan Ba Lan bị giết tại Katyn năm 1940 là do lệnh của chính quyền Xô-viết do Stalin cầm đầu.

Nhưng, đang có những áp lực lên chính phủ Nga để phải làm hơn là những cử chỉ và lời nói có tính cách hình thức hơn là giải quyết dứt khoát vụ Katyn. Trước hết, chính phủ Nga phải nhìn nhận vụ thảm sát này là một tội ác chiến tranh chống lại Ba Lan do Stalin chủ mưu với mục đích loại trừ giới lãnh đạo nước này để biến thành một nước cộng sản chư hầu. Đồng thời chính thức xin lỗi Ba Lan. Thứ hai, tất cả hồ sơ đang bị khoá kín liên quan đến sự tàn bạo của Liên-xô cần được mở cho các sử gia để biết rõ tất cả sự kiện đã xảy ra cũng như danh tánh các thủ phạm, từ người ra lệnh đến kẻ thi hành, và làm cách nào tội ác ấy đã bị che đậy trong suốt 50 năm. Thứ ba, chính quyền Nga công khai hoá đầy đủ vai trò của Stalin và Liên-xô trong Thế Chiến II, từ khi là đồng loã với Hitler cho đến khi trở thành nạn nhân, và chiến thắng.

Ngày 9 tháng 5 tới đây, chính quyền Nga sẽ tổ chức rầm rộ lễ kỷ niệm lần thứ 65 chiến thắng cuộc Thế Chiến II tại Mạc-tư-khoa. Nếu những người lãnh đạo chính quyền ấy đã thực sự dứt khoát với quá khứ đen tối 70 năm dưới chế độ cộng sản, họ cần có can đảm nói lên sự thật, vạch trần những tội ác do chế độ ấy đã gây ra.

Khách quan mà nói, việc Stalin thủ tiêu 15 ngàn tù binh Ba Lan để mở đường cộng sản hoá nước này chỉ là một tội ác trong những tội ác kinh tởm hơn mà các chế độ cộng sản ở mọi nơi đã thi hành đối với nhân dân của chính mình. Theo ước tính của các tác giả cuốn “Livre noir du communisme”, Cộng sản Xô-viết đã giết 20 triệu người Liên-xô, Cộng sản Trung Hoa đã giết 65 triệu người Tàu, Cộng sản Bắc Hàn đã giết 2 triệu người Triều Tiên, Cộng sản Kampuchia (Khmer Đỏ) đã giết 2 triệu người Miên, Cộng sản Việt Nam đã giết hơn một triệu người Việt (không kể những người cầm súng bị chết ngoài chiến địa).

Giáo sư Alan C. Cors tại Đại học Pennsylvania đã nhận định như sau về tội ác của cộng sản đối với nhân loại: “Trong lịch sử loài người, chưa từng có lý cớ nào đã sản xuất nhiều bạo chúa máu lạnh, nhiều người vô tội đã bị tàn sát và nhiều trẻ mồ côi hơn là chủ nghĩa xã hội khi nắm quyền. Nó vượt qua với cấp số nhân tất cả các hệ thống khác trong việc sản xuất xác chết.”(*)

Vì lý do gì mà chính quyền Liên bang Nga tiếp tục che đậy tội ác của Cộng sản Xô-viết sau khi nó sụp đổ đã gần 20 năm?

Sơn Tùng
22.4.2010

Tưởng Niệm Tháng 4 Đen.


Quốc Hội California thông qua Quyết Nghị SCR 29
Tuần Lễ Tưởng Niệm Tháng 4 Đen.

XÉT RẰNG, Ngày 30 Tháng Tư, 2010 đánh dấu 35 năm sau khi Sài Gòn thất thủ dưới chế độ Cộng Sản vào ngày 30 Tháng Tư, 1975; và

XÉT RẰNG, đối với những chiến sĩ Việt-Mỹ đã trải qua chiến tranh Việt Nam và những người Mỹ gốc Việt đang cư ngụ tại Hoa Kỳ, chiến tranh Việt Nam đã đem đến nhiều sự đau thương, hy sinh và thiệt mạng cho người Mỹ, Việt Nam và Đông Nam Á; và

XÉT RẰNG, 58,169 người đã thiệt mạng và 304,000 người bị thương trầm trọng trong 2.59 triệu chiến sĩ đã tham gia trong chiến tranh Việt Nam. Một trong mười chiến sĩ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam đã bị thương trong cuộc chiến; và

XÉT RẰNG, sau ngày Sài Gòn thất thủ, hơn 135,000 người Việt Nam đã rời bỏ quê hương đến Hoa Kỳ, trong đó có những chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và nhiều người Việt Nam từng làm việc cho chính phủ Hoa Kỳ trong thời chiến tranh và gia đình của họ; và

XÉT RẰNG, hàng ngàn người đã vượt biên vào thập niên 1970 cho đến giữa thập niên 1980 để đến một xứ tự do. Những người vượt biên thành công đều đến những trại tị nạn tại Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và Hồng Kông, nhưng hơn một nửa những người rời bỏ Việt Nam đã thiệt mạng trên đường tìm tự do; và

XÉT RẰNG, theo thông báo của cơ quan Thống Kê Hoa Kỳ (United States Census), năm 2000, có hơn 447,032 người Việt Nam sống tại tiểu bang California, với đa số cư ngụ tại Orange County; và

XÉT RẰNG, chúng ta phải tiếp tục giáo dục cho con em chúng ta và những thế hệ tương lai về chiến tranh Việt Nam, nhất là về hoàn cảnh đau thương của người Việt tị nạn sau khi cuộc chiến chấm dứt để con em chúng ta hiểu biết thêm về giá trị của tự do và dân chủ; và

XÉT RẰNG, cộng đồng Mỹ gốc Việt toàn tiểu bang California sẽ tưởng niệm ngày 30 Tháng Tư, 2010, tức Tháng Tư Đen, như một ngày tưởng nhớ và ghi nhận sự hy sinh và mất mát của hàng triệu người bị chiến tranh Việt Nam ảnh hưởng; và

XÉT RẰNG, để tưởng nhớ và ghi nhận sự hy sinh và mất mát trong chiến tranh Việt Nam, Nghị Quyết này quy định ngày từ ngày 23 đến ngày 30 Tháng Tư, 2010 là Tuần Tưởng Niệm Tháng Tư Đen tại tiểu bang California, để chúng ta tưởng niệm những hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam cũng như nêu ra hy vọng của tiểu bang Calfornia cho một đời sống nhân bản và công bằng hơn cho người dân Việt Nam; và

XÉT RẰNG, chúng ta, cư dân của tiểu bang California, nên đích thân cống hiến đời mình cho lý tưởng nhân quyền, tự do và công bằng dưới luật pháp của một thế giới tự do và dân chủ. Cư dân California nên dành thời gian mỗi năm vào ngày 30 Tháng Tư để tưởng nhớ các chiến sĩ, bác sĩ và nhân viên quân y và đồng bào đã hy sinh trong chiến tranh Việt Nam vì tranh đấu cho lý tưởng tự do; và

XÉT RẰNG, các cộng đồng người Mỹ gốc Việt khắp tiểu bang California sẽ tưởng niệm ngày 30 Tháng Tư, 2010 là ngày Tháng Tư Đen, một ngày tưởng nhớ; vì thế, nay

QUYẾT NGHỊ Thượng Viện của tiểu bang California, và sự tán thành của Hạ Viện, trong việc công nhận sự kiện kinh khủng gây ra sự đau buồn và hy sinh tính mạng to lớn trong chiến tranh Việt Nam, ngày 23 đến ngày 30 Tháng Tư, 2010 sẽ là Tuần Tưởng Niệm Tháng Tư Đen, một thời gian đặc biệt dành riêng cho cư dân tại California để tưởng nhớ đến bao người đã hy sinh tính mạng trong chiến tranh Việt Nam, và hy vọng cho một đời sống nhân bản và công bằng hơn cho dân Việt Nam; và hơn nữa,

QUYẾT NGHỊ rằng, Chánh Văn Phòng của Thượng Viện chuyển bản sao của nghị quyết này đến người tác giả để được phổ biến.


Nguồn vietbao.com

Nguyễn Viết Tân


Santa Ana và Ông Tướng Một Chân

Người ở xa thường nói rằng tôi về Lốt chơi (Los Angeles) nhưng ý họ muốn nói là về Little Sài Gòn đấy.

Sở dĩ có sự lầm lẫn này là vì hầu hết đi bằng máy bay và điểm tới là phi trường LAX ở Los Angeles.

Thực ra nếu biết rõ về địa lý vùng này, thì bà con nên lấy vé máy bay về Quận Cam, nơi có phi trường John Wayne mà trên giấy tờ thường gọi là SNA nghĩa là Santa Ana, thì đỡ khổ cho người đi đón, vì freeway từ Lax về thường kẹt xe, có đôi khi lái cả giờ mà vẫn chưa tới.

Ngày xa xưa cách đây năm sáu chục năm thì nguyên vùng này chỉ có tên là Santa Ana, nhưng dân số càng ngày càng đông nên chính phủ mới tách ra thành mười mấy City, mà chúng ta thường nghe thấy là Westminster, Garden Grove, Anaheim, Santa Ana, Costa Mesa, Huntington Beach..v v.

Có những thành phố giàu, an toàn, mà người Việt ưa thích như là Fountain Valley, Irvine, Hungtington Beach hay Newport Beach... nhưng những người làng nhàng như cỡ tôi thì đành phải ở Santa Ana vì giá nhà rẻ, ra đường thấy đầy Mễ, cho dù thành phố này cũng có những khu sang trọng như South Cost Metro, gần South Coast Plaza giá nhà cao ngất ngưởng.

Chúng ta thường được đọc những bài viết về đi du lịch trên toàn thế giới, biết nhiều nơi xa xăm tận cùng trái đất, nhưng nếu bà con anh em ở xa về đây chơi, mà hỏi về vùng này, hay họ muốn đi đâu loanh quanh để ngoạn cảnh, thì chắc phần đông chúng ta cũng mù tịt, cũng không có gì khác ngoài vụ chở đi xuống khu Phước Lộc Thọ ăn nhà hàng Việt Nam, mua đồ trong khu Bolsa, sau đó chở đi Disneyland rồi thì là... hết..

Đối với người Việt, tâm điểm của Thủ Đô Tị Nạn là bốn con đường: Bolsa, Westminster, Brookhurst và Magnolia tạo thành một khu vuông vức, từ đó râu ria mọc ra đến các khu khác, tuy hàng quán VN không dầy đặc bằng.
Mấy ông bà già gọi những con đường kể trên rất dễ nhớ là Bôn sa, Oét min tơ, Bốc hốt và Mắt ngó lia.

Gần đây có người gọi Westminster là Tây Minh Tự vì có chữ west, nhưng đa số không thích tên này vì chúng ta đang trong cao trào chống Trung Quốc mà.

Chắc nhiều người trong chúng ta còn nhớ, đầu thập niên 80 khu Bolsa còn là bãi rác, vườn dâu, khoảng giữa có Bolsa Mini Mall có tiệm sách báo băng nhạc độc nhất Tú Quỳnh, gần tới Magnolia mới có một siêu thị lớn là Hoà Bình, đối diện với chợ Waiwai của vợ chồng ông Dương Hữu Chương chủ báo Đồng Nai và vợ là ca sĩ Diễm Chi. Hình như thời gian đó chỉ có tờ Đồng Nai một mình một cõi, còn báo Người Việt thì ở mãi dưới San Diego (?).

Không ai ngờ sau này khu Bolsa lại trở thành trung tâm cuả người Việt Tị Nạn, bởi vì hồi tôi mới qua (1981), ở góc đường Fairview và First thuộc Santa Ana còn sầm uất hơn nhiều: có siêu thị Viễn Đông bán đủ thứ và cá tươi, có phở Hòa, có quán cà phê nhạc sống Làng Văn, có tiệm thuốc Tây nhận gửi đồ về VN qua hãng Air France, có chợ Văn Lang và lui xuống phiá đường Garden Grove có chợ Minh Hoa bán cả thịt và lòng heo tươi. Gần đấy có Trung Tâm Nguyễn Khoa Nam và tiệm cho mướn sách.
Hơn 30 năm qua đi, bây giờ khu Bolsa đã có trên dưới 10 ngôi chợ thật lớn, thức gì cũng có mà rẻ rề so với hồi đó.

Nhà cửa khu vực chung quanh cho dù cũ, mình kêu giá bốn năm trăm, hở ra là người ta bập liền, có khi chưa kịp đưa lên list.

Các tiệm ăn, nhất là tiệm phở thì đầy dẫy, ngay chỉ một góc đường Brookhurst và Westminster có lẽ đến mười mấy tiệm.

Theo khẩu vị của tôi, các tiệm phở tại khu Little SG bây giờ là ngon nhất thế giới (hơn xa cái nguồn gốc phở bắc Hà Lội) nhưng ăn na ná giống nhau, bởi vậy tôi cứ chọn tiệm nào đề 50% off là vô ăn, thí dụ Vĩnh Ký II có 3$ một tô; Thanh Lịch vào giờ Happy hour 6g chiều trở đi, ăn món gì cũng đồng hạng 4$; Phở 86 giá thức ăn thì bình thường nhưng cà phê, sinh tố, nước ngọt lại được uống free.

Tiệm ăn buổi trưa hoặc chiều thì Bún Chả Hà Nội, hay nem nướng Brodard, bánh xèo Vân là những tiệm có tiếng, nên tôi cứ bị bà con yêu cầu chở đến hoài, nhưng ăn vài lần cũng phát ngấy lên, bây giờ cũng không biết chở khách đến tiệm nào, đãi món gì cho lạ, thôi thì lâu lâu đổi bữa, ăn món Bắc đến ngay Nguyễn Huệ, Viễn Đông; ăn món Nam thì đến Lộc Đỉnh Ký...

Có hai tiệm đồ chay khá nổi tiếng là Vạn Hạnh và Tịnh Tâm. Một tiệm thì giá hơi mắc, tiệm kia có món cá kho tộ và canh chua ăn rất ngon.

Nếu khách theo đạo Phật, bạn có thể chở đến các chùa khá đẹp như chùa Dược Sư, Pháp Vân trên đường Magnolia, hoặc chùa Huệ Quang, Bảo Quang gần Bolsa hơn.
Nếu khách theo Công giáo thì nên chở họ đi lễ Chúa nhật tại nhà thờ Lavang. Đây là một nhà thờ mới xây theo mẫu rất đẹp, có đến 80% giáo dân là người Việt, nhưng họ đạo còn nghèo quá vì tiền nợ xây nhà thờ chưa trả hết, trời nóng thấy mồ mà không dám mở máy lạnh, cha con đua nhau quạt phành phạch.

Nếu khách là người Tin Lành, hoặc giả là theo bất cứ đạo nào bạn cũng nên đưa họ tới thăm nhà thờ kiếng ở góc đường Chapman và Haster. Ngôi nhà thờ này quá đẹp, kiến trúc tân kỳ, khuôn viên rộng rãi mát mẻ, có nhiều tượng đồng làm theo ý nghĩa trong kinh thánh.

Nhớ dẫn khách vào phòng vệ sinh nhé, chúng ta sẽ thấy một Restroom đúng nghĩa của chữ rest và sạch như lau như li. Đi khắp nơi trên thế giới có lẽ chúng ta cũng chưa thấy phòng vệ sinh nào đẹp như ở đây.

Đi ngoạn cảnh ngoài phía biển, thì có mấy cây cầu dài bắt ra xa bờ cho thiên hạ câu cá là Newport Beach và Balboa Pier. Ta có thể nhìn thấy cá nục bị kéo lên ba bốn con một lúc. Nếu đi thêm về hướng nam trên con đường Balboa sẽ gặp cửa biển có hàng kè đá hai bên, nơi đây tàu thuyền du lịch ra vào nườm nượp, những căn nhà bạc triệu đẹp đẽ với cây kiểng xanh tươi, chụp hình làm kỷ niệm thì hết xẩy. Cũng ở ghềnh đá này tôi đã lần lượt lôi lên bao nhiêu là tôm hùm, cũng may là chưa bị cảnh sát bắt lần nào, hồi mới qua có biết luật lệ cóc khô gì đâu!

Bây giờ nếu bạn lên Pacific Coast Highway chạy về phía nam chừng 30 phút, tới đường Blue Lantern thì quẹo phải chừng 100m, sẽ có một "Vọng cảnh lầu" để nhìn xem toàn cảnh hải cảng đẹp như tranh vẽ phía dưới. Chúng ta có thể chạy xuống đó bằng hai cách: Lái xe xuống một con dốc hầu như thẳng đứng, hoặc ra lại PCH đi một block nữa để quẹo phải vào đường Golden Lantern thì vô tới bãi đậu xe, để vào viện bảo tàng, hoặc coi những thuyền buồm, giống như tàu hải tặc thời trung cổ.

Vùng Santa Ana còn nổi tiếng vì mỗi năm gần Tết Nguyên Đán có luồng gió tên là Santa Ana Wind thổi rất mạnh từ sa mạc ra. Nó bị tóp nhỏ lại khi vượt qua dẫy đèo San Grabriel nên khi tới vùng gần biển này sức mạnh tăng lên, ôi thôi nó làm gẫy cành đổ cây, lật xe truck lớn nháo nhào trên freeway... nói gì đến cây kiểng, chậu lan, khế, mận thì nó lật tung, vặt sạch lá, bứt quả non xếp đầy gốc nhìn mà phát tiếc đứt cả ruột. Hàng chuối sứ nhà tôi trông te tua không còn hình tượng gì. Có năm gần Tết Nguyên đán ở phiá trước Phước Lộc Thọ, người ta bày bán hoa lan hoa cúc đẹp mê hồn, thế mà bị một bữa, gió nó quăng tung toé coi tang thương như Kiều Nhi sau 15 năm luân lạc.

Ấy vậy mà có thời kỳ sau khi tôi bị sạch túi vì stock, phải rời căn nhà ở khu trung lưu Costa Mesa mà dời về Santa Ana, ở ngay góc Habor với 5th Street với căn nhà nhỏ xíu, lại suýt chết ở thành phố này đấy nhé:
Số là bữa đó gió Santa Ana thổi kinh quá, tôi ra vườn sau hút điếu thuốc, đứng vểnh mỏ nhìn trời hiu quạnh thì tai nạn xẩy ra.

Dân Mễ tại khu nhà nghèo này nếu không đi giặt đồ ở Laundromat thì họ cũng chỉ sắm máy giặt mà thôi, không có máy xấy, rồi đem quần áo ra phơi đầy đằng sau vườn, trên các giây kẽm hoặc hàng rào, và khi gió Santa Ana đến, nó thổi tung lên trời như một đàn diều đứt giây... và tôi bị một cái nịt ngực cuả chị Mễ, cỡ king size quấn ngang cần cổ. Bữa đó nếu không có võ thì tôi đã bị chết nghẹt rồi. Thật là hú vía.
Thành phố này còn nổi danh ở điểm lịch sử giữa hai quốc gia: Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ.

Trước năm 1848, Mễ Tây Cơ là thuộc địa của Tây Ban Nha, biên giới phía bắc lên tới giáp giới tiểu bang Oregon; phía nam đến Panama. Vùng Orange County hiện nay được chính quyền thuộc địa giao cho Trung Sĩ Antonio Yorba, đến năm 1869 thì bán lại cho William Spurgeon. Dân cư hồi đó rất thưa thớt cho mãi đến 1886, khi có đường xe lửa từ Los Angeles tới đây thì người ta mới về lập nghiệp khá đông.

Trong lịch sử chép lại rằng Khi Tổng Thống Santa Ana của Mexico bán lại tiểu Bang California này cho Mỹ, chúng ta thường nghĩ rằng ông này là kẻ phản quốc và giàu lắm. Nhưng sự đời đâu có đơn giản như vậy.

Sinh ra tại xứ Mễ năm 1794, gia nhập quân đội Chính phủ Thuộc địa Tây Ban Nha, năm 22 tuổi ông Santa Ana đã lên tới Đại úy. Ông là hung thần đối với những chiến binh đang chiến đấu giành độc lập, nhưng năm 1822, lại dẫn quân gia nhập hàng ngũ đòi độc lập. Có lần với số quân ít ỏi, ông ta diệt sạch 2,600 quân Tây Ban Nha (họ đầy đủ vũ khí hơn nhưng đang bị bệnh dịch cơn sốt vàng da). Vì chiến công này ông ta tuyên bố mình là Hiệp sĩ, là Đấng Cứu độ Đất mẹ, là Napoleon of the West v v..

Năm 1833 ông làm Tổng thống Mexico, đem quân đến đâu là thế đánh cứ như chẻ tre, có lần đưa chiến thuyền dự định thôn tính cả Cuba nhưng không thành công.
Ông gây hấn lung tung: với quân Pháp, Tây Ban Nha, quân Mỹ, định chiếm Texas nhưng dân cao bồi này đánh dữ quá, lính ông bị chết gần 200 người, lại còn bị quân Texas bắt rồi xử tử thêm 350 người lính nữa và Tổng Thống Antonio Lopez De Santa Ana thì bị bắt sống.

Người bạn vong niên cuả tôi kể rằng: Sau một chiến thắng lớn, ông Santa Ana đi thị sát chiến trường, vì khinh địch, đi với đoàn tuỳ tùng quá ít người nên ông bị toán "Nhân Dân Tự Vệ" bắt được, chính vì vậy nên ông ta mới bị ép buộc bán California cho Mỹ với giá rất hời. Sau đó ông được thả tự do, trở về làm TT nước Mễ tới 5 lần.
Ông gây ra rất nhiều trận chiến, có lần bị quân Pháp từ Louisiana tấn công, bị mảnh đạn đại bác cắt đứt một chân, ông bắt quân đội chôn cái chân đó theo lễ nghi quân cách, kèn trống đàng hoàng.
Xời, chôn có một cái cẳng mà làm bắt náo động!

Ông nổi tiếng Độc Cước Đại Tướng Quân (Peg leg General) với cái chân gỗ từ đó.
Vậy mà ông ta đâu có chịu yên, còn đánh nữa. Năm 1847 quân ông đụng độ với Sư Đoàn Khinh Kỵ Illinois. Lúc đang ăn trưa với một con gà quay, thì quân Mỹ ào tới bất ngờ, chàng ta không kịp mang chân gỗ vào, vội tót lên ngựa chạy thoát. Cái chân gỗ bị "bắt sống" và hiện nay vẫn còn được trưng bày ở Viện Bảo Tàng: 1301 N. MacArthur Blvd, Springfield, IL

TT Santa Ana có vợ và 4 đứa con thì bà vợ mất. Ông than khóc cả năm sau đó, rồi cưới một thiếu nữ mới 15 tuổi.

Ông bán cho nước Mỹ rất nhiều đất đai như toàn tiểu bang Texas, miền trung và nam California, và các tiểu bang New Mexico, Utah, Colorado, Nevada, Arizona, v v... với số tiền rất lớn.

Thế mà năm 1887 ông Tổng Thống nổi danh này chết tủi nhục ở một khu phố nghèo nàn tại NY, trong túi không có một đồng xu teng.

Có người nói xác ông được đưa về chôn ở Los Angeles, người khác bảo là thân nhân cải táng đem về Mễ rồi, chẳng biết ai đúng ai sai.

Nhìn lại quãng đường 35 năm vừa qua, Santa Ana đã thay đổi rất nhiều, nhất là đối với riêng người Việt chúng ta.

Từ những công việc lao lực lương ít, phần đông chúng ta đã phấn đấu ngoi lên, nhiều người có điạ vị cao, xe cộ, nhà cửa đẹp đẽ, cơ sở thương mại và nhất là thế hệ con cháu chúng ta chắc chắn sẽ khá hơn cha ông rất nhiều.

Việc buôn bán cũng có nhiều thay đổi, thì dụ ngày trước mở tiệm gửi đồ về VN thì thuê mấy người phụ đóng thùng cũng không kịp, bây giờ không lo đóng cửa gấp thì có mà ngồi ngáp gió. Mấy năm gần đây người ta lại đua nhau mở tiệm bán nước lọc, rồi phong trào mở Massage chân. Ối thôi thấy người ta ăn khoai vác mai đi đào có ngày sặc gạch.

Về truyền thông thì chỉ có đài TV ông Lương Văn Tỷ, sau đó có thêm bà Nam Trân; Radio cũng chỉ thuê vài giờ một ngày nhưng bây giờ đố ai biết có bao nhiêu đài đang phát thanh phát hình.

Tuần báo ra cũng nhiều, nhưng hầu như chẳng ai để ý xem nó ra ngày nào, còn sống hay chết, hay đang ngắc ngư con tàu đi.

Có ba nhật báo lớn là Người Việt, Việt Báo và Viễn Đông. Tôi đoán là họ làm ăn cũng khá, bởi vì ngài Chủ Nhiệm, Chủ Bút nào cũng có xe "Ô tô con". Hèn chi cách đây mấy tháng lại có một hai nhật báo nữa mới ra lò.

Những đồng bào, anh em chúng ta về đây chơi, ai cũng thích thời tiết, thức ăn vùng này, nhưng nghe đến giá nhà cửa thì dội ngược, thế nhưng theo thống kê, thì người về vẫn đông hơn người đi.

Santa Ana, đúng là đất lành chim đậu.

Nguyễn Viết Tân
Nguồn vietbao.com

Wednesday, April 21, 2010

Douglas MacArthur


Người Lính Gìà Không Bao Giờ Chết

Nguời Lính Gìa Không Bao Giờ Chết là câu hát của nguời lính Mỹ trong doanh trại thời truớc, nhưng khi câu hát này đuợc thốt ra từ Tuớng Douglas MacArthur (Hình phải)khi ông đọc bài điều trần trước luỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ sau khi bị cất chức Tư lịnh tối cao quân đội Hoa kỳ ở Ðông Nam Á và các lực luợng Liên Hiệp Quốc trong cuộc chiến tranh Nam - Bắc Hàn năm 1950, thì trở thành bất hủ. Ông là một trong những vị tuớng 5 sao của Hoa Kỳ đuợc nhiều huy chuơng chiến trường nhất, và ông là một thiên tài quân sự đuợc xem là một Caesar. Nhưng trong một phương diện khác, ông gây ra nhiều ý kiến chống đối, đó là lý do tại sao ông không đuợc bầu làm tổng thống Hoa Kỳ, mà chỉ làm một nguời Lính Già Không Bao Giờ Chết.

Ông sinh truởng trong một gia đình võ nghiệp. Cha ông là tướng chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ chiếm đóng Phi luật Tân sau cuộc chiến tranh Hoa Kỳ -Tây Ban Nha 1898. Lúc nhỏ sống trong doanh trại, ông được dự những buổi chào cờ và diễn hành quân cách, nên nuôi giấc mộng làm lính. Ông đuợc gởi học truờng thiếu sinh quân, và lớn lên đuợc thâu nhân vào truờng West Point. Sau khi ra truờng vào năm 1904, ông đuợc gắn cấp thiếu úy ngành công binh, và phục vụ ở Phi Luật Tân để xây cất đường sá và bến tàu, rồi làm sĩ quan tùy viên cho cha. Nhờ đó ông đuợc tháp tùng theo cha trong các cuộc thăm viếng Nhật Bản, Trung Hoa và Singapore, và có nhận định sớm là tương lai quyền lợi Hoa Kỳ không phải ở Âu Châu mà là ở các nuớc Á Châu đang giành lại quyền độc lập.

Trở về Hoa Kỳ ông tham gia công trình kênh Panama, phụ trách xây cất San Francisco sau vụ động đất 1906, tham gia trận chiến tranh với Mexico năm 1913. Khi Thế chiến 1 bùng nổ, ông là Ðại tá trong đoàn quân Viễn chinh Hoa Kỳ sang chiến đấu ở Pháp năm 1917. Mặc dù là sĩ quan tham mưu sư đoàn, ông thích cầm quân ra trận. Ông là một sĩ quan gan dạ trong các trận đẩm máu nhất của mặt trận miền Tây (Pháp, Bỉ va Hoa Lan), ông được gắn 7 anh dũng bội tinh Silver Star, một DSC (Distinguished Service Cross), một DSM (Distinguished Service Medal) và một Legion d honneur(Bắc đẩu bội tinh) của quân đội Pháp, và đuợc thăng cấp Tuớng một sao.

Cũng như các danh tuớng Mỹ khác, ông có một lối ăn mặc đặc biệt, không gài cúc cổ áo, không mang cà vạt, và thích đội chiếc nón két bàu nhàu thêu kim tuyến trông rất tài tử.

Ông được cử làm Chỉ Huy Trưởng trường West Point năm 1919 lúc 39 tuổi, là một trong nhũng vị chỉ huy truởng trẻ nhất. Ông thực hiện nhiều cải cách sâu rộng như nâng cao tinh thần thể thao, mang môn khiêu vũ vào chuơng trình, khuyến khích SVSQ khích đọc báo hàng ngày để tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Về văn hóa, ông thấy người lính tương lai không còn là hạng chuyên nghiệp nữa mà xuất thân từ các tầng lớp xã hội, nên người sĩ quan không thể dùng kỷ luật khắt khe và hình phạt nặng nề để chỉ huy mà phải có tầm hiểu biết rộng rãi về tâm lý, lịch sử, xã hội và những mối tuơng quan trên thế giới, nên khoa Nhân văn (Sử, Văn chuơng) và Khoa học xã hội (Xã hội, Luật, Kinh Tế) được mang vào, và các giảng viên được gởi đến các đại học bên ngoài hàng năm một tháng để trau dồi kiến thức. Nhờ vậy văn bằng tốt nghiệp West Point đuợc Quốc hội HK biểu quyết chấp nhận có giá trị ngang hàng với văn bằng cử nhân ở các đại học dân sự.

Năm 1922 ông được cử trở lại Phi Luật Tân chỉ huy lực luợng quân sự HK ở Manila trong 3 năm, khi trở về HK ông được thăng cấp Tuớng 2 sao chỉ huy cấp quân đoàn, rồi làm việc tại Bộ Quốc phòng.

Năm 1930 ông được cử làm Tổng Tham mưu trưởng quân lực HK, và được mang cấp tuớng 4 sao giả định theo chức vụ. Ông thực hiện nhiều công tác quan trọng, như ra Quốc Hội tranh đấu đòi tăng ngân sách quốc phòng, gia tăng quân đội, lập ra trường tham mưu trung cấp Leavenworth giúp sĩ quan trẻ có cơ hội tiến xa trên đường võ nghiệp, lập ra Ðại học quân sự để giúp cấp tá lãnh đạo sau này. Nhờ vậy khi Ðại chiến 2 bùng nổ, quân đôi HK có đủ cấp sĩ quan lãnh đạo.

Khi TT Roosevelt đắc cử năm 1930, chính sách New Deal đuợc mang ra để giải quyết nền kinh tế khủng hoảng. Một tổ chức gọi là Civilian Conservation Corps thu hút hơn 300 ngàn người trẻ không có việc để thực hiện những chương trình như xây trường học, tu bổ công ốc, xẻ đường, khơi sông và trồng rừng. Chương trình này gặp khó khăn buớc đầu vì tất cả đoàn viên đều là dân thất nghiệp luời biếng và thiếu kỷ luật, nên ông được giao phó nhiệm vụ này. Nhờ áp dụng tổ chức quân đội và dùng sĩ quan điều hành, ông đã thực hiện kế chưong trình này tốt đẹp.

Năm 1934 nhiệm kỳ Tham mưu truởng đáo hạn, ông vận động ở lại để có thể thực hiện nhiều chương trình khác, nhưng không được. Trong lúc đang khó xử, vì ông sẽ trở lại cấp cũ, thì phái đoàn chính phủ Phi Luật Tân sang Washington nhờ chính phủ HK giới thiệu một vị cố vấn quân sự để thành lập một đội quân chuẩn bị cho một nuớc PLT sắp được HK trao lại độc lập vào năm 1946. Nếu nhận chức vụ này ông phải rời quân đội. Ðó là một khổ tâm của ông, mặc dù ông hưởng đuợc nhiều quyền lợi lớn. Cuối cùng buộc lòng, ông chấp nhận, và chính phủ đặc phái Ðại tá Eisenhower đi theo làm phụ tá cho ông.

Vào năm 1940, Ðế quốc Nhật Bản đang bành truớng thế lực trong vùng Ðông Nam Á. Vì thời gian cấp bách và ngân sách eo hẹp nên ông phỏng theo Thụy sĩ lập một đạo quân trừ bị, nghĩa là chỉ duy trì một đạo quân hiện dịch 40 ngàn, còn ngoài ra sẽ đào tạo một đạo quân trừ bị khoảng 200 ngàn nguời trong thời gian 6 năm, khi bình thuờng ở nhà, khi có chiến tranh sẽ trở lại nhập ngũ. Ðó là một kế hoạch sai lầm, vì đạo quân này ô hợp tan rả nhanh chóng khi quân Nhật đổ lộ lên Luzon vào năm 1941.

Sau khi chiếm Triều Tiên, Mãn Châu, miền Bắc Trung Hoa, các tỉnh Thuợng Hải, Bắc Kinh và Ðài Loan, Nhật Bản thấy không đủ sức để chiếm nốt Trung Hoa, nên ngừng lại và quay ra bành trướng trong vùng Thái Bình Duơng để chiếm các tài nguyên quan trọng cần cho bộ máy chiến tranh như dầu hỏa ở Nam Duơng, cao su ở Mã Lai và hầm mỏ ở Úc.

Khởi sự Nhật đưa quân vào Ðông Duơng năm 1940 với sự đồng ý của Pháp để đánh chiếm Mã Lai, Singapore, và tiếp tục đổ quân chiếm các quần đảo Marinas, Solomons và Papua New Guinea để xâm chiếm Úc. Truớc tình hình nghiêm trong, Bộ Tổng Tham mưu HK gọi ông trở lại quân đội và thăng ông cấp Tuớng 3 sao vào tháng 7/41 làm tư lệnh quân đội HK và PLT.

Khi quân Nhật thình lình oanh tạc Pearl Harbour ngày 8/12/41, ông đuợc thăng lên tuớng 4 sao chỉ huy tất cả lực luợng HK ở Thái Bình Duơng.
Lực luợng HK ở PLT chỉ gồm có 3 sư đoàn với quân số không đầy đủ duới quyền chỉ huy của tuớng Wainwright, ông yêu cầu Bộ Tổng Tham Mưu (TTM) gởi thêm quân và vũ khí, nhưng không đuợc đáp ứng, vì ưu tiên dành cho mặt trận Âu Châu. Nên khi quân Nhật từ Ðài Loan đổ bộ 200,000 quân cùng với hàng trăm phi cơ lên bán đảo Luzon phía Bắc PLT thì HK không chống đỡ nỗi, quân đội HK rút về cố thủ ở bán đảo Battan cách Manila vài chục dặm về phía Bắc, nhưng Battan thất thủ, ông và và bộ tham mưu rời Manila rút ra đảo Corregidor ngoài vịnh Manila. Ông cuơng quyết cố thủ để chờ tiếp viện. Bộ TTM duới quyền tướng Marshall yêu cầu ông rời hòn đảo này để qua Úc lập lực lượng phản công, ông từ chối dù phải bỏ mạng. Tuớng Marshall lo ngại nếu tuớng MacArthur bị bắt sống thì đó là một sự nhục nhã đối với cường quốc HK và làm mất tinh thần quân đôi HK trên khắp thế giới, nên ra lệnh ông phải rời. Hải quân đuợc lệnh phái tàu đến đưa ông và ban tham mưu xuống đảo Midanao phía Nam PLT, và từ đó không quân đưa ông sang Darwin, thành phố bắc Úc. Ông cảm thấy hổ thẹn như kẻ đào ngũ bỏ rơi quân đội, nhưng ông hứa, “I shall return.” Ðó là câu nói bất hủ đã dày vò tâm hồn ông ngày đêm cho đến khi giải phóng đuợc PLT mới thôi. Khi ông vừa đến Darwin thì không quân Nhật dội bom xuống thành phố này. Khi xuống Melbourne ông được thủ tuớng Úc John Curtin và dân chúng thành phố này đón mừng như một vị anh hùng. Trong khi đó ở HK bộ máy tuyên truyền ca ngợi ông để nâng cao tinh thần quân đội, các hội hè, các đoàn thể và các truờng học đều treo cờ và hình ảnh của ông.

Ông đuợc cử làm chỉ huy lực luợng HK và các nuớc Ðồng Minh ở Viễn Ðông, nhưng ông khổ tâm vì quân lực HK chưa có mặt trên đất Úc. Trong khi đó nuớc Úc đang bao trùm trong một bầu không khí bại trận đến nơi, vì Úc đang bị bỏ ngõ, quân lực Úc gồm 4 sư đoàn thiện chiến đang ở mặt trận Bắc Phi, Hải quân Úc đang ở Ðia Trung Hải và không lực Úc đang ở Trung Ðông, nên dân chúng lo sợ quân Nhật có thể xuất hiện bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào.

Sự có mặt của ông mang lại một niềm hy vọng lớn cho dân Úc. Ông đặt bản doanh tại thành phố Brisbane, ngụ tại khách sạn Lennon và làm việc tại tòa nhà AMP. Khi mặt trận Âu Châu bắt đầu nghiêng về phe Ðồng Minh, Tổng Tham Mưu Truởng Hoa Kỳ mới bắt đầu nghĩ đến chiến truờng Viễn Ðông, quân đoàn 8 do tuớng Eichelberger và nhiều phi đoàn vận tải và chiến đấu đuợc gởi sang Úc.

Chiến luợc của Nhật là một mặt chiếm các quần đảo Solomons, Papua Guinea, và một mặt khác diệt tan hạm đội HK, cắt đứt đuờng hải vận từ HK, tức là làm bá chủ được vùng Thái Bình Duơng, và vấn đề xâm chiếm Úc không còn khó khăn nữa, nên Nhật đã oanh tại Trân Châu Cảng ngày 8/12/41 hòng tiêu diệt hạm đội 7 của HK, nhưng không thành công, nên qua năm sau, Đô đốc Yomamoto dẫn hạm đội hùng hậu với 4 hàng không mẫu hạm chứa trên hàng trăm phi cơ quyết tâm tiêu diệt hạm đội HK. Nhờ bắt được tín hiệu mật của Nhật, Hải quân HK phát hiện sớm và đánh tan đoàn chiến hạm Nhật gần đảo Midway. Trận hải chiến này đã xoay chiều mặt trận Thái Bình Dương. Trong khi đó, tướng MacArthur bắt đầu phản công những quần đảo. Những trận đánh chiếm những căn cứ Nhật trên các quần đảo này là những trận đẫm máu đắt giá với 1 đổi 2, bởi vì quân Nhật cố thủ trong những hầm hố kiên cố. Sau khi chiếm đuợc đảo Solomons, HK va Úc bắt đầu phản công New Guinea. Khi các căn cứ lớn như Rabaul, Lae, Gona và Buna lọt vào tay HK, và quân Úc đánh tan đuợc quân Nhật ở con đuờng mòn Kokoda phía Bắc thị trấn Moresby của Papua New Guinea thì Đồng Minh coi như làm chủ tình hình quần đảo này, và tuớng MacAthur tuyên bố với dân Úc mối đe doa Nhật không còn nữa.

Bây giờ tướng MacArthur mới nghĩ đến kế hoạch giải phóng PLT như lời hứa, nhưng các tư lệnh Hải quân và Không quân muốn bỏ PLT mà đánh thẳng vào Nhật. TT Roosevelt bay sang Hawai họp với các tuớng vùng Viễn Ðông để vạch một kế hoạch phản công. Ông thuyết phục TT Roosevelt phải giải phóng PLT.

Ông được thăng cấp tuớng 5 sao ngày 18/12/44 chỉ huy các lực luợng Viễn Ðông. Vào năm 1944, quân Ðức bị đẩy lui khắp các mặt trận Âu Châu, nên mặt trận Viễn Ðông được tăng cuờng. Cuộc đổ bộ lên đảo Leyte phía Ðông PLT gồm một hạm đội trên 1000 chiếc và hàng trăm máy bay hùng hậu chẳng kém trận Normandy. Tuớng MacArthur lội nuớc từ chiếc tàu đổ bộ buớc lên bãi biển, đầu đội chiếc nón két tài tử và ngậm ông vố là hình ảnh lịch sử khó quên, và từ đó quân Mỹ tiến chiếm Luzon và giải phóng Manila vào tháng 2, 1945.

Hải quân tiến chiếm các đảo chiến lược như Saipan, Iwo Jima và cuối cùng là Okinawa gần Nhật. Ðây là một trận đẩm máu nhất, cả 2 bên đều thiệt hại nặng, HK phải trả gía 50 ngàn quân mới chiếm được hòn đảo này.

Kế hoạch đánh thẳng vào nội địa Nhật bắt đầu, hàng trăm pháo đài bay B.29 từ các căn cứ trên Thái Bình Dương hàng ngày dội hàng ngàn tấn bom xuống các thành phô kỷ nghệ Nhật, nhưng Nhật chưa chịu đầu hàng. Căn cứ vào mức thiệt hại nặng ở trận Okinawa, TT Truman không muốn HK phí tổn và kéo dài cuộc chiến tranh, nên hạ lệnh thả 2 qủa bom mguyên tử xuống Hiroshima ngày 6/8 và Nagazaki ngày 9/8 khiến Nhật đầu hàng vô điều kiện vào ngày 15/8/45.

Tướng MacArthur được cử làm Chỉ Huy Tôi Cao các lực luợng Ðồng Minh chiếm đóng Nhật. Lễ đầu hàng đuợc diễn ra trên chiến hạm Missouri, tướng MacArthur oai phong với chiếc nón két phong suơng, cổ không thắt cà vạt như thuờng lệ chủ tọa buổi lễ.
Khi quân đội chiếm đóng HK đặt bộ chỉ huy trên đất Nhật, ai cũng tưởng tướng MacArthur sẽ thi hành một chính sách trả thù không nuơng tay đối với sự tàn ác của quân đội Nhật, nhưng nguợc lại ông là một nhà chính trị khôn ngoan. Lúc đầu ông định thiết lập chế độ quân quản và lập tòa án quân sự, nhưng thủ tuớng Yokoda cam kết sẽ thi hành nghiêm chỉnh văn kiện ký kết, nên ông bỏ ý định này, và quả nhiên 3 tháng sau tất cả vũ khí, máy bay, tàu chiến đều được giao trọn cho lực luợng chiếm đóng.

Một vài nuớc đồng minh yêu cầu tháo gỡ may móc kỷ nghệ của Nhật để đến bù thiệt hại chiến tranh, và bắt xử Nhật Hoàng về tội ác chiến tranh, ông từ chối, bởi vì bây giờ ông không cầm quân nữa, mà đang đối phó với nền kỷ nghệ sụp đổ, nạn thất nghiệp và các đảng chính trị thiên tả của Nhật. Cho nên vấn đề cấp bách là phục hồi nền kinh tế Nhật để gỉai quyết nạn thất nghiệp trầm trọng do hàng triệu quân Nhật giải ngũ, và dân chủ hoá một nước quân phiệt độc tài.

Ông có công lớn đưa ra một bản dự thảo Hiến Phap Nhật và được Quốc Hội Nhật chấp nhận với những nguyen tắc dân chủ như: biến nước Nhật quân chủ chuyên chế quân phiệt thành một nước quân chủ lập hiến, biến nền kinh tế chỉ huy thành kinh tế thị trường, bỏ chế độ trợ cấp Thần đạo tôn sùng Nhật Hoàng, thành lập các nghiệp đoàn lao động, cải cách ruộng đất, phá bỏ những tổ hợp công ty gia đình phục vụ cho bộ máy chiến tranh...

Mặc dù HK có viện trợ cho Nhật để tái thiêt nền kinh tế, nhưng Nhật không hưởng đuợc chương trình viện trợ Marshall như ở Âu Châu, nền kinh tế Nhật vẫn thấp kém, nên sau 3 năm chiếm đóng ông kêu gọi HK thực hiện một hiệp ước bình đẳng để giúp Nhật bản phát triển kinh tế với các quốc gia khác. Lúc này ông nghĩ đến hoà bình hơn là chiến tranh, nên ông bị công kích là đã bỏ quên vấn đề quân sự.

Ngày 25/6/50 quân Bắc Hàn đột nhiên xua quân sang vĩ tuyến 38 chia đôi Nam Bắc Hàn, quân Nam Hàn tháo chạy xuống Pusan, thị trấn cực Nam của Nam Hàn, HK với quân số ít cũng không ngăn chận đuợc. Ông được cử làm tư lệnh tối cao quân đội các nước Liên Hiệp Quốc.

Lực luợng HK chiếm đóng ở Nhật và Viễn Ðông được gởi sang Nam Hàn. Nhưng muốn đẩy lui quân Băc Hàn trở lại vĩ tuyên 38, tướng MacArtur tính HK phải tổn thất ít nhất trên một trăm ngàn quân, nên ông nghĩ ra một chiến thuật táo bạo, là bỏ mặt trận phía Nam mà đánh tập hậu ở hải cảng Inchon gần vỹ tuyến 38, cách Hán Thành 20 dặm về huớng Tây Nam và cách Pusan 130 dặm để cắt đứt nguồn tiếp vận lương thực, vũ khí và binh lính Bắc Hàn. Ông gởi kế họach về TTM và yêu cầu tăng viện một sư đoàn Thủy quân lục chiến. TTM không tin tuởng kế hoạch này, nên cử một phái đoàn gồm 3 tuớng tư lệnh lục, hải, không quân và tướng chỉ quân đoàn TQLC sang Tokyo để trình bày những điểm bất lợi về địa thế, thời tiết và tiếp vận mà nguyên tắc chiến thuật không cho phép. Ông bình tĩnh trả lời từng điểm va đánh tan mọi sự hồ nghi của ban tham mưu trung uơng, và kết luận: “Ðây là một ván cờ khó khăn, 1 đối với 5000, nhưng tôi chấp nhận. Nếu như thất bại tôi lãnh chịu trách nhiệm, và tôi sẽ cùng binh sĩ chiến đấu rút lui, còn qúy vị không mất gì cả, danh tiếng của tôi sẽ bị chôn vùi. Tôi chỉ xin qúy vị cấp cho tôi một sư đoàn TQLC để đánh tan quân địch”. Ban Tham Mưu không còn lý do ngăn trở và đồng ý.

Ðến ngày 15/9/50, tướng MacArthur đứng trên chiến hạm với tướng chỉ huy TTQC tiến về hải cảng Inchon. Bờ biển Inchon bình thuờng rất cạn, nuớc triều mỗi ngày lên xuống 2 lần là những lúc tàu có thể vào bờ. Khi cơn triều thứ nhất dâng lên vào lúc 8 giờ sáng, một đơn vị TQLC chiếm hòn đảo nhỏ trước mặt hải cảng Inchon chẳng gặp khó khăn, và khi cơn triều thứ nhì lên cách 8 giờ sau, thì cả sư đoàn trên các tàu đổ bộ tiến vào bờ mà chẳng gặp sự kháng cự đáng kể. Bị yếu tố bất ngờ Bắc Hàn không chống cự được, trong khi đó lực luợng HK từ Pusan đánh lên ở thế trên búa duới đe, Bắc Hàn tan rả và chạy trở lại vỹ tuyến 38.

Vói chiến thuật lừng lẫy này MacArtur trở thành một thiên tài quân sự, và tên tuổi đi vào lịch sử. Các danh tuớng từ cổ chí kim và từ Ðông sang Tây thuờng hay ỷ công và bất phục tùng. Tuớng MacArthur cũng không thóat khỏi thông lệ đó. Ðiều này có một ảnh huởng tai hại cho tham vọng chính trị của ông về sau.

Lần thứ nhất khi làm tổng Tham Mưu Truởng quân lực HK dưới thời TT Hoover. Khi cuộc khủng hoảng kinh tế xẩy ra, hàng trăm ngàn cựu chiến binh mất việc yêu sách chính phủ trả trợ cấp hưu trí liền thay vì phải chờ đến 60 tuổi, nhưng chính phủ không chấp nhận, nên họ tập họp thành một đoàn biểu tình gọi là Bonus Marchers kéo về thủ đô Washington chiếm một số công ốc và gây bạo động, cảnh sát đuợc lệnh dẹp đoàn biểu tình, nhưng bất lực. Chính phủ giao cho quân đội, tướng MacArthur cởi ngựa điều động toán quân với súng gắn luỡi lê và lựu đan cay thẳng tay dẹp đoàn biểu tình, và theo chỉ thị ông phải ngừng lại bên này sông Potomac, thì ông ra lệnh cho quân đội vượt qua cầu cào sạch lều trại của đoàn biểu tình. Vụ đàn áp này làm dân chúng công phẩn, và bị báo chí lên án là một hành động phát xít chà đạp quyền tự do biểu tình của dân chúng của một nước tự do dân chủ ngay giữa thủ đô HK. Cuộc đàn áp này TT Hoover đã trả giá bằng cuộc thất bại tranh cử lần 2, còn MacArthur mang một vết dơ không tẩy xóa đuợc.

Và lần thứ hai, sau khi dồn quân Bắc Hàn trở lại vỹ tuyến 38, ông được lệnh của TTM và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vượt qua vĩ tuyến này để giúp Bắc và Nam Hàn thống nhất theo hoà uớc ký kết giữa các nuớc Ðồng Minh sau Ðại chiến 2, nhưng không đuợc tiến gần sát ranh giới Trung cộng. Ðồng thời TT Truman bay sang đảo Wake để gặp MacArthur tỏ sự lo âu một cuộc tham chiến của Trung cộng.

Giữa TT truman và tuớng MacArthur vẫn có một sự hiềm khích nhau. Sau khi Nhật đầu hàng, TT Truman hai lần mời tuớng MacArthur về HK, nhưng MacArthur thoái thác viện cớ bận rộn công việc, TT Truman tức bực, nhưng không dám ra lệnh triệu về, vì tuớng MacArthur là một vị anh hùng. Và sau trận Inchon thì uy danh của ông lấn át tất cả chính khách HK, trong khi uy tín của TT Truman đang tụt giảm. Khi TT Truman bay sang đảo Wake để gặp tuớng MacArthur, thì theo nghi lễ tướng MacAthur phải phải bay đến truớc để đón tiếp một vị Tổng Thống vừa là tổng tư lệnh quân lực HK, thì trái lại MacAthur ra lệnh cho máy bay hạ cánh cùng lúc với máy bay của TT Truman, tướng MacArthur vẫn ăn mặc thuờng lệ với chiếc nón phong suơng va không mang ca vạt khiến TT Truman tức giận trong lòng và chờ một cơ hội khác để cất chức. Trong buổi nói chuyện MacArthur bỏ ngoài tai mối lo sợ của vị Tổng Thống, và cả khi TT Truman mời MacArthur ăn cơm chiều thì MacArthur cũng từ chối.

Sau trận Inchon, các tuớng trong bộ TTM tự thấy mình nhỏ bé, và không dám tỏ bày ý kiến khi tướng MacArthur cho quân đội HK tiến sát biên giới Trung Hoa và cho không quân đánh sập các cây cầu trên sông Yulu giữa Trung Cọng - Bắc Hàn, và quả nhiên đưa đến sự can thiệp của Trung Cọng. HK bị đánh tan, và Trung cọng vượt qua vĩ tuyến 38 lại và tiến về Pusan. Hoa Kỳ phải khó khăn và thiệt hại nặng mới đẩy Trung cọng về lại vĩ tuyến 38.

Cuộc chiến tranh dây dưa và tổn thất nặng khiến dân chúng HK đòi chấm dứt chiến tranh sớm. TT Truman trước sự chống đối của dân chúng đang tìm cách dàn xếp ngưng chiến với Trung cọng, thì tuớng MacArthur tuyên bố trên báo chí sẽ dùng không lực dội bom các vùng kỷ nghệ Trung cọng nếu không chịu rút quân. Lời tuyên bố này đi nguợc đuờng lối của chính phủ, và chứng tỏ một sự bất phục tùng, nên TT Truman quyết định lấy tư cách tổng tư lệnh quân lực HK cất chức tuớng MacArthur Tư lệnh các nước LHQ, tư lệnh các lực luợng Ðồng minh chiếm đóng Nhật và tư lệnh HK ở Viễn đông và triệu hồi ông về HK ngay.

Khi dân chúng Nhật nghe tin này, một số đông coi như môt cái tang trong gia đình. Khi ông rời phi truờng Tokyo, hơn 250 ngàn dân Nhật đứng 2 bên đuờng tiễn đưa thương tiếc, và khi máy bay đáp xuống sân bay San Francisco, mặc dù không được loan báo chính thức hơn 500 ngàn nguời tụ tập đón tiếp, và khi ông xuất hiện chính thức ở thành phố New York, hơn 7 triệu dân chúng đổ ra đường đón tiếp ông.

Trong bài điều trần truớc luỡng viện Quốc Hội HK, ông đuợc vổ tay hoan nghênh khiến ông phải ngưng lại nhiều lần mà vị chủ tịch Quốc Hội là Joe Martin nói ông chưa hề thấy một chính khách nào đuợc hoan nghênh như vậy suốt 50 năm ở chính truờng.
Ông có nghệ thuật viết và nói truớc đám đông. Trong phòng làm việc của ông khi nào cũng có gắn một tấm guơng lớn. Mỗi lần viết xong một bài nói chuyện, ông thuờng đứng truớc tâm guơng học cách diễn tả trong lời nói và dáng điệu.

Sau khi Nhật đầu hàng, danh vọng của ông không ai bằng. Vào cuộc bầu cử tổng thống năm 1948, một số tổ chức ở HK phát động phong trào “MacAthur For President”, nhưng ông từ chối. Trong cuộc bầu cử tổng thống 1952 giữa lúc chiến tranh Triều Tiên đang gay go, dân chúng HK đòi hỏi một vị tổng thống uy tín có thể mang lại hoà bình, là lúc ông đã từ giã quân đội. Trong kỳ đại hội đảng Cộng Hòa năm 1952 chọn ứng viên ra tranh cử tổng thống, ông bị đàn em là tướng Eisenhower đánh bại như thông lệ, học trò hơn thầy, con hơn cha. Tuớng Eisenhower thua tuớng MacArthur 10 tuổi và là khóa đàn em ở West Point. Khi tuớng MacArthur làm Tổng Tham Mưu truởng, Eisenhower, thường đuợc gọi thân mật là Ike mới là Trung Tá phục vụ ở bộ TTM. Eisenhower lên tuớng 5 sao chỉ 2 ngày sau tuớng MacArthur. Ike luôn luôn kính nể vị niên truởng thiên tài quân sự, nhưng nguợc lại, MacArthur tuy khâm phục tài tham mưu của đàn em, nhưng không khỏi khinh khi Ike là một vị tuớng chưa hề có một huy chuơng chiến truờng. Trong đời binh nghiệp, Ike chỉ cầm quân có 6 tháng, rồi nhảy qua ngành tham mưu, nhưng là một sĩ quan tham mưu xuất chúng, nên MacArthur có lần đã ghi trong phiếu cá nhân của Ike: “một sĩ quan tham mưu xuất chúng mà thời chiến tranh sẽ là một vị tuớng giỏi.”

Trong binh nghiệp, một vị tướng có thể thất bại đôi lần, nhưng chỉ cần một trận lừng lẫy thì có thể trở thành bất tử. Tướng MacArthur thất trận ở PLT, nhưng chỉ một trận Inchon (Triều Tiên) như sấm vang đã đưa ông lên hàng Caesar.

Trong bài điều trần truớc luỡng viện Quốc Hội HK, ông kết thúc như sau:

“Tôi đang khép cánh cửa cuộc đời binh nghiệp 52 năm. Khi tôi gia nhập quân đội trước khúc quanh thế kỷ, mọi hy vọng và ước mơ thơ ấu đã thành tựu. Thế giới đã đổi thay bao phen kể từ khi tôi tuyên thệ trên vũ đình trường West Point, và những giấc mộng và uớc mơ đã tan biến từ lâu. Nhưng tôi vẫn còn nhớ điệp khúc một bài ca quen thuộc nhất trong doanh trại của thời đó được hát một cách kiêu hùng: “Nguời lính già không bao giờ chết, họ chỉ tàn phai với năm tháng”. Và giống như nguời lính già của câu hát đó, tôi đang khép cửa cuộc đời binh nghiệp và tàn phai, và nguời lính già đã cố gắng làm tròn nhiệm vụ mà Thuợng Ðế đã soi sáng để thấy nhiệm vụ đó. Xin chào tạm biệt mọi nguời” (I am closing my fifty two years of military service. When I joined the army before the turn of the century, it was the fulfillement of my boyish hopes and dreams. The world has turned over many times since I took the oath on the plain at West Point, and the hopes and dreams have long since vanished. But I still remember the refrain of one of the most popular barrack ballads of that day which proclaimed most proudly that - Old soldiers never die, they just fade aways. And like the old soldier of that ballad I now close my military career and just fade away, and old soldier who tried to do his duty as God gave him the light to see that duty. Goodbye!)

Cả luỡng viện Quốc Hội đều đứng dậy vổ tay hoan nghênh, và một số mắt hoen lệ.

Tất cả người lính già đều chết, nhưng sẽ chết trong bóng tối như mọi nguời, chỉ có những nguời lính già vinh với lính, nhục với lính, không bỏ rơi lính, không chạy trước lính, và giữ trọn phuơng châm “Nhiệm Vụ, Danh Dự, Tổ Quốc” như tướng MacArthur mới đuợc gọi là nguời Lính Già Không Bao Giờ Chết. Ðó là lý do tại sao tác giả cuốn sách này đã dùng câu hát Nguời Lính Gìa Không Bao Giờ Chết để gọi tướng Douglas MacArthur.


Nguồn internet