Saturday, February 11, 2012

AP


Nông dân Việt Nam trở thành anh hùng
sau khi đọ súng với công an.

Video : nguoiviet  -  youtube 

HÀ NỘI, Việt Nam (AP) - Khi công an địa phương đến với thiết bị chống bạo động để trục xuất gia tộc anh Vươn, các thành viên trong gia đình đã sẵn sàng với mìn tự chế và súng ngắn ứng biến. Với cách du kích mai phục, làm gợi nhớ tới chiến trận Việt Nam, họ đã làm bị thương sáu cán bộ. (Bà Nguyễn Thị Thương,vợ ông Đoàn Văn Vươn bên căn nhà bị hủy hoại của mình do vụ cưỡng chế).

Nhưng thay vì bị công luận lên án, bạo lực hiếm thấy hồi tháng trước do các nông dân thủy sản cố gắng giữ đất thuê ở thành phố cảng Hải Phòng phía bắc, người đứng đầu gia đình Đoàn Văn Vươn đã trở thành anh hùng quốc gia và mở ra một cuộc tranh luận về sự cưỡng chế nặng tay bởi nhà cầm quyền địa phương.

Mặc dù anh Vươn và ba thân nhân vẫn còn bị giam cầm vì vai trò của họ trong vụ tấn công, vài tướng quân đội nghỉ hưu và một cựu chủ tịch nhà nước đã nghiêng về phía anh.

Trường hợp này đã thu hút nhiều sự chú ý đến đổi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra lệnh một cuộc điều tra, và giám sát một cuộc họp hôm thứ Sáu để xác định xem nhà cầm quyền địa phương có vượt qua giới hạn.
 
Nhiều người Việt xem anh Vươn là biểu tượng của hàng triệu nông dân trong nước, nhiều người căm phẫn vì bị mất tài sản hoặc lo lắng về luật đất đai mới sẽ ảnh hưởng đến họ như thế nào, khi chính phủ thảo luận về 20 năm đất tài trợ hết hạn vào năm tới.

Anh Vươn bị cáo buộc đã tổ chức tấn công và có ý giết công an, nhưng các phương tiện truyền thông nhà nước đã công khai thông cảm với anh trong các tường trình điều tra. Bài báo của họ đã cáo buộc các quan chức Hải Phòng nói dối về các chi tiết cưỡng chế. Các nhà báo cũng cho biết gia đình này đã bị lừa vào năm 1993 khi họ đã đưa ra hợp đồng thuê chỉ 14 năm thay vì có được hợp đồng thuê 20 năm.

Nguyễn Thị Thương, vợ của anh Vươn, nhớ lại khi về nhà sau khi đưa con đến trường vào ngày 5/1 thì chị thấy một đám đông công an vũ trang trong thiết bị chống bạo động bao quanh trang trại của mình. Chị nghe thấy tiếng súng và tiếng nổ bùng nổ trước khi xe cứu thương đến và nhân viên y tế bắt đầu mang đi cán bộ bị thương trên cáng.

"Gia đình chúng tôi bị dồn vào đường cùng," chị Thương nói với TTX Associated Press qua điện thoại. "Chúng tôi đặt tất cả nỗ lực và tiền bạc vào trang trại của chúng tôi, nhưng các cơ quan thẩm quyền trục xuất chúng tôi mà không bồi thường. Thật rất là bất công."

Ngay cả trước sự bế tắc, láng giềng coi anh Vươn là một người nổi danh ở địa phương.

Kỹ sư cao đẳng nông nghiệp này đã tốn 18 năm và tiền tiết kiệm cả đời biến 40 hecta (99 mẫu Anh) đầm lầy ven biển vô dụng thành trang trại khả thi nuôi trồng thủy sản. Con gái và cháu trai của anh bị chết đuối trong quá trình này, nhưng cuối cùng anh đã xây được đê điều có khả năng bảo vệ duyên hải trước các cơn bão nhiệt đới.

Anh Vươn, 49 tuổi, đã từ lâu có mâu thuẫn với cầm quyền địa phương, và một số chuyên gia pháp lý nói rằng thỏa thuận tài trợ 14 năm cho anh là bất hợp pháp từ đầu. Phương tiện truyền thông nhà nước đã loan báo rằng khu vực xung quanh dự kiến sẽ được phát triển cho nhà ở và phi trường quốc tế.

Anh Vươn và bạn nông dân Vũ Văn Luận đã đệ đơn kiện trong năm 2009 phản kháng đề xuất thu hồi đất. Anh Luận cho biết tòa án đã đồng ý để cho họ ở lại nếu họ bỏ vụ kiện. Nhưng khi họ làm như vậy, lệnh cưỡng chế vẫn tiến hành.

Đó là khi anh Vươn bị cáo buộc lên kế hoạch tấn công vào hơn 100 công an và bộ đội. Theo báo cáo truyền thông, anh không có ở hiện trường khi bạo lực bùng nổ. Người nông dân này và vài thành viên gia đình hiện bị giữ điều tra với tội tấn công hoặc âm mưu giết người.

Sau cuộc đột kích, hai ngôi nhà trên đất của gia đình đã bị đốt cháy và ủi sập, buộc vợ của anh Vươn phải tạm trú dưới tấm vải bạt nhựa. Các quan chức địa phương đầu tiên đã nhận trách nhiệm tiêu huỷ, nhưng sau đó phủ nhận - làm rất nhiều người cả nước theo dõi vụ này phẫn nộ, họ đã trút sự bất bình trên mạng.

Ở Việt Nam tất cả đất đai thuộc về nhà nước, nhưng các cải cách sâu rộng về kinh tế trong thập niên 1980 đã dẫn đến luật đất đai năm 1993, cấp đất có điều kiện 20 năm cho nhiều nông dân. Các chuyên gia pháp lý nói rằng những hợp đồng cho thuê có thể sẽ được mở rộng khi hết hạn vào năm tới, đảm bảo nông dân sử dụng quyền bán tư nhân. Tuy nhiên, các vấn đề mập mờ trên các điều khoản trong pháp luật Việt Nam cho phép nhà chức trách tịch thu ruộng đất cho an ninh quốc gia, quốc phòng, phát triển kinh tế hay lợi ích công cộng.

Trong một số trường hợp, đất trở thành đường cao tốc, khu công nghiệp mang lại việc làm cho người nghèo. Nhưng ngày càng tăng thêm nhiều trường hợp, tịch thu các trang trại nuôi cá hay cánh đồng lúa để xây các sân golf quy mô và khu nghỉ mát dành cho người giàu.

Hầu hết nông dân chấp nhận bồi thường và di chuyển, nhưng tăng dần số người kháng cự, nộp hồ sơ khiếu kiện, tổ chức các cuộc biểu tình hoặc, trong trường hợp hiếm, đối đầu với công an bằng gậy, đá hoặc vũ khí. Hàng triệu công nhân Việt Nam nghèo không đủ sống, trong khi nước cộng sản này đương đầu với tỉ lệ lạm phát cao nhất Á Châu.

Nông dân được bồi thường theo giá trị nông nghiệp của đất, không bằng số tiền các nhà phát triển phải trả. Khi giá trị tài sản lên cao và cổ phần tài chính gia tăng , tranh chấp đất đai càng nhiều "ngày càng công khai và tức giận," theo ông Mark Sidel, một giáo sư luật tại Đại học Wisconsin, người cố vấn về cải cách pháp lý tại Việt Nam.

Với thất vọng nhân dân gắn kết chống lại "các nhà phát triển tham lam và các đồng minh của họ trong chính quyền địa phương", ông nói thêm, "Hà Nội đối phó những tranh chấp này có phần thận trọng."

Và trong khi trường hợp của anh Vươn sẽ khó có khả năng đẩy đất nước thay đổi sâu rộng về luật đất đai , nó cũng không thể bị bỏ qua, đặc biệt là kể từ khi hơn 70% của 87 triệu người vẫn sống ở nông thôn.

"Vấn đề đất đai ảnh hưởng đến tính hợp pháp của đảng bởi vì nó thâm thủng cơ cấu quyền lực địa phương đối với nông dân trên một sân chơi nghiêng về quyền lực địa phương", theo ông Carlyle Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc ở Canberra.

Trong trường hợp Hải Phòng, cuộc đấu tranh của anh Vượn đã được ủng hộ, với một số người nhận thấy tịch thu đất đai bừa bãi như là một biểu tượng của sự tham lam và tham nhũng. Một blogger tại Hà Nội đã gây quỹ 223 triệu đồng (10.600 Mỹ Kim) cho các chi phí pháp lý của gia đình anh Vượn, và cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã ca ngợi anh Vượn như là một công dân kiểu mẫu.

"Anh ta cần được khuyến khích, nhưng thay vào đó bị trục xuất ra khỏi nhà," ông Anh nói với báo Giáo Dục hôm thứ Ba. "Thật là tàn nhẫn."

Láng giềng của anh Vươn lo lắng tới lượt họ có thể bị mất trang trại. Trước khi cuộc tấn công vào cộng đồng đánh cá bên bờ biển yên bình của họ, họ đã lên kế hoạch xây dựng một bức tượng danh dự cho người đàn ông đã khai hoang đầm lầy và thuần hóa các mối đe dọa mà sóng gió một thời gây ra cho miền duyên hải.

"Các dân làng coi anh Vươn là một anh hùng," anh Luân, người nộp đơn kiện với anh Vươn, nói.

Nhưng bây giờ anh Vươn trong tù vì cáo buộc âm mưu giết người, kế hoạch của họ cho đài tưởng niệm đã được đình hoãn.

by MIKE IVES
@  AP   -   RFI  -  vietland  -  vnexpress  -  nguyencuvinh