Kinh tế Trung Quốc vào khúc quanh và có thể lật
Muốn hiểu rõ rủi ro của Trung Quốc trong giai đoạn tới, chúng ta cần biết
1) vài định lý kinh tế của mọi quốc gia hay thời đại, rồi
2) đối chiếu với thực tế chính trị của xứ này và rà soát lại
3) xem lãnh đạo Bắc Kinh có thể làm những gì để giải quyết các bài toán kinh tế xã hội tích lũy từ mấy chục năm nay. Kết luận hợp lý của tiến trình này là Bắc Kinh không có nhiều giải pháp, và có làm gì thì cũng đi vào một khúc quanh dễ lật. Trong giới hạn của một bài viết, “Hồ Sơ Người Việt” sẽ cố trình bày một cách đơn giản một thực tế vô cùng phức tạp - đề tài của một cuốn sách!
Bài toán phát triển
1) vài định lý kinh tế của mọi quốc gia hay thời đại, rồi
2) đối chiếu với thực tế chính trị của xứ này và rà soát lại
3) xem lãnh đạo Bắc Kinh có thể làm những gì để giải quyết các bài toán kinh tế xã hội tích lũy từ mấy chục năm nay. Kết luận hợp lý của tiến trình này là Bắc Kinh không có nhiều giải pháp, và có làm gì thì cũng đi vào một khúc quanh dễ lật. Trong giới hạn của một bài viết, “Hồ Sơ Người Việt” sẽ cố trình bày một cách đơn giản một thực tế vô cùng phức tạp - đề tài của một cuốn sách!
Bài toán phát triển
Bài toán kinh tế của nhân loại, ở mọi nơi vào mọi thời, là sự khan hiếm. Chúng ta có nhu cầu vượt quá khả năng sản xuất cho nên lúc nào cũng thấy thiếu thốn.
Từ thuở khai thiên lập địa, giải quyết sự thiếu thốn ấy là một tiến trình tự nhiên và được chúng ta mặc nhiên thực hiện hàng ngày hàng giờ mà không biết.
Chỉ mới vài trăm năm trở lại, người ta mới tổng hợp những kiến thức về việc giải quyết sự khan hiếm và tìm ra một số nguyên tắc giải thích. Kiến thức đó được gọi là “kinh tế học,” hay đúng hơn, do một phát minh của nhà tư tưởng Adam Smith, “kinh tế chính trị học.”
Chỉ mới vài trăm năm trở lại, người ta mới tổng hợp những kiến thức về việc giải quyết sự khan hiếm và tìm ra một số nguyên tắc giải thích. Kiến thức đó được gọi là “kinh tế học,” hay đúng hơn, do một phát minh của nhà tư tưởng Adam Smith, “kinh tế chính trị học.”
Thí dụ cụ thể cho tiến trình trừu tượng này là tôi chỉ có 100 đồng, nhưng nếu lập gia đình rồi sinh con đẻ cái thì cần tiêu thụ nhiều hơn khoản lợi tức đó. Hoặc với lợi tức có hạn, tôi không muốn chỉ ăn cơm ăn cháo mà cần thêm thịt cá cho bữa cơm, và thay vì một tháng chỉ có 15 ký gạo tôi ước mơ có thêm ký thịt nên thấy rằng mình bị thiếu thốn.
Cách giải quyết sự thiếu thốn ấy là... không xài hết trăm bạc mà cố dành dụm ba chục của khoản lợi tức đó đem đầu tư để tháng sau hay năm tới thì có thêm lợi tức khả dĩ thỏa mãn nhu cầu. Tôi gọi khoản lợi tức ba chục bạc được tiết kiệm ấy là tư bản. Nếu sử dụng tư bản để giải quyết bài toán khan hiếm ấy mà thành công thì tôi có thể nghĩ đến chữ phát đạt.
Hoàn cảnh của một quốc gia cũng không khác. Tạo ra sự phát đạt ấy là tiến trình phát triển. Giới nghiên cứu kinh tế có nghiệm thấy rằng nhiều quốc gia đã thành công trong phát triển để thành nước giàu mạnh, “đã phát triển” - developed. Nhưng đa số còn lại thì chưa, vẫn thuộc loại “đang phát triển,” developing. Bí quyết thành công không chỉ là có thể tiết kiệm được 30 đồng, hay 50 đồng, trong số lợi tức trăm bạc để làm tư bản đem đi đầu tư. Bí quyết thành công không chỉ là gia tăng lợi tức, nghĩa là tăng trưởng, mà là sử dụng lợi tức đó để phát triển.
Bí quyết thành công không là số lượng, 30 hay 50% của lợi tức nguyên thủy, mà là cách sử dụng. Ðây là bài toán thuộc về phẩm chất hơn là số lượng. Chữ “chất lượng” nhiều người trong nước đang dùng và ngoài này lười biếng dùng theo phản ảnh sự thiếu hiểu biết về kinh tế hay ngôn ngữ học vì không phân biệt phẩm với lượng!
Một giáo sư kinh tế của Ðại Học MIT, giải Nobel năm 1987, là Robert Solow đã nghiên cứu kinh tế Hoa Kỳ và tìm ra một đặc tính: là trong đà tăng trưởng lợi tức của dân Mỹ thì “sự sáng tạo” đóng góp tới hơn 80%. Phần còn lại, dưới 20%, là do số tư bản đem vào đầu tư.
Xin thêm vài chữ giải thích. Tư bản đưa vào tiến trình đầu tư có thể là hữu hình, như đất đai, máy móc, nguyên liệu hay sức lao động. Nhưng hoàn cảnh sử dụng nguồn tài nguyên đó mới quan trọng. Khái niệm innovation của Solow thuộc về phẩm hơn lượng và dẫn ta đến khái niệm khác, là “tư bản xã hội,” hoặc tư bản vô hình: hệ thống luật lệ, quyền sở hữu, chế độ thuế khóa, quy ước sinh hoạt, tinh thần tín nhiệm trong kinh doanh, nền tảng chính trị, v.v....
Các yếu tố vô hình ấy mới giúp quốc gia sử dụng tư bản hữu hình một cách tốt đẹp, có hiệu năng, hiệu suất, v.v...
Nôm na là nhờ môi trường sáng tạo, dân Mỹ sử dụng 10 đồng tư bản cho đầu tư mà có hiệu năng cao hơn nhiều người huy động đến 30 đồng. Trung Quốc huy động đến 50 đồng mà thiếu môi trường sáng tạo, có loại tư bản xã hội lạc hậu nên sau hơn 30 năm tăng trưởng vẫn là một xứ “đang phát triển.”
Nghiêm trọng hơn thế, còn trôi vào khúc quanh và có thể bị khủng hoảng.
Từ Tần Thủy Hoàng Ðế, Stalin đến Tập Cận Bình
Tần Thủy Hoàng Ðế đã thống nhất nước Tầu, thiết lập chế độ quận huyện, đặt ra quy ước sinh hoạt (một bước cải tiến hệ thống “tư bản xã hội”) và huy động sức dân xây dựng Vạn lý Trường thành nguy nga vĩ đại. Nếu thời đó mà có khoa kinh tế chính trị học, thì công trình xây dựng này được gọi là “đầu tư,” có giải quyết nạn thất nghiệp và tạo ra sự tăng trưởng. Nhưng không bền và sau đó nước Tầu có loạn!
Từ Tần Thủy Hoàng Ðế, Stalin đến Tập Cận Bình
Tần Thủy Hoàng Ðế đã thống nhất nước Tầu, thiết lập chế độ quận huyện, đặt ra quy ước sinh hoạt (một bước cải tiến hệ thống “tư bản xã hội”) và huy động sức dân xây dựng Vạn lý Trường thành nguy nga vĩ đại. Nếu thời đó mà có khoa kinh tế chính trị học, thì công trình xây dựng này được gọi là “đầu tư,” có giải quyết nạn thất nghiệp và tạo ra sự tăng trưởng. Nhưng không bền và sau đó nước Tầu có loạn!
Lãnh đạo Liên Bang Xô Viết thời Chiến Tranh Lạnh, Josef Stalin, cũng có nhả năng huy động tư bản rất mạnh, đưa tài nguyên vô cùng giàu có và lực lượng lao động dồi dào vào đầu tư, với sự chỉ đạo tưởng là hợp lý của hệ thống kinh tế kế hoạch. Y như Tần Thủy Hoàng Ðế, hay Mao Trạch Ðông, hệ thống huy động của nhà nước Xô Viết đã vơ vét tài nguyên quốc dân cho tăng trưởng, và bắn vệ tinh Sputnik lên trời, mà vẫn không có phát triển. Nước Nga vẫn nghèo, dân Nga vẫn khổ và Liên Xô tan rã.
Sau khi Ðặng Tiểu Bình tiến hành cải cách, 35 năm về trước, nước Tầu đã ra khỏi tình trạng bần cùng và loạn lạc thời Mao và có đà tăng trưởng cao hơn trước. Chính thức là 10% một năm trong ba chục năm liền. Lãnh đạo xứ này, từ Ðặng Tiểu Bình đến Giang Trạch Dân rồi Hồ Cẩm Ðào, đã áp dụng một số quy luật của kinh tế thị trường nhưng vẫn nắm độc quyền huy động tư bản.
Lực lượng lao động, nguyên nhiên vật liệu và đủ loại tư bản hữu hình như đất đai, máy móc, hay hạ tầng cơ sở vật chất, đã được nhà nước tận dụng với số lượng kỷ lục - của lịch sử Trung Quốc – và tạo ra sự tăng trưởng về hình thức mà vẫn không có phát triển trong thực tế.
Như nhiều quốc gia khác, nước Tầu đã huy động tư bản cho phát triển với chiến lược gia tăng đầu tư về lượng mà thiếu phẩm, vì tư bản xã hội vẫn bị bó trong tư duy xã hội chủ nghĩa và thiếu các định chế cần thiết cho phát triển. Thiếu cái phần “sáng tạo” mà Solow đã thấy tại Hoa Kỳ.
Hậu quả vô hình về chính trị là tư bản xã hội bị bóp méo, lệch lạc và tạo ra đặc lợi cho những kẻ có đặc quyền, các “nhóm lợi ích. Tham nhũng chỉ là một cách gọi, chứ chế độ độc quyền trưng thu của nhà nước còn đè nén sức tiêu thụ của người dân và dẫn tới sự bất mãn lan rộng. Hậu quả hữu hình về kinh tế là nạn sản xuất thừa chỗ này mà thiếu ở chỗ khác, và hiện tượng bong bóng đầu cơ về gia cư, địa ốc. Quan trọng nhất và càng ngày càng tỏ lộ là những núi nợ khổng lồ.
Nhiều nước “đang phát triển” đã từng bị như vậy. Nhưng Trung Quốc lại khác vì số lượng quá lớn được phân phối quá sai nên gây ra vấn đề về phẩm. Ðấy là bài toán vừa kinh tế vừa xã hội và chắc chắn là chính trị của nhân vật đang lên là Chủ Tịch Tập Cận Bình.
Nan đề của Tập Cận Bình
Các chuyên gia kinh tế và nhiều tổ hợp đầu tư quốc tế đã chỉ ra bài toán của Tập Cận Bình ở mấy con số sau đây.
Nan đề của Tập Cận Bình
Các chuyên gia kinh tế và nhiều tổ hợp đầu tư quốc tế đã chỉ ra bài toán của Tập Cận Bình ở mấy con số sau đây.
Kinh tế Trung Quốc vẫn lấy sức đẩy từ đầu tư và ức chế tiêu thụ của các hộ gia đình. Từ nhiều năm qua, tiêu thụ của tư nhân chẳng những không tăng mà còn giảm, tới năm ngoái thì chỉ có 34% của Tổng sản lượng, so với 52% của Nam Hàn, 57% của Ðức, 61% của Nhật và gần 70% của Hoa Kỳ là nơi mà “giới tiêu thụ là vua.”
Lượng đầu tư đến hơn 50% của Trung Quốc lại trút vào các dự án ít giá trị kinh tế, dẫn tới sản xuất thừa, dù có được bút ghi là tăng trưởng thì cũng chỉ là tồn kho ế ẩm, nhà không người ở, phi cảng vắng khách. Không những vậy, từ 2008, trong sáu năm qua, Trung Quốc còn tài trợ đà tăng trưởng đó bằng tín dụng, ào ạt chảy vào khu vực kinh tế nhà nước, các công ty đầu tư của đảng bộ ở địa phương.
Số tín dụng hay dư nợ từ 147% của Tổng Sản Lượng nay đã lên tới 251%. Một công ty đầu tư của Mỹ còn báo riêng cho các thân chủ là tổng số nợ của Trung Quốc, cả công lẫn tư, nay đã vượt 400% của Tổng sản lượng. Trong số này, những khoản nợ xấu được chính thức ước lượng là 1%. Thực tế thì có thể ở mức 25% hay thậm chí 40%. Tức là bằng hoặc còn hơn Tổng Sản Lượng.
Cả nước vay tiền gấp bốn lợi tức để một năm sản xuất ra tám ngàn tỷ đồng mà có thể mất nợ đến 10 ngàn tỷ - là ít. Kinh tế Trung Quốc có thể phá sản hay vỡ nợ vì khối nợ ung thối vĩ đại. Hậu quả sẽ là một vụ khủng hoảng lan ra toàn cầu, còn dữ dội hơn những gì xảy ra cho Hoa Kỳ và Âu Châu sau năm 2008.
Lên cầm quyền từ cuối năm kia, ban hành quyết định cải cách từ cuối năm ngoái (Nghị quyết Ba của hội nghị Ban Chấp Hành Trung Ương vào Tháng Mười Một năm 2013), Tập Cận Bình ý thức được mối nguy trước mặt. Cho nên phải chuyển hướng kinh tế qua khu vực dịch vụ và chế biến cao cấp, gia tăng sức tiêu thụ cho tư nhân, v.v.... và chấp nhận một đà tăng trưởng thấp hơn. Giải pháp khả thể là phải có đà tăng trưởng khoảng 4-5% một năm mà thôi.
Và muốn chủ động chuyển hướng như vậy, phải đánh bung những lực cản xuất phát ngay trong bộ máy đảng và hệ thống kinh tế nhà nước. Nhưng dù đã ráo riết tập trung quyền hành để bẻ tay lái hầu cỗ xe khỏi lao xuống vực - Tập Cận Bình vẫn bất lực.
Kinh tế Trung Quốc vẫn lao vào hướng cũ.
Tháng Tư vừa qua, Quốc Vụ Viện tức là Hội Ðồng Chính Phủ, do Lý Khắc Cường làm tổng lý, đã kín đáo thông báo một số quyết định kinh tế sau đây:
1) gia tăng công chi cho các dự án hỏa xa, chung cư rẻ tiền, và các vùng ngoại ô nhà tôn vách lá để bù vào sự giảm sút tiêu thụ của tư nhân;
2) cắt lãi suất trong một số khu vực nhất định để mở vòi tín dụng;
3) tung tiền chuộc nợ để tránh nạn doanh nghiệp bị phá sản; và
4) giảm thuế cho các doanh nghiệp loại nhỏ và vừa để nâng cao khả năng sản xuất của tư doanh trước sức nặng và trì trệ của hệ thống quốc doanh.
Nói cho dễ hiểu, lãnh đạo Trung Quốc không dám đạp thắng cho cỗ xe chạy chậm hơn hầu bẻ lái qua hướng khác. Ngược lại, họ vẫn châm thêm tín dụng và bảo đảm là kinh tế Trung Quốc vẫn đạt chỉ tiêu tăng trưởng năm nay là 7.5%. Mà bơm thêm tín dụng có nghĩa là chất thêm một núi nợ xấu. Biện pháp kích thích ngấm ngầm và nhẹ nhàng ấy tô điểm cho cái bề mặt là kinh tế vẫn tăng trưởng mà thực tế là đẩy cho cỗ xe chạy nhanh hơn.
Trong khi ấy, Tập Cận Bình ráo riết mở rộng chiến dịch diệt trừ tham nhũng và nắn gân cả thành phần đảng viên đã từng lên tới cấp lãnh đạo. Ông ta có thể đánh vào các trung tâm quyền lực đã gây ra nhiều vấn đề kinh tế nên đang phải cùng lúc giải quyết hai bài toán kinh tế và chính trị. Hai bài toán là hai mặt của một đồng bạc xã hội chủ nghĩa và phải cần cả chục năm sửa đổi thì mới có kết quả. Trong khi đó, khủng hoảng có thể xảy ra trong một vài năm.
Tập Cận Bình có đủ mọi quyền hành, nhưng không có thời giờ.
Kết luận ở đây là gì?
Trung Quốc đang ở vào một khúc quanh cực nguy hiểm, mấy chục năm mới thấy một lần. Lần trước, cách nay 40 năm là vào cao điểm của cuộc Cách Mạng Văn Hóa điên rồ. Nhờ Ðặng Tiểu Bình giỏi xoay trở nên sau năm năm thì đổi loạn thành trị và mua được 30 năm tăng trưởng.
Tập Cận Bình có đủ mọi quyền hành, nhưng không có thời giờ.
Kết luận ở đây là gì?
Trung Quốc đang ở vào một khúc quanh cực nguy hiểm, mấy chục năm mới thấy một lần. Lần trước, cách nay 40 năm là vào cao điểm của cuộc Cách Mạng Văn Hóa điên rồ. Nhờ Ðặng Tiểu Bình giỏi xoay trở nên sau năm năm thì đổi loạn thành trị và mua được 30 năm tăng trưởng.
Kinh tế Trung Quốc có những phương tiện lớn lao được đưa vào sản xuất nên gây ấn tượng phát triển mà chỉ có tăng trưởng ở bề mặt. Lý do là thượng tầng chính trị ở trên vẫn có một đảng độc quyền thâu tóm quyền lực. Quyền lực có thể đem lại tiền tài cho một thiểu số, nhưng là những cái vòi của con bạch tuộc đã giam hãm kinh tế và đang dẫn xứ này đến bờ vực. Muốn giải quyết bài toán kinh tế thì phải cải cách về chính trị.
Ðảng Cộng Sản Trung Quốc dùng thành quả kinh tế biện minh cho quyền lãnh đạo độc tôn. Khi thành quả ấy chỉ là chuyện ảo và khủng hoảng bùng nổ thì đảng có thể đổ.
Hùng Tâm