Giáo sư Carl Thayer và 'mối tình' với phở.
LTS: Người ta biết Giáo Sư Carl Thayer, Học Viện Quốc Phòng Úc, là một chuyên gia về chế độ Cộng Sản tại Việt Nam. Nhưng mấy ai biết ông mê phở tới mức nào? Nhân dịp viết phóng sự về cách ăn phở Việt Nam của người ngoại quốc, chúng tôi hỏi Giáo Sư Carl Thayer xem ông có ăn phở không, và nghĩ thế nào về món ăn thuần túy Việt Nam này. Ai ngờ, để trả lời câu hỏi đơn giản, Giáo Sư Carl Thayer đã gửi một email dài tâm sự về “mối tình của ông với phở”. Ông còn cẩn thận gửi cho chúng tôi một xấp hình chụp tại gia đặc biệt dành riêng cho nhật báo Người Việt, để đi kèm bài phóng sự về phở. Nhìn ông chăm chú chuẩn bị ăn phở, người ta thấy ông dành cho tô phở sự quan tâm đặc biệt của một “nhà nghiên cứu”. Ông Carl Thayer là giáo sư khoa Nhân Văn và Xã Hội Học tại Ðại Học New South Wales, Úc Châu, và là chuyên gia nghiên cứu quân sự, kiêm giám đốc diễn đàn Nghiên Cứu Quốc Phòng, là tác giả của gần 400 bài viết nghiên cứu tình hình các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương. Dưới đây là nguyên văn email của Giáo Sư Carl Thayer, do Hà Giang chuyển ngữ.(Hình phải:GS.Carl Thayer ăn phở tại nhà)
Phở à?
Tôi biết ăn phở chứ, sao lại không?
Phải nói là mê mới đúng. Tôi mê món ăn này ngay từ lần ăn thử đầu tiên. Có thể nói đây là “love at first bite!”
Tôi được nếm thử món phở vào năm 1967, khi tôi đến Sàigòn trong tư cách một tình nguyện viên làm việc với Cơ Quan Chí Nguyện Quốc Tế (Internaltional Volunteer Service).
Lúc đó, một đám bạn hay rủ tôi đi ăn phở tại một tiệm phở Bắc ở Mỹ Tho. Nếu tôi nhớ không lầm thì tụi tôi cũng rất thích ăn ở một phở tên là Phở 79.
Ở chỗ tôi ở tại Úc, muốn ăn phở cũng dễ thôi, đâu cũng có, nhưng phở ở Úc không gây được cho tôi nhiều “ấn tượng” như phở ở Hawaii.
Trong thời gian ở Honolulu từ Tháng Giêng năm 1999 đến Tháng Giêng năm 2002, vợ chồng chúng tôi rất mê phở ở một tiệm phở ở đây. Thường thì vào mỗi sáng Thứ Bẩy khi đi mua sắm xong, lúc nào vợ tôi cũng đến đấy mua phở mang về nhà để hai vợ chồng cùng ăn.
Có khi trời lạnh, chúng tôi ăn phở một tuần hai lần.
Chúng tôi thường dùng Phở thay cho bữa ăn trưa. Tôi thích đủ mọi thứ, tái, nạm, gầu gần sách, nên ở Canberra, tôi hay gọi món Pho Special tức “phở đặc biệt”. Lần về Hà Nội cách đây mấy tuần, tôi dùng phở cho điểm tâm mỗi buổi sáng, cứ một ngày ăn phở bò thì ngày kia lại ăn phở gà (cho bớt béo). Ăn phở bò thì tôi thích thịt tái phải trụng thật kỹ.
Khi ăn phở, tôi thích bỏ ba bốn khoanh ớt vào tô phở, rồi trộn đều cho đến khi mấy miếng ớt chìm xuống dưới tô. Kế đến, tôi chế vào tô một ít hoisin sauce. Tôi cũng thích bỏ mấy giọt nước mắm vào phở. Thiếu nước mắm phở ăn làm sao ấy, không “đạt”. Cuối cùng tôi vắt chanh vào và bắt đầu ăn. Nếu có giá tôi thường bỏ giá lên trên cùng.
Tôi dùng đũa ở tay phải, và cầm muỗng ăn phở bằng sứ bên tay trái rất sành sỏi. Phải dùng muỗng sứ ăn phở mới ngon!
Phở à?
Tôi biết ăn phở chứ, sao lại không?
Phải nói là mê mới đúng. Tôi mê món ăn này ngay từ lần ăn thử đầu tiên. Có thể nói đây là “love at first bite!”
Tôi được nếm thử món phở vào năm 1967, khi tôi đến Sàigòn trong tư cách một tình nguyện viên làm việc với Cơ Quan Chí Nguyện Quốc Tế (Internaltional Volunteer Service).
Lúc đó, một đám bạn hay rủ tôi đi ăn phở tại một tiệm phở Bắc ở Mỹ Tho. Nếu tôi nhớ không lầm thì tụi tôi cũng rất thích ăn ở một phở tên là Phở 79.
Ở chỗ tôi ở tại Úc, muốn ăn phở cũng dễ thôi, đâu cũng có, nhưng phở ở Úc không gây được cho tôi nhiều “ấn tượng” như phở ở Hawaii.
Trong thời gian ở Honolulu từ Tháng Giêng năm 1999 đến Tháng Giêng năm 2002, vợ chồng chúng tôi rất mê phở ở một tiệm phở ở đây. Thường thì vào mỗi sáng Thứ Bẩy khi đi mua sắm xong, lúc nào vợ tôi cũng đến đấy mua phở mang về nhà để hai vợ chồng cùng ăn.
Có khi trời lạnh, chúng tôi ăn phở một tuần hai lần.
Chúng tôi thường dùng Phở thay cho bữa ăn trưa. Tôi thích đủ mọi thứ, tái, nạm, gầu gần sách, nên ở Canberra, tôi hay gọi món Pho Special tức “phở đặc biệt”. Lần về Hà Nội cách đây mấy tuần, tôi dùng phở cho điểm tâm mỗi buổi sáng, cứ một ngày ăn phở bò thì ngày kia lại ăn phở gà (cho bớt béo). Ăn phở bò thì tôi thích thịt tái phải trụng thật kỹ.
Khi ăn phở, tôi thích bỏ ba bốn khoanh ớt vào tô phở, rồi trộn đều cho đến khi mấy miếng ớt chìm xuống dưới tô. Kế đến, tôi chế vào tô một ít hoisin sauce. Tôi cũng thích bỏ mấy giọt nước mắm vào phở. Thiếu nước mắm phở ăn làm sao ấy, không “đạt”. Cuối cùng tôi vắt chanh vào và bắt đầu ăn. Nếu có giá tôi thường bỏ giá lên trên cùng.
Tôi dùng đũa ở tay phải, và cầm muỗng ăn phở bằng sứ bên tay trái rất sành sỏi. Phải dùng muỗng sứ ăn phở mới ngon!
Tôi rất thích dùng rau thơm với phở, nhưng rau thơm ở ngoài Việt Nam ăn hắc lắm, không giống như ở Việt Nam. Tôi đặc biệt thích cọng rau dài có gai ở hai bên (ngò gai) và thỉnh thoảng cũng ăn lá quế, khi nó không bị hắc. Lá quế ở Úc hay bị hắc lắm. Khi lá quế không hắc, tôi dùng tay ngắt lá rồi bóp nhẹ cho ra mùi thơm.
Bạn bè hay trêu chọc tôi về nỗi mê say phở. Nếu ai có dịp đến thăm chúng tôi thì sẽ thấy nhà tôi đầy rẫy chứng cớ “mối tình của tôi với phở.”
Ðầu năm 2005, khi tôi còn làm việc ở School of Advanced International Studies tại Johns Hopkins University ở Hoa Thịnh Ðốn, tôi được dịp làm bạn với một phụ nữ Việt Nam được học bổng Fulbright qua Mỹ. Bà ấy dậy vợ tôi cách nấu phở, làm chả giò, và một vài món khai vị Việt Nam khác.
Sau khi gần mãn nhiệm kỳ làm việc tại Hoa Thịnh Ðốn, tôi đưa vợ tôi đến thăm Việt Nam lần đầu tiên, và chúng tôi đi tìm mua cho bằng được tô ăn phở bằng gốm Bát Tràng ở gần Hải Phòng. Phải mất bao nhiêu công lao chúng tôi mới mang chúng về đến Canberra an toàn không bị vỡ.
Món phở của Việt Nam rất tuyệt, và đã được đưa vào thực đơn quốc tế của gia đình chúng tôi. Thỉnh thoảng khi chúng tôi nấu phở, và dọn ăn trong tô Bát Tràng hẳn hoi.
Tôi thích chỉ cho mọi người cách ăn phở. Ai cũng thích! Tôi nghĩ, nếu biết phát triển đúng cách, phở sẽ trở thành món ăn rất được ưa chuộng nhất trong vài thập niên tới.
Hà Giang
Đọc thêm:Hà Giang