Ngày Hoàng Sa
Hôm nay chúng ta tập hợp nơi đây để kỷ niệm trận Hải Chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974. Trước đó một năm, tháng 1-1973, hai nước Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã ký Hiệp Định Hòa Bình Paris với sự tham dự và bảo lãnh của 14 quốc gia trên thế giới trong đó có Hoa Kỳ và Trung Quốc. Các quốc gia kết ước và bảo lãnh cam kết tôn trọng quyền dân tộc tự quyết của nhân dân Việt Nam và không xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của quốc gia Việt Nam.
Vậy mà, một năm sau, khi Hiệp Định Paris còn chưa ráo mực, bỗng dưng vô cớ, ngày 19-1-1974 Trung Quốc đem quân xâm chiếm 6 đảo Hoàng Sa thuộc Nhóm Lưỡi Liềm (Nguyệt Thiềm) phía Tây Nam.
Sau Thế Chiến II, tháng 8-1945 khi Nhật Bản đầu hàng đồng minh, quân đội Trung Hoa kéo sang giải giới quân đội Nhật và đã thừa cơ chiếm 7 đảo Hoàng Sa thuộc nhóm An Vĩnh (Tuyên Đức) phía Đông Bắc.
Trong trận Hải Chiến Hoàng Sa, Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ chủ quyền lãnh hải. 58 chiến sĩ đã hy sinh trong đó có Trung Tá Ngụy Văn Thà là người đã từ chối di tản để ở lại tuẫn tiết cùng chiến hạm theo truyền thống hào hùng của hải quân.
14 năm sau, tháng 3-1988, bỗng dưng vô cớ, Trung Quốc lại đem quân xâm lăng vùng biển Trường Sa và đã chiếm 2 đá nổi và 6 đá chìm.
Trong trận Hải Chiến Trường Sa, 74 chiến sĩ hải quân Việt Nam đã bỏ mình vì tổ quốc. Lúc này, vì Liên Xô còn có mặt tại Cam Ranh và Hoa Kỳ còn đóng quân tại Subic Bay (Phi Luật Tân), nên Trung Quốc không dám thừa thắng xông lên để chiếm cứ tất cả những đảo, cồn, đá, bãi củaViệt Nam tại Trường Sa.
Vả lại Trung Quốc cũng không dám cạn tàu ráo máng. Vì còn muốn lưu giữ chút nhân tình để hy vọng thực thi kế hoạch đánh cá chung và khai thác dầu khí chung tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (riêng) của Việt Nam.
Trước đó, ngay từ 1946 Trung Quốc đã đặt tên vùng Biển Nam Hải là Đặc Khu Hành Chánh Hải Nam. Qua năm 1947 lại đổi tên Hoàng Sa thành Tây Sa và Trường Sa thành Nam Sa.
Mới đây Trung Quốc loan báo thành lập Huyện Tam Sa tại đảo Hải Nam để quản lý hành chánh các đảo Đông Sa, Tây Sa (chỉ Hoàng Sa) và Nam Sa (chỉ Trường Sa).
Đây chỉ là một chiến dịch hỏa mù. Vì từ 1946, như đã trình bày, Trung Hoa đã thành lập Đặc Khu Hành Chánh Hải Nam nói là để quản trị toàn thể vùng Biển Nam Hải từ Việt Nam qua Nam Dương, Mã Lai, Brunei và Phi Luật Tân. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này.
I. CÔNG ƯỚC LIÊN HIỆP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN 1982
Trong thập niên 1960 cuộc Cách Mạng Văn Hóa đã phá nát Trung Hoa về văn hóa, đạo lý, kinh tế và nhân sự.
Qua thập niên 1970, Trung Hoa bắt đầu phục hồi. Được gia nhập Liên Hiệp Quốc thay thế Đài Loan năm 1971, Trung Hoa nghiễm nhiên trở thành một ngũ cường, hội viên thường trực của Hội Đồng Bảo An có quyền phủ quyết. Sau cái chết của Mao Trạch Đông năm 1976, và với sự thiết lập bang giao với Hoa Kỳ năm 1979, Trung Hoa hội nhập vào cộng đồng thế giới. Từ đó, về mặt kinh tế, với chính sách "mèo đen mèo trắng", Đặng Tiểu Bình đã từ bỏ xã hội chủ nghĩa để theo chủ nghĩa thực dụng.
Năm l982 phái đoàn Trung Hoa đến Montego Bay, Jamaica tham dự Đại Hội Liên Hiệp Quốc Kỳ 3 về Luật Biển. Vì Anh, Mỹ không ký Công Ước, 3 ngũ cường còn lại Nga-Pháp-Hoa đóng vai chủ chốt. (Lý do là vì Anh-Mỹ chưa thỏa mãn về quy chế khai thác khoáng sản tại biển sâu: deep seabed mining). Tự ái quốc gia được thỏa mãn, Trung Hoa hoan hỉ ký Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.
Ký xong, Bắc Kinh mới thấy lo! Ký Công Ước thì phải theo Công Ước. Những điều khoản trong Công Ước đã quá rõ rệt: Các quốc gia duyên hải chỉ được hưởng quy chế 200 hải lý vùng Đặc Quyền Kinh Tế đánh cá từ bờ biển. Vùng này trùng điệp với Thềm Lục Địa 200 hải lý để khai thác dầu khí.
Trong khi đó, Hoàng Sa cách bờ Biển Trung Hoa tới 270 hải lý và Trường Sa cách Hoa Lục hơn 750 hải lý. Do đó Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc chủ quyền lãnh hải của Trung Hoa.
Chiếu Công Ước về Luật Biển 1982, các quốc gia duyên hải có chủ quyền lãnh hải tại:
- Biển Lãnh Thổ (Territorial Sea) dài 12 hải lý (22km) chạy từ đường căn bản ra khơi. Đường căn bản (baseline) là lằn mức thủy triều xuống thấp. Tại biển lãnh thổ các tàu ngoại quốc được quyền thông quá vô tư trong vòng hòa bình và phải tôn trọng an ninh trật tự của quốc gia duyên hải.
- Vùng Đặc Quyền Kinh Tế 200 hải lý (370 km) để đánh cá tính từ đường căn bản (Exclusive Economic Zone, 200-mile fishery zone). Tại vùng này các quốc gia duyên hải có đặc quyền đánh cá, nhưng cũng có nghĩa vụ phải bảo tồn ngư sinh, và nếu cần, chia sẻ phần tôm cá không khai thác hết cho các quốc gia kế cận không có bờ biển (như Ai Lao).
- Thềm Lục Địa (Continental Shelf) để khai thác dầu khí cũng dài 200 hải lý và trùng điệp với Vùng Đặc Quyền Kinh Tế đánh cá.
Khác với vùng đặc quyền kinh tế đánh cá, chiếu Điều 77 Luật Biển, Thềm Lục Địa thuộc chủ quyền tuyệt đối của quốc gia duyên hải trong việc khai thác dầu khí.
Quyền này không tùy thuộc vào điều kiện chiếm cứ (occupation) hay công bố (proclamation). Do đó việc Trung Quốc chiếm cứ một số đảo cồn đá bãi tại Hoàng Sa và Trường Sa không có tác dụng tước đọat chủ quyền của Việt Nam và Phi Luật Tân tại các Thềm Lục Địa của hai quốc gia này. Vì có chủ quyền tuyệt đối, các quốc gia duyên hải không cần phải chiếm cứ hay công bố chủ quyền. Chỉ cần nạp họa đồ đường căn bản để định ranh thềm lục địa.
Ngoài ra, chiếu Điều 76 Luật Biển, các quốc gia duyên hải có quyền mở rộng Thềm Lục Địa Pháp Lý 200 hải lý thành Thềm Lục Địa Địa Lý (hay Nền Lục Địa: Continental Margin) dài tới 350 hải lý (648km), nếu về mặt địa hình, đáy biển là sự tiếp nối tự nhiên của thềm lục địa từ đất liền ra ngoài biển (như trường hợp Việt Nam).
Như vậy: Các đảo Hoàng Sa thuộc Thềm Lục Địa 200 hải lý của Việt Nam. Từ Quảng Ngãi ra đảo Trí Tôn chỉ có 123 hải lý, và ra đảo Hoàng Sa chỉ có 160 hải lý. Trong khi đó Hoàng Sa cách Lục Địa Trung Hoa hơn 270 hải lý nên không thuộc thềm lục địa của Trung Hoa.
Hơn nữa, về mặt địa hình đáy biển, độ sâu nhất tại Hoàng Sa là 900m. Đây là những hải đảo hay bình nguyên của Thềm Lục Địa Việt Nam trên mặt biển. Nếu nước biển rút xuống khoảng 900m thì đáy biển Hoàng Sa sẽ biến thành một hành lang chạy thoai thoải từ dãy Trường Sơn ra các đảo Trí Tôn, Hoàng Sa và Phú Lâm.
Trong khi đó từ Hoàng Sa về Lục Địa Trung Hoa phải qua một rãnh biển sâu tới 2,500m. Như vậy các đảo Hoàng Sa không phải là sự tiếp nối tự nhiên của Thềm Lục Địa Trung Hoa từ đất liền ra ngoài biển.
Tại Trường Sa cũng vậy. Tại bãi dầu khí Thanh Long-Tứ Chính biển sâu không tới 400m, và trong vùng Đảo Trường Sa (do Việt Nam chiếm cứ) độ sâu chỉ tới 200m. Bãi Tứ Chính cách bờ biển Việt Nam khoảng 190 hải lý nên thuộc Thềm Lục Địa Việt Nam. Trong khi đó Trường Sa cách Lục Địa Trung Hoa tới 750 hải lý. Hơn nữa từ Trường Sa về Lục Địa Trung Hoa phải qua một rãnh biển sâu tới 4,600m. Vì đáy biển không phải là sự tiếp nối tự nhiên của thềm lục địa từ đất liền ra ngoài biển nên Trung Hoa không thể xin mở rộng thềm lục địa qua mức 200 hải lý.
Như vậy, về mặt pháp lý, theo Tòa Án Quốc Tế và Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa về phía Tây Biển Đông Nam Á thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.
II. BIỂN LỊCH SỬ HAY LƯỠI RỒNG TRUNG QUỐC
Đuối lý về mặt luật pháp, Trung Quốc tung ra chiến dịch hỏa mù với huyền thoại Biển Lịch Sử Trung Hoa mệnh danh là Lưỡi Rồng Trung Quốc.
Từ 1983 Bắc Kinh tập hợp 400 học giả Trung Quốc ngày đêm nghiên cứu thảo luận trong 10 năm để kết luận rằng Nam Hải là Biển Lịch Sử của Trung Hoa. Rồi họ hội nghị với 100 học giả Đài Loan để xác nhận điều này.
Lưỡi Rồng Trung Quốc không chỉ bao gồm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa về phía Việt Nam. Đây là cả một vùng biển bao la chạy từ Việt Nam qua Nam Dương, Mã Lai, Brunei và Phi Luật Tân. Theo ngoa ngôn của Bắc Kinh, Biển Lịch Sử Trung Hoa hay Lưỡi Rồng Trung Quốc có vùng lãnh hải rộng bằng phân nửa Lục Địa Trung Hoa.
Lưỡi Rồng Trung Quốc nằm sát bờ biển Việt Nam, cách Quảng Ngãi 40 hải lý, cách Natuna (Nam Dương) 30 hải lý, cách Sarawak (Mã Lai), Brunei và Palawan (Phi Luật Tân) 25 hải lý. Nó chiếm trọn 3 túi dầu khí đang khai thác là Bãi Tứ Chính (Vanguard) của Việt Nam, Bãi Natuna của Nam Dương và Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) của Phi Luật Tân. Nó chiếm hơn 80% Biển Đông Nam Á.
Năm 1992, Trung Hoa vẽ lại bản đồ và đòi chủ quyền lãnh hải toàn vùng biển Đông Nam Á. Họ coi biển Đông Nam Á (hay Nam Hải) là biển lịch sử của họ. Cũng như hơn 2000 năm trước đây, Đế Quốc La Mã gọi Địa Trung Hải là "biển của chúng tôi" (mare nostrum).
Địa Trung Hải là một biển rất lớn chạy từ bờ biển Tây Ban Nha qua Pháp, Ý, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Do Thái đến Ai Cập và toàn vùng biển Bắc Phi. Nó rộng gấp mấy chục lần bán đảo Ý Đại Lợi nơi Đế Quốc La Mã đặt thủ đô.
Về yêu sách Biển Lịch Sử của Trung Quốc, các luật gia tại Viện Hải Học Đông Tây Hawaii phải kêu lên rằng: "Không có nguyên tắc pháp lý hay điều khoản nào trong Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển cho phép Bắc Kinh đòi như vậy!"
Thật vậy, ngày nay về mặt pháp lý, Luật Biển và Tòa Án Quốc Tế đã bác bỏ thuyết Biển Lịch Sử hay Lưỡi Rồng Trung Quốc của Bắc Kinh.
Theo Tòa Án Quốc Tế, Biển Lịch Sử chỉ là Nội Hải.
Theo Điều 8 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển: "Biển Lịch Sử hay nội hải của một quốc gia, nằm trong đất liền, về phía bên trong đường căn bản của Biển Lãnh Thổ." (The International Court of Justice has defined historic waters as internal waters. Waters on the landward side of the baseline of the territorial sea form part of the internal waters of the State: Article 8 LOS CONVENTION l982).
Như vậy, nếu Địa Trung Hải không phải là Biển Lịch Sử của Đế Quốc La Mã, thì Biển Nam Hoa cũng không phải là Biển Lịch Sử của Đế Quốc Trung Hoa. Cả hai đều là ngoại hải, và cách La Mã và Lục Địa Trung Hoa hàng ngàn cây số.
Và công trình 10 năm nghiên cứu của 500 học giả Trung Hoa chỉ là công "dã tràng xe cát Biển Đông, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì!"
Vậy mà, một năm sau, khi Hiệp Định Paris còn chưa ráo mực, bỗng dưng vô cớ, ngày 19-1-1974 Trung Quốc đem quân xâm chiếm 6 đảo Hoàng Sa thuộc Nhóm Lưỡi Liềm (Nguyệt Thiềm) phía Tây Nam.
Sau Thế Chiến II, tháng 8-1945 khi Nhật Bản đầu hàng đồng minh, quân đội Trung Hoa kéo sang giải giới quân đội Nhật và đã thừa cơ chiếm 7 đảo Hoàng Sa thuộc nhóm An Vĩnh (Tuyên Đức) phía Đông Bắc.
Trong trận Hải Chiến Hoàng Sa, Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ chủ quyền lãnh hải. 58 chiến sĩ đã hy sinh trong đó có Trung Tá Ngụy Văn Thà là người đã từ chối di tản để ở lại tuẫn tiết cùng chiến hạm theo truyền thống hào hùng của hải quân.
14 năm sau, tháng 3-1988, bỗng dưng vô cớ, Trung Quốc lại đem quân xâm lăng vùng biển Trường Sa và đã chiếm 2 đá nổi và 6 đá chìm.
Trong trận Hải Chiến Trường Sa, 74 chiến sĩ hải quân Việt Nam đã bỏ mình vì tổ quốc. Lúc này, vì Liên Xô còn có mặt tại Cam Ranh và Hoa Kỳ còn đóng quân tại Subic Bay (Phi Luật Tân), nên Trung Quốc không dám thừa thắng xông lên để chiếm cứ tất cả những đảo, cồn, đá, bãi củaViệt Nam tại Trường Sa.
Vả lại Trung Quốc cũng không dám cạn tàu ráo máng. Vì còn muốn lưu giữ chút nhân tình để hy vọng thực thi kế hoạch đánh cá chung và khai thác dầu khí chung tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (riêng) của Việt Nam.
Trước đó, ngay từ 1946 Trung Quốc đã đặt tên vùng Biển Nam Hải là Đặc Khu Hành Chánh Hải Nam. Qua năm 1947 lại đổi tên Hoàng Sa thành Tây Sa và Trường Sa thành Nam Sa.
Mới đây Trung Quốc loan báo thành lập Huyện Tam Sa tại đảo Hải Nam để quản lý hành chánh các đảo Đông Sa, Tây Sa (chỉ Hoàng Sa) và Nam Sa (chỉ Trường Sa).
Đây chỉ là một chiến dịch hỏa mù. Vì từ 1946, như đã trình bày, Trung Hoa đã thành lập Đặc Khu Hành Chánh Hải Nam nói là để quản trị toàn thể vùng Biển Nam Hải từ Việt Nam qua Nam Dương, Mã Lai, Brunei và Phi Luật Tân. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này.
I. CÔNG ƯỚC LIÊN HIỆP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN 1982
Trong thập niên 1960 cuộc Cách Mạng Văn Hóa đã phá nát Trung Hoa về văn hóa, đạo lý, kinh tế và nhân sự.
Qua thập niên 1970, Trung Hoa bắt đầu phục hồi. Được gia nhập Liên Hiệp Quốc thay thế Đài Loan năm 1971, Trung Hoa nghiễm nhiên trở thành một ngũ cường, hội viên thường trực của Hội Đồng Bảo An có quyền phủ quyết. Sau cái chết của Mao Trạch Đông năm 1976, và với sự thiết lập bang giao với Hoa Kỳ năm 1979, Trung Hoa hội nhập vào cộng đồng thế giới. Từ đó, về mặt kinh tế, với chính sách "mèo đen mèo trắng", Đặng Tiểu Bình đã từ bỏ xã hội chủ nghĩa để theo chủ nghĩa thực dụng.
Năm l982 phái đoàn Trung Hoa đến Montego Bay, Jamaica tham dự Đại Hội Liên Hiệp Quốc Kỳ 3 về Luật Biển. Vì Anh, Mỹ không ký Công Ước, 3 ngũ cường còn lại Nga-Pháp-Hoa đóng vai chủ chốt. (Lý do là vì Anh-Mỹ chưa thỏa mãn về quy chế khai thác khoáng sản tại biển sâu: deep seabed mining). Tự ái quốc gia được thỏa mãn, Trung Hoa hoan hỉ ký Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.
Ký xong, Bắc Kinh mới thấy lo! Ký Công Ước thì phải theo Công Ước. Những điều khoản trong Công Ước đã quá rõ rệt: Các quốc gia duyên hải chỉ được hưởng quy chế 200 hải lý vùng Đặc Quyền Kinh Tế đánh cá từ bờ biển. Vùng này trùng điệp với Thềm Lục Địa 200 hải lý để khai thác dầu khí.
Trong khi đó, Hoàng Sa cách bờ Biển Trung Hoa tới 270 hải lý và Trường Sa cách Hoa Lục hơn 750 hải lý. Do đó Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc chủ quyền lãnh hải của Trung Hoa.
Chiếu Công Ước về Luật Biển 1982, các quốc gia duyên hải có chủ quyền lãnh hải tại:
- Biển Lãnh Thổ (Territorial Sea) dài 12 hải lý (22km) chạy từ đường căn bản ra khơi. Đường căn bản (baseline) là lằn mức thủy triều xuống thấp. Tại biển lãnh thổ các tàu ngoại quốc được quyền thông quá vô tư trong vòng hòa bình và phải tôn trọng an ninh trật tự của quốc gia duyên hải.
- Vùng Đặc Quyền Kinh Tế 200 hải lý (370 km) để đánh cá tính từ đường căn bản (Exclusive Economic Zone, 200-mile fishery zone). Tại vùng này các quốc gia duyên hải có đặc quyền đánh cá, nhưng cũng có nghĩa vụ phải bảo tồn ngư sinh, và nếu cần, chia sẻ phần tôm cá không khai thác hết cho các quốc gia kế cận không có bờ biển (như Ai Lao).
- Thềm Lục Địa (Continental Shelf) để khai thác dầu khí cũng dài 200 hải lý và trùng điệp với Vùng Đặc Quyền Kinh Tế đánh cá.
Khác với vùng đặc quyền kinh tế đánh cá, chiếu Điều 77 Luật Biển, Thềm Lục Địa thuộc chủ quyền tuyệt đối của quốc gia duyên hải trong việc khai thác dầu khí.
Quyền này không tùy thuộc vào điều kiện chiếm cứ (occupation) hay công bố (proclamation). Do đó việc Trung Quốc chiếm cứ một số đảo cồn đá bãi tại Hoàng Sa và Trường Sa không có tác dụng tước đọat chủ quyền của Việt Nam và Phi Luật Tân tại các Thềm Lục Địa của hai quốc gia này. Vì có chủ quyền tuyệt đối, các quốc gia duyên hải không cần phải chiếm cứ hay công bố chủ quyền. Chỉ cần nạp họa đồ đường căn bản để định ranh thềm lục địa.
Ngoài ra, chiếu Điều 76 Luật Biển, các quốc gia duyên hải có quyền mở rộng Thềm Lục Địa Pháp Lý 200 hải lý thành Thềm Lục Địa Địa Lý (hay Nền Lục Địa: Continental Margin) dài tới 350 hải lý (648km), nếu về mặt địa hình, đáy biển là sự tiếp nối tự nhiên của thềm lục địa từ đất liền ra ngoài biển (như trường hợp Việt Nam).
Như vậy: Các đảo Hoàng Sa thuộc Thềm Lục Địa 200 hải lý của Việt Nam. Từ Quảng Ngãi ra đảo Trí Tôn chỉ có 123 hải lý, và ra đảo Hoàng Sa chỉ có 160 hải lý. Trong khi đó Hoàng Sa cách Lục Địa Trung Hoa hơn 270 hải lý nên không thuộc thềm lục địa của Trung Hoa.
Hơn nữa, về mặt địa hình đáy biển, độ sâu nhất tại Hoàng Sa là 900m. Đây là những hải đảo hay bình nguyên của Thềm Lục Địa Việt Nam trên mặt biển. Nếu nước biển rút xuống khoảng 900m thì đáy biển Hoàng Sa sẽ biến thành một hành lang chạy thoai thoải từ dãy Trường Sơn ra các đảo Trí Tôn, Hoàng Sa và Phú Lâm.
Trong khi đó từ Hoàng Sa về Lục Địa Trung Hoa phải qua một rãnh biển sâu tới 2,500m. Như vậy các đảo Hoàng Sa không phải là sự tiếp nối tự nhiên của Thềm Lục Địa Trung Hoa từ đất liền ra ngoài biển.
Tại Trường Sa cũng vậy. Tại bãi dầu khí Thanh Long-Tứ Chính biển sâu không tới 400m, và trong vùng Đảo Trường Sa (do Việt Nam chiếm cứ) độ sâu chỉ tới 200m. Bãi Tứ Chính cách bờ biển Việt Nam khoảng 190 hải lý nên thuộc Thềm Lục Địa Việt Nam. Trong khi đó Trường Sa cách Lục Địa Trung Hoa tới 750 hải lý. Hơn nữa từ Trường Sa về Lục Địa Trung Hoa phải qua một rãnh biển sâu tới 4,600m. Vì đáy biển không phải là sự tiếp nối tự nhiên của thềm lục địa từ đất liền ra ngoài biển nên Trung Hoa không thể xin mở rộng thềm lục địa qua mức 200 hải lý.
Như vậy, về mặt pháp lý, theo Tòa Án Quốc Tế và Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa về phía Tây Biển Đông Nam Á thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.
II. BIỂN LỊCH SỬ HAY LƯỠI RỒNG TRUNG QUỐC
Đuối lý về mặt luật pháp, Trung Quốc tung ra chiến dịch hỏa mù với huyền thoại Biển Lịch Sử Trung Hoa mệnh danh là Lưỡi Rồng Trung Quốc.
Từ 1983 Bắc Kinh tập hợp 400 học giả Trung Quốc ngày đêm nghiên cứu thảo luận trong 10 năm để kết luận rằng Nam Hải là Biển Lịch Sử của Trung Hoa. Rồi họ hội nghị với 100 học giả Đài Loan để xác nhận điều này.
Lưỡi Rồng Trung Quốc không chỉ bao gồm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa về phía Việt Nam. Đây là cả một vùng biển bao la chạy từ Việt Nam qua Nam Dương, Mã Lai, Brunei và Phi Luật Tân. Theo ngoa ngôn của Bắc Kinh, Biển Lịch Sử Trung Hoa hay Lưỡi Rồng Trung Quốc có vùng lãnh hải rộng bằng phân nửa Lục Địa Trung Hoa.
Lưỡi Rồng Trung Quốc nằm sát bờ biển Việt Nam, cách Quảng Ngãi 40 hải lý, cách Natuna (Nam Dương) 30 hải lý, cách Sarawak (Mã Lai), Brunei và Palawan (Phi Luật Tân) 25 hải lý. Nó chiếm trọn 3 túi dầu khí đang khai thác là Bãi Tứ Chính (Vanguard) của Việt Nam, Bãi Natuna của Nam Dương và Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) của Phi Luật Tân. Nó chiếm hơn 80% Biển Đông Nam Á.
Năm 1992, Trung Hoa vẽ lại bản đồ và đòi chủ quyền lãnh hải toàn vùng biển Đông Nam Á. Họ coi biển Đông Nam Á (hay Nam Hải) là biển lịch sử của họ. Cũng như hơn 2000 năm trước đây, Đế Quốc La Mã gọi Địa Trung Hải là "biển của chúng tôi" (mare nostrum).
Địa Trung Hải là một biển rất lớn chạy từ bờ biển Tây Ban Nha qua Pháp, Ý, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Do Thái đến Ai Cập và toàn vùng biển Bắc Phi. Nó rộng gấp mấy chục lần bán đảo Ý Đại Lợi nơi Đế Quốc La Mã đặt thủ đô.
Về yêu sách Biển Lịch Sử của Trung Quốc, các luật gia tại Viện Hải Học Đông Tây Hawaii phải kêu lên rằng: "Không có nguyên tắc pháp lý hay điều khoản nào trong Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển cho phép Bắc Kinh đòi như vậy!"
Thật vậy, ngày nay về mặt pháp lý, Luật Biển và Tòa Án Quốc Tế đã bác bỏ thuyết Biển Lịch Sử hay Lưỡi Rồng Trung Quốc của Bắc Kinh.
Theo Tòa Án Quốc Tế, Biển Lịch Sử chỉ là Nội Hải.
Theo Điều 8 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển: "Biển Lịch Sử hay nội hải của một quốc gia, nằm trong đất liền, về phía bên trong đường căn bản của Biển Lãnh Thổ." (The International Court of Justice has defined historic waters as internal waters. Waters on the landward side of the baseline of the territorial sea form part of the internal waters of the State: Article 8 LOS CONVENTION l982).
Như vậy, nếu Địa Trung Hải không phải là Biển Lịch Sử của Đế Quốc La Mã, thì Biển Nam Hoa cũng không phải là Biển Lịch Sử của Đế Quốc Trung Hoa. Cả hai đều là ngoại hải, và cách La Mã và Lục Địa Trung Hoa hàng ngàn cây số.
Và công trình 10 năm nghiên cứu của 500 học giả Trung Hoa chỉ là công "dã tràng xe cát Biển Đông, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì!"