Wednesday, November 10, 2010

Lịch sử Việt Nam


Ngô Văn : một Nhà Cách Mạng Việt Nam viết sách về
Những Cuộc Cách Mạng ở Việt Nam Dưới Thời Pháp Thuộc.
(Viet Nam 1925-1945, révolution et contre-révolution sous la domination coloniale)

Các trích dẫn từ bài viết điểm sách và nhận định của Bs Nguyễn Lưu Viên :

...Người mà các anh tôn vinh là vĩ đại, mà vì nó mà các anh đã can đảm xông pha chiến trường, đã không từ chối hiến thân các anh để làm cho nó thành vĩ đại ; người mà làm chủ các anh như thế, chỉ có hai mắt, chỉ có hai tay, chỉ có một thân thể, chớ không có cái gì khác hơn người thường […] ngoài cái lợi mà các anh đã ủy thác cho nó để nó giết hại các anh. Nó lấy ở đâu mắt để do thám các anh, nếu các anh không cho nó mượn mắt của các anh ? Làm sao nó có được bao nhiêu tay để đánh các anh, nếu nó không mượn được tay của các anh ? Những bàn chân đã chà đạp lên các thị xả của các anh, nó lấy ở đâu ra nếu không phải là chân của các anh ? Làm sao nó có được quyền hành trên các anh, nếu không phải là do các anh cho ? Làm sao nó dám đè lên các anh được nếu không có sự thông đồng của các anh ? Nó làm gì được các anh nếu các anh không phải là người chứa giấu kẻ trộm đã cướp các anh, là người đồng lõa với tên sát nhân đã giết chết các anh, và là những người phản bội với chính các anh ? ” (tài liệu: La Boétie, Discours de la servitude volontaire ou le Contr’un, présenté par Nadia Gontarbert, Paris, 1993)...

...Nói về năm ông Phan Châu Trinh . Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn ái Quốc ở Paris. Ở trang đầu của chương này có chân dung của năm ông hồi lúc ấy, rồi sau có hình các nhà trí thức Việt bị đeo gông (cangue) trên cổ, vì bị cầm tù sau những vụ biểu tình của dân quê chống thuế và sai-dịch(corvée) quá nặng hồi năm 1908. có hình các lính khố xanh VN cũng bị đeo gông trên cổ, sau vụ đầu-độc ở trại lính hồi tháng 7 năm 1908, và đặc biệt có phóng-ảnh cái thơ của Nguyễn tất Thành (là Hồ chí Minh) gởi cho Tổng Thống Pháp đề ngày Marseille le 15 Septembre 1911 để (nguyên văn)” solliciter de votre haute bienveillance la faveur d’être admis à suivre les cours de l’École Coloniale comme interne” .(Đơn xin không được chấp nhận. Giá như hồi ấy Pháp chấp nhận thì Nguyễn tất Thành đã thành một công chức của “mẫu-quốc” Pháp, thì lịch sử cận đại của VN đã được thay đổi và Pháp không bị Điện Biên Phủ.) Trong chương này có một chỗ nhắc đến vụ vua Khải-Định đi Pháp năm 1922 để dự Cuộc Triển Lãm Quốc Tế ở Marseille, bị Phan Châu Trinh trong một thơ ngỏ, buộc cho 7 tội lớn (sept crimes majeurs) và khuyên nhà vua hãy trả quyền lại cho dân VN để cho dân VN cộng tác thẳng với dân Pháp. Trong chương này cũng có một chỗ nói sau khi Phan Châu Trinh về SaiGon hồi th.5-1925. thì một bài văn khích-báng (pamphlet) có tựa là “Le Procès de la colonisation francaise” đựơc nhà sách Librairie du Travail xuất bản có Nguyễn Ái Quốc ký tên nhưng, theo tác giả thì có lẽ là do Phan Văn Trừơng và Nguyễn Thế Truyền viết.
(Chú thích của NLV : Không phải là có lẽ, mà đúng là như vậy; vì hồi năm 1952, nhóm của chúng tôi gồm có các ông B. S. Hồ văn Nhựt, Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Trần Văn Văn, Trần Văn Đỗ, Ngô Ngọc Đối, và tôi, mổi cuối tuần hay hợp và ăn cơm tối ở nhà B.S.Hồ văn Nhựt ở đường Richaud, thì thường cũng có mời Cụ Nguyễn Thế Truyền đến dùng cơm và bàn chuyện nước, thì một hôm Cụ Truyền có nhắc lại đọan đó ở Paris và nói chính Ông với ông Trừơng viết bản văn đó chớ “Hồ Chí Minh không đủ trình độ Pháp-ngữ để viết”. Cụ Truyền còn kể lại cho chúng tôi nghe nguồn gốc của tên Nguyễn Ái Quốc như sau: Lúc ấy lối năm 1921-22 gì đó, thì trong nhóm của cụ có Phan Châu Trinh. Phan văn Trừơng, Nguyễn An Ninh với Cụ, hay viết cho tờ báo Le Paria và ký tên các bài viết là : “ Le Patriote ”. Rồi giao cho Nguyễn tất Thành đem lại cho tòa sọan của báo. Lần lần dân trong tòa sọan quen mặt, nên mỗi khi thấy Thành đem bài lại thì nói: “ Ah, voilà le patriote”. Mr.Thành thấy người ta gắn mình dính liền với danh từ “le patriote” nên Mr.Thành đổi luôn tên mình là Ái Quốc.
Cũng trong chương này có trích một đọan thơ đề ngày 12-2-1922 của Phan Châu Trinh viết cho Nguyễn ái Quốc khuyên hãy về nước sống gần dân để truyền bá tư tưởng giải phóng chớ đừng có đi Moscou nhờ Nga-Sô vì làm như vậy thì nước VN chúng ta sẽ “như là một con ngựa đổi kỵ-mã”( “notre nation serait telle un cheval qui a changé de cavalier”)...

...Kế đó (tr.256-260) nhắc đến bài “Nước Pháp bị đe dọa ở đông Dương” đăng trên báo “les Cahiers du bolchevisme” khi sự đe dọa của Hitler đã rõ ràng và Thủ Tướng Léon Blum trở lại chánh quyền ngày 17-th.3-1938, rồi lại bị thay thế ngày 9-th.4 bởi Daladier, và quân Nhựt Bổn đã chiếm hết phía Bắc của nước Tàu và thành phố Canton bị mất vào tháng 10. Tháng 5-1938, Thủ Tướng Pháp Daladier ra lịnh tuyển mộ 20,000 dân bản-xứ indigènes và vay 33 triệu đồng bạc (piastres) để “ bảo vệ Đông Dương” , thì nhóm “Lâp-Hiến” của Bùi Quang Chiêu và Lê Quang Liêm hưởng ứng với lời kêu gọi “Rồng Nam phun bạc” còn nhóm Đệ Tam của Nguyễn văn Tạo và Dương Bạch Mai thì hô hào dân hãy tình nguyện nhập ngũ cho đông để “bảo vệ nước Pháp dân chủ”. Trong khi đó thì nhóm trốt-kít của Tạ Thu Thâu dám xúi dân nổi dậy để thừa cơ hội chiến tranh mà giành độc lập.
Đọan sau (tr.260-261)nói về sự tự do tương đối của báo bằng việt-ngữ, thì báo La Lutte thành một tờ báo lưỡng ngữ, với tên là Tranh Đấu –La Lutte. và phát hành tập Văn Hóa Thơ Xã đăng tải nhửng sách nhỏ của Tạ Thu Tâu như sách “Từ Đệ Nhứt tới Đệ Tứ Quốc Tế. Còn Hồ Hữu Tường thì ngày 27-th.10-1938,cho xuất bản tờ bán nguyệt san Thầy Thợ, và cho tái bản nguyệt san Tháng Mười.
Đọan kế (tr.261-264) nói về cuộc đụng đầu giữa Đệ Tam và Đệ Tứ trong cuộc bầu cử Hội Đồng Quản Hạt (Conseil Colonial) tháng 4-1939. trong hai trên năm đơn-vị . Tạ Thu Thâu và Nguyễn văn Tạo bị kết án 2 năm tù, mới được ra khỏi khám ngày 16-th.2-1939, còn Nguyễn An Ninh thì được ra ngày 3-th.3-1939. Trong danh sách “Đệ Tứ” thì Tạ Thu Thâu, Trần văn Thạch và Phan văn Hùm ứng cử ở đơn-vị Saigon-ChợLớn, TânAn và MỹTho, còn Trần văn Sĩ,Nguyễn văn So và Phan văn Chánh thì ứng cử ở đơn-vị GiaĐịnh, BiênHòa, BàRịa, ThủDầuMột, TâyNinh và Đảo CônSơn, đối với danh sách “Mặt Trận Dân Chủ” của Nguyễn văn Tạo, Nguyễn an Ninh và Dương Bạch Mai. Kết quả Tạ Thu Thâu, Phan văn Hùm, và Trần văn Thạch được đắc cử tuy rằng những cuộc hội tiền-bầu-cử của họ đã bị cấm. Còn danh sách “Mặt Trận Dân Chủ” thì bị thua sát ván vì bị cử tri cho là “của chánh phủ’(gouvernemental)...

......Đọan cuối (tr.264) nói về Nguyễn Ái Quốc (biệt danh là Line) ngày 10-th.5-1936, sau khi được tin sự thất bại của “đảng ta” và sự chiến thắng của nhóm trốt-kít thì viết một bức thơ từ bên Tàu cho “các đồng chí mến yêu” của Ông ở ngoài Bắc và chỉ thị cho họ phải tiêu diệt bọn trốt-kít ( xem thơ đăng trong báo Cộng Sản Xít-ta-lin Notre Voix ở HàNội, và trong bản báo cáo cho Komintern th.7-1936). Việc này sẽ được đồng bọn của Ông thực hiện khi họ nắm được chánh quyền năm 1945.
1-(ở tr.300):Ngày13-8-1942, theo lịch sử chính thức, thì đồng chí Nguyễn Ái Quốc, dưới tên mới là Hồ chí Minh, đi sang Tàu….để cố gắng xin viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng đi bộ, thì đồng chí bị bắt ở Túc Vinh (Quảng Tây) và bị chánh quyền địa phương của bọn Tưởng Giới Thạch bỏ tù ngày 29 th.8.-1942.
Nhưng 40 năm sau, Hòang văn Hoan kéo cái màn của cuộc du hành ấy lên và nói rằng mục đích của nó không phải là để gặp các đồng chí C.S.Tàu mà là để gặp Tưởng Giới Thạch. Dầu sao, vì muốn đi qua khỏi đầu của Thống đốc Quảng Tây Trương Phát Khuê, để trực tiếp xin sự giúp đở của Tưởng Giới thạch, nên ông Thống đốc Quảng Tây bắt Hồ chí Minh giam luôn trong tù. Và trong lúc ông này còn ngồi trong tù thì Ông Thống đốc gom các nhà lãnh tụ của các đảng cách mạng VN (Đồng Minh Hội, VNQDĐ, Phục Quốc,Việt Minh) lại,và dưới quyền chủ tọa của Nguyễn Hải Thần thành lậpVịêt Cách, là Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh .
2-(ở tr.303): Krouchtchev, trong sách Souvenirs, thuật lại rằng hồi trước Điện Biên Phủ, Hồ đến Moscou để xin viện trợ quân sự, thì thình lình rút ra khỏi cạc-táb của Ông một tờ báo L’URSS en Construction và xin Staline ký tên trên đó.(lại cái trò xin chữ ký). Staline, bị hỏi bất thần, liền ký trên tờ báo. Thì Hồ cất kỹ tờ báo như là một cái bùa (nguyên văn của Krouchtchev trong sách: rangea la revue comme une viatique) nhưng……Staline biểu hai tên mật vụ của Ông ăn cắp tờ báo đó lại. Và Staline vừa cười rộ lên (esclafer) vừa nói: “Thì nó sẽ phải kiếm mãi mãi” (“Il pourra toujours la chercher”). Cũng trong kỳ thăm Moscou ấy, VN Dân Chủ Cộng Hòa được nhìn nhận. Thì Hồ xin Staline tổ chức một cuộc tiếp rước Ông như là một Quốc Trưởng. Staline nói “trễ rồi vì ông đã đến đây bí-mật” (incognito), nhưng Hồ đưa ra kế hoạch là một chiếc máy bay dành riêng cho Ông và khi đáp xuống Ông sẽ được đón tiếp như một Quốc Trưởng .Thì Staline trả lời : “Tôi đã nói là Không” (“j’ai dit Non”). Staline thuật lại chuyện này mà cười nhạo lớn tiếng (nguyên văn: “ricanait Staline quand, dans un grand éclat de rire cruel, il relatait cette histoire”, theo sách Krushchev Remembers. The Glasnot Tapes , Little Brown & Co,Toronto,1990,tr.154)
3-(ở tr.305): Ngày 25-3-1945, mười lăm ngày sau khi Nhựt đảo chánh ở Đông Dương thì De Gaulle nói rõ chương trình của Ông ở Đông Dương là giử “Đông Dương trong Liên-Hiệp Pháp dưới hình thức một Liên Bang Đông Dương dưới quyền một Tòan Quyền Pháp rồi Ông này chọn những bộ trưởng trong những người địa-phương cũng như trong những người Pháp sống ở Đông Dương”. Không có chữ “Độc Lập”.
Thì Hồ Chí Minh trả lời cho vị đại diện của Chánh Phủ Lâm Thời của De Gaulle là Ông Sainteny ở Côn-Minh (VânNam) nhờ Ông Thomas chuyển là: Hồ “chấp nhận hoãn lại việc cho VN độc lập từ 5 đến 10 năm và chấp nhận trong thời gian ấy có một toàn quyền Pháp đứng đầu Liên Bang Đông Dương” (theo sách Ph.Devillers : Paris-Saigon- Hanoi , tr.63)...


Đọc toàn bài : namkyluctinh

B.S.Nguyễn Lưu Viên
Nguồn namkyluctinh