Monday, November 29, 2010

WikiLeaks


Bí Mật Được Bật Mí

Video VB/QGVN

Vào đầu tuần này báo chí phổ-biến tin-tức cho thấy WikiLeaks vừa tung ra trên web site của họ những tài-liệu tối mật và nhạy cảm của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Đó là các công-điện trong ngành ngoại giao Mỹ chứa đựng các tin-tức liên quan đến các cuộc tiếp-xúc và nội-dung các cuộc nói chuyện giữa các giới chức có thẩm-quyền của một số quốc gia với các đại-diện ngoại-giao của Mỹ hoặc các ý kiến hay yêu cầu cuả các nhà lãnh-đạo Trung Đông đối với Hoa Kỳ về trường hợp Ba Tư.

Những bí mật bỗng dưng bị bật mí như thế này đã làm cho các viên-chức chính-trị và ngoại giao Hoa Kỳ cảm thấy xấu mặt muốn độn thổ và các nhà lãnh đạo thế giới có liên-hệ với Hoa Kỳ mất thể diện và uy-tín đến mức lúng túng chẳng biết phải giải-quyết vấn-đề ra làm sao.

WikiLeaks là một mạng lưới tư nhân chuyên đăng tin giật gân về quốc phòng, ngoại giao và tài chánh khiến cho giới chính trị và tài phiệt bị đẩy vào thế thụ động không còn cách nào khác chỉ còn có la làng lên mà thôi.

Người chủ trương WikiLeaks là Julian Assange, gốc Úc năm nay khoảng 39 tuổi. Gần đây ông đã cho tung các tài liệu mật của Hoa Kỳ liên-quan đến trận chiến Iraq và Afghanistan, rất bất lợi cho Mỹ và vì thế đã bị chính-phủ này yêu cầu WikiLeaks chấm dứt phổ biến các tài-liệu ấy. Nhưng họ không chịu nghe. Không những thế họ dự định tung ra các tin liên quan đến ngành ngoại giao của Mỹ và các nước và tin tức của ngành ngân hàng Hoa Kỳ nữa. Những công diện mật của chính phủ Mỹ do họ lấy được lên đến trên 250.000 sẽ được họ tuần tự phổ biến trước công luận qua mạng lưới của họ. Họ chỉ mới tung ra một số rất nhỏ các tài liệu này trong vài ngày qua đã làm xôn xao dư luận các giới. Vì vụ này, nhà lãnh đạo ngoại giao Hoa Kỳ đang phải liên-lạc với các nhà lãnh đạo của các nước để trấn an họ. Về phía Hoa Kỳ, họ bắt đầu thi hành các biện pháp bảo mật gắt gao để tài-liệu không bị thất thoát ra ngoài. Bộ Tư Pháp Mỹ đang cho mở cuộc điều tra và hăm he truy-tố các ra tòa hình-sự các người liên can đến loại tội phạm này.

Người cung-cấp tin-tức cho WikiLeaks nghe nói là một quân-nhân trẻ tuổi Hoa Kỳ 22 tuổi có tên là Bradley Maning. Anh này có chức vụ rất khiêm-nhường, binh nhì, đã từng làm việc tại một căn cứ của Mỹ tại Iraq với tính cách chuyên viên phân tích tình báo. Trong thời-gian làm việc tại Iraq, anh này đã mô tả với bạn thân của anh là tình trạng làm việc của anh rất lỏng lẻo đến độ anh có thể đem vào sở một cái dĩa nhạc thu lấy ở nhà rồi xóa đi phần nhạc và thế vào đó bằng các tin mật,và vừa làm việc anh vừa hát nhái giọng của một ca sĩ. Anh nhận xét hệ thống điện toán tại đó thuộc loại được bảo vệ yếu, sổ sách yếu, kiểm-soát an-ninh yếu, phân tích dấu hiệu lơ là thiếu theo dõi. Anh tóm tắt, đó là một trận bão hoàn hảo. Anh nói với bạn anh rằng anh đã chẳng dấu diếm bất cứ cái gì. Mục đích việc làm của anh chỉ là phơi bày sự thật mà thôi. Xem ra anh Bradley này có sự thú vị trong lúc làm việc. Anh đã bị khám-phá, bị điều động sang Kuwait và cuối cùng đã bị bắt và đang ở trong tình trạng bị giam giữ nhiều tháng nay để chờ bị giải ra tòa-án quân sự về tội lấy trộm và phổ biến tài-liệu. Phát ngôn viên của Bộ Quốc Phòng nói rằng có thể sẽ có nhiều người chịu trách nhiệm nếu họ đã coi thường quy tắc an ninh hoặc đã tải xuống các tài-liệu mà không được phép.

Nhìn bà Hillary Clinton bị phờ phạc hốc hác vì vụ này khi phát-biểu:"Tôi muốn các quý vị hiểu cho rằng chúng tôi đang thi hành các biện pháp gắt gao nhằm qui trách kẻ nào đã lấy trộm tin-tức" người xem thấy đáng thương cho sự vất vả của bà ngoại trưởng quá sức. Chỉ có hai nhân vật còn trẻ như thế tung ra một phần tin-tức bảo mật mà đã làm cho chính-quyền nao núng.

WikiLeaks hứa là họ sẽ tung ra 251.287 tài-liệu ngoại giao Hoa Kỳ. Vào cuối tuần qua họ mới phổ-biến khoảng 250 tài-liệu mà phần lớn là các công-điện ngoại giao. Nội dung của các công điện ấy gồm có những gì khiến chính phủ các nước xốn xang đến thế? Báo chí tiết lộ vài chi tiết như sau:

- Trung quốc và Nga muốn nhìn thấy một nước Đại Hàn thống nhất dưới sự cai trị của chính-phủ Nam Hàn. Trung quốc đã cảm-thấy khó chịu về việc nhìn thấy 'đứa trẻ hư đốn' Bắc Hàn có những hành động nguy hại cho an ninh trong vùng qua thái độ gây hấn, thử nghiệm võ khí, làm giàu chất uranium, chế tạo bom nguyên-tử, bắn chìm tàu Hải quân Nam Hàn giết chết 46 thủy thủ đoàn. Nội dung tài liệu cho thấy Bình Nhưỡng rất ương ngạnh không nghe theo đề nghị hay khuyên bảo của Bắc Kinh. Cứ cái đà này kéo dài, có ngày đàn anh sẽ mang họa lây. Vì các lý do ấy Trung Hoa đồng ý cho sự thống nhất của hai miền Nam Bắc theo thể chế miền Nam. Ngày 23 tháng 11 vừa qua Bắc Hàn đã nã trọng pháo vào một đảo nhỏ của Nam Hàn khiến cho bốn người chết. Dư luận Đại Hàn quốc nội và quốc ngoại đã nổi giận và Tổng Thống Lee Myung-bak đã phải nương theo dư luận bằng cách công-khai ra lệnh cho quân-lực Hàn quốc phản-công mạnh mẽ và ồ ạt nếu Bắc Hàn vẫn tiếp tục gây hấn. Làm như thế Trung quốc dù không muốn có ngày sẽ phải can dự vào một cuộc chiến tranh quy mô. Sau khi thế giới được biết ý định của Trung Hoa liên-quan đến việc "giao" đàn em khó bảo miền Bắc cho miền Nam qua mạng lưới WikiLeaks, giới chức ngoại-giao Tàu đã công-khai xác-nhận đó là việc có thật, nhưng họ giải-thích thêm rằng thủ tục thống nhất đòi hỏi một thời gian dài chứ không phải qua một đêm mà được. Còn Nam Hàn, dù là một nước mạnh đứng hàng thứ 15 về kinh tế trên thế giới, ngược lại, không muốn thống nhất nhanh mà chỉ muốn từ từ là vì họ không muốn cáng đáng cả một gánh nặng nghèo đói Bắc Triều Tiên. Hoa Kỳ và Nam Hàn tiên đoán với tình trạng kinh tế kiệt quệ của miền Bắc như hiện nay trước sau gì miền Nam cũng thâu gồm miền Bắc nhưng lại ngại đó sẽ là một trở ngại cho sự tiến bộ kinh tế Nam Hàn. Lịch sử thế giới cho thấy vận mạng của nước nhỏ thường tùy thuộc vào quyết định của nước lớn. Ngày xưa Triều Tiên bị chia đôi tại vĩ tuyến 38 là do quyết-định phất phơ của Nga. Bắc Hàn rất ức và đã không công nhận lằn ranh chia cắt trên biển cho nên thỉnh thoảng biểu lộ sự bất mãn bằng phương tiện quân sự.

Nhưng vụ tiết-lộ tài-liệu liên quan đến Iran liên quan đến nhiều nước trong thế giới Hồi giáo Trung Đông là quan-trọng hơn cả. Hình ảnh trên báo chí gần đây cho thấy nguyên thủ các nước Trung Đông khi tiếp-kiến Tổng Thống Ba Tư Mahmoud Ahmadinejad đã tỏ ra hớn hở vui mừng tay bắt mặt mừng hôn hít nhau tưởng chừng như ruột thịt thân thiết lắm. Coi vậy mà không phải vậy. WikiLeaks xì ra tin-tức cho thấy các nhà lãnh đạo Trung Đông rất bực mình vì việc Iran cố tình theo đuổi chương trình nguyên-tử. Ba Tư để lộ tham-vọng bá chủ toàn vùng. Lãnh tụ nước ấy ngoan cố nhắm đạt mục đích riêng. Trước đây Iran là kẻ thù của Iraq. Chỉ có Saddam Hussein dám ra mặt đánh nhau và ngăn cản sự bành trướng của Iran và oái oăm thay chính Hoa Kỳ, một cựu thù của Iran, đã giúp một tay cho Iran trở thành mối nguy cho cả Trung Đông lẫn thế giới sau khi Tổng Thống Mỹ George W. Bush ra lệnh cho quân đội Hoa Kỳ tiến vào Iraq để hạ bệ Saddam Hussein. Được rảnh tay, Iran tiến hành chương trình chế tạo nguyên tử. Vì tham vọng và vì triển vọng có bom nguyên-tử của Iran trong một ngày rất gần này không chừng cách-mạng hồi giáo từ Iran sẽ lan-tràn đến các vương quốc lân-cận và ngai vàng của các vua chúa vì thế dám theo đuôi 'Shah of Iran'. Hoặc với thái độ ương-ngạnh của lãnh-tụ Ba Tư hiện nay có ngày cả khối hồi giáo sẽ bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh nguyên-tử. Nếu sự việc này xảy ra chẳng còn người nào trong vùng Trung Đông có hy vọng sống sót để mà tiếp tục hưởng vinh hoa phú quý cho nên họ muốn dẹp bỏ mầm mống hậu hoạn là các cơ sở nguyên tử của Iran. Không có khả năng làm việc ấy, các lãnh tụ Trung Đông muốn nhờ Hoa Kỳ. Từ Bahrain, Jordan, các nước Tiểu Vương của Ả Rập Thống Nhất, Ai cập cho đến Saudi Arabia đều có cùng ý muốn như thế.

Vua Hamad bin Isa Al Khalifa của Bahrain mạnh mẽ kêu gọi dùng bất cứ phương tiện cần thiết nào để nhằm triệt hạ chương trình nguyên tử của Ba Tư, rằng sự nguy hiểm để cho chương trình ấy tiếp tục to lớn gấp bội sự nguy-hiểm trong việc dẹp bỏ nó. Chủ tịch Thượng viện Jordan Zeid Rifai nói với viên-chức Hoa Kỳ rằng chỉ có các sự chọn lựa là bom Ba Tư hay là sống với bom của Ba Tư, áp dụng sự trừng phạt, dùng chính sách củ cà rốt, khuyến khích thu phục, cách nào được thì thôi không thành vấn-đề. Thái Tử Sheik Mohammed bin Zayed Al Nahyan của Abu Dhabi thuộc các nước Tiểu Vương coi Tổng Thống Ba Tư là người trẻ tuổi và hung hãn và tin rằng tên này sẽ lôi kéo tất cả vào một cuộc chiến... Và vấn đề chỉ là thời-gian mà thôi. Tổng Thống Hosni Mubarak của Ai Cập mô tả người Ba Tư là những phường ăn gian nói dối và lên án họ trong việc mưu toan xuất cảng cách-mạng Hồi giáo Shiite sang các nước Hồi giáo Sunni tại Trung Đông.

Nhưng phản ứng chống đối Iran mạnh nhất phải kể là từ Quốc Vương Adbullah của Saudi Arabia, một đồng minh lớn của Mỹ trong vùng Vịnh. Ngài thường-xuyên thúc giục Hoa Kỳ phải dẫn đầu cuộc tấn công Ba Tư, cắt đứt đầu con rắn độc, làm tê-liệt chương trình võ-khí nguyên tử được xem là nguy cơ cho cuộc chay đua võ khí nguyên-tử đáng sợ. Quốc Vương nay đã già lão lắm rồi. Ngài đang bị bệnh. Ngài tin-tưởng nền y khoa Hoa Kỳ rất mực cho nên vào lúc này ngài đang nằm trị bệnh tại một bệnh viện Hoa Kỳ.

Ngoài mặt thì anh em Hồi giáo cười cười nói nói xem thân-thiện lắm nhưng trong bụng lại chứa đầy gươm đao có thể sống mái với nhau như không. Oái oăm thay nước có khả năng làm được việc này, phá hủy cơ sở nguyên tử Ba Tư, lại là kẻ thù của thế giới Hồi giáo là Do Thái. Nhân vụ này, Thủ Tướng Benjamin Netanyahu của Israel mới đề nghị thành-lập một mặt trận thống-nhất với các quốc gia Hồi giáo đồng loạt chống Iran và xem đó là giải-pháp khả thi để đem lại hoà bình toàn vùng Trung Đông. Ông Thủ Tướng nói rằng xem ra các nước Trung Đông và Do Thái có cùng quan-điểm và nếu họ nhất loạt nói ra công khai những gì họ nói riêng với nhau thì kể như xong ngay thôi. Trước đây, Tổng Thống Iran đã tuyên bố không hề có chuyện Đức tàn sát người Do Thái và Israel cần phải bị xóa khỏi bản đồ thế giới. Do Thái vì thế sẽ là mục tiêu ưu-tiên số một cần bị triệt hạ bởi Ba Tư khi họ chế tạo được bom nguyên-tử. Chắn chắn vì vấn-đề sinh tồn và nhờ can-đảm, khả-năng siêu việt, và sự thông minh Do Thái sẽ không chờ cho chương trình nguyên tử của Ba Tư thành công. Hai đối tượng của Iran mà Do Thái luôn theo dõi và tìm cách triệt hạ là các khoa học gia nguyên-tử Ba Tư và cơ sở nguyên tử.

Vào hôm qua, 29/11, một ngày sau khi WikiLeaks phổ biến tài-liệu mật nói trên, hai khoa học gia Iran tên là Majid Shahriar và Fereidoun Abbasi trong lúc đi làm bằng xe hơi vào buổi sáng tại thủ đô Tehran đã lãnh trọn quả bom gài vào xe cùng một lúc. Bom nổ. Kết quả, một người chết và một người bị thương. Tổng Thống Ba Tư cương quyết nói rằng chương trình nguyên tử của nước họ không vì thế mà bị trở ngại vì sự ám sát này hay vì sự tấn công bởi vi khuẩn điện toán. Trong vài năm gần đây có hai khoa học gia Iran đã bị giết trong đó có một người bị hại như lần này. Mới đây vào tháng 11 chương trình nguyên-tử của Iran đã bị tam ngưng vì sự xâm nhập của virus. Ba Tư đổ tội cho cơ quan tình báo Do Thái Mossad và Tây phương là thủ phạm. Về phía Do Thái, họ giữ im lặng như thường lệ. Còn Hoa Kỳ, qua lời của phát ngôn viên Bộ Ngoai Giao, đã lên tiếng chỉ trích các hành động khủng bố xảy ra ở bất cứ đâu và cho biết họ không có bất cứ tin-tức nào về việc vừa xảy ra.

Nhân đề cập đến khủng bố, cách thức Do Thái dò tìm khủng bố cần được đề cập thêm. Do Thái là một nước nhỏ bao quanh bởi toàn các nước Hồi giáo thù địch. Do Thái có lưu lượng hành khách hàng không chỉ bằng một phần sáu mươi của Hoa Kỳ. Ấy nhưng trên thực tế, họ dò la khủng bố rất hữu hiệu. Họ nhắm ưu-tiên vào người chứ không phải võ khí. Thay vì khám xét kỹ lưỡng hành khách tại phi-trường như Hoa Kỳ đã và đang làm khiến cho dân chúng bất mãn phản đối và không sẵn sàng hợp tác triệt để, Do Thái buộc các hành khách trả-lời một số câu hỏi trên giấy, từ đó họ có thể phăng ra kẻ tình nghi. Các câu hỏi gồm có hành khách đến nơi dự định với mục đích gì, sẽ cư ngụ với ai, có người nào khác đóng gói hành lý cho họ hay không v.v...Hành khách có vẻ ú ớ thiếu hợp lý trong lúc trả lời các câu hỏi này sẽ gây sự hoài nghi của nhân viên an ninh phi trường và vì thế sẽ bị tách ra để truy hỏi thêm. Nhân viên an-ninh phi trường được huấn luyện kỹ về chuyên-môn để làm việc và nhận diện kẻ tình nghi, họ phải có bằng đại học bốn năm. nếu phạm một sai lầm trong lúc hành-sự là bị đuổi việc ngay lập tức. Chính vì thế mà cơ hội bi khủng bố tại Do Thái nằm ở mức độ rất thấp. Cơ quan an ninh phi trường cứ tập trung nhân lực vào việc tìm kiếm vũ khí dấu kín làm sao mà tìm cho ra hết được. Nếu các tên khủng bố gởi chất nổ không thôi theo các chuyến bay chở hàng hóa thì kể như xong. Một vụ chất nổ mới được khám phá ra trên một chuyến bay chở hàng vào Mỹ gần đây là do may mắn mà ra.

Về một mặt nào đó, vụ xì tin của WikiLeaks cũng có cái hay. Hoa Kỳ bị mất chút uy tín nhưng bù lại biết được một sự thật là các nước Hồi giáo xưa nay ngoài mặt chống đối Mỹ nhưng trong bụng vẫn thích Hoa Kỳ và vẫn muốn dựa vào nước này. Đã bảo Hoa Kỳ là một đàn anh khổng lồ, ngông nghênh nhưng lại đáng tin cậy nhất. Lịch sử chứng minh mỗi lần thế giới gặp chuyện nan giải, hầu như chỉ có Hoa Kỳ nhúng tay vào giải-quyết mới xong. Cái lợi kế tiếp đối với Do Thái và Tây phương vì vụ xì tin lần này cho thấy là thế giới Hồi giáo ở trong tình trạng chia rẽ, không thống nhất như nhiều người nghĩ. Mà càng phân hóa thì lại cần đến Hoa Kỳ và Mỹ lại càng có dịp làm cao. Và Do Thái càng vững như bàn thạch. Giải quyết chương trình nguyên tử của Iran chẳng cần đến bàn tay của Chú Sam, một mình Do Thái là đủ rồi. Phá hoại solfware nguyên tử Iran bằng virus, ám sát các khoa học gia nguyên-tử Iran mà không xong thì phi cơ Do Thái sẽ bom ngay cơ xưởng nguyên-tử của Iran mấy hồi. Nhất cử nhất động của các nhà bác học Ba Tư và các cấp chỉ huy Palestine mà Do Thái biết rõ mồn một và có thể ám sát bất cứ lúc nào như thế thì cái lò nguyên tử nằm chình ình bất động tại chỗ của Iran có nếm phải bom của không lực Do Thái cũng là chuyện bình thường thế thôi. Mọi người cứ chờ mà xem cái màn ngoạn mục do Do Thái biểu diễn tiếp nay mai. Mà việc này để cho một nước nhỏ có đầy đủ khả năng như Do Thái giải quyết gọn ghẽ tốt hơn anh khổng lồ Hoa Kỳ nhúng vào dễ gây thêm dị nghị.

Nhân vụ tin-tức mật bị WikiLeaks tiết-lộ, một độc-giả Hoa Kỳ của nhật báo địa phương Daily Breeze hôm nay nói rằng nhờ đó ông ấy mới nhận thấy nước Mỹ ôm đồm nhiều việc quá. Ông độc giả nói rằng ông biết thêm về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ và ông có ý kiến là khi Quốc Vương của Saudi Arabia bí mật muốn Mỹ tấn công Iran và dứt điểm cái lò nguyên tử của nước ấy thì Hoa Kỳ hãy bảo với Quốc Vương là Saudi Arabia là họ nên tấn công thẳng Iran đi, chứ tại làm sao mà Hoa Kỳ lại phải làm cái công việc dơ dáy ấy và làm cho binh sĩ Hoa Kỳ gặp nguy hiểm. Cũng thế đối với Nam Hàn. Đưa hết lính Mỹ về nước và để cho miền Bắc và miền Nam tự giải quyết. Nếu tình hình trở nên tồi tệ, Trung quốc và Nhật Bản tốt hơn nên nhảy vào bởi vì họ là nước bị ảnh hưởng nhiều nhất khi chiến tranh nguyên tử xảy ra. Hoa Kỳ dứt khoát không phải là nước lo toan cho cả thế giới như thế được. Ông độc giả này hoàn toàn hợp lý. Ấy nhưng không biết chính phủ Hoa Kỳ có sẵn sàng nghe theo cao kiến của ông hay không. Rất tiếc ông lại không phải là Tổng Thống Barack Obama hay Bộ Trưởng Ngoại Giao Hillary Clinton cho cả nước được nhờ.

Hình như có một cái gì mâu thuẫn đâu đây. Ông Tổng Thống xưa nay chủ trương duy trì mọi hoạt động chính quyền trong sự trong sáng, nay WikiLeaks giúp chính phủ đạt mục tiêu này, làm sáng bưng guồng máy nhà nước, làm tiêu tan bóng tối và khuất tất, nguồn gốc của sự nghi kỵ mất thiện cảm của công chúng thì Bộ Tư Pháp lại qui trách và xúc tiến đưa các "thủ phạm" ra tòa. Quân nhân Bradley Maning đang bị giam trước khi được giải giao cho tòa án quân sự. Chính phủ theo dõi hành tung của chủ chốt Julian Assange. Ông này phải thường xuyên di chuyển cả ngày lẫn đêm để tránh bị bắt giữ bởi các chính phủ Tây phương. Ông ấy tính xin cư trú tại Thụy Điển bèn bị nước này hăm he bắt giữ về tội danh bạo hành tình dục cho nên đã không dám héo lánh đến nơi ấy. Ông Assange bảo rằng Thụy Điển bịa ra chuyện ấy để lấy cớ bằt ông. Thì đây chính phủ Ecuador đáp ứng ngay. Nước này có chính sách thiên tả sẵn sàng tiếp nhận ông để ông có cơ hội tiếp tục sự-nghiệp xì tin mật và diễn thuyết tại đại học. Hollywood có sản-xuất phim 'No country for old man', không có xứ cho khứa lão, nhưng Julian Assange là một 'young man' thanh-niên thì phải có nước nhận chứ, điển hình là Ecuador, chẳng lẽ cứ lăng ba vi bộ mỗi ngày như thế này mãi hay sao, chịu sao cho thấu. Phải khách quan nhìn nhận ông này có thừa sáng kiến và can đảm. Một mình đương đầu với bao nhiêu nước lớn nhỏ như thế không phải là việc dễ dàng ai cũng làm được.

Đọc thêm : Và cái gì chờ đợi cũng đã đến, khi tổ chức Wikileaks công bố một tài liệu “tuyệt mật” động trời liên quan đến Việt nam. Đó là biên bản họp kín giữa ông Nguyễn Văn Linh Tổng BT Đảng CSVN, ông Đỗ Mười Chủ tịch HĐBT đại diện cho phía Việt nam và ông Giang Trạch Dân Tổng BT và ông Lý Bằng Thủ tướng Chính phủ đại diện cho phía Trung quốc trong hai ngày 3-4/9/1990 tại Thành đô.

Trong tài liệu tuyệt mật liên quan tới Việt nam này của mình, Wikileaks khẳng định thông tin dưới đây nằm trong số 3.100 các bức điện đánh đi từ Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh của cơ quan ngoại giao Hoa kỳ tại Việt nam gửi chính phủ Hoa kỳ, tài liệu này có đoạn ghi rõ “… Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng thành công CNCS, Đảng CSVN và nhà nước Việt nam đề nghị phía Trung quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt nam xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ và Việt nam bảy tỏ mong muốn đồng ý sẵn sàng chấp nhận và đề nghị phía Trung quốc để Việt nam được hưởng quy chế Khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc kinh như Trung quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng tây…. Phía Trung quốc đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, cho thời hạn phía Việt nam trong thời hạn 30 năm (1990-2020)để Đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung quốc”.


"Hoa Kỳ có thể tin được để làm đúng việc sau khi các giải pháp khả dĩ khác đã được thử qua."(The U.S. can be counted on to do the right thing, after having tried all other conceivable alternatives. - Winston Churchill)

"Cái khuyết điểm chính của chúng ta là chúng ta được nói về các sự việc nhiều hơn là làm những việc ấy." (Our chief defect is that we are more given to talking about things than to doing them.- Jawaharlal Nehru)


Nguyễn Văn Huy
Đọc thêm: baotoquoc - rfa.org - en.wikipedia.org - wikipedia - thirdage.com

Lịch sử Việt Nam


Phụ lục : Nguyễn Ái Quốc,
lai lịch và văn bản (Phần 2b)

Trích đoạn:

...Georges Pompidou, tổng thống Pháp, lúc còn sống có lần khuyên một môn sinh: muốn làm chính trị, phải biết lịch sử. Ông có thể nói: Làm người phải biết lịch sử. Bởi lịch sử một dân tộc, được xây dựng bằng lịch sử của mỗi con người. Và lịch sử nhân loại xây trên nền lịch sử mỗi dân tộc. Nếu lịch sử nhỏ của mỗi cá nhân bị xoá bỏ, bị bôi nhọ, hay bị man trá đi, thì, lịch sử dân tộc ấy sẽ như thế nào? Lịch sử của một người gồm thâu tất cả những hành động thể xác và tinh thần của người ấy trong đời. Nếu ta thấy lịch sử của chính mình bị đánh tráo cho người khác, thì phản ứng của ta ra sao? Vậy sống, không chỉ là tồn tại, mà còn là hình thành và bảo vệ lịch sử của chính mình và của người khác. Vì thế, cần phải biết rõ hành trình sống của dân tộc mình, biết rõ công việc những người đi trước đã làm, tìm hiểu những thành công và thất bại của họ, để rút kinh nghiệm cho tương lai.

Vì thế, không thể để cho lớp trẻ học mãi những điều mạo nhận: Bất cứ một người có suy nghĩ nào, khi đọc cuốn Hồ Chí minh toàn tập cũng phải hồ nghi về xuất xứ các văn bản in trong tập sách nhiều nghìn trang này. Vậy sự vơ vét liều lĩnh các văn bản khác nhau của những người viết khác nhau vào trong một toàn tập của một tác giả mà học sinh phải học như kinh điển, là không thể chấp nhận được.

Bởi giáo dục quần chúng với những "toàn tập" ngụy tạo như thế có khác gì tiêu diệt giáo dục ngay từ đầu. Cho nên, vấn đề tái tạo lại các tác giả, đối với dân tộc Việt nam, là cốt tử. Bởi nền giáo dục của chúng ta cần được xây dựng trên một nền tảng lành mạnh không ngụy tạo.
Dạy cho học sinh sự ngụy tạo lịch sử từ lúc mới đến trường, có khác nào dạy trẻ nói dối từ bé?

Dường như thanh niên ngày nay vẫn còn loay hoay với những khẩu hiệu vô nghiã: nhờ ơn bác, nhờ ơn đảng, vì họ được đào tạo trong một môi trường ngụy tạo lịch sử. Nói như George Orwel: Khi sự ngụy tạo được lập đi lập lại không ngừng, nó sẽ trở thành sự thực vĩnh viễn. Hãy còn kịp, nếu chúng ta muốn viết lại lịch sử của Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Hồ Hữu Tường... và bao nhiêu người khác đã hy sinh cuộc đời cho hai chữ tự do, dân chủ. Hãy còn kịp để nói lại với thanh niên ngày nay rằng tên tuổi những nhà cách mạng đích thực ấy sẽ không bị chôn vùi hoặc bức tử mãi mãi, mà bổn phận của tuổi trẻ là phải tìm tòi, để viết lại lịch sử, một lịch sử không ngụy tạo.

Việc nghiên cứu văn bản Nguyễn Ái Quốc, để xác định ai là tác giả, cũng nằm trong chiều hướng đó: Tái tạo sự thật lịch sử để góp phần xây dựng một nền giáo dục chân chính.


Đọc toàn 3 bài: Phần 1 - Phần 2a - Phần 2b

Thụy Khuê
Nguồn rfi.fr
Đọc thêm : Hồ Chí Minh toàn tập

Saturday, November 27, 2010

Nghệ thuật Việt Nam


Paris bán đấu giá tranh của vua Hàm Nghi

Audio: tuyettran

Tại Pháp, nhà đấu giá Drouot là một địa điểm nổi tiếng của Paris, đủ để cho cái tên riêng này được đưa vào thi ca. Hàng năm tại Drouot, có khoảng 800 ngàn hiện vật, đồ cổ hay tác phẩm nghệ thuật chuyền tay đổi chủ. Nhưng trong tuần này, có một cuộc bán đấu giá đã thu hút sự chú ý của người Việt.(Bức tranh Chiều tà do vua Hàm Nghi vẽ năm 1915 tại Alger)

Lần đầu tiên, một bức tranh của vua Hàm Nghi mang tên là Déclin du jour (tạm dịch Chiều tà hay Ngày tàn) được bán tại Paris. Hôm 24/11 vừa qua, phòng số 1 của nhà đấu giá Drouot đã mở cửa kể từ 11 giờ sáng để đón công chúng đến xem các hiện vật được trưng bày. Buổi đấu giá chỉ diễn ra hơn 3 tiếng đồng hồ sau đó nhưng số khách đến từ trước lại khá đông.

Những người Việt có mặt tại chỗ chủ yếu quan tâm đến bức tranh Chiều tà của vua Hàm Nghi, đặt ở góc bên trái bàn đấu giá. Giới chuyên gia Pháp thì lại quan tâm đến các tác phẩm của các nghệ sĩ nổi tiếng như Cocteau, Buffet, Modigliani, Magritte, Monet. Văn phòng Millon & Associés chính là công ty được giao bán hầu hết các tác phẩm trưng bày vào hôm đó. Ban Việt ngữ RFI đã gặp ông Alexandre Millon, giám đốc văn phòng cùng tên trong lúc ông đang chuẩn bị cho cuộc đấu giá.

Alexandre Millon : Trước hết chúng tôi đã khá ngạc nhiên trước sự hưởng ứng của một số người Việt sống ở Pháp. Trước khi được đem ra bán đấu giá tại Drouot, bức tranh của vua Hàm Nghi đã được trưng bày tại văn phòng của chúng tôi, và những người Việt đến xem đều bày tỏ sự kính cẩn, nể trọng. Tôi không nghĩ là họ có ý định mua đấu giá bức tranh này, mà lại muốn chứng kiến tận mắt tác phẩm của vua Hàm Nghi. Đối với họ, tấm tranh có một giá trị nào đó rất thiêng liêng vượt ra ngoài khuôn khổ nghệ thuật. Bức Chiều tà do một gia đình ở Pháp giao cho chúng tôi bán, ở đây tôi xin phép không tiết lộ danh tánh của họ. Gia đình này không biết gì nhiều về nguồn gốc của tác phẩm. Theo tôi, có lẽ đây là một món quà mà cựu hoàng Hàm Nghi đã tặng cho họ.

Có người hỏi rằng vì sao chúng tôi ra giá ban đầu thấp như vậy. Theo giới chuyên ngành hội họa, đó là một nhận xét chủ quan, tùy theo cảm tính của mỗi người. Để định giá một tác phẩm, chúng tôi phải dựa vào một số tiêu chuẩn cụ thể như thời kỳ vẽ tranh, tác phẩm thuộc thể loại gì, theo khuynh hướng, trào lưu hay trường phái hội họa nào. Bên cạnh đó, sự nghiệp của tác giả cũng đóng một vai trò quan trọng. Khối lượng tác phẩm được cho ra đời, việc tổ chức triển lãm thường xuyên và nhất là tại các địa điểm nổi tiếng góp phần nâng cao giá trị của tác phẩm trên thị trường. Đâu đó bức Chiều tà có một tầm quan trọng trước hết là nhờ thân thế của tác giả, và điều đó càng có nhiều ý nghĩa trong mắt của người Việt. Chúng tôi chỉ hy vọng là bức tranh sẽ được đấu giá cao hơn nhiều mức định giá ban đầu.

Bức Chiều tà trong mắt giới chuyên gia hội họa

Tại nhà đấu giá Drouot, chúng tôi cũng đã gặp cô Cécile Ritzenthaler, chuyên gia về hội họa thế kỷ XIX và XX, và cũng là người đã dẫn dắt cuộc đấu giá hôm 24/11. Cô là người đã xét nghiệm tính xác thực của bức tranh Chiều tà Déclin du jour. Cô cho biết nhận xét của mình về tác phẩm của vua Hàm Nghi.

Cécile Ritzenthaler : Chiều tà (Déclin du jour) không phải là tựa đề chính xác của tác phẩm. Trong nguyên tác, bức tranh này mang tên là La route de El Biar (Con đường của El Biar). Riêng về cái tựa Déclin du jour được ghi chú trên một tấm giấy nhỏ kẹp vào khung gỗ ở đằng sau bức tranh. Trên tấm giấy, có ghi thêm hàng chữ, quà tặng của hoàng tử An Nam, vẽ vào năm 1915 tại Alger. Điều đó giúp cho chúng tôi tìm hiểu thêm về xuất xứ của tác phẩm, bởi vì ở một góc tranh nhà vua ký tên bằng Hán tự, dịch sát nghĩa là Con của mùa xuân (Xuân Tử). (Lời tòa soạn : nhiều nguồn khác thì cho rằng nghệ danh của vua Hàm Nghi là Tử Xuân).

Theo đánh giá của tôi, bức Chiều tà có những nét họa mang nhiều ảnh hưởng của trường phái Nabi, một phong trào hội họa hình thành vào cuối thế kỷ 19, thiên về chủ nghĩa biểu tượng. Chữ Nabi bắt nguồn từ tiếng Do Thái, nebiim có nghĩa là tiên tri, linh cảm. Bức tranh vẽ phong cảnh này có một gam màu sẫm, hàng cây chân trời đều có những đường viền màu xanh đậm, ánh nắng ban chiều thì ửng màu hồng tím. Cách vẽ này dùng những màu lấy thẳng từ các ống sơn, chứ không có nhiều pha trộn. Một điểm tiêu biểu khác nữa là trong tranh phong cảnh theo khuynh hướng Nabi, chân trời thường được vẽ ở phần nửa trên thay vì ở phần nửa dưới của tấm tranh. Sinh thời, nhà vua đã học vẽ với thầy là Maurius Reynaud và học tạc tượng với nhà điêu khắc lừng danh của Pháp là Auguste Rodin.

Đào sâu hơn nữa, chúng tôi mới khám phá ra rằng sinh thời nhà vua Hàm Nghi đã triển lãm một lần các tác phẩm của mình vào năm 1926 tại Paris. Điều đó phần nào giúp cho chúng tôi định giá tác phẩm, bên cạnh việc so sánh bức Chiều tà với các tấm tranh của các tác giả cùng thời. Ngay từ ban đầu, tôi đã nhận được nhiều cú điện thoại của những người muốn mua tranh, có cả người Việt lẫn người Pháp. Điều đáng chú ý là đa số những người này muốn mua vì lý do tình cảm nhiều hơn là nhằm mục đích kinh doanh. Đa số đều còn khá xa lạ với hình thức bán đấu giá, nên họ gọi tôi để tham khảo ý kiến. Phản ứng của họ hoàn toàn khác với những thương gia chuyên sống nhờ nghề buôn bán tranh.

Cảm nhận của người Việt tại phòng đấu giá

Cuộc đấu giá bắt đầu vào khoảng 14 giờ 20. Từ cả tiếng đồng hồ trước đó, khách tham dự đã bắt đầu xếp hàng để vào cửa, sớm tìm cho mình chỗ ngồi thích hợp. Trên hơn 150 người có mặt tại buổi bán đấu giá hôm đó, có khoảng 10% là người Việt. Khoảng 70 ghế đã chật kín người ngồi. Những người còn lại phải đứng ở đằng sau hàng ghế nếu muốn tham dự.

Phần đấu giá bức tranh của vua Hàm Nghi (lô thứ 41 trên hơn 200 lô) diễn ra vào khoảng 15 giờ, giờ Paris, kéo dài trong vòng chưa đầy 5 phút, nhưng đủ để nhân lên hơn gấp 8 lần (8 800 euros) so với mức định giá ban đầu của văn phòng Millon & Associés. Chủ nhân của bức tranh là một người tham gia đấu giá qua điện thoại. Điều đó khiến cho một số người Việt hơi thất vọng. Trong đó có chị Mathilde Tuyết Trần, từng tham gia trực tiếp đấu giá...

...Sau khi phần đấu giá bức tranh Chiều tà của vua Hàm Nghi ngã ngũ, hầu hết người Việt có mặt hôm đó đều ra về, trong khi buổi đấu giá vẫn tiếp diễn tại Drouot. Điều này phần nào cho thấy sự quan tâm của một số người Việt sống ở Pháp hay từ Việt Nam sang Paris đối với sự kiện này. Trong đó có rất nhiều người lần đầu tiên đặt chân đến Drouot.

Tuấn Thảo
Nguồn rfi

Thursday, November 18, 2010

Chiến tranh Việt Nam


THÁNG 3 GÃY SÚNG
Trích đoạn cuối(Phần 4) bút ký “Tháng 3 gãy súng”

...Ông sư bắt chúng tôi tối hôm qua từ trong chùa đi ra, đi dép vỏ xe, mặc áo lam già, vai khoác AK, đầu trọc lóc không mũ được che bằng cái khăn mù xoa buộc túm bốn góc, vừa cười vừa nói với chúng tôi.(Hình phải:Cao Xuân Huy ký sách tặng bằng hữu)

– Chào anh em, anh em có khỏe không?

– Bị bắt mà khỏe mẹ gì!

– Anh em đừng nghĩ là mình bị bắt. Anh em phải lấy làm sung sướng vì mình được nhân dân và cách mạng giải phóng ra khỏi guồng máy chiến tranh xâm lược phản dân hại nước của bọn Mỹ Ngụy.

– Ông lầm rồi, chúng tôi chiến đấu để bảo vệ tự do, chúng tôi đâu có xâm lược ai.

– Anh em không xâm lược, anh em làm bia đỡ đạn cho bè lũ xâm lược. Tổ quốc đứng về phía chúng tôi. Bây giờ anh em về với nhân dân, cách mạng có nhiệm vụ phải bảo vệ anh em, lo lắng và giúp đỡ anh em. Anh em sẽ được giáo dục để trở về đứng cùng một chiến tuyến với cách mạng, với nhân dân. Anh em hãy theo gương trung đoàn 56 của trung tá Phạm Văn Ðính, cách mạng đã đối xử một cách rất khoan hồng, lại còn cho giữ nguyên quân hàm cũ.

Người ngồi cạnh tôi, giơ tay lên vừa cười vừa nói.

– Vậy đồng chí cho xin điếu thuốc.

Nhà tu hành đang tươi cười “thuyết pháp”, chợt sa sầm mặt xuống, chụp ngay cổ áo người vừa nói, giựt giựt mấy cái, vừa giựt vừa gằn từng tiếng.

– Ai là đồng chí với mày, mày là kẻ thù của tao. Không có chính sách khoan hồng của cách mạng thì mày đã toi đời rồi con ạ.

Chúng tôi ngồi nháy mắt nhìn nhau cười.

Dân làng gánh những thúng cơm đến phát cho chúng tôi. Mỗi phần ăn được chừng một bát cơm và một miếng cá khô gói trong lá chuối. Phần ăn dù ít cũng không đủ để phát đều cho tất cả chúng tôi. Lý do khá giản dị là không ai tưởng tượng nổi con số chúng tôi bị bắt đông đến như vậy.

Khoảng 2 giờ trưa, bọn Việt Cộng được tăng cường thêm bộ đội chủ lực đến, di chuyển tất cả tù binh chúng tôi ra phá Tam Giang đợi gọ để đi sâu vào trong đất liền.

Tại bờ phá, khi không còn bóng dáng người dân nào, chúng tôi bắt đầu được nếm mùi thổ phỉ, kẻ bị tước bút, người bị lột đồng hồ, kẻ bị tháo nhẫn, người bị gỡ dây chuyền. Nhiều tên du kích mặt mũi non choẹt, chừng mười lăm, mười bảy tuổi vác M-16, vác AK la hét, chửi mắng chúng tôi.

– Thằng này đeo nhiều bút chắc chắn phải là thằng chỉ huy cấp lớn, lột hết bút nó đi.

– Thằng này để nhiều râu chắc chắn phải là thằng sĩ quan, lột đồng hồ của nó ra.

Thôi thì có quá nhiều lý do “chính đáng” để chúng tôi bị lột sạch. Thậm chí đến sợi dây kim loại để đeo thẻ bài chúng tôi cũng bị lột với lý do là phương tiện chiến tranh của quân đội Ngụy.

Ưu tiên sĩ quan chúng tôi qua phá trước hết.

Trong khi tập họp đợi tất cả mọi người qua phá, một tên hình như là cán bộ chính trị đứng thao thao bất tuyệt với chúng tôi.

– Nào là quân đội nhân dân là quân đội bách chiến bách thắng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng.

– Nào là các anh là những người may mắn đã được nhân dân và cách mạng giải phóng khỏi gông xiềng của Mỹ Ngụy.

– Nào là chính sách khoan hồng nhân đạo của chính phủ lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam đối với tù tàn binh biết ăn năn hối cải.

– Nào là thành phố Ðà Nẵng đang bị bao vây mọi mặt, mọi phía từ đường núi, đường bộ, đường biển đến vùng trời.

Một người đứng lên hỏi.

– Xin anh giải thích cho chúng tôi một số điều, thứ nhất hành động chôn người tập thể tại Huế trong trận tết Mậu Thân và bắn giết bừa bãi những người dân vô tội tại đại lộ kinh hoàng năm 72, thứ nhì, tại sao mang tiếng là xâm lược mà khi chúng tôi rút khỏi Quảng Trị và Huế, dân chúng lại bỏ chạy hết vào Ðà Nẵng và Sài Gòn để tránh nạn Cộng Sản, thứ ba, anh giải thích thế nào về hành động quân đội nhân dân của các anh đã và đang cướp bóc ở bên kia phá, thứ tư, chúng tôi sử dụng súng đạn của đế quốc Mỹ hay mấy anh sử dụng súng đạn của Cộng Sản Nga, Tàu để tàn sát đồng bào, thứ năm...

Tên cán bộ chính trị Việt Cộng tức giận ngắt lời và ra lệnh cho bọn thủ hạ.

– Lôi cổ thằng ngoan cố này ra ngoài -quay sang chúng tôi, hắn gằn giọng- Các anh phải biết đảng và nhân dân chỉ khoan hồng cho người nào thực sự biết ăn năn hối cải, còn tên nào ngoan cố chỉ có hại vào thân thôi.

Nói xong, tên này hầm hầm đi ra ngoài.

Chúng tôi nghe một tiếng súng nổ ở phía phá Tam Giang.

Khi mọi người đã qua phá xong, chúng tôi bị dẫn đi dọc theo con đường đất quanh co hướng về phía quốc lộ 1.

Lúc nãy, ở bờ phía bên kia phá, chúng tôi được nếm mùi cướp bóc, thổ phỉ, và bây giờ trên con đường đất hai bên là ruộng, là lùm, là bụi này, chúng tôi được thưởng thức món giết người.

Ðoàn tù chúng tôi đi thất thểu trên đường, đoành một tiếng, một xác người ngã xuống bờ ruộng, đoành một tiếng, một xác người nữa ngã xuống bờ ruộng. Một người đi ngay bên cạnh tôi bị bắn vào đầu, máu và óc văng dính cả vào người tôi.

Trò bắn giết rất kỳ cục và khó hiểu. Những người bị bắn chết và những người không bị bắn -hay chưa bị bắn- đều không hiểu tại sao bọn Việt Cộng lại bắn người này mà không bắn người kia. Tại sao thằng Việt Cộng này không bắn người này mà bắn người nọ? Chúng tôi rất hoang mang nhưng lúc này không ai có phản ứng gì, mọi người vẫn cứ lầm lũi, thất thểu đi. Ðói, khát, mệt mỏi và luộm thuộm lếch thếch, chúng tôi đi, hoang mang không hiểu bao giờ đến lượt mình bị bắn.

Số người bị bắn mỗi lúc dĩ nhiên mỗi nhiều hơn. Tất cả lon lá đã được gỡ ra từ sáng, khi chúng tôi mới nhận được quần áo mang từ bờ biển vào. Râu ria trên mặt biểu hiệu cho chức cấp hiểu theo nghĩa Việt Cộng cũng không phải, vì nhiều người để râu, trong đó có cả tôi, không hay chưa bị bắn, nhiều người râu ria nhẵn nhụi đã bị bắn.

Mãi về sau, khi nghe được bọn Việt Cộng cầm súng đi tìm người để bắn nói chuyện với nhau chúng tôi mới vỡ lẽ ra. Những tên Việt Cộng nào đã từng bị tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến nào đánh cho xất bất xang bang lúc trước, lúc này cứ đi tìm huy hiệu và bảng tên của tiểu đoàn đó mà bắn.

Người mặc áo có gắn phù hiệu của tiểu đoàn 5 không bị thằng Việt Cộng này bắn nhưng bị thằng Việt Cộng khác bắn. Người mặc áo có gắn phù hiệu tiểu đoàn 3 bị bắn bởi thằng Việt Cộng không bắn người mặc áo của tiểu đoàn 4.

Chúng tôi lột hết bảng tên và phù hiệu tiểu đoàn.

Cuộc bắn giết thưa dần rồi chấm dứt.

Chúng tôi bị đưa về căn cứ La Sơn nhốt tạm để sau đó, hạ sĩ quan và binh sĩ bị đưa nhốt ở Khe Tre, Nam Ðông. Ðám sĩ quan chúng tôi bị đưa về cây số 23, gần ngay chỗ Ban chỉ huy tiểu đoàn 4 ít ngày trước, đối diện với làng Ðồng Lâm.

Khoảng giữa tháng Tư, chúng tôi bị đưa về trại tù binh chính thức nằm phía bắc Khe Sanh, sát biên giới Lào, ở ngay đầu nguồn sông Bến Hải.

Đọc toàn bài bút ký THÁNG 3 GÃY SÚNG

Cao Xuân Huy
Cali 85

Nguồn vnthuquan
Đọc thêm :
nguoivietboston

Saturday, November 13, 2010

Giáo dục Việt Nam


Một thời sinh viên

Trích đoạn:

Đã một thời sinh viên Đại học Đà Lạt

...Trong những năm mài đũng quần trên ghế nhà trường, tôi nghiệm ra sau này là tinh thần đại học của miền Nam mang tính chất tự do, khai phóng và nhân bản. Tự do vì ở nơi ấy, sinh viên được suy nghĩ tìm hiểu một cách tự do và độc lập. Xin ghi lại đây một vài hồi tưởng của Nguyễn Trọng Văn về thầy Gaultier chứng tỏ sự tôn trọng tư duy độc lập như thế nào?(Hình phải:Tác giả Nguyễn Văn Lục)

Đề tài bài thi tuyển sinh viên vào ban Triết đại học năm ấy như sau, “Triết học là một thái độ luôn luôn đi trên đường (en route). Và vì thế những câu hỏi triết học thường quan trọng hơn những câu trả lời. Anh chị nghĩ gì về tư tưởng trên?”

Tôi không biết Nguyễn Trọng Văn đã viết gì trong bài triết trên. Chỉ biết rằng anh ta đã viết ngược với quan điểm của các triết gia hiện sinh thời bấy giờ. (Đặc biệt là Karl. Jaspers). Thầy Gaultier chính là người đã chấm bài của Nguyễn Trọng Văn và cho anh đỗ cao.

Trong giờ đầu tiên học thầy, thầy đã hỏi ai là tác giả bài thi và khi biết rồi có nói với Nguyễn Trọng Văn: Anh viết như thế là giữa tôi và anh không có chút quan điểm đồng thuận nào cả. Và bình thường, tôi có thể cho anh rớt, nhưng tôi tôn trọng quan điểm và cách lý luận của anh nên vẫn cho anh đậu.

Phải chăng đây là bài học vỡ lòng mà những người sinh viên vừa bước vào ngưỡng của môn triết học đã học được để làm vốn vào đời?

Khai phóng vì với tinh thần tự trị đại hoc, người sinh viên được học, được tham khảo tất cả các trào lưu triết học từ triết lý Nho giáo, Lão giáo, Ân Độ giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo đến Triết học Marx–Hégel, vv…

Tôi đã có may mắn được “gặp”, trao đổi với tất cả các nhà minh triết ở trên. Họ đã giúp “khai phóng”, mở rộng tầm nhận thức của một người trẻ tuổi…

Cạnh đó, quyền tự trị đại học được tôn trọng một cách triệt để không có sự can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào các giáo trình của các vị giáo sư. Quyền ấy có thể bị lấn áp, vi phạm trong phạm vi hành chánh, bổ dụng hay thăng trật. Nhưng ở nơi chốn tôn nghiêm của giảng đường đại học, các trào lưu tư tưởng triết học cổ như Trung cổ, cận đại và hiện đại đều có chỗ. Khổng Tử điềm đạm ngồi đối diện với Mác bàn về giải pháp Nhân trị hay Phát trị hay dùng bạo lực giải phóng? Lão tử đàm đạo với Thích Ca Mầu ni thế nào là con đường giải thoát? Vô vi hay diệt dục là giải pháp tối ưu?

Các triết gia, các vị minh triết trên thường được xếp vào thời kỳ trục (Période axiale, quan điểm của K. Jasper, không đứng ở quan điểm tôn giáo) như Thích ca, Lão Tử, Khổng tử và cuối cùng là Jesus. Họ không hẹn mà cũng nhau xuất hiện trong cùng một thời điểm như “cái trục thời gian” sáng chói nhất của lịch sử nhân loại.

Trong tinh thần khai phóng, người sinh viên được tiếp cận với tất cả những bậc minh trí vừa kể trên trong tư thế bình đẳng về phạm vi tư tưởng.


Nhưng cái điểm trổi bật nhất của tinh thần đại học miền Nam vẫn là ở chỗ tôn trọng con người, tôn trọng những giá trị tự do, giá trị chọn lựa cá nhân, giá trị đạo đức, giá trị tinh thần cũng như các giá trị tôn giáo.(Hình phải:Dại học Đà Lạt)

Nhìn theo viễn tượng đường dài của tương lai thì đây là những khẳng định khác biệt không chối cãi được giữa hai miền Nam Nam Bắc trước 1975 và sau 1975.

Chỉ tiếc rằng sau khi rời khỏi “khung trời đại học”, những chọn lựa cá nhân trong cái nhìn trách nhiệm về thời cuộc thì những người bạn cùng lớp như Nguyễn Trọng Văn, Dương Văn Ba, Lê Mạnh Thát (Thích Trí Siêu, học sau một lớp) và cả những người như Lữ Phương, (bỏ triết để học Việt hán), Bùi Văn Nam Sơn đã có những lý do riêng để “chia tay ý thức hệ”.

Phải nói thêm rằng cái mối liên hệ giữa cầm phấn viết bảng và cầm bút rất là gần. Nhiều người trong anh em chúng tôi là những cây viết sáng giá.

Trong số những người bạn ấy có Nguyễn Xuân Hoàng cái gì cũng hơn tôi một bước. Trẻ hơn mà học trước tôi. Trông thấy ông ấy đi sánh đôi với một trong những người con gái đẹp nhất trường ngó mà thèm. Đẹp trai mà hào hoa, tôi thì lôi thôi, lếch thếch. Ông trở thành nhà văn rất sớm có tên mà chưa đợi tuổi. Còn tôi thì có tuổi mà chưa có tên.

Đến nỗi nhà văn Uyên Thao khi phải giới thiệu cuốn sách: Hai mươi năm miền Nam không biết phải gọi NVL là gì? Nhà văn không phải, sử học cũng không, phê bình văn học cũng không.

Có lẽ cái danh xưng đúng nhất thì tôi là người cầm bút muộn.

Một điều an ủi nhất là tuyệt đại đa số những bạn bè khác như Hồ Công Hưng, Hồ Công Danh, Vĩnh Đễ, Nguyễn Đồng, Tô Văn Lai, Huỳnh Phan Anh, Phạm Phú Minh, chị Phi Loan (phu nhân nhà văn Sơn Tùng đã quá vãng) và hằng trăm người khác thì tự chọn chỗ đứng trong hàng ngũ những người chống lại những người cộng sản.

Những thứ triết lý nhân bản mà chúng tôi đã được tiếp thu, làm sao anh em bạn bè có thể xếp hàng trong hàng ngũ những người cộng sản?

Và đến một lúc nào đó tình bạn bị sứt mẻ vì chính kiến bất đồng. Trong một bữa ăn họp mặt năm 2005 đầu 2006, tại Sài Gòn. Một người bạn đã nhân cơ hội này đứng lên vạch mặt một người bạn khác hài cái tội “gài bẫy” anh em.

Bữa ăn họp mặt đó tưởng đã đủ là một bài học cho ai đó. Vậy mà bằng một lý do tiềm ẩn nào sau đó, Nguyễn Trọng Văn bắn phát súng lệnh mở màn phê phán nặng nề thày cũ của mình.

Tôi đã buộc lòng viết những bài báo đáp trả nặng nề lại Nguyễn Trọng Văn, Lữ Phương. Hầu như không có phản hồi. Ngưng bắn.

Cho đến bây giờ, tôi vẫn nghĩ đó là một bổn phận người cầm bút miền Nam. Và cái tội danh ấy gây ra mâu thuẫn đối đầu giữa bạn bè cuối cùng phải nhìn thấy nguyên do là ở chính quyền cộng sản.

Cộng sản đã phá nát tất cả mọi giá trị con người trong đó có tình thầy trò, tình bạn và tình người.

Hóa cho nên, học cùng một trường, cùng một lề lối đào tạo mà tiêu chí của đại học là tinh thần tự do tư duy và tinh thần nhân bản trong sự tôn trọng con người chưa đủ để nối kết chúng tôi lại. Thời thế gay go, hoàn cảnh chính trị khuynh đảo đã là nguyên cớ tách rẽ một vài người bạn trở thành những kẻ đối đầu. Như Lê Mạnh Thát mang án trọng tội tử hình một lúc nào đó đổi chiều trở thành “người của thời thế” làm trung gian giữa thế quyền và thần quyền để rồi cũng mai danh, ẩn tích?

Nhưng trong buổi họp tháng bảy vừa qua, tại California với một số bạn bè cùng trường Đà Lạt, chúng tôi đã chẳng hề nhắc tên những người bạn ấy.

Tình bạn bè vẫn là yếu tố chính nối kết nối con người mà những nhân tố khác như chính trị tạm thời được “để trong ngoặc” hay đi chỗ khác chơi.

Vì thế chúng tôi chỉ nhắc lại những kỷ niệm vui buồn thời tuổi trẻ để mà cười như vỡ nhà.

Câu chuyện được kể lại và làm mọi người thích thú của Tô Văn Lai (Paris by night) kể là vào khoảng tháng 11, 12 gì đó, vào lúc gần nửa đêm, chẳng hiểu tại sao Tô Văn Lai thách: đứa nào bơi qua được hồ Hồ Xuân Hương với một tay thôi thì TVL mất cái Radio–Cassette. Trong lớp lúc ấy có ba Minh thì Minh “heo” nhận lời. Nửa đêm, sinh viên học xá ùn ùn kéo nhau chạy ra hồ để coi.

Phần tôi cũng choàng vội cái áo nhà binh 4 túi như thường lệ chạy theo ra coi. Đêm tối, trời lạnh quả là một lũ điên khùng mới làm như vậy… mọi người lo lắng hồi hộp theo dõi bóng của Minh. Đến giữa hồ, Minh heo sợ kêu to: cứu tôi với, cứu tôi với... Nhiều tiếng hét từ trên bờ kêu hắn quay trở lại, bơi vào bờ. Nguyễn Trọng Văn cũng to và mập cởi quần áo bơi hộ tống. Phần Minh, kêu thì vẫn kêu, nhưng anh ta vẫn cứ thế với chỉ một tay bơi vào bờ bên kia bằng mọi giá để chiếm cái Radio, một vật sở hữu không phải ai cũng có.

Nghĩ lại Tô Văn Lai nói, tại sao mình lại ngu thế: Nhỡ hắn bị syncope, cứng đơ chết đuối thì mình mang tội giết người mà nếu hắn bơi được vào bờ thì tư nhiên mình mất cái Radio! Khùng ơi là khùng! Cả thằng thách đố lẫn thằng nhận thách đố đều khùng.

Phải chăng đó là cái làm nên tuổi trẻ chúng tôi – những nghịch phá ngây ngô và khờ dại...

Đọc hết toàn bài : Một thời sinh viên

Nguyễn Văn Lục
Nguồn: DCVonline

Friday, November 12, 2010

Chiến tranh Việt Nam


Duy Trác, những ngày tù

Năm 1979, sau khi nếm 9 tháng biệt giam trong xà lim CHÍ HOÀ, tôi được chuyển ra XUÂN PHƯỚC, hay còn gọi là A30, KHÁNH HOÀ (A30 trại giam LÝ TỐNG sau này..).Và ở đó tôi có dịp được làm quen với anh KHUẤT DUY TRÁC, đến từ HÀM TÂN, BÌNH TUY.(Hình phải:Ca sĩ Duy Trác trong CD Nhớ Sài Gòn - Tình Khúc Phạm Anh Dũng)

Những năm 78, 79 là những năm mà tin tức sẽ TRỤC XUẤT sĩ quan VNCH đi MỸ, xâm nhập vào các trại cải tạo 1 cách dồn dập, cũng vì thế hầu như tất cả các trại cải tạo ngay cả trại ngoài BẮC, cũng đều nổi lên liên tiếp những cuộc chống đối biểu tình. Các vụ nổi loạn với nhiều hình thức khác nhau tại các trại cải tạo đều lần lược bị dập tắt. Những thành phần xấu nặng, được đưa về XUÂN PHƯỚC, gọi là trại kiên giam, với những hình thức đàn áp khủng bố ác liệt nhất. Ở đó họ cũng đang nhốt 1500 người đi tàu VIỆT NAM THƯƠNG TÍN trở về.

Tôi bị bắt với tội đáng lý ra không có gì ghê gớm lắm, chỉ là tội ca hát nhạc vàng, nhạc ngoại quốc trong trại, nhưng sau đó họ đã lục thấy 1 tập nhạc sáng tác có lời lẽ “phản động” của tôi dấu tận đáy vali, và 1 số hình ảnh thư từ của “ác phụ” từ MỸ gởi về, nên ghép cho tôi tội nặng hơn.

Anh DUY TRÁC cũng bị bắt ở HÀM TÂN vì tội ca hát nhạc chính huấn, nhạc vàng.. bị nhốt xà lim khoảng 6 tháng trước khi chuyển về XUÂN PHƯỚC.

Ở trại XUÂN PHƯỚC vừa lạnh vừa đói, ĐÓI chưa có bao giờ đói hơn, tất cả đồ ăn của người nhà thăm nuôi đều bị tịch thu. Thức ăn ở đây quanh năm chỉ có khoai mì H34 phơi khô, H34 là loại khoai mì kỹ nghệ, đến heo rừng ăn sống cũng chết.

Cho ăn đói kềm kẹp lao động, nhưng bọn cán bộ rất coi trọng việc tổ chức VĂN NGHỆ ca hát trong trại,và lưu diễn vòng vòng khắp 5 trại trong toàn khu.

Bọn 1500 người về lại VN trên tàu VIỆT NAM THƯƠNG TÍN, rất nịnh bợ bọn cán bộ, vì họ mong được về sớm, bao nhiêu dụng cụ âm nhạc điện tử, vải vóc mà họ có được trong thời gian ở GUAM đều bị xung công vào việc văn nghệ. Làm văn nghệ , với số lượng người tù nhiều như vậy cần phải có những người giỏi nhạc lý, để phụ trách việc hoà âm và sáng tác.

Tên PLGĐ, hắn là em của Đại tá PLT. (Sĩ quan VNCH đảo chánh NĐD hụt chạy qua Kampuchia rồi ra HÀ NỘI , hình như PLP cũng là anh em). Tên này là “ăng ten” , hắn lặng lẻ đi khai báo, và vì thế tôi và anh DUY TRÁC cùng bị gọi lên đội văn nghệ 1 ngày. Phần tôi sau 9 tháng trong xà lim và 6 tháng lao động, khi gọi lên các ngón tay đã cứng không còn đờn được nữa, nhưng không được cho về vì thằng Đ. nó nói tôi giỏi nhạc lý , rống hay , đánh trống giỏi, ngón tay cứng vài tuần sau sẽ mềm……Anh DUY TRÁC từ chối cũng dữ dội nhưng lý lịch của anh rõ rệt là 1 ca sĩ nổi tiếng nên vẫn bị giữ lại.

Tôi và anh TRÁC được tụi nó thảy cho mấy cuốn tập nhạc VIỆT CỘNG để lựa chọn bài hay, soạn hoà âm, viết intro.. và tập cho mấy thằng tù trẻ hình sự ca hát.

Nhờ đó tôi đã học hỏi ở anh TRÁC rất nhiều về kỹ thuật ca hát, cách thức làm sao để diễn tả lời ca, từng cách láy, ngân hay syncop để tạo sự ướt át tình cảm đặc biệt trong lời ca của mình mà người khác không có được khi cũng hát chính bài hát đó, mình phải tìm thấy cái hay của lời hát để tự trình bày, mà ngay tác giả cũng không thể nào, nói hết , viết hết ra được trong một ca khúc.

Anh TRÁC, lúc đó cũng như tôi ốm yếu lắm, đã vậy anh ấy còn bị bịnh trỉ ra máu rất nặng..! Lâu quá rồi tôi quên , vì chỉ nhìn thoáng qua trong tờ khai lý lịch, chỉ còn nhớ là anh Trác một thẩm phán công tố hay biện lý công tố thay mặt chính phủ đặc trách toà án quân sự toàn vùng 2 chiến thuật…Giọng ca của anh Trác, các bạn ai cũng biết, làm sao mà thích hợp cho được với loại nhạc của VC lúc đó, nên sau đó độ 6 tháng vì bịnh hoạn vừa cương quyết không hợp tác, không chịu ca trình diễn, viện cớ chỉ thích hợp loại nhạc thính phòng …anh TRÁC rời bỏ đội văn nghệ..! Ở đây tôi muốn nói lên lời khâm phục về tư cách của anh TRÁC trong cuộc sống khổ sở tù đày đã qua, nhiều lúc tôi nghĩ rằng anh ấy với tình trạng sức khoẻ, và bất khuất như vậy chắc không thể nào sống chờ được đến ngày về.

Đến năm 86 hay 87 gì đó lúc bấy giờ tôi đã ở ngoài tù, tôi có cái thói quen là không đêm nào không đợi đến tối để nghe VOA, BBC LUÂN ĐÔN. Có một hôm tình cờ tôi nghe được trên đài VOA có một ca sĩ hát một bài trong đó có câu “.. con chim nhỏ, đậu trên hàng rào kẽm gai hát cho người tù lời hát MARIA, khóc cho người tù nước mắt MARIA…”

Nghe bài hát đó tôi biết là của anh TRÁC, vì đã có nghe anh ấy hát lúc trong tù, tôi nghĩ rằng anh ấy sướng hơn mình giờ đang ở MỸ, chứ đâu ngờ lúc bấy giờ anh ấy lại đang trở lại vào tù.

Đến khi anh TRÁC qua MỸ theo diện HO. Trong một cuộc phỏng vấn anh ấy nói một câu mỉa mai “.. Tôi qua MỸ theo diện HO, nhưng nếu không có cái nghề ca hát này thì cũng chẳng có gì cũng chẳng có ai biết..”

Thật tội nghiệp thay những người mang tiếng HO. TỘI NGHIỆP HO…..!

Hùng rống
Nguồn hungviet.org
Đọc thêm :honque.com
- talawas - honviet - vanhoavn -

Thursday, November 11, 2010

Việt Nam


Muốn cứu nước, phải khai tử đảng

Ðầu tháng này, trong một cuộc hội thảo bàn về dự thảo văn kiện Ðại Hội XI của Ðảng, Giáo Sư Trần Phương, một đảng viên cộng sản đã từng làm bộ trưởng, phó thủ tướng, và đứng đầu ngân hàng trung ương, ngồi chủ tọa cuộc họp này, ông đề nghị quy tắc: “Nói ngắn, nói rõ (rằng mình) muốn sửa điều này, bổ sung điều kia thôi, không cần giải thích...”

Nhưng khi đến lượt phát biểu, thì chính người chủ tọa lại không nói ngay cụ muốn sửa chữa hay bổ sung điều nào. Cụ làm cả một bản kê khai các sai lầm căn bản. Phải thông cảm với một người 83 tuổi không theo đúng các quy tắc mình đã đưa ra. Vì tất cả những chính sách, hành động sai lầm phải sửa chữa, phải bổ sung đều bắt nguồn từ những sai lầm căn bản trong tư tưởng chỉ đạo. Không sửa từ gốc thì chữa chạy những thứ trên ngọn cũng vô ích! Ông nhận xét về những sai lầm: “Không phải chỉ là vấn đề kỹ thuật, mà cả quan điểm tư tưởng đấy!” Ðối với bản dự thảo các văn kiện của Ðại hội thứ 11, sắp tổ chức vào đầu năm tới, ông Trần Phương nhận xét là nó “la liệt đủ thứ; không thể góp ý gì được, không biết làm gì để tiến lên.”

Cho nên Giáo Sư Trần Phương truy thẳng vào nền tảng tư tưởng của Ðảng Cộng Sản:

“Ta nói chủ nghĩa Mác-LêNin, nhưng nó là cái gì mà bảo nó là nền tảng?”

Nên biết, năm 1954 ông Trần Phương đã được cử sang Trung Quốc học ở Học Viện Mác-Lê Nin, thế mà bây giờ chính ông nghi ngờ đặt câu hỏi: “Chủ Nghĩa Xã Hội là gì? Có ai trả lời được không?... Liên Xô cũng từ chối Xã Hội Chủ Nghĩa rồi đấy chứ!” Và cụ phê phán: “...Mác đã sai khi dự kiến về đặc trưng của Chủ Nghĩa Xã Hội.” Vì thế, chính sách “Ðổi mới của ta thực chất là ‘thụt lùi.’... Ðổi mới là (thay đổi) so với cái đã sai trong 20 năm trước!” Ông Trần Phương nhắc lại một câu mà trên thế giới người ta đã bảo nhau từ 100 năm trước: “Cái gọi là chủ nghĩa Cộng Sản là ảo tưởng.” Dù sao một người ngoại bát tuần dám nói thẳng cái chủ nghĩa mình theo suốt đời là một ảo tưởng, đó cũng là một thái độ can đảm đáng khen ngợi. Xét cho kỹ thì những sai lầm mà Giáo Sư Trần Phương nêu ra không bắt đầu với nhóm người lãnh đạo đảng hiện nay. Ðó chính là những sai lầm căn bản của đảng Cộng Sản Việt Nam từ khi thành hình cho tới nay!

Vậy thì hiện nay đảng Cộng Sản Việt Nam theo chủ nghĩa Mác như thế nào? Giáo Sư Trần Phương nói thẳng rằng đảng của ông đang “Bịp!” “Ta giả vờ theo Mác, vì nói vậy nhưng đã làm khác đi rồi. Ta nói và ta biết là ta đang bịp người khác!” Trần Phương nhắc lại: “Cương lĩnh đầy dẫy cái sai, cái mơ hồ. Nói Xã Hội Chủ Nghĩa mà không biết nó là cái gì! Nhiều chuyện ta tự lừa dối mình và lừa dối người khác.” Ông không quên nhắc lại lời Abraham Lincoln: “Người ta chỉ có thể lừa bịp được vài người suốt đời, hoặc lừa được tất cả mọi người trong đôi lúc; nhưng không thể lừa được tất cả mọi người mãi mãi được!” Như ông là một thí dụ, đảng không thể “bịp” ông suốt đời được!

Một người cũng tham dự cuộc hội thảo này là nhà kinh tế Lê Ðăng Doanh, từng làm cố vấn cho nhiều ông thủ tướng ở Ba Ðình, cũng đồng ý với ông Trần Phương. Ông Lê Ðăng Doanh khuyên Ðại Hội 11: “Phải nhìn thẳng vào sự thật. Lừa được người ta mà không lừa được thực tiễn đâu.” Một người khác là Giáo Sư Lê Du Phong. Ông phê bình dự thảo Ðại Hội 11: “Tư duy lý luận lạc hậu, mâu thuẫn,... xa rời thực tiễn,... thụt lùi so với đại hội trước.” Không những thế, các văn kiện của đảng Cộng Sản còn “xem thường lịch sử!” Thí dụ, họ viết rằng “Chủ Nghĩa Xã Hội là điều kiện để nước Việt Nam độc lập.” Ông Lê Du Phong hỏi: “Các triều đại trước có Chủ Nghĩa Xã Hội đâu mà nước ta vẫn độc lập?” Ðây cũng là một ý kiến người Việt Nam ai cũng nghe nói từ nửa thế kỷ nay rồi, nhưng được nhắc lại giữa Hà Nội, được phổ biến ngay lập tức trên các mạng, đó cũng là một biến cố đáng chú ý.

Sau khi Giáo Sư Trần Phương đã phê phán những sai lầm của Mác như vậy rồi, ông có khuyên răn đảng của ông xóa bỏ cái chủ nghĩa Mác-Lênin đi hay không? Không thấy ông nói. Ông vẫn tỏ ra còn thiết tha đến cái “chủ nghĩa không ai biết là cái gì” đó, nên còn đề nghị: “Phải xác định rõ Chủ Nghĩa Xã Hội là gì? Ðịnh hướng nó là gì?” Thời Hồ Chí Minh còn sống đảng Cộng Sản không phải nghe những nỗi băn khoăn như vậy. Ông Hồ theo một quy tắc rất đơn giản: “Bất cứ cái gì Stalin nói, Mao nói, đều là Chủ Nghĩa Xã Hội!” Thế là hết bản cãi!

Hình như là những người cộng sản lâu đời như cụ Trần Phương người nào cũng bị mang một mối bi thương trong lòng: Biết cái chủ nghĩa mình theo là ảo tưởng, là đầy những sai lầm, từng gây bao nhiêu tai hại cho dân tộc, nhưng lại không nỡ tuyên bố từ bỏ nó! Những người can đảm dám từ bỏ chủ nghĩa, từ bỏ đảng, như Nguyễn Hộ, Hoàng Minh Chính, Tô Hải, như ông Ðỗ Xuân Thọ dọa sẽ đốt thẻ đảng nếu sau Ðại hội lần thứ 11 này, đảng vẫn lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng không thay đổi, số người như thế rất hiếm. Có lẽ vì ngay khi còn là đảng viên cộng sản đó đã biết nghi ngờ và đã biết phê phán rồi, chứ không nhắm mắt tin theo.

Biết Chủ Nghĩa Xã Hội là ảo tưởng nhưng vẫn thiết tha nuôi nấng nó cho con cháu được hưởng, như Trần Phương kể: “Tôi nói với ông Ðỗ Mười, ông Phạm Văn Ðồng là đến cuối thế kỷ XXI này, con cháu chúng ta mới bắt đầu nghĩ đến Chủ Nghĩa Xã Hội.”

Thật không hiểu nổi tại sao ông còn nhắc lại ý kiến đó, mà ông nhắc lại như một điều đáng hãnh diện!

Thử ngẫm coi: Cả một đời người bắt toàn dân một nước nhắm mắt nghe theo cái Chủ Nghĩa Xã Hội ấy; đến cuối đời đã biết mình chỉ lừa bịp dân thôi, thế mà tại sao vẫn còn muốn 100 năm sau thế hệ con cháu tiếp tục “sự nghiệp nuôi ảo tưởng” của thế hệ mình! Có khác nào đang tâm đánh lừa cả đàn con cháu, muốn chúng “ngồi chờ một thế kỷ nữa” lại tiếp nối sự nghiệp nuôi ảo tưởng theo ông cha? Từ đây đến cuối thế kỷ 21, loài người sẽ sống ra sao, cụ Trần Phương có đoán trước được hay không? Chính cụ đã phê bình việc bám theo ảo tưởng của Karl Marx: “Bây giờ (thế giới) có đến 6.5 tỷ người, đến nước sạch cũng bị thiếu rồi, đánh nhau vì nước uống” để chứng tỏ thực tế thế giới đã thay đổi hoàn toàn, so với viễn kiến của Marx gần hai thế kỷ trước. Ðã biết suy nghĩ sáng suốt như vậy, tại sao vẫn còn nuôi giấc mộng tới cuối thế kỷ 21 còn có người mơ mộng Chủ Nghĩa Xã Hội?

Nhiều đảng viên cộng sản lão thành bây giờ không nói đến Chủ Nghĩa Xã Hội nữa, nhưng vẫn muốn bám ví lấy một thứ “lý tưởng xã hội chủ nghĩa.” Lý tưởng là những điều ước ao, những điều rất tốt, rất quý, thường là rất mơ mộng, xa lìa thực tế. Thanh niên cần phải có lý tưởng, nếu không thì quốc gia không thể trông cậy được. Nhưng người trưởng thành thường không bàn đến hai chữ đó nữa. Nhà báo Lê Phan kể đã phỏng vấn “Bác Ba” Nguyễn Hộ trong thời gian ông bị quản thúc tại gia. Bà mới kể lại rằng ông Nguyễn Hộ đã “khẳng định mình đã chọn sai lý tưởng.”

Nhưng tại sao một lý tưởng chứa đầy những ước mơ tốt đẹp cho nhân loại mà nó lại mang đến bao đau khổ cho loài người để đến nỗi khi các do do nó dụng lên sụp đổ thì ở chính quê hương Liên Xô của nó, chẳng ai thèm tiếc thương? Bởi vì nó đã được Lênin và Stalin bào chế thành một thứ tín ngưỡng đem mê hoặc nhiều người. Nhưng khác với các tín ngưỡng lâu đời của nhân loại, Chủ nghĩa Cộng Sản nói toàn những mục tiêu thiện nhưng lại quyết tâm sử dụng các phương pháp độc ác. Con người không thể đạt đến điều thiện khi dùng cái ác là phương tiện.

Nhưng không lẽ một người có lý tưởng, tức là biết ước ao những điều tốt đẹp nhất, mà còn muốn thế hệ con cháu mình bước lại những bước trên con đường sai lầm của mình hay sao?

Tâm trạng đó, người xưa đã từng giải thích nguyên nhân. Vì con người ta nói chung rất khó thoát khỏi nghiệp do mình tạo ra. Những sở tri chướng, những ngã kiến, ngã mạn, những nghiệp dĩ trong đời, không tỉnh ra thì sẽ ôm theo hết kiếp. Những kiến thức được tích lũy, những ước nung nấu, những thành kiến càng được nuôi nấng lâu ngày thì nghiệp chướng càng nặng nề khó bỏ!

Tuy nhiên có những đảng viên cộng sản đã biết dứt nghiệp. Ông Nguyễn Hộ, trong hồi ký của ông, tỏ ra đã biết nghi ngờ ngay từ lúc nghe Hồ Chí Minh, khi muốn bịt miệng những người có ý kiến phê phán, đã dẫn lời Stalin rồi nói: “Chúng ta có thể lầm chứ đồng chí Stalin không thể lầm được.” Khi trả lời bà Lê Phan, ông Nguyễn Hộ nói đến 60 năm bị “đánh lừa.” Ông nói đến sự hy sinh lớn lao của bản thân, của những người đồng đội, và của toàn thể nhân dân Việt Nam, mà chẳng được gì cả. Ông nói đến sự lỗi thời và phá sản của chủ nghĩa Mác-xít. Và sau cùng ông nói bây giờ đã đến lúc “đảng Cộng Sản Việt Nam phải tự khai tử đi cho rồi.”

Những lời phê phán của ông Nguyễn Hộ nói thẳng từ 20 năm trước, bây giờ lại được ông Trần Phương và nhiều người khác nhắc lại trong cuộc hội thảo trên. Nhưng ông Trần Phương và các vị khác không dám nói: “đã đến lúc đảng Cộng Sản Việt Nam phải tự khai tử đi cho rồi.”

Muốn cứu nước, phê phán chủ nghĩa Mác-Lênin không đủ, từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin cũng chưa đủ. Chính Giáo Sư Trần Phương đã thấy mối nguy hiểm nếu đảng của ông còn cai trị nước ta: “Ðảng quyết mọi thứ mà lại không chịu trách nhiệm gì. Thế mới chết chứ!” Phải hiểu rằng không phải đảng chết, không phải các đảng viên chết, mà là chết cả nước! Nên theo lời khuyên của ông Nguyễn Hộ: Phải khai tử đảng. Ở Ba Lan người ta đã làm rồi. Ở Hungary người ta đã làm rồi. Ở Nga cũng vậy. Ðất nước người ta đã tiến trong hai chục năm qua. Mình còn tự kiềm hãm, và giam hãm cả dân tộc Việt Nam cho tới bao giờ ?

Ngô Nhân Dụng
Nguồn nguoi-viet.com

Wednesday, November 10, 2010

Lịch sử Việt Nam


Ngô Văn : một Nhà Cách Mạng Việt Nam viết sách về
Những Cuộc Cách Mạng ở Việt Nam Dưới Thời Pháp Thuộc.
(Viet Nam 1925-1945, révolution et contre-révolution sous la domination coloniale)

Các trích dẫn từ bài viết điểm sách và nhận định của Bs Nguyễn Lưu Viên :

...Người mà các anh tôn vinh là vĩ đại, mà vì nó mà các anh đã can đảm xông pha chiến trường, đã không từ chối hiến thân các anh để làm cho nó thành vĩ đại ; người mà làm chủ các anh như thế, chỉ có hai mắt, chỉ có hai tay, chỉ có một thân thể, chớ không có cái gì khác hơn người thường […] ngoài cái lợi mà các anh đã ủy thác cho nó để nó giết hại các anh. Nó lấy ở đâu mắt để do thám các anh, nếu các anh không cho nó mượn mắt của các anh ? Làm sao nó có được bao nhiêu tay để đánh các anh, nếu nó không mượn được tay của các anh ? Những bàn chân đã chà đạp lên các thị xả của các anh, nó lấy ở đâu ra nếu không phải là chân của các anh ? Làm sao nó có được quyền hành trên các anh, nếu không phải là do các anh cho ? Làm sao nó dám đè lên các anh được nếu không có sự thông đồng của các anh ? Nó làm gì được các anh nếu các anh không phải là người chứa giấu kẻ trộm đã cướp các anh, là người đồng lõa với tên sát nhân đã giết chết các anh, và là những người phản bội với chính các anh ? ” (tài liệu: La Boétie, Discours de la servitude volontaire ou le Contr’un, présenté par Nadia Gontarbert, Paris, 1993)...

...Nói về năm ông Phan Châu Trinh . Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn ái Quốc ở Paris. Ở trang đầu của chương này có chân dung của năm ông hồi lúc ấy, rồi sau có hình các nhà trí thức Việt bị đeo gông (cangue) trên cổ, vì bị cầm tù sau những vụ biểu tình của dân quê chống thuế và sai-dịch(corvée) quá nặng hồi năm 1908. có hình các lính khố xanh VN cũng bị đeo gông trên cổ, sau vụ đầu-độc ở trại lính hồi tháng 7 năm 1908, và đặc biệt có phóng-ảnh cái thơ của Nguyễn tất Thành (là Hồ chí Minh) gởi cho Tổng Thống Pháp đề ngày Marseille le 15 Septembre 1911 để (nguyên văn)” solliciter de votre haute bienveillance la faveur d’être admis à suivre les cours de l’École Coloniale comme interne” .(Đơn xin không được chấp nhận. Giá như hồi ấy Pháp chấp nhận thì Nguyễn tất Thành đã thành một công chức của “mẫu-quốc” Pháp, thì lịch sử cận đại của VN đã được thay đổi và Pháp không bị Điện Biên Phủ.) Trong chương này có một chỗ nhắc đến vụ vua Khải-Định đi Pháp năm 1922 để dự Cuộc Triển Lãm Quốc Tế ở Marseille, bị Phan Châu Trinh trong một thơ ngỏ, buộc cho 7 tội lớn (sept crimes majeurs) và khuyên nhà vua hãy trả quyền lại cho dân VN để cho dân VN cộng tác thẳng với dân Pháp. Trong chương này cũng có một chỗ nói sau khi Phan Châu Trinh về SaiGon hồi th.5-1925. thì một bài văn khích-báng (pamphlet) có tựa là “Le Procès de la colonisation francaise” đựơc nhà sách Librairie du Travail xuất bản có Nguyễn Ái Quốc ký tên nhưng, theo tác giả thì có lẽ là do Phan Văn Trừơng và Nguyễn Thế Truyền viết.
(Chú thích của NLV : Không phải là có lẽ, mà đúng là như vậy; vì hồi năm 1952, nhóm của chúng tôi gồm có các ông B. S. Hồ văn Nhựt, Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Trần Văn Văn, Trần Văn Đỗ, Ngô Ngọc Đối, và tôi, mổi cuối tuần hay hợp và ăn cơm tối ở nhà B.S.Hồ văn Nhựt ở đường Richaud, thì thường cũng có mời Cụ Nguyễn Thế Truyền đến dùng cơm và bàn chuyện nước, thì một hôm Cụ Truyền có nhắc lại đọan đó ở Paris và nói chính Ông với ông Trừơng viết bản văn đó chớ “Hồ Chí Minh không đủ trình độ Pháp-ngữ để viết”. Cụ Truyền còn kể lại cho chúng tôi nghe nguồn gốc của tên Nguyễn Ái Quốc như sau: Lúc ấy lối năm 1921-22 gì đó, thì trong nhóm của cụ có Phan Châu Trinh. Phan văn Trừơng, Nguyễn An Ninh với Cụ, hay viết cho tờ báo Le Paria và ký tên các bài viết là : “ Le Patriote ”. Rồi giao cho Nguyễn tất Thành đem lại cho tòa sọan của báo. Lần lần dân trong tòa sọan quen mặt, nên mỗi khi thấy Thành đem bài lại thì nói: “ Ah, voilà le patriote”. Mr.Thành thấy người ta gắn mình dính liền với danh từ “le patriote” nên Mr.Thành đổi luôn tên mình là Ái Quốc.
Cũng trong chương này có trích một đọan thơ đề ngày 12-2-1922 của Phan Châu Trinh viết cho Nguyễn ái Quốc khuyên hãy về nước sống gần dân để truyền bá tư tưởng giải phóng chớ đừng có đi Moscou nhờ Nga-Sô vì làm như vậy thì nước VN chúng ta sẽ “như là một con ngựa đổi kỵ-mã”( “notre nation serait telle un cheval qui a changé de cavalier”)...

...Kế đó (tr.256-260) nhắc đến bài “Nước Pháp bị đe dọa ở đông Dương” đăng trên báo “les Cahiers du bolchevisme” khi sự đe dọa của Hitler đã rõ ràng và Thủ Tướng Léon Blum trở lại chánh quyền ngày 17-th.3-1938, rồi lại bị thay thế ngày 9-th.4 bởi Daladier, và quân Nhựt Bổn đã chiếm hết phía Bắc của nước Tàu và thành phố Canton bị mất vào tháng 10. Tháng 5-1938, Thủ Tướng Pháp Daladier ra lịnh tuyển mộ 20,000 dân bản-xứ indigènes và vay 33 triệu đồng bạc (piastres) để “ bảo vệ Đông Dương” , thì nhóm “Lâp-Hiến” của Bùi Quang Chiêu và Lê Quang Liêm hưởng ứng với lời kêu gọi “Rồng Nam phun bạc” còn nhóm Đệ Tam của Nguyễn văn Tạo và Dương Bạch Mai thì hô hào dân hãy tình nguyện nhập ngũ cho đông để “bảo vệ nước Pháp dân chủ”. Trong khi đó thì nhóm trốt-kít của Tạ Thu Thâu dám xúi dân nổi dậy để thừa cơ hội chiến tranh mà giành độc lập.
Đọan sau (tr.260-261)nói về sự tự do tương đối của báo bằng việt-ngữ, thì báo La Lutte thành một tờ báo lưỡng ngữ, với tên là Tranh Đấu –La Lutte. và phát hành tập Văn Hóa Thơ Xã đăng tải nhửng sách nhỏ của Tạ Thu Tâu như sách “Từ Đệ Nhứt tới Đệ Tứ Quốc Tế. Còn Hồ Hữu Tường thì ngày 27-th.10-1938,cho xuất bản tờ bán nguyệt san Thầy Thợ, và cho tái bản nguyệt san Tháng Mười.
Đọan kế (tr.261-264) nói về cuộc đụng đầu giữa Đệ Tam và Đệ Tứ trong cuộc bầu cử Hội Đồng Quản Hạt (Conseil Colonial) tháng 4-1939. trong hai trên năm đơn-vị . Tạ Thu Thâu và Nguyễn văn Tạo bị kết án 2 năm tù, mới được ra khỏi khám ngày 16-th.2-1939, còn Nguyễn An Ninh thì được ra ngày 3-th.3-1939. Trong danh sách “Đệ Tứ” thì Tạ Thu Thâu, Trần văn Thạch và Phan văn Hùm ứng cử ở đơn-vị Saigon-ChợLớn, TânAn và MỹTho, còn Trần văn Sĩ,Nguyễn văn So và Phan văn Chánh thì ứng cử ở đơn-vị GiaĐịnh, BiênHòa, BàRịa, ThủDầuMột, TâyNinh và Đảo CônSơn, đối với danh sách “Mặt Trận Dân Chủ” của Nguyễn văn Tạo, Nguyễn an Ninh và Dương Bạch Mai. Kết quả Tạ Thu Thâu, Phan văn Hùm, và Trần văn Thạch được đắc cử tuy rằng những cuộc hội tiền-bầu-cử của họ đã bị cấm. Còn danh sách “Mặt Trận Dân Chủ” thì bị thua sát ván vì bị cử tri cho là “của chánh phủ’(gouvernemental)...

......Đọan cuối (tr.264) nói về Nguyễn Ái Quốc (biệt danh là Line) ngày 10-th.5-1936, sau khi được tin sự thất bại của “đảng ta” và sự chiến thắng của nhóm trốt-kít thì viết một bức thơ từ bên Tàu cho “các đồng chí mến yêu” của Ông ở ngoài Bắc và chỉ thị cho họ phải tiêu diệt bọn trốt-kít ( xem thơ đăng trong báo Cộng Sản Xít-ta-lin Notre Voix ở HàNội, và trong bản báo cáo cho Komintern th.7-1936). Việc này sẽ được đồng bọn của Ông thực hiện khi họ nắm được chánh quyền năm 1945.
1-(ở tr.300):Ngày13-8-1942, theo lịch sử chính thức, thì đồng chí Nguyễn Ái Quốc, dưới tên mới là Hồ chí Minh, đi sang Tàu….để cố gắng xin viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng đi bộ, thì đồng chí bị bắt ở Túc Vinh (Quảng Tây) và bị chánh quyền địa phương của bọn Tưởng Giới Thạch bỏ tù ngày 29 th.8.-1942.
Nhưng 40 năm sau, Hòang văn Hoan kéo cái màn của cuộc du hành ấy lên và nói rằng mục đích của nó không phải là để gặp các đồng chí C.S.Tàu mà là để gặp Tưởng Giới Thạch. Dầu sao, vì muốn đi qua khỏi đầu của Thống đốc Quảng Tây Trương Phát Khuê, để trực tiếp xin sự giúp đở của Tưởng Giới thạch, nên ông Thống đốc Quảng Tây bắt Hồ chí Minh giam luôn trong tù. Và trong lúc ông này còn ngồi trong tù thì Ông Thống đốc gom các nhà lãnh tụ của các đảng cách mạng VN (Đồng Minh Hội, VNQDĐ, Phục Quốc,Việt Minh) lại,và dưới quyền chủ tọa của Nguyễn Hải Thần thành lậpVịêt Cách, là Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh .
2-(ở tr.303): Krouchtchev, trong sách Souvenirs, thuật lại rằng hồi trước Điện Biên Phủ, Hồ đến Moscou để xin viện trợ quân sự, thì thình lình rút ra khỏi cạc-táb của Ông một tờ báo L’URSS en Construction và xin Staline ký tên trên đó.(lại cái trò xin chữ ký). Staline, bị hỏi bất thần, liền ký trên tờ báo. Thì Hồ cất kỹ tờ báo như là một cái bùa (nguyên văn của Krouchtchev trong sách: rangea la revue comme une viatique) nhưng……Staline biểu hai tên mật vụ của Ông ăn cắp tờ báo đó lại. Và Staline vừa cười rộ lên (esclafer) vừa nói: “Thì nó sẽ phải kiếm mãi mãi” (“Il pourra toujours la chercher”). Cũng trong kỳ thăm Moscou ấy, VN Dân Chủ Cộng Hòa được nhìn nhận. Thì Hồ xin Staline tổ chức một cuộc tiếp rước Ông như là một Quốc Trưởng. Staline nói “trễ rồi vì ông đã đến đây bí-mật” (incognito), nhưng Hồ đưa ra kế hoạch là một chiếc máy bay dành riêng cho Ông và khi đáp xuống Ông sẽ được đón tiếp như một Quốc Trưởng .Thì Staline trả lời : “Tôi đã nói là Không” (“j’ai dit Non”). Staline thuật lại chuyện này mà cười nhạo lớn tiếng (nguyên văn: “ricanait Staline quand, dans un grand éclat de rire cruel, il relatait cette histoire”, theo sách Krushchev Remembers. The Glasnot Tapes , Little Brown & Co,Toronto,1990,tr.154)
3-(ở tr.305): Ngày 25-3-1945, mười lăm ngày sau khi Nhựt đảo chánh ở Đông Dương thì De Gaulle nói rõ chương trình của Ông ở Đông Dương là giử “Đông Dương trong Liên-Hiệp Pháp dưới hình thức một Liên Bang Đông Dương dưới quyền một Tòan Quyền Pháp rồi Ông này chọn những bộ trưởng trong những người địa-phương cũng như trong những người Pháp sống ở Đông Dương”. Không có chữ “Độc Lập”.
Thì Hồ Chí Minh trả lời cho vị đại diện của Chánh Phủ Lâm Thời của De Gaulle là Ông Sainteny ở Côn-Minh (VânNam) nhờ Ông Thomas chuyển là: Hồ “chấp nhận hoãn lại việc cho VN độc lập từ 5 đến 10 năm và chấp nhận trong thời gian ấy có một toàn quyền Pháp đứng đầu Liên Bang Đông Dương” (theo sách Ph.Devillers : Paris-Saigon- Hanoi , tr.63)...


Đọc toàn bài : namkyluctinh

B.S.Nguyễn Lưu Viên
Nguồn namkyluctinh

Thơ Lê thị Công Nhân


Dòng sông rữa tội

Video: Lethicongnhan - Thienthantrongbongtoi -
Daploisongnui
- DunglenviVN

Lấy một nắm đất
trét lên mặt mình

ở đất nước tôi mọi người đều làm / phải làm như thế
để ca ngợi Hồ Chí Minh

Trong nấm mồ như thể
khó mà lạnh lẽo được hơn
xác ướp nghĩ gì?
hỡi ông !
Khi linh hồn còn lang thang khắp nơi trong vũ trụ mông lung,
chờ ngày phán xét cuối cùng
thì ông đã trót được bọn chúng phong thánh mất rồi
còn đâu,
Hãy từ chối đi, nếu còn có thể
Vì sự sám hối sẽ cứu rỗi được ông
dù ông không còn cơ hội để sám hối trước chúng tôi
nữa rồi,

Tôi nhìn nấm mồ của ông,
và tôi khóc
vì tôi và cả dân tộc này cùng với cái đảng cộng sản chết tiệt của ông
đã bị chôn vùi vào đó cả rồi
bằng nhiều cách khác nhau
nhưng thời gian thì có thực
đó là tuổi thơ của tôi,
đó là tương lai của đảng cộng sản
và hiện tại của đất nước này
đã được
nhuộm đỏ nhuộm hồng, nhuộm bằng máu của nhau.

Tôi thường đi tìm một dòng sông
chảy ra từ những con suối
khởi thủy trong tận rừng sâu
Tôi ước ao được tắm mình vào đó
được úp mặt xuống dòng nước mát trong tinh sạch đó
để gột rửa bùn đất
và máu
và lửa
trên cơ thể tôi, trên khắp dân tộc tôi
và ở mọi chốn cùng của quê hương Việt Nam
Yêu dấu thương đau !

Nhưng mọi dòng sông đều ô nhiễm cả rồi
vì than bùn bô xít
vì nước thải độc hại
vì sự phát triển
vì thuốc trừ sâu
và vì những chiến công
lẫy lừng năm châu bốn biển
(cứ tạm thời vu cho là thế !)
Anh phải giết em thôi em yêu dấu
Con phải đấu (tố) cha thôi cha kính yêu
Còn mẹ ư mẹ để làm gì
Hàng xóm và bạn hữu ư
Xin hãy quên đi
Tất cả vì lý tưởng cộng sản vì chủ nghĩa xã hội
Vì Mác Lê nin vì Mao Trạch Đông
Và Xitalin nữa
Mà máu dân mình đã nhuộm đỏ những dòng sông

Tôi tìm mãi dù đã rất cố công
Với đôi tay và bàn chân nhỏ bé
Xước máu đỏ hồng
Chẳng có gì ngoài một cõi mênh mông
Của tham tàn cùng cực
Dối trá bất công

Tôi muốn trút bỏ tất cả
Mọi y phục và những suy nghĩ ở trong lòng
Để được tắm mình trong một dòng sông
Chảy ra từ đại ngàn u tịch
Là tình yêu, thứ tha
Công lý và lẽ thật
Khởi đầu, sau cùng và duy nhất.
Một lần
cho tất cả
hồi sinh

Này hỡi Hồ Chí Minh
Và sư phụ là Mao Trạch Đông
các người còn sám hối được nữa không ?
e rằng
Không.


Lê thị Công Nhân
June 9th 2010
Ghi chú của tác giả:Tưởng niệm 21 năm sự kiện Thiên An Môn đẫm máu đã đẩy lùi phong trào đấu tranh dân chủ của Trung Quốc xuống 20 năm (theo nhận định của Ivan Lương Thiên Phúc đã nói với tôi mùa Noel 2006)
Nguồn : aotrangoi
Đọc thêm: vietland - mautam - uminhcoc

Cờ Vàng


Lễ Tuyên Ngôn CỜ VÀNG của Tiểu Bang Massachusetts
tại thành phố Boston ngày 5 tháng 11 năm 2010



Nguồn nguoivietboston.com

Monday, November 8, 2010

PEN

Quyết Nghị về Việt Nam
của Hội Đồng Đại biểu của Văn Bút Quốc Tế

Hội Đồng Đại biểu của Văn Bút Quốc Tế họp Đại Hội Thế Giới kỳ thứ 76 tại Tokyo, Nhựt Bổn, từ ngày 25 tháng Chín đến ngày 1 tháng Mười năm 2010 :

Quan ngại rằng từ khi Quyết Nghị về Việt Nam được Hội đồng Đại biểu Văn Bút Quốc Tế thông
tại Linz, Cộng hòa Áo hồi tháng Mười năm 2009 cho đến nay, đã có thêm nhiều nhà văn, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử và luật sư bênh vực nhân quyền bị đàn áp với những bản án tù nặng nề (từ 2 đến 16 năm), cùng với việc áp đặt các lệnh tù quản chế (từ 1 đến 5 năm) chỉ vì những người này đã hành sử quyền tự do phát biểu quan điểm. Đồng thời có nhiều cựu tù nhân ngôn luận và lương tâm tiếp tục bị tấn công, đe dọa hoặc bị bắt giam ngắn hạn, trong số đó có bà Lê Thị Công Nhân, bà Lê Thị Kim Thu, và ông Phạm Hồng Sơn;

Kinh hoàng và phẫn nộ về việc các tù nhân ngôn luận và lương tâm đã bị đưa vào các trại lao động cưỡng bức, bị biệt giam hoặc nhốt trong các buồng giam chật chội, thiếu vệ sinh, sống với các tù nhân hình sự có thái độ thù nghịch. Những tù nhân ngôn luận và lương tâm đã bị đánh đập, tra tấn hoặc phải chịu những cách đối xử độc ác, vô nhân đạo hoặc hạ phẩm giá. Họ mắc các bệnh mãn tính, không được chăm sóc y tế đầy đủ và thiếu những điều kiện vệ sinh tối thiểu. Họ bị tước quyền gặp gia đình và quyền được cung cấp thuốc men chữa bệnh vì không chịu thừa nhận có tội, vì dám phản đối, khiếu nại hoặc thực hiện tuyệt thực để phản đối điều kiện giam giữ tồi tệ.

Được báo động và lo lắng cho tình trạng sức khỏe và điều kiện giam cầm đối với những tù nhân sau đây:

- Bà Trần Khải Thanh Thủy : nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà bất đồng chính kiến sử dụng Internet, thành viên Hội nhà văn và Câu lạc bộ nhà thơ nữ Hà Nội, bà từng bị giam 9 tháng vào năm 2007. Hồi tháng Mười năm 2009, bà đã bị sa vào một trò khiêu khích được dàn dựng và bị đánh gây thương tích ở đầu, tuy nhiên bà lại bị bắt giam với cáo buộc xâm phạm thân thể và tấn công người khác. Bà đã bị bệnh lao phổi nặng và mới khỏi bệnh gần đây. Trong 7 tháng giam cầm trước khi ra tòa, bà không được khám và điều trị các rối loạn mạch vành, tiểu đường và áp huyết thấp. Tại phiên xử, bà đã khẳng định sự vô tội. Theo luật sư của bà: ”Cáo buộc của công tố viên dựa trên các căn cứ sai lầm và chứng cớ giả mạo’’. Bà bị kết án 3 năm 6 tháng tù giam sau phiên phúc thẩm vào tháng Tư năm 2010. Bà bị lưu đày vào một trại giam chật ních các nữ tù hình sự. Sức khỏe của bà đang sút giảm nhiều;

- Linh mục Nguyễn Văn Lý, biên tập viên báo Tự do Ngôn luận (phát hành không giấy phép), bị kết án 8 năm tù giam và 5 năm tù quản chế vào năm 2007. Trước đây, ông từng bị tù 15 năm (trong khoảng thời gian 1977-2005). Sau khi bị một cơn tai biến mạch máu não lần thứ hai vào tháng Mười Một năm 2009, gây liệt nửa người bên phải, ông đã được chuyển tới một bệnh viện của công an để điều trị trong một thời gian ngắn. Tháng Ba năm 2010, vì sợ ông có thể chết nên bộ Công an đã chuyển ông về thành phố Huế. Hiện nay ông đang tự tìm cách chữa bệnh, dưới sự kiểm soát của nhà cầm quyền địa phương, trong thời hạn 12 tháng trước khi phải trở lại trại giam;

- Ông Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà thơ, nhà văn, nhà báo, hội viên Hội nhà văn Hải Phòng và hội viên điều hành của Khối 8406 (Mạng lưới những nhà bênh vực nhân quyền bị cấm), biên tập viên báo Tổ quốc (phát hành không giấy phép), tác giả của nhiều bài thơ, truyện ngắn, tùy bút, nhựt ký, phóng sự. Bản cáo trạng liệt kê 57 bản văn của ông nhằm mục đích kết tội ông. Ông bị kết án 6 năm tù giam cùng 3 năm tù quản chế. Trong tình trạng sức khỏe rất suy yếu, ông đang bị những căn bệnh trĩ, loét dạ dày, sỏi thận và viêm khớp;

- Ông Trương Minh Đức, nhà báo độc lập và dân chủ đối kháng sử dụng Internet. Ông bị kết án 5 năm tù giam và 3 năm tù quản chế vì những bài báo tố cáo tham nhũng và lạm quyền. Tháng Giêng năm 2008, ông bị gãy tay trái khi ở trong tù. Hiện ông đang bị giam cùng với 60 tù hình sự nguy hiểm trong một trại tù giữa rừng sâu. Gia đình càng gặp nhiều khó khăn và phải tốn kém hơn để vào thăm ông và mang cho ông thức ăn và thuốc chữa bệnh (bị giới hạn ở mức 7 Kg/tháng). Hiện ông đang bị bệnh áp huyết cao và bệnh đường ruột. Tình trạng sức khỏe của ông rất mong manh;

- Còn nữa, trong số nhiều tù nhân khác, những người có tên sau đây cần được nhắc đến: Hòa thượng Thích Quảng Độ (thế danh Đặng Phúc Tuệ, 82 tuổi, nhà thơ, bị tù quản chế từ năm 2003), các ông Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, Nguyễn Văn Đài, Trần Quốc Hiền, Trương Quốc Huy, Phạm Bá Hải, Nguyễn Văn Hải (bút hiệu Điếu Cày), bà Phạm Thanh Nghiên, các ông Vũ Văn Hùng, Ngô Quỳnh, Phạm Văn Trội, Nguyễn Văn Túc, Trần Đức Thạch, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Kim Nhàn, Nguyễn Mạnh Sơn, Trần Huỳnh Duy Thức (16 năm tù giam), Lê Thăng Long, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và Trần Anh Kim;

Lên án việc tiếp tục dàn dựng các phiên tòa bất công không cho công chúng được tự do tham dự, thiếu vắng các luật sư và các nhà quan sát độc lập, áp dụng biện pháp quản thúc, kéo dài thời gian giam giữ bị cáo trước khi xét xử và tạo ra các bản án tù nặng nề đối với những nhà văn, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử và luật sư bênh vực nhân quyền;

Tố cáo việc nhà cầm quyền vẫn tiếp tục làm áp lực quá sức chịu đựng đối các luật sự bênh vực nhân quyền (sách nhiễu, phỉ báng và hăm dọa), buộc họ không được đứng ra bảo vệ các thân chủ là những nhà văn, nhà báo bị ngược đãi hoặc những người bị trù dập, trấn áp vì niềm tin, quan điểm khác biệt của họ;

Phản đối việc bộ Công an tiến hành kiểm duyệt khắc nghiệt hệ thống truyền thông đại chúng và tin tức trên Internet, phá hoại hàng trăm nhựt ký điện tử và trang tin điện tử độc lập, việc thực hiện các điều luật độc đoán nhằm ngăn cản xã hội dân sự hướng về sự cổ xúy và phát huy một nền văn hóa hòa bình và nhân quyền, cản trở việc phát hiện tệ nạn tham nhũng trong guồng máy cai trị cùng các bất công xã hội, và gây khó khăn cho các cuộc tranh luận về chính sách của nhà cầm quyền hoặc các vấn đề có lợi ích quốc gia;

Thúc giục Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam :

1. Trả tự do, ngay lập tức và vô điều kiện, cho nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, linh mục Nguyễn Văn Lý, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà báo Trương Minh Đức và những nhà văn, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử và các luật sư bênh vực nhân quyền được nêu tên trên đây, và tất cả những người hiện đang bị giam cầm hoặc bị tù quản chế chỉ vì đã bày tỏ quyền tự do phát biểu quan điểm và chính kiến;

2. Đình chỉ mọi hình thức tấn công, sách nhiễu, đe dọa bắt giữ hoặc giam cầm đối với những người có quan điểm và chính kiến khác biệt hoặc những người kêu gọi cho quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tôn giáo;

3. Thu hồi mọi biện pháp hạn chế độc đoán đối với các cựu tù nhân ngôn luận và lương tâm, kể cả những người chưa hết hạn tù quản chế;

4. Cải thiện điều kiện giam cầm trong các nhà tù và trại lao động cưỡng bức, chận đứng việc cho các tù nhân hình sự khiêu khích hay tấn công các tù nhân ngôn luận và lương tâm, nghiêm cấm và trừng phạt mọi hình thức tra tấn và ngược đãi, cho phép các tù nhân ngôn luận và lương tâm đang bị bệnh được đưa đi chữa trị tại bệnh viện và được chăm sóc y tế đầy đủ, cũng như tạo điều kiện cho gia đình tới thăm viếng;

5. Bãi bỏ tất cả bộ máy kiểm duyệt và giải tỏa mọi ngăn cản đối với quyền tự do phát biểu quan điểm, quyền tự do báo chí, tự do sáng tạo và xuất bản, quyền được thông tin bằng mọi phương tiện kể cả Internet và quyền lập hội, phù hợp với các Điều 19, 21 và 22 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR).

Nguồn vietnamexodus.org
Đọc thêm PEN

Saturday, November 6, 2010

China vs Japan


Bắc Kinh hung hăng với Tokyo :
Hình ảnh của Trung Quốc bị sứt mẻ


Sau sự cố tàu đánh cá Trung Quốc đâm vào tàu Nhật Bản tại biển Hoa Đông, cho dù Tokyo đã liên tục tỏ dấu hiệu hòa hoãn, Bắc Kinh vẫn có hành động cứng rắn, thậm chí khiêu khích nước láng giềng. Theo giới phân tích, thái độ hung hăng này gây quan ngại nơi các nước Châu Á, thúc đẩy họ tìm kiếm đối trọng ngoài khu vực để cân bằng thế lực của Trung Quốc.(Hình phải:Biểu tình về sự kiện Senkaku tại công viên Hibiya,Nhật Bản ngày 6/11/2010,với sự tham gia của Cộng đồng Người Việt Tự Do)

Hành động quyết đoán mới nhất của chính quyền Bắc Kinh là ào ạt cử tàu tuần tra qua vùng biển Hoa Đông, nơi đang có tranh chấp với Tokyo trên chủ quyền ở khu vực vùng biển phân chia hai nước, trong đó có vùng quần đảo Senkaku / Điếu Ngư, đang do Nhật quản lý, nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền.

Theo Tân Hoa Xã vào hôm nay, thì Trung Quốc vừa cử thêm một một tàu tuần tra đến vùng biển tranh chấp để tăng cường lực lượng của họ trong khu vực. Ngoài ra, Bắc Kinh còn cho biết là sẽ triển khai thêm 36 chiếc tàu nữa đến hiện trường. Mục tiêu, theo tuyên bố của một viên chức cao cấp thuộc Cục Hàng hải Quốc gia Trung Quốc, là để « củng cố năng lực của đội tàu tuần tra trên biển » của nước này.

Theo hãng tin Anh Reuters, Trung Quốc hiện có khoảng 260 tàu tuần tra trên biển, trong đó có 200 chiếc tàu nhỏ của lực lượng tuần duyên. Về phía Nhật Bản, nước này có 421 tàu tuần tra và 13 tàu khảo sát. Tuy nhiên, theo phát ngôn viên ngành tuần duyên Nhật Bản, không phải tất cả mọi chiếc tàu đều tập trung vào những khu vực có tranh chấp với Trung Quốc.

Thông báo về quyết định ào ạt cử tàu tuần tra qua biển Hoa Đông là một động tác cứng rắn mới của Trung Quốc nhằm răn đe Nhật Bản, nối tiếp theo vụ cho hai chiếc tàu ngư chính của họ tiến đến gần vùng quần đảo Senkaku / Điếu Ngư tối 24/10.

Trong lãnh vực ngoại giao cũng thế, bất chấp việc Tokyo liên tiếp kêu gọi tổ chức một cuộc gặp song phương giữa thủ tướng hai nước bên lề các Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Hà Nội vào tuần này, Bắc Kinh vẫn giữ thái độ không dứt khoát. Cho đến hôm qua, 26/10, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn không cho biết là liệu có cuộc họp đó hay không. Không những thế, ông Mã Triêu Húc còn tiếp tục gây sức ép trên Nhật Bản, khi tuyên bố là Bắc Kinh hy vọng Tokyo « có những biện pháp cụ thể để tạo điều kiện và bầu không khí thuận lợi cho các cuộc gặp gỡ giữa hai bên ».

Ngoài những áp lực kể trên, theo các nhà quan sát, Trung Quốc còn sử dụng vũ khí kinh tế nhằm gây sức ép trên Nhật Bản, khi giới hạn đáng kể việc bán đất hiếm cho Nhật. Trung Quốc hiện gần như là độc quyền sản xuất loại nguyên vật liệu sống còn trong công nghiệp điện tử và ô tô, hai ngành kinh tế mũi nhọn của Nhật Bản.

Nhật Bản càng qụy lụy, Trung Quốc càng cao ngạo.

Bắc Kinh luôn luôn phủ nhận việc ngừng vận chuyển đất hiếm cho Nhật vì lý do chính trị, nhưng cho biết là chính sách chung của họ là giới hạn toàn bộ việc sản xuất và xuất khẩu đất hiếm để nguồn dự trữ của họ không bị suy kiệt, cũng như tránh cho môi trường không bị tổn hại.

Xin nhắc lại là quan hệ Trung - Nhật đã xấu đi đáng kể từ đầu tháng trước sau vụ Tokyo bắt giữ thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc đã đâm vào tàu tuần duyên Nhật Bản gần vùng tranh chấp trên biển Hoa Đông. Trung Quốc đã phản ứng dữ dội và tiếp tục duy trì thái độ căng thẳng bất chấp những động thái hòa dịu liên tiếp của Nhật Bản từng bị dư luận đánh giá là quá quỵ lụy Trung Quốc.

Theo ông Robert Dujarric, Giám đốc Viện Nghiên cứu Châu Á Đương đại tại Đại Học Temple ở Tokyo thì trong cuộc đọ sức này, chính Trung Quốc là kẻ bại do thái độ cao ngạo của họ. Ông giải thích : « Nhật Bản đã quỳ mọp trước Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh lại là phía thực sự thất bại. Các tuyên bố và hành động của Trung Quốc, trái ngược với cách tiếp cận hòa hoãn hơn của Nhật Bản, đã thêm củi lửa cho phái ‘’diều hâu’’ chống Trung Quốc. Những người Nhật, người Mỹ hay người những nước khác, từng khẳng định rằng đà vươn lên của Trung Quốc là một điều tốt, hiện đã bị mất thể diện ».

Còn giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về vấn đề an ninh tại Châu Á thuộc Học viện Quốc phòng Úc thì cho rằng các nước Châu Á sẽ e dè Trung Quốc hơn và sẽ thiên về phía Mỹ và Nhật Bản nhiều hơn. Trả lời hãng tin Pháp AFP vào hôm nay, giáo sư Thayer ghi nhận là « đa số các nước trong vùng đều ngạc nhiên, thậm chí bị sốc trước đường lối cứng rắn của Trung Quốc ».

Thế nhưng, vì Bắc Kinh là nguồn viện trợ và đầu tư quan trọng cho các nước đang vươn lên trong vùng, do đó ít ai dám trực diện thách thức Trung Quốc. Đối với giáo sư Thayer, « trong thực tế, nhiều quốc gia không muốn bị lôi kéo vào một cuộc tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc. Họ hy vọng là chính Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ làm điều này ».

Tóm lại, thái độ lấn lướt của Trung Quốc, tại cả Biển Đông lẫn biển Hoa Đông, đang
khiến cho Trung Quốc thất bại trong chiến lược nâng cao uy tín của mình trong khu vực và đẩy lùi ảnh hưởng của Hoa Kỳ và đồng minh Nhật Bản.

Trọng Nghĩa

Nguồn rfi.fr
Đọc thêm :fooyoh.com - rfi.fr
- vietnamexodus -