DSM: Hàng Hoá "Made in USA"
đang trở về lại Hoa Kỳ
Một chuyện lạ lùng đang xẩy ra cho giới tiêu thụ Mỹ là rất
nhiều người mỗi khi mua sắm đều giở phía dưới lên xem có phải là "sản xuất tại
Mỹ" (Made in USA) không?
Chợ "tầu" Wal-Mart, hệ thống chợ bán lẻ lớn nhất nước Mỹ, hôm
đầu năm đã tuyên bố là sẽ bán khoảng 50 tỹ MK giá trị hàng hoá sản xuất tại Mỹ
trong vòng 10 năm tới. Hãng General Electric đang đầu tư 1 tỷ đôla cho đến năm
2014 để làm sống lại những cơ sở chế tạo các máy móc gia dụng và tạo ra 1500
công việc.
Những cửa hàng bán lẻ nhỏ "mon&pops" cũng đang định
hướng lại chiến lược thương mại để bán những sản phẩm từ đồ chơi trẻ em đến đồ
gia dụng sản xuất tại Mỹ. Không phải vì lòng yêu nước mà chính vì sự an toàn của
các sản phẩm đã thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu thụ.
Kinh tế suy trầm đang từ từ ngóc đầu lên lại nhưng đã tạo ra
nhiều đớn đau cho dân Mỹ. Tất cả những hàng hoá rẻ của Trung Quốc và những nơi
khác đem sang đã đưa đến một hậu quả ê chề và đã làm mở mắt chính người dân Mỹ:
mất ra ngoại quốc nhiều xí nghiệp sản xuất tại Hoa
Kỳ" . Một số "hạng người" tiêu thụ, đã xếp đầy xe của họ bằng những sản
phẩm làm tại ngoại quốc và đang đùa dỡn với tương lai của Hoa Kỳ.
Giới tiêu thụ đang tính toán lại kỹ càng hơn là thà rằng trả thêm chút tiền mua những sản phẩm sản xuất tại Mỹ. Suy trầm kinh tế trong nước xẩy ra vì nước Mỹ đã mất quá nhiều công việc (10 triệu) ra nước ngoài. Ông Robert von Goeben, chủ nhân của "GREEN TOYS" nói : "Sản xuất tại Mỹ được bảo đảm chất lượng và an toàn và được chuyển đi bán cho 75 quốc gia khác trên thế giới. Không phải là sản phẩm với giá rẻ nhất mà là những sản phẩm an toàn có chất lượng tốt."
Với nhiều giới tiêu thụ thì sản phẩm với giá rẻ đã xoay chiều quyết định mua sắm của họ. Các nhà đại tư bản đã phải đi ra ngoại quốc để tìm kiếm nhân công lao động rẻ để kiếm lời và giảm giá thành sản xuất. Vì vậy họ chuyển sang cái gọi là kinh tế toàn cầu. Ngày nay giá nhân công lao động đã tăng tại Trung Quốc nên đã giảm giá trị thương mại nhiều với những nhà sản xuất tại Mỹ.
Theo nhóm Nghiên cứu, tư vấn tại Boston (Boston Consulting Group) thì cho biết là Mexico đang từ từ lấy lại sự thu hút của mình vì giá nhân công rẻ hơn Trung Quốc nhiều. Theo nhóm BCG này thì vào năm 2015, thì sản phẩm làm tại Bắc Mỹ sẽ rẻ hơn và có lợi thế kinh tế hơn hàng sản xuất tại Trung Quốc.
Trong nhiều năm qua cái thu hút đầu tư vào Trung Quốc được tập trung vào giá nhân công lao động rẻ, nhưng cộng với giá chuyên chở chất liệu hàng hoá, thuế má, và những chi phí về thuê mướn địa ốc khác thì đầu tư vào Trung Quốc không còn hấp dẫn nữa.
Sản xuất tại nội địa Hoa Kỳ đang khởi sắc trở lại. Nhiều khu vực sản xuất đang trên đà tiến triển trong hơn 1 năm rưỡi qua và những đơn đặt hàng càng ngày càng nhiều thì sẽ tiến triển hơn.
Ông James Cerruti của Brandlogic nói: "hiện tại vẫn còn rất nhiều sản phẩm làm tại ngoại quốc và dân chúng Mỹ vẫn còn thất nghiệp nhiều sau suy trầm năm 2008. Số người thất nghiệp và số người không chịu đi tìm việc làm kể cả những người làm việc bán thời gian là 14.4% . Đối với số đông mua "sản phẩm chế tạo tại Mỹ" là một thứ xa xỉ mà họ không với tay được .
USA Love List
Mặc dù dân Mỹ đang rỗng túi (thin wallets) nhưng họ vẫn thích những sản phảm làm tại Mỹ. Sarah Wagner đã tạo ra một website mang tên "USA love list" để chỉ cho dân tiêu thụ mới những sản phẩm từ môi son đến đồ ăn chó mèo làm tại trong COSTCO, TARGET. Web site đã thành công vượt bực từ tháng 11 năm 2011 đến nay. Wagner nói rằng: "Có nhiều người rất thích tìm hiểu những tin tức này. Nhiều công ty Mỹ không biết rõ là nhiều công dân Mỹ muốn trợ giúp những công ty của họ. Họ muốn những bạn bè hàng xóm của họ không mất việc.
Sản phẩm "xanh lá cây" làm tại nội địa Hoa Kỳ
Sản phầm - mầu xanh lá cây - lấy nguyên liệu từ những thứ được
sài qua, và tái tạo lại (recycled materials) trong đó có đồ chơi cho trẻ em.
"Architec Housewares", một công ty có 9 người tại Delray Beach, Florida
đã có sản phẩm của học được bầy bán tại Target, Macy và Bed Bath & Beyond.
GREEN TOYS, một
công ty tại miền Bắc California, có 12 người tạo ra một thứ giây chuyển liên hệ
đến kinh tế Mỹ, Von Goeben nói: "Chúng tôi làm ăn
nhờ đến những tài xế chuyên chở địa phương (drivers) , những công ty gói và
chuyển hàng nữa (shipping & handling) cũng như những công ty thử nghiệm (lab
test) hàng. Chúng tôi chắc chắn không thể mở công ty này ở nơi nào khác nước Mỹ
được, vì từ hảng sản xuất đến nhà kho chỉ có 10 miles thôi. Đây là một công ty
hoàn toàn Mỹ."
Cuối năm sẽ có một chuyến hàng chuyển đồ chơi trẻ em làm tại
miền Bắc nước Mỹ chuyển sang Trung Quốc nghĩ đến thì thật là nực cười.
Heesun Wee
Kông Hoàng dịch
Phụ chú của Minh Thu
Xin góp ý thêm là ngay tại những chợ bán thức ăn VN cũng đầy dẫy
thức ăn của Ba Tầu. Giới tiêu thụ người Việt tại Hoa Kỳ có lẽ cũng phải nghĩ lại
thói quen mua bán của mình đi. TC chỉ là bạn bè "nhiều tốt(4) và vàng(16)" với
đảng CSVN đàn em của chúng thôi, nên vẫn vì giấc mơ Đại Hán luôn luôn muốn xâm
chiếm đất nước VN chúng ta.
Đọc lại bài này tôi còn nhận thấy là đa số dân nghèo, "Mễ, Da
Mầu xậm hay nhạt" đều thích mua hàng TC tại các chợ Tầu Wal-mart, vì đối với họ
chỉ cần mua rẻ và không cần nghĩ gì đến tương lai của đất nước mà họ đang cư
trú. Người Nhật và Hàn Quốc đều xài hàng hoá của chính nước họ. Vào cửa hàng của
họ sẽ không thấy hàng "Made in China" nào cả, trong khi các chợ VN thì đầy nhóc
hàng hoá Trung Quốc.
10 năm qua, từ đời TT Clinton, qua Bush đến Obama nước Mỹ mất
khoảng 10 triệu công việc ra ngoại quốc. Các chính trị gia Hoa Kỳ bị giới đại tư
bản cầm tay dìu dắt, bắt ép bảo sao nghe vậy. Muốn làm giầu thì phải tìm nhân
công rẻ từ TQ, không cần để ý công nhân Mỹ gì hết. Tiền là trên hết. Khổ một nỗi
là vụ chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài nó ảnh huởng giây chuyền đến tất cả
những hãng sản xuất vì muốn tiếp tục "cạnh tranh", bán hàng kiếm lời thì mọi
công ty phải chạy ra ngoại quốc kiếm nhân công rẻ. Chỗ khó là như vậy.
@vnfa