Chủ trương thời đại và thơ của tạp chí Tao Ðàn, 1939
Trước thời điểm Thế Chiến Thứ Hai khởi
sự ở Âu Châu, tại Hà Nội có thêm vài tờ báo mới xuất hiện tự mệnh danh là tạp
chí văn học, đáng kể hơn cả là Tạp chí Tao Ðàn xuất bản vào tháng 3, 1939 của
kịch tác gia Vũ Ðình Long, người phóng tác dịch thuật nhiều kịch bản của Pháp và
là chủ nhân của nhà xuất bản Tân Dân, trụ sở ở số 93 phố Hàng Bông gần Hồ Hoàn
Kiếm. (Kịch tác gia Vũ Ðình Long (1896-1960), chủ nhiệm chủ bút Tạp chí Tao Ðàn thời Tiền Chiến. (Hình: Vũ Huy Ðức)
Tờ Tao Ðàn có số phận rất ngắn ngủi, và chỉ là một trong vài tờ báo của ông
Vũ Ðình Long, song nó đã để lại ảnh hưởng rất lâu dài, vì chủ trương của tờ báo,
và sự mở rộng diễn đàn cho nhiều khuynh hướng văn chương tư tưởng, và vì sự chọn
lọc các tác giả góp mặt cũng như sự điều hành biên tập của các thư ký tòa soạn
như Lan Khai, Nguyễn Triệu Luật. Mặt khác, nhà xuất bản kiêm phát hành Tân Dân
là lực lượng đã đối chọi lại cơ sở và chủ trương của cánh Tự Lực Văn Ðoàn, nên
một mặt có những Nhất Linh, Hoàng Ðạo, Thạch Lam, Thế Lữ, Xuân Diệu, Le mur; thì
mặt Tân Dân qui tụ những Trương Tửu, Lê Văn Trương, Lan Khai, Lưu Trọng Lư,
Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng. Song chuyện khác biệt đi đến mâu thuẫn giữa các tờ
báo là chuyện thường tình, cũng có thể nghĩ là cần thiết, đôi khi là có kết quả
tích cực, nếu người cầm bút đạt được tiêu chuẩn nghệ thuật vượt lên trên trung
bình, nó sẽ là bùn đất và cặn bã khi cảm tính cá nhân lấn át văn chương. Tờ Tao
Ðàn đóng bộ chỉ hơn một ngàn trang báo (mỗi số ít nhất có 96 trang), song đã để
lại cho di sản văn học dân tộc những tên tuổi, những tác phẩm chói lọi: gần như
toàn thể các truyện ngắn của Nguyễn Tuân trong Vang Bóng Một Thời đã xuất hiện
trên Tao Ðàn, cân bằng ảnh hưởng với Khái Hưng bên Tự Lực; các thi sĩ Lưu Trọng
Lư, Trần Huyền Trân, Phạm Hầu,... của Tao Ðàn đã để lại những bài thơ mang tính
thời đại đậm nét, là chủ đề của bài viết ngắn này.
Thời đại của Tạp chí Tao Ðàn ra sao? Trước hết, đó là thời Tiền Chiến vì tờ báo xuất hiện vào tháng 3, 1939 trong khi sáu tháng sau (9,1939), Thế Chiến Thứ Hai mới khởi sự, khi Ðức quốc xã xâm chiếm Ba Lan, và sau đó Pháp, và đánh lui quân Anh ở Dunkirk. Suốt thời gian tờ tạp chí hiện diện, tình hình chiến tranh thế giới hẳn phải vọng về Hà Nội. Lúc ấy Pháp vẫn đô hộ Việt Nam song Tao Ðàn đã mạnh mẽ tuyên bố trong bài Cùng Bạn Ðọc ở số 1:
“Tình trạng thế giới hiện nay ví như một cuộc hội nghị lớn lao và ầm ĩ, trong đó người Việt Nam không được phép dự một nhời bàn. Thực là tủi nhục cho cái dân tộc đã có bốn ngàn năm lịch sử. [...] Và đó tức là một vấn đề sinh tử cho cả một dân tộc gồm hai mươi nhăm triệu linh hồn.” [!]
Sau các nhận định, người chủ trương tuyên bố đã đến lúc người Việt Nam kiến thiết một nền văn hóa không nô lệ Tàu, không theo Pháp, và quyết định vai trò của Tao Ðàn:
“Tờ tạp chí này sẽ không phải là cơ quan riêng của một văn phái nào, nó sẽ là nơi gặp gỡ của hết thảy mọi trào lưu tư tưởng, và mọi khuynh hướng nghệ thuật, miễn là các trào lưu và các khuynh hướng ấy cùng chung một mục đích: gây dựng một nền văn hóa Việt Nam.” (1)
Ông Vũ Ðình Long, chủ nhiệm tờ báo, đưa ra lời kêu gọi còn sáng suốt nhiều lần hơn các nhà làm chính trị. Quan điểm của ông cũng được tìm thấy và thấy thể hiện trong những bài luận thuyết của các tác giả cộng tác.
Số 1: Trương Tửu: Tổng luận về văn chương hiện đại. Nguyễn Văn Tố: Ðã đến ngày viết lại quyển Nam sử chưa?
Số 2: Bùi Công Trừng: Tán thành sự gây dựng nền văn hóa Việt Nam. Nguyễn Triệu Luật: Ðiển chế văn tự.
Số 4: Lan Khai: Tính cách Việt Nam trong văn chương.
Số 5: Hoài Thanh: Tiếng Nam phải giữ tinh thần riêng của tiếng Nam.
Số 6: Nguyễn Triệu Luật: Một cách để gây cho dân tộc ta một cái nguyên tắc tinh thần.
Về thơ sáng tác của tờ tạp chí ta có:
Số 1, Lưu Trọng Lư: Giang Hồ (tr. 81-84)
Số 2, Lưu Trọng Lư: Cầu Nguyện Ước (tr.160) - Lưu Kỳ Linh: Quỳnh Nở, Con Bướm Trắng (tr.161)
Số 4, Phạm Hầu: Chiều Buồn (tr.355), Nhớ Tự Nhiên (356), Chiếc Khăn Tay (356), Y Lan (357), Này Ðây Thu (358).
Số 5, Trần Huyền Trân: Lòng Chiến Sĩ (522).
Số 7, Phạm Hầu: Sa Mạc (620), Nguyễn Hạnh Ðàn: Thời Mơ (621).
Số 8, Trần Huyền Trân: Khi Ðã Về Chiều (719).
Số 9+10, Trần Huyền Trân: Khóc Tản Ðà (847), Huyền Hoàng: Nhớ Hồn Em (848).
Các số sau không có thơ! Dù vậy, đa số các nhà thơ trên đây sau đó đã đi vào văn học sử. Bài Giang Hồ của Lưu Trọng Lư cảm khái thời đại rất đậm nét: đó là thanh niên Việt thời đô hộ, một mặt bất lực trước các thế lực ngoại bang, sau Tầu là Tây, sau cuộc cách mạng thất bại của Nguyễn Thái Học và Quốc Dân Ðảng, trong khi thế giới chuyển mình, họ chỉ còn biết say sưa. Bài thơ có bốn đoạn, dài hơn 100 câu, là một thứ Tỳ Bà Hành mà trong đó, người thanh niên hứa hẹn là bữa rượu cuối cùng. Sau đoạn lục bát mở đầu, từ đoạn hai là song thất lục bát. Sau bài này, Lưu Trọng Lư không làm được thêm những bài tương tự, có thể coi đây là một tuyệt tác của ông:
Mời anh cạn chén rượu này
Trăng vàng ở cuối non tây ngậm buồn.
Tiếng gà đã rộn trong thôn,
Nửa đời phiêu lãng chỉ còn đêm nay.
Ðể lòng với rượu cùng say
Chừ đây lời nói chua cay lạ nhường!
(Lưu Trọng Lư, Giang Hồ)
Thời đại của Tạp chí Tao Ðàn ra sao? Trước hết, đó là thời Tiền Chiến vì tờ báo xuất hiện vào tháng 3, 1939 trong khi sáu tháng sau (9,1939), Thế Chiến Thứ Hai mới khởi sự, khi Ðức quốc xã xâm chiếm Ba Lan, và sau đó Pháp, và đánh lui quân Anh ở Dunkirk. Suốt thời gian tờ tạp chí hiện diện, tình hình chiến tranh thế giới hẳn phải vọng về Hà Nội. Lúc ấy Pháp vẫn đô hộ Việt Nam song Tao Ðàn đã mạnh mẽ tuyên bố trong bài Cùng Bạn Ðọc ở số 1:
“Tình trạng thế giới hiện nay ví như một cuộc hội nghị lớn lao và ầm ĩ, trong đó người Việt Nam không được phép dự một nhời bàn. Thực là tủi nhục cho cái dân tộc đã có bốn ngàn năm lịch sử. [...] Và đó tức là một vấn đề sinh tử cho cả một dân tộc gồm hai mươi nhăm triệu linh hồn.” [!]
Sau các nhận định, người chủ trương tuyên bố đã đến lúc người Việt Nam kiến thiết một nền văn hóa không nô lệ Tàu, không theo Pháp, và quyết định vai trò của Tao Ðàn:
“Tờ tạp chí này sẽ không phải là cơ quan riêng của một văn phái nào, nó sẽ là nơi gặp gỡ của hết thảy mọi trào lưu tư tưởng, và mọi khuynh hướng nghệ thuật, miễn là các trào lưu và các khuynh hướng ấy cùng chung một mục đích: gây dựng một nền văn hóa Việt Nam.” (1)
Ông Vũ Ðình Long, chủ nhiệm tờ báo, đưa ra lời kêu gọi còn sáng suốt nhiều lần hơn các nhà làm chính trị. Quan điểm của ông cũng được tìm thấy và thấy thể hiện trong những bài luận thuyết của các tác giả cộng tác.
Số 1: Trương Tửu: Tổng luận về văn chương hiện đại. Nguyễn Văn Tố: Ðã đến ngày viết lại quyển Nam sử chưa?
Số 2: Bùi Công Trừng: Tán thành sự gây dựng nền văn hóa Việt Nam. Nguyễn Triệu Luật: Ðiển chế văn tự.
Số 4: Lan Khai: Tính cách Việt Nam trong văn chương.
Số 5: Hoài Thanh: Tiếng Nam phải giữ tinh thần riêng của tiếng Nam.
Số 6: Nguyễn Triệu Luật: Một cách để gây cho dân tộc ta một cái nguyên tắc tinh thần.
Về thơ sáng tác của tờ tạp chí ta có:
Số 1, Lưu Trọng Lư: Giang Hồ (tr. 81-84)
Số 2, Lưu Trọng Lư: Cầu Nguyện Ước (tr.160) - Lưu Kỳ Linh: Quỳnh Nở, Con Bướm Trắng (tr.161)
Số 4, Phạm Hầu: Chiều Buồn (tr.355), Nhớ Tự Nhiên (356), Chiếc Khăn Tay (356), Y Lan (357), Này Ðây Thu (358).
Số 5, Trần Huyền Trân: Lòng Chiến Sĩ (522).
Số 7, Phạm Hầu: Sa Mạc (620), Nguyễn Hạnh Ðàn: Thời Mơ (621).
Số 8, Trần Huyền Trân: Khi Ðã Về Chiều (719).
Số 9+10, Trần Huyền Trân: Khóc Tản Ðà (847), Huyền Hoàng: Nhớ Hồn Em (848).
Các số sau không có thơ! Dù vậy, đa số các nhà thơ trên đây sau đó đã đi vào văn học sử. Bài Giang Hồ của Lưu Trọng Lư cảm khái thời đại rất đậm nét: đó là thanh niên Việt thời đô hộ, một mặt bất lực trước các thế lực ngoại bang, sau Tầu là Tây, sau cuộc cách mạng thất bại của Nguyễn Thái Học và Quốc Dân Ðảng, trong khi thế giới chuyển mình, họ chỉ còn biết say sưa. Bài thơ có bốn đoạn, dài hơn 100 câu, là một thứ Tỳ Bà Hành mà trong đó, người thanh niên hứa hẹn là bữa rượu cuối cùng. Sau đoạn lục bát mở đầu, từ đoạn hai là song thất lục bát. Sau bài này, Lưu Trọng Lư không làm được thêm những bài tương tự, có thể coi đây là một tuyệt tác của ông:
Mời anh cạn chén rượu này
Trăng vàng ở cuối non tây ngậm buồn.
Tiếng gà đã rộn trong thôn,
Nửa đời phiêu lãng chỉ còn đêm nay.
Ðể lòng với rượu cùng say
Chừ đây lời nói chua cay lạ nhường!
(Lưu Trọng Lư, Giang Hồ)
Trần Huyền Trân xuất hiện vào số 5 của Tao Ðàn, với một nguồn cảm hứng phấn
khởi từ một anh hùng đời Trần, Phạm Ngũ Lão. Nét thơ sắc và khỏe, bài thơ loại
thất ngôn trường thiên, 18 đoạn mỗi đoạn 4 câu, hiếm người làm được một bài thơ
như thế trong thời thuộc địa.(Một cảnh trong vở kịch Tình Trong Khói Lửa của Vũ Ðình Long, diễn tại nhà hát lớn Hải Phòng, Tháng Mười Hai, 1953. (Hình: Khởi Hành)
Bao lâu hống hách rừng binh lửa
Vó ngựa đêm nay cuốn bụi về
Mừng hí vang lừng, băng trước gió
Trên yên tráng sĩ động hồn quê.
Thuở ấy ra quân lớp lớp dài
Mẹ già phẩy áo hẹn tương lai
Vườn lòng tráng sĩ bừng hoa nở
Gió bốn phương về lộng chí trai
Nhưng chí trai chưa trọn, giặc giã kia mà đất nước chưa thấy anh hùng xuất hiện, đó là tâm sự Phạm Ngũ Lão khi chưa gặp Trần Minh chủ:
Ăn chẳng no lòng ngủ chẳng yên
Một mình lẩm cẩm bước trong đêm
Ðêm nào, đêm não, đêm nao nữa
Bóng mặt trời đâu chẳng thấy lên!
(Trần Huyền Trân, Lòng Chiến Sĩ - có ghi: Kính tặng hương hồn Phạm Ngũ Lão)
Trong khoảng năm sáu năm sau, hợp với Nguyễn Bính và Thâm Tâm, Trần Huyền Trân trở thành một trong “tam anh” (ba chàng anh kiệt) thời Tiền Chiến.
(Viên Linh, soạn cho “90 Năm Thơ Việt, 1922-2012.”)
(1) Chuyển trích từ Sưu tập trọn bộ Tao Ðàn, NXB Văn Học, Hà Nội, 1998
Viên Linh