Cái vòng tròn của Ðặng Tiểu Bình
Ông Giáp Văn Dương ở trong nước mới viết bài “Thoát Trung Luận,” nghĩa là bàn về cách thoát khỏi Trung Quốc. Ông đặt một câu hỏi: “Tại sao ta lại không vùng thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Trung Quốc để phát triển,... khi di lệnh của tổ tiên vẫn còn bên tai văng vẳng?”
Và ông thấy, “Câu trả lời chỉ có thể là: Tư tưởng chầu về Trung Quốc đã trở thành một quán tính tâm lý,... hay một phản xạ có điều kiện... Bao phen cửa nát nhà tan, bị đè đầu cưỡi cổ, mà sao vẫn chưa hết tỉnh hết mê? Lẽ nào, luồng tư tưởng chầu về Trung Quốc, tưởng chừng sẽ nhạt đi khi thế giới được mở rộng ra, lại một lần nữa giở trò mánh khóe kéo chìm ta xuống đáy? Nước Việt ta đang đứng trước một lựa chọn lịch sử: Thoát Trung để phát triển hay cam tâm làm nô lệ một lần nữa?”
Mấy chữ “chầu về Trung Quốc” nghe rất thảm; chắc ông Giáp Văn Dương coi ti vi đã phải nhìn hình ảnh các lãnh tụ cộng sản Việt Nam tiếp nối nhau sang bái yết “thiên triều” quá nhiều lần; mấy ông vừa mới được vào ngồi trong Bộ Chính Trị cũng vội vã bay ngay sang Bắc Kinh trình diện thượng quốc, cho bốn chân ghế nó chắc chắn hơn.
Nhiều vị đọc câu trên có thể đã quên không biết mấy chữ “phản xạ có điều kiện” nghĩa là gì. Phản xạ là một phản ứng tự động, người ta làm mà óc không cần suy nghĩ. Thí dụ như một em bé nghe nói đến cà rem là thèm ăn; hay các nữ sinh Việt Nam nghe nói đến ô mai, miệng bèn nhiễu nước miếng. Ðó là một phản xạ. Có những phản xạ không phát sinh tự nhiên như vậy, mà được “chế tạo” bằng việc việc “huấn luyện;” khiến con người có những phản ứng đáng lẽ bình thường không có. Ai cũng biết chuyện nhà nghiên cứu Pavlov cho một con chó đang đói thấy thức ăn để nó thèm và nhiễu nước bọt; và mỗi lần như vậy ông lại cho nó nghe tiếng chuông leng keng. Huấn luyện một thời gian, con chó chỉ cần nghe tiếng chuông leng keng cũng nhiễu nước miếng rồi. Phản ứng này không tự nhiên mà có, đó là một phản xạ do điều kiện tiếng chuông tạo ra. Nếu các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Thiện Nhân có một phản xạ do điều kiện, là nghe tiếng chuông leng keng bên Bắc Kinh là muốn bay sang chầu, thì cái phản xạ đó đã được huấn luyện từ bao giờ? Có lẽ từ lâu lắm rồi, từ khi các ông ấy còn chưa khôn lớn.
Từ 1950, Hồ Chí Minh đã hoan nghênh “Tư tưởng Mao Trạch Ðông” làm chỉ đạo cho đảng cộng sản của ông, gọi tên là đảng Lao Ðộng. Sau đó, các cố vấn Trung Quốc sang nước ta, La Quý Ba được mời ngồi tham dự cả các phiên họp của Bộ Chính Trị. Từ chính trị đến quân sự, ý kiến của các cố vấn được kính trọng; có lúc Võ Nguyên Giáp không muốn nghe lời Vi Quốc Thanh về kế hoạch hành quân, viên tướng cố vấn này mách lên với Mao chủ tịch, rồi tới nói chuyện thẳng với Hồ Chí Minh, thế là Giáp “được thuyết phục.” Khi phát động Cải Cách Ruộng Ðất, Hồ Chí Minh muốn tha địa chủ Nguyễn Thị Năm, vì bà này đã từng nuôi rất nhiều lãnh tụ cộng sản thời bí mật. Hồ còn nói không nên vừa bắt đầu chiến dịch cải cách đã giết một người đàn bà. Nhưng các cố vấn Trung Quốc đã bác bỏ với lý luận, theo đúng “Tư tưởng Mao Trạch Ðông;” nói rằng, “Cọp đực, cọp cái, cọp nào cũng ăn thịt người cả.” Trước một “tư tưởng sắc bén” như thế là Hồ chịu thua ngay! Ðọc các câu chuyện do những nhà văn Dương Thu Hương, Ngô Ngọc Bội, Tô Hoài, vân vân, kể trong tiểu thuyết, còn thấy cảnh các cán bộ Cải Cách Ruộng ở xã ấp, có lúc không biết xếp loại ai vào hàng địa chủ đáng giết, cũng đạp xe đi tìm các cố vấn nhờ chỉ đạo! Họ chỉ “theo gương Bác!”
Thói “Theo gương Bác” đã tạo ra một phản xạ do điều kiện trong việc giao hảo giữa các thủ lãnh Cộng sản Việt Nam và Cộng sản Trung Quốc. Các ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang lúc đã lớn khôn lại được huấn luyện nghe tiêng chuông leng keng nhiều lần nữa. Lê Duẩn không biết “theo gương Bác” nên bị Ðặng Tiểu Bình “cho một bài học” xua trăm ngàn lính tráng sang đánh, tàn sát dân ta năm 1979. Sau khi “tiếp thu bài học” đau đớn này, năm 1992 Nguyễn Văn Linh, Ðỗ Mười, Phạm Văn Ðồng hết chỗ dựa vào Nga, trước mối nguy đảng bị sụp đổ, đành phải kéo nhau sang Thành Ðô xin “quy thuận.” Lê Khả Phiêu cũng sang chầu Bắc Kinh xin tái lập “Quốc tế Cộng sản” để được chỗ dựa vững chắc hơn; không được chấp thuận phải bẽn lẽn về tay không rồi mất ghế tổng bí thư. Tất cả đều là những hành động “sang chầu Trung Quốc,” thứ phản xạ do điều kiện còn thấy trong lớp lãnh tụ nhỏ nhỏ bây giờ.
Trước khi các ông Nguyễn Văn Linh, Ðỗ Mười được chiêu hàng đến Thành Ðô xin tái lập bang giao, họ đã trải qua những cuộc mặc cả gay go trong đó Cộng sản Trung Hoa đặt các điều kiện trước khi mở cửa cho quy thuận. Hồi ký của ông Trần Quang Cơ, thứ trưởng ngoại giao thời đó cho biết một phần nhỏ những điều cay đắng. Rút quân tức khắc ra khỏi Campuchia là một hành động mà bên ngoài ai cũng thấy; nhưng bên trong còn những điều bí mật được ký kết giữa hai đảng cộng sản thì đến nay vẫn chưa ai biết. Những cam kết ngầm giữa hai đảng có thể giải thích những “phản xạ do điều kiện” của nhóm Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang bây giờ.
Nhóm đầu đảng ngày nay đã nhận được bài học Thành Ðô 1992. Cái thòng lọng của Trung Cộng đã mở sẵn, không chui đầu vào không được, vì đã hết đường rồi. Tình trạng bế tắc của đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu khi mất viện trợ kinh tế của Trung Cộng (từ cây kim, sợi chỉ đến hạt gạo, nắm cơm khô). Ðến năm 1983 nhiều nông dân đã chết đói, bao nhiêu dân quê ra Hà Nội ăn xin, mẹ bán con lấy tiền ăn. Một thời gian “cởi trói” cho văn nghệ đã giúp người dân được đọc những điều cấm kỵ, họ nhìn thấy rõ bộ mặt thật của chế độ hơn. Liên Xô Vĩ Ðại sụp đổ, càng nguy khốn thêm, ban Tuyên Huấn phải thắt cổ văn nghệ trở lại. Trong tình cảnh đó, khi Nguyễn Văn Linh và Ðỗ Mười tới gõ cửa, Ðặng Tiểu Bình không cần phải “thương thuyết” các điều kiện quy hàng; mà chỉ cần ban các chỉ thị buộc phải thi hành.
Tình cảnh của Nguyễn Văn Linh và Ðỗ Mười lúc đó cũng không khác gì ông vua Antiochus IV vào năm 168 trước Công Nguyên. Ông này là một vị vua gốc Hy Lạp đang cai trị vùng nước Syria hỗn loạn bây giờ; năm đó ông đem quân đi đánh nước Ai Cập của dòng vua Ptolemy, cũng gốc Hy Lạp. Nhưng đế quốc La Mã đang bành trướng và đã khuất phục được hầu hết các vương quốc ở Hy Lạp rồi; họ thấy phải ngăn cản ngay, không muốn Antiochus bành trướng thế lực. Nghị viện La Mã sai một sứ giả, Popilius Laenas tới đón đường Antiochus, khi ông vua vừa vượt qua sông Nile. Sử gia người Hy Lạp Polybius kể lại:
“Thấy Antiochus từ xa tới chào, đưa bàn tay ra để bắt tay, Popilius không bắt mà chỉ đưa cho ông vua bản quyết định của Nghị viện La Mã, bảo ông ta hãy đọc trước đã. Popilius không muốn làm một cử chỉ thân thiện trước khi biết người trước mặt sẽ là bạn hay là thù. Vua Antiochus đọc xong, nói rằng ông chưa thể quyết định vì cần thảo luận với các cố vấn trước khi trả lời có làm theo lệnh của La Mã hay không.” Nghe nói vậy, “Popilius cầm cây gậy trên tay, làm bằng một cành nho, vẽ trên mặt đất một vòng tròn chạy chung quanh Antiochus, và bảo ông vua rằng ông ta chỉ được bước ra khỏi cái vòng tròn đó khi nào đã quyết định có làm theo lệnh của La Mã hay không.” Sau khi suy nghĩ giây lát, Antiochus gật đầu, đồng ý với nghị quyết của La Mã. Sử gia Polybius thuật tiếp: “Sau đó, Sứ giả Popilius và cả sứ đoàn đến bắt tay Antiochus một cách nồng nhiệt. Nội dung bản quyết định của Nghị viện La Mã bảo Antiochus phải chấm dứt ngay cuộc chiến với Ptolemy.” Ðoạn sử này dẫn theo F.W. Walbank, trong sách Thế Giới Văn Minh Hy Lạp, The Hellenistic World, 1993, trang 239. Sử gia không tả cảnh hai bên ôm hôn thắm thiết và cùng ca bài “trước là đồng chí sau là anh em.”
Năm 1992, chắc Ðặng Tiểu Bình cũng bảo Giang Trạch Dân tiếp phái đoàn Nguyễn Văn Linh, Ðỗ Mười, Phạm Văn Ðồng bằng cách vẽ một vòng tròn như vậy. Các anh hãy quyết định, có theo lệnh trên hay không, trước khi chúng tôi bắt tay tái lập bang giao. Cái vòng tròn đó bây giờ được gọi tên là “Mười Sáu Chữ Vàng” và “Bốn Tốt.”
Và ông thấy, “Câu trả lời chỉ có thể là: Tư tưởng chầu về Trung Quốc đã trở thành một quán tính tâm lý,... hay một phản xạ có điều kiện... Bao phen cửa nát nhà tan, bị đè đầu cưỡi cổ, mà sao vẫn chưa hết tỉnh hết mê? Lẽ nào, luồng tư tưởng chầu về Trung Quốc, tưởng chừng sẽ nhạt đi khi thế giới được mở rộng ra, lại một lần nữa giở trò mánh khóe kéo chìm ta xuống đáy? Nước Việt ta đang đứng trước một lựa chọn lịch sử: Thoát Trung để phát triển hay cam tâm làm nô lệ một lần nữa?”
Mấy chữ “chầu về Trung Quốc” nghe rất thảm; chắc ông Giáp Văn Dương coi ti vi đã phải nhìn hình ảnh các lãnh tụ cộng sản Việt Nam tiếp nối nhau sang bái yết “thiên triều” quá nhiều lần; mấy ông vừa mới được vào ngồi trong Bộ Chính Trị cũng vội vã bay ngay sang Bắc Kinh trình diện thượng quốc, cho bốn chân ghế nó chắc chắn hơn.
Nhiều vị đọc câu trên có thể đã quên không biết mấy chữ “phản xạ có điều kiện” nghĩa là gì. Phản xạ là một phản ứng tự động, người ta làm mà óc không cần suy nghĩ. Thí dụ như một em bé nghe nói đến cà rem là thèm ăn; hay các nữ sinh Việt Nam nghe nói đến ô mai, miệng bèn nhiễu nước miếng. Ðó là một phản xạ. Có những phản xạ không phát sinh tự nhiên như vậy, mà được “chế tạo” bằng việc việc “huấn luyện;” khiến con người có những phản ứng đáng lẽ bình thường không có. Ai cũng biết chuyện nhà nghiên cứu Pavlov cho một con chó đang đói thấy thức ăn để nó thèm và nhiễu nước bọt; và mỗi lần như vậy ông lại cho nó nghe tiếng chuông leng keng. Huấn luyện một thời gian, con chó chỉ cần nghe tiếng chuông leng keng cũng nhiễu nước miếng rồi. Phản ứng này không tự nhiên mà có, đó là một phản xạ do điều kiện tiếng chuông tạo ra. Nếu các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Thiện Nhân có một phản xạ do điều kiện, là nghe tiếng chuông leng keng bên Bắc Kinh là muốn bay sang chầu, thì cái phản xạ đó đã được huấn luyện từ bao giờ? Có lẽ từ lâu lắm rồi, từ khi các ông ấy còn chưa khôn lớn.
Từ 1950, Hồ Chí Minh đã hoan nghênh “Tư tưởng Mao Trạch Ðông” làm chỉ đạo cho đảng cộng sản của ông, gọi tên là đảng Lao Ðộng. Sau đó, các cố vấn Trung Quốc sang nước ta, La Quý Ba được mời ngồi tham dự cả các phiên họp của Bộ Chính Trị. Từ chính trị đến quân sự, ý kiến của các cố vấn được kính trọng; có lúc Võ Nguyên Giáp không muốn nghe lời Vi Quốc Thanh về kế hoạch hành quân, viên tướng cố vấn này mách lên với Mao chủ tịch, rồi tới nói chuyện thẳng với Hồ Chí Minh, thế là Giáp “được thuyết phục.” Khi phát động Cải Cách Ruộng Ðất, Hồ Chí Minh muốn tha địa chủ Nguyễn Thị Năm, vì bà này đã từng nuôi rất nhiều lãnh tụ cộng sản thời bí mật. Hồ còn nói không nên vừa bắt đầu chiến dịch cải cách đã giết một người đàn bà. Nhưng các cố vấn Trung Quốc đã bác bỏ với lý luận, theo đúng “Tư tưởng Mao Trạch Ðông;” nói rằng, “Cọp đực, cọp cái, cọp nào cũng ăn thịt người cả.” Trước một “tư tưởng sắc bén” như thế là Hồ chịu thua ngay! Ðọc các câu chuyện do những nhà văn Dương Thu Hương, Ngô Ngọc Bội, Tô Hoài, vân vân, kể trong tiểu thuyết, còn thấy cảnh các cán bộ Cải Cách Ruộng ở xã ấp, có lúc không biết xếp loại ai vào hàng địa chủ đáng giết, cũng đạp xe đi tìm các cố vấn nhờ chỉ đạo! Họ chỉ “theo gương Bác!”
Thói “Theo gương Bác” đã tạo ra một phản xạ do điều kiện trong việc giao hảo giữa các thủ lãnh Cộng sản Việt Nam và Cộng sản Trung Quốc. Các ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang lúc đã lớn khôn lại được huấn luyện nghe tiêng chuông leng keng nhiều lần nữa. Lê Duẩn không biết “theo gương Bác” nên bị Ðặng Tiểu Bình “cho một bài học” xua trăm ngàn lính tráng sang đánh, tàn sát dân ta năm 1979. Sau khi “tiếp thu bài học” đau đớn này, năm 1992 Nguyễn Văn Linh, Ðỗ Mười, Phạm Văn Ðồng hết chỗ dựa vào Nga, trước mối nguy đảng bị sụp đổ, đành phải kéo nhau sang Thành Ðô xin “quy thuận.” Lê Khả Phiêu cũng sang chầu Bắc Kinh xin tái lập “Quốc tế Cộng sản” để được chỗ dựa vững chắc hơn; không được chấp thuận phải bẽn lẽn về tay không rồi mất ghế tổng bí thư. Tất cả đều là những hành động “sang chầu Trung Quốc,” thứ phản xạ do điều kiện còn thấy trong lớp lãnh tụ nhỏ nhỏ bây giờ.
Trước khi các ông Nguyễn Văn Linh, Ðỗ Mười được chiêu hàng đến Thành Ðô xin tái lập bang giao, họ đã trải qua những cuộc mặc cả gay go trong đó Cộng sản Trung Hoa đặt các điều kiện trước khi mở cửa cho quy thuận. Hồi ký của ông Trần Quang Cơ, thứ trưởng ngoại giao thời đó cho biết một phần nhỏ những điều cay đắng. Rút quân tức khắc ra khỏi Campuchia là một hành động mà bên ngoài ai cũng thấy; nhưng bên trong còn những điều bí mật được ký kết giữa hai đảng cộng sản thì đến nay vẫn chưa ai biết. Những cam kết ngầm giữa hai đảng có thể giải thích những “phản xạ do điều kiện” của nhóm Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang bây giờ.
Nhóm đầu đảng ngày nay đã nhận được bài học Thành Ðô 1992. Cái thòng lọng của Trung Cộng đã mở sẵn, không chui đầu vào không được, vì đã hết đường rồi. Tình trạng bế tắc của đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu khi mất viện trợ kinh tế của Trung Cộng (từ cây kim, sợi chỉ đến hạt gạo, nắm cơm khô). Ðến năm 1983 nhiều nông dân đã chết đói, bao nhiêu dân quê ra Hà Nội ăn xin, mẹ bán con lấy tiền ăn. Một thời gian “cởi trói” cho văn nghệ đã giúp người dân được đọc những điều cấm kỵ, họ nhìn thấy rõ bộ mặt thật của chế độ hơn. Liên Xô Vĩ Ðại sụp đổ, càng nguy khốn thêm, ban Tuyên Huấn phải thắt cổ văn nghệ trở lại. Trong tình cảnh đó, khi Nguyễn Văn Linh và Ðỗ Mười tới gõ cửa, Ðặng Tiểu Bình không cần phải “thương thuyết” các điều kiện quy hàng; mà chỉ cần ban các chỉ thị buộc phải thi hành.
Tình cảnh của Nguyễn Văn Linh và Ðỗ Mười lúc đó cũng không khác gì ông vua Antiochus IV vào năm 168 trước Công Nguyên. Ông này là một vị vua gốc Hy Lạp đang cai trị vùng nước Syria hỗn loạn bây giờ; năm đó ông đem quân đi đánh nước Ai Cập của dòng vua Ptolemy, cũng gốc Hy Lạp. Nhưng đế quốc La Mã đang bành trướng và đã khuất phục được hầu hết các vương quốc ở Hy Lạp rồi; họ thấy phải ngăn cản ngay, không muốn Antiochus bành trướng thế lực. Nghị viện La Mã sai một sứ giả, Popilius Laenas tới đón đường Antiochus, khi ông vua vừa vượt qua sông Nile. Sử gia người Hy Lạp Polybius kể lại:
“Thấy Antiochus từ xa tới chào, đưa bàn tay ra để bắt tay, Popilius không bắt mà chỉ đưa cho ông vua bản quyết định của Nghị viện La Mã, bảo ông ta hãy đọc trước đã. Popilius không muốn làm một cử chỉ thân thiện trước khi biết người trước mặt sẽ là bạn hay là thù. Vua Antiochus đọc xong, nói rằng ông chưa thể quyết định vì cần thảo luận với các cố vấn trước khi trả lời có làm theo lệnh của La Mã hay không.” Nghe nói vậy, “Popilius cầm cây gậy trên tay, làm bằng một cành nho, vẽ trên mặt đất một vòng tròn chạy chung quanh Antiochus, và bảo ông vua rằng ông ta chỉ được bước ra khỏi cái vòng tròn đó khi nào đã quyết định có làm theo lệnh của La Mã hay không.” Sau khi suy nghĩ giây lát, Antiochus gật đầu, đồng ý với nghị quyết của La Mã. Sử gia Polybius thuật tiếp: “Sau đó, Sứ giả Popilius và cả sứ đoàn đến bắt tay Antiochus một cách nồng nhiệt. Nội dung bản quyết định của Nghị viện La Mã bảo Antiochus phải chấm dứt ngay cuộc chiến với Ptolemy.” Ðoạn sử này dẫn theo F.W. Walbank, trong sách Thế Giới Văn Minh Hy Lạp, The Hellenistic World, 1993, trang 239. Sử gia không tả cảnh hai bên ôm hôn thắm thiết và cùng ca bài “trước là đồng chí sau là anh em.”
Năm 1992, chắc Ðặng Tiểu Bình cũng bảo Giang Trạch Dân tiếp phái đoàn Nguyễn Văn Linh, Ðỗ Mười, Phạm Văn Ðồng bằng cách vẽ một vòng tròn như vậy. Các anh hãy quyết định, có theo lệnh trên hay không, trước khi chúng tôi bắt tay tái lập bang giao. Cái vòng tròn đó bây giờ được gọi tên là “Mười Sáu Chữ Vàng” và “Bốn Tốt.”
Ngô Nhân Dụng