Sunday, July 7, 2013

US & JAPAN

Mỹ có thể tạo một liên minh châu Á chống Trung Quốc?
 
Trong các nước láng giềng châu Á, Trung Quốc đang trở thành mối đe dọa lớn nhất. Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với hầu hết các quốc gia láng giềng.
 
Năm 1978, trong một chuyến thăm tới Nhật Bản, Đặng Tiểu Bình là người đầu tiên trong giới lãnh đạo Trung Quốc có cuộc họp báo kiểu Tây tại đây.
 
Một phóng viên hỏi ông về quần đảo Senkaku, tức một tập hợp các bãi đá hoang trên biển Hoa Đông mà đồng thời cả Trung Quốc, Nhật Bản, và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền. Như Ezra Vogel viết trong cuốn tiểu sử đặc biệt của mình, đám đông đã "trở nên căng thẳng" trước khi Đặng Tiểu Bình vui vẻ trả lời rằng Trung Quốc và Nhật bản nên gác lại vấn đề và để cho các thế hệ sau này giải quyết, bởi họ có lẽ sẽ khôn khéo hơn thế hệ hiện giờ.
 
Đến nay, những thế hệ mới này đang đứng trên vai khổng lồ và và để củng cố quyền lực, họ đã thay thế "con dao găm" của Đặng Tiểu Bình bằng "dùi cui". Nhưng khi Bắc Kinh bắt đầu nhận ra, mỗi hành động sẽ nhận được những sự phản ứng, và chính sách ngày càng hiếu chiến của mình thì nó đã bắt đầu làm hình thành nên một cơ chế đối trọng lớn ở phần nam châu Á.

Khái niệm đối trọng là nền tảng trong lý thuyết quan hệ quốc tế. Là một hiện tượng còn cần nghiên cứu nhiều hơn nữa về khái niệm, lý thuyết này dự đoán các quốc gia sẽ phối hợp với nhau khi có thể để ngăn chặn bất kỳ nhà nước đơn lẻ nào trở nên quá chiếm ưu thế trong một hệ thống hay một khu vực lân cận. Do đối trọng chỉ liên quan đến những toan tính quyền lực, nên đã có rất nhiều những trường hợp trong quá khứ hai phe xa lạ bỗng trở nên gần gũi nhau. Các liên minh đã từng liên kết với nhau để đánh bại Napoleon đại đế và Hitler hiếm khi tồn tại dài lâu và thường tan rã ngay sau khi mục đích chung đã đạt được. Tuy nhiên, trong suốt chiều dài nhiều thế kỷ, mục tiêu chung ấy vẫn luôn không thay đổi: duy trì sự cân bằng quyền lực tương đối và ngăn chặn bất cứ quốc gia nào trở nên quá vượt trội.

Ngày nay, không phải chỉ Senkaku mà cả quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và bãi Macclesfield trên Biển Đông đã khiến cho Trung Quốc trở nên ngày càng là đe dọa đối với các nước láng giềng châu Á và xa hơn. Do vậy nên cũng không bất ngờ khi thấy mầm mống của một liên minh châu Á bắt đầu hình thành nhằm chống lại một Trung Quốc trỗi dậy.

Các tuyên bố chủ quyền biển đảo và khoáng sản đan xen giữa ít nhất 6 bên, chính là ví dụ điển hình về tình trạng tái cân bằng. Và cũng không ngạc nhiên khi Trung Quốc muốn đàm phán song phương các tranh chấp với từng bên liên quan, trong khi những bên tiềm lực hơn - Malaysia, Đài Loan, Philippine, Brunei và Việt Nam - muốn một giải pháp mang tính tập thể hơn. Những quốc gia này tự nhiên trở thành những đồng minh của nhau. Trong hầu hết các trường hợp, họ có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với một bên khác. Tuy nhiên, mỗi bên đều hiểu rằng vị thế cá nhân của mình chỉ được bảo đảm tốt nhất bằng cách cùng nhau kiềm chế tham vọng của Trung Quốc. Đó là bản chất của đối trọng. Nước Mỹ đang ẩn mình đâu đó và chính là con át chủ bài mà họ có thể dùng đến khi cần thiết.

Trên thực tế, một vai trò quan trọng như vậy của Mỹ trong liên minh đối trọng chống Trung Quốc vừa xuất hiện là một điều khá bất ngờ. Quan hệ của Mỹ trong khu vực không phải lúc nào cũng hài hòa như vậy. Có thể người Mỹ đã lãng quên, nhưng cuộc chiến Philippine-Mỹ đã khiến hơn triệu người thiệt mạng và người dân Philippine thì bị nô dịch trong hơn 40 năm. Quan hệ Việt Nam-Mỹ tưởng chừng không thể vươn cao. Nhưng chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đến Vịnh Cam Ranh, một căn cứ quân sự Mỹ cũ, của Việt Nam hồi tháng 6, chính là mốc son trong quan hệ giữa hai nước. Dù rất mỉa mai, nhưng một vai trò chủ động hơn của Mỹ - có thể là về cả quân sự - đang rất được ủng hộ ở chính các quốc gia nơi mà trước đây vai trò ấy chỉ đồng nghĩa với thảm họa.

Lý do Mỹ có một vai trò nổi bật như vậy là yếu tố địa lý. Trong các nước láng giềng châu Á, Trung Quốc đang trở thành mối đe dọa lớn nhất. Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với hầu hết các quốc gia láng giềng. Sự hiện diện áp đảo của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc, lực lượng vũ trang thường trực lớn nhất trên thế giới, trong bất kỳ cuộc đàm phán nào của Trung Quốc chính là một con bài mang đầy sức mạnh mặc cả. Mỹ có thể là quốc gia đủ khả năng duy nhất có thể trung hòa hóa mối đe dọa này. Đó là lý do tại sao hầu hết các nước không chỉ tìm kiếm sự hỗ trợ của Mỹ trong các tranh chấp biển đảo mà còn muốn cả chiếc ô an ninh của Mỹ (dù là trực tiếp hay gián tiếp). Mặc dù di sản để lại còn nhiều tội lỗi, Mỹ vẫn đang - và sẽ tiếp tục - được ve vãn bởi vì vị địa lý của nước Mỹ ở ngay bên bờ kia Thái Bình Dương khiến nó trở thành mối đe dọa ít trực tiếp hơn nhiều đối với các nước phía bên kia. Chính Mao Trạch Đông đã được hưởng lợi thế tương tự trong việc thiết lập lại mối quan hệ với Mỹ khi quân đội Liên Xô tập hợp dọc vùng biên giới dễ tổn thương của Trung Quốc.

Một vấn đề nữa cần xem xét là tại sao Mỹ lại dồn nhiều sức như vậy cuộc tái cân bằng đang diễn ra ở phần kia của thế giới này. Câu trả lời có thể được gói gọn trong mấy từ của nhà hiện thực chủ nghĩa John Mearsheimer "tự do di chuyển" (free to roam). Nước Mỹ ngày nay là quốc gia duy nhất có tầm ảnh hưởng toàn cầu. Khu vực bao quanh Mỹ hoàn toàn an ninh và bằng cách sở hữu các công cụ để đảm bảo an ninh ấy, Mỹ có thể can thiệp cũng như can dự vào các khu vực khác.

Chiến lược "xoay trục về châu Á" của Washington và sự tham gia của Mỹ vào cuộc tái cân bằng châu Á là biểu hiện của tham vọng ngăn chặn Trung Quốc phát triển "sự tự do di chuyển" này của mình. Nếu Trung Quốc đạt được khả năng ấy, không ai có thể ngăn chặn nước này can dự vào những hành động tương tự ở gần nước Mỹ. Quốc gia "tự do di chuyển duy" nhất trên thế giới gần đây là Liên Xô. Hậu quả của việc có hai bên cùng "tự do di chuyển" đã từng đưa thế giới đến bên miệng hố chiến tranh hạt nhân. Ngày nay, mối quan hệ hợp tác ngày càng sâu sắc của Trung Quốc với Cuba - cả về kinh tế lẫn quân sự - chắc hẳn gây ít nhiều khó chịu đối với Washington.

Nhưng dĩ nhiên, mọi chuyện có thể diễn biến theo chiều hướng khác. Như Minxin Pei vừa chỉ ra, tất cả những mô hình và dự đoán hiện nay của Mỹ về Trung Quốc được dựa trên giả định Trung Quốc có thể tiếp tục duy trì tăng trưởng. Tuy nhiên, rất có thể nền kinh tế Trung Quốc sẽ đình trệ và "mối đe dọa" hiện nay sẽ dần biến mất. Một kịch bản như vậy sẽ xóa đi sự cần thiết phải tái cân bằng châu Á. Nhưng rõ rõ ràng chưa ai có thể đặt tất tay vào một canh bạc như vậy.

Trước chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình, phía Trung Quốc đã đề nghị hủy bỏ cuộc Tập trận chung Mỹ - Nhật ‘Bình minh chớp nhoáng (Dawl Blitz)”. Tuy nhiên cuộc tập trận với mục tiêu dành lại đảo vẫn diễn ra đến hết 28/6. Hình ảnh cuộc tập trận được giữ tương đối kín.
Vì sao Trung Quốc lại lo ngại sâu sắc về cuộc tập trận này? Tướng Trung Quốc Trần Hổ - một nhà phân tích quân sự cho rằng, nhìn vào các thông tin hiện nay từ Nhật Bản, hầu như mục tiêu cốt lõi của cuộc diễn tập quân sự lần này chính là ở hai từ "đổ bộ lên đảo". Ông tướng Trung Quốc đánh giá, mục đích diễn tập quân sự lần này của Nhật Bản cũng không đơn giản là "đổ bộ lên đảo". "Giết gà mà lại dùng dao mổ trâu", tàu khu trục Hyuga, tàu chiến Aegis và hàng nghìn binh sĩ, khi đặt trong bối cảnh tranh chấp đảo Senkaku/Điếu ngư thì mới thấy được Nhật Bản đang tính toán gì.
Đây là cuộc tập trung lớn nhất từ trước tới nay giữa hai đồng minh và là lần đầu tiên máy bay đổ bộ cánh xoay MV-22 Osprey của Mỹ hạ cánh xuống tàu đổ bộ sân bay Hyuga của Nhật Bản.

Binh lực tham diễn chủ yếu của Nhật Bản gồm có tàu sân bay trực thăng Hyuga, tàu Aegis và binh lực Lực lượng Phòng vệ Mặt đất có tính chất là lực lượng đánh bộ (đơn vị WAiR) - đều có khả năng tác chiến đổ bộ. Quy mô binh lực lớn như vậy dường như biểu thị quyết tâm "thế tất phải hành động" của Nhật Bản, nhất là từ khi thủ tướng theo đường lối cứng rắn Shinzo Abe tái cầm quyền.
Đồng thời, nhìn vào góc độ ngoại giao, Nhật Bản và Mỹ cùng diễn tập đổ bộ lên đảo chắc chắn là muốn truyền đi thông điệp các các giới rằng "Mỹ ủng hộ tranh chấp chủ quyền đảo hiện nay của Nhật Bản".
Còn nhìn vào cấp độ pháp lý, hành động này của Nhật Bản trong tương lai có thể liên quan đến một loạt vấn đề như thực hiện quyền tự vệ tập thể, có đột phá Hiến pháp hòa bình hay không, có sửa đổi Hiến pháp hay không...

Đó là những lý do khiến Trung Quốc rợn tóc gáy.
Dưới đây là một sốhình ảnh lần đầu công bố về cuộc tập trận lịch sử này: Tàu khu trục Nhật Bản lớp Atoga mang tên lửa hành trình tấn công đang tiến vào quân cảng San Diego ( California , Mỹ):
Tàu đổ bộ sân bay Hyuga đang tiến vào bờ biển San Diego với sự hộ tống của tàu khu trục tên lửa lớp Atago:
Hyuga đang neo đậu trong quân cảng San Diego
Tướng Kiyoshi Asano - Tư lệnh lực lượng Hải quân Nhật Bản đang thảo luận kế hoạch tác chiến với các đồng nghiệp Mỹ trên chiến hạm Hyuga:
Binh sĩ liên quân Mỹ -Nhật đang đo đạc boong tàu đổ bộHyuga 181 để chuẩn bị cho máy bay đổ bộcánh lật MV-22 Osprey hạ cánh - Một hình ảnh mang tính biểu tượng cao của Liên minh quân sự Mỹ -Nhật khiến Trung Quốc e ngại
MV-22 Osprey đang đáp xuống Hyuga
Boong tàu đổ bộ Hyuga nhìn từ máy bay MV-22 Osprey
Xe thiết giáp lưỡng cư từ các tàu đỏ bộ ào ạt tiến lên tái chiếm đảo vừa bị quân địch chiếm đóng
Nối đuôi nhau tiến vào mục tiêu và bắt đầu tiến công đối phương
Lính Mỹ đang hiệu chỉnh mục tiêu cho súng cối 81mm
Các cánh quân khác cũng nhanh chóng tiếp cận mục tiêu với tàu đổ bộ đệm khí, tàu đổ bộ nhẹ
Lính thủy đánh bộ Nhật Bản đang rời khỏi tàu đổ bộ đệm khí:
Lực lượng biệt kích đổ bộ xuồng cao su từ trực thăng vận tải quân sự CH-47 Chinook:
Một người lính Nhật Bản ngồi thở dốc sau ngày huấn luyện mệt nhọc
Lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ và Tiểu đoàn hậu cần 11 Nhật Bản đang kiểm tra binh khí kỹ thuật phục vụ cuộc đổ bộ Bình minh chớp nhoáng 2013

Khu trục hạm Atago

Phong Dao
@baocalitoday