Wednesday, July 3, 2013

US vs CHINA

Trung Quốc sẽ thảm bại nếu Mỹ tung "vòng kim cô"
 
Theo học giả Mỹ, Trung Quốc sẽ thảm bại ngay khi cuộc đối đầu quân sự chưa được triển khai vào thực tế nếu hải quân Mỹ sẽ tiến hành phong tỏa Trung Quốc trong trường hợp xảy ra chiến tranh.
 
Trung Quốc đang cố gắng xây dựng chiến lược chống tiếp cận nhằm ngăn Mỹ tiến sát đại lục.Trung Quốc đang cố gắng xây dựng chiến lược chống tiếp cận nhằm ngăn Mỹ tiến sát đại lục.
 
'Chiêu độc' khiến Trung Quốc quỳ gối
 
Tạp chí Nghiên cứu Chiến lược( Journal of Strategic Studies) đăng một bài phân tích của nhà nghiên cứu người Mỹ Sean Mirsky về khả năng hải quân Mỹ sẽ tiến hành phong tỏa Trung Quốc trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Ông Mirsky khẳng định sự phong tỏa là giải pháp chiến lược tốt nhất trong các kịch bản khi xảy ra các tình huống cuộc xung đột quân sự, đây là phương án chiến đấu tối ưu chống lại Trung Quốc, cho phép phá hủy hoàn toàn tiềm năng kinh tế của người Trung Quốc và buộc Trung Quốc chấp nhận thất bại.
 Trung Quốc đang cố gắng xây dựng chiến lược chống tiếp cận nhằm ngăn Mỹ tiến sát đại lục.
Mỹ thừa sức khóa chặt các con đường huyết mạch bóp nghẹt nền kinh tế Trung Quốc vốn phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nhập khẩu dầu lửa và thương mại hàng hải.
 
Mirsky tin rằng việc phong tỏa là kịch bản khả thi đối với một cuộc xung đột vũ trang "quy mô lớn" giữa Mỹ và Trung Quốc, cuộc xung đột này có thể chiếm vị trí trung gian giữa các cuộc xung đột khu vực và chiến tranh không giới hạn. Ông cho rằng với một cuộc xung đột quy mô lớn như vậy sẽ không dẫn đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân, nhưng Mỹ sẽ đấu tranh quyết liệt cho lợi ích sống còn của họ trong khu vực.

Ông Mirsky nhận định rằng, kịch bản phong tỏa đại lục được thực hiện khi xảy ra các cuộc xung đột vũ trang và các hoạt động tác chiến giữa Mỹ và Trung Quốc và đóng vai trò quyết định trong giới hạn không gian tác chiến. Nền kinh tế Trung quốc phụ thuộc rất nhiều vào các hoạt động kinh tế thương mại với nước ngoài, 90% được thực hiện thông qua vận tải thương mại đường biển, Trung Quốc cần nhập khẩu khoảng 60% lượng dầu đáp ứng nhu cầu kinh tế trong nước, thương mại vận tải containers tập trung đến 80% ở mười hải cảng lớn nhất cả nước. Với áp lực những yếu tố sống còn của nền kinh tế, ngay cả trong trường hợp vòng vây phong tỏa không đạt được 100% hiệu quả. Hậu quả của nó cũng sẽ dẫn đến sự diệt vong của nền kinh tế Trung Quốc.
Yếu tố chính trị then chốt mà từ đó phụ thuộc vào sự thành công của phong tỏa, theo Sean Mirsky, đó là khả năng Mỹ lôi kéo được các nước láng giềng với Trung Quốc tham gia, mà trước hết, đó là nước Nga.

Trung Quốc đang cố gắng xây dựng chiến lược chống tiếp cận nhằm ngăn Mỹ tiến sát đại lục.Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo đã được Mỹ triển khai sát nách Trung Quốc. Ảnh: Tàu khu trục lớp Aegis phóng tên lửa đánh chặn.
 
Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào hành lang giao thông đường bộ nhằm thay thế con đường vận tải đến Ấn Độ Dương vòng tránh các eo biển, nhưng trong quan hệ với những nước như Pakistan, Afghanistan, Myanmar, Mỹ có thể sử dụng áp lực chính trị một cách hiệu quả hoặc tấn công quân sự vào các đầu mối quan trọng của cơ sở hạ tầng giao thông vận tải (ví dụ, đường ống dẫn dầu của Trung Quốc tại Myanmar).
 
Với nước Nga, trong mối quan hệ Nga - Mỹ, không thể áp dụng áp lực sức mạnh quân sự do tiềm lực quân sự của Nga cũng không thua kém gì nước Mỹ. Đồng thời Nga không chỉ là nhà cung cấp nhiên liệu vào Trung Quốc (trong trường hợp cần thiết, do giới hạn của đường ống dẫn dầu ESPO Nga có thể sử dụng thêm phương tiện vận tải đường sắt và đường bộ) đồng thời nước Nga lại có ảnh hướng chính trị rất lớn đối với các nước ở Trung Á, cũng là các nước cung cập nguyên liệu thô cho Trung Quốc (trong số đó Mirsky nhấn mạnh là Kazakhstan).
 
Sean Mirsky cũng thừa nhận ra rằng với tình hình hiện nay, sự tham gia của Nga trong chiến dịch phong tỏa Trung Quốc có vẻ như rất xa vời và viễn tưởng, nhưng ông hy vọng về sự xích lại gần hơn nữa giữa Hoa Kỳ và Nga trên cơ sở của những giá trị dân chủ đồng thời với những lo ngại của Nga về vấn đề Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nói chung, không có sự tham gia của Nga, chiến dịch phong tỏa Trung Quốc không có tính khả thi. Ông Mirsky khẳng định.
 
'Vòng kim cô' bóp nghẹt Trung Quốc

Nghiên cứu vấn đề chiến dịch - chiến thuật. Sean Mirsky đề xuất hai vòng phong tỏa, vòng ngoài có mục đích xác định đối tượng và ngăn chặn phi sát thương, vòng trong có trách nhiệm tiêu diệt mọi đối tượng được xác định là vi phạm vùng cấm. Biên giới giữa vòng trong của phong tỏa và vòng ngoài là ranh giới các vùng biển Trung Quốc (có nghĩa là vòng vây phong tỏa là chuỗi các hòn đảo, quần đảo quanh Trung Quốc như Quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, Đài Loan, Philippines, Borneo).

Cơ cấu lực lượng phong tỏa được quyết định bởi khả năng tăng cường mạnh mẽ việc cô lập hóa khu vực tác chiến của các lực lượng vũ trang Trung Quốc những năm gần đây. Biển Đông, Hoa Đông bị các lực lượng hải quân PLA cố gắng duy trì sự hiện diện và ngăn chặn các lực lượng hải quân nước ngoài có mặt, do đó, việc sử dụng lực lượng hải quân thâm nhập các vùng nước nằm trong tầm kiểm soát của quân đội Trung Quốc rất nguy hiểm. Chính vì vậy, vòng phong tỏa bên ngoài Trung Quốc sẽ là lực lượng các chiến hạm nổi và tàu sân bay, nằm ngoài tầm với của máy bay và tên lửa đạn đạo Trung Quốc có căn cứ và trận địa trên bờ biển, chủ yếu ở khu vực những eo biển quan trọng, xác định danh tính và kiểm soát các tàu vận tải, ngăn chặn các tàu có hải trình hướng về Trung Quốc hoặc được đăng ký bởi cơ quan quản lý vận tải biển Trung Quốc.
 Trung Quốc đang cố gắng xây dựng chiến lược chống tiếp cận nhằm ngăn Mỹ tiến sát đại lục.

Vòng phong tỏa bên trong, được coi là vòng phong tỏa tiêu diệt, sẽ chạy theo tuyến bờ biển của Trung Quốc, được coi là vùng cấm tuyệt đối không cho các phương tiện hàng hải qua lại và sẵn sàng tiêu diệt bất cứ sự hiện diện của hạm tàu nào. Cơ cấu bố trí lực lượng có thể có 3 thành phần tác chiến: Thành phần thứ nhất của lực lượng bố trí cho tuyến phong tỏa là các tàu ngầm của hải quân Mỹ và Nhật Bản (tổng số tàu ngầm tham chiến theo tính toán của ông Mirsky sẽ khoảng 71 chiến hạm), thành phần thứ 2 là các máy bay chiến đấu, cất cánh từ các căn cứ đang nằm ngoài vùng tấn công có hiệu lực của các phương tiện phòng không Trung Quốc.
 
Trung Quốc đang cố gắng xây dựng chiến lược chống tiếp cận nhằm ngăn Mỹ tiến sát đại lục.Các tàu ngầm hạt nhân chiến lược Mỹ và Nhật Bản sẽ thiết lập vòng phong tỏa tiêu diệt, khóa chặt mọi đường ra và thiết lập vùng cầm tuyệt đối.
 
Vấn đề không quân PLA cũng không khó giải quyết, các phương tiện trinh sát và cảnh báo sớm của Mỹ và Nhật Bản hoàn toàn có khả năng phát hiện từ rất xa (800 km) sự xuất hiện của không quân Trung Quốc. Các máy bay chiến đấu có khả năng tiêu diệt từ tầm xa các tàu vận tải hoặc chiến hạm, đồng thời cung cấp tọa độ chỉ thị mục tiêu cho tàu ngầm và chiến hạm nổi của đối phương. Mệnh lệnh tiêu diệt sẽ được quyết định bởi bộ chỉ huy liên quân cấp chiến dịch. Thành phần thứ 3 của phong tỏa là hệ thống dày đặc thủy – ngư lôi thông minh và hệ thống chống ngầm trên biển Hoa Đông và biển Đông.
 
 Trung Quốc đang cố gắng xây dựng chiến lược chống tiếp cận nhằm ngăn Mỹ tiến sát đại lục.
Dàn tiêm kích tối tân 'chim ăn thịt' F-22 là yếu tố không thể thiếu trong chiến lược tác chiến không-hải nhằm đối thủ. Ảnh: F-22 tiếp dầu trên không.
 
Trong các loại khí tài, vũ khí phong tỏa, ông Mirsky nhận xét về sự thiếu hụt đáng kể các vũ khí tấn công của Hải quân Mỹ, đặc biệt là hệ thống các trận địa thủy lôi tấn công. Trong ngân sách tài chính quân sự về chi phí mua sắm vũ khí trang bị năm 2013, hoàn toàn không có danh mục dành cho thủy – ngư lôi, được biên chế sử dụng cho tàu ngầm.
 
Trung Quốc đang cố gắng xây dựng chiến lược chống tiếp cận nhằm ngăn Mỹ tiến sát đại lục.
 Các loại máy bay tàng hình không người lái như X-47B sẽ giúp Mỹ chiếm thế thượng phong trong cuộc chiến tiềm tàng.
 
Cơ sở lý luận cho kế hoạch của Mirsky dựa trên các căn cứ đáng giá khả năng khiêm tốn của lực lượng chống ngầm Hải quân Trung Quốc, đồng thời tình hình thủy văn, môi trường ven biển của Trung Quốc rất khó khăn cho nhiệm vụ tìm kiếm và phát hiện tàu ngầm, điều đó cho phép tàu ngầm của Mỹ và Nhật Bản có thể tự do tác chiến trong vùng nước ven bờ của Trung Hoa.
Khả năng đưa ra những giải pháp phòng thủ và phản kích của Trung Quốc, theo đánh giá của ông Mirsky cũng rất hạn chế. Trung Quốc không có được các lực lượng tác chiến đủ mạnh để có thể chọc thủng tuyến phong tỏa trên không gian vùng nước tác chiến xa bờ.
 
Vai trò của nước Nga
 
Phương án đề xuất của Mirsky rất có ý nghĩa, cho phép xác định vị trí vô cùng quan trọng của Liên bang Nga trong tình huống đối đầu căng thẳng có nguy cơ dẫn đến xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ. Sự chuyển hướng của Nga vào liên minh của Mỹ sẽ có ý nghĩa quyết định, Trung Quốc sẽ thảm bại ngay khi cuộc đối đầu quân sự chưa được triển khai vào thực tế. Đồng thời, sự ủng hộ cứng rắn của Nga đối với Trung Quốc trong tình huống đã nêu cũng sẽ giảm rất mạnh áp lực quân sự và kinh tế đè lên Trung Quốc trong xung đột đối đầu Trung – Mỹ. Xét từ góc độ quân sự, các dự án giao thông vận tải và các dự án năng lượng cần phải được xem xét từ quan điểm có tầm quan trọng chiến lược đối với cả hai nước, chứ không đơn thuần chỉ là mục đích kinh tế.

Với sức mạnh quân sự vô đối, Mỹ gần như nắm chắc phần thắng để bắt đối thủ quỳ gối chỉ bằng chiêu phong tỏa khi cuộc chiến nổ ra.
 
Trung Quốc đang cố gắng xây dựng chiến lược chống tiếp cận nhằm ngăn Mỹ tiến sát đại lục. Nghiên cứu các vấn đề sử dụng các tàu ngầm hạt nhân nhằm gây thiệt hại cho nền kinh tế của Trung Quốc có ý nghĩa lớn đối với Nga từ quan điểm an ninh ở vùng Viễn Đông. Về nguyên tắc, nước Nga không có khả năng để đạt được ngang bằng với Trung Quốc về mặt số lượng lục quân và vũ khí trang bị có mặt trên chiến trường vùng Viễn Đông, nhưng nước Nga sở hữu một hạm đội tàu ngầm hạt nhân có sức mạnh hùng hậu.
 
Nếu tính đến sự phụ thuộc của nền kinh tế Trung Quốc về thương mại biển và những khó khăn không thể giải quyết trong việc xây dựng một lực lượng chống ngầm mạnh mẽ tương đương với Mỹ ở các vùng biển tiếp giáp của Hải quân Trung Quốc , hạm đội tàu ngầm là công cụ răn đe và ngăn chặn có hiệu quả duy nhất các cuộc phiên lưu chiến tranh phi hạt nhân của Trung Quốc.
 
Từ góc nhìn quân sự - kinh tế của một đối thủ tiềm năng cho thấy. Quyết định của Nhà nước Liên bang Nga duy trì và phát triển các căn cứ tàu ngầm hạt nhân trên bán đảo Kamchatka, đầu tư mạnh mẽ cho các hạm đội tàu ngầm hạt nhân và kế hoạch triển khai các tàu ngầm hiện đại tác chiến xa bờ ở vùng Viễn Đông là rất chính xác và có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng.
 
Trịnh Thái Bằng
@Tiền phong