Saturday, September 7, 2013

Dương Quảng Hàm

Dương Quảng Hàm

Dương Quảng Hàm (1898-1946), hiệu là Hải Lượng là nhà nghiên cứu văn học, nhà giáo dục Việt Nam.Tác phẩm Việt Nam văn học sử yếu, do ông dày công biên soạn, được xem là cuốn văn học sử phổ thông bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam
 
Dương Quảng Hàm (Hình phải)sinh trong một gia đình có truyền thống nho học tại làng Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnhHưng Yên. Cụ nội là Dương Duy Thanh (1804-1861), từng làm Đốc học Hà Nội. Thân phụ là Dương Trọng Phổ, anh cả là Dương Bá Trạc, một trong những người sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục, trường học cách mạng đầu tiên của thành phố Hà Nội, em là Dương Tụ Quán, đều là những danh sĩ có tiếng đương thời.
 
Thuở nhỏ ông học chữ Nho, sau ra Hà Nội học chữ quốc ngữ. Năm 1920, tốt nghiệp thủ khoa trường cao đẳng Sư phạm Đông Dương. Từ năm 1920 đến 1946, ông làm giáo viên trường Bưởi (tức trường trung học bảo hộ, tiền thân của trường Chu Văn An ngày nay). Sau thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông được bổ nhiệm làm thanh tra Trung học vụ, rồi làm Hiệu trưởng của trường Bưởi.
 
Trong hơn 20 năm (1920-1945), Dương Quảng Hàm đã làm việc không mệt mỏi, vừa giảng dạy, vừa viết sách giáo khoa văn học và sử học cho nhà trường từ bậc tiểu học đến bậc trung học, vừa bằng tiếng Pháp vừa bằng tiếng Việt. Hai cuốn sách có giá trị nghiên cứu nhất của ông là Việt Nam văn học sử yếu (1941),Việt Nam thi văn hợp tuyển (1942).
 
Riêng tác phẩm Việt Nam văn học sử yếu được Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam Cộng hòa chính thức dùng làm sách giáo khoa chương trình lớp Đệ Tam (tức là lớp 10) trong nhiều năm liền.
Ngoài ra, ông còn biên soạn nhiều sách khác nữa.
 
Dương Quảng Hàm chết khi còn đang tại chức vào đêm ngày 19 tháng 12 năm 1946, tại Hà Nội trong những ngày đầu tiên toàn quốc kháng chiến, hưởng dương 48 tuổi. Dương Quảng Hàm mất tích bởi ông là đảng viên Quốc dân đảng. 
 
Hậu thế đã đánh giá về sự nghiệp trước tác của Dương Quảng Hàm là:
Người thầy xuất sắc đã đào tạo hàng nghìn học trò trong một phần tư thế kỷ.(có những học trò mến phục tài đức của ông mà chọn nghề sư phạm).
 
Nhà nghiên cứu văn học đã đặt nền móng cho môn lịch sử văn học, văn học so sánh ở Việt Nam, người khởi xướng chương trình quốc học cho nền giáo dục hiện đại.”
 
Về nhân cách, ông là “một nho sĩ yêu nước, một nhà mô phạm từ cách ăn mặc, nói năng đến mối quan hệ thầy trò, nhất nhất đều theo quan niệm chữ Lễ của Khổng học” …
 
Hiện nay tại thị xã Hưng Yên, TP Saigon, Thủ đô Hà Nội đều có đường phố mang tên Dương Quảng Hàm.
 
THÁI DOÃN HIỂU