Chính sách giáo dục mới
Nhị Thể - Giáo Dục (Dual - Education)
Trong giai đoạn kinh tế toàn cầu đang suy trầm hiện tại, vấn đề giải quyết lao động và công ăn việc làm một vấn đề cốt lõi cho việc phát triển quốc gia, đặc biết đối với số lượng đông đảo của các tân khoa vừa tốt nghiệp. Ðây là một thách thức lớn và hướng giải quyết của từng quốc gia sẽ định mức lại sức tăng trưởng xã hội của quốc gia đó.Hiện tại Hoa Kỳ vẫn lúng túng trong việc sắp xếp “việc làm” cho những sinh viên tốt nghiệp hằng năm. Và năm 2012 số tân khoa ra trường không kiếm được việc làm đã quá ngưỡng cửa 30%.
Ở các quốc gia Âu Châu tình trạng càng tệ hại hơn nữa. Năm 2012 tình trạng không có việc làm của sinh viên tốt nghiệp là 56% ở Tây Ban Nha và 38% ở Ý. Mùa Hè năm nay đã đến nghĩa là thêm một số lượng lớn sinh viên ra trường cần phải có việc làm.
Riêng tại Ðức tỷ lệ sinh viên mới ra trường không tìm được việc làm chỉ giao động trên dưới 8% hằng năm. Câu hỏi được đặt ra là vì sao Tây Ðức phải cưu mang người anh em nghèo là Ðông Ðức với tỷ lệ thất nghiệp khi thống nhất hai nước Ðức trên dưới 50%, mà hiện nay nước Ðức thống nhất lại ổn định mức lao động xã hội và phát triển trong chiều hướng ứng hợp với toàn cầu hóa?
Có thể trả lời ngay là nhờ chính sách giáo dục Ðức đặt nền tảng trên hai khía cạnh học và hành, và cũng có thể nói đây là một chính sách giáo dục quốc gia mới trên thể giới. Ðó là chính sách “Dual-Education,” xin tạm dịch là “Nhị Thể-Giáo Dục.” Nước Ðức đã áp dụng chính sách này từ năm 1969 cho đến hôm nay
Ở các quốc gia Âu Châu tình trạng càng tệ hại hơn nữa. Năm 2012 tình trạng không có việc làm của sinh viên tốt nghiệp là 56% ở Tây Ban Nha và 38% ở Ý. Mùa Hè năm nay đã đến nghĩa là thêm một số lượng lớn sinh viên ra trường cần phải có việc làm.
Riêng tại Ðức tỷ lệ sinh viên mới ra trường không tìm được việc làm chỉ giao động trên dưới 8% hằng năm. Câu hỏi được đặt ra là vì sao Tây Ðức phải cưu mang người anh em nghèo là Ðông Ðức với tỷ lệ thất nghiệp khi thống nhất hai nước Ðức trên dưới 50%, mà hiện nay nước Ðức thống nhất lại ổn định mức lao động xã hội và phát triển trong chiều hướng ứng hợp với toàn cầu hóa?
Có thể trả lời ngay là nhờ chính sách giáo dục Ðức đặt nền tảng trên hai khía cạnh học và hành, và cũng có thể nói đây là một chính sách giáo dục quốc gia mới trên thể giới. Ðó là chính sách “Dual-Education,” xin tạm dịch là “Nhị Thể-Giáo Dục.” Nước Ðức đã áp dụng chính sách này từ năm 1969 cho đến hôm nay
Chính Sách Nhị-Thể Giáo Dục
Trong một cuộc họp gần đây, Ursula Von Der Leyen, bộ trưởng Lao Ðộng Ðức công bố trước các thành viên của Liên Hiệp Âu Châu (European Union) về tình trạng thất nghiệp ở xứ này, đặc biệt đối với giới trẻ là nhờ hệ thống nhị-thể giáo dục. Có ba quốc gia Âu Châu thành công trong chính sách này là Ðức, Áo và Thụy Sĩ.
Ðây là một chính sách truyền thống phối hợp giữa giáo dục cổ điển (trường lớp Tiểu học-Trung học-Ðại học) và tập sự học nghề (apprenticeships). Việc phối hợp trên làm cho học viên vừa đi làm vừa hoàn tất học trình của mình. Do đó phần lớn sinh viên đều có việc làm ngay sau khi ra trường.
Dĩ nhiên chu kỳ học tập cho hệ thống này dài hơn lề lối học tập cổ điển, vì sinh viên phải tạm nghỉ học lý thuyết một thời gian để đi tập sự trong khi vừa học được kinh nghiệm chuyên môn và giải quyết được tình trạng tài chánh trong thời gian học.
Chính sách này cũng có thể được xem như việc thiết lập các hệ thống giáo dục hướng nghiệp (Vocational-Education) tại Hoa Kỳ. Chính nhờ vậy mà nước Ðức vượt qua được suy thoái toàn cầu từ năm 2007 và có thêm khả năng giúp các quốc gia khác trong Liên Hiệp Âu Châu như Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Tây Ban Nha, v.v...
Các học sinh ở Ðức sau khi tốt nghiệp trung học nếu không muốn vào hoặc không được vào đại học có thể tham gia chương trình giáo dục này; họ có thể đi làm 3 hoặc 4 ngày trong một hãng xưởng để được huấn nghiệp chuyên môn và được trả lương đầy đủ. Những ngày còn lại trong tuần họ phải đi học những lớp quy định trong chương trình giáo dục do sự tổ chức và điều hành của Phòng Thương Mại và các Hội Ðoàn Kỹ Nghệ. Sau 3 niên học (không có nghỉ hè), học viên được cấp chứng chỉ và hầu hết đều được tiếp tục làm việc tại nhiệm sở mà họ đã thực tập trong những năm qua. Họ đã chính thức là nhân viên của hãng.
Ðối với tuổi trẻ Ðức, họ rất mến chuộng hệ thống giáo dục này, có 2 trên 3 học sinh tốt nghiệp trung học chọn lề lối trên và họ đóng góp không nhỏ vào khoảng 350 ngành nghề đang hoạt động tại Ðức, từ công việc của người thợ chuyên môn hoặc trong những dịch vụ thương mại, từ kế toán qua dược khoa, y khoa và nông nghiệp, v.v...
Chính sự thành công của chính sách này khiến cho nước Ðức có một lực lượng chuyên môn có tay nghề cao, cung ứng và điều hòa được mức thất nghiệp thấp cùng duy trì sức phát triển đều đặn của quốc gia. Thêm một điểm son của chính sách giáo dục trên là nhân viên sau một thời gian làm việc có thể được tiếp tục học thêm để có những nhiệm vụ và địa vị cao hơn.
Ðây là một chính sách truyền thống phối hợp giữa giáo dục cổ điển (trường lớp Tiểu học-Trung học-Ðại học) và tập sự học nghề (apprenticeships). Việc phối hợp trên làm cho học viên vừa đi làm vừa hoàn tất học trình của mình. Do đó phần lớn sinh viên đều có việc làm ngay sau khi ra trường.
Dĩ nhiên chu kỳ học tập cho hệ thống này dài hơn lề lối học tập cổ điển, vì sinh viên phải tạm nghỉ học lý thuyết một thời gian để đi tập sự trong khi vừa học được kinh nghiệm chuyên môn và giải quyết được tình trạng tài chánh trong thời gian học.
Chính sách này cũng có thể được xem như việc thiết lập các hệ thống giáo dục hướng nghiệp (Vocational-Education) tại Hoa Kỳ. Chính nhờ vậy mà nước Ðức vượt qua được suy thoái toàn cầu từ năm 2007 và có thêm khả năng giúp các quốc gia khác trong Liên Hiệp Âu Châu như Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Tây Ban Nha, v.v...
Các học sinh ở Ðức sau khi tốt nghiệp trung học nếu không muốn vào hoặc không được vào đại học có thể tham gia chương trình giáo dục này; họ có thể đi làm 3 hoặc 4 ngày trong một hãng xưởng để được huấn nghiệp chuyên môn và được trả lương đầy đủ. Những ngày còn lại trong tuần họ phải đi học những lớp quy định trong chương trình giáo dục do sự tổ chức và điều hành của Phòng Thương Mại và các Hội Ðoàn Kỹ Nghệ. Sau 3 niên học (không có nghỉ hè), học viên được cấp chứng chỉ và hầu hết đều được tiếp tục làm việc tại nhiệm sở mà họ đã thực tập trong những năm qua. Họ đã chính thức là nhân viên của hãng.
Ðối với tuổi trẻ Ðức, họ rất mến chuộng hệ thống giáo dục này, có 2 trên 3 học sinh tốt nghiệp trung học chọn lề lối trên và họ đóng góp không nhỏ vào khoảng 350 ngành nghề đang hoạt động tại Ðức, từ công việc của người thợ chuyên môn hoặc trong những dịch vụ thương mại, từ kế toán qua dược khoa, y khoa và nông nghiệp, v.v...
Chính sự thành công của chính sách này khiến cho nước Ðức có một lực lượng chuyên môn có tay nghề cao, cung ứng và điều hòa được mức thất nghiệp thấp cùng duy trì sức phát triển đều đặn của quốc gia. Thêm một điểm son của chính sách giáo dục trên là nhân viên sau một thời gian làm việc có thể được tiếp tục học thêm để có những nhiệm vụ và địa vị cao hơn.
Nhìn lại Việt Nam
Với chính sách chuyên chính vô sản hiện tại, có thể nói chính sách giáo dục Việt Nam hoàn toàn đi đến bế tắc. Số trường đại học, cao đẳng tăng gấp trăm lần so với miền Nam trước đây. Nhưng đó chỉ là số lượng, thật sự về phẩm chất, chương trình và đạo đức giáo dục băng hoại làm cho tuổi trẻ Việt Nam ngày nay không còn định hướng về quốc gia và dân tộc.
Từ đó, đưa đến sự thờ ơ đối với công việc phát triển quốc gia. Phần lớn chạy theo việc làm giàu dù lương thiện hay bất chính, sống không biết ngày mai, sống thâu đêm suốt sáng bên cạnh những thú tiêu khiển trụy lạc sa đọa. Một số khác không có điều kiện thì sống vất vưởng bên lề xã hội. Những người cầm quyền hiện tại hoặc vì bận lo bảo vệ quyền lực và quyền lợi, vì vậy đất nước ngày càng đi xuống.
Câu chuyện “hàng ngày ở huyện” xảy ra trong suốt 38 năm qua trong mỗi kỳ thi tốt nghiệp trung học vào tháng 6 hằng năm. CS Bắc Việt không thể bưng bít được những hình ảnh tiêu cực xảy ra từ Bắc chí Nam như: đánh bùa (phao) trao đổi với giám thị; giáo sư chỉ bài cho thí sinh trước khi thi và trong ngày thi. Việc buôn bán bài giải là một dịch vụ béo bở cho một số người. Từ đó, nhìn lại chính sách giáo dục miền Nam trước kia là một chính sách quốc gia đặt căn bản Dân tộc-Nhân bản-Khoa học-Khai phóng làm trọng tâm cho việc phát triển quốc gia.
Từ đó, đưa đến sự thờ ơ đối với công việc phát triển quốc gia. Phần lớn chạy theo việc làm giàu dù lương thiện hay bất chính, sống không biết ngày mai, sống thâu đêm suốt sáng bên cạnh những thú tiêu khiển trụy lạc sa đọa. Một số khác không có điều kiện thì sống vất vưởng bên lề xã hội. Những người cầm quyền hiện tại hoặc vì bận lo bảo vệ quyền lực và quyền lợi, vì vậy đất nước ngày càng đi xuống.
Câu chuyện “hàng ngày ở huyện” xảy ra trong suốt 38 năm qua trong mỗi kỳ thi tốt nghiệp trung học vào tháng 6 hằng năm. CS Bắc Việt không thể bưng bít được những hình ảnh tiêu cực xảy ra từ Bắc chí Nam như: đánh bùa (phao) trao đổi với giám thị; giáo sư chỉ bài cho thí sinh trước khi thi và trong ngày thi. Việc buôn bán bài giải là một dịch vụ béo bở cho một số người. Từ đó, nhìn lại chính sách giáo dục miền Nam trước kia là một chính sách quốc gia đặt căn bản Dân tộc-Nhân bản-Khoa học-Khai phóng làm trọng tâm cho việc phát triển quốc gia.
Và cũng có thể nói hệ thống nhị thể-giáo dục nêu trên cũng đã manh nha ở giai đoạn của bậc trung học miền Nam thời bấy giờ. Vào năm 1958, một đại hội nghị giáo dục toàn quốc (miền Nam từ vỹ tuyến 17 trở vào) đã nghiên cứu và chấp nhận 3 nguyên tắc căn bản định hướng cho nền giáo dục Việt Nam là nhân bản, dân tộc, khai phóng.
a. Nền giáo dục Việt Nam phải là một nền giáo dục nhân bản, tôn trọng giá trị thiêng liêng của con người, lấy chính con người làm cứu cánh, và như vậy nhằm mục đích phát triển toàn diện con người;
b. Nền giáo dục Việt Nam phải là một nền giáo dục dân tộc, tôn trọng giá trị truyền thống, mật thiết liên quan đến những cảnh huống sinh hoạt như gia đình, nghề nghiệp, đất nước và bảo đảm hữu hiệu cho sự sinh tồn và phát triển của quốc gia;
c. Nền giáo dục việt Nam phải có tính cách khai phóng, tôn trọng tinh thần khoa học, phát huy tinh thần dân chủ xã hội, thâu thái tinh hoa các nền văn hóa thế giới.
Ðến năm 1970, thêm một nguyên tắc khác được đem vào làm chuẩn cho nền giáo dục miền Nam. Ðó là lấy sự tôn trọng tinh thần khoa học, như các quốc gia tân tiến trên thế giới, làm nền tảng cho mọi sự tiến bộ giáo dục tại Việt Nam.
Từ đó, giáo dục miền Nam đã có những bước đi vững chắc trên mền tảng của Nhân bản-Dân tộc-Khai phóng-Khoa học. Ðây chính là kim chỉ nam làm cho nền giáo dục miền Nam liên tục tiến bộ nâng cao phẩm chất giáo dục quốc gia, và tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên miền Nam trở thành những thành viên ưu tú của đất nước trong suốt thời kỳ 1958-1975.
Chúng ta còn nhớ trường Trung học Kỹ thuật Cao Thắng, được thành lập qua sắc lệnh của Tổng thống VNCH ngày 29 tháng 6, 1956, tọa lạc tại đường Huỳnh Thúc Kháng, Sài Gòn, trong đó học sinh được học ngoài chương trình phổ thông còn rất nhiều giờ dành cho việc học nghề: tiện, máy móc, hàn xì... Và hằng năm học sinh được gởi đi thực tập ở xưởng Ba Son, hãng đóng tàu Caric, nhà máy đường Khánh Hội, và một số hãng dệt khác.
Qua việc đào tạo trên, học sinh tốt nghiệp trung học nơi đây khi thi đậu vào Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ thường hội nhập và thu thập nhanh hơn các học sinh phổ thông. Họ là những kỹ sư giỏi của trường.
Vào cuối thập niên 1960, trường Kiểu mẫu Thủ Ðức được thành lập dưới sự bảo trở tài chánh và kỹ thuật của Hoa Kỳ. Giảng viên phần lớn được huấn luyện ở Hoa Kỳ. Rất nhiều ngành nghề mới được giảng dạy và đào tạo nơi ngôi trường này.
Ðây là một đóng góp không nhỏ vào việc phát triển quốc gia. Chính vì vậy tổng sản lượng nội địa (GDP) của miền Nam năm 1960 là $223 Mỹ kim/người, so với Nam Hàn là $55, Thái Lan $101, Trung Cộng $92, Ấn Ðộ $84, và CS Bắc Việt $73.
Hiện nay, sau 38 năm xã hội chủ nghĩa, Thái Lan có tổng sản lượng nội địa cao gấp 4 lần Việt Nam, Trung Cộng gấp 5 lần, Ấn Ðộ gấp 6 lần. Riêng Nam Hàn tăng trưởng nhanh và qua mặt hơn Việt Nam 15 lần.
Từ những con số vô tình trên, chúng ta có thể kết luận là CS Bắc Việt đã đưa đất nước vào tận cùng của sự nghèo đói, ngoài sự thành công “vĩ đại” của họ trong quản lý kinh tế là đem lại hằng tỷ tỷ đô la cho những nhóm “lợi ích kinh tế” mà những người lãnh đạo chốt bu của đảng chính là những chủ nhân ông của các tài sản kếch xù trên.
a. Nền giáo dục Việt Nam phải là một nền giáo dục nhân bản, tôn trọng giá trị thiêng liêng của con người, lấy chính con người làm cứu cánh, và như vậy nhằm mục đích phát triển toàn diện con người;
b. Nền giáo dục Việt Nam phải là một nền giáo dục dân tộc, tôn trọng giá trị truyền thống, mật thiết liên quan đến những cảnh huống sinh hoạt như gia đình, nghề nghiệp, đất nước và bảo đảm hữu hiệu cho sự sinh tồn và phát triển của quốc gia;
c. Nền giáo dục việt Nam phải có tính cách khai phóng, tôn trọng tinh thần khoa học, phát huy tinh thần dân chủ xã hội, thâu thái tinh hoa các nền văn hóa thế giới.
Ðến năm 1970, thêm một nguyên tắc khác được đem vào làm chuẩn cho nền giáo dục miền Nam. Ðó là lấy sự tôn trọng tinh thần khoa học, như các quốc gia tân tiến trên thế giới, làm nền tảng cho mọi sự tiến bộ giáo dục tại Việt Nam.
Từ đó, giáo dục miền Nam đã có những bước đi vững chắc trên mền tảng của Nhân bản-Dân tộc-Khai phóng-Khoa học. Ðây chính là kim chỉ nam làm cho nền giáo dục miền Nam liên tục tiến bộ nâng cao phẩm chất giáo dục quốc gia, và tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên miền Nam trở thành những thành viên ưu tú của đất nước trong suốt thời kỳ 1958-1975.
Chúng ta còn nhớ trường Trung học Kỹ thuật Cao Thắng, được thành lập qua sắc lệnh của Tổng thống VNCH ngày 29 tháng 6, 1956, tọa lạc tại đường Huỳnh Thúc Kháng, Sài Gòn, trong đó học sinh được học ngoài chương trình phổ thông còn rất nhiều giờ dành cho việc học nghề: tiện, máy móc, hàn xì... Và hằng năm học sinh được gởi đi thực tập ở xưởng Ba Son, hãng đóng tàu Caric, nhà máy đường Khánh Hội, và một số hãng dệt khác.
Qua việc đào tạo trên, học sinh tốt nghiệp trung học nơi đây khi thi đậu vào Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ thường hội nhập và thu thập nhanh hơn các học sinh phổ thông. Họ là những kỹ sư giỏi của trường.
Vào cuối thập niên 1960, trường Kiểu mẫu Thủ Ðức được thành lập dưới sự bảo trở tài chánh và kỹ thuật của Hoa Kỳ. Giảng viên phần lớn được huấn luyện ở Hoa Kỳ. Rất nhiều ngành nghề mới được giảng dạy và đào tạo nơi ngôi trường này.
Ðây là một đóng góp không nhỏ vào việc phát triển quốc gia. Chính vì vậy tổng sản lượng nội địa (GDP) của miền Nam năm 1960 là $223 Mỹ kim/người, so với Nam Hàn là $55, Thái Lan $101, Trung Cộng $92, Ấn Ðộ $84, và CS Bắc Việt $73.
Hiện nay, sau 38 năm xã hội chủ nghĩa, Thái Lan có tổng sản lượng nội địa cao gấp 4 lần Việt Nam, Trung Cộng gấp 5 lần, Ấn Ðộ gấp 6 lần. Riêng Nam Hàn tăng trưởng nhanh và qua mặt hơn Việt Nam 15 lần.
Từ những con số vô tình trên, chúng ta có thể kết luận là CS Bắc Việt đã đưa đất nước vào tận cùng của sự nghèo đói, ngoài sự thành công “vĩ đại” của họ trong quản lý kinh tế là đem lại hằng tỷ tỷ đô la cho những nhóm “lợi ích kinh tế” mà những người lãnh đạo chốt bu của đảng chính là những chủ nhân ông của các tài sản kếch xù trên.
Tương lai Việt Nam đi về đâu?
Câu hỏi trên xin dành cho tuổi trẻ Việt Nam, những người sẽ mang lại lá cờ tự do, dân chủ cho Ðất và Nước.
Mai Thanh Truyết
Trên đường thiên lý
Kỷ niệm ngày Quân Lực 2013
Mai Thanh Truyết
Trên đường thiên lý
Kỷ niệm ngày Quân Lực 2013