Cácnước đang phát triển
với những vấn đề phải đối phó
Từ ngữ nước đang phát triển thay
thế cho từ ngữ nước
kém mở mang từ những năm của thập niên1960 khi nói đến các quốc gia nghèo,
có mức sống thấp, chỉ số thống kê về tổng sản lượng quốc nôi ( GDP) tính theo
đầu người không cao , chưa đạt được mức độ công nghiệp hoá tương xứng với quy
mô dân số.
Trước đây, còn có từ ngữ « Thế giới
thứ ba » do nhà kinh tế và nhân khẩu học Pháp, Alfred
Sauvy đặt ra vào năm 1952 khi nói đến các nước nghèo so với các nước giàu tây
phương. Trong thời gian Chiến tranh lạnh,
từ ngữ « Thế giới thứ ba » còn được dùng để chỉ các nước không thuộc
thế giới phương Tây cũng không thuộc hê thống xã hội chủ nghĩa.
Những nước nầy đã tham gia Phong trào
không liên kết, thành lập năm 1955 sau Hội nghị Bandung (Indonesia).
Từ ngữ Các nước mới công
nghiệp hoá (Newly Industrialized Countries – NIC) được dùng khi đề cập đến
các quốc gia có trình độ phát triển cao hơn các nước thuộc Thế giới thứ ba
nhưng chưa đạt được mức độ cao như các nước thuộc thế giới thứ nhất, là các Nước phát triển.
Ngày nay, theo Chương Trình Liên Hiệp Quốc về
Phát triển (Programme des Nations Unies pour le Développement- PNUD), để bổ túc
cho chỉ số thống kê tổng
sản lượng quốc nội tính theo đầu người ( (PIB : produit intérieur brut
– GDP : gross domestic product) , mức độ phát triển của một quốc gia có
tiêu chuẩn mới : Chỉ số Phát triển con
người Human Development Index – HDI.
Đó là chỉ số so sánh, định lượng, bao gồm
mức thu nhập (tinh theo GDP/đầu người), tỷ lệ biết chữ (chỉ số học vấn),
tuôi thọ và một số nhân tố khác của một quốc gia. Chi sô HDI, tính từ 1 tới 0,
tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia.(1)
Sau đây là chỉ số HDI của 10 nước đầu vào năm
2011 :
1- Na uy : 0,943
2- Úc : 0,929
3- Hoà lan : 0,910
4- Hoa kỳ 0,910
5- Tân Tây lan : 0,908
6- Canada : 0,908
7- Ái nhĩ lan : 0,908
8- Liechtenstein : 0,905
9- Đức : 0,905
10- Thuỵ điển : 0,904
Việt Nam đứng vào hàng thứ 128 ( HDI = 0,593)
trong danh sách các nước.
Theo tiêu chuẩn của PNUD ( Programme des
Nations Unies pour le développement : Chương trình Liên hiệp quốc về Phát
triển), các nước có chỉ số HDI trên 0,80 mới có thể được xếp vào hàng các nước phát triển.
Vào năm 2012, trên toàn thế giới,
có khoảng 40 nước
phát triển, đều là những nước có chế độ chính trị dân chủ và có nền kinh tế
thị trường (PDEM : pays développés à économie de marché).
Từ những năm 1990, có bốn nước mới công nghiệp hoá,
phát triển theo mẫu mực của Nhật bản, vượt trội lên, theo bằng các nước Châu Âu
và trở thành những nước phát triển, được gọi là Bốn Con Rồng Châu Á, có
chỉ số HDI vào bực cao. Đó là Nam Hàn (HDI: 0,897) , Hong kong, Singapour
(HDI : 0.866) và Đài loan (0,882).
Ngoài ra, có một ý niệm mới về kinh tế
« Những nước
mới nổi » (pays émergents), xuất hiện từ những năm 1980 với sự
phát triển của các thị trường chứng khoán trên thê giới. Các nước mới nổi có
lợi tức tính theo đầu người thấp hơn các nước phát triển nhưng có mức tăng
trưởng kinh tế nhanh, mưc sống và cơ cấu kinh tế có chiều hướng tiến gần đến
các nước phát triển.
Lợi tức bình quân theo đầu người lên đến mức 75% so với các
nước châu Âu. Vượt trội hơn cả là các nước thuộc nhóm BRICS (Ba tây, Nga
sô, Ấn độ, Trung quốc và Nam phi).
Các nước mới nổi hội nhập nhanh chóng vào nền
kinh tế thê giới về các phương diện thương mại (xuất cảng gia tăng) và
tài chánh (mở rộng thị trường tài chánh cho vốn ngoại quốc). Đặc biệt, các
nước thuộc nhóm BRICS càng ngày càng tăng số đầu tư tại nước
ngoài : 117 tỷ USD vào năm 2005 (17% của toàn thế giới).
1) Hiện nay,
một vấn đề mà các nước đang phát triển phải giải quyết vẫn là sụ nghèo khổ và
sư bất bình đẳng kinh tế và xã hội.
Vào năm 2010, theo thống kê của OPHDI ( Oxford
Poverty& amp; Human Development Initiative) được UNDP (United Nations
Development Program) ủng hộ, dựa vào số liệu của 104 nước đang phát triển (78%
dân số toàn cầu,) hiện có khoảng 1,7 tỷ người đang sống trong tình trạng nghèo
khổ đa chiều (2), số thu nhập hàng ngày dưới mức 1,25USD.
Mức thu nhập của đại đa số dân chúng còn rất
thấp, mặc dầu phải lao động vất vả, trong khi đó có một thiểu số giàu
có.Tài sản tập trung vào một số người; giữa người giàu và người nghèo có một
khoảng cách rất xa.
Như ở Việt nam hiện nay chẳng hạn, các
người giàu , gọi là « đại gia », chiếm hữu nhiều tài sản là nhờ được
hưởng những đặc quyền, đặc lợi. Đa số là những người thuộc gia đình cán bộ cao
cấp, có quyền lực trong tay.
Còn phần đông dân chúng thì nghèo, sống
thiếu tiện nghi, sức khoẻ và sự giáo dục không được săn sóc chu đáo vì họ có
mức lợi tức thấp, không có đủ tiền trả chi phí.
Tốt số hơn là
những người được ra nước ngoài làm thuê, làm mướn, gọi là « hợp tác lao
động ». Hoặc là những cô gái được người các nước (Đài loan, Đại hàn,
Trung quốc ..) mua
về làm vợ. Họ là những người công dân Việt nam rất đáng thương, đã phải vì
miếng cơm manh áo mà phải sống xa quê hương. Có không ít người trong số họ bị
đày đoạ và sống trong tũi nhục.
Sự bất bình đẳng còn xảy ra giữa các vùng ở
trong một nước, có vùng được ưu đãi, có vùng không được khai thác. Khoảng cách
giữa nông thôn và thành thị mỗi ngày mỗi xa hơn. Dân chúng ở thôn quê tìm cách
về các thành phố hoặc các vùng được khai thác để sinh sống, tìm việc làm.
Ngay tại các nước mới nổi, như ở Ba tây, 60%
dân nghèo sống ở vùng Đông bắc, còn ở vùng Đông nam, chung quanh các thành phố
São Paulo, Rio de Janeiro..có nhiều người giàu nhứt. Ở Trung quốc, tỉnh Quảng
đông và các tỉnh miền duyên hải phía đông, nhờ có các đặc khu kinh tế với
quy chế quản lý cởi mở, nên phát triển mạnh hơn các tỉnh khác. 62% GDP của
Trung quốc là do 12 tỉnh duyên hải nầy mà có và có khoảng 43% dân chúng sinh
sống ở đây.
Vấn đề đặt ra là làm sao để tạo nên sự giàu có
cho đất nước, nâng mức thu hoạch của người dân lên cao hơn, xoá bỏ bất công xã
hội, san bằng sư bất bình đẳng giữa các tầng lớp dân chúng, đồng thời tạo điều
kiện phát triển đồng đều cho các địa phương.
2) Nợ công, của nhà nước vay ở nước ngoài, chồng chất theo thời gian, cũng
là một gánh nặng của quốc gia, một vấn đề nan giải đối với các nước đang phát
triển.
Cái vòng luẩn quẩn nghèo
(cercle vicieux de la pauvreté) tiếp tục chi phối đời sống kinh tế của các
nước đang phát triển :
Lợi tức kém---àTiết kiệm kém---àĐầu tư
kém---àNăng suất yếu---àLợi tức kém…
Vì nghèo, thiếu vốn để đầu tư, các nước đang
phát triển phải nhờ đến viện trợ hoặc vay nợ của các nưởc phát triển, của các
tổ chức quốc tế.
Đã có một thời, trong những năm 1970, các nước
thuộc Thế giới thứ
ba, đặc biệt là các nước vùng Phi châu và châu Mỹ la tinh bị sa lầy với số
nợ ngày càng tăng. Năm 1977 : 77 tỷUSD, năm 1980 : 567 tỷUSD, năm
1986 : 1086 tỷUSD, năm 1995 : 1520 tỷUSD. Số tiển lời phải trả
thôi, tính từ năm 1980 đến năm 1992, lên đến 1.672 tỷ USD trong khi số nợ, tính
vào năm 1980 chỉ lên đến 567 tỷ USD. Trong những năm 1990, nợ nước ngoài trở
thành gánh nặng đối với các nước đang phát triển, tăng lên 300 lần trong thập
niên nầy :
1995 : 6 tỷ USD
2000 : 2000 tỷ USD
Quỹ ODA (Official
Development Assistance; Hỗ trợ Phát triển chính thức), thuộc DA (Development
Assistance Committee) của OECD (Organization for Economic Cooperation &
Development) đo lường sự viện trợ cho các nước đang phát triển. Có khoảng 20%
là viện trợ không hoàn lại, nhưng 80% là cho vay có thời hạn với lãi suất ưu
đãi.
Năm 2009, Phi châu nhận được 28
tỷ USD, Á châu : 24 tỷ USD.
Nhận viện trợ và vay nợ nhiều
nhất là các nước Irak, Việtnam, Soudan, Ethiopia.
Về phía Việt nam, nhà cầm quyền
công bố mức nợ nước ngoài năm 2008 là 15,64 tỷ USD, lên đến 32,5 tỷ vào cuối
năm 2010, tăng lên gấp đôi.
Nhưng theo môt chuyên gia kinh
tế quốc nội là ông Lê đăng Doanh, nếu cộng thêm nợ của các doanh nghiệp nhà
nước thì nợ của Việt nam đã lên đến hơn 100 tỷ USD, tức là trên 100% tổng sản
lượng quốc nội (GDP). Tính ra, mỗi người dân Việt, tính cả bé lẫn lớn, đang mắc
nợ thế giới hằng ngàn USD. Thế hệ nầy không trả nổi thì các thế hệ sau sẽ phải
gánh chịu.
Tự nó, nợ công không “xấu” nếu
được dùng để đầu tư vào hạ tầng cơ sở, tạo điều kiện cho người dân phát triển
kinh tế. Theo quan niệm của quốc tế thì, nếu nợ công dưới mức 60, 65% của GDP
và được sử dụng có hiệu quả thì không đáng ngại. Nhưng nếu nợ công cao tới hơn
100% GDP thì sẽ có rủi ro cao, sẽ thành ra tai hoạ.
Sở dĩ những người đang cầm
quyền không ngại vay nợ vì, có vay nhiều thì mới có hoàn cảnh tạo điều
kiện “lạm dụng chức vụ công để hưởng tư lợi”.
Nói cách khác, nợ công tạo
nên “tham nhũng”, theo định nghĩa của danh từ “tham nhũng”của “Tổ chức
Minh Bạch quốc tế” (TI : Transparency International).
3) Đây cũng là một vấn đề mà các nước đang phát triển cần phải đối phó: nạn tham
nhũng.
Tổ chức Minh bạch quốc tế, hàng
năm công bố chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI :corruption perception index),
tính trên thang 0 -100, với 0 là mức tham nhũng cao nhất và 100 là mức minh
bạch cao nhất.CPI được thực hiện trên các sự đánh giá và khảo sát của các tổ
chức tư vấn uy tín. Bảng xếp hạng CPI năm 2012 của TI cho thấy tham nhũng
vẫn tiếp tục tàn phá xã hội các nước nghèo trên khắp thế giới.
Đứng đầu bảng xếp hạng CPI năm
2012 (ít tham nhũng nhất) là Đan mạch, Phần lan và Tân tây lan, cùng đạt
90 điểm. Đứng chót là Afghanistan, Triều tiên (Bắc hàn) và Somalia, cùng đạt 08
điểm, cùng xép hạng 174..
Khu vực Bắc Mỹ (Hoa kỳ, Canada),
khu vực đồng euro Âu châu, châu Đại dương là những nơi có chỉ số minh bạch cao.
Khu vực Asean, có Singapore có
điểm CPI cao, 87, đứng hạng 5.
Việt nam xếp thứ 123 với mức CPI
31 điểm, thuộc vào số 50 nước có chỉ số CPI thấp nhất( tham nhũng nhiều nhất).
Tham nhũng và tham ô tạo thành
một vấn đề nhức nhối tại các nước đang phát triển (Tham ô là lợi dụng quyền
hành để lấy cắp của công). Tệ trạng nầy là hệ quả tất yếu của nền kinh tế kém
phát triển, quản lý kinh tế xã hội lỏng lẻo, yếu kém, tạo ra nhiều sơ hở cho
các hành vi tiêu cực. Tham nhũng và tham ô làm chậm sự phát triển kinh tế, xã
hội, còn làm mất lòng tin của người dân đối với nhà nước; đến chừng mực nào đó,
gây ra bất ổn chính trị và xã hội.
4) Trong tiến trình phát triển kinh tế, các nước đang phát triển còn có một vấn đề
hệ trọng phải đối phó : vấn đề bảo vệ môi sinh.
Tại các địa phương , có thể vì
quyển lợi riêng tư, đã xảy ra nạn phá rừng thiếu kế hoạch, gây hậu quả tai hại
cho môi trường sinh sống. Tại Việt nam, các tỉnh cho các nhà đẩu tư nước ngoài
thuê mướn trong thời gian dài nhiều khoảng đất rừng (10 tỉnh : Lạng sơn, Cao
bằng, Quảng ninh, Thanh hoá, Hà tỉnh, Nghệ an, Quảng nam, Bình định, Kontum,
Bình dương). Tổng số diện tích đã cho thuê : 264.000ha.
Dự án bauxite Tây nguyên, các
tỉnh Đăk nong và Lâm đồng : Ngoài sự nguy hiểm đối với an ninh quốc phòng, còn
gây sự tác hại đến môi trường sinh thái. Trang mạng boxitvn.net , từ năm 2009
đã nói nhiều về sự kiện nầy, đồng thời cũng nói lên sự chống đối của dân chúng
đối với dự án nầy.
Tình trạng ô nhiễm của các dòng
sông ở Việt nam ngày càng trở nên nghiêm trọng. Lời cảnh báo của các nhà khoa
học : Việt nam sẽ có những dòng sông “chết”. Lý do là vì có khuyết điểm trong
vấn đề xử lý nước và các chất thải, vấn đề thiếu khả năng giám sát việc
thanh lọc nước, xử lý các chất thải…
Trường hợp tai
nạn Bhopal (Ấn độ), thủ đô tiểu bang Madhya Pradesh, 800.000dân.
Ngày
2/12/1984, do khí độc hại (méthylisocyanate) thất thoát từ một nhà máy sản xuất
thuốc trừ sâu, đã có khoảng 8.000 người chết và gây thương tật cho khoảng
38.000 người. Tai nạn nầy chứng tỏ là có sư khiếm khuyết trong vấn đề bảo vệ
môi sinh...
Trên đây chỉ
là một số trong những vấn đề “sinh tử” mà các nưóc đang phát triển đang
phải giải quyết.
Các nước nầy đang phải đương đầu
với muôn vàn khó khăn, phải đối phó với bao nhiêu vấn đề trong tiến trình phát
triển kinh tế.
Nhìn lại các quốc gia phát triển
(pays développés) phương Tây,các nước nầy đều có thể chế chính trị dân chủ pháp
trị, các cấp lãnh đạo do dân bầu lên, chịu trách nhiệm với toàn dân trong việc
quản lý tài sản của đất nước và có khả năng đê hoàn thành trách nhiệm dân cử
của mình.
Riêng các nước đang phát triển,
dân trí tương đối còn thấp kém, nếu do những nhà độc tài lãnh đạo, hoặc
là, vì hoàn cảnh, độc
tài đảng trị đang nắm quyền, chỉ biết đến quyền lợi riêng tư thì liệu tài
sản nhà nước có được quản lý một cách vô tư hay không và đất nước sẽ có môt
tương lai tươi sáng hay không?
Cáp lãnh đạo phải là những người
“do dân, vì dân”, luật pháp quốc gia phân minh. Bộ máy chính quyền cần phải tập
hợp được những người có tài năng, đủ uy tín để kêu gọi được sư đoàn kết của
toàn dân và không chịu sự lê thuộc đối với nước ngoài.
Có được như thế thì mới
mong đối phó môt cách hữu hiệu với những vấn đề sinh tử của đất nước.
Nói cách
khác, tạo nên môt thể chế chính trị dân chủ pháp trị, do dân, vì dân, tam quyền
phân lập, môt guồng máy cai trị hữu hiệu, là vấn đề cấp thiết mà các nước đang
phát triển cần phải quan tâm trên hết nếu muốn phát triển tốt đẹp, theo kịp đà
tiến hoá của thế giới ngày nay.
Nguyễn Thanh Bạch
(1) HDI (Human Development
Index) : chỉ số phát triển con người, là một thước đo tổng quát về phát
triển con người. Nó đo mức thành tựu trung bình của một quốc gia theo ba tiêu
chuẩn sau :
1-
Sức khoẻ : một cuộc sống dài lâu và khoẻ mạnh, đo bằng tuổi thọ trung bình.
2- Trí thức : được đo bằng tỉ lệ số
người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục (tiểu học, trung,
học, đại học).
3- Thu nhập : mức sống , đo bằng GDP
(gross domestic product : tổng sản lượng quốc nội) bình quân, theo đầu
người.
(2) OPHDI (Oxford Poverty& Human Development
Initiative): Tổ chức Oxford về Nghèo khổ và phát triển con người).
UNDP (United Nations Development
Program) : Chương trình phát triển Liên Hiệp quốc.
MPI (Multidimensionel Poverty Index) : Chỉ số
nghèo đói đa chiều, đưọc tính căn cứ trên các phương dịện túng thiếu, sức khoẻ,
giáo dục, các dịch vụ thiết yếu như nước sạch, vệ sinh, năng lượng.
Tài liệu tham khảo
1.- Curran Donald W., Tiers-monde :
Evolution et stratégies de développement, Eyrolles, Paris,
1990.
2.- Commission française Justice et Paix, Les 100 mots du développement
et du tiers monde, Éditions La Découverte, Paris, 1990.
3.- Bergel Guy, Du tiers-monde aux tiers-mondes, Dunod, Paris, 2000.
4.- Henriet Jean-Michel, Le tiers-monde en fiches, Bréal, Paris, 1999.
5.- Vercueil Julien, Les pays émergents, Bréal, Paris, 2010.
6.- Kateb Alexandre , Les nouvelles puissances mondiales, Ellipses,
Paris, 2010.
7.- Delannoy Sylvia, Géopolitique des pays émergents, Pressses
universitaires de France, Paris, 2012.
8.- Wikipedia