Saigon một thuở
Sunday, March 30, 2014
Bùi Bảo Trúc
Mắc cỡ vô cùng
Trong cuốn Tâm Hồn Cao Thượng của De Amicis do Hà Mai Anh dịch có một truyện ngắn với tựa đề là Lòng Yêu Nước Của Cậu Bé Thành Pađôva.
Truyện kể trên một chuyến tàu chạy từ Tây Ban Nha đi Ý, có một chú bé quần áo rách rưới đứng ở một góc toa xe. Chú bé nhà nghèo phải theo một gánh xiếc bỏ nhà ở Ý để đi tha phương cầu thực hết ở Pháp rồi qua Tây Ban Nha. Sau hai năm bị chủ gánh xiếc ngược đãi, chú bỏ trốn tìm về nhà cũ.
Truyện kể trên một chuyến tàu chạy từ Tây Ban Nha đi Ý, có một chú bé quần áo rách rưới đứng ở một góc toa xe. Chú bé nhà nghèo phải theo một gánh xiếc bỏ nhà ở Ý để đi tha phương cầu thực hết ở Pháp rồi qua Tây Ban Nha. Sau hai năm bị chủ gánh xiếc ngược đãi, chú bỏ trốn tìm về nhà cũ.
Cô Kiều Trinh, con gái một ủy viên trung ương đảng, bị bắt 2 lần tại Thụy Ðiển và Anh về tội trộm cắp.
Thấy chú rách rưới tội nghiệp, một vài hành khách thương hại quăng cho chú vài ba đồng bạc. Chú bé vui vẻ bỏ túi, nghĩ khi về nhà sẽ dùng những đồng tiền ấy mua quà cho cha mẹ. Lát sau, tình cờ, khi đứng cạnh phòng ăn, chú nghe thấy những người khách vừa cho chú tiền kể chuyện về những chuyến đi du lịch của họ và đề cập tới nước Ý của chú.
Những người khách này đã không tiếc lời nói ra toàn những chuyện xấu xa về nước Ý mà họ đã có dịp viếng thăm. Một người nói nước Ý toàn những thứ cường đạo xấu xa. Người thì nói dân Ý toàn một bọn ngu dốt. Người thứ ba nói thêm là người Ý sống rất bẩn thỉu. Một người nói tiếp người Ý là một bọn ăn cắp. Người này chưa nói hết câu thì ông ta và luôn cả mấy người bạn bị ném một nắm tiền vào mặt. Những người ấy đứng dậy xem ai là người làm việc đó, thì chú bé thành Pađôva bước tới, hét lớn bằng giọng phẫn nộ rằng chú không thèm nhận những đồng tiền bố thí của những người lăng mạ nước Ý của chú.
Truyện đọc đã hơn nửa thế kỷ mà tôi vẫn nhớ nguyên từng chi tiết. Nước Ý trong truyện của De Amicis quả là có nghèo và lạc hậu thật. Chú bé người Ý rách rưới, nghèo đói nhưng nghe người nói những điều không đẹp về nước Ý, chú đã phản ứng rất mạnh như thế.
Ngày nay, những thái độ kỳ thị như câu chuyện trên chuyến tầu của De Amicis có lẽ không còn thấy nữa. Mà nếu có, thì cũng kín đáo hơn. Nói ra những điều đó công khai thì rất ít. Chuyện nói xấu nước Ý lại càng không.
Nhưng vẫn có thể xảy ra với một vài nước.
Ðặc biệt là Việt Nam.
Hãy đọc thử mấy hàng chữ trên tấm biểu ngữ này: “Gần đây phát hiện ra người Việt hay trộm đồ, trong cửa hàng đều có gắn camera, toàn bộ sẽ đưa ra công an xử lý. Ở Ðài Loan tội trộm cắp sẽ bị phạt tù ít nhất 3 tháng.”
Bức ảnh không cho biết được treo ở đâu, thành phố nào ở Ðài Loan nhưng chắc đó phải là nơi có nhiều người Việt. Chuyện trộm cắp mà thủ phạm là người Việt Nam chắc đã xảy ra nhiều. Nhiều đến nỗi người ta phải đem chi tiết đó ra nói để cảnh cáo. Những dòng chữ ở phía trên là chữ Hoa. Chữ Hán của tôi chỉ đủ để nhìn ra chữ thứ 5 và thứ 6 ở hàng trên cùng đọc từ trái qua phải là hai chữ Việt Nam.
Ðấy, chình ình ra đấy, nhưng tiếc là không thấy có một chú bé nào đòi hạ xuống. Các đại diện ngoại giao của Hà Nội ở Ðài Loan cũng không có phản ứng gì. Lẽ ra cũng phải lên tiếng phản đối yêu cầu dẹp tấm biểu ngữ đó để bảo vệ danh dự của quốc gia.
Những thứ biểu ngữ như thế chỉ mới xuất hiện gần đây. Trước đây, nói rõ hơn, trước năm 1975 thì không bao giờ thấy.
Mà cũng chẳng chỉ riêng ở Ðài Loan, luôn cả ở Nhật, ở Ðại Hàn, ở Thái Lan, ở Singapore ... cũng có những tấm bảng tương tự. Tuy không viết thẳng là “người Việt Nam hay trộm đồ” như trong tấm biểu ngữ ở Ðài Loan, nhưng rõ ràng những lời cảnh cáo trộm cắp như vậy đều nhắm vào người Việt. Vì tất cả đều được viết bằng tiếng Việt. Không lẽ mấy hàng chữ Việt đó là để cảnh cáo người Pakistan hay người Ma rốc?
Tuần qua, tờ Japan Daily Press của Nhật loan tin một nữ tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines bị bắt ở Tokyo vì bị nghi mang trong hành lý đồ ăn cắp. Cảnh sát Nhật cũng đã tới khám xét văn phòng của Vietnam Airlines ở Tokyo để tìm thêm bằng cớ.
Những người khách này đã không tiếc lời nói ra toàn những chuyện xấu xa về nước Ý mà họ đã có dịp viếng thăm. Một người nói nước Ý toàn những thứ cường đạo xấu xa. Người thì nói dân Ý toàn một bọn ngu dốt. Người thứ ba nói thêm là người Ý sống rất bẩn thỉu. Một người nói tiếp người Ý là một bọn ăn cắp. Người này chưa nói hết câu thì ông ta và luôn cả mấy người bạn bị ném một nắm tiền vào mặt. Những người ấy đứng dậy xem ai là người làm việc đó, thì chú bé thành Pađôva bước tới, hét lớn bằng giọng phẫn nộ rằng chú không thèm nhận những đồng tiền bố thí của những người lăng mạ nước Ý của chú.
Truyện đọc đã hơn nửa thế kỷ mà tôi vẫn nhớ nguyên từng chi tiết. Nước Ý trong truyện của De Amicis quả là có nghèo và lạc hậu thật. Chú bé người Ý rách rưới, nghèo đói nhưng nghe người nói những điều không đẹp về nước Ý, chú đã phản ứng rất mạnh như thế.
Ngày nay, những thái độ kỳ thị như câu chuyện trên chuyến tầu của De Amicis có lẽ không còn thấy nữa. Mà nếu có, thì cũng kín đáo hơn. Nói ra những điều đó công khai thì rất ít. Chuyện nói xấu nước Ý lại càng không.
Nhưng vẫn có thể xảy ra với một vài nước.
Ðặc biệt là Việt Nam.
Hãy đọc thử mấy hàng chữ trên tấm biểu ngữ này: “Gần đây phát hiện ra người Việt hay trộm đồ, trong cửa hàng đều có gắn camera, toàn bộ sẽ đưa ra công an xử lý. Ở Ðài Loan tội trộm cắp sẽ bị phạt tù ít nhất 3 tháng.”
Bức ảnh không cho biết được treo ở đâu, thành phố nào ở Ðài Loan nhưng chắc đó phải là nơi có nhiều người Việt. Chuyện trộm cắp mà thủ phạm là người Việt Nam chắc đã xảy ra nhiều. Nhiều đến nỗi người ta phải đem chi tiết đó ra nói để cảnh cáo. Những dòng chữ ở phía trên là chữ Hoa. Chữ Hán của tôi chỉ đủ để nhìn ra chữ thứ 5 và thứ 6 ở hàng trên cùng đọc từ trái qua phải là hai chữ Việt Nam.
Ðấy, chình ình ra đấy, nhưng tiếc là không thấy có một chú bé nào đòi hạ xuống. Các đại diện ngoại giao của Hà Nội ở Ðài Loan cũng không có phản ứng gì. Lẽ ra cũng phải lên tiếng phản đối yêu cầu dẹp tấm biểu ngữ đó để bảo vệ danh dự của quốc gia.
Những thứ biểu ngữ như thế chỉ mới xuất hiện gần đây. Trước đây, nói rõ hơn, trước năm 1975 thì không bao giờ thấy.
Mà cũng chẳng chỉ riêng ở Ðài Loan, luôn cả ở Nhật, ở Ðại Hàn, ở Thái Lan, ở Singapore ... cũng có những tấm bảng tương tự. Tuy không viết thẳng là “người Việt Nam hay trộm đồ” như trong tấm biểu ngữ ở Ðài Loan, nhưng rõ ràng những lời cảnh cáo trộm cắp như vậy đều nhắm vào người Việt. Vì tất cả đều được viết bằng tiếng Việt. Không lẽ mấy hàng chữ Việt đó là để cảnh cáo người Pakistan hay người Ma rốc?
Tuần qua, tờ Japan Daily Press của Nhật loan tin một nữ tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines bị bắt ở Tokyo vì bị nghi mang trong hành lý đồ ăn cắp. Cảnh sát Nhật cũng đã tới khám xét văn phòng của Vietnam Airlines ở Tokyo để tìm thêm bằng cớ.
Tấm bảng có dòng chữ tiếng Việt trong một siêu thị tại Ðài Loan.
Ngoài cô tiếp viên này, cảnh sát Nhật cũng muốn gặp 4 tiếp viên và 1 phi công phụ của Vietnam Airlines để thẩm vấn nhưng hiện những người này không có mặt ở Nhật. Cô tiếp viên bị bắt nói là cô đã làm như thế mấy lần và nhiều tiếp viên khác của Vietnam Airlines cũng đã làm những việc như cô. Cô cũng cho biết các bạn của cô còn mang hàng ăn cắp cho các hãng hàng không khác để lấy công.
Ở Hà Nội, theo tờ Sankei Shimbun, có mấy cửa tiệm chuyên bán những thứ hàng ăn cắp ở Nhật mang về. Những món hàng này còn nguyên cả giá tiền Yen của Nhật và tên của các cửa tiệm ở Tokyo.
Chẳng phải chỉ những thành phần nghèo khó ít học đi lao động ở Nhật, Ðại Hàn, Ðài Loan, Thái Lan... mới giở những trò trộm cắp như thế, mà ngay cả một phụ nữ con gái của một ủy viên trung ương đảng (Vũ Văn Hiến) và cũng là tổng giám đốc truyền hình Việt Nam, cô Kiều Trinh đã hai lần bị cảnh sát Thụy Ðiển (năm 2001) và Anh (năm 2006) bắt giữ về tội trộm cắp. Cô Kiều Trinh sau những can thiệp của các sứ quán Việt Nam, vẫn bình an, lại còn được đề bạt lên làm trưởng phòng văn hóa dân tộc, xuất hiện thường xuyên trong chương trình Văn Hóa Dân Tộc trên đài truyền hình VTV.
Hai tác giả Eugen Burdick và William Lederer khi viết cuốn The Ugly American đã dùng chữ “ugly” để nói về chính sách ngoại giao xấu chơi của Washington đối với các nước khác. Nhưng những việc làm xấu xa của người Việt như trộm cắp, buôn lậu, ồn ào, ăn tham uống tục... qua mắt nhìn của người Thái, người Nhật, người Ðài Loan, người Hàn quốc ... thì nhất định khi được viết xuống chắc phải đặt tên cuốn sách là The Ugly Vietnamese.
Xấu xa tệ lậu vô cùng.
Cách đây vài năm, ở Việt Nam, một nhà tu hiền lành cũng phải ngán ngẩm nói rằng khi xuất ngoại, ngài thấy rất nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, vì đi đâu, khi xuất trình giấy tờ ở phi trường, ngài đều bị soi xét rất kỹ lưỡng... Ngài mong sao người Việt Nam đi đâu cũng được kính trọng như người Nhật, người Hàn quốc cầm hộ chiếu của họ là đi qua tất cả mọi nơi, không ai bị xem xét gì cả...
Nhưng nếu những chuyện như thế này cứ tiếp tục diễn ra, thì điều mơ ước của tổng giám mục Ngô Quang Kiệt khi tuyên bố trước ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội hôm 20 tháng 9 năm 2008 sẽ còn phải rất lâu mới thành sự thật được.
Xóa được những thành kiến xấu xa về Việt Nam sẽ rất khó và sẽ mất rất nhiều thời gian ngay cả trong trường hợp bắt đầu ngay từ bây giờ.
Tại sao Việt Nam, đất nước quê hương chúng ta lại trở thành một đất nước tồi tệ, xấu xa đến như thế?
Nhớ chuyện Án Anh người nước Tề khi bị vua Sở tìm cách lăng nhục bằng cách đổ cho là người Tề hay trộm cắp đã trả lời vua Sở nói rằng quýt trồng ở Hoài Nam thì rất ngọt, mang trồng ở Hoài Bắc thì chua. Án Anh nói rằng người nước Tề không quen trộm cắp nhưng sang nước Sở sinh sống thì sinh ra trộm cắp là do thủy thổ của hai nước khác nhau.
Trường hợp người Việt ăn cắp đến nỗi mang tiếng ở nhiều nước chắc chắn không phải vì thủy thổ khác nhau mà chính là thứ đạo đức được đem ra dậy dỗ từ mấy chục năm nay, đó là đạo đức của Hồ Chí Minh vậy.
Trước đây làm gì có chuyện người Việt mang tiếng xấu như thế! Mắc cỡ vô cùng!
Ở Hà Nội, theo tờ Sankei Shimbun, có mấy cửa tiệm chuyên bán những thứ hàng ăn cắp ở Nhật mang về. Những món hàng này còn nguyên cả giá tiền Yen của Nhật và tên của các cửa tiệm ở Tokyo.
Chẳng phải chỉ những thành phần nghèo khó ít học đi lao động ở Nhật, Ðại Hàn, Ðài Loan, Thái Lan... mới giở những trò trộm cắp như thế, mà ngay cả một phụ nữ con gái của một ủy viên trung ương đảng (Vũ Văn Hiến) và cũng là tổng giám đốc truyền hình Việt Nam, cô Kiều Trinh đã hai lần bị cảnh sát Thụy Ðiển (năm 2001) và Anh (năm 2006) bắt giữ về tội trộm cắp. Cô Kiều Trinh sau những can thiệp của các sứ quán Việt Nam, vẫn bình an, lại còn được đề bạt lên làm trưởng phòng văn hóa dân tộc, xuất hiện thường xuyên trong chương trình Văn Hóa Dân Tộc trên đài truyền hình VTV.
Hai tác giả Eugen Burdick và William Lederer khi viết cuốn The Ugly American đã dùng chữ “ugly” để nói về chính sách ngoại giao xấu chơi của Washington đối với các nước khác. Nhưng những việc làm xấu xa của người Việt như trộm cắp, buôn lậu, ồn ào, ăn tham uống tục... qua mắt nhìn của người Thái, người Nhật, người Ðài Loan, người Hàn quốc ... thì nhất định khi được viết xuống chắc phải đặt tên cuốn sách là The Ugly Vietnamese.
Xấu xa tệ lậu vô cùng.
Cách đây vài năm, ở Việt Nam, một nhà tu hiền lành cũng phải ngán ngẩm nói rằng khi xuất ngoại, ngài thấy rất nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, vì đi đâu, khi xuất trình giấy tờ ở phi trường, ngài đều bị soi xét rất kỹ lưỡng... Ngài mong sao người Việt Nam đi đâu cũng được kính trọng như người Nhật, người Hàn quốc cầm hộ chiếu của họ là đi qua tất cả mọi nơi, không ai bị xem xét gì cả...
Nhưng nếu những chuyện như thế này cứ tiếp tục diễn ra, thì điều mơ ước của tổng giám mục Ngô Quang Kiệt khi tuyên bố trước ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội hôm 20 tháng 9 năm 2008 sẽ còn phải rất lâu mới thành sự thật được.
Xóa được những thành kiến xấu xa về Việt Nam sẽ rất khó và sẽ mất rất nhiều thời gian ngay cả trong trường hợp bắt đầu ngay từ bây giờ.
Tại sao Việt Nam, đất nước quê hương chúng ta lại trở thành một đất nước tồi tệ, xấu xa đến như thế?
Nhớ chuyện Án Anh người nước Tề khi bị vua Sở tìm cách lăng nhục bằng cách đổ cho là người Tề hay trộm cắp đã trả lời vua Sở nói rằng quýt trồng ở Hoài Nam thì rất ngọt, mang trồng ở Hoài Bắc thì chua. Án Anh nói rằng người nước Tề không quen trộm cắp nhưng sang nước Sở sinh sống thì sinh ra trộm cắp là do thủy thổ của hai nước khác nhau.
Trường hợp người Việt ăn cắp đến nỗi mang tiếng ở nhiều nước chắc chắn không phải vì thủy thổ khác nhau mà chính là thứ đạo đức được đem ra dậy dỗ từ mấy chục năm nay, đó là đạo đức của Hồ Chí Minh vậy.
Trước đây làm gì có chuyện người Việt mang tiếng xấu như thế! Mắc cỡ vô cùng!
Bùi Bảo Trúc
Việt Định Nguyễn
Người gốc Việt nghiên cứu siêu vũ khí laser
Ông Định Nguyễn nhận bằng cử nhân hóa học tại ĐH Indiana vào năm 1979, được trao học vị tiến sĩ hóa học ở ĐH Wisconsin năm 1984 và chính thức gia nhập Trung tâm thí nghiệm quốc gia Los Alamos cũng trong năm này. Sau đó, ông nhanh chóng trở thành nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực phát triển chùm tia laser công suất lớn. Hiện nay, ông là thành viên Hội Vật lý Mỹ và Ủy ban Chương trình nghiên cứu về FEL. Tiến sĩ Định Nguyễn đã có hơn 60 bài viết khoa học tạo nhiều dấu ấn cùng nhiều tham luận tại các hội thảo. (Theo Deps.org).
Tiến sĩ người Mỹ gốc Việt Định Nguyễn (ảnh) đang đứng đầu bộ phận nghiên cứu phát triển hệ thống của Hải quân Mỹ phóng laser phá hủy tên lửa.
Với lực lượng hải quân hiện diện trên toàn cầu, Mỹ luôn phải đẩy mạnh nghiên cứu những hệ thống phòng thủ hữu hiệu cho tàu chiến. Áp lực ngày càng lớn hơn khi một số loại tên lửa chống tàu chiến mới được nâng cấp cả về tầm bắn lẫn sức công phá. Thời gian qua, nhiều nguồn tin quân sự liên tục khẳng định Trung Quốc đang hoàn thiện loại tên lửa DF-21D, có tầm bắn 3.000 km, đủ sức phá hủy tàu sân bay.
Với lực lượng hải quân hiện diện trên toàn cầu, Mỹ luôn phải đẩy mạnh nghiên cứu những hệ thống phòng thủ hữu hiệu cho tàu chiến. Áp lực ngày càng lớn hơn khi một số loại tên lửa chống tàu chiến mới được nâng cấp cả về tầm bắn lẫn sức công phá. Thời gian qua, nhiều nguồn tin quân sự liên tục khẳng định Trung Quốc đang hoàn thiện loại tên lửa DF-21D, có tầm bắn 3.000 km, đủ sức phá hủy tàu sân bay.
Giữa lúc tin tức về DF-21D dồn dập xuất hiện, Hải quân Mỹ bất ngờ công bố bước tiến mới của chương trình siêu vũ khí khắc chế hỏa tiễn diệt tàu chiến. Đầu năm nay, website của Cơ quan Nghiên cứu Hải quân Mỹ thông báo đã có đột phá trong việc phát triển hệ thống phóng tia laser đủ sức tiêu diệt các loại tên lửa tấn công tàu chiến. Theo đó, các nhà khoa học ở Trung tâm thí nghiệm quốc gia Los Alamos, thuộc bang New Mexico thử nghiệm thành công việc phóng chùm laser có công suất phát xạ đạt ngưỡng megawatt.
Đồ
họa thể hiện hoạt động của hệ thống FEL megawatt - Ảnh:
Aramybase.us
Theo tạp chí Wired, chương trình nói trên đã được nghiên cứu trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, lâu nay Hải quân Mỹ chỉ mới dừng lại ở khả năng phát ra chùm tia laser công suất 14 kilowatt, trong khi phải đạt mức 100 kilowatt mới đủ sức phá hủy tên lửa. Vì thế, việc phóng thành công chùm tia laser công suất ngưỡng megawatt là một thành tựu lớn.
Tiến sĩ Định Nguyễn, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu dự án trên, cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng vì nỗ lực thiết kế và thử nghiệm đã thành công”. Quentin Saulter, Tổng quản lý dự án cho Cơ quan Nghiên cứu Hải quân Mỹ, tán dương nhóm chuyên gia của ông Nguyễn vì đã đạt được bước tiến trên sớm 9 tháng so với thời hạn đặt ra. Ông Saulter đánh giá đây là thành
tựu quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ Free Electron Laser (FEL), mở ra một thế hệ vũ khí tiên tiến mới.
Hiện nay, tàu chiến Mỹ chủ yếu sử dụng các loại súng pháo để tạo thành lưới phòng không chống tên lửa. Tuy nhiên, phương pháp này khó chiếm được ưu thế đối với các loại tên lửa tốc độ cao và có tầm bay thấp. Vì thế, hệ thống FEL công suất megawatt sẽ giúp thay đổi cục diện nhờ tính chính xác cao và tốc độ bắn cực “khủng”. Sau khi dò thấy tên lửa, tàu chiến có thể nhanh chóng phóng tia laser để tiêu diệt và nhờ tốc độ phát xạ cao, hệ thống FEL vẫn kịp thời phá hủy tên lửa khi đã ở cự ly gần.
Theo kế hoạch trước đó, tàu chiến Mỹ sẽ được trang bị hệ thống trên vào năm 2018. Tuy nhiên, theo trang Engadget.com thì dự án trên đang chịu sức ép tại Thượng viện Mỹ vì chi phí quá cao. Với những đột phá của nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Định Nguyễn đứng đầu, các nghị sĩ có thể sẽ suy xét kỹ càng hơn về dự án.
Nhiều năm qua, Lầu Năm Góc luôn tìm cách đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ laser vào vũ khí. Năm 2010, cơ quan này đầu tư cho Tập đoàn Boeing khoản tiền 26 triệu USD để phát triển các ứng dụng laser trên tàu chiến. Trong đó, việc sử dụng tia laser dẫn đường để tăng cường tính chính xác của vũ khí là mục tiêu hàng đầu.
Siêu laser
Công nghệ Free Electron Laser được phát minh vào năm 1976 bởi giáo sư vật lý John Madey ở ĐH Standford. Loại laser này có các thuộc tính quang học giống những chùm tia laser thông thường nhưng khác về nguyên lý phát ra. Free Electron Laser không được phát ra nhờ quá trình kích thích để tăng mức năng lượng của các electron như thông thường mà nhờ một chùm tia điện tử đi qua một cấu trúc từ tính. Do đó, tránh được hiện tượng sinh nhiệt và sức hủy diệt của tia laser tăng mạnh. FEL đang được nghiên cứu ứng dụng trong một số lĩnh vực, trong đó có quân sự.
Ngô Minh Trí
@internet
Friday, March 28, 2014
Thơ Trần Văn Lương
Prélude:
Le verre est vide,
Ainsi nos bras.
Âme invalide,
Ne pleure pas !
Rượu xưa trót đổ đi rồi,
Hai con tim nát bồi hồi trách nhau.
Le Verre, Une Fois Vide...
Ma chère, mon cœur se resserre,
Chaque fois que je me souviens
Du jour où tu saisis mon verre,
Et, d'un coup, l'as vidé par terre.
Ainsi disparut le liquide,
Ainsi s'éteignit le bonheur.
J'ai beau fouiller la nuit torride,
Seul m'est resté mon verre vide.
Comment pourrais-je imaginer
Que notre si belle romance
A dû si mal se terminer,
Et tant de douleur déchaîner.
Mon Dieu, c'est souvent la colère,
Qui fait sortir du fond du cœur,
Quoique de façon éphémère,
Le sentiment le plus sincère.
Il m'advient, non sans grande peine,
D'accepter cette absurdité
Que l'amour, malgré sa rengaine,
N'est rien que l'envers de la haine.
Nous avons, sans succès, tâché
De raviver la flamme éteinte.
Le philtre, sur le sol versé,
Ne peut point être recouvré.
Chérie, ne blâmons pas le sort.
Le cœur, passionné mais fragile,
N'endure pas le moindre tort.
Un faux pas et hélas, la mort!
Một Khi Ly Đã Đổ...
Em yêu dấu, trái tim tôi quằn quại,
Khi một mình ngồi nhớ lại ngày qua,
Em đang tay, trong một phút bất hòa,
Cầm ly rượu hắt ra ngoài sân trống.
Từng giọt thắm thấm dần trên đất nóng,
Hạnh phúc mình cũng lóng nhóng ra đi.
Ngàn đêm vui nóng bỏng có còn chi,
Chỉ trơ trọi chiếc ly không lạnh giá.
Ai đoán được khúc quanh đời nghiệt ngã,
Mối tình đang như một đóa hoa xuân,
Chợt bất ngờ gánh chịu cảnh chia phân,
Đau đớn ngập từng bước chân lận đận.
Có nhiều lúc phải nhờ cơn nóng giận,
Mà những gì thật nhất tận trong tim,
Qua bao năm nằm ẩn nấp im lìm,
Nay mới được tạm tìm ra dấu tích.
Làm sao có được một lời giải thích,
Nếu không tin vào nghịch lý đau thương,
Rằng tình yêu, với điệp khúc du dương,
Là thù hận đang chưng bày mặt trái.
Hai đứa đã chịu nhiều phen thất bại,
Khi cố làm sống lại mối tình si.
Rượu đổ rồi theo bụi đất thấm đi,
Làm sao hốt được đầy ly như cũ.
Đừng than khóc, đổ thừa cho mệnh số.
Con tim thường lầm lỡ lại mong manh,
Một tia nhìn, một câu nói đành hanh,
Cũng đủ để mảnh tình xanh giãy chết.
Trần Văn Lương
Rabat - Maroc, 27/3/2014
Thursday, March 27, 2014
Ngô Nhân Dụng
Kinh tế Nga đang xuống dốc
Lúc đầu chỉ có năm “cường quốc kinh tế” G-5 họp với nhau: Anh, Pháp, Tây Ðức, Hoa Kỳ và Nhật. Các nước Âu châu muốn mời Ý tham dự, Hoa Kỳ đòi phải thêm Canada, nước bạn Bắc Mỹ, cho nên thành Nhóm Bảy Nước G-7. Công chuyện họ thường bàn nhau là làm sao điều hợp chính sách tiền tệ và ngoại thương để không làm thiệt hại lẫn nhau. Năm 1998, họ mời thêm nước Nga, không phải vì kinh tế Nga lớn, mà vì Nga có bom nguyên tử, lại đang cần được khích lệ trên đường tư bản hóa. Từ đó Nhóm Tám Nước G-8 bàn thêm chuyện an ninh thế giới. Năm nay, bảy nước G-7 họp khẩn cấp do tổng thống Mỹ yêu cầu, và họ đồng thanh tuyên bố sẽ không tham dự kỳ họp G-8 sắp tới ở Sochi, nước Nga, nơi mới diễn ra Thế Vận Hội Mùa Ðông. Thay vào đó, họ sẽ họp lại nhóm G-7 tại Bruxelles cũng vào Tháng Năm, và không mời Nga dự. Họ còn tuyên bố sẽ không bao giờ mời Nga họp, cho tới khi Nga “xuống thang” trong cuộc khủng hoảng Crimea và Ukraine.
Báo chí thế giới loan tin: Nga bị đuổi khỏi G-8. Nhưng trong thực tế, G-8 không phải là một tổ chức, cũng chẳng có điều lệ về tư cách thành viên. Năm ngoái, Nhóm G-7 cũng từng họp riêng với nhau vào Tháng Năm ở Aylesbury bên nước Anh, mà chẳng mời Nga dự. Bảy nước G-7 hiện nay bao gồm 63% tài sản kinh tế thế giới, tổng cộng 241,000 tỷ mỹ kim; chắc chắn những quyết định chính sách chung của họ sẽ ảnh hưởng trên kinh tế toàn cầu. Ðược tham dự, tức là được góp ý kiến trên các quyết định đó, và còn tăng thêm cho uy tín quốc gia. Tính trên tổng sản lượng thì kinh tế Trung Quốc lớn hơn Nga, lâu nay vẫn muốn góp mặt để thành một Nhóm G-9. Nhưng bây giờ sau khi Nga “bị đuổi” thì Trung Quốc khó có hy vọng được mời trong nhiều năm tới.
Quyết định của G-7 hoàn toàn vì chính trị. Họ lên án Nga đã không tôn trọng những “giá trị và nguyên lý” về bang giao quốc tế khi đem Crimea trở lại lãnh thổ Nga. Các nước Pháp, Ðức, Anh, Ý đã phong tỏa tài sản một số người thân cận với ông Vladimir Putin, Mỹ phong tỏa thêm một số công ty và ngân hàng. Nay bày nước dọa sẽ có các biện pháp trừng phạt kinh tế khác nếu Nga leo thang đe dọa thế quân bình vùng chung quanh Nga và Ukraine.
Nga đang đe dọa thật. Ông Putin có thể sách động dân gốc Nga ở mấy tỉnh miền Ðông Ukraine nổi lên, đòi theo gót Crimea. Và ngay sát bên còn một vùng đất tình trạng rất giống Crimea; là Transnistria, một dải đất dài nằm theo biên giới giữa Ukraine và Moldova. Transnistria đã ly khai khỏi Moldova vào năm 1992, sau khi xứ này tuyên bố độc lập lúc Liên Bang Xô Viết tan rã. Hiện có 1,200 quân Nga đóng ở đây, sau khi đã tới đóng vai “bảo vệ hòa bình” vì cuộc xung đột giữa Moldova và Transnistria; và đến nay vẫn không chịu rút về dù đã ký kết với Moldova, và được Liên Hiệp Quốc thúc giục! Trong số dân Transnistria gần 600,000 người có 90% mang hai hoặc ba quốc tịch; 300 ngàn nhận quốc tịch Moldova; 150 ngàn quốc tịch Nga và 100 ngàn quốc tịch Ukraine. Trong khi cả thế giới chưa nước nào công nhận Transnistria là một quốc gia cả, người gốc Nga ở đây cũng đang đòi trở về với “Nước Mẹ!”
Chính phủ Nga tỏ ra cứng rắn, coi được tham dự vào G-8 hay không chẳng có gì quan trọng. Ngoại trưởng SergeLavrov nói, “Ðể coi, một năm hay năm rưỡi sau, chúng tôi sẽ ra sao khi không còn tham dự nữa.” Ông biết rằng chỉ có Mỹ sẵn sàng tạo thêm áp lực phong tỏa kinh tế, còn các nước Âu Châu rất khó. Ðồng minh thân nhất của Mỹ là Anh quốc. Nhưng London hiện nay là nơi các đại gia giàu nhất nước Nga gửi tiền, mua nhà, và đầu tư. Trị giá 28 công ty Nga ghi danh ở thị trường chứng khoán London lên tới gần 400 tỷ Mỹ kim. Mỗi năm các công ty Nga trả cho các ngân hàng cố vấn London 300 triệu. Các luật sư cố vấn London đòi các công ty Nga trả mỗi giờ 1,500 bảng Anh (2,500 Mỹ kim). Ðức nhập cảng hơi đốt của Nga cho 40% nhu cầu, và cung cấp máy móc, xe đắt tiền cho Nga. Bà Thủ Tướng Angela Merkel nói rằng muốn phong tỏa kinh tế Nga cần phải tham khảo ý kiến của 28 nước trong Liên Hiệp Châu Âu (EU). Cho nên trong thời gian tới, các nước G-7 sẽ chỉ làm áp lực từng bước nhỏ, tấn công trên từng phần trong các ngành nhiên liệu, dịch vụ tài chánh, ngân hàng, và xuất cảng vũ khí.
Nhưng trong thực tế, khối G-7 không cần làm nhiều, vì trước khi ra khỏi G-8, kinh tế Nga đã đang trên đà xuống dốc rồi.
Trong mười năm từ khi ông Vladimir Putin lên cầm quyền, năm 2000, kinh tế Nga mạnh nhờ giá dầu lửa trên thế giới lên cao; trung bình mỗi năm lợi tức quốc gia (GDP) tăng 7%. Năm ngoái, GDP chỉ tăng được 1.3%, và ông Andrei Klepach, thứ trưởng kinh tế mới nói với báo chí rằng trong quý đầu năm 2014 chắc tỷ lệ tăng trưởng sẽ xuống số không. Tình trạng kinh tế ngưng trệ diễn ra trong khi giá dầu thô trên thế giới vẫn giữ mức khoảng 110 đô la một thùng, là mức cao nhất xưa nay. Ðiều đó cho thấy kinh tế Nga gặp khó khăn vì những nguyên do lớn trong cơ cấu kinh tế.
Vladimir Putin không tin tưởng ở sức mạnh của thị trường; ông tập trung quyết định kinh tế quốc gia vào trong tay, trao cho một số cận thần, nhiều người là cựu sĩ quan công an KGB như ông. Ông cũng theo thói quen như các nhà lãnh đạo Trung Quốc, chú trọng đến đầu tư, nhưng đem tiền cho những xí nghiệp vay dùng vào dự án không có hiệu quả. Mặc dù tiền đầu tư chiếm 26% của GDP, nhưng khả năng sản xuất của các xí nghiệp giảm dần, đường sá và đường xe lửa đang hư hỏng. Chính phủ Nga khuyến khích các đại gia, các đại công ty, phần lớn là doanh nghiệp nhà nước. Các nhà kinh doanh và ngân hàng nhỏ khó cạnh tranh với guồng máy quốc doanh. Nạn tham nhũng lan tràn từ trên xuống dưới khiến kinh tế càng khó phát triển.
Nhờ có nhiều dầu khí để bán, Nga không phát triển những ngành công nghiệp nhẹ nhắm vào xuất cảng như ở Trung Quốc. Vì vậy, sản xuất công nghiệp ở Nga không tiến lên theo đúng nhu cầu của một nước đang phát triển. Tại những nước đang hưng thịnh, như Nam Hàn, Cộng Hòa Tiệp, sản xuất công nghiệp đóng góp vào 20% tổng sản lượng nội địa. Công nghiệp Nga hiện nay chỉ chiếm 15% GDP, giảm xuống từ tỷ lệ 18% vào năm 2005.
Trong cuộc họp báo vào Thứ Hai, 24 Tháng Ba, 2014, Thứ Trưởng Kinh Tế Andrei Klepach nói rằng các hành động phong tỏa của Mỹ và Tây Âu không ảnh hưởng đến kinh tế Nga bao nhiêu, nhưng ông công nhận nhiều người Nga đã chuyển tiền ra nước ngoài. Trong mấy năm qua, mỗi năm số vốn chạy khỏi nước Nga trị giá khoảng 60 tỷ đô la; nhưng nay đến lượt các nhà đầu tư ngoại quốc cũng rút tiền đem về. Riêng trong ba tháng đầu năm 2014, ông Klepach cho biết số tiền vốn “vượt biên” khoảng từ 65 đến 70 tỷ, cao hơn tổng số của cả năm ngoái. Mà một nửa số tiền đó mới được chuyển đi trong Tháng Ba này.
Tiền rút khỏi nước Nga sẽ được đổi lấy ngoại tệ, nhất là mua đô la Mỹ. Từ năm 2011 đến nay, đồng rúp của Nga đã mất giá 22% so với đồng đô la; và hối suất xuống mạnh nhất trong tháng qua, từ khi vụ khủng hoảng Ukraine và Crimea bùng nổ. Ngân hàng trung ương Nga đã bỏ đô la dự trữ ra mua đồng rúp, và tăng lãi suất để giữ giá. Nhưng trong tình trạng kinh tế đang xuống việc tăng lãi suất sẽ chỉ khiến việc tiêu thụ và đầu tư giảm sút.
Ông Klepach cho biết ngân hàng trung ương Nga sẽ hạ thấp lãi suất, và trong Tháng Ba giá sinh hoạt sẽ chỉ tăng từ 0.9 đến 1%; ước đoán này cho thấy tỷ lệ lạm phát trong năm 2014 sẽ lên tới gần 7% cao hơn tỷ lệ lạm phát trung bình 3.8% của các nước đang phát triển cùng trình độ với Nga.
Với tình trạng kinh tế suy yếu như vậy, ông Vladimir Putin sẽ chịu hai thứ áp lực kinh tế từ Mỹ và các nước Châu Âu. Thứ nhất, phong tỏa tài sản các cận thần của ông Putin; thứ hai, chính phủ Mỹ đổi chính sách, sống xa hoa xuất cảng dầu lửa và khí đốt.
Ông Alexey Navalnymarch là người đã ra tranh cử thị trưởng thủ đô Matskva vào Tháng Chín năm ngoái, ông được một phần ba phiếu bầu mặc dù không được các báo đài nhắc tới. Ông mới bị quản thúc tại gia sau khi tham dự các cuộc biểu tình phản đối ông Putin. Trong một bài gửi ra nước ngoài vào tuần trước, ông đã nêu đích danh những nhân vật mà các nước Tây phương nên phong tỏa tài sản, vì họ đã kiếm được tiền nhờ tham nhũng, lạm quyền. Nhóm cận thần này không những cung cấp tiền cho đảng của ông Putin mà còn điều khiển cả bộ máy tuyên truyền gồm báo, đài chuyên đi xuyên tạc các đảng chính trị đối lập.
Những cận thần của ông Putin đều có tài sản lớn nằm ở các nước Tây phương, kể cả ở Mỹ. Nếu bị phong tỏa, cuộc sống xa hoa của họ sẽ chịu ảnh hưởng và họ sẽ lo lắng về tương lai. Áp lực đó sẽ khiến chính đám này khuyên ông Putin phải dè dặt.
Ðòn kinh tế thứ hai nước Mỹ có thể thi hành, là thay đổi chính sách năng lượng, khuyến khích việc xuất cảng dầu, khí; vì Mỹ đang trở thành nước sản xuất nhiều nhất thế giới, nhờ áp dụng những phát minh trong kỹ thuật khai thác mới. Mục này đã trình bày vấn đề đó trong một bài trước. Cả nước Nga đang sống khá giả nhờ xuất cảng dầu khí. Mỗi năm Nga thu về 220 tỷ đô la nhờ xuất cảng dầu khí, 160 tỷ bán cho các nước Âu Châu. Ngoài món đó ra, số khiếm hụt trong cán cân thương mại về các món hàng khác sẽ lên tới 10% tổng sản lượng nội địa. Cho tới nay, ông Putin không bao giờ muốn Iran với Mỹ hòa hoãn; vì nếu không bị cấm vận, Iran sẽ là nước xuất cảng dầu lửa và khí đốt đứng hàng thứ tư trên thế giới. Chỉ cần Mỹ tuyên bố xuất cảng dầu khí, giá thị trường thế giới sẽ xuống, ngân sách chính phủ Nga lập tức bị ảnh hưởng.
Chắc hẳn ông Vladimir Putin cũng biết nhược điểm kinh tế của mình, cho nên đã thấy dấu hiệu ông bắt đầu nhường nhịn. Cho đến nay, chính phủ Nga nhất định không coi chính phủ mới ở Ukraine là hợp pháp; vẫn chỉ công nhận Cựu Tổng Thống Yanukovych, tay chân của họ. Nhưng trong ngày Thứ Hai vừa qua, trong khi các nước G-7 họp ở Den Haag, Hòa Lan công khai phản đối Nga, ngoại trưởng Sergei Lavrov đã chịu gặp gỡ ngoại trưởng của chính phủ Ukraine mới, cũng tại thành phố này. Trước đó, ông Lavrov đã nhiều lần từ chối không gặp ở những nơi khác, dù hai người ở cùng một khách sạn!
Báo chí thế giới loan tin: Nga bị đuổi khỏi G-8. Nhưng trong thực tế, G-8 không phải là một tổ chức, cũng chẳng có điều lệ về tư cách thành viên. Năm ngoái, Nhóm G-7 cũng từng họp riêng với nhau vào Tháng Năm ở Aylesbury bên nước Anh, mà chẳng mời Nga dự. Bảy nước G-7 hiện nay bao gồm 63% tài sản kinh tế thế giới, tổng cộng 241,000 tỷ mỹ kim; chắc chắn những quyết định chính sách chung của họ sẽ ảnh hưởng trên kinh tế toàn cầu. Ðược tham dự, tức là được góp ý kiến trên các quyết định đó, và còn tăng thêm cho uy tín quốc gia. Tính trên tổng sản lượng thì kinh tế Trung Quốc lớn hơn Nga, lâu nay vẫn muốn góp mặt để thành một Nhóm G-9. Nhưng bây giờ sau khi Nga “bị đuổi” thì Trung Quốc khó có hy vọng được mời trong nhiều năm tới.
Quyết định của G-7 hoàn toàn vì chính trị. Họ lên án Nga đã không tôn trọng những “giá trị và nguyên lý” về bang giao quốc tế khi đem Crimea trở lại lãnh thổ Nga. Các nước Pháp, Ðức, Anh, Ý đã phong tỏa tài sản một số người thân cận với ông Vladimir Putin, Mỹ phong tỏa thêm một số công ty và ngân hàng. Nay bày nước dọa sẽ có các biện pháp trừng phạt kinh tế khác nếu Nga leo thang đe dọa thế quân bình vùng chung quanh Nga và Ukraine.
Nga đang đe dọa thật. Ông Putin có thể sách động dân gốc Nga ở mấy tỉnh miền Ðông Ukraine nổi lên, đòi theo gót Crimea. Và ngay sát bên còn một vùng đất tình trạng rất giống Crimea; là Transnistria, một dải đất dài nằm theo biên giới giữa Ukraine và Moldova. Transnistria đã ly khai khỏi Moldova vào năm 1992, sau khi xứ này tuyên bố độc lập lúc Liên Bang Xô Viết tan rã. Hiện có 1,200 quân Nga đóng ở đây, sau khi đã tới đóng vai “bảo vệ hòa bình” vì cuộc xung đột giữa Moldova và Transnistria; và đến nay vẫn không chịu rút về dù đã ký kết với Moldova, và được Liên Hiệp Quốc thúc giục! Trong số dân Transnistria gần 600,000 người có 90% mang hai hoặc ba quốc tịch; 300 ngàn nhận quốc tịch Moldova; 150 ngàn quốc tịch Nga và 100 ngàn quốc tịch Ukraine. Trong khi cả thế giới chưa nước nào công nhận Transnistria là một quốc gia cả, người gốc Nga ở đây cũng đang đòi trở về với “Nước Mẹ!”
Chính phủ Nga tỏ ra cứng rắn, coi được tham dự vào G-8 hay không chẳng có gì quan trọng. Ngoại trưởng SergeLavrov nói, “Ðể coi, một năm hay năm rưỡi sau, chúng tôi sẽ ra sao khi không còn tham dự nữa.” Ông biết rằng chỉ có Mỹ sẵn sàng tạo thêm áp lực phong tỏa kinh tế, còn các nước Âu Châu rất khó. Ðồng minh thân nhất của Mỹ là Anh quốc. Nhưng London hiện nay là nơi các đại gia giàu nhất nước Nga gửi tiền, mua nhà, và đầu tư. Trị giá 28 công ty Nga ghi danh ở thị trường chứng khoán London lên tới gần 400 tỷ Mỹ kim. Mỗi năm các công ty Nga trả cho các ngân hàng cố vấn London 300 triệu. Các luật sư cố vấn London đòi các công ty Nga trả mỗi giờ 1,500 bảng Anh (2,500 Mỹ kim). Ðức nhập cảng hơi đốt của Nga cho 40% nhu cầu, và cung cấp máy móc, xe đắt tiền cho Nga. Bà Thủ Tướng Angela Merkel nói rằng muốn phong tỏa kinh tế Nga cần phải tham khảo ý kiến của 28 nước trong Liên Hiệp Châu Âu (EU). Cho nên trong thời gian tới, các nước G-7 sẽ chỉ làm áp lực từng bước nhỏ, tấn công trên từng phần trong các ngành nhiên liệu, dịch vụ tài chánh, ngân hàng, và xuất cảng vũ khí.
Nhưng trong thực tế, khối G-7 không cần làm nhiều, vì trước khi ra khỏi G-8, kinh tế Nga đã đang trên đà xuống dốc rồi.
Trong mười năm từ khi ông Vladimir Putin lên cầm quyền, năm 2000, kinh tế Nga mạnh nhờ giá dầu lửa trên thế giới lên cao; trung bình mỗi năm lợi tức quốc gia (GDP) tăng 7%. Năm ngoái, GDP chỉ tăng được 1.3%, và ông Andrei Klepach, thứ trưởng kinh tế mới nói với báo chí rằng trong quý đầu năm 2014 chắc tỷ lệ tăng trưởng sẽ xuống số không. Tình trạng kinh tế ngưng trệ diễn ra trong khi giá dầu thô trên thế giới vẫn giữ mức khoảng 110 đô la một thùng, là mức cao nhất xưa nay. Ðiều đó cho thấy kinh tế Nga gặp khó khăn vì những nguyên do lớn trong cơ cấu kinh tế.
Vladimir Putin không tin tưởng ở sức mạnh của thị trường; ông tập trung quyết định kinh tế quốc gia vào trong tay, trao cho một số cận thần, nhiều người là cựu sĩ quan công an KGB như ông. Ông cũng theo thói quen như các nhà lãnh đạo Trung Quốc, chú trọng đến đầu tư, nhưng đem tiền cho những xí nghiệp vay dùng vào dự án không có hiệu quả. Mặc dù tiền đầu tư chiếm 26% của GDP, nhưng khả năng sản xuất của các xí nghiệp giảm dần, đường sá và đường xe lửa đang hư hỏng. Chính phủ Nga khuyến khích các đại gia, các đại công ty, phần lớn là doanh nghiệp nhà nước. Các nhà kinh doanh và ngân hàng nhỏ khó cạnh tranh với guồng máy quốc doanh. Nạn tham nhũng lan tràn từ trên xuống dưới khiến kinh tế càng khó phát triển.
Nhờ có nhiều dầu khí để bán, Nga không phát triển những ngành công nghiệp nhẹ nhắm vào xuất cảng như ở Trung Quốc. Vì vậy, sản xuất công nghiệp ở Nga không tiến lên theo đúng nhu cầu của một nước đang phát triển. Tại những nước đang hưng thịnh, như Nam Hàn, Cộng Hòa Tiệp, sản xuất công nghiệp đóng góp vào 20% tổng sản lượng nội địa. Công nghiệp Nga hiện nay chỉ chiếm 15% GDP, giảm xuống từ tỷ lệ 18% vào năm 2005.
Trong cuộc họp báo vào Thứ Hai, 24 Tháng Ba, 2014, Thứ Trưởng Kinh Tế Andrei Klepach nói rằng các hành động phong tỏa của Mỹ và Tây Âu không ảnh hưởng đến kinh tế Nga bao nhiêu, nhưng ông công nhận nhiều người Nga đã chuyển tiền ra nước ngoài. Trong mấy năm qua, mỗi năm số vốn chạy khỏi nước Nga trị giá khoảng 60 tỷ đô la; nhưng nay đến lượt các nhà đầu tư ngoại quốc cũng rút tiền đem về. Riêng trong ba tháng đầu năm 2014, ông Klepach cho biết số tiền vốn “vượt biên” khoảng từ 65 đến 70 tỷ, cao hơn tổng số của cả năm ngoái. Mà một nửa số tiền đó mới được chuyển đi trong Tháng Ba này.
Tiền rút khỏi nước Nga sẽ được đổi lấy ngoại tệ, nhất là mua đô la Mỹ. Từ năm 2011 đến nay, đồng rúp của Nga đã mất giá 22% so với đồng đô la; và hối suất xuống mạnh nhất trong tháng qua, từ khi vụ khủng hoảng Ukraine và Crimea bùng nổ. Ngân hàng trung ương Nga đã bỏ đô la dự trữ ra mua đồng rúp, và tăng lãi suất để giữ giá. Nhưng trong tình trạng kinh tế đang xuống việc tăng lãi suất sẽ chỉ khiến việc tiêu thụ và đầu tư giảm sút.
Ông Klepach cho biết ngân hàng trung ương Nga sẽ hạ thấp lãi suất, và trong Tháng Ba giá sinh hoạt sẽ chỉ tăng từ 0.9 đến 1%; ước đoán này cho thấy tỷ lệ lạm phát trong năm 2014 sẽ lên tới gần 7% cao hơn tỷ lệ lạm phát trung bình 3.8% của các nước đang phát triển cùng trình độ với Nga.
Với tình trạng kinh tế suy yếu như vậy, ông Vladimir Putin sẽ chịu hai thứ áp lực kinh tế từ Mỹ và các nước Châu Âu. Thứ nhất, phong tỏa tài sản các cận thần của ông Putin; thứ hai, chính phủ Mỹ đổi chính sách, sống xa hoa xuất cảng dầu lửa và khí đốt.
Ông Alexey Navalnymarch là người đã ra tranh cử thị trưởng thủ đô Matskva vào Tháng Chín năm ngoái, ông được một phần ba phiếu bầu mặc dù không được các báo đài nhắc tới. Ông mới bị quản thúc tại gia sau khi tham dự các cuộc biểu tình phản đối ông Putin. Trong một bài gửi ra nước ngoài vào tuần trước, ông đã nêu đích danh những nhân vật mà các nước Tây phương nên phong tỏa tài sản, vì họ đã kiếm được tiền nhờ tham nhũng, lạm quyền. Nhóm cận thần này không những cung cấp tiền cho đảng của ông Putin mà còn điều khiển cả bộ máy tuyên truyền gồm báo, đài chuyên đi xuyên tạc các đảng chính trị đối lập.
Những cận thần của ông Putin đều có tài sản lớn nằm ở các nước Tây phương, kể cả ở Mỹ. Nếu bị phong tỏa, cuộc sống xa hoa của họ sẽ chịu ảnh hưởng và họ sẽ lo lắng về tương lai. Áp lực đó sẽ khiến chính đám này khuyên ông Putin phải dè dặt.
Ðòn kinh tế thứ hai nước Mỹ có thể thi hành, là thay đổi chính sách năng lượng, khuyến khích việc xuất cảng dầu, khí; vì Mỹ đang trở thành nước sản xuất nhiều nhất thế giới, nhờ áp dụng những phát minh trong kỹ thuật khai thác mới. Mục này đã trình bày vấn đề đó trong một bài trước. Cả nước Nga đang sống khá giả nhờ xuất cảng dầu khí. Mỗi năm Nga thu về 220 tỷ đô la nhờ xuất cảng dầu khí, 160 tỷ bán cho các nước Âu Châu. Ngoài món đó ra, số khiếm hụt trong cán cân thương mại về các món hàng khác sẽ lên tới 10% tổng sản lượng nội địa. Cho tới nay, ông Putin không bao giờ muốn Iran với Mỹ hòa hoãn; vì nếu không bị cấm vận, Iran sẽ là nước xuất cảng dầu lửa và khí đốt đứng hàng thứ tư trên thế giới. Chỉ cần Mỹ tuyên bố xuất cảng dầu khí, giá thị trường thế giới sẽ xuống, ngân sách chính phủ Nga lập tức bị ảnh hưởng.
Chắc hẳn ông Vladimir Putin cũng biết nhược điểm kinh tế của mình, cho nên đã thấy dấu hiệu ông bắt đầu nhường nhịn. Cho đến nay, chính phủ Nga nhất định không coi chính phủ mới ở Ukraine là hợp pháp; vẫn chỉ công nhận Cựu Tổng Thống Yanukovych, tay chân của họ. Nhưng trong ngày Thứ Hai vừa qua, trong khi các nước G-7 họp ở Den Haag, Hòa Lan công khai phản đối Nga, ngoại trưởng Sergei Lavrov đã chịu gặp gỡ ngoại trưởng của chính phủ Ukraine mới, cũng tại thành phố này. Trước đó, ông Lavrov đã nhiều lần từ chối không gặp ở những nơi khác, dù hai người ở cùng một khách sạn!
Ngô Nhân Dụng
Wednesday, March 26, 2014
gocnhimalanblog
Nếu VNCH Thắng?
GNA: Trong bài phỏng vấn Riêng Tư ngày 30/1/2014 của phóng viên Trần Lương, Alan Phan tôi có trả lời như sau về một câu hỏi:
Hỏi: Tuy nhiên, T/S có thực sự nghĩ rằng chế độ cũ của miền Nam trước 1975 có thể đem lại cho đất nước một đời sống vật chất hay văn hoá khả quan hơn cho phần lớn người dân?
Đáp: Tôi không biết. Muốn phán xét thật công bằng, phải đem cân 2 chế độ theo rất nhiều chuẩn mực; rồi phải có sự đồng thuận về giá trị của từng chuẩn mực. Nếu khả thi, thì đây phải là một nghiên cứu sưu tầm rất công phu, khoa học, tốn nhiều thập kỷ và cần sự đóng góp của cả ngàn chuyên gia tại khắp mọi lãnh vực.
Nhưng tôi nhìn nhận một điều: tôi rất hạnh phúc với môi trường sống trước 1975. Thành phố còn ít người, rác và ô nhiễm không tràn ngập, cảnh quan còn xanh đẹp với những kiến trúc nửa Âu nửa Á, con người đối xử với nhau tình tự hơn, sự khoan thai và thư giãn luôn hiện diện dù chiến tranh bao quanh…Nhiều yếu tố cấu thành có thể không khách quan; nhưng Saigon hay Đà Lạt, Nha Trang ngày xưa nơi tôi sống chứa đựng những vần thơ trong từng hơi thở; lênh láng những sắc màu đơn giản hài hoà trong mỗi bước đi.
Bây giờ, tại những nơi đó, nhất là Saigon và Hà Nội, toàn các hiện tượng văn hoá thật chướng tai gai mắt, thái độ tham lam chụp giật chen lấn hiện diện trên từng khuôn mặt, từng hành xử…cảnh quan thành phố thì lộn xộn không quy hoạch, vỉa hè bị chiếm, cây xanh bị chặt…Mỹ có thành ngữ “it’s really ugly” (thật là xấu xí)…
Một bạn đọc gởi đến bài viết này như một phản bác. Xin ghi nhận và post nơi đây một góc nhìn khác.
Tác giả: Lê Phú Nhuận 14 Mar 2014
Vừa nhận được một e-mail đề cập đến câu hỏi: “TRONG TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM CỘNG HOÀ THẮNG QUÂN CỘNG SẢN VIỆT NAM, THÌ LIỆU TÌNH HÌNH CÓ KHÁC HƠN CHÚT NÀO CHĂNG? ” Tôi là lính, nên xin trả lời rất nhanh và rất đơn giản, ngay bây giờ, và dễ nhận thấy.
1. Trước hết, dù là giả thuyết, câu hỏi sai từ trong căn bản . Miền Nam không tấn công miền Bắc, nên không thể có chiến thắng. Sau khi ký hiệp định đình chiến 1954 , miền Nam lo xây dựng đất nước, ổn định đời sống toàn dân, chỉ muốn sống trong hoà bình ..
Ngay từ lúc đó , cộng sản VN đã gài người ở lại , nằm vùng , chuẩn bị sẵn cho cuộc xâm chiếm miền Nam , với sự viện trợ tối đa của cả Nga, lẫn Tầu như đã thấy . Mầm mống chiến tranh , cội nguồn của bao tội ác , hi sinh hàng triệu sinh mạng đồng bào cả Nam lẫn Bắc , xương máu chất chồng , bom đạn khói lửa ngút trời . . . xuất phát từ kẻ chủ chiến , từ kẻ xâm lăng , không phải từ phía chống đỡ , phải tự vệ . Rõ như ban ngày !
Đặt câu hỏi theo kiểu này là một lối lập lờ đánh lận con đen, để lừa bịp, để đánh tráo , nhì nhằng giữa hai phe đánh nhau. Vì vậy phải bác bỏ câu hỏi ấy ngay từ đầu , trước khi thử đi vào giả thuyết chỉ để cho rõ bản chất của hai chế độ ...
2. Giả dụ rằng, trong trường hợp mà miền Nam thắng vào tháng Tư 1975, thì tôi đoan chắc tình hình tốt hơn nhiều, nhiều lắm, và ai cũng có thể hiểu được, không chút gì ngụy biện. Tôi nói theo kiểu lính nên rất dễ hiểu.
- Này nhé. Lúc ấy người dân miền Nam giàu hơn người dân miền Bắc rất nhiều. Dân miền Nam không thể nào có ý nghĩ quái đản là ra Bắc để vơ vét , lấy về , mà trái lại sẽ rất vui vẻ mang quà ra Bắc cho thân nhân, đồng bào mình ngoài đó. Sẽ không có cảnh đày, đồng, đạp như đã thấy. Hàng triệu dân miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 chắc chắn sẽ hối hả mang đủ thứ về quê cho bà con mình. Cuộc tương phùng sẽ rất cảm động, rất thân tình, rất vui mừng, chứ không phải ngỡ ngàng như đã thấy.
- Chính quyền miền Nam là một đồng minh trong thế giới Tự Do , tôn trọng quyền tư hữu , nên cũng sẽ không có cảnh đánh tư sản , kiểm tra , cướp của , cướp nhà như CS đã làm đối với dân miền Nam. Nếu chưa thể nâng mức thu nhập ở miền Bắc lên ngang với đời sống ở miến Nam thì cũng không có cảnh chặt ngang cho tất cả nghèo như nhau. Cũng không có cảnh đuổi dân đi vùng kinh tế mới để chiếm nhà, cướp đoạt tài sản, như đã thấy .
- Các cơ sở nhà nước, các khu vực quân sự sẽ không bị ai chiếm đoạt vì luật pháp VNCH không thừa nhận quyền sở hữu cho bất cứ cá nhân hay đảng phái nào. Do đó sẽ không có cảnh con ông, cháu cha nào chiếm đoạt công thự, đất đai nhà nước làm của riêng, như đã thấy .
- Miền Nam đang được nhiều nước tân tiến, giàu có ủng hộ, nên họ sẵn sàng viện trợ để tái thiết sau chiến tranh. Lúc ấy , nền kinh tế miền Nam tự nó đã không hề thua sút các nước tại Á Châu , lại có dịp vươn mình lên, phát triển hơn, ngay tức khắc , không hề bỏ lỡ cơ hội hàng chục năm, để dân phải thiếu cả gạo để ăn, phải ăn bo bo, bột mì . . . như đã thấy ...
- Điều quan trọng nhất là Tình Người trong thời kỳ chuyển tiếp. Sẽ không bao giờ có một tinh huống tàn nhẫn, vô nhân đạo như đã thấy. Điều này thuôc về bản chất của hai chế độ. Cộng sản là giết lầm hơn bỏ sót, đào tận gốc, trốc tận rễ, truy cứu lý lịch ba , bốn đời , dù chỉ là đứa bé mới cắp sách đi học, dù là thầy tu, dù là giáo viên, là bác sĩ, y tá . . .
Miền Nam thì khác hẳn, nên mới có nhiều Việt cộng nằm vùng trong mọi cơ quan, ngay cả trong thời gian chiến tranh.
Thế thì miền Nam sẽ giải quyết cách nào đối với các cán binh , cán bộ miền Bắc ?
Đang khi còn chiến tranh mà miền Nam còn áp dụng chính sách Chiêu Hồi, hễ buông súng, bỏ ngũ, cam kết lương thiện làm ăn, thì tự do sinh sống như mọi người. Dĩ nhiên phải trình diện, giao nộp toàn bộ vũ khí, khai báo lý lịch để thiết lập hồ sơ cá nhân, xác định nơi cư trú và lần lượt trả về nguyên quán với gia đình, như thủ tục chiêu hồi vẫn làm trong nhiều năm, như đã thấy.
Và dù có người nào bị tạm giữ trong một thời gian chắc cũng không phải đói mờ, đói mịt , khoai sắn cũng không đủ no như dưới thời công sản. Gia đình cũng sẽ không bị cấm đoán, hạn chế việc tiếp tế thăm nuôi như đã thấy. Và chắc chắn sẽ không có màn lừa bịp mười ngày thành ba năm, rồi bảy, tám, mười, mười lăm năm, như đã thấy! Và sẽ không có hàng ngàn nhà tù từ Nam tới Bắc như đã thấy!
Cần nhấn mạnh một điểm rất nhân bản của miền Nam là thủ tục bảo lãnh người thân. Gia đình nào có người thân bị bắt vì hoạt động cho cộng sản, nếu chịu đứng ra bảo lãnh trách nhiệm, thì phần lớn sẽ được cứu xét cho về với gia đình, ngay trong lúc chiến tranh. Hầu như gia đình nào cũng có thân nhân ở bên này hay bên kia.
Sau chiến tranh, bà con miền Nam sẽ được khuyến khích đứng ra bảo lãnh cho thân nhân trong hàng ngũ cộng sản, trở về với gia đình. Chế độ cộng sản không khuyến khích thủ tục ấy, ngay cả cha-con, vợ-chồng, anh-em. Trái lại, họ khuyến khích, thúc đẩy thân nhân đi vào tù “học tập ” cho tốt , “lao động” cho giỏi , để khỏi bị đảng nghi ngờ , như đã thấy !
Nhìn sự kết hợp hai miền đông-tây của Đức , người ta có thể hình dung ra phần nào cảnh kết hợp hai miền Nam-Bắc , dù không nhất thiết phải giống y như thế .
Phần quan trọng hơn nữa là Tổ Quốc Việt Nam đã không bị mất nhiều phần lãnh thổ về tay Tầu cộng , vì không bị lệ thuộc vào “đồng chí vĩ đại” phương bắc , – kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt. Sẽ không mất ải Nam Quan, không mất một phần thác Bản Giốc , không phải dấu giếm đồng bào mình , lén lút ký kết hiệp ước biên giới với rất thiệt thòi cho dân tộc mình , như đã thấy !
Tóm lại, theo cái nhìn của một người lính già, rất đơn giản nhưng rất thật, từ đời sống vât chất đến đời sống tinh thần, theo giả thuyết trên, thì nếu miền Nam thắng , thực tế tốt hơn rất nhiều.
Tôi cố tình lập lại nhiều lần ba chữ “như đã thấy” để chứng minh đó là một thực tế rất dễ nhận thấy ...
Và nếu (vẫn nếu) như thế, thì giờ này tớ đang nghỉ hưu ở Sàigòn !./-
LÊ PHÚ NHUẬN
@gocnhimalan
LÊ PHÚ NHUẬN
Tuesday, March 25, 2014
Lifestyle
BÀI TOÁN CHIA BÒ
Trong truyền thuyết Ấn Độ cổ đại kể câu chuyện: Có một ông già, trước khi lâm chung để lại di chúc rằng, muốn chia 19 con bò cho ba người con theo quy định: con cả được chia 1⁄2 tổng số bò, con thứ hai được chia 1⁄4 tổng số bò, còn con thứ ba được chia 1⁄5 tổng số bò nhưng không được bán để chia tiền.
Theo phong tục của Ấn Độ giáo thì bò được coi là vật linh thiên...g nên không được giết thịt, chỉ có thể chia cả con đang sống. Sau khi người cha qua đời, ba người con đã tìm hết cách mà vẫn chưa chia được đàn bò, cuối cùng họ quyết định trình quan xét xử. Các quan lại địa phương vốn là túi rượu thịt, gặp việc khó bèn lấy lý do " quan thanh liêm khó quyết đoán việc trong nhà " để từ chối.
Ở làng bên có ông già thông thái.
Một hôm ông đi qua nhà ba anh em nọ, bèn nghe bàn cãi sôi nổi. Hỏi xong ông mới biết nội dung câu chuyện chia bò. Chỉ thấy ông già trầm tư giây lát rồi nói: " Việc này làm được! Ta có một con bò cho các anh mượn. Như vậy tổng cộng có 20 con bò.
* Anh cả được chia 1⁄2 tức là 10 con,
* anh thứ hai được chia 1⁄4 tức là 5 con,
* còn anh thứ ba được chia 1⁄5 tức là 4 con. Ba anh em tổng cộng lại đúng 19 con bò, 1 con còn lại trả cho ta "
Thật tuyệt diệu! Một vấn đề nan giải đã làm nhiều người suy nghĩ nát óc lại được giải quyết một cách nhẹ nhàng, khéo léo như vậy. Cách chia này tự nhiên trở thành giai thoại và lưu truyền tới ngày nay.
@facebook/pv
Ở làng bên có ông già thông thái.
Một hôm ông đi qua nhà ba anh em nọ, bèn nghe bàn cãi sôi nổi. Hỏi xong ông mới biết nội dung câu chuyện chia bò. Chỉ thấy ông già trầm tư giây lát rồi nói: " Việc này làm được! Ta có một con bò cho các anh mượn. Như vậy tổng cộng có 20 con bò.
* Anh cả được chia 1⁄2 tức là 10 con,
* anh thứ hai được chia 1⁄4 tức là 5 con,
* còn anh thứ ba được chia 1⁄5 tức là 4 con. Ba anh em tổng cộng lại đúng 19 con bò, 1 con còn lại trả cho ta "
Thật tuyệt diệu! Một vấn đề nan giải đã làm nhiều người suy nghĩ nát óc lại được giải quyết một cách nhẹ nhàng, khéo léo như vậy. Cách chia này tự nhiên trở thành giai thoại và lưu truyền tới ngày nay.
@facebook/pv
Monday, March 24, 2014
G-7
Loại Nga,
G-8 nay đã thành G-7
►Ngoại trưởng Nga nói, Nga không “cố bám lấy” G-8 và xem nhóm G-20 là diễn đàn tốt nhất để thảo luận các vấn đề toàn cầu...
Các nhà lãnh đạo nhóm 7 nước công nghiệp lớn nhất thế giới (G-7) cảnh báo có thể sẽ áp dụng thêm các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga. Cùng với đó, nhóm này tuyên bố loại Nga ra khỏi G-8 và tẩy chay hội nghị thượng đỉnh dự kiến diễn ra ở Sochi vào mùa hè này.(Trong một bức ảnh được Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Jose Barroso đưa lên trang Twitter cá nhân, các nhà lãnh đạo của G-7 cùng tươi cười quanh một bàn họp không có Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: Twitter.AN HUY.)
Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, trong cuộc gặp đầu tiên kể từ khi Crimea sáp nhập Nga vào tuần trước, các nhà lãnh đạo G-7 ngày hôm qua (24/3) tuyên bố sẽ không tham dự hội nghị G-8 dự kiến diễn ra vào tháng tại thành phố Sochi của Nga, nơi vừa diễn ra sự kiện Thế vận hội mùa đông. Thay vào đó, hội nghị này - trong đó Nga không còn được mời tham dự - sẽ diễn ra ở Brussels, Bỉ.
“Chúng tôi tiếp tục sẵn sàng tăng cường hành động, bao gồm phối hợp áp các lệnh trừng phạt vào các ngành kinh tế để gây ảnh hưởng ngày càng lớn đối với nền kinh tế Nga, nếu như nước này tiếp tục đẩy căng thẳng leo thang”, các nhà lãnh đạo G-7 nói trong một tuyên bố gửi qua đường email sau cuộc họp diễn ra hôm qua tại The Hague, Hà Lan.
Cả hai phía trong cuộc khủng hoảng Ukraine, Nga và phương Tây, đều dành ngày hôm qua để tính xem sẽ làm gì tiếp theo. Nga hiện vẫn đang củng cố quyền kiểm soát ở Crimea và tập trung đông quân ở gần biên giới - một động thái khiến Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) lo ngại Moscow đang có ý định chiếm thêm các vùng đất khác của Ukraine.
“Chúng tôi nhất trí buộc Nga phải trả giá cho những hành động của họ tính đến thời điểm này”, Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu trước báo giới ở Amsterdam, Hà Lan, ngày hôm qua.
Ông Obama đã bắt đầu chuyến công du kéo dài 6 ngày tại châu Âu. Mục đích ban đầu của chuyến đi này là hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân ở The Hague. Tuy nhiên, với cuộc khủng hoảng Ukraine leo thang, cuộc đối đầu với Nga đã trở thành chủ đề chính trong chuyến đi châu Âu lần này của người đứng đầu Nhà Trắng.
Với động thái hôm qua, nhóm G-7, bao gồm Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Italy, Canada và Nhật Bản, quay trở lại với định dạng của thời chính tranh lạnh. Vào năm 1998, Nga đã được chào đón tham gia để nhóm này trở thành nhóm G-8.
Trong một bức ảnh được Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Jose Barroso đưa lên trang Twitter cá nhân, các nhà lãnh đạo của G-7 cùng tươi cười quanh một bàn họp không có Tổng thống Nga Vladimir Putin.
“Nước Nga cần phải thay đổi những gì mà họ đang làm”, Thủ tướng Anh David Cameron nói trước báo giới.
Để trừng phạt Nga, Mỹ đến nay đã đóng băng tài sản và cấm visa đối với 31 cá nhân là các quan chức, chính trị gia và doanh nhân người Nga và Ukraine, cùng ngân hàng Bank Rossiya. Số nhân vật Nga và Ukraine bị EU trừng phạt đã lên con số 51.
“Các lệnh trừng phạt hiện nay vẫn còn quá nhỏ bé để gây khó khăn. Nhưng điều đó hoàn toàn là có chủ ý”, ông Fredrik Erixon, Giám đốc Trung tâm châu Âu về Kinh tế chính trị quốc tế ở Brussels, nhận định. “EU và Mỹ sở hữu thứ vũ khí nguy hiểm nếu họ nhằm vào nền kinh tế Nga. Họ đang vạch ra một kế hoạch trừng phạt từng bước bằng con đường kinh tế”.
Các quan chức Mỹ và châu Âu cho rằng, các lệnh trừng phạt đã bắt đầu có tác dụng đối với Nga. Chỉ số Micex của thị trường chứng khoán Nga từ đầu năm tới nay đã giảm 13,7%, đồng Rúp mất giá 8,9%. Theo số liệu của công ty nghiên cứu EPFR Global của Mỹ, các nhà đầu tư đã rút vốn ròng 5,5 tỷ USD khỏi thị trường chứng khoán và trái phiếu Nga trong thời gian từ đầu năm đến ngày 20/3.
Hôm qua, Thứ trưởng Bộ Kinh tế Nga Andrey Klepach đưa ra dự báo, lượng thoái vốn ròng khỏi Nga trong quý 1 năm nay có thể đạt 65-75 tỷ USD. Theo ông Klepach, các lệnh trừng phạt chưa ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế Nga, nhưng mối quan hệ nguội lạnh với phương Tây đã thúc đẩy các ròng vốn rời khỏi nước này.
Ông Klepach cho biết, Chính phủ Nga vẫn không cho là nền kinh tế sẽ rơi vào suy thoái như nhiều tổ chức dự báo đánh giá.
Tổng thống Putin đã cử Ngoại trưởng Sergei Lavrov tới tham dự hội nghị thượng đỉnh 53 nước về an ninh hạt nhân tại The Hague. Phát biểu trước báo giới, ông Lavrov nói rằng, Nga không “cố bám lấy” G-8 và xem nhóm G-20 là diễn đàn tốt nhất để thảo luận các vấn đề toàn cầu.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Angela Merkel tuyên bố hiện không có “môi trường chính trị” cho một cuộc họp G-8.
Các ngoại trưởng G-7 cũng tẩy chay một cuộc họp dự kiến diễn ở Moscow vào tháng 4, một tuyên bố của nhóm cho biết. Ngoài ra, các bộ trưởng bộ năng lượng của G-7 dự kiến sẽ họp để bàn cách đa dạng hóa nguồn cung nhiên liệu, giảm sự phụ thuộc vào Nga nhằm tránh ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt.
“Nhóm này đến bên nhau vì có chung niềm tin và trách nhiệm. Những hành động của Nga trong mấy tuần qua không phù hợp với những niềm tin và trách nhiệm đó”, tuyên bố của G-7 có đoạn viết.
Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, trong cuộc gặp đầu tiên kể từ khi Crimea sáp nhập Nga vào tuần trước, các nhà lãnh đạo G-7 ngày hôm qua (24/3) tuyên bố sẽ không tham dự hội nghị G-8 dự kiến diễn ra vào tháng tại thành phố Sochi của Nga, nơi vừa diễn ra sự kiện Thế vận hội mùa đông. Thay vào đó, hội nghị này - trong đó Nga không còn được mời tham dự - sẽ diễn ra ở Brussels, Bỉ.
“Chúng tôi tiếp tục sẵn sàng tăng cường hành động, bao gồm phối hợp áp các lệnh trừng phạt vào các ngành kinh tế để gây ảnh hưởng ngày càng lớn đối với nền kinh tế Nga, nếu như nước này tiếp tục đẩy căng thẳng leo thang”, các nhà lãnh đạo G-7 nói trong một tuyên bố gửi qua đường email sau cuộc họp diễn ra hôm qua tại The Hague, Hà Lan.
Cả hai phía trong cuộc khủng hoảng Ukraine, Nga và phương Tây, đều dành ngày hôm qua để tính xem sẽ làm gì tiếp theo. Nga hiện vẫn đang củng cố quyền kiểm soát ở Crimea và tập trung đông quân ở gần biên giới - một động thái khiến Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) lo ngại Moscow đang có ý định chiếm thêm các vùng đất khác của Ukraine.
“Chúng tôi nhất trí buộc Nga phải trả giá cho những hành động của họ tính đến thời điểm này”, Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu trước báo giới ở Amsterdam, Hà Lan, ngày hôm qua.
Ông Obama đã bắt đầu chuyến công du kéo dài 6 ngày tại châu Âu. Mục đích ban đầu của chuyến đi này là hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân ở The Hague. Tuy nhiên, với cuộc khủng hoảng Ukraine leo thang, cuộc đối đầu với Nga đã trở thành chủ đề chính trong chuyến đi châu Âu lần này của người đứng đầu Nhà Trắng.
Với động thái hôm qua, nhóm G-7, bao gồm Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Italy, Canada và Nhật Bản, quay trở lại với định dạng của thời chính tranh lạnh. Vào năm 1998, Nga đã được chào đón tham gia để nhóm này trở thành nhóm G-8.
Trong một bức ảnh được Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Jose Barroso đưa lên trang Twitter cá nhân, các nhà lãnh đạo của G-7 cùng tươi cười quanh một bàn họp không có Tổng thống Nga Vladimir Putin.
“Nước Nga cần phải thay đổi những gì mà họ đang làm”, Thủ tướng Anh David Cameron nói trước báo giới.
Để trừng phạt Nga, Mỹ đến nay đã đóng băng tài sản và cấm visa đối với 31 cá nhân là các quan chức, chính trị gia và doanh nhân người Nga và Ukraine, cùng ngân hàng Bank Rossiya. Số nhân vật Nga và Ukraine bị EU trừng phạt đã lên con số 51.
“Các lệnh trừng phạt hiện nay vẫn còn quá nhỏ bé để gây khó khăn. Nhưng điều đó hoàn toàn là có chủ ý”, ông Fredrik Erixon, Giám đốc Trung tâm châu Âu về Kinh tế chính trị quốc tế ở Brussels, nhận định. “EU và Mỹ sở hữu thứ vũ khí nguy hiểm nếu họ nhằm vào nền kinh tế Nga. Họ đang vạch ra một kế hoạch trừng phạt từng bước bằng con đường kinh tế”.
Các quan chức Mỹ và châu Âu cho rằng, các lệnh trừng phạt đã bắt đầu có tác dụng đối với Nga. Chỉ số Micex của thị trường chứng khoán Nga từ đầu năm tới nay đã giảm 13,7%, đồng Rúp mất giá 8,9%. Theo số liệu của công ty nghiên cứu EPFR Global của Mỹ, các nhà đầu tư đã rút vốn ròng 5,5 tỷ USD khỏi thị trường chứng khoán và trái phiếu Nga trong thời gian từ đầu năm đến ngày 20/3.
Hôm qua, Thứ trưởng Bộ Kinh tế Nga Andrey Klepach đưa ra dự báo, lượng thoái vốn ròng khỏi Nga trong quý 1 năm nay có thể đạt 65-75 tỷ USD. Theo ông Klepach, các lệnh trừng phạt chưa ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế Nga, nhưng mối quan hệ nguội lạnh với phương Tây đã thúc đẩy các ròng vốn rời khỏi nước này.
Ông Klepach cho biết, Chính phủ Nga vẫn không cho là nền kinh tế sẽ rơi vào suy thoái như nhiều tổ chức dự báo đánh giá.
Tổng thống Putin đã cử Ngoại trưởng Sergei Lavrov tới tham dự hội nghị thượng đỉnh 53 nước về an ninh hạt nhân tại The Hague. Phát biểu trước báo giới, ông Lavrov nói rằng, Nga không “cố bám lấy” G-8 và xem nhóm G-20 là diễn đàn tốt nhất để thảo luận các vấn đề toàn cầu.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Angela Merkel tuyên bố hiện không có “môi trường chính trị” cho một cuộc họp G-8.
Các ngoại trưởng G-7 cũng tẩy chay một cuộc họp dự kiến diễn ở Moscow vào tháng 4, một tuyên bố của nhóm cho biết. Ngoài ra, các bộ trưởng bộ năng lượng của G-7 dự kiến sẽ họp để bàn cách đa dạng hóa nguồn cung nhiên liệu, giảm sự phụ thuộc vào Nga nhằm tránh ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt.
“Nhóm này đến bên nhau vì có chung niềm tin và trách nhiệm. Những hành động của Nga trong mấy tuần qua không phù hợp với những niềm tin và trách nhiệm đó”, tuyên bố của G-7 có đoạn viết.
Vietnam War
Sinh viên phản ứng về bài giảng lịch sử:
“Đế quốc Mỹ xâm
lược”
Thưa cô !
Thư gửi cô giáo của một SinhVien năm thứ 2 Khoa học Xã hội Nhân Văn Sài
Gòn.
Kính thưa Cô,
Đến tận bây giờ, gõ những dòng E-mail trần tình này gửi đến Cô, em vẫn còn
trách ông trời, phải chi cuối tiết “Lịch Sử” hôm ấy trời đừng mưa to thì giảng
đường Đại Học không ai còn ngồi lại và Cô cũng đâu có thời gian trò chuyện
khuyến khích sinh viên mình… Và, hôm nay, em cũng không phải gõ email này gửi
Cô, mà em biết khi đọc Cô sẽ không vui…
Em còn nhớ hôm ấy lời Cô nói: “Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ,
được tái hiện lại, trong hôm nay và ngày mai, phải trung thực, chân thật nhằm
cho người sau biết và lấy đó làm kinh nghiệm, xấu xa sai trái thì tránh nếu tốt
đẹp có ích thì tự hào để nhân bản thêm lên, vì vậy đề tài bài tham luận: ’37 mùa
xuân Đại Thắng’ nói về ‘chiến công thần thánh’ của quân dân ta chống ‘đế quốc Mỹ
xâm lược, cứu nước’ của mỗi bạn, cần phải gọt giũa đánh giá cho xứng tầm vĩ đại
của dân tộc, trong khi chờ mưa tạnh, chúng ta cùng nói chuyện bên lề ngoài tiết
học, các bạn còn điều gì lấn cấn chưa rỏ ở chiều sâu và rộng của bài tham luận
mà mỗi bạn sẽ phải hoàn thành, thì cứ hỏi Cô, xem như bạn bè thoải mái bày tỏ
quan điểm khách quan và thắc mắc của mình để chúng ta rộng đường suy luận mà
viết bài cho sắc sảo có tính thuyết phục cao, ở đây có nhiều bạn theo khoa ‘báo
chí’ mà ! Nào mời các Phóng Viên tương lai nói chuyện chuyên đề, chờ mưa
tạnh…”
Và Cô cười, nụ cười giao lưu rất thoải mái.
Em cũng nhớ, mình là người thứ tư, sau các bạn, vô tư ngập ngừng cười, nói
với Cô: “Chiến tranh với Mỹ là có thật, nhưng nếu nói đó là chống xâm lược để
cứu nước – thì không phải – thưa Cô ! Em nghĩ như vậy.”
Sau lời nói, thoáng nhiên giảng đường im phăng phắc làm em chột dạ bối rối
thấy mình tự nhiên như đông cứng lại tại chỗ ngồi… Em nhớ, nghe xong lời em, Cô
quay nhanh bước ra gần cửa sổ ngóng màn mưa ngoài trời một thoáng rồi trở lại.
Cô nhìn em trong ánh mắt tuồng như rất giống ánh mắt mẹ em khi đi chợ nhìn người
bán hàng trước khi trả giá mua. Cô nói với riêng em một câu ngắn gọn nhỏ thôi đủ
cho em nghe: “Hình như bạn đùa không phải lúc !” rồi bình thản cô quay lên bục
giảng lấy áo mưa, chần chừ chờ giảng đường thưa người, Cô ra về sau cùng. Không
mang theo áo mưa nên em ngồi nán lại. Đi ngang qua, Cô dừng chân, như thầy giáo
nhắc bài học trò, cô nói với em: “Bạn cần phải lên thư viện nhiều hơn, tìm trong
sách, ở đó có nhiều câu trả lời cho vấn đề của bạn vừa nêu ra, tôi nghĩ, không
khéo danh hiệu Đoàn viên Thanh niên CS/HCM ưu tú, xuất sắc, đối tượng của đảng
nơi bạn sẽ lung lay…”
Thưa Cô,
Email này của em chắc chắn không phải là chất liệu để em trông đợi giữ cho
chặt lại cái danh hiệu “ưu tú – xuất sắc” ấy, mà đơn giản em muốn chứng minh
thông điệp – lời cô nói – lịch sử rất cần sự “trung thực, chân thật”.
Thưa Cô ! Không phải vui đùa đâu ạ, mà em nói thật lòng: “Chiến tranh với Mỹ
là có thật, nhưng nếu nói đó là chống xâm lược để cứu nước – thì… không phải
vậy…” Xin phép cô, cho em giữ nguyên nhận định này của mình dù em biết có những
di luỵ nhất định không mong đợi… Bởi vì có rất nhiều dẫn chứng để “ai đó có thể
lừa dối một số người trong một lúc, và lừa dối hết mọi người trong vài lúc,
nhưng không thể mãi mãi lừa dối được tất cả mọi người ”(Abraham Lincoln). Nói
lên điều này, em biết Cô sẽ phiền lòng. Nhưng… thưa Cô ! Em tìm thấy trong tác
phẩm dịch từ nguyên tác Nhật Bản “12 người làm nên nước Nhật” của Giáo sư Tiến
sĩ Đặng Lương Mô (có thể Cô cũng biết !) Viện sĩ Hàn Lâm Viện Khoa học New York,
năm 1992. Uỷ Ban Nhân Dân TP. HCM khen thưởng kiều bào có công với đất nước, năm
2003.
Trong danh sách “12 nhân vật mà người dân Nhật Bản tôn vinh” – 12 người đã
lập nên một nước Nhật hùng mạnh ngày nay, chúng ta lưu ý đến người mang số 10
không phải là người Nhật:
(1) Thái tử: Shotoku,
(2) Chính khách: Hikaru Genji,
(3) Lý Thuyết Gia:
Minamoto Yoritomo,
(4) Anh Hùng: Oda Nobunaga,
(5) Kỹ sư: Ishida
Mitsunari,
(6) Nhà cải cách: Tokugawa Yeyasu,
(7) Triết Gia: Ishida
Baigan,
(8) Chính Khách: Okubo Toshimichi,
(9) Nhà tư bản học: Shibusawa
Ei-ichi,
(10) Thống Tướng Hoa kỳ: Douglas MacArthur,
(11) Giáo Sư lý
thuyết gia: Ikeda Hayato,
(12) Doanh Nhân: Matsushita Konosuke.
Ông ta, chính xác là Thống Tướng quân đội Mỹ. Thật không hề dễ dàng chút nào
cho gần 200 triệu con cháu “Thái Dương thần nữ” phải nhìn nhận một Tướng Lãnh
khét tiếng của Mỹ, kẻ thù không đội chung trời của họ trong Đệ II Thế chiến trên
Thái Bình Dương và khắp các mặt trận Châu Á, là Tư lệnh quân đội Mỹ chuẩn thuận
văn bản đầu hàng của chính phủ Nhật Bản, sau đó đại diện cho LienHiepQuoc và
chính phủ Mỹ chiếm đóng Nhật Bản… trở thành một Anh Hùng, ân nhân của Nhật Bản
sau 2 quả bom nguyên tử của Mỹ cũng rơi trên lãnh thổ nước này gây nên nhiều
tang thương.
Phải là người có nhiều công trạng thực tiễn mang lại một thành quả lớn lao mà
giá trị của nó bao hàm đặc tính rõ rệt của chân, thiện, mỹ trong một nhân cách
mà người Nhật ví như Anh Hùng (Anh hùng là bậc Chính Nhân Quân Tử) để nhân dân
Nhật công nhận, tri ân sánh ngang hàng với Thái Tử và 11 người con cháu ưu tú
của “Thần Nữ Thái Dương”.
“Nhân vô thập toàn” Thưa Cô ! Tướng Mỹ Douglas MacArthur và quân đội của họ
không phải là không có nhược điểm, nhưng bù lại họ tạo ra rất nhiều ưu điểm đôi
khi vượt lên trên tập quán thông thường mà nhân danh những người chiến thắng đã
xử sự với kẻ chiến bại, khiến những nhược hay điểm yếu không còn là đáng kể.
Cuối Đệ II Thế chiến, ở Đông Nam Châu Á, đạo quân Mỹ hùng mạnh do Tướng
MacArthur chỉ huy đã đánh bại và quét sạch quân phiệt Nhật khỏi Indonesia, giải
phóng Philippines, hỗ trợ bảo vệ cho Trung Hoa Dân Quốc tại đảo Đài Loan, rồi
thay mặt LienHiepQuoc giải giới vũ khí chiếm đóng Nhật Bản. Sau đó từ Nhật lại
tiến qua giải phóng Cao Ly (Trieu` Tien) cứu Nam Hàn sắp bị Cộng Sản Bắc Hàn
nuốt chửng. Nhưng thưa Cô ! Quân Mỹ đổ máu xương giải phóng (đúng nghĩa giải
phóng) các quốc gia này nhưng hoàn toàn không có tham vọng 1cm2 đất đai nào từ
các lãnh thổ ấy.
Vì sao vậy ? Còn bên kia bán cầu, cũng đạo quân Mỹ (xâm lược?) phối hợp với 2 (cựu đế quốc thực dân) Pháp và Anh chiếm đóng, giải giới, quân phát xít Đức, toàn quyền định đoạt số phận một nửa quốc gia Đức, nhưng sao họ không cùng nhau chia phần xâu xé Tây Đức, mà ngược lại, bảo trợ toàn diện (kẻ thù của họ ở đầu hôm) phát triển vững mạnh trên cái nền tự do dân chủ đến nỗi cảm hoá được phần phía Đông, giả từ ChuNghiaXaHoi thống nhất quốc gia trong yên bình êm ái ?
Tại Nhật Bản, Tướng MacArthur và quân đội Mỹ đã áp dụng một chính sách chưa có tiền lệ trong lịch sử thế giới với Nhật Bản “quốc gia tù binh” của họ. MacArthur tôn trọng Thiên Hoàng Nhat Ban.
Vì sao vậy ? Còn bên kia bán cầu, cũng đạo quân Mỹ (xâm lược?) phối hợp với 2 (cựu đế quốc thực dân) Pháp và Anh chiếm đóng, giải giới, quân phát xít Đức, toàn quyền định đoạt số phận một nửa quốc gia Đức, nhưng sao họ không cùng nhau chia phần xâu xé Tây Đức, mà ngược lại, bảo trợ toàn diện (kẻ thù của họ ở đầu hôm) phát triển vững mạnh trên cái nền tự do dân chủ đến nỗi cảm hoá được phần phía Đông, giả từ ChuNghiaXaHoi thống nhất quốc gia trong yên bình êm ái ?
Tại Nhật Bản, Tướng MacArthur và quân đội Mỹ đã áp dụng một chính sách chưa có tiền lệ trong lịch sử thế giới với Nhật Bản “quốc gia tù binh” của họ. MacArthur tôn trọng Thiên Hoàng Nhat Ban.
Nhật Bản, không ép buộc Thien Hoang` thoái vị (dù LHQ và chính phủ Hoa Kỳ
không cấm MacArthur truất phế).
Chưa được Quốc Hội Mỹ chính thức phê chuẩn, nhưng trên cái nền Kế hoạch Marshall (Marshall Plan, tên của Ngoại trưởng Mỹ George Marshall người đã khởi xướng) nhằm viện trợ tái thiết một nền móng kinh tế chính trị vững chắc hơn cho các quốc gia Tây Âu nâng cao mức sống và kiến thức của người dân để đẩy lui chủ nghĩa cộng sản sau Thế chiến II. Trong vòng 2 thập kỷ, nhiều quốc gia ở Tây Âu đạt được mức tăng trưởng và phồn vinh chưa từng có nhờ kế hoạch Marshall này.
Chính phủ Mỹ thông qua tướng MacArthur cũng có chủ trương tương tự với Nhật Bản, bên cạnh còn cải tổ hệ thống chính quyền, lãnh đạo, từ chính trị, kinh tế, tới sửa đổi hiến pháp, nghi lễ của hoàng gia, nhất thiết mỗi việc đều do một tay MacArthur quyết đoán, ông chỉ ra những khiếm khuyết trong thời chiến tranh mà giới lãnh đạo Nhật Bản đã có những sai lầm, ông đoan chắc cùng nhân dân Nhật khi Nhật Bản trở thành một nước dân chủ, quản lý một nền công nghiệp chiến tranh chuyển đổi qua thời bình một cách khoa học thì sẽ sớm giàu mạnh, không thua gì nước Mỹ, ông không ngần ngại nói với người dân Nhật rằng, Nhật Bản đã thua Mỹ vì kém về mặt vật chất kinh tế tài chính chứ không phải là tinh thần vì họ đã chiến đấu rất dũng cảm mà vẫn thua, nên đa số dân Nhật thuyết phục bởi sự cải tổ ấy. Ông chủ trương phá bỏ chủ nghĩa quốc gia dân tộc và chế độ phụ thuộc quá nhiều vào ảnh hưởng của Hoàng Gia, để Nhật Hoàng chỉ còn là biểu tượng. Nhật Bản cũng có một nền văn hoá tự do coi trọng sự lựa chọn của cá nhân như nước Mỹ, Thủ tướng và nghị viện do người dân trực tiếp chọn lựa qua lá phiếu của mình. Một vài chính khách Nhật còn hoài cổ nặng chủ nghĩa cực đoan dân tộc cho rằng Tướng MacArthur là một chính trị gia độc tài áp đặt, nhưng đại đa số người Nhật cho là sự độc tài ấy để cho một nước Nhật hùng mạnh chứ không là nước Mỹ. Rất ngẫu nhiên cái cách mà người Mỹ, tướng MacArthur đã thể hiện trong cuộc chấn hưng nước Nhật sau chiến tranh nó rất gần với tính cách tinh thần võ sĩ đạo của người Nhật (nhân ái, bao dung thay thù hận) nên mang lại ảnh hưởng mãnh liệt trong xã hội Nhật Bản ngày nay. Ở Châu Âu người ta ví von nước Mỹ có công khi biến Nhật Bản thành một Thuỵ Sĩ Viễn Đông! Vì vậy, Douglas MacArthur đã được mọi thành phần, khuynh hướng, chính đảng, từ Hoàng Gia đến thứ dân đều chọn làm người thứ mười trong “12 người lập ra nước Nhật” hùng mạnh từ trong điêu tàn đổ nát chiến tranh. Đây là người ngoại quốc duy nhất được chọn trong lịch sử nước Nhật.
Chưa được Quốc Hội Mỹ chính thức phê chuẩn, nhưng trên cái nền Kế hoạch Marshall (Marshall Plan, tên của Ngoại trưởng Mỹ George Marshall người đã khởi xướng) nhằm viện trợ tái thiết một nền móng kinh tế chính trị vững chắc hơn cho các quốc gia Tây Âu nâng cao mức sống và kiến thức của người dân để đẩy lui chủ nghĩa cộng sản sau Thế chiến II. Trong vòng 2 thập kỷ, nhiều quốc gia ở Tây Âu đạt được mức tăng trưởng và phồn vinh chưa từng có nhờ kế hoạch Marshall này.
Chính phủ Mỹ thông qua tướng MacArthur cũng có chủ trương tương tự với Nhật Bản, bên cạnh còn cải tổ hệ thống chính quyền, lãnh đạo, từ chính trị, kinh tế, tới sửa đổi hiến pháp, nghi lễ của hoàng gia, nhất thiết mỗi việc đều do một tay MacArthur quyết đoán, ông chỉ ra những khiếm khuyết trong thời chiến tranh mà giới lãnh đạo Nhật Bản đã có những sai lầm, ông đoan chắc cùng nhân dân Nhật khi Nhật Bản trở thành một nước dân chủ, quản lý một nền công nghiệp chiến tranh chuyển đổi qua thời bình một cách khoa học thì sẽ sớm giàu mạnh, không thua gì nước Mỹ, ông không ngần ngại nói với người dân Nhật rằng, Nhật Bản đã thua Mỹ vì kém về mặt vật chất kinh tế tài chính chứ không phải là tinh thần vì họ đã chiến đấu rất dũng cảm mà vẫn thua, nên đa số dân Nhật thuyết phục bởi sự cải tổ ấy. Ông chủ trương phá bỏ chủ nghĩa quốc gia dân tộc và chế độ phụ thuộc quá nhiều vào ảnh hưởng của Hoàng Gia, để Nhật Hoàng chỉ còn là biểu tượng. Nhật Bản cũng có một nền văn hoá tự do coi trọng sự lựa chọn của cá nhân như nước Mỹ, Thủ tướng và nghị viện do người dân trực tiếp chọn lựa qua lá phiếu của mình. Một vài chính khách Nhật còn hoài cổ nặng chủ nghĩa cực đoan dân tộc cho rằng Tướng MacArthur là một chính trị gia độc tài áp đặt, nhưng đại đa số người Nhật cho là sự độc tài ấy để cho một nước Nhật hùng mạnh chứ không là nước Mỹ. Rất ngẫu nhiên cái cách mà người Mỹ, tướng MacArthur đã thể hiện trong cuộc chấn hưng nước Nhật sau chiến tranh nó rất gần với tính cách tinh thần võ sĩ đạo của người Nhật (nhân ái, bao dung thay thù hận) nên mang lại ảnh hưởng mãnh liệt trong xã hội Nhật Bản ngày nay. Ở Châu Âu người ta ví von nước Mỹ có công khi biến Nhật Bản thành một Thuỵ Sĩ Viễn Đông! Vì vậy, Douglas MacArthur đã được mọi thành phần, khuynh hướng, chính đảng, từ Hoàng Gia đến thứ dân đều chọn làm người thứ mười trong “12 người lập ra nước Nhật” hùng mạnh từ trong điêu tàn đổ nát chiến tranh. Đây là người ngoại quốc duy nhất được chọn trong lịch sử nước Nhật.
Thưa cô !
Lại càng không thể nào đó là bản chất của đế quốc xâm lược thực dân (dù kiểu
cũ hay mới) chỉ 6 năm (2/9/1945 – 28/4/1952) sau khi chiếm đóng, nước Mỹ đã trả
lại sự độc lập hoàn toàn cho Nhật Bản sớm hơn thời gian trù bị, ngoài sự kỳ vọng
của toàn dân Nhật và không hợp logic chút nào khi hiện nay, 2012, chính phủ và
người dân Nhật vẫn còn đài thọ mọi chi phí cho gần 40.000 binh sĩ Mỹ hiện diện
trên đất nước mình vì sự an toàn cho nền an ninh quốc gia, không ai vui vẻ trả
tiền cho một đạo quân có bản chất “xâm lược” ăn ngủ hơn 2/3 thế kỷ trên đất nước
mình! Và đạo quân “xâm lược” này chỉ đặt chân lên miền Nam VN, sau 20 năm có mặt
tại Hàn và Nhật Bản, hai quốc gia nhờ họ mà “màu mỡ” về kinh tế hơn hẳn VN nhiều
lần. Nhưng điều đáng để người VN suy ngẫm là quân Mỹ có mặt nơi đó mà không màng
đến “xâm lược” thì họ xâm lăng một VN nghèo khó sau Pháp thuộc để làm gì (?)
ngoài ý định cũng thông qua kế hoạch Marshall giúp VN, cụ thể là miền Nam VN
phát triển giàu mạnh ổn định như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Đài Loan ?
Thưa Cô !
Thưa Cô !
Làm sao biện minh ? 45.000 quân “xâm lược” Mỹ vẫn hiện diện trên đất Hàn
Quốc, một quốc gia khủng hoảng lương thực trầm trọng không đủ cơm gạo cho dân
sau chiến tranh Nam Bắc nhưng hôm nay thì: nhiều báo chí ở Việt Nam nói về đất
nước này hay thường gọi là Kỳ tích sông Hàn hay Huyền thoại sông Hàn.
Hàn Quốc từ đống tro tàn của cuộc nội chiến Bắc Nam đã vươn lên thành một quốc gia phát triển hùng mạnh thịnh vượng hơn hẳn nửa kia ở phía Bắc nghèo nàn lạc hậu. GDP cán mốc 1.000 tỷ USD/năm cũng như nhiều tập đoàn lớn nổi tiếng như SamSung, LG, Hyundai, Kia, Daewoo… Nhưng, thành tựu đó họ có được là do đâu ? Ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của các nguyên thủ Hàn Quốc, thì sự hỗ trợ nhiệt tình như là một đồng minh của Mỹ trên tinh thần kế hoạch Marshall là yếu tố quyết định.
Kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng thứ ba ở châu Á và đứng thứ 10 trên thế giới theo GDP năm 2006. Kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới (hạ tầng cơ sở, thiên nhiên, thổ nhưỡng kém xa Việt Nam) trở thành một trong những nước giàu nhất. Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. GDP (PPP) bình quân đầu người của đất nước đã nhảy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên mức kỷ lục 10.000 USD vào năm 1995 và 25.000 USD vào năm 2007. Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc. Người ta thường nhắc đến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn Quốc như là “Huyền thoại sông Hàn” đến nay huyền thoại này vẫn tiếp tục.
Với Đài Loan và Phillipines: năm 1950,
Hàn Quốc từ đống tro tàn của cuộc nội chiến Bắc Nam đã vươn lên thành một quốc gia phát triển hùng mạnh thịnh vượng hơn hẳn nửa kia ở phía Bắc nghèo nàn lạc hậu. GDP cán mốc 1.000 tỷ USD/năm cũng như nhiều tập đoàn lớn nổi tiếng như SamSung, LG, Hyundai, Kia, Daewoo… Nhưng, thành tựu đó họ có được là do đâu ? Ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của các nguyên thủ Hàn Quốc, thì sự hỗ trợ nhiệt tình như là một đồng minh của Mỹ trên tinh thần kế hoạch Marshall là yếu tố quyết định.
Kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng thứ ba ở châu Á và đứng thứ 10 trên thế giới theo GDP năm 2006. Kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới (hạ tầng cơ sở, thiên nhiên, thổ nhưỡng kém xa Việt Nam) trở thành một trong những nước giàu nhất. Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. GDP (PPP) bình quân đầu người của đất nước đã nhảy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên mức kỷ lục 10.000 USD vào năm 1995 và 25.000 USD vào năm 2007. Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc. Người ta thường nhắc đến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn Quốc như là “Huyền thoại sông Hàn” đến nay huyền thoại này vẫn tiếp tục.
Với Đài Loan và Phillipines: năm 1950,
Không Đoàn 13 của Không quân Mỹ đã từng đóng tại Đài Loan. Tháng 12-1954, Mỹ
và Đài Loan ký “Hiệp ước phòng thủ chung”, đặt Đài Loan vào sự bảo hộ của Mỹ.
Cũng nằm trong quỹ đạo của kế hoạch Marshall, Đài Loan được hưởng nhiều quy chế
ưu đãi thương mại từ nước Mỹ trong một thời gian dài, đưa nền kinh tế nhanh
chóng phát triển ngoạn mục thành một con “Rồng” Châu Á mà ngay chính Trung Quốc
cũng phải kiêng dè. Tại Phillipines, quân đội Mỹ cũng từng hiện diện trong một
thời gian dài. Hạm Đội 7 Thái Bình Dương chọn vịnh Subíc là nơi đóng quân, và
trước đó, năm 1935, Douglas MacArthur, được Tổng thống Phillipines Manuel
L.Quezon yêu cầu giám sát việc thành lập quân đội Philippines. Ông được phong
hàm Thống tướng trong Quân đội Philippines (Field Marshal of the Philippine
Army). Ông là sĩ quan cao cấp có tên trên danh sách của Quân đội Philippines
ngày nay. Ông cũng là sĩ quan quân sự Mỹ duy nhất giữ cấp bậc thống tướng (5
sao) trong quân đội Philippines. Sau đó, tôn trọng quyết định của nhân dân
Phillipines vì sự độc lập toàn vẹn lãnh thổ, quân đội Mỹ đã rút khỏi vịnh Subic.
Nhưng ngày nay (2012), vì an ninh lãnh thổ đe doạ , Phillipines yêu cầu, quân
đội Mỹ vẫn quay lại thể hiện sự trách nhiệm trong hiệp ước hỗ tương…
Thưa Cô !
Thưa Cô !
Với những gì thuộc thế giới quan mà kiến thức em tích luỹ được, thì dù rất
muốn hãnh diện về “chiến công thần thánh” của quân dân ta chống “đế quốc Mỹ xâm
lược cứu nước” nhưng: Lịch sử rất cần sự “trung thực” đến “chân thật” (lời Cô
nói). Nên: Em cũng muốn tin – nhưng không thể, thưa Cô !
Em cám ơn Cô đọc email trần tình này và mong có lời chỉ giáo thêm của Cô.
Em kính chào Cô.
Subscribe to:
Posts (Atom)