Wednesday, June 4, 2014

Thảm sát Thiên An Môn


Người Chặn Xe Tăng’



1405271711492436

Kỷ niệm sự kiện ngày 4 tháng 6 cách đây 25 năm,  tờ báo Thông tấn xã của Pháp lại đưa tin về bức ảnh và một đoạn video của một người Anh hùng lấy thân mình chặn xe tăng tại đường Trường An trong sự kiện đàn áp ở Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989; Đồng thời khi nhắc lại, Giang Trạch Dân, cựu bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc, đã né tránh không dám trả lời tung tích về người Anh hùng này.


Theo Đài Phát thanh Quốc tế Pháp, trước sự kiện “ngày 4 tháng 6” tròn 25 năm, vào ngày 27 tháng 5 từ Bắc Kinh,đài này đã phát đi một bức dự thảo báo cáo cho biết: 25 năm trước, một phóng viên ngoại quốc tại một quán ăn gần Thiên An Môn ở Bắc Kinh đã chụp và quay được video “Người chặn xe tăng”. Từ đó, những tư liệu này trở thành tượng trưng cho cuộc vận động dân chủ “ngày 4 tháng 6”.


Đoạn video đã ghi lại cảnh một người thanh niên Trung Quốc mặc áo sơ mi trắng đứng chặn đoàn xe tăng đang tiến vào quảng trường Thiên An Môn trên đại lộ Hòa Bình Vĩnh Cửu. Chiếc xe tăng đi đầu nhiều lần muốn lách qua Anh, nhưng vẫn bị Anh ngăn cản, sau đó người thanh niên trẻ này đã bị bắt đi.

Trong 25 năm qua, có rất nhiều người tìm người Anh hùng trẻ tuổi này, nhưng vẫn bặt vô âm tín.

Báo cáo cho biết, cô Barbara Walters, phóng viên Truyền hình nổi tiếng người Mỹ, đã từng phỏng vấn Giang Trạch Dân trên Tivi, đã cầm tấm ảnh này và hỏi tung tích người thanh niên trẻ tuổi này, Giang Trạch Dân khi đó úp úp mở mở nói: “Người này không bị xe tăng nghiền chết, nhưng không biết tung tích của Anh ta”.

Theo Wikipedia: Vương Duy Lâm, người anh hùng chặn xe tăng ngày 4 tháng 6, đã bị bắt tại hiện trường.

Sau vụ đàn áp đẫm máu khiến cả thế giới kinh hoàng ngày mùng 4 tháng 6 năm 1989 tại Thiên An Môn, hầu hết các phương tiện truyền thông trên toàn thế giới đều truyền tải bức ảnh chặn xe tăng của Vương Duy Lâm.

Ngô Nhân Hoa người đã trải qua sự kiện ngày 4 tháng 6 khi được VOA phỏng vấn đã cho biết: Một vị giáo sư nghiên cứu ngôn ngữ cơ thể tại Đại học Berkeley-Mỹ, đã có nhiều năm nghiên cứu đoạn video về cảnh Vương Duy Lâm ‘chặn xe tăng’ và bị bắt đi bởi 3 người thanh niên.

Vị giáo sư này nghiên cứu rất chi tiết ngôn ngữ cơ thể của 3 người thanh niên và Vương Duy Lâm, phát hiện ra 2 người thanh niên sau đó đã đến khống chế khóa chặt tay của Vương Duy Lâm, người vốn không có sức chiến đấu bấy giờ có muốn chống cự cũng không thể được, chỉ có thể bị động đi theo. Giáo sư cho rằng, 3 người thanh niên mặc thường phục này đã được huấn luyện một cách chuyên nghiệp. Thậm chí người xuất hiện đầu tiên sau khi Vương Duy Lâm bị cưỡng chế bắt đi đã ra hiệu cho xe tăng, ký hiệu mang hàm nghĩa xác thực đó phải được thông qua huấn luyện một cách chuyên nghiệp. Vì thế giáo sư cho rằng, Vương Duy Lâm bị bắt tại hiện trường, lành ít dữ nhiều.


Giang Trạch Dân hạ lệnh bí mật xử lý Vương Duy Lâm


Theo cuốn sách”Giang Trạch Dân Kỳ Nhân”, sau sự kiện ngày “4 tháng 6”, truyền thông nước ngoài đã vô cùng kính phục và khen ngợi dũng khí của Vương Duy Lâm,dùng hòa bình để chống lại bạo lực, và gọi anh là anh hùng của thế kỷ 20. Có tin tức cho rằng, Giang Trạch Dân đối với việc đó vô cùng tức tối, đã mật lệnh dựa vào đoạn video tìm người thanh niên này, sau khi anh Vương bị bắt, Giang đã hạ lệnh xử lý bí mật.

Năm 2000 phóng viên giàu kinh nghiệm Wallace của Công ty Truyền thanh Colombia, nước Mỹ khi phỏng vấn Giang Trạch Dân, đã lấy bức ảnh của Vương Duy Lâm ra và hỏi Giang Trạch Dân: “Ông có khâm phục dũng khí của vị thanh niên này hay không?”  không ngờ Giang Trạch Dân nói rằng: “Anh ta tuyệt đối không bị bắt. Tôi không biết hiện giờ Anh ta đang ở đâu.” Câu trả lời này mặc dù không đúng chủ đề của câu hỏi nhưng lại lộ ra lời đáp án.

Vụ thảm sát ngày “4 tháng 6″ của Đảng Cộng Sản Trung Quốc khiến thế giới khiếp sợ.

Ngày 15 tháng 4 năm 1989, Đặng Tiểu Bình và những vị trí chủ chốt của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã lấy “phản tự do hóa giai cấp tư sản” và những tội danh bất lợi để hạ bệ ông Hồ Diệu Bang, do bị bệnh tim bộc phát nên ông đã qua đời, dẫn đến hoạt động tưởng niệm quy mô lớn của quần chúng và sinh viên Đại Học Bắc Kinh, đồng thời nhanh chóng trở thành cuộc vận động dân chủ quy mô lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã lấy cuộc vận động dân chủ yêu nước này để vu khống là “bạo loạn phản cách mạng”. Ngày 4 tháng 6 năm 1989, cuộc vận động dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn này đã trở thành cuộc đàn áp đẫm máu của Quân đội Đảng Cộng Sản Trung Quốc, khiến trong và ngoài nước khiếp sợ, với tên gọi lịch sử “đại thảm sát ngày 4 tháng 6”.

Chỉ trong buổi tối ngày mùng 3 cho đến sáng ngày 4 tháng 6 năm 1989,  vô số binh sĩ vũ trang dưới sự yểm hộ của xe tăng và xe bọc thép từ nhiều hướng tiến đến Thiên An Môn để thảm sát sinh viên, đồng thời nổ súng giết hại rất nhiều người dân. Vụ “Đại thảm sát ngày 4 tháng 6” đã có bao nhiêu người chết, cho đến nay vẫn là điều bí mật. Theo truyền thông phương Tây “đã có hàng nghìn người tử nạn” vào thời điểm đó.

Tiếu Sanh
@daikynguyen   
 Đọc thêm :  Đại kỷ nguyên