Friday, May 29, 2009

Communism Bad


Ai ? Tôi !


Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó ?
Tôi!


Tôi – người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình
trong mọi cuộc xung phong.
Một trong ba mươi người kia ở mặt trận
về sau mười năm
Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ

Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ,
Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ!
Ai chịu trách nhiệm vậy ?
Lại chính là tôi!


Người lính cần một câu thơ
giải đáp về đời,
Tôi ú ớ.
Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong


Mà tôi xấu hổ.
Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay
Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười.

Chế Lan Viên

Videos
Seeing is believing

James Webb


Chăn Gối với Kẻ Thù

Biết giải thích như thế nào với những đứa con của tôi rằng khi tôi mười mấy, đôi mươi, những tiếng nói ồn ào nhất của những người cùng thời lại nhằm mục đích phá nát những nền tảng của xã hội Hoa Kỳ, để xây dựng lại một xã hội dựa theo quan điểm đầy tự mãn của họ. Giờ đây nhìn lại, ngay cả chúng ta, những người đã trải qua giai đoạn này, cũng không hiểu được tại sao lại có những kẻ với trình độ học vấn cao, đa số sinh ra từ gia đình thượng lưu, lại có thể gieo rắc những tư tưởng phá hoại làm nhiễm độc bầu không khí của thập niên 1960 và những năm đầu của thập niên 1970. Ngay cả Quốc Hội cũng bị nhiễm những con vi khuẩn nầy.

Sau khi tổng thống Nixon từ chức vào tháng Tám 1974, cuộc bầu cử mùa thu năm ấy mang lại 76 tân dân biểu thuộc đảng Dân Chủ và 8 thượng nghị sĩ. Đại đa số những dân cử chân ướt chân ráo này đã tranh cử dựa trên cương lĩnh của Mc Govern. Nhiều người trong số họ được xem như những ứng viên yếu kém trước khi Nixon từ chức, vài người không xứng đáng thấy rõ, chẳng hạn như Tom Downey, 26 tuổi, thuộc New York, người chưa từng có một nghề ngỗng gì và vẫn còn ở nhà với mẹ.

Cái gọi là Quốc Hội hậu Watergate nầy diễu hành vào thành phố với một sứ mệnh vô cùng quan trọng mà sau này trở thành điểm tập hợp cho cánh Tả của Hoa Kỳ: chấm dứt sự giúp đỡ của nước Mỹ dưới bất kỳ hình thức nào cho chính quyền đang bị vây khốn Nam Việt Nam. Không nên lầm lẫn ở chỗ này – đây không phải là sự kêu gào thanh niên Mỹ đừng đi vào cõi chết của những năm trước đây. Những người lính Mỹ cuối cùng đã rời Việt Nam hai năm trước rồi, và đã tròn bốn năm không có một người Mỹ nào bị tử trận.

Bởi những lý do mà không một viện dẫn lịch sử nào có thể bào chữa được, ngay cả sau khi quân đội Mỹ triệt thoái, cánh Tả vẫn tiếp tục những cố gắng để đánh gục nền dân chủ còn phôi thai của Nam Việt Nam. Phụ tá sau này của Nhà Trắng Harold Ickes và nhiều người khác trong “Chiến Dịch Kiểm Soát Tài Chính” – có một lúc được giúp đỡ bởi một người tuổi trẻ nhiều tham vọng Bill Clinton – làm việc để cắt toàn bộ những khoản tài trợ của Quốc Hội nhằm giúp miền Nam Việt Nam tự bảo vệ. Liên Hiệp Hoà Bình Đông Dương, điều hành bởi David Dellinger và được quảng bá bởi Jane Fonda và Tom Hayden, phối hợp chặt chẽ với Hà Nội suốt năm 1973 và 1974, đi khắp các khuôn viên đại học Mỹ, tập hợp sinh viên để chống lại điều được cho là những con ác quỷ trong chính quyền miền Nam Việt Nam. Những đồng minh của họ trong Quốc Hội liên tục thêm vào những tu chính án để chấm dứt sự viện trợ của Hoa Kỳ cho những người Việt Nam chống cộng, ngăn cấm cả đến việc sử dụng không lực để giúp những chiến binh Nam Việt Nam đang bị tấn công bởi các đơn vị Bắc Việt được khối Sô Viết yểm trợ.

Rồi đến đầu năm 1975 Quốc Hội Watergate giáng một đơn chí tử xuống các nước Đông Dương không cộng sản. Tân Quốc Hội lạnh như băng từ chối lời yêu cầu gia tăng quân viện cho Việt Nam và Cam Bốt của tổng thống Gerald Ford. Ngân khoản dành riêng này sẽ cung cấp cho quân đội Cam Bốt và Nam Việt Nam đạn dược, phụ tùng thay thế, và vũ khí chiến thuật cần thiết để tiếp tục cuộc chiến tự vệ. Bất chấp sự kiện là Hiệp Định Paris 1973 đặc biệt đòi hỏi phải cung cấp “viện trợ để thay thế trang thiết bị quân sự vô giới hạn” cho Nam Việt Nam, đến tháng Ba phe Dân Chủ trong Quốc Hội biểu quyết với tỷ số áp đảo, 189-49, chống lại bất kỳ viện trợ quân sự bổ sung cho Việt Nam và Cam Bốt.

Trong các cuộc tranh luận, luận điệu của phe Tả phản chiến gồm toàn những lời lên án các đồng minh đang bị chiến tranh tàn phá của Hoa Kỳ. Và đầy những hứa hẹn về một tương lai tốt đẹp cho các quốc gia nầy dưới sự cai trị của chế độ Cộng Sản. Rồi dân biểu Christopher Dodd , tiêu biểu cho sự ngây thơ hết thuốc chữa của các đồng viện, lên giọng đầy điệu bộ “gọi chế độ Lon Nol là đồng minh là làm nhục chữ nghĩa…Tặng vật lớn nhất mà đất nước chúng ta có thể trao cho nhân dân Cam Bốt là hòa bình, không phải súng. Và cách tốt nhất để đạt được mục đích này là chấm dứt viện trợ quân sự ngay lập tức.”

Sau khi trở thành chuyên gia đối ngoại trong vòng chỉ có hai tháng kể từ lúc thôi bú mẹ, Tom Downey chế diễu những cảnh cáo về tội ác diệt chủng sắp sửa xảy ra ở Cam Bốt, cái tội ác đã giết hơn một phần ba dân số của quốc gia này, như sau, “chính phủ cảnh cáo rằng nếu chúng ta rời bỏ các quốc gia ấy thì sẽ có tắm máu. Nhưng những cảnh cáo cho việc tắm máu trong tương lai không thể biện minh cho việc kéo dài việc tắm máu hiện nay.”

Trên chiến trường Việt Nam việc chấm dứt viện trợ quân trang, quân cụ là một tin làm kinh ngạc và bất ngờ. Các cấp chỉ huy quân đội của miền Nam Việt Nam đã được đảm bảo về việc viện trợ trang thiết bị khi người Mỹ rút quân – tương tự như những viện trợ Hoa Kỳ vẫn dành cho Nam Hàn và Tây Đức – và đảm bảo rằng Hoa Kỳ sẽ tái oanh tạc nếu miền Bắc tấn công miền Nam, vi phạm hiệp định Paris 1973. Bây giờ thì họ đang mở mắt trừng trừng nhìn vào một tương lai bất định khủng khiếp, trong lúc khối Sô Viết vẫn tiếp tục yểm trợ cho Cộng Sản Bắc Việt.

Trong lúc quân đội Nam Việt Nam, vừa choáng váng vừa mất tinh thần, tìm cách điều chỉnh lại lực lượng để đối phó với những thiếu thốn trang thiết bị cần thiết, quân miền Bắc được tái trang bị đầy đủ lập tức phát động ra cuộc tổng tiến công. Bắt giữ được nhiều đơn vị bị cô lập, quân miền Bắc tràn xuống vùng đồng bằng trong vòng có 55 ngày. Những năm về sau tôi phỏng vấn các người lính miền Nam Việt Nam còn sống sót trong các cuộc giao tranh, nhiều người trải qua hơn chục năm trong các trại tập trung của cộng sản sau khi cuộc chiến chấm dứt. Điệp khúc này không bao giờ chấm dứt:

“Tôi không còn đạn dược.” “Tôi chỉ còn 3 quả đạn pháo cho mỗi khẩu một ngày.” “Tôi không còn gì để phát cho binh sĩ của tôi.” “ Tôi phải tắt máy truyền tin, bởi vì tôi không thể nào chịu đựng được nữa những lời kêu gọi xin tiếp viện.”

Phản ứng của Hoa Kỳ trước sự sụp đổ này cho thấy có hai nhóm khác nhau, và điều này vẫn còn tiếp tục được thấy rõ trong nhiều vấn để chúng ta đang đương đầu ngày nay. Đối với những người đã từng chiến đấu ở Việt Nam, và đối với gia đình, bạn bè, và những người cùng quan điểm chính trị với họ, đây là là một tháng đen tối và tuyệt vọng. Những khuôn mặt mà chúng ta thấy đang chạy trốn sự tấn công của Bắc Quân là những khuôn mặt rất thật và quen thuộc, không phải đơn thuần là những hình ảnh truyền hình. Những thân người xoay trong không gian như những bông tuyết, rơi xuống chết thảm khốc sau khi đeo bám tuyệt vọng vào thân trực thăng hay phi cơ, có thể là những người chúng ta quen biết hoặc từng giúp đỡ. Ngay cả đối với những kẻ không còn niềm tin vào khả năng đánh bại Cộng Sản, đây không phải là cách để chấm dứt cuộc chiến.

Đối với những kẻ từng trốn tránh cuộc chiến và lớn lên tin rằng đất nước chúng ta là quỷ dữ, và ngay cả khi họ thơ mộng hoá những ý định của người cộng sản, những tuần lễ sau cùng này đã chối bỏ trách nhiệm của mình trong sự sụp đổ này bằng những phê phán quân đội Nam Việt Nam đầy tính sa lông, hay là công khai reo mừng. Ở trung tâm Luật Khoa của đại học Georgetown nơi tôi đang theo học, việc Bắc Việt trắng trợn ném bỏ các điều cam kết về hòa bình và bầu cử trong hiệp định Paris 1973, và tiếng xe tăng của Bắc Quân trên đường phố Sài Gòn được xem như là một cái cớ để thực sự ăn mừng.

Sự chối bỏ trách nhiệm vẫn còn tràn lan trong năm 1997, nhưng thực ra cái kết cuộc này chính là mục tiêu của những cố gắng không ngừng nghỉ của phong trào phản chiến trong những năm theo sau sự rút quân của Mỹ. George McGovern, thẳng thắn hơn nhiều người, công khai tuyên bố với người viết trong lúc nghỉ khi thâu hình cho chương trình “Crossfire” của CNN vào năm 1995. Sau khi tôi đã lý luận rằng cuộc chiến rõ ràng là có thể thắng được ngay cả vào giai đoạn cuối nếu chúng ta thay đổi chiến lược của mình, ứng cử viên tổng thống năm 1972, người tình nguyện đi Hà Nội bằng đầu gối, bình luận, “Anh không hiểu là tôi không muốn chúng ta chiến thắng cuộc chiến đó sao?” Ông McGovern không chỉ có một mình. Ông ta là phần tử của một nhóm nhỏ nhưng vô cùng có ảnh hưởng. Sau cùng họ đã đạt được điều họ muốn.

Có lẽ không còn minh chứng nào lớn hơn cho không khí hân hoan chung quanh chiến thắng của Cộng Sản là giải thưởng điện ảnh năm 1975, được tổ chức vào ngày 8 tháng 4, ba tuần trước khi miền Nam sụp đổ. Giải phim tài liệu hay nhất được trao cho phim Hearts and Minds, một phim tuyên truyền độc ác tấn công những giá trị văn hóa Hoa Kỳ cũng như những cố gắng của chúng ta để hỗ trợ cho sự chiến đấu cho nền dân chủ của miền Nam Việt Nam. Các nhà sản xuất Peter Davis và Bert Schneider (người thủ diễn một vai trong câu chuyện của David Horowitz) cùng nhau nhận giải Oscar. Schneider thẳng thừng trong việc công nhận sự ủng hộ những người Cộng Sản của mình. Đứng trước máy vi âm ông ta nói :

”Thật là ngược đời khi chúng ta đang ở đây, vào thời điểm mà Việt Nam sắp được giải phóng.”

Rồi giây phút đáng kinh ngạc nhất của Hollywood xảy ra – dù giờ đây đã được cố tình quên đi-. Trong lúc quốc gia Việt Nam, mà nhiều người Mỹ đã đổ máu và nước mắt để bảo vệ, đang tan biến dưới bánh xích của xe tăng, Schneider lôi ra một điện tín được gởi từ kẻ thù của chúng ta, đoàn đại biểu Cộng Sản Việt Nam ở Paris, và đọc to lên lời chúc mừng cho phim của mình. Không một phút giây do dự, những kẻ nhiều quyền lực nhất của Hollywood đứng dậy hoan nghênh việc Schneider đọc bức điện tín này.

Chúng ta, những người đã từng chiến đấu ở Việt Nam hoặc là những người ủng hộ những cố gắng ở đó, nhìn lại cái khoảnh khắc này của năm 1975 với sự sửng sốt không nguôi và không bao giờ quên được. Họ là ai mà cuồng nhiệt đến thế để đầu độc cái nhìn của thế giới về chúng ta? Sao họ lại có thể chống lại chính những người đồng hương của mình một cách dữ tợn đến thế? Sao họ có thể đứng dậy để hoan nghênh chiến thắng của kẻ thù Cộng Sản, kẻ đã làm thiệt mạng 58000 người Mỹ và đè bẹp một đồng minh chủ trương ủng hộ dân chủ? Làm sao có thể nói rằng chúng ta và họ đang sống trong cùng một đất nước?

Từ lúc ấy đến nay, không một lời nào của Hollywood nói về số phận của những con người biến mất sau bức màn tre của Việt Nam. Không ai đề cập đến những trại tập trung cải tạo mà hàng triệu chiến binh miền Nam Việt Nam đã bị giam giữ, 56000 người thiệt mạng, 250000 bị giam hơn 6 năm, nhiều người bị giam đến 18 năm. Không người nào chỉ trích việc cưỡng bách di dân, tham nhũng, hay là chế độ công an trị mà hiện vẫn còn đang tiếp diễn. Thêm vào đó, ngoại trừ phim Hamburger Hill có ý tốt nhưng kém về nghệ thuật, người ta chỉ hoài công nếu muốn tìm một phim thuộc loại có tầm vóc diễn tả các chiến binh Hoa Kỳ ở Việt Nam với đầy đủ danh dự và trong những khung cảnh có thật.

Tại sao?

Bởi vì cộng đồng làm phim, cũng như những kẻ thuộc loại đỉnh cao trí tuệ trong xã hội, chưa bao giờ yêu thương, kính phục, hay ngay cả thông cảm với những con người đã nghe theo tiếng gọi của đất nước, lên đường phục vụ. Và vào lúc mà một cuộc chiến âm thầm nhưng không ngừng nghỉ đang diễn ra về việc lịch sử sẽ ghi nhớ đất nước chúng ta tham dự ở Việt Nam như thế nào, những kẻ chế diễu chính sách của chính quyền, trốn lính, và tích cực ủng hộ kẻ thù, cái kẻ thù mà sau cùng trở nên tàn độc và thối nát, không muốn được nhớ đến như là những kẻ quá đỗi ngây thơ và lầm lẫn.

Giữa những người dân Mỹ bình thường, thái độ của họ trong khoảng thời gian rối ren nầy lành mạnh hơn nhiều. Đằng sau những tin tức bị thanh lọc và những bóp méo về Việt Nam, thực tế là những công dân của chúng ta đồng ý với chúng ta , những người đang chiến đấu, hơn là với những kẻ làm suy yếu cuộc chiến đấu này. Khá thú vị là điều nầy đặc biệt đúng với tuổi trẻ Mỹ, mà giờ đây vẫn còn được mô tả như là thành phần nổi loạn chống chiến tranh.

Như được tường trình lại trong bài Ý Kiến Quần Chúng, những kết quả thăm dò của Gallup từ năm 1966 cho đến khi Hoa Kỳ chấm dứt sự tham dự cho thấy tuổi trẻ Mỹ thực ra ủng hộ cuộc chiến Việt Nam lâu bền hơn bất cứ lứa tuổi khác. Ngay cả cho đến tháng 1 năm 1973, khi 68 phần trăm dân Mỹ trên 50 tuổi tin rằng chuyện gởi quân sang Việt Nam là một sai lầm, chỉ có 49 phần trăm những người tuổi từ 25 đến 29 đồng ý. Những phát hiện nầy cho thấy giới trẻ nói chung rõ ràng là không cực đoan, điều này đã được củng cố thêm bằng kết quả bầu cử năm 1972 – trong đó lứa tuổi từ 18 đến 29 ưa thích Richard Nixon hơn là George McGovern bằng tỷ lệ 52 so với 46 phần trăm.

Tương tự như vậy, mặc dù trong quá khứ những người chống đối này, mà ngày nay đang thống lĩnh giới báo chí và giới khoa bảng, đã khăng khăng nói ngược với thực tế, sự xâm nhập vào Cam Bốt năm 1970 đã được ủng hộ quần chúng mạnh mẽ.. – Sự xâm nhập này đã gây ra sự phản đối rộng khắp ở các sân trường đại học, kể cả một vụ xung đột làm cho bốn người chết ở Kent State University. Theo những kết quả thăm dò dư luận của Harris gần 6 phần 10 dân Mỹ tin rằng sự xâm nhập vào Cam Bốt là đúng đắn. Đa số được hỏi ý kiến, trong cùng bản thăm dò này vào tháng 5 năm 1970, ủng hộ tái oanh tạc miền Bắc, một thái độ cho thấy sự bác bỏ hoàn toàn phong trào phản chiến.

Các cựu chiến binh Việt Nam, dù bị bôi bẩn thường xuyên trên phim ảnh, trong các bản tin, và trong các lớp học, như là những chiến binh miễn cưỡng và thất bại, vẫn được những người dân Mỹ bình thường tôn trọng. Trong một nghiên cứu toàn diện nhất từ trước đến giờ về những cựu chiến binh Việt Nam (Harris Survey, 1980, ủy quyền bởi Veterans Administration) , 73 phần trăm công chúng và 89 phần trăm cựu chiến binh Việt Nam đồng ý với câu phát biểu “Vấn đề rắc rối ở Việt Nam là quân đội chúng ta được yêu cầu chiến đấu trong một cuộc chiến mà các lãnh tụ chính trị ở Washington không để cho họ được phép chiến thắng”, 70 phần trăm những người từng chiến đấu ở Việt Nam không đồng ý với câu phát biểu “Những gì chúng ta gây ra cho nhân dân Việt Nam thật đáng xấu hổ.” Trọn 91 phần trăm những người đã từng phục vụ chiến đấu ở Việt Nam nói rằng họ hãnh diện đã phục vụ đất nước, và 74 phần trăm nói rằng họ thấy thoải mái với thời gian trong quân đội. Hơn nữa, 71 phần trăm những người phát biểu ý kiến cho thấy họ sẵn sàng chiến đấu ở Việt Nam một lần nữa , ngay cả nếu biết rằng cái kết quả chung cuộc vẫn như thế và sự giễu cợt sẽ đổ lên đầu họ khi họ trở về.

Bản thăm dò này còn có cái gọi là “nhiệt kế đo cảm giác,” để đo lường thái độ của công chúng đối với những nhóm người khác nhau, với thang điếm từ 1 đến 10.. Cựu chiến binh từng phục vụ ở Việt Nam được chấm điểm 9.8 trên thang điểm này. Bác sĩ được 7.9, phóng viên truyền hình 6.1, chính trị gia 5.2, những người biểu tình chống chiến tranh 5.0, kẻ trốn quân dịch và chạy sang Canada được cho 3.3.

Trái ngược với những câu chuyện huyền thoại được dai dẳng phổ biến, hai phần ba những người phục vụ ở Việt Nam là quân tình nguyện chứ không phải bị động viên, và 77 phần trăm những người tử trận là quân tình nguyện. Trong số những người tử trận:86 phần trăm là da trắng,12.5 phần trăm người Mỹ gốc Phi Châu và 1.2 phần trăm thuộc các chủng tộc khác. Những cáo buộc rất phổ biến như là chỉ có dân thuộc các nhóm thiểu số và người nghèo được giao cho những công tác khó khăn trong quân đội khi ở Việt Nam là điều sai lạc. Sự bất quân bình trong cuộc chiến, thực ra chỉ đơn giản là do những thành phần đặc quyền đặc lợi trốn tránh trách nhiệm của mình, và chính những người này kể từ thời gian ấy đã kiên trì bôi bẩn những kinh nghiệm về cuộc chiến để nhằm tự bào chữa cho chính mình, phòng khi sau này bị lịch sử phán xét.

Thế còn những kẻ không những đã hiểu sai ý nghĩa một cuộc chiến, mà còn không hiểu nổi dân tộc của mình, những kẻ thuộc thành phần tinh hoa của xã hội đó bây giờ ra sao? Bây giờ họ đang ở đâu nếu không phải ở trong tòa Bạch Ốc? Trên vấn đề lịch sử quan yếu này, cái vấn đề đã xác định thế hệ của chúng ta, họ dấu mình thật kín. Họ nên dấu mình như thế.

Đối với những kẻ đã đem cuộc hành trình tuổi trẻ đánh bạc trên cái ý tưởng rằng tổ quốc mình là một lực lượng ác quỷ, sau khi nhận ra sự ngây thơ của mình trong những năm sau năm 1975, chắc họ phải có một cảm giác rất kinh khủng. Thật là sáng mắt sáng lòng cho những kẻ đã tỉnh thức, đã tự vượt qua được phản ứng chối tội, để chứng kiến cảnh tượng hàng trăm ngàn người dân miền Nam Việt Nam chạy trốn “ ngọn lửa tinh nguyên của cách mạng “ trên những con tàu ọp ẹp, sự chạy trốn mà chắc chắn 50 phần trăm sẽ vùi thây ngoài biển, hoặc là nhìn thấy những hình ảnh truyền hình của hàng ngàn chiếc sọ người Cam Bốt nằm lăn lóc trên những cánh đồng hoang, một phần nhỏ của hàng triệu người bị giết bởi những người CộnItalicg Sản “giải phóng quân.”

Thực vậy, chúng ta hãy thẳng thắn nhìn nhận. Thật đáng tủi nhục biết bao khi nhìn vào khuôn mặt của một thương binh, hay là nghe diễn từ tốt nghiệp của một học sinh thủ khoa người Mỹ gốc Việt Nam, mà người cha quá cố của em đã chiến đấu bên cạnh những người Mỹ, cho một lý tưởng mà bọn họ công khai mỉa mai, chế diễu, và xem thường. Và thật là một điều đáng xấu hổ khi chúng ta có một hệ thống chính quyền đã để cho em học sinh đó thành công nhanh chóng ở đây, mà lại không thực hiện được một hệ thống như vậy ở quê hương của em.

Giang chuyển ngữ

Hình trên Thượng Nghị Sĩ James Webb (Dân Chủ-Virginia)
Nguyên Thứ trưởng Quốc Phòng
Cựu Bộ trưởng Hải Quân Hoa Kỳ

Thơ Nguyễn Thạnh


Rừng và biển


Video Dem Ganh Hao Nho Dieu Hoai Lang

Tôi đi suốt chiều dài đất nước
Thấy nhiều rừng lấn biển biển ơi !
Rừng đước Năm Căn Đất Mũi bãi bồi
Rừng níu biển cho cây rừng ngập mặn...


Biển im lặng thì rừng im lặng
Biển mênh mông rừng cũng mênh mông
Biển và rừng chung một tấm lòng
Cơn gió nhẹ cũng làm rừng gợn sóng

Trăng yêu biển ánh trăng tròn vời vợi
Rừng yêu trăng xào xạc những vòm cây
Từ rừng sâu có con nhạn lạc bầy
Vì yêu biển nên chập chờn đôi cánh

Biển chở cá và cho đời vị mặn
Rừng bao dung và cho cả đời cây
Cà Mau ơi tình Đất Mũi tròn đầy
Không kể siết như lá rừng sóng biển ...


Nguyễn Thạnh

Wednesday, May 27, 2009

Buddhism


Lời Đức Phật dạy về Tình Yêu


Đêm khuya, trong một ngôi Chùa, một Người một Phật, Phật ngồi Người đứng...

Người: Thưa Đức Phật thánh minh, con là một người đã có vợ, con hiện đang yêu say đắm 1 người đàn bà khác, con thật không biết nên làm thế nào?

Phật: Con có thể xác định người đàn bà con đang yêu hiện nay là người đàn bà cuối cùng và duy nhất trong cuộc đời con không?

Người: Thưa vâng.

Phật: Con ly hôn, sau đó lấy cô ấy ?

Người : Nhưng vợ con hiện nay dịu dàng, lương thiện, thảo hiền. Con bỏ cô ấy liệu có phần tàn nhẫn không, có mất đạo đức không, thưa Đức Phật?

Phật: Trong hôn nhân không có tình yêu mới là tàn nhẫn và mất đạo đức. Con hiện giờ đã yêu người khác, không yêu vợ nữa. Con làm như thế là đúng.

Người: Nhưng vợ con vẫn rất yêu con, quả thật yêu con lắm, thưa Đức Phật

Phật: Vậy thì vợ con hạnh phúc

Người: Sau khi con chia tay vợ để lấy người khác, vợ con sẽ rất đau khổ, tại sao lại hạnh phúc, thưa Đức Phật?

Phật: Trong hôn nhân, vợ con vẫn có tình yêu đối với con, còn con đã mất đi 1 tình yêu đối với vợ con. Bởi vì con đã yêu người khác, chính vì có hạnh phúc, mất đi mới đau khổ, cho nên người đau khổ là con.

Người: Nhưng con cắt đứt vợ, sau đó cưới người khác, vậy là cô ấy đã mất con, cô ấy mãi là người đau khổ.

Phật: Con nhầm rồi, con chỉ là người vợ con yêu thật sự trong hôn nhân. Khi một người như con không tồn tại, thì tình yêu thật sự của vợ con sẽ tiếp nối sang 1 người khác, bởi vì tình yêu thực sự của vợ con trong hôn nhân xưa nay chưa từng mất, cho nên vợ con mới là người hạnh phúc, con mới là người đau khổ.

Người: Vợ con đã từng nói kiếp này chỉ yêu mình con thôi. Cô ấy sẽ không yêu ai khác

Phật: Con cũng đã từng nói thế phải không?

Người : Con...con...con...

Phật: Bây giờ con nhìn 3 ngọn nến trong lư hương trước mặt, xem ngọn nào sáng nhất?

Người: Quả thật con không biết, hình như đều sáng giống nhau.

Phật: Ba ngọn nến ví như 3 người đàn bà. 1 ngọn trong đó là người đàn bà hiện giờ con đang yêu. Đông đảo chúng sinh, đàn bà đâu chỉ là mười triệu trăm triệu...Ngay đến 1 trong 3 ngọn nến, ngọn nào sáng nhất con cũng không biết, cũng không t́ìm được người con hiện đang yêu, thì làm sao con xác định được người đàn bà hiện nay là người đàn bà cuối cùng và duy nhất trong cuộc đời con?

Người : Con...con...con...

Phật : Bây giờ con cầm 1 cây nến đặt trước mắt để tâm nhìn xem ngọn nào sáng nhất?

Người : Đương nhiên ngọn trước mặt sáng nhất.

Phật: Bây giờ con đặt nó vô chỗ cũ, lại xem xem ngọn nào sáng nhất

Người : Quả thật con vẫn không nhìn ra ngọn nào sáng nhất.

Phật: Thật ra cây nến con vừa cầm giống như người đàn bà cuối cùng con đang yêu hiện nay, tình yêu nảy sinh từ trái tim, khi con cảm thấy yêu nó, để tâm ngắm nghía, con sẽ thấy nó sáng nhất. Khi con để nó vô chỗ cũ, con lại không tìm được 1 chút cảm giác sáng nhất. Thứ gọi là tình yêu cuối cùng và duy nhất của con chỉ là hoa trong gương trăng dưới nước, suy cho cùng chỉ là con số không, một cuộc tình trống rỗng.

Người: Con hiểu rồi, không phải Đức phật bảo con phải ly hôn vội vã, Đức Phật đang niệm chú làm cho con ngộ đạo.

Phật: Nhìn thấu sẽ không nói trắng ra, con đi đi!

Người: Bây giờ con đã biết thật sự con yêu ai, người đó chính là vợ con hiện nay, thưa Đức Phật.

Phật: A di đà phật...

Nguồn giotphudu

How to design a flag


Vẽ mẫu cờ.

Làm thế nào để vẽ một mẫu cờ ?

Cờ học(vexillology) là môn học về cờ,được hình thành từ năm 1957 tại Hoa Kỳ,mục đích là nghiên cứu các loai cờ xí đã có từ xưa đến nay trên thế giới và tìm hiểu sự hình thành,sứ mệnh,các triết thuyết có tính khoa học hàm chứa trong mỗi lá cờ.Đồng thời cũng dựa trên những nghiên cứu kết hợp đó,nhằm đưa ra những nguyên tắc căn bản chung cho môn Cờ học,đào tạo các nhà nghiên cứu về cờ học(vexillologist)và các nhà sáng tạo mẫu cờ(vexillographer)ngày càng được phát huy và hữu hiệu hơn trong tương lai.

Để tạo một mẫu cờ,về mặt l‎ý thuyết có 5 nguyên tắc căn bản phải tuân thủ ,nhằm tránh rơi vào tình trạng của một mẫu cờ vẽ không đẹp và thiếu ý nghĩa (bad flag design),đó là:

1.-Sự giản dị: Mẫu cờ vẽ phải dản dị(simplicity),dễ nhìn,dễ thấy,dễ nhớ .Dản dị đến mức mà trẻ em có thể vẽ được dễ dàng qua trí nhớ,khi đã thấy cờ một lần.

2.-Tính biểu tượng:Mẫu cờ được vẽ ra,nhằm nói lên được ý nghĩa của cờ muốn diễn tả,qua hình thức trình bày và nội dung chứa đựng(meaningfull symbolism). Nếu là quốc kỳ,phải nêu bật tính triết l‎ý quốc gia hình thành trên lá cờ,ví dụ Quốc kỳ Việt Nam Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ .

3.-Về màu sắc: Chỉ nên dùng 2 hoặc 3 màu,các màu này phải tương phản rỏ rệt(contrast well )nhưng nhìn vào không bị chói mắt và thuộc trong các màu căn bản(basic colors). Màu sắc sử dụng phải nói lên được biểu tượng và tâm l‎ý khả dĩ có được khi tạo mẫu,hài hòa và có chủ đích(color harmony and color meaning)

4.-Không nên ghi thêm chữ(lettering)hoặc dấu hiệu(seals)gì lên cờ,vì ở xa khó nhìn thấy,nhất là khi không có gió,cờ bị gấp lại,chữ không hiện lên đầy đủ,rất bất tiện.

5.-Mẫu cờ vẽ phải khác biệt(be distinctive),không giống (be related)với các cờ khác đã có,tuy vậy đôi khi cũng có thể có khác đi,khi có biểu hiệu kết hợp tương tự,đó là trường hợp các cờ 3 màu (tam tài)ở Âu châu(Bỉ,Pháp,Đức,Ý,Romania),cờ chữ thập ở Bắc âu(scandinavian flags).

Nếu phân chia các tiêu chuẩn trên(1,2,3) theo mỗi tỉ lệ 25% và (4+5)là 25%,thì nếu tạo được mẫu cờ đạt 100% thì được xem như hoàn hảo.

Bất cứ trong mọi trường hợp,khi vẽ mẫu cờ: quốc kỳ,cờ tiểu bang,vùng tự trị,hội đoàn,đảng phái,công ty…nếu theo đúng 5 nguyên tắc hướng dẫn trên,thì dưới khía cạnh Cờ học và quan điểm của Liên hiệp các Hội cờ quốc tế(FIAV)cờ được đánh giá là cờ đẹp(good flag).

Ngoài ra,tùy hoàn cảnh,điều kiện lịch sử riêng,một lá cờ sau khi được xem là đẹp(good flag),thì ý nghĩa cao hơn nữa,là lá cờ chính nghĩa(great flag).Lá cờ chính nghĩa là cờ hội đủ yếu tố lịch sử quốc gia,hoàn cảnh hình thành,triết thuyết chính trị theo đuổi,có tính chính thống và lâu dài...Đó là trường hợp của quốc kỳ Sao sọc của nước Mỹ,cờ Tam tài của nước Pháp và Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của Việt Nam…

Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ,nối tiếp truyền thống Cờ Vàng của Hai Bà Trưng,Bà Triệu có từ hai ngàn năm trước,được vẽ bởi Họa sĩ Lê Văn Miến(1873-1943),người họa sĩ đầu tiên của nền hội họa Việt Nam,tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật nước Pháp (École nationale supérieure des Beaux Arts),được nhà vua yêu nước, Vua Thành Thái phất lên từ năm 1890 để chống Thực dân Pháp (và cọng sản sau này).Cờ hội đủ các yếu tố của một lá cờ đẹp(good flag) và tính lịch sử chính thống lâu dài,biểu tượng cho sự chiến đấu vì độc lập,tự do dân chủ và hạnh phúc của toàn dân,để trở thành lá cờ chính nghĩa(great flag) dưới quan điểm lượng giá của môn Cờ học.

Trường hợp Việt Nam,do hoàn cảnh chính trị hiện thời bị lệ thuộc đảng Cọng sản Việt Nam,phải dùng cờ đỏ.Nhưng trong tương lai và vĩnh cữu,quốc kỳ Việt Nam Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ,chắc chắn sẽ tung bay trở lại trên vòm trời thân yêu của chúng ta,từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu,vì đó là lá cờ chính nghĩa của dân tộc Việt Nam ,biểu tượng của tự do dân chủ,vậy.

CAO KIM LIÊN

Tuesday, May 26, 2009

Dalai Lama


Buddhism and Democracy

1. For thousands of years people have been led to believe that only an authoritarian organization employing rigid disciplinary methods could govern human society. However, because people have an innate desire for freedom, the forces of liberty and oppression have been in continuous conflict throughout history. Today, it is clear which is winning. The emergence of peoples' power movements, overthrowing dictatorships of left and right, has shown indisputably that the human race can neither tolerate nor function properly under tyranny.

2. Although none of our Buddhist societies developed anything like democracy in their systems of government, I personally have great admiration for secular democracy. When Tibet was still free, we cultivated our natural isolation, mistakenly thinking that we could prolong our peace and security that way. Consequently, we paid little attention to the changes taking place in the world outside. We hardly noticed when India, one of our closest neighbours, having peacefully won her independence, became the largest democracy in the world. Later, we learned the hard way that in the international arena, as well as at home, freedom is something to be shared and enjoyed in the company of others, not kept to yourself.

3. Although the Tibetans outside Tibet have been reduced to the status of refugees, we have the freedom to exercise our rights. Our brothers and sisters in Tibet, despite being in their own country do not even have the right to life. Therefore, those of us in exile have had a responsibility to contemplate and plan for a future Tibet. Over the years, therefore, we have tried through various means to achieve a model of true democracy. The familiarity of all Tibetan exiles with the word 'democracy' shows this.

4. I have long looked forward to the time when we could devise a political system, suited both to our traditions and to the demands of the modern world. A democracy that has nonviolence and peace at its roots. We have recently embarked on changes that will further democratize and strengthen our administration in exile. For many reasons, I have decided that I will not be the head of, or play any role in the government when Tibet becomes independent. The future head of the Tibetan Government must be someone popularly elected by the people. There are many advantages to such a step and it will enable us to become a true and complete democracy. I hope that these moves will allow the people of Tibet to have a clear say in determining the future of their country.

5. Our democratization has reached out to Tibetans all over the world. I believe that future generations will consider these changes among the most important achievements of our experience in exile. Just as the introduction of Buddhism to Tibet cemented our nation, I am confident that the democratization of our society will add to the vitality of the Tibetan people and enable our decision-making institutions to reflect their heartfelt needs and aspirations.

6. The idea that people can live together freely as individuals, equal in principle and therefore responsible for each other, essentially agrees with the Buddhist disposition. As Buddhists, we Tibetans revere human life as the most precious gift and regard the Buddha's philosophy and teaching as a path to the highest kind of freedom. A goal to be attained by men and women alike.

7. The Buddha saw that life's very purpose is happiness. He also saw that while ignorance binds beings in endless frustration and suffering, wisdom is liberating. Modern democracy is based on the principle that all human beings are essentially equal, that each of us has an equal right to life, liberty, and happiness. Buddhism too recognises that human beings are entitled to dignity, that all members of the human family have an equal and inalienable right to liberty, not just in terms of political freedom, but also at the fundamental level of freedom from fear and want. Irrespective of whether we are rich or poor, educated or uneducated, belonging to one nation or another, to one religion or another, adhering to this ideology or that, each of us is just a human being like everyone else. Not only do we all desire happiness and seek to avoid suffering, but each
of us has an equal right to pursue these goals.

8. The institution the Buddha established was the Sangha or monastic community, which functioned on largely democratic lines. Within this fraternity, individuals were equal, whatever their social class or caste origins. The only slight difference in status depended on seniority of ordination. Individual freedom, exemplified by liberation or enlightenment, was the primary focus of the entire community and was achieved by cultivating the mind in meditation. Nevertheless, day to day relations were conducted on the basis of generosity, consideration, and gentleness towards others. By pursuing the homeless life, monks detached themselves from the concerns of property. However, they did not live in total isolation. Their custom of begging for alms only served to strengthen their awareness of their dependence on other people. Within the community decisions were taken by vote and differences were settled by consensus. Thus, the Sangha served as a model for social equality, sharing of resources and democratic process.

9. Buddhism is essentially a practical doctrine. In addressing the fundamental problem of human suffering, it does not insist on a single solution. Recognising that human beings differ widely in their needs, dispositions and abilities, it acknowledges that the paths to peace and happiness are many. As a spiritual community its cohesion has sprung from a unifying sense of brotherhood and sisterhood. Without any apparent centralized authority Buddhism has endured for more than two thousand five hundred years. It has flourished in a diversity of forms, while repeatedly renewing, through study and practice, its roots in the teachings of the Buddha. This kind of pluralistic approach, in which individuals themselves are responsible, is very much in accord with a democratic outlook.

10. We all desire freedom, but what distinguishes human beings is their intelligence. As free human beings we can use our unique intelligence to try to understand ourselves and our world. The Buddha made it clear that his followers were not to take even what he said at face value, but were to examine and test it as a goldsmith tests the quality of gold. But if we are prevented from using our discrimination and creativity, we lose one of the basic characteristics of a human being. Therefore, the political, social and cultural freedom that democracy entails is of immense value and importance.

11. No system of government is perfect, but democracy is closest to our essential human nature. It is also the only stable foundation upon which a just and free global political structure can be built. So it is in all our interests that those of us who already enjoy democracy should actively support everybody's right to do so.

12. Although communism espoused many noble ideals, including altruism, the attempt by its governing elites to dictate their views proved disastrous. These governments went to tremendous lengths to control their societies and to induce their citizens to work for the common good. Rigid organisation may have been necessary at first to overcome previously oppressive regimes. Once that goal was fulfilled, however, such rigidity had very little to contribute to building a truly cooperative society. Communism failed utterly because it relied on force to promote its beliefs. Ultimately, human nature was unable to sustain the suffering it produced.

13. Brute force, no matter how strongly applied, can never subdue the basic human desire for freedom. The hundreds of thousands of people who marched in the cities of Eastern Europe proved this. They simply expressed the human need for freedom and democracy. Their demands had nothing to do with some new ideology; they were simply expressing their heartfelt desire for freedom. It is not enough, as communist systems have assumed, merely to provide people with food, shelter and clothing. Our deeper nature requires that we breathe the precious air of liberty.

14. The peaceful revolutions in the former Soviet Union and Eastern Europe have taught us many great lessons. One is the value of truth. People do not like to be bullied, cheated or lied to by either an individual or a system. Such acts are contrary to the essential human spirit. Therefore, those who practice deception and use force may achieve considerable short-term success, but eventually they will be overthrown.

15. Truth is the best guarantor and the real foundation of freedom and democracy. It does not matter whether you are weak or strong or whether your cause has many or few adherents, truth will still prevail. Recently, many successful freedom movements have been based on the true expression of people's most basic feelings. This is a valuable reminder that truth itself is still seriously lacking in much of our political life. Especially in the conduct of international relations we pay very little respect to truth. Inevitably, weaker nations are manipulated and oppressed by stronger ones, just as the weaker sections of most societies suffer at the hands of the more affluent and powerful. In the past, the simple expression of truth has usually been dismissed as unrealistic, but these last few years have proved that it is an immense force in the human mind, and, as a result, in the shaping of history.


16. As we approach the end of the twentieth century, we find that the world has grown smaller and the world's people have become almost one community. We are also being drawn together by the grave problems we face: overpopulation, dwindling natural resources, and an environmental crisis that threaten the very foundation of existence on this small planet we share. I believe that to meet the challenge of our times, human beings will have to develop a greater sense of universal responsibility. Each of us must learn to work not just for his or her own self, family or nation, but for the benefit of all humankind. Universal responsibility is the real key to human survival. It is the best foundation for world peace, the equitable use of natural resources, and the proper care of the environment.

17. This urgent need for cooperation can only strengthen mankind, because it helps us recognize that the most secure foundation for the new world order is not simply broader political and economic alliances, but each individual's genuine practice of love and compassion. These qualities are the ultimate source of human happiness, and our need for them lies at the very core of our being. The practice of compassion is not just a symptom of unrealistic idealism, but the most effective way to pursue the best interests of others as well our own. The more we - as nations or as individuals - depend upon others, the more it is in our own best interests to ensure their well-being.

18. Despite the rapid advances made by civilization in this century, I believe that the most immediate cause of our present dilemma is our undue emphasis solely on material development. We have become so engrossed in its pursuit that, without even knowing it, we have neglected to foster the most basic human needs of love, kindness, cooperation and caring. If we do not know someone or do not feel connected to a particular individual or group, we simply overlook their needs. And yet the development of human society is based entirely on people helping each other. Once we have lost the essential humanity that is our foundation, what is the point of pursuing only material improvement?

19. In the present circumstances, no one can afford to assume that someone else will solve our problems. Every individual has a responsibility to help guide our global family in the right direction and we must each assume that responsibility. What we have to aim at is the common cause of our society. If society as a whole is well off, every individual or association within it will naturally gain from it. They will naturally be happy. However, if society as a whole collapses, then where can we turn to fight for and demand our rights?

20. I, for one, truly believe that individuals can make a difference in society. As a Buddhist monk, I try to develop compassion myself - not just from a religious point of view, but from a humanitarian one as well. To encourage myself in this altruistic attitude, I sometimes find it helpful to imagine myself, a single individual, on one side and on the other a huge gathering of all other human beings. Then I ask myself, 'Whose interests are more important?' To me it is then quite clear that, however important I may feel, I am only one, while others form the majority
.

Dalai Lama

Washington, D.C., April 1993
Source Dalai Lama

Monday, May 25, 2009

Kelly Strong poem


Freedom Isn't Free


I watched the flag pass by one day
It fluttered in the breeze
A young soldier saluted it, and then
He stood at ease

I looked at him in uniform
So young, so tall, so proud
With hair cut square and eyes alert
He'd stand out in any crowd

I thought how many men like him
Had fallen through the years
How many died on foreign soil?
How many mothers' tears?

How many Pilots' planes shot down?
How many foxholes were soldiers' graves?
No - Freedom isn't free

I heard the sound of taps one night,
When everything was still
I listened to the bugler play
And felt a sudden chill

I wondered just how many times
That Taps had meant "Amen"
When a flag had draped a coffin
Of a brother or a friend

I thought of all the children,
Of the mothers and the wives,
Of fathers, sons and husbands
With interrupted lives

I thought about a graveyard at the
Bottom of the sea
Of unmarked graves in Arlington.
No - Freedom isn't free!

Kelly Strong

Saturday, May 23, 2009

Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Cao Đàm


Ảnh Nguyễn Cao Đàm




(Nguyễn Cao Đàm 1916-2001)

Hình trái:Giếng nước đầu làng
Hình giữa: Mày trèo cây cau
Hình phải: Chiều cô thôn


Nguồn phoxua

Đỗ hữu Long


NHỮNG NGƯỜI TRỞ VỀ
VỚI ĐẠI GIA ĐÌNH DÂN TỘC

Trang sử máu và nước mắt của dân tộc Việt Nam bước vào giai đoạn thảm khốc kể từ 30 tháng 4 năm 1975 !

Sau vài ngày tuyên truyền láo khoét, bọn cầm quyền cộng sản thi hành chiến dịch tập trung những người làm việc trong hàng ngũ quốc gia, truy tìm những ngưới đã tích cực chống cộng, phân loaị để biệt giam, thủ tiêu hoặc tuyên án tử hình.

Trong các tầng lớp quân, dân, cán, chính miền Nam đã giáng trả những đòn chí tử ngăn chận cộng sản xâm lăng, anh em hồi chánh viên và các toán võ trang tuyên truyền (armed propaganda teams) góp phần không nhỏ. Cộng sản đã bị nhiều tổn thất nặng nề do những tin tức từ hồi chánh viên cung cấp và hướng dẫn hoặc các cuộc hành quân đột kích vào tận hang ổ cộng sản của cán bộ võ trang tuyên truyền, vì vậy chúng liệt họ vào hàng kẻ thù số một. Hàng trăm hồi chánh viên và cán bộ võ trang tuyên truyền bị giết hại từ khi miền Nam bị cuỡng chiếm.

Chính sách chiêu hồi, khai sinh từ Đệ Nhất Cộng Hòa, là một phần hành của Bộ Công Dân Vụ. Ông Bộ trưởng Ngô trọng Hiếu thường xuyên nhắc nhở công tác chiêu hồi, thảo luận, chọn lựa các danh từ thích hợp như là qui vị viên, qui chánh viên đến hồi chánh viên. Chương trình chiêu hồi ngày càng phát triển trở thành một Bộ và được sự hổ trợ mạnh mẽ của ngân sách ngoại viện. Hoạt động chiêu hồi dưạ trên Huấn thị điều hành 222, bao gồm các điều khoản từ định nghĩa hồi chánh viên đến nghĩa vụ và quyền lợi của hồi chánh viên như: khai báo lý lịch và tin tức, tiêu chuẩn ẩm thực, tiêu vặt, y phục, huấn chính, huấn nghệ, thủ tục căn cước và cuối cùng hòan hương với đầy đủ quyền công dân.

Cho đến tháng 4 năm 1975, tổng số hồi chánh viên vượt quá con số hai trăm ngàn, từ binh sĩ đến thượng tá, từ du kích điạ phương đến chính qui Bắc Việt, từ giao liên đến tỉnh ủy viên. Mỗi hồi chánh viên khi rời bỏ cộng sản đều mang lại nhiều thuận lợi, đó là niềm tin vào chính nghĩa quốc gia và vô số tin tức giá trị. Sau đây là tóm tắt những đóng góp nổi bật của anh chị em hồi chánh viên và cán bộ võ trang tuyên truyền.

1./ Chiến thắng trên Quốc lộ 15. Trong một buổi tiếp đón phái đoàn thanh tra chương trình Bình định phát triển Quân khu 3 taị tòa hành chánh tỉnh Phước Tuy năm 1967, Trung tá Lê đức Đạt Tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng tường trình trường hợp Tiểu khu Phước Tuy không những bảo vệ tỉnh lỵ - thị xã Phước Lễ - tránh được chiến trường đẫm máu mà còn có cơ hội tiêu diệt nhiều sinh lực cộng quân trong lãnh thổ quân khu 3.

Vào buổi sáng cuối tuần tháng 5, tiểu khu Phước Tuy nhận được tin một đoạn dài trên quốc lộ 15 bị đào và đắp mô cản trở lưu thông. Như thường lệ, bộ chỉ huy tiểu khu cử Đaị úy Dung, Phó tỉnh trưởng nội an đưa một số đại đội địa phương quân và Đaị úy Hiệp chỉ huy lực lượng biệt động quân đến nơi giải tỏa chướng ngại và tái lập lưu thông.

Khoảng một giờ trưa, từ hướng Long sơn xuất hiện một cán binh cộng sản hơ hãi xin hôì chánh và yêu cầu gặp ngay Trung tá Tỉnh trưởng. Người hồi chánh ấy báo cho Trung tá Tỉnh trưởng biết từ đêm hôm qua 2 sư đoàn cộng quân - công trường 5 và công truờng 7 - đã tập kết taị chân núi Thị vải và các đơn vị đang di chuyển đến vị trí tác chiến áp sát tỉnh lỵ. Kế hoạch của cộng quân là dụ các lực lượng cơ hữu của Tiểu khu đến đoạn đường bị đào đắp, chúng sẽ chận đánh và tiêu diệt đoàn xe khi trở về gần đến tỉnh vào buổi chiều đồng thời cũng là lúc khai hỏa thọc những mũi tấn công ồ ạt vào tỉnh lỵ. Chúng dự tính có đủ quân số và vũ khí tràn ngập thị xã Phước Lể, kế đến tiến chiếm thị xã Vủng Tàu.

Kinh nghiệm nhiều năm trong chức vụ Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng từ Bình Tuy (1962) đến Phước Tuy, Trung tá Đạt ra lệnh cho Đại úy Dung và Đại úy Hiệp không được di chuyển về tỉnh, phải đào công sự cố thủ ngay taị chỗ. Lệnh báo động ban hành trong toàn tỉnh, tập trung tất cả các đơn vị quân sự và bán quân sự còn laị của tỉnh sẵn sàng chiến đấu. Các cố vấn quân sự Mỹ được mời họp lập kế hoạch ngăn chận và tiêu diệt địch.

Được các phi cơ quan sát hướng dẫn, nhiều phi vụ F4, F105 ném bom xăng và bom mảnh vào đôị hình cộng quân một cách chính xác. Tiếp theo, các phi đoàn trực thăng vãi đạn vào lớp người đội nón tai bèo đang tháo chạy vào hướng núi. Quân đội Hoa Kỳ đồn trú tại Long Bình nhanh chóng tham chiến, trãi quân dọc theo Quốc lộ 15 và pháo binh nả đạn vào các tọa độ xác định. Chiều tối, pháo đài bay B52 trãi thảm đuổi theo đám tàn quân.

Sự xuất hiện đúng lúc của một hồi chánh viên đã phá vở một kế hoạch quân sự qui mô của địch, đồng thời tiêu diệt phần lớn sinh lực công trường 5 và công trường 7 cộng quân với hơn ba trăm thương vong chỉ bằng hỏa lực của không quân và pháo binh.

2./ Trung Tá Phan văn Xướng và Trung đoàn Cửu Long hồi chánh tập thể. Trong kế hoạch tổng công kích mậu thân đợt 2, Trung đoàn Cửu Long do Trung tá cộng sản Phan văn Xướng chỉ huy đã đột nhập khu Đồng Ông Cộ, cách tòa hành chánh tỉnh Gia Định khoảng 3 kilomet và đang bị bao vây. Mặc dù được lệnh tử thủ nhưng Trung tá Phan văn Xướng quyết định hưởng ứng lời kêu gọi hồi chánh. Toàn bộ Trung đoàn Cửu Long được tiếp đón tại Trung tâm chiêu hồi trung ương Thị Nghè, ngoài anh Phan văn Xướng còn có hai ca sĩ nổi tiếng Đoàn Chính và Bùi Thiện. Sự trở về của Trung đoàn Cửu Long là một cái tát vào mặt Lê đức Thọ đang vênh váo, khoác lác về những chiến thắng trên các mặt trận, bẻ gãy thủ đoạn bắt bí phái đoàn thương thuyết Việt Mỹ tại Hòa đàm Paris.

Anh Phan văn Xướng được Bộ Chiêu Hồi bổ nhiệm chức vụ tham nghị với lương bổng và phụ cấp của một Giám đốc. Đoàn Chính và Bùi Thiện tiếp tục ca hát trên đài phát thanh và truyền hình. Đoàn Chính được ông Vũ bá Ước, Chủ tịch Phòng thương mãi Sàigòn, bạn thân của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn đưa về nhà nuôi dưỡng và gả con gái, vài năm sau Bùi Thiện cưới vợ Dược sĩ.

Sau 30/4/75, anh Phan văn Xướng bị biệt giam và không có tin tức gì khác ngoài tin anh bị xử bắn. Gia đình Đoàn Chính và Bùi Thiện di tản khỏi Sàigòn trong những ngày cuối tháng 4/75.

3./ Các hồi chánh viên của Ty chiêu hồi Kiến Hòa. Những năm 1969, 1970 Ty chiêu hồi Kiến Hòa tiếp nhận vượt mức số lượng hồi chánh viên, nổi bật nhất là anh Xuân Vũ, văn sĩ hồi kết và anh Bùi công Tương, ủy viên tuyên huấn tỉnh Bến Tre.

Anh Xuân Vũ tên thật Bùi quang Triết, bạn học cùng lớp với Tướng Ngô quang Trưởng, tham gia kháng chiến chống Pháp năm 15 tuổi. Sự trở về với đaị gia đình dân tộc của anh Xuân Vũ không những đem lại cho Việt Nam Cộng Hòa một cây bút chống cộng giá trị mà còn cung cấp hai nguồn tin quan trọng, đó là sự chia rẽ Nam, Bắc trong hàng ngủ cao cấp cộng sản và tù binh Mỹ.

Anh kể lại, trên đường trở về miền Nam, anh đã nhìn thấy rãi rác trong mỗi hố sâu thẵm là một tù binh gầy ốm, hôi thối, rên rĩ, như một con thú. Những người nầy sẽ chết vì đói khát, bệnh tật và hầm giam sẽ được vùi lấp bằng một vài tảng đá, kể cả tù binh còn sống nếu đơn vị cộng sản có nhu cầu rời khoỉ vị trí. Anh cũng cho biết cộng sản Hà Nôị đã chuyển giao cho Liên Xô một số tù binh phi công Mỹ để cơ quan tình báo Liên Xô khai thác những tin đặc biệt về không lực Hoa Kỳ.

Trong năm 2002 vừa qua,một vài giới chức nước Nga lên tiếng nhắc đến hồ sơ tù binh phi công Mỹ trong chiến tranh Việt Nam bị lưu đày taị Liên Xô liền bị khóa mồm ngay từ lúc mở miệng. Việc làm nầy của cộng sản Việt Nam thật dễ hiểu như động tác của một con chó thuần dưỡng chui vào bụi rậm tha con mồi đặt ngay dưới chân ông chủ. Vì vậy, vấn đề còn lại là liệu lập pháp và hành pháp Mỹ có đủ quyết tâm buộc Hà Nội thành thật khai báo.

Anh Bùi công Tương, ngay khi mới ra hồi chánh đã hợp tác chặt chẻ với Tiểu khu Kiến Hòa và quân đội Hoa Kỳ triệt hạ nhiều cơ sở tỉnh ủy cộng sản Bến Tre. Anh Bùi công Tương có lối nói trôi chảy, thao thao bất tuyệt, không những được các cấp Bộ Chiêu hôì khen ngợi mà còn được sự lưu ý của Thủ tướng Trần thiện Khiêm. Năm 1970, anh Tương giúp Bộ Chiêu Hồi hoàn thành một bạch thư tố cáo tội ác cộng sản. Anh Tương cung cấp một số hình ảnh ngụy tạo của cơ quan tuyên huấn Bến Tre như cán bộ cộng sản đóng vai linh mục trong thánh lễ, dàn dựng cảnh binh sĩ V.N.C.H. đánh đập phụ nữ, cầm đuốc đốt nhà trước vẽ mặt căm giận của một cụ già . Sách nầy được viết bằng hai thứ tiếng Việt và Anh.

Các hồi chánh viên của tỉnh Kiến Hòa cũng kể laị những thủ đoạn áp chế người dân quê chất phác trong thời kỳ phát động chiến dịch Đồng khởi 1960. Chúng thúc ép dân chúng từ các thôn, ấp đến tập trung trước các Quận kể cả thị xã Bến Tre phất cờ đỏ, trương biểu ngữ, la ó, chửi bới, xô xát với nhân viên công lực. . . Sau vài lần quậy phá, chúng mở cuộc kiểm thảo, phê bình, hăm dọa những người mà chúng cho là thiếu tích cực hoặc không thực tâm phục vụ chính sách, nếu tái phạm sẽ bị trừng phạt bằng nhiều biện pháp. Do cách kiềm kẹp nầy nên đám đông quần chúng thường có những hành động liều lỉnh, quá khích. Một số người bị cơ quan an ninh tỉnh bắt giữ, bị thẩm vấn mạnh tay nhưng vẫn có thái độ chịu đựng, thản nhiên, một cách khó hiểu. Đuợc gặn hỏi họ thú nhận rằng nếu không có những vết tích chứng tỏ sự trung thành, khi trở về thôn ấp sẽ bị nghi ngờ và có thể bị kết tội như là khai báo tổ chức, bị móc nối làm tay sai . . . và sẽ lảnh bản án nặng nề làm gương cho kẻ khác.

Chiến dịch Đồng khởi Bến Tre còn được thúc đẩy bằng biện pháp khủng bố ghê rợn khác nửa. Taị mỗi thôn ấp chúng lưạ chọn một số công dân, buộc họ nhiều thứ tội từ ác ôn, cường hào ác bá, phản cách mạng đến gián điệp, tay sai Mỹ ngụy . . . và tập trung tại một bãi đất rộng gọi là tòa án nhân dân. Chúng trói các nạn nhân vào hai hàng cọc đối diện nhau. Sau thủ tục xét xử nham nhở, chúng tuyên án tử hình một số người và khoan hồng một số khác. Tên đao phủ cầm mã tấu lần lượt chém đầu những người bị kết tội. Kể từ đấy những người được tha cũng trở nên mất trí, những người dân chứng kiến phiên tòa hoặc nghe kể laị đều trở thành đám cừu non răm rắp tuân theo bất cứ mệnh lệnh nào của đám cán bộ cộng sản! Câu chuyện đã xảy ra hàng nửa thế kỷ trước, nay có dịp nhắc lại những ẩn tích của Đồng khơỉ Bến Tre và con quái vật Nguyễn thị Định.


4./ Trận đột kích táo bạo của cán bộ võ trang tuyên truyền Ty Chiêu Hồi Kiên Giang. Kể từ 1972, chính qui Bắc Việt gia tăng xâm nhập vào lãnh thổ Quân khu 4, không những dọc theo biên giới Việt Miên từ Kiến Tường đến Hà Tiên mà còn vượt kinh Cái sắn vào rừng U Minh. Giữa năm 1973, một trưởng trạm giao liên vùng U Minh, anh Lê văn Be ra hồi chánh. Anh Be cho biết có nhiều chính qui Bắc Việt vừa xâm nhập và đang trú đóng tại khu rừng chồi. Ty Chiêu hồi Kiên Giang lên kế hoạch tiêu diệt địch và được sự chấp thuận của Đại tá Chính, Tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Kiên giang.

Một toán cán bộ võ trang tuyên truyền mười hai người quen thuộc địa hình khu vực, cải trang thành bộ đội với dép râu, nón tai bèo, vũ trang tiểu liên AK47 do Trung đội trưởng Nguyễn văn Tòng chỉ huy. Toán hành quân khởi hành từ sẫm tối trên bốn chiếc xuồng nhỏ do sự hướng dẩn của hồi chánh viên Lê văn Be về lộ trình, mật khẩu và mật hiệu là một người ngồi tại mũi ghe với nón tai bèo, AK47 băng đạn đưa về phía trước. Toán hành quân vào đến vị trí vào lúc nửa khuya khi các cán binh cộng sản đang ngon giấc. Anh em cán bộ VTTT áp dụng phương pháp tác chiến đã dặn dò từ trước. Họ dùng dao găm cắt dây treo mùng để chiếc mùng phủ chụp trên thân người đang nằm vừa làm cản trở người đang ngủ muốn đứng dậy vừa gíúp người bên ngoài phân biệt đầu và chân. Qua ánh sáng lờ mờ của mấy ngọn đèn dầu tại chỗ, cán bộ VTTT hướng mũi lê AK47 nhắm vào phần cổ, ngực đâm mạnh nhiều nhát. Mỗi chiến sĩ tấn công phải thanh toán từ hai đến bốn đối tượng bằng nhiều mũi lê chính xác.

Sau khoảng mười phút ra tay không một tiếng súng nổ, chiến trường đã thanh toán xong với hiện trạng hơn ba mươi cuộn vải mùng đẫm máu, lăn lộn, rên rĩ. Đội giang đỉnh của Tiểu khu Kiên Giang ứng chiến tại Rạch Sỏi nhận được tín hiệu nổ máy lao vào điểm hẹn tập trung đón các chiến sĩ VTTT trở về tỉnh lỵ. Tại tòa hành chánh Kiên Giang, Đaị tá Chính vẫn còn thức và chờ đợi, đích thân mở rượu, ân cần mời mỗi chiến sĩ một ly rượu nồng trong khi bình minh vừa ló dạng trên biển trời Rạch Giá.

Các cán bộ VTTT tham gia cuộc hành quân được tuyên dương công trạng vào buổi sáng Thứ hai chào cờ tai sân tòa hành chánh. Anh Lê văn Be được tuyển dụng vào chức vụ tiểu đội trưởng VTTT. Kể từ đấy anh Lê văn Be cung cấp các tin tức chính xác, hướng dẫn các cơ quan an ninh và quân sự tỉnh Kiên Giang dọn dẹp sạch sẽ địa điểm trú ẩn của tỉnh uỷ Long Châu Hà tại rừng U Minh.

Chiều ngày 30/4/75 anh Lê văn Be và vợ tự sát trong một hố chiến đấu tại Trung tâm chiêu hồi Kiên Giang để lại một con trai 10 tuổi: Cháu Lê văn Kiên. Vài ngày sau, Trung đội trưởng Nguyễn văn Tòng bị xử bắn tại chợ Rạch Giá. Những tháng năm kế tiếp cộng sản tìm nhiều thủ đoạn khác lấy đi hàng chục mạng sống cựu cán bộ VTTT tỉnh Kiên Giang.

Năm 1987, cháu Lê văn Kiên vượt biển đến Thái Lan và qua thời gian tạm trú sáu tháng tại trại tỵ nạn, cháu Kiên được định cư tại Mỹ. Cháu Kiên hiện là một chuyên viên điện tử, sinh sống cùng với gia đình tại San Jose. Hàng năm cứ vào chủ nhật cuối tháng 4 dương lịch, cũng như nhiều gia đình có người thân bị bách hại trong ngày đại tang của dân tộc, gia đình cháu Kiên kỵ giỗ cha mẹ với sự tham dự của các chú bác thân quen.

5./ Tin tức từ hồi chánh viên của Ty Chiêu Hồi Châu Đốc. Năm 1973 Ty chiêu hồi Châu Đốc đón nhận một số lượng hồi chánh viên đáng kể và cung cấp cho các cơ quan hữu trách các cấp - tỉnh, quân khu, trung ương - nhiều bản tin giá trị.

Anh Châu Dok, người Việt gốc Miên, Bí thư huyện Tịnh Biên đã hướng dẫn cuộc hành quân phối hợp cán bộ VTTT và thám sát tỉnh PRU (provincial reconnaissance unit) lục soát đỉnh Tuk Chup khu vực Thất Sơn tịch thâu một số vũ khí do tỉnh ủy Long Châu Hà chôn dấu trước khi bị xua đuổi khỏi hang ổ.

Cùng thời gian, hồi chánh viên Lâm văn Tô trở về từ mật khu Lò Gò (lảnh thổ Campuchia) khai báo Bí thư tỉnh Long Châu Hà, nữ cán bộ Tám Thành cư trú trên một chiếc ghe bỏ neo giữa vạn đò thị xã Long Xuyên. Hồi chánh viên Lâm văn Tô hướng dẫn cuộc hành quân phối hợp gồm nhân viên cảnh sát Bộ chỉ huy cảnh sát Châu Đốc và cán bộ VTTT Ty chiêu hồi Châu Đốc đến tận nơi bắt gọn Tám Thành và toán bảo vệ. Qua thủ tục thẩm vấn tích cực tại Bộ chỉ huy cảnh sát Châu Đốc và tại Bộ chỉ huy cảnh sát Quân khu IV (Cần Thơ), Tám Thành nhận là Tỉnh uỷ viên Long Châu Hà và đương sự được chuyển đi giam giữ tại Côn Đảo.

Từ vụ Tám Thành đến chuyện dài Vũ ngọc Nhạ, Phạm ngọc Thảo, Phạm xuân Ẩn, Nguyễn Tá ... cho chúng ta kinh nghiệm về nơi trú ẩn an toàn của cán bộ cộng sản. Cuộc chiến quốc cộng bằng vũ khí đuợc chuyển qua những hình thức đấu tranh khác và gián điệp hay là kế hoạch nằm vùng, vẫn là vũ khí lợi hại mà cộng sản không bao giờ bỏ lở cơ hội.

6./ Hồi chánh viên Nguyễn trường Sơn và Tiểu khu Khánh Hòa. Cũng như các tiểu khu khác, tiểu khu Khánh Hòa đặt trọng tâm vào việc bảo đãm an toàn các trục lộ giao thông huyết mạch. Vào giữa khuya một đêm tháng 10 năm 1974, một cây cầu trên quốc lộ 1 thuộc điạ phận Chi khu Ninh Hòa bị nổ sập mặc dầu từ sẩm tôí đích thân Trung tá Nhơn, quận trưởng kiêm chi khu trưởng Ninh Hòa tuần tra, dặn dò các đồn bót và phân chi khu đóng trên quốc lộ.

Khoảng mười ngày sau, cán binh Nguyễn trường Sơn, Thượng úy đặc công thủy ra trình diện hồi chánh. Theo lời khai, chính anh Sơn là người đánh sập cây cầu trên quốc lộ 1 thưộc quận Ninh Hòa và đang nhận chỉ thị lập kế họach phá hủy đài radar đặt trên đảo trước bãi biển Nha Trang.

Anh Sơn tình nguyện hướng dẫn Tiểu khu Khánh Hòa hành quân vào mật khu Đồng Bò thuộc quân Diên Khánh phá hủy một trung tâm huấn luyện sĩ quan, tiêu diệt lực lượng trú đóng trong đó có khoảng trên mười sĩ quan cấp bực từ thiếu úy đến đại úy, tịch thu nhiều vũ khí với hàng chục K.54. Anh Sơn cũng cho biết nhiều tin tức quan trọng khác khiến lãnh sự Mỹ tại Nha Trang vội can thiệp, sử dụng anh vào một số công tác cần thiết và chuyển anh về Saìgòn.

Trong một buổi sáng Thứ hai chào cờ tại tiền đình trụ sở bộ Dân vận Chiêu hồi đường Phan đình Phùng, ông Tổng trưởng Hồ văn Châm tuyên dương công trạng hồi chánh viên Nguyễn trường Sơn và trao tặng số tiền thưởng một triệu đồng.

7./ Tưởng nhớ những hồi chánh viên đặc biệt đã nằm xuống. Có dịp nhắc laị chính sách chiêu hồi và những thành quả, không thể nào quên những mẫu ngươì tiêu biểu, khả ái và khả kính.

Anh Lê xuân Chuyên: Anh Chuyên nguyên là Trung tá chính qui Bắc Việt làm việc taị trung ương cục miền Nam. Anh có dáng người tròn trịa, ít nói, hồi chánh năm 1967 tại xã Suối Kiết tỉnh Bình Tuy. Anh giúp Bộ Chiêu hồi khai sinh các đại đội Võ trang tuyên truyền từ trung ương đến điạ phương. Anh được Bộ chiêu hồi cử nhiệm chức vụ tham nghị đặc biệt - hàng Tổng giám đốc - kiêm nhiệm Chỉ huy trưởng Võ trang tuyên truyền trung ương.

Vào những ngày căng thẳng cuối tháng 4/1975, anh vẫn điềm nhiên làm việc taị Bộ Dân vận chiêu hồi đường Hiền Vương. Trong cuộc đàm luận thân mật anh chậm rãi nói rằng, nếu cộng sản chiếm được miền Nam thì những công chức, quân nhân của Việt Nam Cộng Hòa sẽ bị tù nhiều năm, từ mười đến hai mươi năm, còn những người hồi chánh - như các anh - sẽ ra trước pháp trường; Tuy nhiên, dù tù tội hay bị giết chết là điều chấp nhận của kẻ thua cuộc, nhưng đáng buồn cho đất nước Việt Nam rồi đây sẽ trở thành cái sọt rác của Trung Quốc !

Anh Chuyên bị vây bắt trong ngày đầu tháng 5/1975, bi biệt giam và bị tử hình tại miền Bắc. Không biết hiện nay chị Lê xuân Chuyên và các cháu đang sinh sống tại nơi nào, trên một đất nước tự do hay vẫn còn lầm than trong địa ngục trần gian cộng sản.

Anh Huỳnh Cự : Anh Huỳnh Cự hồi chánh taị Quảng Ngãi vớ cấp bậc Trung tá. Anh Huỳnh Cự cũng được Bộ chiêu hồi cử nhiệm chức vụ tham nghị đặc biệt kiêm nhiệm trưởng đoàn thuyết trình trung ương. Anh Huỳnh Cự tính tình bộc trực, cởi mở thường hướng dẫn các đoàn hồi chánh trình bày bộ mặt thật, gian xảo, tàn bạo, vô luân của chủ nghĩa cộng sản và đảng cộng sản từ các cơ quan tại Sàigòn đến các tỉnh, thị .. . Anh được thả năm 1990 và được cấp giấy xuất cảnh theo diện H.O.

Một buổi sáng đầu năm 1991, anh Huỳnh Cự và anh Mai đình Tạo cựu trưởng ty chiêu hồi Bình Dương gặp nhau tại một quán cà phê đường Hàng Xanh. Trong câu chuyện anh Tạo dặn dò anh Cự không nên nói nhiều, đợi đến Mỹ sẽ tính. Hai anh rời quán và vừa đặt chân xuống lòng đường, một chiếc xe jeep màu xanh lao vào và cán qua người anh Huỳnh Cự. Hai người trên xe ngoáy cổ nhìn laị, lùi xe cho lăn bánh qua thi thể đang co giât thêm một lần nửa trước khi rồ máy đi thẳng. Buổi sáng hôm đó, anh Tạo và dân chúng xung quanh chứng kiến cảnh cộng sản thủ tiêu anh Huỳnh Cự một cách ngang nhiên giữa thanh thiên bạch nhật.

Thuợng tá Tám Hà. Thượng tá Tám Hà, chính ủy sư đoàn 5 cộng sản ra hồi chánh tại Bình Dương năm 1970. Những ngày đầu tiên taị Bộ chiêu hồi, anh Tám Hà giữ một thái độ lạnh lùng, kín đáo đối với các nhân viên phỏng vấn Việt Mỹ. Một hôm, một cố vấn Mỹ nhờ anh Trần trường Khanh, chủ sự tại Nha công tác Bộ chiêu hồi trao tận tay anh Tám Hà một phong bì. Đây là một tài liệu gồm khoảng mười tấm hình chụp những hoạt động riêng tư và công vụ của anh Tám Hà, trong đó có những cảnh Thượng tá Tám Hà đang thảo luận với các sĩ quan cộng sản trước sa bàn. Sau khi xem tập ảnh, anh Tám Hà nói với Trần trường Khanh: " Các anh đã biết đến thế nầy, tôi không còn điều gì để dấu giếm nữa ". Kể từ đấy anh Tám Hà hợp tác hoàn toàn với các nhân viên hữu trách Việt Mỹ. Anh Tám Hà làm việc taị Tổng cục chiến tranh chính trị Quân lực VNCH và tòa Đaị sứ Mỹ. Nguời Mỹ đưa Tám Hà ra khỏi Việt Nam cuối tháng 4/75 và anh qua đời tại Mỹ sau đó.

Trưởng Chi Dân vận chiêu hồi Nguyễn long Khẩn. Anh Nguyễn long Khẩn nguyên là sĩ quan quân báo cộng sản đã đem tất cả hiểu biết và kinh nghiệm góp sức với các cơ quan an ninh khu vực Cần Thơ - Chương Thiện truy lùng mạng lưới cộng sản. Cuối năm 1973 anh được cử nhiệm chức vụ Trưởng chi Dân vận chiêu hồi quận châu thành tỉnh Phong Dinh, cũng là lúc bị cộng sản tung lựu đạn vào nhà ban đêm nhưng cả gia đình may mắn thoát nạn. Cuối cùng, tháng 12 năm 1974, anh Khẩn bị một toán đặc công cộng sản phục kich bắn chết trên đường công tác !

Các hồi chánh viên và cán bộ võ trang tuyên truyền cũng là những chiến sĩ chống cộng. Mặc dù không có một qui chế chính thức và không được liệt kê vào danh sách quân lực Việt Nam Cộng Hòa tuy nhiên các anh đã thật sự chiến đấu, chiến đấu tận tình và gan dạ ngăn chận cộng sản xâm lăng. Cộng sản xem các anh là kẻ thù nguy hiểm nhất và vì biết rõ bộ mặt thật ghê tởm của cộng sản nên trong cuộc chiến các anh không có chỗ lùi. Các anh chỉ biết tiến tới và tiến tới để chiến thắng hoặc chết ! Những hồi chánh viên hữu công và những cán bộ võ trang tuyên truyền là những chiến sĩ thật sự, những ngươì con thân yêu của Mẹ Việt Nam.

Đỗ hữu Long

Friday, May 22, 2009

RVN’s Continental Shelf dossier


“RVN (Republic of Vietnam) submit this dossier to the Commission on the Limits of the Continental Shelf so as to claim the continental shelf beyond 200 nautical miles”

San Jose, May 9th , 2009

His Excellency Ban Ki-moon
Secretary General, United Nations
Division for Ocean Affairs and the Law of the Sea
Office of Legal Affairs of the United Nations
DC2-0450 (2 UN Plaza, fourth floor), at 44th Street
New York, NY 10017

Mr. Secretary General,

We, the People of the Republic of Vietnam living in Vietnam and abroad since our country was invaded by the armed forces of the Democratic Republic of Vietnam (North Vietnam) on April 30th, 1975, respectfully bring to your attention the provisions of both Article 73 of the United Nations Charter and Resolution III of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea in accordance with which we hereby submit the dossier so as to claim the continental shelf beyond 200 nautical miles from the baselines from which the breadth of the territorial sea is measured.

Indeed, the Republic of Vietnam (RVN) which is a legally established State in accordance with the principles of International Law, has been recognized by more than 80 countries, including four (France, Great Britain, United States, Republic of China) of the five members of the U.N. Security Council, and admitted to various technical organizations of the United Nations. This legal State was victim of an armed invasion war waged by the Democratic Republic of Vietnam (DRV) from 1949 to 1975.

In spite of repeated interventions from the International Community through three (3) international accords, namely the 1954 Geneva and 1973 Paris Accords, as well as the Final Act of the 03/02/1973 International Conference on Vietnam, the DRV persistently waged three consecutives wars that culminated in their takeover of the RVN on April 30th 1975. Since then the DRV subsequently renamed Socialist Republic of Vietnam (SRV) occupied the territory of the RVN and subjugated it under a dictatorial regime doubled with a policy of discrimination and mistreatment of the local population, exactly as a territory under colonial domination. Moreover, the SRV has not effectively protected the interests and rights of the Vietnamese people, as illustrated in the unequal treaties of the Land Boundary and Sea Boundary respectively signed on December 30, 1999 and December 25, 2000 according to which Communist Vietnam has yielded to Communist China roughly 4000 km2 of land along the border and 11000 km2 on the sea.

In consideration of the above, we, the People and the last legal Government of the RVN (Republic of Vietnam) submit this dossier to the Commission on the Limits of the Continental Shelf so as to claim the continental shelf beyond 200 nautical miles from the baselines from which the breadth of the territorial sea is measured, to safeguard the interests and rights of the people of the RVN, victims of a colonial domination, in accordance with paragraph 1a) of Resolution III of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea.

Enclosed in Appendix A is the Table of Contents showing files, maps and CDs compiled in conformity to Article 76, paragraph 8 of the United Nations Convention on the Law of the Sea and to the rules of procedure of the Commission on the Limits of the Continental Shelf (CLCS/40/Rev1). Due to the lack of expertise and resources resulting from the colonization of our country and people by the SRV, we would highly appreciate any advice and recommendations of the CLCS so as to complement any documents regarding this submission, especially those related to scientific and technical areas.

Mr. Secretary General,

The People of Vietnam believe that peace only prevails if justice is equally granted to all nations and people. As twenty years ago the United Nations sent its personnel and troops to Kampuchea to implement the Paris Peace Accords to help the Cambodian People freely choosing their political future, it is only fair that we, the People of South Vietnam, request that if the United Nations could not do the same for us, at least our legitimate interests and rights claimed in the enclosed submission to the Commission on the Limits of the Continental Shelf be granted, in accordance with Article 73 of the Charter of the United Nations and with Resolution III of the Third United Nations Conference on the Law of the Sea to reassert the supremacy of the Rule of Law and to give hope to all nations and people still victims of crime and oppression all around the world.

We sincerely wish to convey to you our most distinguished consideration.

Respectfully,

Co-signatories,

Nguyen Ba Can
The Vietnamese People Organizations
Former Speaker of the House
Prime Minister of the RVN
And…



THE CONTINENTAL SHELF

Submission
to the Commission on the Limits of the Continental Shelf
pursuant to Article 76, paragraph 8
of the United Nations Convention on the Law of the Sea
EXECUTIVE SUMMARY

RVN-DOC-Executive Summary 04-08-200


The RVN’s Continental Shelf

Introduction.

This submission to the Commission on the Limits of the Continental Shelf is made by the Government of the Republic of Vietnam in accordance with:
1. Article 73 of the Charter of the United Nations and paragraph 1a) of Resolution III of the Third Convention on the Law of the Sea;
2. Article 76, paragraph 8, and Article 4 of Annex II of the United Nations Convention on the Law of the Sea, in support of the establishment of the outer limits of the continental shelf beyond the 200 nautical miles from the baselines from which the breadth of the territorial sea is measured.

Part I. The legitimacy of the Republic of Vietnam.

1. Part I-A presents the legitimacy of the Republic of Vietnam (RVN) which is a legally established State in accordance with the principles of International Law. Indeed, this State has been recognized by more than 80 countries, including four (France, Great Britain, United States, Republic of China) of the five members of the U.N. Security Council, and admitted to various technical organizations of the United Nations. This legal State was victim of an armed invasion war waged by the Democratic Republic of Vietnam (DRV) from 1949 to 1975. In spite of repeated interventions from the International Community through three (3) international accords, namely the 1954 Geneva and 1973 Paris Accords, as well as the Final Act of 03/02/1973, the DRV persistently waged three consecutives wars that culminated in their takeover of the RVN on April 30th 1975. Since then the RDV occupied the territory of the RVN and subjugated it under a dictatorial regime doubled with a policy of discrimination and mistreatment of the local population, exactly as a territory under colonial domination.

In consideration of the above, we, the last legal Government of the RVN (Republic of Vietnam) submit this dossier to the Commission on the Limits of the Continental Shelf so as to claim the continental shelf beyond 200 nautical miles from the baselines from which the breadth of the territorial sea is measured, to safeguard the interests and rights of the people of the RVN, victims of a colonial domination, in accordance with paragraph 1a) of Resolution III of Third Conference on the Law of the Sea.

2. Part I-B demonstrates that:

2.1. There has never been an International Treaty or Agreement nullifying the legal existence of the RVN recognized by most of the free countries of the world. Its territory has been illegally and therefore temporarily occupied, but its political entity has never ceased to exist.

2.2. The democratically elected Government of the Republic of Vietnam, in its quality of the last of the successive legal governments that ruled the country since France gave back to Vietnam its sovereignty in 1949, must be considered as the one and only one legitimate political entity representing the free will of the people of Vietnam. Part I-B also produced evidences of the armed invasion and forceful colonization of the RVN by another country, namely the DRV, distinctly created by the 1954 Geneva Agreement and the 1975 Paris Accords.
2.3. Therefore, the last and only legal Government of the RVN submits this dossier to the Commission on the Limits of the Continental Shelf to claim a spread of its continental shelf beyond 200 nautical miles from the baselines at which the breadth of the territorial sea is measured, to safeguard the interests and rights of the people of the RVN, victims of an armed invasion and subsequent colonization, as defined in Article 73 of the Charter of the United Nations and paragraph 1a) of the Resolution III of the Third Conference on the Law of the Sea.

3. Part I-C presents the evidences of the territorial sovereignty of the RVN on the Paracels and Spratlys Archipelagos, based on:

a) geographical and geological data and facts;
b) ancient documents from Vietnamese source corroborated by foreign source as early as the 15th century;
c) bilateral accords between France and China and international treaties such as the 1954 Geneva Agreement, the 1973 Paris Accords and Final Act of the International Conference on Vietnam;
d) the systematic integration of these two archipelagoes into the administrative system of Vietnam and continuing exercise of state authority since the 18th century;
e) both invasions of the Paracels in 1974 and of the Spratlys in 1988 by the PRC’s naval forces that have caused material and human damages to Vietnamese army units and warships in charge of the defense of these two archipelagos.
f) etc …

Part II. The Continental Shelf.

Part II delineates the outer limits of the continental shelf, wherever that shelf exceeds 200 nautical miles from the baselines from which the breadth of the territorial sea is measured. Geologically, the continental shelf of the RVN which comprises the extended area beyond its territorial sea is the natural prolongation of its land territory to the outer edge of the continental margin.

Basically, the establishment of the outer limit of the RVN continental shelf is based on the provisions of Articles 76.1, 76.3, 76.4 (a)(i), 76.4 (a)(ii), 76.4 (b) and 76.5 of the United Nations Convention on the Law of the Sea. This outer limit consists of a line that stretches from fixed points (FP) “A” to “B” in the North, from FP “B” through “G” in the East, from FP “G” through “K” in the South and finally from FP “K” through “P” in the West.

In the North, the northern line stretches from fixed points “A” to “B”. This line coincides with the 17th parallel, the northern boundary of the RVN, according to the 1954 Geneva Agreement, the 1973 Paris Accords and Final Act on the International Conference of which the People Republic of China and the Socialist Republic of Vietnam were among other the signatories. The fixed point “B” is established beyond 200 miles but does not exceed 350 nautical miles from the baselines from which the breadth of the territorial sea is measured.

In the East, the eastern line stretches from fixed points “B” through “G” which are all established beyond 200 miles from the baselines being used to measure the territorial sea. From Fixed Points “C” through “D3”, the outer limit is based on the provisions of Articles 76.1, 76.3, 76.4a (i) and 76.5 of the United Nations Convention on the Law of the Sea, but mainly using the 2500 metre isobath. The above fixed points from “C” through “D3” do not exceed 100 nautical miles from the 2500 metre isobath. All Fixed Points on the eastern outer limit from “B” through “G” do not exceed 350 nautical miles from the baselines from which the breadth of the territorial sea is measured.
In the South, the southern line stretches from fixed points “G” through “K” which are all within the RVN’s Exclusive Economic Zone. The outer limit of the RVN’s Exclusive Economic Zone coincides with the Indonesian-Malaysian boundary, the Malaysian-Vietnamese Joint Development Area delimitation, and the Malaysian-Thai Joint Development Area delimitation.

In the Gulf of Thailand, the western line stretches from fixed points “K” through “P” which are all within the Exclusive Economic Zone of the RVN and positioned on the Cambodian Maritime boundary.

Part III. Disputes.

The Republic of Vietnam does not foresee any dispute with Malaysia, Indonesia and Thailand regarding the delimitation of the continental shelf. In the contrary, the Republic of Vietnam is concerned about the following countries’ policies and unilateral actions:

1.The People Republic of China (PRC).
The PRC has illegally invaded and occupied the Paracels and Spratlys Islands belonging to The Republic of Vietnam in 1974 and 1988 respectively. It is regrettable that so far the PRC has recourse only to the use of force and intimidation technique that are of nature of obstructing the way to any peaceful solution to the issue of delimitation of the continental shelf. But this does not prevent the RVN to present this submission to the CLCS for examination.

2.The Republic of the Philippines.
The Republic of Vietnam wishes to inform the Commission of the possibility of potential overlapping claims to extended continental shelf with the Philippines, but this eventuality would not prevent the Commission from examining submissions of both states.

Part IV. Personnel in charge of the submission.

Due to the current situation of the Republic of Vietnam’s Government in exile, this submission, along with maps, figures, tables, and supporting documents were prepared by former employees and technicians from the Geographic Directorate, Oceanographic Institute, the Petroleum General Directorate, the Oceanographic Services of the Republic of Vietnam’s Navy under the coordination of the Prime Minister Office, utilizing documentation and data from these governmental organisms as well as from oil companies operating offshore Vietnam

Part V. Appendices.

Appendix A. Detailed map of the outer limit of the RVN continental shelf.
Hải đồ thềm lục địa Việt Nam Cộng Hòa.


Figure 1: Detailed map of the outer limit of the continental shelf
(Projection: Mercator, December 1995)

Appendix B. List of coordinates defining the outer limit of the continental shelf.

1/ In the North Latitude Longitude

A 170 00’ N 1070 14’ E
A1 170 00’ N 1080 18’ E
A2 170 00’ N 1090 21’ E
A3 170 00’ N 1100 24’ E
A4 170 00’ N 1110 27’ E
A5 170 00’ N 1120 30’ E

2/ In the East

B 170 00’ N 1130 17’ E
B1 160 26’ N 1140 08’ E
B2 150 52’ N 1150 00’ E

C 150 45’ N 1150 09’ E
C1 140 46’ N 1150 15’ E
C2 130 47’ N 1150 21’ E
C3 120 47’ N 1150 26’ E

D 120 32’ N 1150 28’ E
D1 110 33’ N 1150 20’ E
D2 100 34’ N 1150 12’ E
D3 090 34’ N 1150 04’ E

E 090 00’ N 1150 00’ E
E1 080 18’ N 1140 16’ E
E2 070 36’ N 1130 32’ E
E3 060 55’ N 1120 48’ E

F 060 48’ N 1120 40’ E
F1 060 40’ N 1110 40’ E
F2 060 32’ N 1110 41’ E

3/ In the South

G 060 25’ N 1100 00’ E
G1 060 02’ N 1090 04’ E
G2 050 39’ N 1080 08’ E

H 050 18’ N 1070 20’ E
H1 050 45’ N 1060 26’ E
H2 060 12’ N 1050 33’ E
H3 060 39’ N 1040 40’ E

I 060 47’ N 1040 26’ E
I1 070 19’ N 1030 39’ E

J 070 47’ N 1030 00’ E
J1 080 27’ N 1020 17’ E

4/ In the West

K 080 40’ N 1020 04’ E
K1 090 16’ N 1020 52’ E
K2 090 51’ N 1030 40’ E

L 100 04’ N 1030 53’ E

M 100 20’ N 1030 45’ E

N 100 30’ N 1030 58’ E

O 100 21’ N 1040 12’ E

P 100 25’ N 1040 26’ E

B/ So sánh với hồ sơ do CSVN đệ nạp:

Căn cứ vào tài liệu và hải đồ trong Executive Summary đệ nạp cho Liên Hiệp Quốc, hồ sơ đăng ký của VNCH ấn định rõ rệt lằn ranh thềm lục địa khởi sự từ cửa sông Bến Hải chạy theo vĩ tuyến 17 đến điểm cố định tận cùng ngoài khơi đúng 350 hải lý tính từ đường cơ sở và từ đó chạy xuống miền Nam cũng theo chiều rộng 350 hải lý, đối diện cửa sông Cửu Long trong đất liền. Từ đây, mặt biển hẹp lại dần cho đến khi giáp mối với Vịnh Thái Lan nên ở miền Nam Biển Đông, VNCH dùng lằn ranh vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý làm ranh giới thềm lục địa cho đến tận Hà Tiên.

Trong hồ sơ thềm lục địa Cộng sản Việt Nam đệ nạp Liên Hiệp Quốc, ranh giới ngoài cùng (outer edges) của thềm lục địa được Việt Nam Cộng sản ấn định như sau trong tài liệu Executive Summary:

“Detailed description of the outer limits of Vietnam’s extended continental shelf: North Area (VNM-N). This Submission in respect of the VNM-N Area refers to an area defined as follows: The Northern boundary is the equidistance line between the territorial sea baselines of Vietnam and the territorial sea baselines of the People’s Republic of China; the Eastern and Southern boundaries are the outer limits of the continental shelf as defined in this Submission pursuant to Article 76 (8) of the UNCLOS 1982; the Western boundary is 200 M limit from the baselines from which the breadth of the territorial sea of the Socialist Republic of Vietnam is measured”.

1/ Phân tích về ranh giới lãnh hải phía Bắc của CSVN :

“The Northern boundary is the equidistance line between the territorial sea baselines of Vietnam and the territorial sea baselines of the People’s Republic of China” (Ranh giới phía Bắc là đường trung tuyến giữa đường cơ sở lãnh hải Việt Nam và đường cơ sở lãnh hải Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc).

Nhận định:

Ở phía Bắc, VNCS không có vẽ lằn ranh thềm lục địa trên hải đồ mà chỉ tuyên bố một cách tổng quát và ngầm hiểu lãnh hải của VN phù hợp với những gì đã được nhượng cho Trung Cộng trong Hiệp định Biên giới Lãnh Hải ký (với Trung Cộng) năm 2000 theo đó VNCS đã nhượng cho Trung Cộng 11 ngàn cây số vuông, nếu so sánh với Hoà Ước Thiên Tân 1885 (do Pháp, đại diện cho Việt Nam, ký với Trung Hoa). Hiệp đinh năm 2000 là một hiệp định bất bình đẳng ký dưới áp lực của Trung Cộng. Hiệp định này chỉ có giá trị giữa hai nước. Như vậy ví dụ ngày giờ nào Trung Hoa sụp đổ vì loạn lạc thì Việt Nam có thể nại lý do để đơn phương tuyên bố bãi ước. Nay, Việt Nam lại hợp thức hóa việc nhượng biển này trong hồ sơ Thềm Lục Địa nạp cho Liên Hiệp Quốc, khiến cho sau này khó bề vận động thay đổi một văn kiện quốc tế để đòi lại phần lãnh hải đã mất vào tay Trung Hoa! Tại sao chuyên viên công pháp quốc tế của VNCS lại dốt đến thế?

Hải đồ thềm lục địa Việt Nam Cộng Sản. (click to see
4vietnam)

2/ Phân tích về ranh giới lãnh hải phía Đông và Nam của CSVN :

“the Eastern and Southern boundaries are the outer limits of the continental shelf as defined in this Submission pursuant to Article 76 (8) of the UNCLOS 1982” (ranh giới phía Đông và phía Nam là đường ranh giới ngoài cùng của thềm lục địa ấn định trong hồ sơ này dựa theo Điều 76 (8) của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982)

Nhận định:

Trong tài liệu Executive Summary đệ nạp cho Liên Hiệp Quốc, CSVN cũng không vẽ lằn ranh rõ rệt phân biệt đâu là thềm lục địa Việt Nam và đâu là thềm lục địa Trung Hoa. CSVN chỉ vẽ một đường thẳng từ ngoài khơi Bình Thuận (toạ độ 10.79843008/112.6262326) chạy chéo theo hướng Đông Bắc lên đến ngoài khơi Quãng Ngải (tọa độ 15.06712679/ 115.1484514), cách bờ biển Quãng Ngải 350 hải lý thì dừng tại đây, như được chứng minh trong hải đồ trên đây. Hai đường dọc 200 hải lý và mức tối đa 350 hải lý vẽ trên hải đồ không thể dùng để thay thề lằn ranh thềm lục địa trừ khi quốc gia liên hệ ấn định rõ rệt lằn ranh bằng những điểm cố định mà vị trí trên biển phải được xác nhận bằng tọa độ kinh vĩ độ, đúng theo Điều 76 đoạn 7 của Công Ước LHQ về Luật Biển, nguyên văn như sau: “ 7. Quốc gia ven biển ấn định ranh giới ngoài thềm lục địa của mình, khi thềm này mở rộng quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, bằng cách nối liền các điểm cố định xác định bằng hệ tọa độ kinh vĩ độ, thành các đoạn thẳng dài không quá 60 hải lý”.

CSVN không ấn định rìa lục địa phía Nam đảo Hải Nam (như hải đồ của VNCH) để phân ranh rõ rệt giữa hai nước trong hồ sơ đệ nạp. Cái gọi là ranh giới thềm lục địa do CSVN đệ nạp chẳng khác nào một cây gậy chôn cheo leo ngoài sân thì làm sao định giới được đâu là ranh bất động sản của gia chủ, đâu là trong và đâu là ngoài ranh giới? Từ Vịnh Bắc Việt đến Bình Thuận thẳng xuống tận ranh lãnh hải chung với Mã Lai, hải đồ để trống như bỏ ngỏ, thậm chí cũng không bao gồm giành lại quần đảo Hoàng Sa, mặc sức cho Trung Cộng tự do thao túng, mặc sức cho Trung Cộng tự do chiếm biển của Việt Nam. Một khi đã đăng ký thềm lục địa mà không ấn định ranh giới rõ rệt là mở cửa cho các láng giềng nhất là láng giềng bá quyền Trung Cộng tự do xâm chiếm lãnh hải của mình. Thật là một tai họa khủng khiếp vô tiền khoáng hậu cho đất nước.

CSVN thừa biết chủ trương bá quyền ngàn đời của Hán tặc là thôn tính Việt Nam. Bằng chứng là năm 1974, Hán tặc đã xâm chiếm Hoàng Sa sau trận hải chiến với Hải quân thuộc Quân Lực VNCH. Năm 1979 Hán tặc đã tấn công miền Bắc chiếm giữ một số đất đai chiến lược dọc theo biên giới. Kể từ năm 1988, Hán tặc đã xâm chiếm lần hồi trên 10 đảo tại Trường Sa. Chưa hết. Liên tiếp trong những năm 1999 và 2000, Hán tặc đã khống chế và áp lực CSVN phải nhượng hàng ngàn cây số vuông đất liền và 11 ngàn cây số vuông trên biển cả, qua hai hiệp định ấn định biên giới trong nội địa và ngoài biển. Rồi ngay năm 2009 này, Hán tặc đã đoạt được nhượng địa ở Cao nguyên Trung phần qua hình thức trá hình khai thác “bôxít”. Ngoài ra Hán tặc cũng đã có hành động khêu khích, bắn giết ngư dân Việt Nam hành nghề ở miền Trung và ngăn cản Việt Nam tiến hành công trình thăm dò tìm dầu ngay trong lãnh hải của mình. Thế thì tại sao nhân cơ hội ngàn năm một thuở này CSVN lại không VẼ LẰN RANH công khai giành thềm lục địa và khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa? Tại sao không vẽ lằn ranh từ Hải Ninh đi vòng bờ biển hình chữ “S” đến tận Hà Tiên để được LHQ và thế giới nhìn nhận?

Cộng sản Việt Nam phải thừa biết rằng Trung Cộng đã vẽ bản đồ “lưởi bò” giành 90% Biển Đông cho bọn chúng. Bản đố của chúng vẽ bao gồm trọn Hoàng Sa Trường Sa và trọn luôn cả vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý do Luật Biển của Liên Hiệp Quốc cấp cho mọi quốc gia ven biển trong đó có Việt Nam. Bản đố của chúng vẽ cũng thôn tính luôn các phần lãnh hải xuống tận Mã Lai cách xa bờ biển Trung Hoa 800 hải lý, trong lúc Luật Biển cho phép các nước ven biển giành thềm lục địa quá 200 hải lý cũng chỉ được giành tới mức tối đa 350 hải lý mà thôi.

Do đó chắc chắn 100% là Trung Cộng sẽ không bao giờ dám đệ nạp hồ sơ áp dụng luật rừng côn đồ của bọn chúng, vì nếu đệ nạp thì sẽ bị LHQ từ chối đăng ký ngay. Quyết định của LHQ có giá trị tối hậu về công pháp quốc tế và sẽ là một trở ngại lớn cho Trung Cộng vĩnh viễn về sau. Do đó mà lâu nay Trung Cộng chỉ dùng vũ lực xâm lăng hoặc hăm dọa các nước Đông Nam Á yếu thế. Thế thì tại sao nhân cơ hội ngàn năm một thuở này CSVN lại không VẼ LẰN RANH công khai giành thềm lục địa và khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?

Lý do là vì CSVN không dám giành thềm lục địa nhiều hơn những gì đã ký trong Hiệp định năm 2000. Do đó, Trung Cộng đã không phản đối hồ sơ thềm lục địa của CSVN liên quan đến miền Bắc, như đã phản đối hồ sơ đệ nạp chung với Mã Lai liên quan đến miền Nam Biển Đông. Nói về thiệt hại của đất nước Việt Nam do hồ sơ đệ nạp của CSVN thì phải nói rằng khi CSVN không dám công khai khẳng định một cách rõ rệt thềm lục địa của Việt Nam, CSVN đã bỏ ngỏ cho Trung Cộng áp dụng bản đồ “lưởi bò” của bọn chúng bằng vũ lực, tức là tùy sở thích, Trung Cộng có thể chiếm 90% Biển Đông ngoài khơi Việt Nam, chiều dọc Bắc Nam từ vĩ tuyến 050 18’ đến trên vĩ tuyến 17o, chiều rộng từ bờ biến chạy ra khơi tận 350 hải lý. Cứ nhân chiều dọc và chiều ngang của phần biển trên đây thì sẽ thấy với hồ sơ của VNCS, đất nước sẽ thiệt hại bao nhiêu trăm ngàn cây số vuông.

Mất mát hàng trăm ngàn cây số vuông này là do hồ sơ của CSVN bỏ ngỏ Biển Đông cho Trung Cộng.

Cách biệt giữa hồ sơ VNCH và VNCS là hồ sơ VNCH khẳng định chủ quyền quốc gia trên Hoàng Sa Trường Sa và giành tối đa 350 hải lý tính từ đường cơ sở, công khai minh định bằng lời văn và xác định bằng hải đồ cùng hệ tọa độ kinh vĩ độ rõ rệt và chính xác, không thể hiểu lầm hay ngầm hiểu một cách khác được.

Nguồn 4vietnam