Friday, July 10, 2009

Hứa Hoành


Bùi Quang Chiêu

Audio :
Bùi quang Chiêu.phần 1 - Bùi Quang Chiêu.phần 2 - Bùi Quang Chiêu – phần 5
và 3,4,tại
vietnamexodus.org

Bùi Quang Chiêu, nhà giàu xuất thân từ quan lại: (1873-1945)
Làng Đa Phúc vào cuối thế kỷ 19 (đầu thế kỷ 20), đổi lại thành Đại Điền, quận Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre là quê hương của những nhà giàu, trí thức tân học đầu tiên ở Nam Kỳ. Nơi đây phát tích nhiều cự phú, có ảnh hưởng quan trọng đến kinh tế, xã hội nước ta. Thuộc loại thông minh, học hành đỗ đạt sớm nhứt là hai ông cùng sinh trưởng lại cù lao Minh: Bùi Quang Chiêu, Dương Văn Giáo.

Ông Bùi Quang Chiêu là kỹ sư canh nông đầu tiên của Nam Kỳ (1897), và Dương Văn Giáo là luật sư tốt nghiệp Luật khoa Tiến sĩ và chính trị học tại Paris rất sớm.
Hai ông từng là bạn đồng môn, đồng chí trong đảng Lập hiến, có thời hoạt động chung để tranh đấu cho nền độc lập của xứ sở và chịu chung số phận: bị Việt Minh thủ tiêu mùa thu năm 1945. Hai ông phải chết vì Việt Minh cộng sản sợ uy tín lớn của các ông. Cũng như luật sư Dương Văn Giáo, ông Bùi Quang Chiêu là một khuôn mặt chính trị lớn ở Nam Kỳ vào mấy thập niên đầu thế kỷ này.

Xuất thân trong một gia đình đại điền chủ, có thân phụ là một nhà nho, từng chủ trương chống đối người Pháp xâm lăng, nhưng Bùi Quang Chiêu là một người được Pháp nâng đỡ và chịu ảnh hưởng văn hoá Pháp trong đường lối chính trị ôn hoà. Bùi Quang Chiêu là con của ông Bùi Quang Đại và bà Phan Thị Tuân.

Thuở nhỏ, Chiêu theo học trường làng ở Mỏ Cày, rồi lên Sài gòn, tiếp tục theo học trường Chasseloup-Laubat. Ông Chiêu được Pháp cấp học bổng để du học bên Algérie cho đến khi đậu Tú tài toàn phần. Sau khi tốt nghiệp trường trung học, Chiêu xin học trường Thuộc địa tại Paris trong 2 năm 1894-1895, trước khi dược nhận vào học viện Nông Nghiệp.

Bùi Quang Chiêu là người Việt nam đầu tiên tốt nghiệp kỹ sư nông nghiệp vào năm 1897. Trường Thuộc địa là nơi mà anh bồi tàu Nguyễn Tất Thành (sau này đổi lại Hồ Chí Minh) mới chân ướt chân ráo đặt chân lên đất Pháp, vội vàng làm đơn xin theo học. Chính phủ Pháp bác đơn vì trình độ cậu ta còn quá kém. Phải chi lúc đó, chính quyền Pháp thâu nhận cậu Nguyễn Tất Thành, thì sau này, bộ máy Thuộc địa sẽ có thêm nhiều Hoàng Trọng Phu, Thân Trọng Huề... đâu đến nỗi cậu bồi tàu Nguyễn Tất Thành phẫn chí đi theo cộng sản, gây tai hoạ cho cả dân tộc Việt nam. Xin xem thêm bài “ Bác Hồ đi tìm đường cứu nước... Pháp” cùng tác giả. Theo tài liệu của Tiến sĩ Sử học Vũ Ngự Chiêu thì “trường Thuộc địa” (école Coloniale) là một học hiệu lừng danh, chuyên đào tạo các viên chức hành chánh thuộc địa của Pháp. Trước thế chiến thứ nhứt, trường gồm 2 phân khoa:
- Phân khoa bản xứ (Section Indigene)
- Phân khoa Pháp (Section Française)
Phân khoa bản xứ là liền thân của trường Thuộc địa Paris.
Khởi đầu từ một nhóm 13 thiếu niên người Miên được Auguste Pavie mang về Paris huấn luyện tiếng Pháp vào mùa Thu năm 1885. Phân khoa này được mở rộng dần, để đón nhận các học viên người Việt, Lào, Porto Novo và vài trẻ lai Pháp.
Năm 1889, trường Thuộc địa được Thứ trưởng Thuộc địa Eugene Étienne chính thức thành lập, gồm cả hai phân khoa bản xứ và Pháp. Mười năm sau, giám đốc Etienne Aymonier báo cáo rằng đã có 49 học viên bản xứ rời trường. Quá bán học viên gốc Miên (25 người). Trong số 17 người Việt, có nhiều nhân vật khá lừng lẫy: Bác vật canh nông Bùi Quang Chiêu, giáo sư Lê Văn Chính ở Quốc Tử Giám, Thân Trọng Huề (Thượng Thơ), Lê Văn Miên (hoạ sĩ), về sau làm Đốc học trường Pháp Nam ở Vinh...
Từ năm 1908, toàn quyền Klobukowski quyết định thay đổi việc thâu nhận học viên vào phân hiệu bản xứ. Từ đây, trường chỉ thâu nhận học viên đã đậu các khoa thi Hương và thi Hội ở Việt nam, để chuẩn bị cho những tân khoa này bước vào guồng máy hành chánh bảo hộ. Thời gian huấn luyện kéo dài 2 năm. Tháng 3-1911, một số phó bảng và ấm sinh người Việt như Bùi Kỷ, Bùi Thiện Cơ, Phan Kế Toại, Trương Như Đính (con như Trương Như Cường) bắt đầu lên đường dự khoá huấn luyện trắc nghiệm này. Thật ra, họ là những học viên người Việt cuối cùng của phân hiệu bản xứ Trường Thuộc địa. (Phải chi năm 1911, đơn xin nhập học của cậu bồi tàu Nguyễn Tất Thành được thâu nhận thì nước ta đã bước qua một khúc ngoặc quan trọng khác)
Sau khi tốt nghiệp kỹ sư Canh nông, Bùi Quang Chiêu hồi hương và được bổ làm công chức trong phủ Toàn quyền tại Hà Nội. Thời gian đó P. Doumer có nhiều chương trình phát triển kinh tế cho toàn thể Đông Dương rất quy mô. Sau ông Chiêu được đổi qua làm thanh tra nông nghiệp. Khi trường Canh Nông ở Huế thành lập, Chiêu được cử ra Huế dạy ít lâu. Năm 1908, Chiêu về Nam Kỳ và làm việc trong sở Canh Nông.

Năm 1923, Bùi Quang Chiêu, Dương Văn Giáo, Nguyễn Phan Long... thành lập đảng Lập hiến, chủ trương tranh đấu ôn hoà, đòi cho nước Việt nam có một bản hiến pháp như Úc. Thời gian đó, ông Chiêu cũng đắc cử Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ. Sau vài niên khoá, ông Bùi Quang Chiêu đắc cử Nghị viên Nam Kỳ tại Thượng Hội Quốc gia thuộc địa ở Paris (1932). Cũng như Trương Văn Bền, Chiêu là hội viên lâu đời của Hội dông Kinh tế lý tài Đông Dương.
Năm 1926, ông làm chủ nhiệm sáng lập tờ báo Pháp ngữ “Diễn đàn Đông Dương” (La Tribune Indochinoise), bắt đầu một giai đoạn tranh đấu tích cực hơn. Cũng năm đó, Bùi Quang Chiêu vận động với Toàn quyền Đông Dương ban cho Việt nam một bản hiến pháp, nhưng bị từ chối khéo. Toàn quyền bảo việc đó ngoài quyền hạn của ông, vì thế ông Chiêu nhứt định qua Pháp, để tranh đấu nhưng thất bại.
Bùi Quang Chiêu là một người hoạt động trong nhiều lãnh vực: chính trị, kinh tế, thương mại, công nghệ, văn hoá và trong phạm vi nào ông cũng thành công nhờ uy tín lẫn khả năng.
Bùi Quang Chiêu: nhà chính trị, nhà báo
Hồi những thập niên đầu thế kỷ 20, dư luận trong nước thường cho rằng “Bùi Quang Chiêu là Phạm Quỳnh ở Nam Kỳ”. Sự đánh giá ấy cũng không sai biệt lắm. Cả hai ông Chiêu và Quỳnh đều là những người thân Pháp, được Pháp tin cậy, giữ địa vị cao, tuy nhiên vai trò của Bùi Quang Chiêu không quan trọng bằng Phạm Quỳnh.

Năm 1930, tuần báo “Phụ Nhân Văn” có mở một cuộc thi kỷ niệm đệ nhứt chu niên ngày thành lập báo. Đầu đề thứ ba của cuộc thi là một câu hỏi như sau:
- “Nếu có cuộc tuyển cử 10 vị “Việt nam nhân dân đại biểu” (như Dân biểu, hay Nghị sĩ) mà những vị kể tên dưới đây (tờ báo nêu tên 10 nhân sĩ lúc ấy) ra ứng cử, thì độc giả sẽ cử những vị nào?”
Kết quả các câu trả lời được sắp thứ tự như sau:
1 Phan Văn Trường (luật sư)
2. Huỳnh Thúc Kháng
3. Nguyễn Phan Long
4. Diệp Văn Kỳ
5. Lưu Văn Lang
6. Bùi Quang Chiêu
7. Trần Trọng Kim
8. Dương Văn Giáo
9. Trần Trinh Trạch
10. Phạm Quỳnh.

Dấn thân hoại động từ thập niên 1910, ông Chiêu bắt đầu bày tỏ thái độ, sự băn khoăn của mình trước thời cuộc nước nhà. Những bài viết của ông dân lượt xuất hiện trên báo “Diễn đàn bản xứ” của ông Nguyễn Phú Khai (Tháng 3 - 1917). Gần 10 năm sau, ông chủ trương riêng tờ báo “Diễn đàn Đông Dương”. Thời đó tờ “Diễn đàn bản xứ”, (La Tribune Ingigene) có thể coi như cơ quan ngôn luận của đảng Lập hiến trong thời kỳ đầu. Tờ “Diễn đàn Đông Dương” do chính ông Chiêu làm chủ nhiệm, ông Nguyễn Kim Đính làm chủ bút kiêm quản lý. Trên lãnh vực báo chí truyền thông, ông Chiêu biết lợi dụng phương tiện và sức mạnh của cơ quan ngôn luận để làm áp lực với chính quyền Pháp và các nhóm kinh tài khác, để được ưu đãi trong lãnh vực thương mại, kinh doanh. Về đường lối chính trị, Bùi Quang Chiêu chủ trương theo dùng thuyết “Pháp Việt đề huề” do Toàn quyền Albert Sanaut đề ra. Trong một bài xã luận trên báo “Diễn đàn Đông Dương” số 47, ra ngày 26-11-1926, ông viết: “Người Pháp đã góp phần thắt chặt tình hữu nghị Việt Pháp, tạo nền móng vững chắc để từ đó Đông Dương sẽ vươn lên đẹp đẽ và vững mạnh. Người Việt nam đã từng yêu mến nhiều người Pháp có thiện chí mà họ xem như là bạn thân, anh cả; những người anh cả này sẵn sàng đền đáp lại, giúp đỡ anh em...”.
Bắt đầu từ năm 1917, đến năm 1926, Bùi Quang Chiêu cùng các bạn từng du học ở Pháp về như Nguyễn Phú Khai, Võ Hà Trị, mở ra một thời kỳ mới trong việc phát triển báo chí tiếng Pháp ở Nam Kỳ.
Cuộc đời làm chính trị của Bùi Quang Chiêu có thể phân làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn đầu, ông viết cho tờ “Diễn đàn bản xứ” của Nguyễn Phú Khai. Ông Nguyễn Phú Khai là người sinh tại tỉnh Bà Rịa, trong một gia đình điền chủ lớn. Sau khi học xong bậc trung học dê nhứt cấp (theo cách phân chia giáo dục ngày nay), ông được thâu nhận vào trường Thuộc địa năm 1904. Sau đó, ông học tiếp, đậu bằng kỹ sư công chánh. Thế chiến thứ nhứt bùng nổ (1914), Khai gia nhập quân đội Pháp với cấp bậc Thiếu uý. Về Sài gòn, Nguyễn Phú Khai cùng với Bùi Quang Chiêu lập tờ báo Pháp ngữ “Diễn đàn bản xứ”, để vận động cho Việt nam được hưởng quy chế lập hiến như Úc. Theo chủ trương của Nguyễn Phú Khai: “Sở dĩ dân tộc Việt nam nghèo khổ vì các quan lại Pháp Nam đàn áp, bóc lột, còn Hoa kiều tiếp tay, bằng cách nắm vận mạng kinh tế. Đó là nguồn gốc của một quốc gia nghèo và chậm tiến”. Theo Khai, muốn cho đất nước tiến bộ, không cần phải độc lập mà cần mở mang kinh tế, có nghĩa là người Việt phải đứng ra tham dự vào các hoạt động kinh tế, cạnh tranh để đem quyền lợi về cho người bản xứ. Trong tinh thần tranh thương với Hoa kiều, chính Nguyễn Phú Khai là một trong những người Việt đầu tiên lập nhà máy xay lúa ở Mỹ Tho năm 1915. Quan điểm của Nguyễn Phú Khai được Bùi Quang Chiêu nhiệt thành chia sẻ. Cả hai nhiều lần cổ võ lập trường bằng những bài báo trên “Diễn đàn bản xứ”: Hô hào mở mang kinh tế, nâng cao dân trí và về chính trị, đòi được quyền tự trị mà thôi. Các thành viên của đảng Lập hiến, sau này như các ông Hội đồng quản hạt Lê Quang Liêm, Diệp Văn Cương, Trần Văn Khá, Trương Văn Bền... đều tán thành quan điểm của Chiêu và Khá. Ông Diệp Văn Kỳ, một Hội đồng quản hạt, thành viên của đảng Lập hiến, từng tuyên bố trước phiên họp Hội đồng quản hại ngày 10-9-1917, yêu cầu người Pháp cải thiện nhiều lãnh vực cai trị của chế độ thuộc địa:
- Cải cách hệ thống hành chánh làng xã, giảm bớt nhiệm vụ, tăng lương cho hương chức hội tề.
- Cần giao cho cai tổng giữ chức thẩm phán hoà giải.
- Dễ dàng cho người Việt nhập Pháp tịch.
- Mở rộng thêm Hội đồng quản hạt, để nhiều người Việt làm thành viên để tiếng nói của người địa phương thêm quan trọng.
Tuy không phải là tuyên ngôn của đảng Lập hiến, nhưng nhiều người nghĩ rằng các đề nghị ấy đều phản ảnh lập trường của đảng này.
Ông Cương chủ trương đồng hoá với nền văn hoá Pháp hơn là hợp tác. Năm 1919, Bùi Quang Chiêu trở lại quan điểm cũ của Nguyễn Phú Khai cho rằng: Hoa kiều là đồng minh của Pháp trong việc bốc lột kinh tế của người Việt nam. Do đó ngày 28-8- 1919, tờ “Diễn đàn bản xứ” của Nguyễn Phú Khai đăng một bài “cuộc tẩy chay hàng hoá Hoa kiều”. Hai ngày sau, nhóm này lập ra “Hiệp hội thương mại của người An Nam” với Khai làm chủ tịch, Nguyễn Chánh Sát, chủ bút tờ “Nông Cổ Mím Đàm” (1901-24), và Trần Quang Nghiêm, đồng phó chủ tịch. Thành tích của những người đề xuất phong trào “Tẩy chay Chinois” là:
- Lập ngân hàng Việt nam (1 0- 1919)
- Mở Đại hội Kinh tế Nam Kỳ, tập họp đại biểu 16 trong số 20 tỉnh của miền Nam.
Sau đó có phong trào nhiều người Việt nhảy ra tranh thương bằng cách mở những nhà máy. Đây cũng là một phong trào khá bồng bột, sôi nổi như hồi “Cuộc Minh tân” mà Trần Chánh Chiếu phát động hồi năm 1908. Nhiều nhà máy xay lúa mọc lên khắp nơi: Nhà máy xay lúa của Lê Văn Tiết ở Chợ Lớn, mỗi ngày xay được 16 tấn gạo; nhà máy xay của Nguyễn Thành Liêm ở Mỹ Tho, ông Lê Phát Vĩnh, con trai ông Huyện sĩ lập nhà dệt sa-ten, the lụa ở Sài gòn, sử dụng 50 công nhân... Thời điểm này cũng là lúc các nhà giàu có kiến thức Tây học xuất vốn lập đồn điền cao su, trà, cà phê.
Ông Chiêu công khai ủng hộ lập trường “Pháp Việt đề huề” của A. Sarraut:
“Ao ước hai nước Pháp Nam sẽ hợp tác đề huề và ra vẻ hoài nghi vấn đề “độc lập, giải phóng” còn mơ hồ trong tương lai, một vấn đề mà bọn trẻ cách mạng vừa được 20 tuổi đời, đang háo hức đòi hỏi”.
Nói về sự xuất hiện bí mật của những phần tử cộng sản tại Đông Dương, ông Chiêu nói: “Cộng sản là những hiệp sĩ mang dấu hiệu búa liềm, đang mở cuộc tảo thanh chống guồng máy cai trị của chúng ta”. (La Tribune Indochinoise ngày 9-5-1924)

Khi tờ “La Tribune Chinoise” ra đời, đảng Lập hiến đã:
- Tạo riêng thế đối thế ôn hoà, có uy tín trong giới tư sản, trí thức Nam Kỳ. Ban Giám đốc tờ báo cứ ung dung theo đường lối hợp tác giữa kẻ thống trị và bị trị.
- Tiếng nói của những nhà giàu, hấp thụ văn hoá Tây phương.
- Những cây viết: Trần Văn Khá, Bùi Quang Chiêu, Lê Quang Liêm, Nguyễn Phan Long... đều nhứt loạt cổ động cho đường lối này.

Chúng ta thường nghe ông bà nhắc lại hồi thập niên 1920, 30 ở Nam Kỳ gần như tỉnh nào cũng lập hội “Canh nông tương tế- tín dụng (Société Indigène de Crédit Agricole Mutuel), cứ tưởng đây chỉ là một hội tương tế, hiếu hỉ. Thực ra, đó là một tổ chức tập họp các điền chủ ở Nam Kỳ, để đối phó với Hoa kiều độc quyền mua bán lúa gạo. Chính các hội “Canh nông tương tế - tín dụng” ấy khuyến khích các đại điền chủ ở mỗi tỉnh lập nhà máy xay lúa, bán thẳng ra ngoài không qua trung gian của Hoa kiều. Hội Canh nông tương tế - tín dụng thành lập sớm nhất ở Nam Kỳ là Mỹ Tho (1912). Sau đó, gần như tỉnh nào cũng có. Mục đích chính của hội là lập ra mỗi tỉnh một cái lẫm (kho lúa), để tới mùa, các chủ ruộng đem lúa gởi vào đó. Hội xem xét, phân phối, ấn định giá bán ra thị trường, không bị bọn đầu cơ ép giá. Ngoài ra, họ còn lập “Canh nông ngân hàng tín dụng” (Agricole Crédit) giúp họ vay khỏi bị người Chà Chetty bóc lột. Khi ông Phạm Quỳnh vào Nam, thăm ông Lê Quang Liêm, lúc đó đang làm chủ quận Long Xuyên, hội trưởng “Hội khuyến học” và chủ trương Đại Việt tạp chí” cổ võ đường lối Pháp Việt đề huề như “Nam Phong” ngoài Bắc. Ông Phạm Quỳnh đề nghị với ông “Phủ Bảy” tức Lê Quang Liêm nên hợp tác hai tờ báo “Đại Việt và Nam Phong” làm một tạp chí chung cho cả Nam lẫn Bắc. Cả hai ông đều tán thành vì chung một mục đích, đường lối. Tuy nhiên việc hợp tác ấy không thành.
Nhắc lại tờ báo “Diễn đàn Đông Dương” của ông Bùi Quang Chiêu sống mạnh từ năm 1926 đến 1941. Ngoài nghề làm báo, ông Chiêu còn là một chánh khách giao thiệp rộng. Ông Chiêu cố tranh đấu đòi cho Việt nam có một bản hiến pháp vì lẽ “từ trước tới nay, chính sách cai trị thuộc địa của Pháp không dựa vào một khuôn khổ nhứt định nào”. Theo ông Chiêu “có hiến pháp để dân chúng biết sống và hành động đúng theo hiến pháp”. Vì thế đảng của ông lấy tên là “Đảng Lập hiến”.
Vào năm 1918, ông Chiêu có đưa ra một nhận xét: “Muốn mở mang kinh tế nước nhà, nâng cao dân trí, để đi đến mục tiêu cuối cùng là độc lập, chúng ta phải dựa vào Pháp hoặc Nhựt”.

Đối với cộng sản những người quốc gia thân Pháp hay Nhựt, đều có tội phải chết, chỉ có quyền theo Liên Xô mới là... yêu nước. Kể từ khi thành lập đảng cộng sản Đông Dương (1930) đến nay, cộng sản Việt nam tuyệt đối trung thành mệnh lệnh của Liên Xô, dù phải bán rẻ quyền lợi quốc gia dân tộc. Hơn một thế hệ qua rồi, kể từ khi dốc toàn bộ sinh lực miền Bắc, cùng với võ khí viện trọ của Liên Xô, chiếm cho bằng được miền Nam, Việt cộng vẫn còn mắc nợ Liên Xô 10 tỷ đô la. Với tổng sản lượng quốc gia là 17 tỷ (thống kê của LHQ năm 1989) liệu Việt cộng huy động tất cả tài nguyên đất nước, tiềm lực, tài lực của toàn dân, có thể trả hết món nợ võ khí ấy trong suất thế kỷ 21 được chăng? Đó là công hay tội của cộng sản? Cùng một hành động mà người quốc gia làm thì bị kết tội, còn cộng sản làm thì có công!
Khi Toàn quyền Varenne vô Sài gòn, ông Chiêu đưa yêu sách, nhưng Varenne từ chối “vì ngoài thẩm quyền”. Ông cho biết chỉ có Quốc hội Pháp mới có quyền. Do đó, ông Chiêu nhứt định qua Pháp vận động (1926). Tuy vậy, mối hy vọng đó không thành tựu. Ông Bùi Quang Chiêu trở về Sài gòn tay không. Khi ông về tới Sài gòn, lớp trí thức tư sản tổ chức biểu tình đón ông tại bến tàu. Đồng thời, những tay thực dân, chủ đồn điền, vốn coi Nam Kỳ là vương quốc của họ, cũng huy động một nhóm người quá khích, tổ chức cuộc phản biểu tình để phá rối. Hai bên xô xát hỗn loạn. Tờ “Đông Pháp thời báo” thuật lại biến cố đó như sau: “một cảnh trí ngoài sự tưởng tượng của người ta: Dân chúng nườm nượp kéo đến bên tàu Nhà Rồng như nước lũ. Đường nào đường nấy chật nức người ta, từ trước Sở Thương Chánh cho tới Quai de Belgique, qua cầu, thẳng tuột tới bến tàu. Tàu tới trễ, dân chúng lũ lượt tới chúng đông. Ngẫu nhiên vì vụ Nguyễn An Ninh bị bắt mà Chiêu được nhân dân tiếp đón long trọng. Cả ngàn thanh niên hộ tống đi hai hàng, tay đeo băng vàng, huy hiệu đảng Jeune An nam, vừa đi chậm theo Bùi Quang Chiêu vừa hô khẩu hiệu: “Phải thả Nguyễn An Ninh”. Phía phản biểu tình của Pháp cho người nhào vô phá hoại. Một tên Tây con, côn đồ lẻn vào gần và đá đít Bùi Quang Chiêu một cái. Thế là dân chúng như nước vỡ bờ, túa chạy theo đánh đấm mấy chú Tây. Nếu không có cảnh sát can thiệp kịp, thế nào cũng có án mạng, người chết”. (“Nguyễn An Ninh” của Phương Lan, trang 157).
Khi ở Pháp, ông Bùi Quang Chiêu có viết một loạt bài báo đăng trên tờ “Việt nam hồn” của ông Nguyễn Thế Truyền. Nói về lai lịch tờ “Việt nam hồn”, cụ Đặng Hữu Thụ, tác giả sách “Nhà cách mạng Nguyễn Thế Truyền” sưu tầm tài liệu tại các văn khố Pháp, cho biết:
“Việc ra báo “Việt nam hồn” bằng tiếng Việt là ý kiến của ông Nguyễn Ái Quốc. Vào khoảng cuối năm 1922 đầu năm 1923, Quốc phổ biến trong giới Việt kiều ở Pháp một tờ truyền đơn, kêu gọi họ mua báo này, do chính ông ta làm chủ bút. Lời kêu gọi ấy việt theo thể thức một bài vè: “Hồn Nam Việt”:
Ở trong thế giới, ống nói, tàu bay,
Việc lạ tin hay, ngày ngày thường có.
Nào ai muốn rõ phải có nhật trình,
Mình ở gia đình, mắt soi vạn lý,
Á, Âu, Úc Mỹ... rút lại một tờ.
Mong mỏi người mình, mở mày mở mặt,
Báo này sẽ đặt tên “Việt nam hồn”.
Mỗi tháng hai lần, mỗi lần trăm bản,
Xin anh em bạn, ai có muốn coi,
Cắt gửi cho tôi, cái toa mãi chi (order).
Mấy lời chứng thị, thư bâí tận ngôn,
Chúc “Việt nam hồn” vạn tuế, vạn tuế?
Phía dưới có câu: “Cắt cái toa này, gởi cho M. Nguyễn Ái Quốc, 3 rue du March des Patriarches, Paris 5”. Đoạn dư, để một khoảng trống cho người mua điền tên, họ, địa chỉ. Ông có ghi thêm: “Nếu không đủ 100 người xem thì không thể làm được”.
Đó là cách thức của ông Hồ mượn đầu heo nấu cháo, định ra báo “Việt nam hồn”, nhưng thất bại vì không đủ số người đặt mua.
Đến cuối năm 1925, ông Nguyễn Ái Quốc đi Liên Xô được hai năm rưỡi, ông Nguyễn Thế Truyền mới thực hiện ra tờ báo “Việt nam hồn” riêng do chính ông làm chủ nhiệm. Trên danh nghĩa, tờ Việt nam hồn do ông Nguyễn Ái Quốc sáng lập, nhưng không có một bài viết nào vì khi báo ra đời, ông đã đi Liên Xô, mà “quên” trả lại số tiền của mấy mươi độc giả đặt mua báo, vì không ra được!
Sự thật đã rõ ràng như vậy, mà tài liệu cộng sản bên nhà, luôn luôn đề cao “uy tín dỏm” của “Bác”: Trong thời gian ở Pháp, Bác có ra tờ báo “Việt nam hồn” để cổ động trong giới người Việt sinh sống tại Pháp...”. “Bác” không có ra tờ báo “Việt nam hồn” nào, mà chỉ có báo “Việt nam... lèo”. (Tài liệu của Đặng Hữu Thụ đã nêu ở trên, trang 73).
Tờ báo “Việt nam hồn” của ông Nguyễn Thế Truyền là nguyệt san, viết bằng 3 thứ tiếng Việt, Pháp, Hán. Có vài số như số 10 14 đều viết bằng quốc ngữ. Trước khi tờ báo đầu tiên chào đời, ống Nguyễn Thế Truyền có tung ra tờ truyền đơn cổ động:
Nghĩ lắm lúc thâm gan, tím ruột,
Vạch trời kia mà tuột gươm ra,
Cũng xương, cũng thịt cũng da,
Cũng hòn máu đỏ, con nhà Lạc Long.
Thế mà chịu trong vòng trói buộc,
Mấy mươi năm nhơ nhuốc lầm than,
Thương ơi Đại Việt giang san,
Thông minh đã sẵn, khôn ngoan cũng thừa...
(Sách đã dẫn, trang 76)
Trong những bài báo của ông, nhiều lần ông đòi hỏi người Pháp ban bố tự do dân chủ cho Việt nam, nâng cao dân trí, mỏ mang kinh tế để tiến (rân đến chỗ tự trị, như thế, sẽ tránh được hỗn loạn. Theo ông, nếu Việt nam độc lập mà hỗn loạn, dân trí còn ở trình độ thấp kém sẽ làm mồi cho cộng sản.
Trong một bài viết bằng tiếng Pháp đăng trên báo “Việt nam hồn” của ông Nguyễn Thế Truyền, tựa “Pour le dominion Indochinois” đăng liên tiếp trên 4 số báo, ông Chiêu tố cáo chánh sách dùng rượu đầu độc dân tộc Việt nam:
“ Nếu ở Việt nam số trường học cũng nhiều nh ư số tiểu bài rượu và thuốc phiện, thì dân Việt nam sẽ là dân có học thức vào bậc nhíp thê”giới. Trẻ con đi học buộc phải nạp giấy khai sanh cho nhà trường, nhưng nếu trẻ con đi mua một lượng thuốc phiện, thì không phải nạp giấy tờ gì. Quyền tự do độc nhất mà người Việt nam chúng tôi được hưởng là quyền tự đầu độc bằng rượu và thuốc phiện”.
Khắp lãnh thổ chằng chịt những liệu bài rượu, mà oái oăm thay, các tiểu bài này đập vào mắt quần chúng bằng những ngọn cờ ba sọc, cắm một cách kiêu hãnh trên mái nhà. Trên hay dưới lá cờ, có mấy chữ R.A. Đó là chữ tắt ty rượu “Regie alcool”. Trong thời gian ở Pháp ông Nguyễn Thế Truyền nhiều lần đi diễn thuyết về nạn độc quyền nấu và bán rượu của Pháp. Cụ Đặng Hữu Thụ viết về việc này như sau:
Ở Nam Kỳ, rượu được một công ty Pháp độc quyền nấu và do chính phủ bán. Vì độc quyền nấu rượu dành cho các công ty Pháp, nên các người Việt nam phải làm nghề nấu rượu theo phương thức cổ truyền bị phá sản, mất kế sinh nhai. Khi mới thành lập, công ty rượu “Sociéte Francaise des Distillenes de L”lndochine” có số vốn 2 triệu Francs. Vì lợi tức nhiều, các cổ phần tăng gia mau chóng, số vốn tăng lên vào năm 1926 là 33 triệu Francs. Lợi tức năm 1926 của công ty là 21 triệu Francs. Mỗi cổ phần năm 1901 là 500 Francs, đến năm 1926 bán tới 6.600 Francs. Chủ tịch công ty rượu là ông A.R. Fontaine. Các ty rượu mở khắp nơi. Làng nào cũng có. Các quan lại Việt nam được chỉ thị của cấp trên phải làm cho rượu bán chạy, tiêu thụ được nhiều. Quan Phủ, Huyện nào mà trong hạt của mình, rượu bán được nhiều rượu thì chóng được thăng thưởng. Vì vậy, có nhiều vị quan buộc mỗi xã phải tiêu thụ một số lượng rượu nhất định. Việc bắt rượu lậu gây ra nhiều tệ đoan. Nhà đoan đi xét rượu lậu, thấy ở bờ rào hay ở ruộng của người nào, có giấu men rượu và dụng cụ nấu rượu, cùng rượu lậu, là người ấy bị đưa ra toà phạt vạ, phạt tù rất nặng nề, không kể tiền bồi thường thiệt hại cho nhà đoan”. (Sđd, trang 233)
Đặc biệt vào năm 1928, khi có vụ án Đồng Nọc Nạn, tờ báo,”La Tribune Indochinoise” có đăng tải vụ này, tường thuật vắn tắt diễn tiến vụ án, kết án gia đình Mã Ngân đã cấu kết với ông Phủ Huấn giựt đất của gia đình Mười Chức. Vụ án đẫm máu đã làm thiệt mạng cò hiến binh Pháp và 3 người trong gia đình Mười Chức. (Xem thêm “Vụ án Đồng Nọc Nạn, sách Nam Kỳ lục tỉnh” cùng tác giả)
Năm 1929, ông Bùi Quang Chiêu cùng luật sư Dương Văn Giáo đi Calcuua dự phiên họp của đảng Quốc Đại Ấn Độ. Nhân cơ hội này, hai ông ghé thăm viện Đại học Tagore Santiniketan, mặc dầu không gặp được thi hào Tagore. Năm sau, thi hào Tagore trên đường đi Nhựt Bổn, có ghé qua Sài gòn, gặp và nói chuyện với ông Chiêu. Nhân dịp này, ông Chiêu có viết nhiều bài báo ca ngợi cả Gandhi lẫn đường lối cai trị của Anh ở Ấn Độ. Trong thời gian từ năm 1932 tới 1941, ông Chiêu hoạt động ở Pháp với tư cách Nghị sĩ Đông Dương trong Thượng hội đồng quốc gia Pháp.
Khi ở vào tuổi 70, có lần ông Chiêu tâm sự với một người bạn thân là “quá tin vào thiện chí của Pháp, nên mới mất nhiều thời gian theo đuổi mục đích”. Năm 1945, theo lịnh của Trần Văn Giàu và Nguyễn Văn Trấn, bọn “Quốc gia tự vệ” tới tư gia ông Chiêu ở Phú Nhuận hạ sát gần trọn gia đình một cách man rợ.
Bùi Quang Chiêu: người làm thương mại, văn hoá
Cho tới nay, ít người được biết đến con người văn hoá của ông Bùi Quang Chiêu. Chọn Học viện Canh Nông để theo học, điều đó biểu lộ chí hướng của Bùi Quang Chiêu, muốn mở mang kinh tế nước nhà. Với bằng kỹ sư Canh nông, khi hồi hương, ông Chiêu được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Nha Canh nông ở Hà Nội. Năm sau (1907), ông được dồi về Nam làm Thanh tra nông nghiệp. Với chức vụ này, Chiêu được Toàn quyền Pháp giao quyền quản lý cơ sở tằm tơ, dệt lụa ở Tân Châu.
Năm 1913, ông Chiêu trở ra Bắc nghiên cứu vấn đề tơ lụa cho chính phủ. Về Nam lần thứ hai, ông Chiêu được chính thức bổ làm Giám đốc cơ sở sản xuất tằm tơ tằm Tân Châu, lợi tức mỗi năm ước chừng 4.000 đồng.
Bùi Quang Chiêu là một trong số các ông Hội đồng quản hạt Nam Kỳ có sáng kiến thành lập trường “Nữ học đường”, sau này là trường Gia Long.
Năm 1923, ông Chiêu lập ra “An Nam học đường” tại Phú Nhuận, Gia Định. Tuy gặp nhiều khó khăn do chính sách hạn chế giáo dục của người Pháp, nhưng An Nam học đường cũng tồn tại đến năm 1928. Trường này góp phần đào tạo một thế hệ thanh niên mới, hiếu học. Hà Huy Tập từ Bắc vào Nam tìm sinh kế, có đến xin dạy tại trường này. Tạ Thu Thâu trước khi qua Pháp du học, cũng là giáo sư của An Nam học đường nhiều năm. Bất cứ người nào làm ăn thành công về vấn đề gì, cũng có người ganh tỵ. Bùi Quang Chiêu không tránh được thông lệ đó. Trên tạp chí “Văn minh” số ra ngày 2-3-1927, tố cáo ông Bùi Quang Chiêu khi đứng ra khai thác và quản lý sỏ tằm tơ Tân Châu, đã nhận được một số trợ cấp rất lớn là 20.000 đồng. Ngoài ra, ông còn thâu huê lợi quảng cáo trên báo “Diễn đàn Đông Dương” hàng năm tới 4.000 đồng.

Kể từ khi có phong trào “Tẩy chay Chinois” vào năm 1918, Bùi Quang Chiêu cũng dấn thân vào công việc kinh doanh, thương mại. Điều đó cũng chứng tỏ ông là người có đầu óc thực tiễn, dứt bỏ quan niệm bảo thủ, khinh khi nghề buôn bán. Sau khi có các bài tố cáo Hoa kiều là đồng minh của Pháp, bóc lột đồng bào, Bùi Quang Chiêu cũng tham dự vào cuộc tranh thương với họ: mở xưởng làm nón ở Sài gòn, lập nhà máy xay lúa ở Chợ Lớn, mở hiệu buôn “Nam Đồng Lợi”.
Có óc tháo vát biết tổ chức lại giao thiệp rộng, được Toàn quyền Đông Dương Van Vollenhoven nâng đỡ, vì là bạn học, nên các cơ sở kinh tế, thương mại của Bùi Quang Chiêu mỗi ngày một phát triển mạnh.
Ông Chiêu có người em ruột là Dược sĩ Bùi Quang Tùng. Hồi năm 1945, khi cuộc kháng chiến chống Pháp mới bùng nổ, chính dược sĩ Tùng lái chiếc xe Traction mở máy điện quang, máy truyền máu trực tiếp ra bưng, để tiếp tế cho Sở Y tế Nam Bộ. Nhờ đó, Sở Y tế đã cứu sống nhiều chiến sĩ bị thương ngoài mặt trận trở về.
Người cộng sản nhìn ở đâu cũng thấy kẻ thù. Những ai yêu nước, không theo kiểu cách của họ đều là phản quốc. Chủ trương chụp mũ, lý luận một chiêu, độc tôn đảng cộng sản, đã làm cho biết bao nhiêu người yêu nước, các nhân lài chết oan.

Thời đại của ông Chiêu, của ông Phạm Quỳnh, chọn đường lối hoạt động chính trị riêng cho mình. Là người của buổi giao thời, cho nên xét theo quan niệm quá khích của cộng sản, thì không ai cảm thông được. Thời thế lúc đó cũng như sau đó, chính cựu Hoàng Bảo Đại cũng tâm sự “nếu không biết khéo léo giao thiệp giữa một trạng thái chính trị do sự chiếm đoạt gây nên, và một trật tự mới, trong đó, kiến tạo một xã hội phồn vinh, trọng nhân phẩm, không thể trong chốc lát mà tạo ra được”. Ai cố gắng giữ hài hoà, sự ôn hoà trong cách thức tranh đấu để đi đến một sự triển khai khôn ngoan và cuối cùng đi tới chỗ hoàn toàn độc lập. Lấy quan điểm bây giờ xét hoàn cảnh xưa có lúc không thực tế. Người quốc gia không kết tội vì không quá tin, không cuồng tín

Hứa Hoành

Trich trong:Những phú hộ lừng danh Nam Kỳ
Nguồn
vnthuquan.net - Đọc thêm vietnamexodus

Hinh trên:Bùi Quang Chiêu(phải)và Dương Văn Giáo