Friday, May 28, 2010

Giao Tiên


Thần tượng sụp đổ


Ngày 7 tháng 5 năm 2010, Tổng Thống Nga Dmitry Medvedev đã trả lời câu phỏng vấn của tờ nhật báo Nga Isvestiai rằng: “Chế độ chính quyền ở Liên Xô khi trước không thể diễn tả bằng cách nào khác hơn là một chế độ độc tài toàn trị. Thực không may, đây là một chế độ đàn áp các quyền tự do cơ bản không những chỉ người dân của nước mình, mà còn cho nhân dân các nước nằm trong khối CS, tôi muốn nói tới các nước XHCN khác, trong gần nửa thế kỷ nay. Và vết nhơ này không thể nào bôi xóa trong lịch sử”.(Hình phải:Tổng Thống Nga Dmitry Medvedev)

Lời phát biểu của vị nguyên thủ Nga đã gây chấn động hệ thống truyền thông Nga và nhiều nước trên thế giới. Vị Tổng Thống 45 tuổi đời, sau 2 năm cầm quyền đã can trường nói lên một sự kiện mà từ trước tới nay không ai dám lên tiếng. Sự can trường và quả quyết của ông còn được thể hiện khi ông quyết định tới Ba Lan để tham dự tang lễ của cố TT Ba Lan, Lech Kaczynski và 94 nhân viên tháp tùng, đã thiệt mạng trong tai nạn máy bay tại rừng Katyn ngày 4/10/2010. Cuộc hành trình tới Ba Lan thực vô cùng nguy hiểm do khói và bụi núi lửa phun ra mù mịt trên bầu trời. Nhiều nguyên thủ quốc gia đã huỷ bỏ chuyến tham dự tang lễ này vì sợ chuyến bay không an toàn, nhưng ông Medvedev đã tới Ba Lan bằng máy bay, bay tầm thấp dưới 10 ngàn mét. Sự hiện diện của ông trong tang lễ làm người Ba Lan rất xúc động và thế giới cảm phục. Ông Dmitry Medvedev muốn chứng tỏ với nhân dân và chính quyền Ba Lan thiện chí của Nga trong việc hòa hợp hòa giải và đoàn kết dân tộc giữa 2 nước.

70 năm trước đây, vào năm 1940, 22 ngàn sĩ quan Ba Lan đã bị Staline ra lệnh thảm sát tại rừng Katyn và cơ quan an ninh Liên Xô đã bưng bít và bóp méo sự thật về vụ này. Mãi sau này, chính quyền Ba Lan mới đưa vụ thảm sát ra tòa án Nhân Quyền Âu Châu tại Strasbourg với những bằng chứng. Thân nhân những người bị sát hại đã đòi chính phủ Nga phải bồi thường..

Tháng 3/2010, Viện Công tố Quân Sự Nga đã trả lời Tòa Án Nhân Quyền Âu Châu rằng: “vụ thảm sát xảy ra từ năm 1940, tới nay đã vượt qua thời hiệu pháp lý. Nước Nga, ngày hôm nay, không thể chịu trách nhiệm cho một chính quyền 70 năm về trước.

Tuy nhiên, quan điểm của ông Dmitry Medvedev thì ngược lại. Ông nói: “Nếu ngày hôm nay, nhắm mắt trước những tội ác này, thì trong tương lai, những tội ác như vậy sẽ còn lập lại, ở dạng này hay dạng khác, ở nước này hay nước kia. Vì vậy, thời gian khiếu nại tuy khá xa, nhưng tội ác tày trời như vậy không bao giờ mất thời hiệu. Những người gây tội ác, bất cứ là ai, bất kể thời gian là bao nhiêu năm, cũng phải gánh trách nhiệm ! Đây là vấn đề trách nhiệm và đạo đức, một sự kiện đáng để cho các thế hệ tương lai rút kinh nghiệm.”.

Ông Medvedev cũng tố cáo: “Stalin đã giết dân mình hàng loạt. Ông ta là kẻ sát nhân với số lượng lớn. Tội ác đó không thể tha thứ được.”

Giới truyền thông rất ngạc nhiên vì lời tố cáo tội ác của Stalin từ cửa miệng TT Medvedev. Ông nói một cách tự nhiên, không hề bị một áp lực từ bên trong hay bên ngoài. TT Medvedev đã nhìn ra và nói lên cái chế độ tàn bạo của Liên Bang Xô Viết dưới thời Stalin , một bạo chúa. Ông cũng chỉ trích các tổ chức CS vẫn còn tôn thờ Stalin, muốn treo hình Stalin nhân dịp kỷ niệm 65 năm chiến thắng phát xít Đức. Ông khẳng định: “Điện Kremlin sẽ không xử dụng các biểu tượng như vậy. Sự trở lại của chủ nghĩa Stalin đã hoàn toàn bị loại trừ. Và ông kết luận: Tôi đã phải chờ đợi quá lâu để nói lên sự thật này.”

Việc công khai tố cáo tội ác của Stalin đã gây tranh cãi trong công chúng Nga. Một số người đề cao công lao của ông ta trong việc chiến thắng phát xít Đức, nhưng các tổ chức nhân quyền đã đưa ra bằng chứng về sự sát hại hang triệu người Nga trong 3 thập niện cầm quyền. của Stalin. Những trại tù Gulag khủng khiếp gây kinh hoàng cho dân chúng. Các cuộc cưỡng ép di dân và nạn đói năm 1932-1933 đã gây thiệt mạng cho 6 triêu người.

Từ lời tố cáo của TT Medvedev, tờ báo Novaya Gazeta và đài phát thanh Echo Moskvy đã trưng ra tài liệu về mật lệnh giết người của Stalin, trong đó, ngay cả các trẻ em từ 12 tuổi cũng phải chịu tử hình.. Lịch sử Nga đang mở lại những trang sử đen tối nhất. Và Stalin chính là tên tội đồ của dân tộc Nga.

Ngày 9/5/2010 nước Nga tổ chức một lễ kỷ niệm ăn mừng 65 năm ngày chiến thắng phát xít Đức Đây là lần đầu tiên các lãnh đạo Tây phương tới tham dự lễ kỷ niệm tại Nga. Đặc biệt, cuộc diễn hành được tổ chức tại Quảng trường Đỏ, Moscova, có sự tham gia của các quân đội Anh, Mỹ, Pháp, và Ba Lan . Theo dự kiến, có 10,500 quân nhân tham dự, và cùng một ngày 70 thành phố lớn ở Nga cùng tổ chức lễ duyệt binh mừng chiến thắng. Đại diện cho VN, Nguyễn Minh Triết sẽ lên đường tham dự lễ kỷ niệm này.

Từ gần một thế kỷ nay, tại VN, Stalin được Hồ Chí Minh coi như là một thần tượng, một vĩ nhân. Trong các bài diễn văn, Hồ đề cập tới Stalin với một giọng tôn kính, gọi Stalin là “cha gìa của thế giới XHCN…” HCM tạc tượng Stalin đặt ngay giữa công viên Hà Nội. Các bài ca ngợi công ơn Stalin được đem vào sách giáo khoa bậc Trung, Tiểu học.

HCM cũng cho Tố Hữu viết những lời thơ khóc lóc thảm thiết khi Stalin chết:

Thương cha, thương mẹ, thương chồng.
Thương mình thương một, thương ông thương mười.

Cái khó của Nguyễn Minh Triết trong kỳ đi họp lần này là không biết đóng góp ý kiến ra sao trước lời phát biểu của TT Medvedev “Stalin là tội đồ của dân tộc”. Thực là “há miệng mắc quai”. Tội đồ của dân tộc Nga lại là thần tượng của CHXHCN VN ?

Lần này đi họp về, Nguyễn Minh Triết hết còn… ba hoa chích choè trước đám Đại Biểu Quốc Hội chỉ thích gật gù và vỗ tay cổ võ.

Giao Tiên