Giới truyền thông cần phụng sự cho công lý và sự thật
LONG BEACH - Buổi thuyết giảng tại Long Beach Convention Center, vào ngày 25 và 26 Tháng Chín của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần của dân tộc Tây Tạng, lôi cuốn hàng chục ngàn người từ khắp nơi đổ về Long Beach, thành phố có bờ biển dài nhất miền Nam California.Ðức Ðạt Lai Lạt Ma trong cuộc họp báo. (Hình:Ðức Ðạt Lai Lạt Ma-Lý Kiến Trúc/Tạp chí Văn Hóa)
Trong khi không khí ở bên ngoài Long Beach Convention Center tấp nập từng đoàn người đủ mọi lứa tuổi, mọi sắc dân chen nhau đông vui như trẩy hội, thì bên trong, viên chức ngành an ninh và tình báo Hoa Kỳ toát mồ hôi với nhiệm vụ bảo đảm an ninh cho buổi gặp gỡ giữa Ðức Ðạt Lai Lạt Ma với báo chí.
Một tăng sinh Ðài Loan, hiện ở tại Hoa Kỳ, cho biết ông đã từ Kentucky bay đến Long Beach để tham dự buổi hoằng pháp của Ðức Ðạt Lại Lạt Ma. “Ðây không phải là lần đầu tôi đến nghe ngài thuyết giảng.” Dù ngài giảng ở bất cứ đâu, “tôi luôn cố gắng đi nghe,” để học “áp dụng triết lý cao siêu của nhà Phật vào đời sống hàng ngày.”
Sau khi phải xếp hàng rất dài, phải trải qua cổng security, điểm danh, xét ID, và các túi hành trang được đội chó K9 dò tìm vũ khí, giới truyền thông được đưa vào phòng họp, nơi số nhân viên an ninh hiện diện cũng đông ngang với báo giới.
Buổi họp báo bắt đầu trễ hơn một giờ đồng hồ so với dự định, khiến một số phóng viên tỏ vẻ sốt ruột, nhưng ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm khi Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, từ một cửa bên hông bước vào phòng.
Ngài vừa đi, vừa chắp tay hoa, vái chào mọi người.
Ðối với nhiều ký giả, đây là lần đầu được diện kiến Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, vị lãnh tụ tinh thần khả kính của người Tây Tạng. Và đa số đã bị chinh phục ngay lập tức với thần sắc uy nghi nhưng khiêm cung của ngài.
Ân cần gửi lời chào đến cử tọa, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma bảo rằng mọi người đều có thể sống hạnh phúc nếu mọi người đều đối xử thành thực, công bằng với nhau và “có lòng trắc ẩn với tha nhân.” Và, với tư cách một tín đồ Phật Giáo, bổn phận của ngài là “gieo rắc tình thương” đến muôn nơi.
Ðức Ðạt Lai Lạt Ma chia sẻ quan điểm của ngài về vai trò truyền thông. “Báo giới có một thiên chức lớn lao với xã hội.” Ngài nói. “Ðó là phụng sự công lý và sự thật.” Ðể đảm nhận được trọng trách đó, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma cho rằng, nhiều khi ký giả “không thể chỉ tường trình, mà còn phải điều tra.”
Rồi ngài nói đùa: “Do đó các ký giả phải có những chiếc mũi ‘dài như vòi con voi,’ đôi tai có thể ‘nghe được tiếng côn trùng,’ phải đeo ‘thêm một đôi mắt ở sau lưng,’ và có một cái đầu ‘luôn luôn thắc mắc.’”
Phóng viên Người Việt đặt câu hỏi, giữa vai trò lãnh đạo tôn giáo, và lãnh đạo quốc gia, vai trò nào “nhiều thử thách hơn.”
Ðức Ðạt Lai Lạt Ma cho biết từ nhỏ ngài đã được trau dồi để trở thành một lãnh đạo tôn giáo, và “không hề được huấn luyện để trở thành một chính trị gia.” Vì thế, khuynh hướng tự nhiên của ngài là “hướng về toàn thể chúng sinh”. Tuy nhiên, “ở một mặt khác, lòng tôi cũng luôn hướng về người dân Tây Tạng,” vì “khi chúng tôi mất độc lập, phải sống kiếp sống lưu vong, chắc chắn cũng phải có những khắc khoải nào đó.”
Trong khi không khí ở bên ngoài Long Beach Convention Center tấp nập từng đoàn người đủ mọi lứa tuổi, mọi sắc dân chen nhau đông vui như trẩy hội, thì bên trong, viên chức ngành an ninh và tình báo Hoa Kỳ toát mồ hôi với nhiệm vụ bảo đảm an ninh cho buổi gặp gỡ giữa Ðức Ðạt Lai Lạt Ma với báo chí.
Một tăng sinh Ðài Loan, hiện ở tại Hoa Kỳ, cho biết ông đã từ Kentucky bay đến Long Beach để tham dự buổi hoằng pháp của Ðức Ðạt Lại Lạt Ma. “Ðây không phải là lần đầu tôi đến nghe ngài thuyết giảng.” Dù ngài giảng ở bất cứ đâu, “tôi luôn cố gắng đi nghe,” để học “áp dụng triết lý cao siêu của nhà Phật vào đời sống hàng ngày.”
Sau khi phải xếp hàng rất dài, phải trải qua cổng security, điểm danh, xét ID, và các túi hành trang được đội chó K9 dò tìm vũ khí, giới truyền thông được đưa vào phòng họp, nơi số nhân viên an ninh hiện diện cũng đông ngang với báo giới.
Buổi họp báo bắt đầu trễ hơn một giờ đồng hồ so với dự định, khiến một số phóng viên tỏ vẻ sốt ruột, nhưng ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm khi Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, từ một cửa bên hông bước vào phòng.
Ngài vừa đi, vừa chắp tay hoa, vái chào mọi người.
Ðối với nhiều ký giả, đây là lần đầu được diện kiến Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, vị lãnh tụ tinh thần khả kính của người Tây Tạng. Và đa số đã bị chinh phục ngay lập tức với thần sắc uy nghi nhưng khiêm cung của ngài.
Ân cần gửi lời chào đến cử tọa, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma bảo rằng mọi người đều có thể sống hạnh phúc nếu mọi người đều đối xử thành thực, công bằng với nhau và “có lòng trắc ẩn với tha nhân.” Và, với tư cách một tín đồ Phật Giáo, bổn phận của ngài là “gieo rắc tình thương” đến muôn nơi.
Ðức Ðạt Lai Lạt Ma chia sẻ quan điểm của ngài về vai trò truyền thông. “Báo giới có một thiên chức lớn lao với xã hội.” Ngài nói. “Ðó là phụng sự công lý và sự thật.” Ðể đảm nhận được trọng trách đó, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma cho rằng, nhiều khi ký giả “không thể chỉ tường trình, mà còn phải điều tra.”
Rồi ngài nói đùa: “Do đó các ký giả phải có những chiếc mũi ‘dài như vòi con voi,’ đôi tai có thể ‘nghe được tiếng côn trùng,’ phải đeo ‘thêm một đôi mắt ở sau lưng,’ và có một cái đầu ‘luôn luôn thắc mắc.’”
Phóng viên Người Việt đặt câu hỏi, giữa vai trò lãnh đạo tôn giáo, và lãnh đạo quốc gia, vai trò nào “nhiều thử thách hơn.”
Ðức Ðạt Lai Lạt Ma cho biết từ nhỏ ngài đã được trau dồi để trở thành một lãnh đạo tôn giáo, và “không hề được huấn luyện để trở thành một chính trị gia.” Vì thế, khuynh hướng tự nhiên của ngài là “hướng về toàn thể chúng sinh”. Tuy nhiên, “ở một mặt khác, lòng tôi cũng luôn hướng về người dân Tây Tạng,” vì “khi chúng tôi mất độc lập, phải sống kiếp sống lưu vong, chắc chắn cũng phải có những khắc khoải nào đó.”
Trả lời câu hỏi kế tiếp của Người Việt về nguyện vọng tha thiết nhất của ngài cho người dân Tây Tạng, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma trả lời ngay: “Một nền dân chủ thực sự.” Ngài giải thích thêm, “từ năm 2001, chúng tôi đã bầu ra lãnh đạo của Tây Tạng theo thể chế dân chủ, vị này lãnh đạo được hai nhiệm kỳ,” và chúng tôi sẽ phải “chuẩn bị cho một cuộc bầu cử nữa vào năm 2011.”
Ngài tin rằng “người Tây Tạng phải được bầu ra người lãnh đạo của họ theo thể chế dân chủ,” và “đã có nhiều nỗ lực dân chủ hóa Tây Tạng từ nhiều năm nay.”
Nhà báo Lý Kiến Trúc, chủ nhiệm nguyệt san Văn Hóa, đặt câu hỏi liệu ngài có dự tính đến thăm Việt Nam và chúc phúc cho 60 triệu tín đồ Phật tử, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đùa ý nhị: “Không có thư mời!” (“There is no invitations”)
Giữa những tiếng cười rộ trong phòng, ngài giải thích thêm, ngay cả tại những quốc gia đang theo chế độ Cộng Sản như Trung Quốc và Việt Nam, nơi mà đời sống tôn giáo bị kềm chế, “tôi tin rằng sâu thẳm trong trái tim những nhà lãnh đạo này, họ vẫn tin vào một đấng Thượng Ðế, nhưng họ chỉ chưa thắng được những ham muốn của chính mình.”
“Ðó là lý do tại sao tôi đi khắp nơi để thuyết giảng!”
Một phóng viên của tờ Tibetan Times hỏi rằng ngài đã từng phát biểu “mong sao chính quyền Trung Quốc ngày càng mỏng đi,” vậy dự tính kế tiếp của ngài là gì. Ðức Ðạt Lai Lạt Ma cười và trả lời: “Tôi từng được gặp một số trí thức và học giả Trung Quốc, họ rất chân thành, rất hiểu, và rất đạo đức,” “những người này vào được chính quyền thì rất tốt.”
Tuy nhiên, “ngay tại Trung Quốc, cũng có nhiều khuynh hướng khác nhau.”
Ða số các câu hỏi còn lại của buổi họp báo kéo dài đúng 30 phút xoay quanh vấn đề tự trị của Tây Tạng, và mặc dầu các ký giả không nhắc nhiều đến hai chữ Trung Quốc, đa số đều tỏ ra thấu hiểu tình cảnh của người dân Tây Tạng, và ủng hộ nỗ lực đấu tranh để dân chủ hóa đất nước họ.
Trước khi chấm dứt buổi họp báo, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma một lần nữa nhắc nhở giới truyền thông về “trách nhiệm xã hội” của họ: “Phụng sự cho công lý và sự thật!”
Hà Giang
Người Việt 26-9-2009