Tuesday, September 11, 2012

CS.VN

Bạo chúa Nicolae Ceausescu đền tội

Tòa án quân sự của chính phủ Cách Mạng do Mặt Trận Cứu Quốc Romania lập tại Târgoviste ngày 25/12/1989 đã kết án tử hình nhà độc tài Cộng Sản Nicolae Ceausescu, bạo chúa cuối cùng ở Đông Âu, kết thúc một trang sử đen tối cho 23 triệu dân Romania nói riêng, nhân dân Đông Âu nói chung.
 
Hai trực thăng quân đội đáp bên ngoài trại lính ở Tâgoviste, nơi có nhà máy thép hoang phế cách Bucharest 120km về hướng bắc sau 30 phút bay từ thủ đô. Sáu tướng lãnh bước xuống từ một chiếc với quân phục xếp ly đầy huy chương và dây biểu chương vàng. Theo sau là ba sĩ quan cấp thấp hơn và bốn dân sự được chọn để làm công tố viên, luật sư bào chữa và quan tòa. Chiếc kia gồm các tay súng chọn từ một trung đoàn Nhảy Dù để làm đội hành quyết. Pháp trường là một mặt bức tường của trại lính. Tướng Victor Stanculescu 53 tuổi, người mà mới hôm 22/12 vẫn còn là phụ tá bộ trưởng quốc phòng của Ceausescu, bạn thân và thực khách thường xuyên trong những bữa cơm tối với vợ chồng nhà độc tài tại dinh Tổng Thống; đã chỉ huy ra lệnh thành lập tại chỗ một tòa án quân sự để xử cặp vợ chồng đã bị nhân dân nổi dậy truất phế ba hôm trước đây. Hội đồng tướng lãnh và tân chính phủ đã quyết định xử tử họ để mau chóng kết thúc trang sử đen tối này của dân tộc.

Phòng xử án là một hội trường với bốn bức tường cũ kỹ màu kim loại sét rỉ loang lổ. Năm chiếc bàn phủ khăn plastic được kê làm bệ xử. Khi quan tòa và đoàn tùy tùng đến nơi thì hai bị cáo đã ngồi sẵn với hai quân cảnh canh gác hai bên. Hai bị cáo trông già nua hẳn đi, dúm dó, kiệt sức và sợ sệt; khác hẳn ba hôm trước đây vẫn kênh kiệu hống hách như suốt 25 năm cầm quyền đã qua. Thỉnh thoảng họ rù rì quay lại càm ràm đổ lỗi cho nhau. Chồng mặc bộ côm-lê màu xám nhàu nát từ hôm chạy trốn; bên ngoài khoác chiếc măng-tô nỉ đen. Vợ khoác chiếc áo choàng lông thú màu nâu vàng với khăn trùm đầu bằng tơ màu xanh dương. Luật sư Nicu Teodorescu biện hộ được dành 10 phút để tiếp xúc với các bị cáo; khuyến cáo họ rằng chỉ với lý do “điên khùng”, họ mới thoát án tử hình mà thôi. Bị cáo Elena cho đây là trò dàn dựng và hoàn toàn không hợp tác với luật sư.
 
Phiên tòa bắt đầu hồi 13 giờ với 5 tướng lãnh quan tòa và 2 sĩ quan công tố viên. Chỉ có một sĩ quan cấp thấp được chỉ định làm phóng viên; chỉ được quay ống kính về phía bị cáo. Ceausescu càu nhàu bẳn gắt trong suốt phiên tòa; có lúc cầm chiếc mũ lông cừu của mình đặt trước mặt lên rồi giận dữ ném trở lại xuống bàn. Bà vợ chỉ nhìn thẳng; thỉnh thoảng nắm tay chồng thì thào, luôn thân mật bắt đầu bằng “mình ạ”! Không có công chúng, nhân chứng tham dự hay tài liệu nào được trưng dẫn như các phiên tòa xử tội phạm khác.
 
Ngay từ đầu phiên tòa, nhà độc tài không công nhận tính hợp pháp của phiên tòa và tuyên bố “chỉ công nhận thẩm quyền của đại hội đồng quốc gia (Quốc Hội bù nhìn cộng sản) và đại diện của giai cấp công nhân”. Bị cáo cũng lập lại nhiều lần “Tôi không ký, không nói gì hết. Tôi từ chối trả lời những kẻ đã xúi giục vụ đảo chính này. Tôi không phải bị cáo. Tôi là Tổng Thống nước cộng hòa. Tôi là Tổng Tư Lệnh của các người . . . Mặt Trận Quốc Gia phản động ở Bucharest . . . đã cướp quyền”.
 
Tội trạng được đọc bởi công tố viên trong khi Ceausescu luôn trước sau như một suốt phiên tòa kéo dài 55 phút; dõng dạc cãi:
 
-Công tố viên (CTV): Đây là các tội danh chống lại bị cáo và xin tòa kết án tử hình: Diệt chủng, vũ trang chống lại nhân dân và quốc gia, phá hủy tài sản và các công thự, ngấm ngầm phá hoại kinh tế quốc gia, toan trốn ra nước ngoài với quỹ đen hơn một tỷ đô Mỹ gởi các nhà băng ngoại quốc. Bị cáo có nghe rõ không? Xin đứng lên!
-Ceausescu: (ngồi yên) Tất cả mọi điều ấy đều láo khoét. Tôi không công nhận tòa án này!
-CTV: Ông có biết mình đã bị truất phế vị trí là . . . Tổng Thống của xứ sở chứ? Bị cáo có biết mình ra tòa như hai công dân thường không?
-Ceausescu: Tôi không thèm trả lời kẻ gây ra cuộc đảo chính này với sự tiếp tay của ngoại bang. Nhân dân sẽ chiến đấu chống lại bọn phản động này!
CTV: Tại sao ông dùng những biện pháp ấy để đem nhân dân Romania đến thảm trạng ngày nay . . . tại sao ông đã bỏ đói quốc gia này mà ông đại diện?
Ceausescu: Tôi từ chối trả lời các câu hỏi này. Tôi không công nhận ông. Mọi điều ông nói là láo khoét. . . tôi có thể nói rằng chưa bao giờ trong lịch sử Romania lại có tình trạng như thế. Chúng tôi xây trường học, bảo đảm có bác sĩ và mọi thứ cho đời sống đàng hoàng.
-CTV: Hãy cho chúng tôi biết về tiền bạc đã chuyển ngân hàng Thụy-sĩ?
-Ceausescu: Tôi không thèm trả lời câu hỏi của bọn đảo chính!
Bà bợ Elena giữ im lặng suốt phiên tòa; Khi CTV hỏi “Chúng tôi ở Romania không có thịt để ăn; vậy thì những chiếc cân bằng vàng con gái bà dùng để cân thịt nhận từ nước ngoài là thế nào?”; thì bà ta nói lớn tiếng “Sao lại có chuyện như vậy được”. Có lúc Ceausescu nhìn đồng hồ đeo tay rồi bảo “Hãy thông qua phần này đi”.

Sau 5 phút ngừng nghỉ, các quan tòa trở lại nghị án và tuyên đọc án lệnh “tử hình và tịch thu toàn bộ tài sản”. Không ai nhìn thẳng vào các bị cáo lúc đọc.

Hai vợ chồng cũng không đứng dây như trước đây và cũng không thèm trả lời khi được hỏi có muốn kháng án hay không. Trước khi đọc bản án của phiên tòa ngắn ngủi vụng về này, quan tòa cũng không đề cập đến luật Romania qui định thủ tục bản án chỉ được thi hành sau 10 ngày bất luận có hay không kháng án; điều mà chính Ceausescu cũng không biết mặc dù ông ta đã ra lệnh mở vô số phiên tòa và giết vô số nạn nhân trước đây.

Hai vợ chồng bị trói tay bằng giây thừng sau đó. Ceausescu gắt gỏng “Ai dàn dựng cuộc đảo chính này thì muốn bắn ai cứ bắn đi . . . bọn phản động sẽ phải trả lời tội phản bội của mình. Romania sẽ sống và biết sự bội phản của các người. Thà chiến đấu vinh quang còn hơn sống nô lệ”. Bà vợ Elena khóc rít lên và gào gần như cuồng loạn rằng “Đừng trói chúng tôi. Nhục nhã, tủi hổ lắm! Tôi cất nhắc ông lên như một người mẹ; sao ông lại cư xử như thế này?”. Rồi họ bị dẫn đi dọc hành lang 40 thước ra sân trại lính. Người lính cầm dây trói bảo họ rằng “ông bà hiện bị rắc rối to rồi!”. Elena gầm vào mặt người lính “về mà đéo má mày!”; còn Ceaucescu thì cất tiếng hát vài nhịp bản “Quốc Tế Ca” của phong trào cộng sản. Họ chỉ biết mình sắp bị xử tử khi đã ra ngoài sân; trông họ có vẻ sợ hãi. Bà vợ la lớn bảo luật sư “Nicu hãy ngừng tay” và làu bàu “có vẻ như chúng sắp giết chúng ta như giết chó; thật không tin nổi!”. Lời chót của bà ta là “nếu có giết thì giết cả hai chúng tôi một thể!”.

Tám quân nhân binh chủng Nhảy Dù được đích thân Stanculescu chọn đã chuẩn bị sẵn tư thế. Họ chỉ mới biết lý do cuộc hành quân trước đó không lâu. Ba trong số sáu người được chọn để trang bị súng tự động AK-47 có nạp đạn là Dorin Cârlan, Octavian Gheorghiu và Ionel Boeru. Lệnh ghi chú đặc biệt không được bắn phía trên ngực tội phạm Ceausescu vì mặt y cần nguyên vẹn để quay phim chụp hình cho dễ nhận diện. Bà vợ đứng bên trái ông chồng trước bức tường trại lính dùng làm pháp trường xử bắn. Đội trưởng dẫn hai tử tội đến chân tường; lùi ra sau sáu bước rồi mạnh ai nấy bắn. Không có tiếng hô ra lệnh. Gheorghiu bắn 7 phát đạn vào mình nhà độc tài rồi xả nốt số đạn còn lại vào đầu bà vợ. Bà ta quỵ nghiêng xuống đất; còn tên bạo chúa thì oằn oại lật ngửa ra phía sau. Gần như quân nhân toàn trại lính đều chứng kiến cuộc xử bắn này. Lòng căm phẫn tích tụ và dâng cao lâu năm đã khiến các quân nhân trong sân trại lúc đó; ai có súng trong tay cũng xả súng thoải mái vào hai xác chết cho đến khi Trung Tá Mares phải ra lệnh ngưng. Nhiều năm sau đó, vết tích hàng trăm lỗ đạn vẫn còn in trên khúc tường pháp trường ấy.

Hai thi thể được bọc bằng vải lều và chở về thủ đô Bucharest bằng trực thăng; canh gác bởi các quân nhân của đội hành quyết. Sau đó, hai xác chết được thả xuống sân banh Steaua ở ngoại ô phía tây nam thủ đô. Đêm hôm ấy, các xác chết được bí mật di chuyển đến một vài nơi khác khiến quân đội phải tìm kiếm suốt đêm đến sáng hôm sau mới thấy ở gần một lều trong khuôn viên sân vận động. Hôm sau, hai xác được chôn trong nghĩa địa Ghencea gần đó; cách xa nhau 50 thước và cách nhau bằng một lối đi. Hai thánh giá (vô thần ai cần thánh giá?) bằng gỗ mộc mạc được cắm trên hai mộ phần với hàng chữ nguệch ngoạc: “Popa Dan” cho bạo chúa Nicolae Ceausescu và “Enescu Vasile” cho hổ cái Elena Ceausescu!

Thẩm phán phiên tòa, Đại Tá Gicã Popa 57 tuổi, phụ tá bộ trưởng Quốc Phòng, bạn thân của Ilie - anh em của nhà độc tài – ba tháng sau phiên tòa đã tự sát một cách bí ẩn hôm 1/3/1990; không rõ có phải vì đang bị điều tra về tội biển thủ công quỹ hay không?! Mấy anh em khác của Ceausescu cũng đã tự tử tại các s quán Romania ở vài nước Tây phương trước khi bị dẫn độ về nước lãnh án.

Bọn bạo chúa tại Bắc Bộ Phủ ở Hà Nội chắc chắn sẽ cùng số phận như đồng chí bạo chúa Nicolae Ceausescu của chúng khi nào chúng bị Tàu Cộng bỏ rơi. Nếu chúng cao chạy xa bay thì sẽ bị tịch thu tài sản và ở tù tại các nước chúng trốn tránh; tựa như số phận của vợ Ferdinand Marcos. Ngay cả xác của Lenin còn bị dân Nga tống khứ khỏi lăng thì liệu xác của bạo chúa Nguyễn Tất Thành tức Hồ Chí Minh mà không chui vào bụng cá mập trong lãnh hải hình lưỡi bò của quan thầy Tàu thì trôi đi mô?? Còn bọn công an, côn đồ lưu manh du đãng, các sát thủ ở Thái Hà, Cồn Dầu, Tam Tòa, Tiên Lãng, Dak Hà, Cổng Trời, Z30, Phan Đăng Lưu . . . tay sai của bọn chóp bu này thì tẩu đi mô??
 
Hà Bắc
(tham khảo tài liệu của Victor Sebestyen)