Từ Benghazi Đến Petraeus
...nếu bị bật mí trong những ngày sôi động nhất chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đối với cuộc bầu cử...
Ngày 11 tháng 9 vừa qua, kỷ niệm đúng 11 năm ngày Al Qaeda đánh Nữu Ước và Hoa Thịnh Đốn, tòa lãnh sự Mỹ tại Benghazi bị đốt cháy, Đại Sứ Mỹ và ba nhân viên bị chết. Dĩ nhiên, tình hình khi đó rối beng, chẳng ai biết rõ chuyện gì đã xẩy ra. Nhất là khi vụ cháy xẩy ra ngay sau khi dân Ai Cập đột nhập tòa đại sứ Mỹ tại Cairo, kéo cờ Al Qaeda lên, để phản đối một khúc phim video vớ vẩn 15 phút sỉ vả Tiên Tri Mohamed.
Tin tức đầu tiên chính quyền Obama phổ biến ra báo chí là cũng y như trường hợp của Ai Cập, dân Libya nổi trận lôi đình vì cái khúc phim xúc phạm Tiên Tri nên đã xuống đường biểu tình chống Mỹ và đốt tòa lãnh sự. Năm ngày sau, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, bà Susan Rice lên năm đài truyền hình trong một ngày để xác nhận lời giải thích trên.
Nhưng chẳng bao lâu sau, thiên hạ bắt đầu thắc mắc vì hàng loạt câu hỏi được nêu lên, làm cho câu chuyện … có cái gì không ổn.
- Tại sao sau một biến cố bạo động khiến Đại Sứ và ba nhân viên chết mà TT Obama hay Ngoại Trưởng Hillary không lên tiếng? Hay Giám Đốc Tình Báo Quốc Gia, Giám Đốc CIA, Bộ Trưởng Quốc Phòng, Tư Lệnh Mặt Trận Trung Đông, không ai lên tiếng? Mà lại đưa ra bà đại sứ tại LHQ là người chỉ chịu trách nhiệm về quan hệ của Mỹ với tổ chức này. Liên Hiệp Quốc ăn thua gì đến chuyện lãnh sự quán Mỹ bị tấn công? Cũng không khác gì đưa đại sứ Mỹ tại… Uganda ra giải thích thôi. Có phải là ai đó có chủ ý đưa bà Susan Rice ra nói bừa rồi sau đó có cớ nói bà Rice không phải là người nắm vững vấn đề? TNS John McCain lên tiếng chỉ trích bà Rice thì ngay lập tức bị đài “phe ta” MSNBC tố cáo là kỳ thị nam nữ và chủng tộc vì bà Rice là da đen. Cái “áo giáp da đen” vẫn là vũ khí sở trường phòng thân của chính quyền Obama. Khi phe cấp tiến chỉ trích bà ngoại trưởng Condoleezza Rice của TT Bush và bà Sarah Palin thì truyền thông dòng chính không bao giờ đề cập chuyện kỳ thị nam nữ hay màu da.
- Ba ngày sau khi bà Rice lên tiếng, hãng thông tấn Reuters và đài CBS lần đầu tiên loan tin chẳng có dân chúng biểu tình gì trước toà lãnh sự Benghazi hết. Chỉ có một đám người vũ trang bắn lựu đạn và tưới xăng đốt toà lãnh sự, đúng lúc đại sứ Mỹ đang có mặt tại đó. Chỉ sau khi cuộc tấn công kết thúc, đám khủng bố bỏ đi rồi thì dân chúng mới xúm đến xem, và một số đã chạy vào kéo được đại sứ Mỹ ra, mang đi nhà thương cấp cứu nhưng đã quá muộn.
- Rồi những tin khác dồn dập xẩy ra, như chính quyền Libya ba ngày trước đó, đã cảnh báo chính quyền Obama là sẽ có khủng bố tấn công, đích thân tổng thống Libya khẳng định không có cuộc biểu tình chống phim video gì mà chỉ là đột kích của quân khủng bố, tòa lãnh sự tại Benghazi đã nhiều lần bị khủng bố tấn công lẻ tẻ, và ông đại sứ đã yêu cầu tăng cường an ninh, nhưng bị bác. Ai bác vì lý do gì là điều vẫn chưa rõ ràng. Rồi khi tòa lãnh sự bị tấn công và cầu cứu thì Bộ Tư Lệnh Mỹ đặt tại Ý, cách đó hai tiếng phản lực, đã được lệnh không được tiếp cứu. Tại sao? Ai ra lệnh? Điều lạ lùng là ngày tấn công là ngày 9/11, vậy mà chẳng ai ở Hoa Thịnh Đốn có vẻ lo lắng Al Qaeda có thể sẽ làm một cái gì đó, tại một nơi mà lực lượng Al Qaeda mạnh nhất, võ trang đầy đủ và hoạt động công khai sau khi đã góp công, làm “đồng minh” với Mỹ lật đổ Khaddafi.
- Chưa đủ, đích thân TT Obama ra trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc khẳng định nước Mỹ không chấp nhận khủng bố, nhưng đồng thời cũng không chấp nhận những hành động xúc phạm tôn giáo khác như cuốn phim đã làm. TT Obama khôn khéo không nói thẳng là khúc phim đó đã là nguyên nhân trực tiếp của vụ tấn công tại Benghazi, nhưng không ai không hiểu được ý nghiã câu tuyên bố của tổng thống.
- Sau đó, trước những thắc mắc ngày một lớn, tướng Petraeus, Giám Đốc CIA, bị gọi ra trước quốc hội điều trần và nói y chang những gì bà đại sứ Susan Rice đã nói: đây là cuộc nổi dậy tự phát của dân chúng, không phải là tấn công của Al Qaeda.
- Mãi hai tuần sau cuộc tấn công, TT Obama và bà Hillary đổi giọng, xác nhận là còn quá sớm để có thể khẳng định chuyện gì đã xẩy ra, và nội vụ còn đang trong vòng điều tra. Nếu còn đang điều tra và chưa ai biết gì rõ ràng thì tại sao bà Rice, tướng Petraeus, và cả TT Obama đều nhấn mạnh đây là dân chúng tự phát biểu tình chống một cuốn phim?
- Sau ngày bầu cử, TT Obama bênh vực bà Rice, cho rằng chỉ trích bà Rice nói láo là không công bằng vì bà không dính dáng gì đến vụ Benghazi hết (nguyên văn của TT Obama: “nothing to do with Benghazi”): tại sao lại đưa một người “không dính dáng” gì đến vụ Benghazi ra trước truyền hình năm lần để giải thích vụ Benghazi? Bà Rice sau đó chính thức lên tiếng, đổ thừa bà đã nhận tin tức sai lầm từ các cơ quan an ninh. Đổ thừa luôn luôn là sách lược cơ bản của chính quyền Obama.
Nói cách khác, chính quyền Obama làm đủ mọi cách –mà mỗi cách lại đẻ ra thêm vài câu hỏi- để chứng minh đây không phải là một cuộc tấn công của khủng bố. Nếu nhìn nhận là Al Qaeda đã tấn công thì coi như khẩu hiệu “Bin Laden chết, nước Mỹ an toàn hơn” chỉ là huyênh hoang quá sớm. Chưa đầy một tháng nữa là bầu cử, và chuyện giết Bin Laden đang là khẩu hiệu ăn tiền nhất, bây giờ mà khẩu hiệu đó sứt mẻ thì ai biết được cử tri Mỹ nghĩ sao? Bằng mọi giá tin xấu Al Qaeda vẫn còn đủ sức đốt toà lãnh sự Mỹ và giết đại sứ Mỹ phải được dấu nhẹm trước ngày bầu cử. Bầu cử xong xuôi, gạo đã thành cơm thì tính sau.
Câu chuyện tới đây tưởng là đủ rắc rối, đủ nhức đầu. Nhưng mới là món điểm tâm. Món ăn chính bắt đầu ngay sau bầu cử. Ba ngày sau bầu cử, trái bom CIA nổ lớn: cựu tướng David Petraeus, Giám Đốc CIA, từ chức.
Ngày 11 tháng 9 vừa qua, kỷ niệm đúng 11 năm ngày Al Qaeda đánh Nữu Ước và Hoa Thịnh Đốn, tòa lãnh sự Mỹ tại Benghazi bị đốt cháy, Đại Sứ Mỹ và ba nhân viên bị chết. Dĩ nhiên, tình hình khi đó rối beng, chẳng ai biết rõ chuyện gì đã xẩy ra. Nhất là khi vụ cháy xẩy ra ngay sau khi dân Ai Cập đột nhập tòa đại sứ Mỹ tại Cairo, kéo cờ Al Qaeda lên, để phản đối một khúc phim video vớ vẩn 15 phút sỉ vả Tiên Tri Mohamed.
Tin tức đầu tiên chính quyền Obama phổ biến ra báo chí là cũng y như trường hợp của Ai Cập, dân Libya nổi trận lôi đình vì cái khúc phim xúc phạm Tiên Tri nên đã xuống đường biểu tình chống Mỹ và đốt tòa lãnh sự. Năm ngày sau, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, bà Susan Rice lên năm đài truyền hình trong một ngày để xác nhận lời giải thích trên.
Nhưng chẳng bao lâu sau, thiên hạ bắt đầu thắc mắc vì hàng loạt câu hỏi được nêu lên, làm cho câu chuyện … có cái gì không ổn.
- Tại sao sau một biến cố bạo động khiến Đại Sứ và ba nhân viên chết mà TT Obama hay Ngoại Trưởng Hillary không lên tiếng? Hay Giám Đốc Tình Báo Quốc Gia, Giám Đốc CIA, Bộ Trưởng Quốc Phòng, Tư Lệnh Mặt Trận Trung Đông, không ai lên tiếng? Mà lại đưa ra bà đại sứ tại LHQ là người chỉ chịu trách nhiệm về quan hệ của Mỹ với tổ chức này. Liên Hiệp Quốc ăn thua gì đến chuyện lãnh sự quán Mỹ bị tấn công? Cũng không khác gì đưa đại sứ Mỹ tại… Uganda ra giải thích thôi. Có phải là ai đó có chủ ý đưa bà Susan Rice ra nói bừa rồi sau đó có cớ nói bà Rice không phải là người nắm vững vấn đề? TNS John McCain lên tiếng chỉ trích bà Rice thì ngay lập tức bị đài “phe ta” MSNBC tố cáo là kỳ thị nam nữ và chủng tộc vì bà Rice là da đen. Cái “áo giáp da đen” vẫn là vũ khí sở trường phòng thân của chính quyền Obama. Khi phe cấp tiến chỉ trích bà ngoại trưởng Condoleezza Rice của TT Bush và bà Sarah Palin thì truyền thông dòng chính không bao giờ đề cập chuyện kỳ thị nam nữ hay màu da.
- Ba ngày sau khi bà Rice lên tiếng, hãng thông tấn Reuters và đài CBS lần đầu tiên loan tin chẳng có dân chúng biểu tình gì trước toà lãnh sự Benghazi hết. Chỉ có một đám người vũ trang bắn lựu đạn và tưới xăng đốt toà lãnh sự, đúng lúc đại sứ Mỹ đang có mặt tại đó. Chỉ sau khi cuộc tấn công kết thúc, đám khủng bố bỏ đi rồi thì dân chúng mới xúm đến xem, và một số đã chạy vào kéo được đại sứ Mỹ ra, mang đi nhà thương cấp cứu nhưng đã quá muộn.
- Rồi những tin khác dồn dập xẩy ra, như chính quyền Libya ba ngày trước đó, đã cảnh báo chính quyền Obama là sẽ có khủng bố tấn công, đích thân tổng thống Libya khẳng định không có cuộc biểu tình chống phim video gì mà chỉ là đột kích của quân khủng bố, tòa lãnh sự tại Benghazi đã nhiều lần bị khủng bố tấn công lẻ tẻ, và ông đại sứ đã yêu cầu tăng cường an ninh, nhưng bị bác. Ai bác vì lý do gì là điều vẫn chưa rõ ràng. Rồi khi tòa lãnh sự bị tấn công và cầu cứu thì Bộ Tư Lệnh Mỹ đặt tại Ý, cách đó hai tiếng phản lực, đã được lệnh không được tiếp cứu. Tại sao? Ai ra lệnh? Điều lạ lùng là ngày tấn công là ngày 9/11, vậy mà chẳng ai ở Hoa Thịnh Đốn có vẻ lo lắng Al Qaeda có thể sẽ làm một cái gì đó, tại một nơi mà lực lượng Al Qaeda mạnh nhất, võ trang đầy đủ và hoạt động công khai sau khi đã góp công, làm “đồng minh” với Mỹ lật đổ Khaddafi.
- Chưa đủ, đích thân TT Obama ra trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc khẳng định nước Mỹ không chấp nhận khủng bố, nhưng đồng thời cũng không chấp nhận những hành động xúc phạm tôn giáo khác như cuốn phim đã làm. TT Obama khôn khéo không nói thẳng là khúc phim đó đã là nguyên nhân trực tiếp của vụ tấn công tại Benghazi, nhưng không ai không hiểu được ý nghiã câu tuyên bố của tổng thống.
- Sau đó, trước những thắc mắc ngày một lớn, tướng Petraeus, Giám Đốc CIA, bị gọi ra trước quốc hội điều trần và nói y chang những gì bà đại sứ Susan Rice đã nói: đây là cuộc nổi dậy tự phát của dân chúng, không phải là tấn công của Al Qaeda.
- Mãi hai tuần sau cuộc tấn công, TT Obama và bà Hillary đổi giọng, xác nhận là còn quá sớm để có thể khẳng định chuyện gì đã xẩy ra, và nội vụ còn đang trong vòng điều tra. Nếu còn đang điều tra và chưa ai biết gì rõ ràng thì tại sao bà Rice, tướng Petraeus, và cả TT Obama đều nhấn mạnh đây là dân chúng tự phát biểu tình chống một cuốn phim?
- Sau ngày bầu cử, TT Obama bênh vực bà Rice, cho rằng chỉ trích bà Rice nói láo là không công bằng vì bà không dính dáng gì đến vụ Benghazi hết (nguyên văn của TT Obama: “nothing to do with Benghazi”): tại sao lại đưa một người “không dính dáng” gì đến vụ Benghazi ra trước truyền hình năm lần để giải thích vụ Benghazi? Bà Rice sau đó chính thức lên tiếng, đổ thừa bà đã nhận tin tức sai lầm từ các cơ quan an ninh. Đổ thừa luôn luôn là sách lược cơ bản của chính quyền Obama.
Nói cách khác, chính quyền Obama làm đủ mọi cách –mà mỗi cách lại đẻ ra thêm vài câu hỏi- để chứng minh đây không phải là một cuộc tấn công của khủng bố. Nếu nhìn nhận là Al Qaeda đã tấn công thì coi như khẩu hiệu “Bin Laden chết, nước Mỹ an toàn hơn” chỉ là huyênh hoang quá sớm. Chưa đầy một tháng nữa là bầu cử, và chuyện giết Bin Laden đang là khẩu hiệu ăn tiền nhất, bây giờ mà khẩu hiệu đó sứt mẻ thì ai biết được cử tri Mỹ nghĩ sao? Bằng mọi giá tin xấu Al Qaeda vẫn còn đủ sức đốt toà lãnh sự Mỹ và giết đại sứ Mỹ phải được dấu nhẹm trước ngày bầu cử. Bầu cử xong xuôi, gạo đã thành cơm thì tính sau.
Câu chuyện tới đây tưởng là đủ rắc rối, đủ nhức đầu. Nhưng mới là món điểm tâm. Món ăn chính bắt đầu ngay sau bầu cử. Ba ngày sau bầu cử, trái bom CIA nổ lớn: cựu tướng David Petraeus, Giám Đốc CIA, từ chức.
Trong bất ngờ hoàn toàn, tướng Petraeus từ chức và thú nhận đã có người tình,(Hình phải:Paula Broadwell) do đó, cảm thấy không xứng đáng với trách nhiệm quá quan trọng, và cần về hưu non, thu xếp lại chuyện phòng the của ông. Dù sao ông tướng vẫn có tinh thần tự trọng hơn ông tổng thống trốn lính đã từng lem nhem với cô Monica.
Ông thú nhận trong một thời gian ngắn, từ cuối năm 2010 qua muà xuân 2011, đã lem nhem với một sinh viên Harvard, đi theo phỏng vấn ông tại chiến trường Iraq và Afghanistan để viết luận án tiến sĩ về đời ông. Quan hệ hai người hình như ngưng tại đó. Cho đến khi ĐT Petraeus
(Hình phải) trở về Mỹ làm Giám Đốc CIA, thì hai người móc nối lại, và bắt đầu đi xa hơn, phỏng vấn nhau trên... giường ngủ. Nội câu chuyện tại sao đổ bể cũng đủ để cả chục nhà văn có đề tài viết tiểu thuyết rẻ tiền.
Một buổi sáng đẹp trời, một bà tên Jill Kelley
(Hình phải)khiếu nại với FBI vì bà nhận được cả trăm emails ký dưới nhiều tên khác nhau, nhục mạ và đe dọa bà phải tránh xa ông Petraeus. FBI mau mắn tìm ra ngay thủ phạm mấy cái emails đó là một bà tên Paula Broadwell. FBI vào hộp thư của bà Broadwell, và đọc cả ngàn emails, khám phá ra bà này có liên lạc email thường xuyên với tướng Petraues, xác nhận hai người có quan hệ tình dục với nhau cả mấy tháng trời. Thì ra bà Broadwell ghen nên kiếm chuyện với bà Kelley mà bà tưởng đang có quan hệ đặc biệt với tướng Petraeus.
Câu chuyện đến đây vẫn chưa đủ... mắm muối. FBI tiếp tục đọc mấy chục ngàn emails của cả ba người, và khám phá ra thêm nữa là bà Kelley dường như là mèo của một ông đại tướng khác, tướng John Allen
(Hình phải), Tư Lệnh Mặt Trận Iraq, đang được TT Obama đề nghị thăng chức Tổng Tư Lệnh Lực Lượng Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tướng Allen và bà Kelley trao đổi đâu hơn ba chục ngàn trang emails trong hai ba năm quan hệ với nhau. Với thời gian dành để viết cả chục ngàn emails, không hiểu tướng Allen còn bao nhiêu thời giờ nghĩ đến lính của ông đang đánh nhau ngoài mặt trận!
Cả hai ông tướng đều có vợ và cả hai bà Kelley và Broadwell đều có chồng. Bà Kelley chẳng ai hiểu rõ làm nghề ngỗng gì, chỉ biết là một bà nhà giàu, thường tổ chức gây quỹ giúp các binh sĩ đang chiến đấu ngoài mặt trận, giao thiệp rộng rãi với giới thượng lưu chính trị, có quen biết và ăn cơm vài lần với TT Obama. Bà Broadwell là sinh viên Harvard, đang viết luận án tiến sĩ.
Nồi cháo heo đổ tràn lan ra nhà bếp! Câu chuyện dấm dớ hai bà vợ bé đánh ghen nhau đưa ra ánh sáng những vấn đề trọng đại nhất liên quan đến an ninh quốc gia, có thể liên hệ luôn đến cuộc bầu tổng thống!
Dù đã từ chức, tướng Petraeus vẫn phải ra trước Hạ Viện điều trần. Đây là lần thứ hai ông ra trước quốc hội về vụ Benghazi. Lần này, ông xác nhận là CIA ngay từ ngày đầu đã biết là không có dân chúng biểu tình gì hết, và trong vòng 72 tiếng đồng hồ đã biết Al Qaeda là thủ phạm, cho đặc công bắn lựu đạn và đổ xăng đốt tòa lãnh sự. Ông đã viết báo cáo, được đưa qua Giám Đốc Tình Báo Quốc Gia, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Bộ Quốc Phòng và Bộ Ngoại Giao duyệt trước khi đưa lên PTT Biden và TT Obama. Và trong đoạn đường dài đó, không ai biết bao nhiêu viên chức đã đọc qua, và sửa đổi những gì, để rồi cuối cùng khi đến tay TT Obama thì những đoạn về Al Qaeda bị “đục bỏ” và thay vào đó là những nối kết chuyện tấn công với cuốn phim xúc phạm Tiên Tri Mohamed.
Công bằng mà nói, cho đến nay, không có một bằng chứng nào là TT Obama đích thân ra lệnh bao che vụ khủng bố tấn công như Nixon đã bao che vụ Watergate. Có thể chỉ là các phụ tá của ông đã bao che ông trước ngày bầu cử. Câu hỏi lớn ở đây: Ai –hay là những ai- đã kiểm duyệt, đục bỏ báo cáo của tướng Petraeus? Câu chuyện này cũng nêu lên vấn đề TT Obama thật sự có kiểm soát được nội các của ông không? Hay là đã bị che mắt hoàn toàn? Có phải đó là hậu quả tất yếu của việc bầu một tay mơ, không chút kinh nghiệm chính quyền nào vào chức vụ phức tạp nhất thế giới không? Để rồi ông bị cả bộ máy hành chánh bịt mắt?
Câu hỏi khác, quan trọng không kém, là cả hai tướng Petraeus và Allen đều giữ những trách nhiệm cực kỳ cao và nhạy cảm, biết được những tin tức tối mật về an ninh quốc gia và cuộc chiến đang xôi động. Hai bà Kelley và Broadwell có phải chỉ là hai bà “ham vui”, hay lại là hai gián điệp? Qua mấy chục ngàn emails trao đổi, đã có bí mật quân sự, an ninh, quốc phòng, chính trị nào bị lọt ra không?
Câu hỏi nữa mà cả nước Mỹ thắc mắc là làm sao emails của hai ông đại tướng –một ông Giám đốc CIA, một ông Tư Lệnh Mặt Trận- được bảo vệ qua đủ cách tối tân nhất, lại đã được FBI đọc hết một cách quá dễ dàng như vậy? Như vậy, chắc mấy ông Nga, Tầu, Anh, Pháp, Iran,... chắc cũng đọc được hết? Thế thì emails của tất cả các công dân hạng nhì như chúng ta đều có thể bị FBI đọc bất cứ lúc nào, kể cả hàng ngàn emails đã xóa đi từ lâu rồi sao? Vậy thì cái chế độ gọi là tự do này còn gì là tự do? Còn gì là quyền bảo mật cá nhân? Tổ chức cấp tiến cực đoan ACLU (American Civil Liberties Union) không bao giờ bỏ lỡ cơ hội tố TT Bush nghe lén điện thoại không xin án lệnh, không biết bây giờ phản ứng ra sao khi FBI đọc lén hàng chục ngàn emails của hai ông tướng và hai bà “vợ bé” trong cả nửa năm mà chẳng cần giấy phép của tòa nào? Cũng không thấy các báo New York Times hay Washington Post đặt vấn đề gì về chuyện đọc lén này. Thử tưởng tượng đây là chuyện xẩy ra dưới thời Bush xem?
Câu hỏi lớn nữa là ảnh hưởng đối với cuộc bầu cử tổng thống. Qua hai lần điều trần tréo cẳng ngỗng trước quốc hội, ông đại tướng lần đầu đã nói láo theo bà Rice, không hơn không kém.
Tại sao ông Petraeus nói láo trong lần điều trần thứ nhất? Không ai rõ. Có thể ông là một quân nhân thuần tuý, tuân lệnh của Tổng Tư Lệnh Obama, phải nói như vậy. Cũng có một giả thuyết khác do nhà báo Krauthammer đưa ra là ông tướng bị Tòa Bạch Ốc bắt chẹt.
Tòa Bạch Ốc sau này chính thức loan báo TT Obama không biết gì về vấn đề tướng Petraeus lem nhem và bị điều tra cho đến chiều tối ngày bầu cử 6 tháng 11 mới được thông báo, một ngẫu nhiên thật khó tin. FBI đã bắt đầu điều tra, đọc lén emails của ĐT Petraeus từ mùa hè, mấy tháng trước ngày bầu cử. Không ai có thể tin được là FBI có quyền bí mật theo dõi Giám Đốc CIA cả mấy tháng trời mà không có sự cho phép hoặc hay biết của tổng thống.
Câu trả lời, theo nhà báo Krauthammer là TT Obama biết hết ngay từ đầu, và đã bắt chẹt tướng Petraeus phải ra trước quốc hội hồi tháng Chín, lập lại lập luận của bà Susan Rice, đổi lấy việc chính quyền Obama có thể ém nhẹm luôn câu chuyện lem nhem và để tướng Petraeus tiếp tục giữ chức Giám Đốc CIA, đến sau bầu cử thì câu chuyện sẽ được cho chìm xuồng, rồi ông Petraeus sẽ lẳng lặng từ chức về hưu khi TT Obama thành lập nội các mới. Nhưng câu chuyện không trôi chẩy theo dự tính vì đã quá lớn, với mấy chục ngàn emails, liên quan đến hai vị đại tướng chứ không phải một, và một số lớn sĩ quan tham mưu của hai ông tướng đều biết, thế nào báo chí cũng biết được. Thành ra phải đi đến quyết định mau chóng là cho tướng Petraeus từ chức, nhưng chỉ được từ chức sau ngày bầu cử. Đây là một đại xì-căng-đan nếu bị bật mí trong những ngày sôi động nhất chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đối với cuộc bầu cử.
Câu chuyện còn đang dang dở, chưa ai biết hạ hồi ra sao. Chỉ biết là chính quyền Obama đã dấu nhiều sự thật trong hai vụ Benghazi và Petraeus trước ngày bầu cử. Nếu những sự thật đó được phơi bầy ra hết trước ngày bầu cử thì ai biết được hậu quả đã như thế nào? Trong câu chuyện Benghazi, yếu tố khủng bố tấn công đã trở thành chuyện nhỏ. Cách đối phó và thông báo tin tức cho cử tri Mỹ mới là vấn đề chính. Cũng như dưới thời Nixon, chuyện ăn cắp tài liệu của đảng Dân Chủ tại Watergate là chuyện nhỏ, chuyện lớn là chuyện TT Nixon tìm cách bao che dấu diếm, để rồi bị mất chức.
Nhiệm kỳ hai của TT Obama bắt đầu dưới một bầu trời không mấy tươi sáng.
Vũ Linh
(25-11-12)
@vietbao