Thursday, November 8, 2012

VH

Chung quanh hai chữ “Văn Hiến”
 trong bài “Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi:
 
AI ĐÃ GỌI VIỆT NAM LÀ MỘT NƯỚC VĂN HIẾN ? Văn hiến chi bang

Câu văn “Duy ngã Đại Việt chi quốc thực vi văn hiến chi bang” mà học giả Trần Trọng Kim, trong Việt Nam Sử Lược dịch là: “Nhý nước Việt ta từ trước vốn xưng văn hiến ðã lâu”“là một câu văn không một người Việt Nam gọi là có học nào không một lần có dịp được đọc và ghi nhớ. Câu này nằm ngay trong phần đầu của bài Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi, vị đệ nhất công thần triều Lê hồi đầu thế kỷ XV, thời dân tộc ta mới đánh đuổi quân Minh ra khỏi bời cõi, giành lại nền độc lập cho nước nhà.

Toàn bộ bài cáo kể trên đã được coi như một bản hùng văn hiếm có trong văn học dân tộc, đồng thời cũng là một bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của người Việt, sau bài Nam Quốc Sơn Hà Nam Ðế Cưcủa thời nhà Lý, hồi Lý Thường Kiệt phá quân nhà Tống. Riêng hai chữ văn hiến dường như ðã được dùng lần thứ nhất trong văn chương và ngôn ngữ Việt Nam và đã trở thành vô cùng phổ biến. Các câu nói quen thuộc như : Nước ta là một nước văn hiến, Dân tộc ta có bốn ngàn năm (hay nãm ngàn năm) văn hiến ðã trở thành câu nói cửa miệng của bất cứ một người Việt Nam nào hãnh diện về đất nước và dân tộc mình. Người ta dùng chúng một cách tự nhiên và coi ðó là một sự thực không có gì phải thắc mắc. Người ngoại quốc khi nghe và ðọc những câu này cũng coi ðó là một sự bình thường, dẫn xuất từ lòng hãnh diện về quê hương, giòng giống mình. Một sự hãnh diện mà dân tộc nào cũng có.
 
Thắc mắc
 
Hãnh diện, nhưng ðôi lúc người ta cũng thắc mắc là cãn cứ vào ðâu cổ nhân ta và bà con ta trong hiện tại có thể khẳng ðịnh như vậy? Những người thuộc thế hệ lớn tuổi có Tây học thắc mắc ít; những người trẻ nhất là những ngýời trẻ sinh ra hay lớn lên ở hải ngoại thắc mắc nhiều hơn. Họ căn cứ vào kho tàng sách vở từ thời xưa còn để lại để so sánh với những gì người Tàu và người Ðại Hàn có. Họ căn cứ vào sự phá hoại các công trình xây dựng có tính cách văn hóa và lịch sử sau những cuộc thay đổi hay binh biến, đặc biệt trong những năm khói lửa vừa qua của chính người Việt. Họ căn cứ vào cách đối xử với nhau giữa chính người Việt và người Việt trong chính trị cũng như trong xã hội. Họ cũng căn cứ vào tình trạng nghèo nàn, băng hoại, thiếu văn hóa trong cách con người đối xử với nhau ở Việt Nam hiện tại trong khi nhiều người vẫn giữ tật tự cao tự đại một cách vô lối, coi khinh các dân tộc khác từ Tàu đến Tây, từ Nhật đến Mỹ, từ Miên đến Lào không chịu nhận rằng mình thua xa các dân tộc này không về phương diện này thì cũng về phương diện khác ðể cố gắng sửa ðổi và ðể học hỏi. Kết luận của họ liên hệ tới bài này là người Việt ðã quá chủ quan và tự đề cao một cách quá lố. Theo họ hai chữ văn hiến là do chính ngýời Việt tự ban cho mình nếu so sánh với thực tế và nếu cứ tiếp tục được sử dụng sẽ làm cản bước tiến chung của cả dân tộc.

Ai đã dùng hai chữ Văn Hiến để chỉ đất nước và dân tộc ta?

Thắc mắc của những người trẻ kể trên, mà người viết được nghe thấy rất nhiều trong các buổi họp mặt hay trong các lớp học, rất đáng ðể mọi người chú ý tới và tìm hiểu. Đó cũng chính là mục đích chính của bài này. Ở đây người viết không phân tích các hiện tượng và các dữ kiện để xác định xem có thật dân tộc Việt Nam là một dân tộc có văn hiến hay không mà chỉ nhằm tìm hiểu xem từ thuở nào và ai hay những ai là người lần ðầu tiên đã dùng từ ngữ văn hiến này để nhận diện người Việt và đất nước Việt.

Để đạt được mục tiêu kể trên, điều chúng ta có thể làm là trở lại với nguyên văn câu chữ Hán đã dẫn. Nguyên văn câu này là “Duy ngã Đại Việt chi quốc, thực vi văn hiến chi bang” Chữ thực vi ở đây có nghĩa là thực là, một ý nghĩa còn mạnh hơn ý nghĩa của hai chữ vốn xưng mà tác giả Việt Nam Sử Lược ðã dùng để dịch chúng vì chúng có một ý nghĩa khẳng định. Giáo Sư Trương Bửu Lâm, nguyên giám đốc Viện Khảo Cổ Saigon, sau này là giáo sư Ðại Học Hawaii, trong bài dịch tiếng Anh của bài cáo này của ông ðã dịch là is indeed1 (Our state of Dai Viet is indeed a country wherein culture and institutions have flourished).

Câu hỏi được đặt ra là căn cứ vào đâu Nguyễn Trãi lại có thể khẳng định như vậy? Lý do là vì không lẽ một đại văn hào, một anh hùng nổi tiếng vào bật nhất của một dân tộc, một trí thức đã từng dày công học tập và đã đỗ đại khoa lại có thể hồ đồ, chủ quan mà hãnh diện như vậy sao?
 
Để trả lời câu hỏi kể trên, người ta có thể mở các sách cổ của ngýời Việt ðược soạn thảo trước ðó như Việt Ðiện U Linh Tập.2, Lĩnh Nam Chích Quái.3, A Nam Chí Lược.4, Việt Sử Lược.5…ðể xem hai chữ vãn hiến có ðược dùng ðể chỉ dân tộc ta và ðất nước ta hay không. Câu trả lời có thể nói là không. Nếu vậy thì hai chữ này chỉ xuất hiện từ thời Nguyễn Trãi hay không lâu trước ðó. Có hai loại tài liệu người ta có thể dùng ðể tra cứu ðược là những sách vở về lịch sử nước ta cuối thời nhà Trần và những sách do chính Nguyễn Trãi hay những người ðồng thời với ông biên soạn. Những sách do chính Nguyễn Trãi biên soạn đã giúp chúng ta tìm được câu trả lời. Cuốn được dùng ở đây là Dư Ðịa Chí.6. Ðây là cuốn thứ sáu trong bộ Ức Trai Tướng Công Di Tập. Gọi là của Nguyễn Trãi nhưng thực sự ðây là một công trình tập thể do nhiều người ðóng góp, trong ðó có Nguyễn Thiên Túng, Nguyễn Thiên Tích, Lý Tử Tấn…sống đồng thời với Nguyễn Trãi và nhiều người sau này nữa. Tác phẩm này ðã được các dịch giả của cả hai miền Nam, Bắc trước kia dịch sang tiếng Việt. Trong Dư Địa Chí, Chương XLVIII, bản dịch của Á Nam Trần Tuấn Khải của miền Nam, và Chương 48, bản dịch của của Viện Sử Học Hà Nội, nói về việc cấm người trong nước không ðược học theo các tiếng nói và phụ sức của các nước Ngô, Chiêm, Lào và Chân Lạp ðể làm loạn phong tục ở trong nước, trong phần thông luận Lý Tử Tấn có viết đại khái là từ sau khi quân Nguyên vào chiếm Trung Quốc, thiên hạ biến theo cách nói năng, ăn mặc của rợ Hồ, chỉ riêng có Đại Việt cùng với họ Chu ở Kim Lăng, họ Triệu ở Kim Sơn là không thay đổi mà thôi. Tới khi vua Thái Tổ nhà Minh lên ngôi, Dịch Tế Dân được phái sang thông hiếu với nước ta, vua Dụ Tông nhà Trần sai Doãn Thuấn Thuần sang sứ nhà Minh đáp lễ. Vua nhà Minh trong khi ủy lạo sứ thần nýớc ta ðã khen phong tục, y phục của dân ta vẫn giữ nguyên văn minh Trung Hoa từ thời nhà Chu và nhà Tống, nhân đó ngự ban cho mấy câu thơ như sau:
 
An Nam tế hữu Trần Phong tục bất Nguyên nhân
Y quan Chu chế độ Lễ nhạc Tống quần thần
(An Nam có họ Trần phong tục không theo Nguyên áo mũ vẫn theo chế độ nhà
Chu lễ nhạc vẫn hệt như vua tôi nhà Tống)
 
Sau đó vua nhà Minh còn tặng bốn chữ Văn Hiến Chi Bang và thăng địa vị cho sứ thần Đại Việt lên trên sứ thần Triều Tiên ba cấp. Đồng thời khi sứ thần ta ra về, vua nha Minh lại sai Ngưu Lượng mang sắc và ấn vàng sang phong thưởng cho vua ta.
 
Lời ghi của Lý Tử Tấn kể trên cho ta thấy rõ nguồn gốc của hai chữ văn hiến mà Nguyễn Trãi đã dùng trong Bình Ngô Đại Cáo và sau này người Việt thường dùng khi nói tới vãn minh, vãn hóa, phong tục, tập quán nói riêng và dân tộc mình nói chung. Nó không phải là tự người Việt ðặt ra cho mình để tự tôn xưng mình mà là do vua nhà Minh tặng. Đồng thời nó cũng cho người ta thấy được phần nào thành quả của chiến thắng quân Nguyên của dân tộc ta dưới thời nhà Trần cùng những thay ðổi dã xảy ra ở nước Tàu khi nước này ðã thất bại không ngăn chặn được cuộc xâm lăng của người Mông Cổ và bị Mông Cổ đô hộ.
 
Theo dương lịch, năm trao ðổi sứ thần kể trên là nãm 1368, trùng hợp với những gì được ghi trong Minh sử và trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Duy về tên các sứ thần là hơi khác và sử Tàu không nói ðến các sự kiện kể trên.Có ðiều tất cả ðã không xảy ra quá lâu trước thời Nguyễn Trãi và Lý Tử Tấn, đồng thời ngoài bốn chữ Văn Hiến Chi Bang, họ Lý còn nhớ được cả bốn câu thơ đi kèm và quyết định thăng địa vị cho sứ thần Việt Nam một cách rành rẽ hay gởi Ngưu Lượng mang sắc rồng và ấn vàng sang phong thưởng cho vua ta… Tất cả ðều ãn khớp với nhau khiến cho người ta có thể tin rằng những ðiều ông kể là khả tín. Còn nếu sử Tàu không ghi lại thì có lẽ là vì người Tàu vốn tự kiêu và trịch thượng nên sau này ðã xét lại đã bỏ đi những chi tiết không có gì đáng hãnh diện cho họ.
 
Hy vọng chú giải này có thể giúp giải toả phần nào thắc mắc của các bạn trẻ kể trên trong khi chờ đợi những công trình qui mô, chi tiết hơn.
 
G.S.Phạm Cao Dương
2012