Làng báo Sài Gòn những năm '50
Còn nhớ hôm ấy trong Đại Học Xá Minh Mạng, góc Ngã Sáu Chợ Lớn, hai thày trò đang nói chuyện trên hiên trước dãy nhà chung cư, đột nhiên anh Đỉnh hỏi tôi, “Em có muốn đi làm báo không?”
Một khi gửi xe ở Sài Gòn trước 1975. (Ảnh do tác giả cung cấp)
Hẳn nhiên là trò gật đầu, dù chưa biết tại sao lại có câu hỏi ấy. Anh Đỉnh dạy Lý Hóa khóa Hè 1955 tại trường trung học tư thục Lê Quí Đôn, cùng các ông thày vốn còn đang là sinh viên hai năm cuối như các anh Tú, anh Chương, anh Trần Đức Hiếu, anh Lê Huy Oanh,...Nhưng tôi đoán ra, hẳn anh Oanh đã nói về tôi với bạn.
Với tấm giấy giới thiệu chẳng biết viết những gì trong phong bì dán kín, cậu học trò lớp đệ tam tới tòa báo Ngôn Luận, xin gặp ông giám đốc trị sự Lê Tâm Việt. Hôm sau tôi tới tòa soạn ở số 126 Lê Lai Sài Gòn, con phố chỉ có nhà cửa bên số chẵn, còn bên số lẻ là một bức tường dài trơ trụi, sau tường là khu nhà ga xe lửa mênh mông, mà phía tường bên kia là đường Phạm Ngũ Lão, đầu phía trái con đường là bùng binh chợ Bến Thành, đầu phía phải con đường là ngã năm Võ Tánh Cống Quỳnh Lê Lai, có rạp hát bóng Khải Hoàn chế ngự. Tòa soạn lúc ấy chỉ có hai người đàn ông một khoảng trên 30, một khoảng giữa hai mươi, đang làm việc. Cả hai cùng mặc sơ mi cộc tay, cặm cụi trên mấy xấp giấy tờ, bản thảo viết tay. Đó là hai ông tổng thư ký và thư ký tòa soạn Thái Lân và Vân Sơn.
Trong trí nhớ của người thông tín viên, ông trung niên da đen sạm, cười mỉm, ánh mắt xoáy tròn như mũi dùi khoan không khí; ông trẻ cười nhe đủ hai hàm răng, da dẻ sáng hơn. Tôi được chỉ định phụ trách tin tức lao động, mỗi ngày phải lui tới trụ sở Tổng Liên Đoàn Lao Công của ông Trần Quốc Bửu, Tổng Liên Đoàn Lao Động của ông ...Cơ, và Lực Lượng Thợ Thuyền của ông Bùi Lượng. Ôi Sài Gòn 1955, không tuần nào thợ thuyền không đình công, đòi tăng lương, đòi thành lập nghiệp đoàn, ... một ngày gặp dân sự ở ba tổ chức, từ nhà Kiếng Lê Văn Duyệt tới Ngã Bảy, có khi phải phóng xe đạp tới xưởng tàu Ba Son, qua Khánh Hội, có khi đi mệt nghỉ mà không có một cái tin nào đang viết ra hai cột báo. Không có gì đáng viết, tôi được khuyến khích cứ phải viết, nghĩ ra mà viết, tức là làm phóng sự. Hoặc đọc hết các báo bạn xem họ có những tin tức gì trong ngày mà báo Ngôn Luận của mình không có, thì kê ra. Nghĩa là điểm báo.
Vài tuần sau tôi được trao một công tác mới, từ nay phải viết lại tin tức do thông tín viên các tỉnh gửi về, và viết lại các tin tòa án, tin từ các quận cảnh sát của thông tín viên Văn Đô và phóng viên Đạm Phong, một người viết Từ Thành Đến Tỉnh, thường được gọi là Tin Xe Cán Chó, khoảng 5, 6 tờ giấy đánh máy in ronéo một mặt, tin tức từ các quận cảnh sát Sài Gòn, và một người viết tay, giọng văn Nam, từ quận cảnh sát Gia Định. Đạm Phong cười nói ào ào, vui tính, từ khi biết tôi phải viết ngắn lại các tin dài thòng của anh, lại rất có cảm tình với tôi. Lối viết điều tra tội ác của anh, nghe nói là con trai ông cảnh sát trưởng Gia Định, nên qua hải ngoại, anh vẫn viết lối cũ, điều tra đảng phái chống Cộng, khoảng 30 năm trước nghe nói anh đã chết vì ngòi bút của mình, té từ trên cầu xuống xa lộ phía dưới, ở Texas.
Khoảng thời gian này còn có ba nhà báo khác bị sát thương, là Lê Triết bị bắn chết khi vừa ngồi vào sau tay lái định đi làm ở Falls Church Virginia, Cao Thế Dung bị bắn hụt, không chết nhưng viên đạn trúng vai khi ở trong nhà vệ sinh có cửa sổ nhìn ra đường, ở Maryland, hung thủ đã từ ngoài bắn anh qua cửa sổ. Và tại San Francisco, một cặp vợ chồng tên Lâm, bị xả đạn trước nhà, trong hai vợ chồng một người thiệt mạng.
Vài tháng sau, là biên tập viên tòa soạn một trong hai nhật báo kiểu Bắc nổi tiếng ở Sài Gòn - tờ kia là nhật báo Tự Do của nhóm ký giả Tam Lang, Mặc Đỗ - tôi được trao việc mới là đặc phái viên khi cần, phải rời tòa báo tới hiện trường của sự việc. Lúc này những báo có nét đặc thù ở thủ đô miền Nam có khoảng năm sáu tờ, như Tiếng Dội của Trần Tấn Quốc, Tiếng Chuông của Đinh Văn Khai, Lẽ Sống, Lẽ Sống Mới của Ngô Công Minh, Sài Gòn Mới của ông bà Phú Đức Bút Trà Tô Thị Thân, Dân Chủ, ...Tờ này báo Bắc của ông Vũ Ngọc Các, thuộc loại tranh đấu chính đảng, với thư ký tòa soạn Nguyễn Thạch Kiên, trang trong có Thanh Tâm Tuyền. Phóng viên có những Quốc Phượng, Thanh Nhã, Anh Quân, ... Chuyến đi đầu tiên của phóng viên Lê Nguyên, một bút hiệu của tôi lúc ấy, là vào Rừng Sát trong Chiến Dịch Hoàng Diệu. Mở màn cuối tháng 9, 1955, chiến dịch này kết thúc vào cuối tháng 10 cùng năm. Dần theo ngày tháng, đi theo nhiều chiến dịch ở “Nam Kỳ Lục Tỉnh,” chân phóng viên đã giúp cho sự quan sát và các cuộc tiếp xúc của một người trẻ tuổi trở nên rộng thoáng hơn, cũng như những kình chống mâu thuẫn thế sự phải coi là tất nhiên, và từ đó, phải biết chịu đòn. Nghề báo đã cho nghề văn những kinh nghiệm quí giá, và ngược lại cũng thế. Đầu năm 1956 phóng viên vài tờ báo lớn trong số 16 nhật báo ở Sài Gòn được mời đi theo Thiếu Tướng Dương Văn Minh trong chiến dịch Nguyễn Huệ, và trong khuôn khổ bình định của chiến dịch, ông Minh họp báo đề cập tới thùng phuy vàng tịch thu của Bình Xuyên ở Rừng Sát. Ông cho biết chỉ có 20 ký vàng, trong khi dư luận đồn đại là một thùng tô-nô, thậm chí có tin là hai thùng chứ không phải một. Số tiền trị giá từ những thỏi vàng sẽ được dùng để xây một cô nhi viện. Sau chiến dịch Nguyễn Huệ, tôi còn đi theo Tướng Minh trong chiến dịch Thoại Ngọc Hầu.
Lúc ở Vĩnh Long, vài phóng viên thuê chung một phòng khách sạn ngay bên bờ sông. Khoảng bảy tám giờ tối anh em bàn thảo gì đó rồi một người trịnh trọng tới gần tôi, nói nhỏ nhẹ nhưng tất cả đều nghe rõ. Đại khái họ mừng sinh nhật thứ 18 của tôi, và chúc tôi chóng thăng tiến trong nghề báo. Vừa nghe họ tôi vừa nhìn qua khung cửa số khách sạn, thấy con sông mưa rập rềnh những mái thuyền bóng loáng bởi ánh đèn vàng, chiếc đèn trong thuyền vàng ấm, có cả một ngọn đèn xanh, và tiếng vọng cổ lẫn với tiếng hát tân nhạc từ một thuyền khác. Một hai thân hình bóng dáng phụ nữ ẩn hiện.
Người đồng nghiệp đứng tuổi nói giọng Bắc, ôm vai tôi khen ngợi tôi là tương lai rạng rỡ, sau này sẽ giúp ích cho đời, không nên hư đốn như họ. Ông ta bảo ngoài phố đêm nay có tuồng cải lương rất hay, tôi nên đi coi, chịu khó đi một mình. Vừa nói ông ta vừa đưa ra mấy tờ giấy trăm, để tôi mua vé. Anh em muốn đãi tôi một chầu xem hát, ăn uống phủ phê, nhưng ra khỏi phòng cho sớm, vì từ dưới thuyền, mấy nàng ca nữ đã réo lên giục giã, như muốn đổ bộ ngay. À, họ muốn tôi ra khỏi phòng, ít ra là thời gian một suất hát. “Vì tương lai của thanh niên, niềm hy vọng của đoàn thể, tôi nên đi giải trí bằng cải lương ngoài rạp, và nhường phòng cho họ.” Ý nghĩa sáng tỏ là như thế. Tôi không thèm cầm tiền, nhún vai đi ra.
Viên Linh
@nguoiviet
Với tấm giấy giới thiệu chẳng biết viết những gì trong phong bì dán kín, cậu học trò lớp đệ tam tới tòa báo Ngôn Luận, xin gặp ông giám đốc trị sự Lê Tâm Việt. Hôm sau tôi tới tòa soạn ở số 126 Lê Lai Sài Gòn, con phố chỉ có nhà cửa bên số chẵn, còn bên số lẻ là một bức tường dài trơ trụi, sau tường là khu nhà ga xe lửa mênh mông, mà phía tường bên kia là đường Phạm Ngũ Lão, đầu phía trái con đường là bùng binh chợ Bến Thành, đầu phía phải con đường là ngã năm Võ Tánh Cống Quỳnh Lê Lai, có rạp hát bóng Khải Hoàn chế ngự. Tòa soạn lúc ấy chỉ có hai người đàn ông một khoảng trên 30, một khoảng giữa hai mươi, đang làm việc. Cả hai cùng mặc sơ mi cộc tay, cặm cụi trên mấy xấp giấy tờ, bản thảo viết tay. Đó là hai ông tổng thư ký và thư ký tòa soạn Thái Lân và Vân Sơn.
Trong trí nhớ của người thông tín viên, ông trung niên da đen sạm, cười mỉm, ánh mắt xoáy tròn như mũi dùi khoan không khí; ông trẻ cười nhe đủ hai hàm răng, da dẻ sáng hơn. Tôi được chỉ định phụ trách tin tức lao động, mỗi ngày phải lui tới trụ sở Tổng Liên Đoàn Lao Công của ông Trần Quốc Bửu, Tổng Liên Đoàn Lao Động của ông ...Cơ, và Lực Lượng Thợ Thuyền của ông Bùi Lượng. Ôi Sài Gòn 1955, không tuần nào thợ thuyền không đình công, đòi tăng lương, đòi thành lập nghiệp đoàn, ... một ngày gặp dân sự ở ba tổ chức, từ nhà Kiếng Lê Văn Duyệt tới Ngã Bảy, có khi phải phóng xe đạp tới xưởng tàu Ba Son, qua Khánh Hội, có khi đi mệt nghỉ mà không có một cái tin nào đang viết ra hai cột báo. Không có gì đáng viết, tôi được khuyến khích cứ phải viết, nghĩ ra mà viết, tức là làm phóng sự. Hoặc đọc hết các báo bạn xem họ có những tin tức gì trong ngày mà báo Ngôn Luận của mình không có, thì kê ra. Nghĩa là điểm báo.
Vài tuần sau tôi được trao một công tác mới, từ nay phải viết lại tin tức do thông tín viên các tỉnh gửi về, và viết lại các tin tòa án, tin từ các quận cảnh sát của thông tín viên Văn Đô và phóng viên Đạm Phong, một người viết Từ Thành Đến Tỉnh, thường được gọi là Tin Xe Cán Chó, khoảng 5, 6 tờ giấy đánh máy in ronéo một mặt, tin tức từ các quận cảnh sát Sài Gòn, và một người viết tay, giọng văn Nam, từ quận cảnh sát Gia Định. Đạm Phong cười nói ào ào, vui tính, từ khi biết tôi phải viết ngắn lại các tin dài thòng của anh, lại rất có cảm tình với tôi. Lối viết điều tra tội ác của anh, nghe nói là con trai ông cảnh sát trưởng Gia Định, nên qua hải ngoại, anh vẫn viết lối cũ, điều tra đảng phái chống Cộng, khoảng 30 năm trước nghe nói anh đã chết vì ngòi bút của mình, té từ trên cầu xuống xa lộ phía dưới, ở Texas.
Khoảng thời gian này còn có ba nhà báo khác bị sát thương, là Lê Triết bị bắn chết khi vừa ngồi vào sau tay lái định đi làm ở Falls Church Virginia, Cao Thế Dung bị bắn hụt, không chết nhưng viên đạn trúng vai khi ở trong nhà vệ sinh có cửa sổ nhìn ra đường, ở Maryland, hung thủ đã từ ngoài bắn anh qua cửa sổ. Và tại San Francisco, một cặp vợ chồng tên Lâm, bị xả đạn trước nhà, trong hai vợ chồng một người thiệt mạng.
Vài tháng sau, là biên tập viên tòa soạn một trong hai nhật báo kiểu Bắc nổi tiếng ở Sài Gòn - tờ kia là nhật báo Tự Do của nhóm ký giả Tam Lang, Mặc Đỗ - tôi được trao việc mới là đặc phái viên khi cần, phải rời tòa báo tới hiện trường của sự việc. Lúc này những báo có nét đặc thù ở thủ đô miền Nam có khoảng năm sáu tờ, như Tiếng Dội của Trần Tấn Quốc, Tiếng Chuông của Đinh Văn Khai, Lẽ Sống, Lẽ Sống Mới của Ngô Công Minh, Sài Gòn Mới của ông bà Phú Đức Bút Trà Tô Thị Thân, Dân Chủ, ...Tờ này báo Bắc của ông Vũ Ngọc Các, thuộc loại tranh đấu chính đảng, với thư ký tòa soạn Nguyễn Thạch Kiên, trang trong có Thanh Tâm Tuyền. Phóng viên có những Quốc Phượng, Thanh Nhã, Anh Quân, ... Chuyến đi đầu tiên của phóng viên Lê Nguyên, một bút hiệu của tôi lúc ấy, là vào Rừng Sát trong Chiến Dịch Hoàng Diệu. Mở màn cuối tháng 9, 1955, chiến dịch này kết thúc vào cuối tháng 10 cùng năm. Dần theo ngày tháng, đi theo nhiều chiến dịch ở “Nam Kỳ Lục Tỉnh,” chân phóng viên đã giúp cho sự quan sát và các cuộc tiếp xúc của một người trẻ tuổi trở nên rộng thoáng hơn, cũng như những kình chống mâu thuẫn thế sự phải coi là tất nhiên, và từ đó, phải biết chịu đòn. Nghề báo đã cho nghề văn những kinh nghiệm quí giá, và ngược lại cũng thế. Đầu năm 1956 phóng viên vài tờ báo lớn trong số 16 nhật báo ở Sài Gòn được mời đi theo Thiếu Tướng Dương Văn Minh trong chiến dịch Nguyễn Huệ, và trong khuôn khổ bình định của chiến dịch, ông Minh họp báo đề cập tới thùng phuy vàng tịch thu của Bình Xuyên ở Rừng Sát. Ông cho biết chỉ có 20 ký vàng, trong khi dư luận đồn đại là một thùng tô-nô, thậm chí có tin là hai thùng chứ không phải một. Số tiền trị giá từ những thỏi vàng sẽ được dùng để xây một cô nhi viện. Sau chiến dịch Nguyễn Huệ, tôi còn đi theo Tướng Minh trong chiến dịch Thoại Ngọc Hầu.
Lúc ở Vĩnh Long, vài phóng viên thuê chung một phòng khách sạn ngay bên bờ sông. Khoảng bảy tám giờ tối anh em bàn thảo gì đó rồi một người trịnh trọng tới gần tôi, nói nhỏ nhẹ nhưng tất cả đều nghe rõ. Đại khái họ mừng sinh nhật thứ 18 của tôi, và chúc tôi chóng thăng tiến trong nghề báo. Vừa nghe họ tôi vừa nhìn qua khung cửa số khách sạn, thấy con sông mưa rập rềnh những mái thuyền bóng loáng bởi ánh đèn vàng, chiếc đèn trong thuyền vàng ấm, có cả một ngọn đèn xanh, và tiếng vọng cổ lẫn với tiếng hát tân nhạc từ một thuyền khác. Một hai thân hình bóng dáng phụ nữ ẩn hiện.
Người đồng nghiệp đứng tuổi nói giọng Bắc, ôm vai tôi khen ngợi tôi là tương lai rạng rỡ, sau này sẽ giúp ích cho đời, không nên hư đốn như họ. Ông ta bảo ngoài phố đêm nay có tuồng cải lương rất hay, tôi nên đi coi, chịu khó đi một mình. Vừa nói ông ta vừa đưa ra mấy tờ giấy trăm, để tôi mua vé. Anh em muốn đãi tôi một chầu xem hát, ăn uống phủ phê, nhưng ra khỏi phòng cho sớm, vì từ dưới thuyền, mấy nàng ca nữ đã réo lên giục giã, như muốn đổ bộ ngay. À, họ muốn tôi ra khỏi phòng, ít ra là thời gian một suất hát. “Vì tương lai của thanh niên, niềm hy vọng của đoàn thể, tôi nên đi giải trí bằng cải lương ngoài rạp, và nhường phòng cho họ.” Ý nghĩa sáng tỏ là như thế. Tôi không thèm cầm tiền, nhún vai đi ra.
Viên Linh
@nguoiviet