Sunday, June 21, 2015

HS-TS

 Từ những bộ sách giáo khoa và sách kiếm hiệp
 đến quan niệm của người dân Trung Quốc về vấn đề biển Đông


Trich đoạn kết:


Thật đáng ngạc nhiên, rằng từ triều Nguyễn đã có sách giáo khoa dạy các kiến thức về địa lý. Đó là cuốn “Khải đồng thuyết ước” năm 1841 viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, tác giả là Phạm Vọng, Ngô Thế Vinh viết[26]. Theo GS Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, đó là bản sách viết tay sớm nhất triều Nguyễn. Trong cuốn sách này có bản vẽ bản đồ Hoàng Sa và Trường Sa, đặc biệt là quanh hai điểm này còn có thêm những chấm tròn nhỏ, thể hiện những đảo nhỏ xung quanh. Dưới phần ghi Hoàng Sa và Trường Sa có ghi hai chữ là quốc nội, nghĩa là thuộc về Việt Nam.

Giáo dục chủ quyền biển đảo ở thời hiện đại chưa bao giờ khó khăn, phức tạp như hiện nay. Khi những dòng cuối này viết ra, trên bản tin ngày 6/6/2015 của tờ Tiền phong [27] có bài: “Tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam”, viết rõ: “Ngày 15/6, Hội Nghề cá Việt Nam cho biết, tàu Trung Quốc tiếp tục có hành động ngang ngược, phi nhân tính khi tấn công đe dọa tính mạng, cướp tài sản tàu cá của ngư dân Việt Nam”. Chúng tôi vào trang web của Bộ ngoại giao [28], ở mục tìm kiếm đưa vào dòng chữ “phản đối Trung Quốc”, có 718 mục thỏa yêu cầu.

Đầu năm 2015, Sở Giáo dục – đào tạo TP Ðà Nẵng in gần 100.000 cuốn sách giáo khoa sách giáo khoa Lịch sử Ðà Nẵng dành cho học sinh THPT và THCS[29]. Đó chỉ là một bước đi ban đầu của một địa phương. Giáo dục chủ quyền biển đảo đặt ra vô vàn những thách thức trước mắt và lâu dài mà ngành cho ngành Giáo dục. Đó là bổn phận với đất nước, với tổ tiên và với muốn đời con cháu mai sau.

Đọc toàn bài :  Nguyễn Hoa Lư