Cống vỡ làm lộ tấm bản đồ Biển Đông,
Trung Quốc - Philippines cãi nhau
Chứng cứ để Philippines trình trước Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc ở The Hague trong tuần này, nhằm khẳng định chủ quyền Bãi Scarborough trên Biển Đông, bắt đầu từ vụ cống vỡ làm lộ tấm bản đồ Biển Đông, theo báo Independent (Anh).
Bãi Scarborough (vòng tròn đỏ) trên Bản đồ Murillo
Có thể bạn quan tâm
Vụ này gây tranh cãi ngoại giao giữa Philippines với Trung Quốc (TQ) như thế nào ?
Chuyện cống vỡ làm lộ tấm bản đồ Biển Đông bắt đầu từ tháng 5.2012: khi một tuyến cống cổ (từ thời Nữ hoàng Anh Victoria) bị sụp, gây hậu quả nghiêm trọng lập tức:
Nước cống gây trượt đất và làm ngập, buộc cư dân ở những dãy phố gần tòa lâu đài phải sơ tán và một số nhà cửa phải san bằng.
Nhưng không ai có thể dự báo trước, rằng sự suy tàn của một hệ thống cống ngầm trong tòa lâu đài Alnwick (ở phía tây Newcastle) lại làm lộ ra một chứng cứ cần thiết trong cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Philippines với TQ.
Cuộc mua đấu giá vì yêu nước
Câu chuyện liên quan một quý tộc Anh, một doanh nhân Philippines giàu có và một tấm bản đồ xưa 281 năm, tuy chưa đi đến phần cuối nhưng rất giống kịch bản của một bộ phim Hollywood.
Tòa lâu đài Alnwick từng xuất hiện trong nhiều cảnh quay các phim Harry Potter, cũng góp phần vào câu chuyện tranh cãi này:
3 năm trước, khi đường cống sập, Công tước xứ Northumberland thứ 12 là Ralph Percy phải chi 12 triệu bảng Anh để sửa chữa. Để có tiền, ông đồng ý bán khoảng 80 món tài sản thừa kế cho tại một cuộc bán đấu giá của nhà Sotheby’s ở London ngày 4.11.2014.
Lô bán số 183 là một tấm bản đồ dài 120 cm và rộng 112 cm đã úa vàng, do linh mục Pedro Murillo Velarde (của Dòng Tên) vẽ và công bố năm 1734 ở Manila và đặt tên là Carta Hydrographica y Chorographica de las Islas Filipinas.(R.Vị công tước từng sở hữu tấm bản đồ Murillo) .
Nó được gọi là Bản đồ Murillo, trong đó Bãi Scarborough được đặt tên là Panacot, do người Philippines gọi là Panatag. Bãi ở gần vùng bờ biển Luzon (ngày xưa là Nueva Castilla). Theo vài nguồn lịch sử, quân Anh xâm lược Philippines năm 1762 đã chiếm đoạt bản đồ này, đưa về nước.
|
Danh mục của Sotheby’s gọi Bản đồ Murillo là “bản đồ khoa học đầu tiên của Philippines”. Các chuyên gia định giá từ 20.000 đến 30.000 bảng, nhưng sau đó nó được bán giá 170.500 bảng.
Người mua là doanh nhân Mel Velarde người Philippines, chủ tịch một công ty công nghệ IT.
Từ một nhà hàng chuyên bán món bò bít-tết, khi đang mừng sinh nhật 78 tuổi của người mẹ, ông gọi điện thoại đấu giá và mua được Bản đồ Murillo. Ông kể đó là 3 phút “điên rồ” khi giá liên tục tăng.
Ban đầu, Velarde quan tâm tấm bản đồ vì trùng tên họ với vị linh mục. Công ty của ông chưa tìm ra mối liên hệ bà con với tác giả tấm bản đồ.
Ông nói việc trúng món đấu giá này là “một cuộc chinh phục cá nhân”, khi ông nhận ra nó có thể giúp chứng minh chủ quyền Bãi Scarborough của Philippines.
Bạn của Velarde là chánh án tòa án tối cao Antonia Carpio, người cũng là một tiếng nói hàng đầu trong nỗ lực tố cáo thủ đoạn độc chiếm Biển Đông của TQ, mô tả Bản đồ Murillo là “mẹ của tất cả những bản đồ Philippines”.
Vị quan tòa này nói: ngay trong Hiến pháp năm 1949 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (TQ) cũng chưa bao giờ nhắc đến những vùng tranh chấp này.
Khi được hỏi tại sao ông quyết sở hữu bằng được tấm bản đồ này, Velarde nói: “Trong một bộ phim rất giống đời thật, ai cũng có phần.Có ông hàng xóm bắt nạt, chiếm đất của chúng tôi. Rồi tấm bản đồ của một công tước trong một lâu đài Harry Potter. Cứ như quý vị diễn vai của mình trong phim này”.
Người phát ngôn của vị Công tước cho Independent biết: ông không muốn bình luận, vì đã bán tấm bản đồ.
Chiến tranh bản đồ giữa Philippines với TQ
Ngày 12.6, nhân Lễ độc lập của Philippines, Velarde đã tặng lại Bản đồ Murillo cho Bảo tàng quốc gia, nơi đã không thể quyên đủ tiền để mua đấu giá. Tổng thống Benigno Aquino của Philippines đã thay mặt nhận một bản sao của tấm bản đồ này.
Bản đồ Murillo cũng để chứng minh Bãi Scarborough là của Philippines, chứ không phải của TQ. Vụ xét xử chủ quyền Bãi này có thể có phán quyết vào tháng 3.2016, căn cứ theo Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS).TQ đã tuyên bố không tham dự phiên tòa này.
Bản đồ Murillo đặt nghi ngờ về “đường lưỡi bò 9 đoạn” để thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh.
TQ đã trình một bản đồ “đường lưỡi bò” lên LHQ năm 2009. Bản đồ này từng được Cộng hòa Trung Hoa thời Quốc dân đảng công bố ngày 1.12.1947, gồm 11 đoạn, nhưng sau TQ giảm còn 9 đoạn.
Chính phủ Philippines hy vọng bản đồ này sẽ nghiêng cán cân về họ. Edwin Lacierda, người phát ngôn của Tổng thống Aquino nói:
“Bản đồ Murillo chắc chắn sẽ chứng minh lẽ phải thuộc về Philippines khi dựa trên cơ sở lịch sử.
Sotheby's
rao mời đấu giá tấm bản đồ
Theo CNN, giáo sư Ferdinand Llanes của đại học Philippines, cựu thanh tra Ủy ban di sản quốc gia (NHCP) nói Bản đồ Murillo là bản đồ đáng tin cậy nhất về các đảo của Philippines hồi thế kỷ 18.Vì chúng dựa trên lời kể và bản đồ của nhiều nhà thám hiểm Anh, Ý, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Pháp thời đó.
Ông nói nó cũng thể hiện văn hóa và cuộc sống ở Philippines, thậm chí nêu tên của một người thợ khắc lên giá đỡ tấm bản đồ là Nicolas Bagay, một người Philippines. “Đó là bản đồ được hoàng gia Tây Ban Nha chính thức công nhận”, giáo sư Llanes nói.
Ông nói thêm rằng những vùng lãnh thổ được vẽ trên bản đồ này không có ai tranh chấp, và thực tế là trong Hiệp định Paris ký ngày 10.12.1898, Tây Ban Nha nhượng các đảo Philippines có trên bản đồ cho Mỹ.
Vị giáo sư nói: "Đó là lý do tại sao tuyên bố của TQ là phi lý”, và cho biết nhiều giáo sư sử học và sinh viên luôn biết có Bản đồ Murillo do nó được sử dụng để giảng dạy.
Nhưng việc Velarde mua lại được Bản đồ Murillo đã làm xới lại vấn đề. Giáo sư Llade nói tuyên bố chủ quyền của TQ chỉ dựa trên những câu chuyện kể trong lịch sử.
Philippines cáo buộc TQ chiếm Bãi Scarborough năm 2012, khi tàu chiến hai nước lao vào xung đột. Lực lượng Philippines yếu hơn nên phải rút lui, để TQ chiếm Bãi này.
Năm 2013, Philippines đề nghị tòa án trọng tài quốc tế can thiệp, và năm ngoái, họ trình hồ sơ 4.000 trang để khẳng định chủ quyền Bãi này.
Báo Mỹ: TQ đi quanh như chó cụp đuôi
Theo tạp chí Forbes, gần đây Đại sứ TQ Zhao Jinhua tại Philippines hai lần gọi điện gợi ý hai bên ngồi xuống nói chuyện nhằm tìm một giải pháp hòa bình, nhưng lãnh đạo Philippines không chấp nhận, vì thiên về một cuộc đối thoại đa phương giữa TQ với các nước tranh chấp như Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei.
Báo này bình luận: TQ “đi vòng quanh như con chó cúp đuôi vào giữa hai chân, khi dư luận quốc tế đều chống nước này. Đa số các nước Đông Nam Á và đồng minh xa của họ như Mỹ đều ngầm ủng hộ Philippines chống việc TQ ngang ngược chiếm đất.
Khó cắn được dư luận quốc tế, TQ sẽ khó thể thắng trong bất kỳ cuộc đối thoại đa phương nào.
TQ chỉ ưng nói chuyện song phương với từng nước phản đối tuyên bố độc chiếm Biển Đông của TQ, và sẵn sàng sử dụng sức mạnh kinh tế-quân sự của họ. Đó là lý do Philippines từ chối nói chuyệnsong phương”.
Trần Trí
(theo Independent)
|