Saturday, July 31, 2010

Tam Ích


Siu cô nương của Mặc Đỗ

Người ta nhận thấy có hai loại tiểu thuyết nổi bật lên trong văn học: một thứ tiểu thuyết lịch sử một cá nhân (roman-histoire-d’un-individu) – nhất là tiểu thuyết từ cuối thế kỷ XIX trở về trước; và một thứ tiểu thuyết lịch sử một đoàn thể (roman-histoire-d’une-collectivité), như Trại Tân Bồi của Hoàng Công Khanh ngày trước hay En un combat douteux của Jonh Steinbeck ra đời đã lâu rồi…

Cuốn Siu cô nương là một trong một số ít ngoại lệ: đây là một cuốn tiểu thuyết… lịch sử… ba người, thêm vào đó một xác chết muốn nói nhiều, và hai con đĩ – nói cho đúng chẳng phải đĩ mà cũng chẳng phải gái chính chuyên. Đem hai con đĩ ấy qua St. Germain des Prés, họ có thể mặc một thứ áo màu khác, hay đặt họ vào sách của Francois Sagan, hai con đĩ ấy có thể sẽ là những nhân vật Trong một tháng, trong một năm – giống nhau hay khác nhau thì cũng vậy…

Sáu người, kể cả người chết, lưu động trên một sân khấu đầy màu sắc phũ phàng – một thứ màu sắc dã thú (fauvisme) lưu động trên một khung nhân sinh mất thăng bằng… Sân khấu này do một nhà văn "dàn cảnh" tên gọi là lịch sử sắp đặt âm thanh và màu sắc: Bắc Việt – nói một cách khác: Hà Nội – chung quanh những ngày đất nước sắp có một biên giới mới: vĩ tuyến 17 vạch trên một tờ giao kèo mới: Hiệp định Genève 1954.

Đây là một thứ náo nhiệt tưng bừng ít có trong lịch sử dân tộc Việt Nam, bao phủ một mảnh sống trình độ hỉ nộ ái ố… lên rất cao, một mảnh sống của cả một dân tộc mà tiếng nói của Trời Phật cổ truyền không vọng lên được… mà sự thăng bằng của con người gặp một phen thử thách rất lạ.

Máy camera của Mặc Đỗ thu một số góc cạnh vào phòng tối: Lát nữa ba người thanh niên, hai con đĩ và một xác chết sẽ hiện trên màn ảnh, và kết cuộc là ba chàng sẽ giã từ Hà Nội để vào Sài Gòn, tránh cộng sản – thực ra câu chuyện Siu cô nương đại khái cũng chỉ có thế. Bối cảnh không đậm lắm (tôi sẽ nói tới), nhưng nhân vật thì hiện ra gần hết kích thước của màn trắng – gros plan.

Ba người này là một thứ thanh niên trí thức tiểu tư sản của một thời đại mới: con người họ là kết quả của một sự hỗn hợp. Phòng thí nghiệm của lịch sử, của hoàn cảnh xã hội đã phù hợp trong ba người đủ thứ "chất hóa học" từ xa tới, từ đất nước mọc lên, từ quá khứ còn vang lại tạo nên sử tính cá nhân, từ hiện tại mất thăng bằng và từ tương lai mù mù mịt mịt… Những "chất hóa học" này phong phú và thiếu thứ tự: một chất tân quốc gia (néo-nationalisme), một chất tân tả (nouvelle gauche), một chất chống đối (homme révolté) theo danh từ của Albert Camus, một chất hiện sinh (existentialisme)… giao động trên cặn bã của chất Gide và Valéry… đã nhạt rồi, và thường khi xung đột với những thứ "hồng huyết cầu" văn hóa Nho Phật Lão của dòng máu cha ông truyền lại đến đời ba chàng thanh niên thì màu đã phai nhiều. Thêm vào đó chất nghệ sĩ… rất đậm.

Ba người đó thuộc về những hạng người yêu nước, yêu dân tộc, muốn cho lịch sử có ý nghĩa nhưng không muốn chiếm độc quyền một danh từ đẹp nào! Họ tự dựng cho họ một lý tưởng riêng, cũng như tất cả mọi người thanh niên từ hai mươi đến bốn mươi của dân tộc Việt Nam ngày nay, ai có lý tưởng nấy. Và nhất là họ không yêu nước như những người cộng sản: nghĩa là họ chống cộng.

Trên phương diện cá nhân, họ ham sống như James Dean, họ chán chường như Sagan, họ hăng hái, họ hỉ, nộ, ố… và cũng như tất cả mọi nghệ sĩ, họ không thừa nhận những công thức hiện hữu của xã hội, họ ghét sự dung phàm vô vị của đời sống tẻ nhạt… và thái độ trí thức của họ – thái độ của những người đã lựa chọn và những người "cùng một lứa bên trời lận đận" – đượm một hương vị thất vọng và rất hiện sinh. Họ hy vọng như những kẻ… đương thất vọng. Tôi nhớ hình như Emmanuel Mounier có danh từ "l’espoir des déses érés" (hy vọng của những kẻ thất vọng) để chỉ thứ hy vọng của những nhân vật trong tác phẩm của Sartre, Camus, Malraux là những người ở duyên hải Đại Tây Dương… còn bên Việt Nam mình là một số thanh niên trí thức trong đó có nhân vật Siu cô nương.

Họ làm gì, dự định những gì, trong lúc lịch sử đương vạch biên giới tại vĩ tuyến 17 giữa đất nước, và đương thử thách một sự "hợp chất" trên đời sống hai mươi lăm triệu người?

Làm gì thì chưa biết, nhưng khi kết thúc thì tác giả dè dặt, và những nhân vật nói thứ ngôn ngữ của những người phóng biếm (cinique)… Thấy họ lên xe lửa vào Nam (ở mấy trang cuối cùng của Siu cô nương), mà lòng thì cũng nao nao xuất ngoại – một thứ nao nao chung, sản phẩm tâm lý của cái giữa thế kỷ hai mươi thiếu thăng bằng này…

Mộ nói: "Chúng mày khéo lôi thôi, tao đã nói mãi: ra đi là mất. Mất thì phải làm lại, còn cãi nhau nỗi gì?"

Lũy cãi: "Chết mất mát gì mà kêu ca".

Mộ phản đối: "Có mất. Mất một con đĩ và một cái xác chết".

Lũ tu một hớp rượu, gật gù, rất buồn: "Ừ, hai con đĩ và một cái xác chết".

Xin nói rõ: cái xác chết đây là cái xác chết của Hiểu: một thanh niên trí thức, loại bốn mươi, có học, có lý tưởng, nhưng chết vì đau ho lao nặng quá. Còn hai con đĩ: một con là Siu cô nương, một cô gái trí thức lai Tàu, làm việc cho một nhà khiêu vũ, biết nói tiếng Pháp, có trong tủ sách một vài cuốn sách hiện sinh… Mặc Đỗ đem Siu cô nương vào trong truyện làm cái cớ để cho những nhân vật khác lưu động trên sân khấu một cách mềm dẻo: một vai phụ nhưng chập chờn trong toàn diện cuốn sách như một nếp duyên… Cũng nên thêm rằng Siu yêu Mộ, và Mộ yêu Siu, hai người tự mình dấm dớ với chính mình, tự mình dối chính mình – ngâm hai câu thơ của Thế Lữ trong tâm tư – tôi nói lại – trong tâm tư – "Giữa lúc non sông mờ cát bụi…".

Còn con đĩ thứ hai là Loan, một cô gái đẹp của một nhà nho giáo, hy sinh tấm thân trong trắng cho sĩ quan Pháp để phụng sự đảng… Mà thiệt là cắc cớ: Loan lại yêu Thái, một luật sư ở Hà Nội – hai tâm hồn thương nhau nhưng tự dối mình, yêu nhau nhưng khó lấy nhau, giữa lúc một người (Loan) vào đảng cộng sản như tín đồ vào giáo đường, còn một người (Thái) lại chống cộng!

Chính cái hương vị phóng biếm ấy đã làm cho Siu cô nương có một thứ duyên văn nghệ kín đáo và đậm đà… (Nếu Mộ lấy Siu, Loan lấy Thái, và cả năm người dẫn nhau đi Sài Gòn thì – tôi nói thật – cuốn tiểu thuyết đã nhạt đi một phần lớn…). Cuối cùng, Thái từ chối Loan và Loan thức một giấc mộng nửa hư nửa thực; và Mộ từ chối Siu để Siu chạy đi tìm một anh chàng trọc phú người Trung Hoa vẫn có lối dựng tình yêu trong nhà ngân hàng, để nhào vào lòng "người yêu" một cách rất "xì ních", giấu sự đau thương giữa hai cánh tay một người lớn cơ thể hơn lớn về phần… hồn…

Thái, Mộ, Lũy, trên chuyến tàu vào Sài Gòn mơ hồ tiếc hai con đĩ trong tiềm thức mà không dám thú nhận. Vì vậy, Mộ và Lũy đã đặt mối tình với đĩ ngang cái chết thiêng liêng của một người bạn mà tình thân hữu cao quý như tất cả mọi thực thể có vị trí trên bàn thờ thần tượng. Cái chết của bạn và mối tình của con đĩ đều có địa vị trong lòng người: giữa hư và thực, giữa cái đáng tôn thờ và cái đáng chà đạp, biên giới lờ mờ không rõ ràng… Tác giả thể hiện được trường hợp tâm lý đó trong tác phẩm, kể cũng đã thực hiện được một tình thế tiểu thuyết (situation romanesque) ngộ nghĩnh trong khí hậu văn nghệ… Đọc cuốn Siu cô nương, người ta có ấn tượng như đã đọc một cuốn tiểu thuyết Âu Mỹ gần thành công. Đứng hẳn trên phương diện kỹ thuật tiểu thuyết, từ sau Thế giới đại chiến lần thứ Hai, nói về tiểu thuyết dày bốn năm trăm trang, ngoài cuốn Nhìn xuống của Sao Mai ở Hà Nội (khi chưa có biên giới tại vĩ tuyến 17) và những cuốn mà tôi không có hân hạnh được đọc, tôi thấy cuốn Siu cô nương là một thành công. Còn những truyện như Trại Tân Bồi của Hoàng Công Khanh, Bếp lửa của Thanh Tâm Tuyền… làm người ta nhớ đến tác phong Ả Cu chính truyện của Lỗ Tấn, Des souris et des hommes của Jonh Steinbeck – kể cả Bonjour Tritesse của François Sagan… là những nghệ phẩm không dài không ngắn mà có nhiều nhà phê bình gọi là tân truyện – nouvelle.

Phần cuối cùng của Siu cô nương mang một đề từ: "Tirer la morale DE l’histoire n’appartient pas à l’écrivain". Câu này là của R.M. Albérès, tác giả những cuốn La révolte des écrivains d’aujour d’hui; L’aventure intellectuelle du Xxe siècle, Bilan littéraire du Xxe siècle… Nếu tôi không lầm thì riêng tác giả, sở dĩ tác giả dùng câu ấy làm đề từ vì tác giả dè chừng những nhà văn có ác ý khi phê bình lại đặt ra vấn đề luân lý và đạo đức.

Ngày xưa ông Ngô Đức Kế đã bắt Truyện Kiều làm một cuốn sách giáo khoa luân lý nên Tố Như tiên sinh bị một trận… oan, mà nói đúng ra, người chịu trách nhiệm gián tiếp là ông Phạm Quỳnh. Cũng ngày xưa, Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách đã một vài lần hiện ra dưới ánh đèn… luân lý nên dưới ngọn bút của vài văn nhân nho sĩ, lan tố tâm đã bị bùn tạt vào màu trinh bạch. Và cứ thế, người ta có thể bắt Khổng Tử làm nghệ sĩ…, Bồ Tùng Linh làm nhà chính trị… để công kích…!

Từ đầu thế kỷ hai mươi về trước, trong văn chương, giữa tác giả và độc giả, gần như kín đáo hẹn nhau để nói một thứ ngôn ngữ, để vọng một thứ âm thanh, tiềm tàng cùng nhau duy trì những giá trị tinh thần… những giá trị văn nghệ (có người gọi trường hợp đó là: complicité littéraire et morale). Từ đầu thế kỷ hai mươi đến giờ, giới văn nghệ bỗng một sáng quay lưng lại thứ văn chương nhân văn. Một số tiểu thuyết gia trình bày đời sống, nhân vật và tác động nhân sinh (cụ thể và trừu tượng), lồng trong khung thực tại bi đát, trần truồng, tối om, đôi khi đến… dơ nhớp… và dưới một thứ ánh sáng "siêu hình": tác giả dùng ống kính "siêu hình" để chiếu vào con người cụ thể và đời sống cụ thể. Họ không làm nhà luân lý – theo kiểu truyền thống – họ không dạy đời…

Còn một số tiểu thuyết gia khác nữa tạo ra một thứ văn chương khách quan phi ngã (littérature impersonnelle) tác giả không có mặt trong sách, tác giả kể… như những máy chụp hình ghi ngoại cảnh vào ống kính, ghi màu sắc, âm thanh… ghi cả những thực thể trừu tượng và siêu hình trong trí người, trong lòng người, trong tác động của nhân sinh. Văn học tiểu thuyết thứ hai này – sau khi thế kỷ mười chín chấm dứt ở Pháp với chủ nghĩa tả chân và duy nhiên – trưởng thành ở Mỹ và một ngày một rộng… Kết quả của một quá trình biến chất mơ hồ là kỹ thuật của những nhà tiểu thuyết Mỹ là một thứ kỹ thuật mà người ta gọi là tâm lý khách quan (psychologie objective) đượm một hương vị độc thoại về tình cảm (monologue interieur). Kỹ thuật này là một sản phẩm gián tiếp của chủ nghĩa duy nhiên (naturalisme), bắt đầu từ hậu bán thế kỷ XIX bên Pháp với Emile Zola, phát triển ở Mỹ vào tiền bán thế kỷ XX, và thấp thoáng ở Tàu với Lỗ Tấn, Lao Xá, Tào Ngu, màu sắc và "kiến trúc" có khác nhưng nguyên lý văn nghệ không xa bao nhiêu… Tác giả không có mặt trong tác phẩm và người đọc truyện như ngắm tranh ấn tượng và dã thú… Những ý tưởng sẽ tự nhiên phát hiện từ sự kiện trong chuyện. Tác giả trọng sự tự do của độc giả: người đọc cứ việc đọc… như khán giả cứ việc nhìn màn ảnh… có khác là ở trên màn ảnh thì các "cảnh" cứ việc tiếp nhau theo một tốc độ bắt thị giác làm việc nhiều hơn lý trí. Còn coi sách thì người đọc sách có thì giờ sống với sự kiện, và từ sự kiện, ý tưởng hiện ra trong thông minh của con người: trong sách không có nhà truyền giáo, nhà chính trị… làm "văn chương", nói "văn chương" mù mịt… dạy người như những nhà luân lý hay những triết gia thử thách sự kiên tâm của con người. Từ sự kiện, nó nói lấy. Từ sự kiện, "triết lý" tiềm tàng phát sinh rồi hiện ra trong trí người đọc: người có tự do, muốn nghĩ sao về việc xảy ra thì nghĩ… không bắt buộc phải đeo cùng một thứ kính với kính tác giả… không bắt buộc phải theo, phải đồng ý, phải sùng bái chẳng hạn…

Mà cũng phải, nếu phải theo, phải đồng ý, tôi cho là con người "nghèo" đi! Con người chẳng phải chỉ "nghèo" đi vì tôn giáo như Ludwig Feuerbach đã nói (L’homme s’appauvrit en enrichissant Dieu) mà còn nghèo đi vì tất cả mọi thần tượng lớn nhỏ, xa gần, cao thấp, cụ thể hay trừu tượng… dù thần tượng đó hiện ra dưới hình thức một bức tượng để trong giáo đường, dưới hình thức một hệ thống ý tưởng, hay dưới hình thức một ý tưởng trong thư viện… Xin thú thực là tôi thích đọc tiểu thuyết Mỹ hơn tiểu thuyết Pháp là vì vậy. Người ta có thể đọc Pour qui sonne le glas của Hemingway hai lần, nhưng đọc Jules Romain chưa tới nửa sách đã thấy nản. Thế thì cái chuyện La condition hummaine hay L’espoir của Malraux, Drôle de jeu của Roger Vailland…, in nhiều lần cũng không phải là lạ!

Nếu chúng ta cứ đeo mớ kính luân lý và đạo đức mà phê bình tiểu thuyết Mỹ thì chỉ có một cách là đóng cửa văn hóa lại! Xin thú thật là tôi đã đọc một truyện ngắn của Hemingway nhan đề Le Révolutionnaire (Nhà cách mạng) dài vỏn vẹn có một trang sách không hơn không kém, mà tôi đã suy nghĩ rất nhiều… Một chuyện vặt, rất vặt, không đầu không đuôi, vậy mà những chi tiết trong chuyện nói rất nhiều – xin nói lại: nói rất nhiều… Tôi cứ tưởng đọc mấy trang Nho giáo của Trần Trọng Kim hay một bài đại luận của Lương Khải Siêu dịch ra tiếng Việt, cũng đã suy nghĩ về nhân sinh, về cách mạng, về con người… chẳng hạn dài như tôi đã suy nghĩ trong khi đọc một truyện rất ngắn của Hemingway vậy…

Mặc Đỗ có chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết Âu Mỹ – nhất là Mỹ – để tự tạo cho mình một kỹ thuật không? Tôi tin rằng có một phần nào. Người viết Siu cô nương có lẽ đã ý thức được việc ấy nên cũng ngại, ngại rằng có người sẽ đeo những thứ kính… chính trị, kính… lý tưởng, kính… luân lý màu sắc khác chẳng hạn để nhìn sách mình, anh đã để một đề từ (épigraphe) trên phần cuối cùng Siu cô nương.

Tác giả đã thành công trong kỹ thuật dựng một cuốn tiểu thuyết; nhưng anh cũng sợ, nếu người ta muốn nghiêm khắc, người ta sẽ cố tìm sâu trong lá… Hoàn cảnh lịch sử về văn hóa Việt Nam là một hoàn cảnh đầy những luận cứ để cho mỗi một công trình văn hóa gì, dù hoàn hảo, cũng mang một vài khuyết điểm là ít…!

Bây giờ có bạn sẽ hỏi về vấn đề nội dung của Siu cô nương. Tôi xin nói: khen hay chê Siu cô nương là tùy ở chủ quan của mỗi người. Ở đời ai cũng có đeo một thứ kính vũ trụ và nhân sinh riêng để nhìn đời sống và sự nghiệp lớn nhỏ của nhân sinh.

Nói cho đúng, vấn đề nội dung này rắc rối lắm! Lôi vũ của Tào Ngu một sớm bỗng lên thảm xanh, La Tempête của Ehrenbourg ngày xưa cả Hội Văn nghệ Liên Xô cho là phản tả chân xã hội và nếu không có Staline thì đã vào sọt rác… thì những người đương thời (như các bạn văn nghệ và tôi) của những cuốn sách đương thời ăn nói làm sao cho ổn, cho hợp với không gian và thời gian – nhất là thời gian?

Ai muốn phê bình nội dung Siu cô nương làm sao thì phê bình… Tôi tuy không cùng tư tưởng với các bạn nhóm Quan Điểm nhưng cũng không đề cập. Tôi hẵng đeo kính thuần văn nghệ để đọc sách Siu cô nương của Mặc Đỗ, để đọc truyện ngắn Ba con cáo của Bình Nguyên Lộc, để ngắm tranh ấn tượng hình dung những người "một sáng bụng thấy đói, trăm năm thân phải liều" méo mó, gầy ốm, tởm… của một vài họa sĩ ấn tượng chẳng hạn…

Nhưng đã nói chuyện nội dung thì cũng xin nói nốt một chi tiết. Trên phương diện kỹ thuật tiểu thuyết (technique romanesque), Mặc Đỗ đã thành công. Nhưng về nội dung, tôi có một điều trách tác giả.

Ấy là tác giả thiên về nhân vật và động tác, quên đi một ít màu sắc của bối cảnh. Cái quãng thời gian chung quanh ngày Hiệp ước Genève năm 1954 trên đất Hà Nội là những ngày rất phong phú, đầy ăm ắp… Khí hậu dày như sương mù; không khí náo nhiệt và bề bộn, toàn diện căng thẳng những hỉ nộ ái ố… Không khí đổ vỡ tràn khắp nơi, chan hòa khắp chốn. Nhân sinh mất thăng bằng, nếp sống gãy đổ, các giá trị nghiêng lệch… Bối cảnh chung đó, tưởng họa sĩ nên vẽ bằng những nét phũ phàng của phái ấn tượng hay dã thú, phải rậm, dày, sâu – nhất là bối cảnh ấy lại quy định tác động của con người – của Mộ, Thái, Lũy… Mặc Đỗ một phần nào, đã quên điều ấy nên khí hậu tinh thần trong tác phẩm hình như hơi thiếu… Sartre có nói một cuốn tiểu thuyết là một cái gương và đọc tiểu thuyết là nhảy vào trong gương… Vụt một cái, người ta có ấn tượng là ở bên kia cái gương… giữa những người, những vật quen quen (người đây là nhân vật; vật đây nói chung là bối cảnh). Người ta "nhảy" vào Siu cô nương là để tìm một số người quen quen: Thái, Mộ, Lũy… kể cả người chết và gái điếm, coi có thể tìm một chút đồng hóa (identification) nào chăng, và là để sống giữa một bối cảnh vừa quen vừa lạ… Quen ở chỗ Hà Nội là nơi "nghìn năm văn vật đất Thăng Long", ai cũng đã ít nhiều thở những thứ không khí. Lạ ở chỗ đương xảy ra một chuyện lớn trong lịch sử: cảnh có lạ, người có lạ, màu sắc đương biến, ngấn "phong vũ biểu" đương xuống lên và xuống lên một nhịp loạn… Ở trường hợp thứ hai, Mặc Đỗ đã quên đi một ít nét, thiếu đi một vài mẩu: người nhảy vào "gương" thấy thông minh của mình hơi ngạc nhiên và óc tò mò của mình phải làm việc nhiều hơn một chút… Có lẽ Mặc Đỗ sẽ trả lời tôi rằng chính tác động và ngôn ngữ nhân vật – theo kỹ thuật sáng tác của tiểu thuyết gia Mỹ phỏng của điện ảnh – tạo ra và gợi ra bối cảnh?

1959
Tam Ích
(trong tập Ý Văn 1)
Nguồn vietmessenger

Friday, July 30, 2010

Thơ Trần Mạnh Hảo


BÀI CA SỰ THẬT

Sự thật của tôi
Sự thật của anh
Sự thật của chúng ta
Sự thật của mọi người?

Nhân loại có bao thời
Sự dối trá làm quan tòa phán xử
Bru-nô ơi trái đất vẫn tròn
Mà chân lý nghìn sau còn trả giá

Nhưng đất nước vẫn đi tìm sự thật
Trong câu hát có mồ hôi nước mắt
Có con nghê đá đầu đình cười cợt các triều vua
Có thằng Bờm chẳng tin lời hứa hão
Cái quạt mo không để phú ông lừa
Vua Hùng ơi Người đi tìm sự thật
Bằng cách ngày đầu năm xuống ruộng cày bừa

Bao triều đại xưa đổ vì ưa nói dối
“Muốn nói gian làm quan mà nói”
Sự thật giấu trong nhà dân đen
Sự thật từng vật vờ đi như ăn mày đầu đường xó chợ
Sự thật làm anh hề, chú mõ
Sự thật như nàng Thị Kính oan khiên
Sự thật trốn vào ngụ ngôn, ngạn ngữ sấm truyền
Sự thật có khi mượn Xúy Vân mà giả dại
Sự thật chiếc lá đa bay qua bao thời đại
Bay về đây trời nổi can qua
Con vua thất thế quét chùa sãi ơi!

Vĩnh biệt chú Cuội
Vĩnh biệt thành tích ma, báo cáo láo thành thần
Bệnh hình thức gọi sai tên sự vật
Người đói phải nói lời no
Vị đắng sao lại kêu là mật?
Ngục tù mang nhãn hiệu tự do!

Vĩnh biệt khái niệm quét vôi và từ ngữ nước sơn
Đạo đức dính trên đầu môi chót lưỡi
Vĩnh biệt những bóng ma cơ hội
Những cái đầu già cỗi tự bên trong
Những con mắt nhìn người bằng bóng tối
Có nhận ra tia nắng mới trong lòng?

Tôi là người tập yêu sự thật
Tập nghe nên có lúc ù tai
Tập nhìn nên chói mắt
Đất nước đổi thay
Cơn đau đẻ những dòng sông quằn quại!

Hạt thóc và hạt máu có bao giờ nói dối?
Bốn nghìn năm dân tộc tôi
Đi từ bờ bên kia
Đến bờ bên này của sự thật
Để mỗi con người hôm nay trên mặt đất
Được cầm trong tay một tia nắng mặt trời…

Sài Gòn ngày 15-1-1987
Trần Mạnh Hảo
Nguồn & đọc thêm : boxitvn - bmq

Thursday, July 29, 2010

Bùi Thụy Đào Nguyên


Vì sao tôi đam mê sử

Sử chủ yếu là để ghi chép sự việc.Ngọn bút chép sử bao giờ cũng giữ nghị luận rất nghiêm: ca ngợi thời thịnh trị thì sáng tỏ chẳng kém mặt trời, mặt trăng; lên án lũ loạn tặc thì gay gắt không thua sương thu giá buốt.Người thiện có thể theo đó mà bắt chước, kẻ ác có thể biết mà tự răn… (Ngô Sĩ Liên. Đại Việt sử ký toàn thư)

Ngẫm cũng là lạ, tôi đang tìm kiếm tư liệu để viết về người Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, thì bất ngờ biết thêm một người Anh hùng khác là Lâm Quang Ky; tương tự, tôi đang viết bài về Tổng đốc Hoàng Diệu thì gặp thêm Tán lý Nguyễn Cao…

Cứ thế, những dòng chữ nơi trang web, trang sách sử, như cứ thôi thúc tôi tìm hiểu thêm về họ, rồi viết thêm về họ.
Vài người bạn thân thấy tôi thức khuya dậy sớm, đã lao tâm mà chẳng có xu nào vì việc làm vừa kể, đã khuyên can, đại khái bạn bảo tôi phải giữ gìn sức khỏe; không cần phải khơi lại những câu chuyện cũ để làm gì, khi sử sách đã biên chép nhiều rồi…

Nghe lời, tôi khép sách lại, tắt máy vi tính rồi đi dung dăng dung dẻ với chúng bạn.

Vui quá, dọc đường về, định bụng sẽ không biên chép gì nữa cả; ấy vậy mà vào khoảng hai, ba giờ ngay đêm ấy thôi, khi tôi bất chợt tỉnh giấc, rồi cứ nằm trằn trọc mãi vì những dòng chữ nơi trang sách, trang web hồi ban sáng, & những hình bóng của những gì xa xưa, do tôi mường tượng ra như lôi kéo nhau về.

Vậy là, tôi lại mở máy, mở sách…. Đầu óc lẩm cẩm tự suy nghĩ rằng:

Sử là để biên chép việc của Trời, của Đất và của Người.
Trước vấn đề to tát này, ngay cả sử quan Phan Huy Chú còn than là khó:

Người xưa vẫn phàn nàn và cho rằng việc trước thuật là khó. Huống chi ngày nay, sách vở đã tản mát, muốn hiểu suốt được cổ kim, phân biệt được việc hay và việc dở, góp nhặt chữ nghĩa của thiên cổ để làm sách thông dụng cho đời, thì đến bậc học rộng tài cao còn lấy làm ngại, nói chi người sức học còn tầm thường như ta…(Trích tựa bộ Lịch Triều Hiến Chương loại chí).

Thế thì, chuyện trước tác, đánh giá để dành cho bậc đại khoa, mình chỉ nên làm công việc sao chép lại một số đoạn của chính sử hay chỉ là câu chuyện được truyền miệng trong dân gian rồi kết nối lại thành bài, thi thoảng lạm bàn vài câu để người thiện có thể theo đó mà bắt chước, kẻ ác có thể biết mà tự răn…

Vả lại, ở mỗi thời kỳ, mức độ cảm nhận về một sự kiện hay một nhân vật nào đó, chắc gì không có điểm lưng cạn khác nhau…

Nói khác hơn, sử nên là trang sách luôn được mở và người biên chép sử phải là người có trọng trách nhở; để làm gì? để người hôm nay và người hôm mai hiểu rằng đối với lịch sử của non sông, của dân tộc; chúng ta không chỉ ngẩng cao đầu nhìn về phía có lắm pháo hoa, mà còn phải biết cúi đầu rồi thầm ngậm ngùi cho nơi nhiều máu xương và nước mắt đã dỗ ra vì non sông, dân tộc nữa.

Phần riêng, sử là môn học mà tôi đam mê từ thời thơ trẻ.Cho nên, dù bây giờ tôi chẳng còn được cắp sách đến giảng trường, nhưng bất kỳ lúc nào rảnh rang tôi đều tìm đến những trang sách, trang web mà mình đã trót yêu mến.

Đọc rồi tra khảo lại rồi post lên diễn đàn để bày tỏ, để chia sẻ, và để ai đó cùng cảm nhận với mình rằng non sông Việt, ở tầng lớp nào cũng có những đấng Anh hùng, ngay cả ở tầng lớp áo vải.

Và quan lại Việt xưa đâu phải đa phần là những kẻ bất tài, tư túi, quen thói cửa quyền … mà là những người luôn rèn luyện bản thân, biết lắng nghe ý dân, biết đứng về phía nhân dân, cống hiến hết sức mình cho dân, cho nước…

Thật lòng, mỗi khi tôi suy ngẫm về những nhân cách đáng quí trọng ấy, bỗng dưng mình muốn làm một việc gì đó, dù nhỏ bé cho thôn xóm, cho cộng đồng. Không biết ai đã nói, những tấm gương sáng sẽ đẩy lùi mọi thứ bóng tối. Và tôi tin điều đó cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng…

Bùi Thụy Đào Nguyên
Long Xuyên, đêm 26/10/2007
Nguồn ngoisaoblog

Wednesday, July 28, 2010

Nguyễn Thị Diệu Vân


Nguồn Gốc Công An Nhân Dân

Nguồn gốc bộ máy kềm kẹp Công An , một bộ phận khủng bố của đảng CSVN.

Ngày 3/2/1930, Đảng Việt gian Cộng sản Việt Nam ra đời, bầu trời Việt Nam trở thành ảm đạm, báo hiệu dân tộc Việt sắp có tai ương. Trong cao trào cách mạng 1930 - 1931, Đảng Việt gian CSVN cho tổ chức "Đội tự vệ đỏ" để bắt đầu chiến dịch khủng bố, trấn áp nhân dân, theo chân đế quốc Xôviết phá hoại an ninh trật tự khắp nơi. Từ đó trở đi, tổ chức "Đội tự vệ đỏ" đã xuất hiện trong các cuộc đấu tố, ám sát , giết người hằng loạt.

Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ. Trong thời gian chờ Đức Quốc Xã giúp . Đảng Việt gian CSVN rút vào hoạt động bí mật; đồng thời thành lập an toàn khu (ATK) và các "Ban công tác đội" nhóm mật vụ nầy của Cộng Sản lập ra để huấn luyện ám sát các tổ chức Quốc Gia lúc bấy giờ.

Tháng 11/1941, Đội "tự vệ cứu quốc" được thành lập ở Cao Bằng, sau đó phát triển khắp nơi, đây là một tổ chức ám sát và mật thám khác của đảng Việt gian CSVN.

Đêm 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp.

Ngày 12/3/1945 , các đảng phái Quốc Gia như Việt Nam Quốc Dân Đảng đồng loạt đứng lên kháng Nhật , trong lúc đó đảng Việt gian CSVN không tham gia vì bản tính hèn nhát, muốn bảo toàn lực lượng. Đảng CSVN chờ cuộc kháng Nhật do VNQDD và các đảng phái Quốc Gia khác thành công. Lợi dụng thời cơ lúc đó, đảng CSVN nhảy ra tiêu diệt luôn các đảng phái Quốc Gia để cướp công kháng chiến. Một hành động khốn nạn nhất mà đảng Việt gian CSVN đã làm đối với Dân Tộc VN.

Tháng 6/1945, Tổng bộ Việt minh chiếm hầu hết các Khu và sau đó thành lập Khu giải phóng gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên. Các "Đội danh dự trừ gian" (sau đổi là Đội danh dự Việt minh), "Đội hộ lương diệt ác", "Đội trinh sát" - đó là những tổ chức chuyên khủng bố và ám sát với những mỹ từ đặt cho tên gọi của các nhóm nầy cũng không giấu nổi sự tàn ác tiềm ẩn bên trong. Các tổ chức khủng bố nầy cũng là tiền thân của Công an CSVN đã lần lượt ra đời . Từ đó trở đi, người dân sống trong lo sợ phập phọ̀ng vì bọn thảo khấu ác ôn nầy.

Ở Hà Nội, "Đội danh dự Việt minh" một đội ám sát đầy sắc máu đã ám sát các ông Hoàng Sĩ Nhu, Trương Anh Tự, Nga Thiên Hương, Phán Sinh. Tại Hải Phòng, "Đội danh dự Việt minh" bắt cóc và tra tấn đến chết các vị trong đảng phái quốc gia như Hồ Sĩ Trừ, Hải Ân, Đỗ Đức Phin, Chánh tổng Cận . Bọn khủng bố CSVN nầy lợi dụng thời cơ đảng Đại Việt không để ý, phục kích và ám sát ông Trần Tự đảng trưởng Đại Việt thuộc làng Cổ Tri, Vĩnh Bảo.

Mùa thu năm 1945, chiến tranh thế giới lần thứ II chuyển biến , Hồ Chí Minh qua triều cống Xô viết, lúc đó Quân đội Xô viết đang mở chiến dịch tấn công Berlin.

Ngày 9/5/1945, Đức ký Hiệp ước đầu hàng với Hoa Kỳ và các nước đồng minh.

Ngày 9/8/1945, sau 2 qủa bom nguyên tử của Hoa Kỳ thả vào Hirosima và Nagasaki, phát xít Nhật đầu hàng Hoa Kỳ. Ở Việt Nam, bộ máy thống trị của Nhật mà Việt gian CSVN lợi dụng để nhắm đánh vào các đảng phái quốc gia . CSVN dùng hình thức hèn hạ như chỉ điểm cho Nhật biết các buổi họp của các đảng phái quốc gia. Với thủ đoạn mượn đao giết người , CSVN thông đồng với Nhật để chiếm đoạt các kho lúa gạo đưa đến thảm trạng Miền Bắc chết đói lên con số 2,000,000 người trong một thời gian ngắn.

Từ ngày 13 đến 15/8/1945, Đảng Việt gian CSVN họp dưới sự chủ trì của tên lãnh tụ ác ôn Hồ Chí Minh. Trong Hội nghị nầy, HCM đã phát động chiến dịch qui mô nhắm vào các đảng phái tổ chức quốc gia để chiếm quyền khi Nhật rút lui.

Ngày 16/8/1945, Đảng Việt gian CSVN họp Đại hội ở Tân Trào, Tuyên Quang quyết định thành lập cái gọi là "Ủy ban Giải phóng dân tộc Việt Nam" do tên ác ôn Việt gian Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Ngay sau Đại hội, Việt gian Hồ Chí Minh đã chính thức ra lệnh một cuộc ám sát qui mô nhắm vào những người không theo Cộng Sản.Ngày 19/8/1945, Việt gian CSVN chiếm Hà Nội. Đêm 22 rạng ngày 23/8/1945, Cộng sản tiến về thành phố Huế làm náo loạn Cố Đô, đồng bào từ Miền Trung trốn chạy về Sài Gòn .

Ngày 25/8/1945, tên Cộng Sản ác ôn Chu Đình Xương, đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương được cử làm Giám đốc Sở Liêm Phóng một cơ sở Khủng Bố khét tiếng Miền Bắc. Lúc đó ở các tỉnh, thành phố thuộc Miền Bắc CSVN đều thành lập Ty Liêm phóng để khủng bố và trấn áp người dân. Ở Miền Trung, Việt gian CSVN thành lập Sở Thám báo và Ám sát được gọi là "Trinh Sát" .

Tên Cộng Sản ác ôn Nguyễn Văn Ngọc, Thường vụ Xứ ủy được cử làm Giám đốc Sở Ám sát Miền Trung. Ở các tỉnh thuộc Miền trung đều thành lập Ty Ám sát. Trong khi đó ở Miền Nam VN , Cộng Sản thành lập một tổ chức khủng bố khác gọi là "Quốc gia tự vệ cuộc", tổ chức nầy chuyên đặt bom mìn ở các khu vực chợ búa , trường học nhằm khủng bố tinh thần đồng bào Miền Nam. Vào lúc đó đảng Việt gian CSVN cử tên ác ôn khét tiếng có máu lạnh , giết người không gớm tay tên là Dương Bạch Mai làm Ủy trưởng "Quốc gia tự vệ cuộc". Các tỉnh thuộc Miền Nam bắt đầu có mặt bọn khủng bố "Quốc gia tự vệ cuộc" nầy.

Vào tháng 8-1945, các tổ chức có tên "Công an nhân dân" Việt Nam ra đời. Tuy tên gọi ở ba miền có khác nhau, nhưng những tổ chức ấy đều có nhiệm vụ khủng bố người dân để bảo vệ đảng, bọn nầy trấn áp nhân dân từ Nam chí Bắc. Đây là một đội binh đỏ, nằm dưới sự chỉ đạo của đảng CSVN tay sai Trung Quốc .

Ngày 21/2/1946, tên ác ôn Việt gian Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 23-SL hợp các lực lượng Ám sát, Khủng bố lại để thành lập "Việt Nam Công an vụ". Từ đây, cái tên gọi Công An Nhân Dân ra đời. Từ đó trở đi, cả nước từ Nam chí Bắc phải sống khổ sở với bọn vệ binh đỏ ác ôn nầy.

Nguyễn Thị Diệu Vân
Vietland Staff (Quốc Nội)
Nguồn vietland

nguoibuongioblog


Thông tin về vụ Bắc Giang và câu chuyện nước Vệ

Video Bacgiang –Audio Bacgiang

TTXVN đã đưa tin lại từ miệng của ông phó chủ tịch tỉnh Bắc Giang, ông này nói rằng.

- khoảng 18 giờ ngày 23/7, lực lượng tuần tra cảnh sát giao thông Công an huyện Tân Yên phát hiện anh Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, quê xã Hồng Thái, huyện Việt Yên đi xe máy biển kiểm soát 98M9-3894 chở chị Phạm Thị Ngoãn, 20 tuổi, quê xã Mỹ Hà, huyện Lạng Giang (cùng tỉnh Bắc Giang ), có lỗi vi phạm an toàn giao thông trên đường 398 thuộc địa phận thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên.

Công an đã đưa phương tiện và người vi phạm vào trụ sở để lập biên bản xử lý. Khi ngồi trên ghế, anh Khương có biểu hiện sức khỏe không bình thường và công an đã đưa anh đi cấp cứu ở Bệnh viện huyện Tân Yên. Đến bệnh viện thì anh Khương chết.

Chúng ta hãy hình dung về một câu chuyện khác trong bối cảnh nước Vệ thời Sản trị.

Bữa rượu mạng người.

Hôm ấy đã hết giờ hành chính, hai công sai triều đình trên đường đi về, bỗng thấy phía trước một đội nam nữ đang cưỡi ngựa không đội nón. Công sai Sát mới ngoảnh lại nói với công sai Thủ.

- Này anh Thủ, chả phải trước mặt ta có bữa rượu đó chăng ?

Thủ gật đầu đồng tình.

Sát và Thủ phi ngựa chặn đầu ngựa đôi nam nữ, hoạch họe đủ điều, rồi nói nam nữ vi phạm luật triều đình đi ngựa không đội nón. Một đe một nhẹ nhàng,tưởng như mọi khi can sự khóm róm đưa cho ít bạc là xong. Nào ngờ chàng trai cưỡi ngựa kia vốn là phu xe trạm, hàng ngày tiếp xúc với công sai giao thông. Anh hiểu rõ hai công sai cưỡi con ngựa đang thực hiện chức trách thế nào, anh mới bèn đòi hỏi phải có biên bản, quyết định xử phạt tại chỗ.

Công sai Sát và Thủ không ngờ can sự lại dám lếu láo đòi hòi thế. Bởi những thứ đó cấp trên chỉ giao cho cả tổ công sai khi đi thi hành phận sự, và giao cho tổ trưởng. Thừờng ngày tổ công sai lập ở một góc đường, Sát và Thủ chỉ chuyên việc chặn đường bắt người vi phạm vào nơi công sai tổ trưởng để làm biên bản vi phạm và quyết định phạt tại chỗ hay quyết định thu giữ ngựa xe. Nay bị can sự hỏi đến những thứ đó, Sát nóng mặt lắm, mới quay lại bảo với Thủ

- Thằng này thích thế, đưa cả người với ngựa về trụ sở lập biên bản.

Nói rồi Sát vỗ đùi nhảy tót lên ngựa can sự phi nước đại về trụ sở công sai.

Thủ ngoảnh lại bảo với can sự

- Mày lên đây theo tao về làm việc.

Can sự leo lên ngựa của Thủ, còn bạn gái thì lếch thếch đi bộ theo sau.

Đến trụ sở công sai, Sát và Thủ lôi can sự vào một căn phòng nhỏ làm việc, bấy giờ nhiều công sai hết giờ làm việc đã về nhà. Sát gằn giọng nói

- Mày vi phạm những lỗi này, lỗi kia, tổng các lỗi là 700 lượng bạc

Can sự há hốc mồm, nói tội lúc trước chỉ có không đội nón khi đi ngựa mà thôi. Thủ bên cạnh nói thêm vào

- Lúc đó chúng tao xử lý tình cảm mày không nghe, giờ vào đây thì khác rồi.

Bực với kiểu quay quắt của công sai, can sự quở

- Thế này thì các ông là cướp à ?

Sát vốn đã cay cú từ đầu, lúc trước tưởng ngon ăn ai ngờ gặp kẻ cứng đầu. Giờ đã lôi về trụ sở mà chả nhẽ phạt vớ vẩn tội đi ngựa không đội nón, đồng nghiệp người ta biết hẳn sẽ chế giễu như hồi nọ rằng

- Tưởng to tát gì mới bõ công lôi về, ai ngờ vi phạm vặt mà lôi về trụ sở mất thời gian, chật chỗ. Để trụ sở làm thịt bọn tứ mã, bát mã có kiếm hơn không ?

Cũng bởi cả ngày làm việc, tưởng chiều đến gặp con mồi có bữa nhậu. Xương quá lôi về đây, giờ không kiếm cớ phạt nặng lấy uy tín cũng không được, mà tên can sự này cứ cãi lý. Sát mới điên tiên đứng dậy bóp cổ can sự

- Thằng chó này mày dám nói tao thế à.?

Can sự vùng vẫy cố dẫy dụa thoát khỏi cánh tay sắt vốn được luyện tập bao năm trời ở trường dạy công sai nước Vệ. Càng dẫy thì Sát càng uất, mới dùng đầu gối thúc vào bọng đái can sự. Đây là một trong những đòn đánh hiểm không để lại dấu vết mà công sai Vệ được huấn luyện kỹ càng, thúc gối đến cái thứ ba thì can sự có dấu hiệu sức khỏe không bình thường đúng như trong lời tuyên bố sau này của quan đầu tỉnh.

Thấy can sự mềm nhũn người, lả người xuống đất dãy nhẹ mấy cái rồi nằm im. Sát hỏi Thủ

- Nó chết à ?

Thủ sờ động mạch cổ chép miệng

- Thằng này kém, mới có thế đã chết, chắc tại sức khỏe nó có vấn đề.

Sát gật gù

- Đúng là thằng này sức khỏe yếu, chắc có bệnh gì, mọi khi tôi đánh bọn vi phạm, thúc gối vào bụng dăm bảy cái là chuyện thường. Có thằng nào sao đâu.

Hai công sai dựng xác can sự ngồi trên ghế rồi bàn nhau. Thủ nói

- Giờ cứ nói nó đột tử thế là xong

Sát hỏi

- Nó đi đường vẫn mạnh khỏe, vào đây mới chết, báo cáo thế có ổn không ?

Thủ cười

- Nó đang khỏe thế mới là đột tử chứ. Ông có cứ khai thế, mọi việc quan trên và triều đình sẽ lo. Đừng nhận đánh là được rồi.

Sát cười hớn hở với giấy bút làm báo cáo, miệng cừơi nói

- Chúng ta ăn lộc nhà Sản, giữ giang san Đại Vệ cho nhà Sản trị vì, lẽ nào vì cái mạng cỏn con này mà nhà Sản lại trị tội chúng ta. Như thế còn đâu là sự thật, công bằng, văn minh của nước Vệ thời nhà Sản.

Viết báo cáo xong, hai công sai gọi xe ngựa vất xác can sự lên xe bảo chở vào nhà thương. Tối thì gia đình đến nhận xác. Thấy có vết bầm trên cổ, quan pháp y ghi là vết chàm. Người nhà cự thằng bé từ nhỏ đến giờ đâu có vết chàm như thế. Quan pháp y nói

- Cơ thể con người huyền bí lắm, như ông quan nọ từ huyện thì bụng bé, tự dưng lên tỉnh bụng bỗng to ra. Ai mà biết đươc. Vết chàm này nó đột ngột xuất hiện sau khi con ông đã chết bởi sự tuần hoàn của máu đến đó bị ngưng lại. Có gì ông cứ đem chôn, tháng nữa xét nghiệm xong chúng tôi trả lời kết quả.

Gia đình nạn nhân không chịu nói

- Sao phải đợi tháng nữa, chả phải mấy vụ giết người cướp của, các ông mổ xác là có kết quả ngay đó sao?

Quan pháp y xua tay.

- Vụ đó khác, vụ này có nhiều tính chất liên quan đến an ninh trật tự xã hội, phải cẩn trọng nghe ngóng tình hình xem các thế lực thù địch có lợi dụng xuyên tạc hay không. Chúng tôi phải trình kết quả xét nghiệm lên Tối Cao Sản Ủy xin chỉ đạo mới thông báo rộng rãi cho dư luận biết, không để cho bất kỳ đối tượng, ổ nhóm nào lợi dụng làm sai lệch sự việc đi được.

Không còn cách nào hơn để cãi lý với quan pháp y, gia đình nạn nhân ngậm ngùi nuốt hận mang xác con về nhà đợi phân giải.

Cái ghế giết người.

Sau vụ án mạng này, quan đầu tỉnh tuyên bố nạn nhân vào phủ công sai, được công sai tử tế mời ngồi ghế làm việc bỗng tự nhiên lăn ra chết.

Nhiều người tò mò mới hỏi nhau cái ghế ấy thế nào mà kỳ lạ vậy. Người đang khỏe mạnh ngồi lên bỗng lăn ra chết ngay. Dân tình bàn tán mãi không thôi về cái ghế trụ sở công sai. Có kẻ nói

- Thì cũng như những cái giếng, ai xuống là chết đó.

Người khác thông thạo hơn

- Chuyện này thì có nhiều, bên tận nước người da trắng , tóc xanh có lần tôi đến. Có những chuyện la kỳ như bức tranh giết ngừoi. Ai sở hữu nó thế nào cũng bỗng dưng lăn ra chết.

Người rành về cõi âm thì nói

- Có lẽ ghế mà đóng gỗ ấy lấy từ quan tài của người bị sét đánh mới thiêng thế. Ai ngồi lên đều chết tươi.

Bởi bàn tán xôn xao, hiếu kỳ dân chúng kéo nhau đến trụ sở công sai xem chiếc ghế giết người, có người cố vào tận nơi để hỏi mua. Tranh cướp xô đẩy nhau để xem cho bằng được chiếc ghế, công sai ngăn không được bắt đi 6 mống vì tội gây rối trật tự hiện chưa cho về lại đòi truy tố.

Sĩ phu nước Vệ biết chuyện nói rằng

- Ghế nào mà ngồi lên mà chết được, như lời quan đầu tỉnh nói thì ghế ấy là ghế điện chăng ?


Người buôn gió
Nguồn nguoibuongioblog

Monday, July 26, 2010

Thanh Trúc


Cuộc phiêu lưu 20 năm
vượt Thái Bình Dương đến Mỹ.

Video : Nhân quyền CSVN - CSVN

Từ Việt Nam thuyền nhân cuối cùng tới nước Mỹ sau hơn hai mươi năm phiêu lưu trên biển Thái Bình Dương.(Hình phải : Anh Lê Văn Nơi đứng trước văn phòng luật sư đã tranh đấu cho anh được tỵ nạn tại Hoa Kỳ)

Khi chiếc thuyền mong manh chở một số người vượt biển ra khỏi hải phận Việt Nam năm 1989, Lê Văn Nơi là một thanh niên. Tháng Ba năm 2010, được chấp thuận qui chế tị nạn vì lý do tôn giáo, ông Lê Văn Nơi trở thành thuyền nhân cuối cùng đến Mỹ sau hai mươi năm và tám tháng lưu lạc trên những hòn đảo lớn nhỏ của Thái Bình Dương.

Hơn 20 năm giấc mơ đã trở thành sự thật

Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay kể lại chuyến đi những mười mấy năm của Lê Văn Nơi từ đảo này qua đảo khác trước khi tấp vào đảo Guam, lãnh thổ hải ngoại của Hoa Kỳ với khoảng vài trăm người Việt, được phép ở lại một cách chính thức sau nhiều lần ra trước Toà Di Trú địa phương.

Người trực tiếp từ Washington bay qua Guam để giúp đỡ ông Lê Văn Nuôi về mặt pháp lý, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển, kể lại:

"Khi đến đảo Guam thì anh Lê Văn Nơi gặp một người quen cũ ở Thị Nghè là chị Bé Ba. Đây là sự tình cở hi hữu vì cộng đồng người Việt ở Guam chỉ khoảng ba đến bốn trăm người.

Nhờ sự quen biết đó mà chị Bé Ba cùng với cộng đồng người Việt nhỏ bé ở Guam đã xúm lại giúp đỡ cho anh Nơi, hướng dẫn anh Nơi đi tìm luật sư, giúp anh ra trình diện với chính phủ Mỹ để xin ở lại Hoa Kỳ."

Thế nhưng chính phủ Hoa Kỳ muốn trục xuất anh Lê Văn Nơi về Việt Nam vì cho rằng anh không có lý do gì để xin tị nạn. Bên luật sư của Sở Di Dân Hoa Kỳ quyết chứng minh rằng anh Nơi sẽ được an toàn khi trở về Việt Nam bằng cách trình trước toà bản phúc trình về tự do tôn giáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, qua đó cho thấy Việt Nam là một quốc gia không có vấn đề bất dung tôn giáo.

"Bên phía luật sư của anh Nơi thấy cần phải chứng minh ngược lại. Cộng đồng người Việt ở Guam đã tìm mọi cách và cuối cùng liên lạc với chúng tôi."

Từ chị Bé Ba là người ở Thị Nghè cạnh gia đình anh Nơi trước kia, đến những người khác trong đó có bà Kim Chi, mà sự quen biết với giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, và bà Nancy Bùi ở Washington, dẫn tới tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng và Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển. Tháng Mười Một năm 2009 ông Nguyễn Đình Thắng đến Guam, phối hợp cùng luật sư của ông Lê Văn Nơi :

"Tại Toà Án chúng tôi đã trình bày là anh Nơi ra đi vì lý do sợ bị ngược đãi về vấn đề tôn giáo. Luật sư bên Sở Di Trú Hoa Kỳ dẫn chứng rằng hiện nay về tôn giáo ở Việt Nam rất thoải mái. Họ dùng bản phúc trình tôn giáo thường niên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để chứng minh điều đó.

Khi chúng tôi ra toà để làm nhân chứng thì chúng tôi đã nêu ra cho quan toà biết còn một bản phúc trình nữa của Uỷ Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, và trong bản phúc trình đó liệt kê Việt Nam là một trong mười một quốc gia trên thế giới có tình trạng đàn áp tôn giáo tệ hại nhất."

Trước sự việc như vậy, vị chánh án ra lịnh ngưng phiên xử để có thời gian đọc bản phúc trình của Uỷ Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế:

"Tháng Ba năm 2010, chúng tôi được tin mừng là quan toà triệu tập lại vụ xử và tuyên bố anh Nơi chính thức được thừa nhận là tị nạn tại Hoa Kỳ."

Rời khỏi hải phận Việt Nam năm 1989

Bây giờ xin mời quí vị ngược dòng thời gian để nghe ông Lê Văn Nơi thuật lại câu chuyện vượt biển hơn hai chục năm trước. Vì bản thân và gia đình bị cản trở trong việc thờ phượng, lại không muốn đi kinh tế mới cũng như đi nghĩa vụ quân sự, nhiều lần Lê Văn Nơi tìm cách trốn đi nhưng thất bại:

"Tới năm 1989 thì mình mới vượt biên được. Mình đi tới Borneo, ở đó hơn một tuần thì di chuyển qua đảo lớn. Khi có nhiều người tị nạn từ các đảo tập trung về thì Cao Uỷ cấp tàu lớn để chở người tị nạn. Vô đó ở thêm một tuần nữa thì vô trại tị nạn Galang."

Sống tại Galang hơn sáu năm, qua những đợt phỏng vấn và thanh lọc, nhưng Lê Văn Nơi không được nước nào nhận. Lúc đó cũng là thời điểm 1996, các trại tị nạn ở Indonesia chuẩn bị đóng cửa và cưỡng bách thuyền nhân trở về nguyên quán. Không muốn trở về Việt Nam, anh Nơi cùng một nhóm bạn bỏ trốn vào rừng:

"Mình trốn dưới ghe ở mấy lùm dừa nước đặng tránh sự kiểm soát của cảnh sát họ dắt chó đi theo. Ở dưới nước thì không có mùi hơi người , chó không bắt hơi được. Mình ở đó khoảng hai tháng, sau đó mình với hai người bạn chèo xuống ra xa rồi căng buồm chạy dọc theo mấy cái đảo xuống dưới Jakarta."

“Với đầy đủ lương thực nhưng không có la bàn mà chỉ với một bản đồ đi biển, gió lên thì căng buồm mà lặng gió thì chèo, mất gần hai tháng anh Nơi và ba người bạn tấp vào một vùng đảo quá Jakarta một chút:

"Đến Chitrabon thì ghe hư, mình vô đó định mua dầu chai đặng sửa ghe nhưng mua không được vì dân ở đó không xài tiền đô. Hai nữa dân địa phương thấy có ghe lạ bèn trình cảnh sát. Cảnh sát địa phương lại hỏi mình cũng khai thiệt là mình trốn từ trại tị nạn ra mình muốn tìm tự do mình muốn qua Úc. Họ dòm chiếc ghe mình rồi nói đi qua Úc mà đi ghe này là chết."

Cảnh sát ở đảo Chitrabon bắt nhóm anh Nơi giao qua Sở Di Trú. Sau khi điều tra, tất cả bị giải về nhà tù của Sở Di Trú ở Jakarta. Đó là tháng Mười Một năm 1996. Tại đây, gặp những nhân viên Cao Uỷ Tị Nạn người Indonesia, cả nhóm bày tỏ nguyện vọng là không muốn trở lại Việt Nam. Sau đó nhân viên Cao Uỷ can thiệp để cả bọn được giam vào nơi tương đối sạch sẽ đàng hoàng hơn.

1996 rời Jakarta đi Bali

Dần dà, nhờ được đi lại thong thả trong tù, anh Lê Văn nơi giúp đỡ các nhân viên Sở Di Trú mọi việc từ dọn dẹp, lau chùi, rửa xe đến sửa bàn ghế. Được hơn nửa năm, nhân viên Sở Di Trú tin tưởng và thỉnh thoảng cho ra ngoài để đi chợ:

"Bắt đầu mình lựa mấy anh bạn đồng chí hướng, có tánh nhẫn nại, gom nhau lại đặng đi nữa. Những lần được ra đi chơi thì mình tìm đường đi nước bước."

“Mình gom tiền xin được của người em rồi mua vé , bốn anh em trốn xuống đảo du lịch Bali. Mình tính xuống đó rồi mình mua một chiếc ghe nhỏ đặng chạy qua Úc, vì đảo Bali gần với Úc.
Anh Lê Văn Nơi đã xin tiền của thân nhân đang ở nước ngoài, sau đó gom những người đi cùng lại , mua vé xe tốc hành chạy xuống Bali:

"Mình gom tiền xin được của người em rồi mua vé , bốn anh em trốn xuống đảo du lịch Bali. Mình tính xuống đó rồi mình mua một chiếc ghe nhỏ đặng chạy qua Úc, vì đảo Bali gần với Úc."

Tới được Bali thì tiền cũng cạn, không có giấy tờ tuỳ thân nên không thể mướn nhà trọ. Cả bốn người bỏ qua đảo Plambok , tìm đường đến một làng ven biển để xin đi đánh cá và chờ thời cơ.

Qua tới Plambok, một người đánh xe ngựa tốt bụng đưa cả bọn đến địa chỉ người quen thì mới hay người này đã chết mấy năm rồi. Thấy tội nghiệp, người tài xế xe ngựa cho về nhà tá túc một đêm. Qua hôm sau, biết mấy người này muốn xuống miền duyên hải, ông tài xế xe ngựa nói là đường đi rất xa và cuộc sống ở đó rất khó khăn. Thế là cả bọn quyết định mua vé xe quay trở lại Borneo, tìm một người cảnh sát đã giúp đỡ bạn của họ trước kia.

“Qua hôm sau, biết mấy người này muốn xuống miền duyên hải, ông tài xế xe ngựa nói là đường đi rất xa và cuộc sống ở đó rất khó khăn. Thế là cả bọn quyết định mua vé xe quay trở lại Borneo
Qua một tối ngủ ngoài bến xe, tìm đến nhà người cảnh sát Indonesia sáng hôm sau, cả bốn được người cảnh sát giàu lòng hảo tâm mang đi kiếm việc làm. Anh Lê Văn Nơi và hai người bạn được gởi lên rừng phụ đốn củi, người còn lại xuống làng chài theo ghe đánh cá. Ở trên rừng làm việc vất vả, ăn uống kham khổ mà lại không có tiền lương:

"Bắt đầu mình bị phù thủng , cứ làm một chút là thấy mệt, mình nói với hai anh bạn kia thà đi làm biển mà có ăn và khỏe hơn chứ còn ở trong rừng kiểu này, vác nặng mà không trả tiền riết chắc chết.

Nói chung hồi còn ở Việt Nam mình đâu biết đánh cá, nhưng ra đó vì bắt buộc thì phải đi, nói chung cũng gian nan dữ lắm. Theo ghe biển đi cào tôm thì nói chung cũng may mắn, đánh tôm có lúc trúng dữ lắm thành ra mấy ông Indo ở đó cũng thích kêu mình đi làm cho người ta, anh em đứa nào cũng có công ăn chuyện làm, có ghe đi có tiền ra vô đàng hoàng."

1999 rời Borneo trực chỉ New Zealand

Trúng được mấy lần tôm, bốn người dành dụm mua một chiếc ghe riêng, mượn thêm tiền của chủ để trang bị máy móc trên tàu. Sau một thời gian trả hết nợ, cả bọn lại tính chuyện ra khơi. Nhưng đến lúc đó thì một trong bốn người, vì thích cuộc sống tại làng chài này, quyết định ở lại. Hai năm sau, một ngày trời yên biển lặng, cả ba giong buồm rời đảo Borneo:

"Bỏ Borneo thì mình tính đánh một vòng xuống hướng đông đi về phia Sulawesi rồi xuống đến Papua New Guinea rồi Solomon, mấy cái đảo dưới đó. Mình tính là sẽ bỏ Papua New Guinea, bỏ Úc rồi qua New Zealand vì ở New Zealand mình nghe nói sẽ không bị đánh đập bị trả về Việt Nam. Thành ra mình tính một đoạn đường rất là xa , mình dự trữ lương thực dầu mỡ đầy đủ hết."

“Bỏ Borneo thì mình tính đánh một vòng xuống hướng đông đi về phia Sulawesi rồi xuống đến Papua New Guinea rồi Solomon, mấy cái đảo dưới đó. Mình tính là sẽ bỏ Papua New Guinea, bỏ Úc rồi qua New Zealand .Trên đường trực chỉ New Zealand, khi coi lại bản đồ, anh Nơi và hai bạn thấy có một đảo nằm dưới sự quản trị của Hoa Kỳ, đó là đảo Guam. Thế là thuyền đổi hướng , định đi ngang vùng đảo Palau, đảo Yap rồi tiến về phía Guam gần hơn New Zealand đến hai phần ba đường.

Bị tàu tuần dương Indonesia chặn lại trên đường tiến về Palau, cả bọn năn nỉ họ đừng bắt và xin đi tiếp:

"Từ đảo Palau này tới đảo Palau nọ đến đảo Palau kia mình chỉ đi từ từ chuyền theo các đảo chứ không dám ra ngoài khơi nữa."

Giữa đường gặp giông gió, tàu lạc hướng lênh đênh trên biển ba ngày mà không thấy bóng dáng một đảo nào, ba người quyết định quay tàu lại để trực chỉ Philippines. Sau hai mươi bốn tiếng đồng hồ, họ phát hiện một đảo ở xa và tiến về phía đó. Đây là một đảo nhỏ chỉ có mấy chục dân, cũng có đảo trưởng và cảnh sát.

Khi nghe những thuyền nhân xin sửa tàu và xin thêm dầu để tiếp tục đi, đảo trưởng liền đuổi họ ra khỏi vùng đảo Palau ngay lập tức vì nếu không thì ông ta sẽ bắt họ lại.

Cuộc hành trình trôi nổi cứ thế tiếp tục cho đến khi tàu cặp vào một hoang đảo, lại ra khơi chạy tiếp đến đảo Mulu trước khi tới được đảo Yap, vốn nhỏ như một chấm đen trên bản đồ Thái Bình Dương mênh mông.

"Thì lúc đó mình tưởng đảo Yap là của Mỹ rồi, mình ở đó trong vòng chín năm."

2009 rời đảo Yap hướng đến Guam, Hoa Kỳ

Chín năm trên đảo Yap, làm việc cật lực để có tiền mua tàu, đồng thời lập kế hoạch đến đảo Guam như chặng cuối của chuyến vượt biển mười mấy năm trời. Lần này anh Lê Văn Nơi trang bị kỹ hơn, vừa hải đồ vừa la bản vừa GPS tức máy định vị bằng vệ tinh. Đến lúc này, một trong hai người đi cùng anh, đã lập gia đình với một phụ nữ trên đảo Yap, quyết định không phiêu lưu đến Guam nữa.

“Chín năm trên đảo Yap, làm việc cật lực để có tiền mua tàu, đồng thời lập kế hoạch đến đảo Guam như chặng cuối của chuyến vượt biển mười mấy năm trời.
Năm giờ chiều ngày 25 tháng Sáu 2009, anh Nơi cùng người bạn còn lại, anh Hiền, bắt đầu ra khơi. Bốn ngày trên biển khơi, đến mười giờ sáng ngày 29 tháng sáu 2009 thì tàu cặp đảo Guam. Đặt chân lên Guam, hai người nhờ dân địa phương chỉ đường vào dần trong thành phố.

Khi một người lái xe hỏi là muốn tới đâu, anh Nơi nhanh trí bảo cho tới khu phố Việt Nam. Tại đây, gặp đồng hương, anh tình cờ tìm được chị Bé Ba cùng quê để rồi từ chị mà được nhiều người Việt ở Guam giúp đỡ như lời tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng kể cùng quí vị vừa nãy:

"Lúc đó mình thấy mình được cảm giác an toàn, mình bước vô đúng một vùng đất văn minh tự do rồi đó. Mình mới được công nhận quyền tị nạn ngày 24 tháng Ba, thì người ta mới cấp cho mình một cái I-94, mình có quyền đi làm lâu rồi là vì những người quen như mấy anh mấy chị ở đây xin cho mình cái Working Permit, mình đi làm thành ra mình mới có chút đỉnh tiền xoay sở và lo luật sư này nọ."

Và ước vọng của người ra đi từ thời trai trẻ, hơn hai mươi năm sau tới đất Mỹ, là gắng để dành tiền vào Mỹ để đi học một nghề nào đó.

Câu chuyện về thuyền nhân cuối cùng tới Guam, mảnh đất từng đón những người tị nạn Việt Nam đầu tiên ba mươi lăm năm trước, kết thúc ở đây. Thanh Trúc kính chào và hẹn tái ngộ quí vị tối thứ Năm tuần tới.

Thanh Trúc
phóng viên RFA,2010-05-28
Nguồn rfa.org

Sunday, July 25, 2010

Biểu tình chống CSVN


Biểu tình chống văn hóa vận CS tại
Nam California ngày 24-7-

Video : Biểu tình chống CSVN
: Lý Tống & CBS 5 - laopho







Nguồn vietland.net

Ngô Nhân Dụng


Trương Văn Sương là một anh hùng

Video youtube.com - Audio rfa.org

Người tù chính trị Trương Văn Sương là một anh hùng. Lịch sử Việt Nam sẽ ghi tên anh như kiểu mẫu một người tranh đấu cho dân tộc được tự do từ thế kỷ 20 sang tới thế kỷ 21. Cho tới hôm nay, ở tuổi 67, anh đã sống trong tù một nửa đời người vì lý tưởng tự do dân chủ. Chúng ta phải gọi anh Trương Văn Sương là anh hùng, vì trong suốt những năm tháng đó, anh chứng tỏ một tinh thần bất khuất, không khác gì những nhà cách mạng như Tiểu La Nguyễn Thành, Ngô Ðức Kế, Ðặng Thái Thân, Phan Bội Châu, trong thập niên đầu thế kỷ trước. Tuy nhiên, anh Sương bị tù đầy lâu hơn nhiều so với các vị tiền bối kể trên.(Hình phải: Sau hơn 33 năm tù đầy trở về ngôi nhà nghèo nàn người vợ đã không còn. Anh Trương văn Sương chụp bên di ảnh vợ-Hình ảnh do gia đình cung cấp)

Ngày hôm qua Trương Văn Sương đã về đến thị xã Sóc Trăng, sau một cuộc hành trình gần 2000 cây số kéo dài hơn 80 tiếng đồ hồ, được nghỉ hai đêm ở Ðà Nẵng và Sài Gòn, từ bệnh viện Phủ Lý miền Bắc vào tới một thị xã ở gần mảnh đất cuối cùng ở miền Nam. Nhiều người Việt Nam, ở trong nước và hải ngoại đã khóc khi nghe tin, và nhất là khi được nghe giọng nói bình thản của anh trên các làn sóng. Phương tiện truyền thông hiện đại đã nối liền trái tim, khối óc, cũng như tiếng thổn thức của hàng triệu người Việt trên khắp thế giới. Trước đó cũng nhờ kỹ thuật thông tin hiện đại mà hàng triệu người đã được đọc câu chuyện đời anh, nhất là thái độ bất khuất và những cuộc tranh đấu không ngừng nghỉ của anh trong lao tù, do các bạn tù cũ kể lại, như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, vân vân.

Theo lời anh Trương Văn Sương kể với báo Người Việt: “Cứ sáu tháng thì tôi phải bị cùm, bị biệt giam kỷ luật một lần. Mỗi năm tôi bị bắt đi hai lần như vậy. Lý do là vì họ bắt tôi phải viết lại bản kiểm điểm vì bản kiểm điểm của tôi họ không vừa lòng.

“Họ không vừa lòng ở điểm nào, thưa ông?”

“Trương Văn Sương: Bản kiểm điểm của tôi viết như vầy: ‘Chúng tôi khẳng định rằng chúng tôi vô tội và chúng tôi là những người có công với đất nước. Chúng tôi đã đem mồ hôi xương máu xây dựng và đấu tranh cho nhân quyền, tự do dân chủ cho Việt Nam. Còn với những người có tội thì chính đảng Cộng Sản Việt Nam mới là người có tội. Bằng chứng là các cuộc cải cách ruộng đất đã giết chết bao nhiêu người vô tội tại miền Bắc. Sau đó năm 1975, một lần nữa sau khi chiếm được miền Nam họ đã làm kiệt quệ kinh tế bằng các cuộc cải tạo tư sản. đánh tư bản, đẩy dân đi kinh tế mới, gây cho hàng triệu người vượt biên trong đó hàng trăm ngàn người đã chết. Họ đã buộc hàng trăm ngàn sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đi cải tạo và có biết bao người chết mà không biết thân xác bị vùi dập nơi đâu. Cán bộ thì tham nhũng, thối nát, hiếp đáp dân chúng trong hàng chục năm qua nhưng lại hèn nhát cúi đầu trước các vụ lấn đất, lấn biển của ngoại bang. Hoàng Sa, Trường Sa không được bảo vệ khiến đất nước cha ông đã và đang rơi vào tay quân giặc.’”

Có thể coi những lời trên là một bản tuyên ngôn của tất cả các chiến sĩ người Việt đang tiếp tục đấu tranh cho tự do dân chủ, ở khắp thế giới, nhất là những người còn đang bị tù đầy.Trương Văn Sương có thể đọc lại nguyên văn “bản kiểm điểm” qua điện thoại cho cho phóng viên Người Việt ghi, vì anh đã thuộc lòng những “lời khai thành khẩn” đó, sau bao nhiêu lần viết đi viết lại.

Các cựu tù nhân chính trị cùng sống với Trương Văn Sương trong trại giam cho biết bốn ngàn người trong nhà tù Nam Hà đều công nhận Trương Văn Sương là một anh hùng. Vì “anh ta có một khí phách đấu tranh rất can đảm rất dũng cảm, bất khuất,” như lời Nguyễn Khắc Toàn nói. Nhưng khi trả lời cuộc phỏng vấn của báo Người Việt, Trương Văn Sương đã từ chối danh hiệu đó, “anh em đều cho tôi là người anh hùng, nhưng tôi không dám nhận danh từ này,” Trương Văn Sương khiêm tốn nói.

Trong cuộc đối thoại trên với Nguyễn Nam Phong trên Diễn Ðàn Dân Chủ, Trương Văn Sương nói ông vẫn “chưa thoát khỏi vòng kim cô” vì ông chỉ được tạm tha, đình hoãn không ở tù để về nhà chữa bệnh; mà theo ông nghĩ thì chắc Việt Cộng sợ ông chết trong tù chúng mang tiếng. Linh Mục Nguyễn Văn Lý khi được đưa về Tổng giáo phận Huế vào tháng 3 năm 2010 cũng với lý do tạm hoãn thi hành án để chữa bệnh. Theo lệnh của Tổng Cục An Ninh, Bộ Công An tại Hà Nội thì ông Trương Văn Sương chỉ được trả tự do “tạm.” Khi được Việt Cộng đưa về tận nhà, có bác sĩ đi theo dọc đường, tới nhà mình ông mới biết cái lệnh quái gở đó.

Nhà báo tự do ở Hà Nội, ông Nguyễn Khắc Toàn đã nhiều lần gọi ông Trương Văn Sương là Nelson Mandela của Việt Nam! Tính thời gian ở tù tổng cộng hơn 33 năm thì Trương Văn Sương bị mất tự do lâu hơn vị tổng thống đầu tiên của Cộng Hòa Nam Phi; tuy nhiên ông không phải là người lãnh đạo một phong trào chính trị lớn như ông Mandela. Trong 6 năm đi “tù cải tạo” và hơn 24 năm bị cầm tù sau cùng vừa qua, có thể coi Trương Văn Sương là một trong những “anh hùng vô danh,” một trong muôn ngàn chiến sĩ đã và còn đang tranh đấu cho quyền tự do dân chủ của dân tộc Việt Nam.

Theo một nguồn tin thì thân phụ Trương Văn Sương là người gốc Hoa, thân mẫu gốc Khmer, sinh ra, lớn lên Sóc Trăng. Nhà báo Hà Nội Nguyễn Khắc Toàn kể ông đã “làm bổn phận của một công dân với đất nước thời trai trẻ khi ông còn là một sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng hòa trong chiến tranh khi thể chế dân chủ này còn tồn tại trước ngày 30 tháng 4 năm 1975.”

Khi về đến nhà Trương Văn Sương mới biết người vợ thân yêu quý là bà Lê Thị Lệ đã qua đời vào năm 2007, (Hình phải : Nhà anh Trương Văn Sương ở số 124/9 đường 30-4 . Thành phố Sóc Trăng) và người con gái thứ 2, Trương Thị Diễm cũng đã mất vì bị bệnh. Nhìn vào những bức hình do cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển chụp, chúng ta thấy hình ảnh Trương Văn Sương đang cúi đầu lễ trước bàn thờ người vợ quá cố, mà lần cuối cùng ra thăm chồng đã từ gần 10 năm trước. Cũng ta cũng nhìn thấy ngôi nhà tiều tụy mà các con anh đang sống, ai cũng phải mủi lòng trước hoàn cảnh nghèo nàn, giống như hàng triệu người Việt Nam khác đang sống ở những vùng như Sóc Trăng. Chúng ta phải cảm phục và kính trọng sự hy sinh lớn lao của Trương Văn Sương, vì dân tộc, vì lý tưởng hy sinh cả gia đình mình. Phải liên tưởng tới những vị anh hùng, các nhà cách mạng chống Pháp thế kỷ trước, như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. Anh nói với báo Người Việt: “Tôi có ba con, hai trai một gái. Bảy cháu nội và hai cháu ngoại. Nhưng không có đứa nào đi học đàng hoàng cả. Ðó là nỗi đau nhất của tôi từ xưa tới nay. Nghèo quá mà làm sao đi học cho được. Hơn nữa, cha của tụi nó ở tù vì ‘tội phản cách mạng’ nên tụi nó đâu dám chường ra với người ta mà học hành đàng hoàng! Vừa nghèo vừa dốt nát! Kết quả sau bao nhiêu năm trong tù còn lại với gia đình tôi như thế.”

Có thể nói suốt cuộc đời của Trương Văn Sương là tranh đấu. Năm 1975, ông mang cấp bậc trung úy, làm chi khu trưởng trong tỉnh Ba Xuyên. Sau đó, ông bị đưa đi tù cải tạo sáu năm tại Quảng Bình. Ra khỏi trại, ông tìm đường vượt biên sang Thái Lan rồi tham gia tổ chức kháng chiến của ông Trần Văn Bá, Lê Quốc Túy và Hồ Thái Bạch, xâm nhập vào Việt Nam nhằm xây dựng những cơ sở đấu tranh vũ trang chống cộng sản; nhưng thất bại. Hơn 200 người trong tổ chức này bị bắt và bị giam trong nhiều nhà tù, nhiều người đã chết vì bệnh hoặc vượt ngục bị giết. Hai trăm vị anh hùng vô danh. Các ông Trần Văn Bá, Lê Quốc Túy và Hồ Thái Bạch đều bị cộng sản sát hại.

Khi Trương Văn Sương về tới nhà thì bao nhiêu bạn cũ và mới đã đến thăm, các nhà báo ở hải ngoại đã gọi điện thoại về. Những nhân vật đối kháng chế độ như cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển thuộc Ðảng Dân Chủ Nhân Dân Việt Nam từ Sài Gòn; Nguyễn Ngọc Quang từ Ðồng Nai; Nguyễn Thu Trâm thuộc khối 8406 từ Sài Gòn đã tìm được địa chỉ về tận căn lều tồi tàn ở Sóc Trăng để chào đón, mừng ông trở về. Ðây có lẽ là một điều bất ngờ đối với một người tù trở về. Những cú điện thoại từ nước ngoài phỏng vấn cũng là một hiện tượng mới. Nhưng hầu như Trương Văn Sương không tỏ vẻ ngạc nhiên.

Cuộc đời Trương Văn Sương đang bước vào một giai đoạn mới. Các bạn tù cũ và các người đấu tranh cho dân chủ đã trình bày cho anh biết rõ trong 24 năm qua thế giới và đồng bào sống ngoài nhà tù đã thay đổi ra sao. Ðể anh biết công cuộc đấu tranh công khai được phát động từ hơn mười năm qua đã tiến triển như thế nào. Cả hệ thống xã hội chủ nghĩa tại Liên Xô đã tan rã nhanh chóng. Ðồng bào Việt Nam không sợ cộng sản nữa, đã đứng lên đình công, biểu tình đòi quyền lợi đất đai, đòi tự do tôn giáo, đòi bảo vệ tổ quốc, và đòi dân chủ. Giới trí thức văn nghệ sĩ ở khắp nước can đảm lên tiếng trên các mạng lưới, về những vấn đề lớn của dân tộc. Trong cuộc đấu tranh mới, vũ khí là các phương tiện kỹ thuật, như điện thoại di động, máy tính, Internet, ngòi bút, tiếng nói, báo chí tự do... vân vân. Trong cuộc điện đàm với Nguyễn Khắc Toàn, Trương Văn Sương tỏ ra ông đã biết và hiểu rõ ý nghĩa của tất cả các tin tức mới đó; cho thấy dù ở tuổi gần 70 và sau 33 năm tù, ông vẫn đầy phong độ của một cựu sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

“Và cuối cùng thì ước nguyện của ông đối với đồng bào, dân tộc như thế nào? Nhật báo Người Việt hỏi. “Tôi vẫn muốn dân tộc Việt Nam bây giờ nên hướng về tương lai. Nên đối xử với nhau trong tinh thần nhân đạo. Hãy để quá khứ về quá khứ.”

Chúng ta không được phép quên những người chiến sĩ khác còn đang trong tù ngục cộng sản, những chiến sĩ sau cùng vẫn tiếp tục cuộc chiến đấu. Theo lời cựu tù nhân Nguyễn Ngọc Quang thì còn một đại úy Việt Nam Cộng Hòa là Nguyễn Hữu Cầu, quê Kiên Giang, đang trở thành người tù chính trị lâu năm nhất sau khi Trương Văn Sương về nhà. Năm 1975 anh Cầu bị bắt đi “tù cải tạo” hơn 6 năm, đến cuối năm 1981 được về. Sống ở bên ngoài được đúng 1 năm thì bị bắt giam trở lại vì anh đã viết thư tố cáo những tội ác tày đình của các quan chức tỉnh Kiên Giang, quê hương anh. Bản tố cáo nêu rõ các tên này “phạm tội giết người diệt khẩu, buôn bán xì-ke, ma túy, lợi dụng chức quyền tham ô tham nhũng, hãm hiếp, giết người,” vân vân. Trong thời gian đó, Nguyễn Tấn Dũng là một quan chức công an cấp tỉnh, từng nổi tiếng làm giàu nhanh chóng qua việc bán bãi cho dân vượt biên, nay đang giữ chức thủ tướng. Một quan chức tỉnh Kiên Giang khác lúc đó là Lê Hồng Anh, đã leo lên đến chức bộ trưởng Bộ Công An, ủy viên Bộ Chính Trị. Hiện cựu Ðại Úy Nguyễn Hữu Cầu bị giữ trong khu tù chính trị Biệt Giam Riêng, phân trại K2, Z30A, Xuân Lộc, Ðồng Nai.

Tất cả chúng ta hãnh diện về những chiến hữu, Ðại Úy Nguyễn Hữu Cầu và Trung Úy Trương Văn Sương. Mong anh Cầu sớm được tự do và anh Sương sẽ được nghỉ ngơi dưỡng bệnh, các anh sẽ sống thêm vài chục năm nữa như anh Sương mới nói. Chắc chắn nước Việt Nam sẽ được sống trong dân chủ tự do. Các anh có lẽ không mong sẽ lên làm tổng thống như Nelson Mandela nhưng ít nhất các anh cũng sẽ được như những Andrei Sakharov hay Alexander Solzhenitsyn, họ đã từng bị chế độ Xô Viết bỏ tù, họ đã sống đủ lâu để chứng kiến cảnh dân tộc Nga thoát khỏi gông cùm cộng sản.

Ngô Nhân Dụng
Nguồn nguoi-viet.com

Địa chỉ liên lạc anh Trương Văn Sương,
qua người con trai trưởng của anh là:

Ô.Trương Văn Dũng.
Số nhà 124/9 đường 30-4
Phường 3 – Khóm 2.
Thành phố Sóc Trăng.
VIỆT NAM.

Home phone : 011.84.79.361.7269

Saturday, July 24, 2010

ASEAN - ARF 2010


Hoa Kỳ nói thẳng với Trung Quốc:
Không đứng ngoài tranh chấp biển Ðông

Video : youtube - Audio : VOA

HÀ NỘI (NV) - Tại 'Diễn Đàn ASEAN – ARF’ở Hà Nội, trong một cử chỉ rõ rệt nhất từ trước đến nay từ Hoa Kỳ, Ngoại Trưởng Hillary R. Clinton bề ngoài nói không đứng về phe nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo trên biển Ðông, nhưng sẽ không đứng ngoài.(Hình phải:Ngoại trưởng Hillary Clinton đến dự ‘Diễn Đàn ASEAN – ARF’ tại Hà Nội. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

“Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia của mình đối với vấn đề tự do hải hành, tự do tiếp cận các các vùng biển chung của Châu Á cũng như tôn trọng luật lệ quốc tế về biển Ðông.” Bà Clinton nói ở Hà Nội: “Hoa Kỳ hậu thuẫn cho tiến trình giải quyết bằng ngoại giao của tất cả các nước tuyên bố chủ quyền của các vụ tranh chấp lãnh thổ mà không bị ép buộc. Chúng tôi chống dùng võ lực hay đe dọa võ lực của bất cứ nước nào.”

Bà Clinton nói Hoa Kỳ sẵn sàng đứng ra dàn xếp để tiến tới thương thảo đa phương, giải quyết tranh chấp chủ quyền biển Ðông.

“Bằng câu nói đó, Ngoại Trưởng Hillary Clinton cho Bắc Kinh biết là Hoa Kỳ không chấp nhận thái độ hung hăng của Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền biển Ðông,” ông Carl Thayer, chuyên viên các vấn đề Việt Nam của Úc, nói với báo Người Việt qua cuộc phỏng vấn điện thoại hôm Thứ Sáu.

Ông Carl Thayer nói thêm với Người Việt: “Tôi cho rằng điều này sẽ làm cho Bắc Kinh bực bội, nhưng họ phải chấp nhận thôi vì họ không có sức mạnh quân sự để đối đầu với Hoa Kỳ.”

Nhiều lần trước đây, người ta chỉ thấy Hoa Thịnh Ðốn bắn tiếng không đứng về phe nào trong cuộc tranh chấp và chỉ đòi quyền tự do sử dụng đường biển quốc tế trên biển Ðông.

Lần này, tại Hà Nội và có mặt cả đại diện Trung Quốc, người ta thấy Hoa Kỳ bày tỏ quan điểm rõ rệt hơn đối với vấn đề tranh chấp biển Ðông khi chen vào cùng giải quyết chuyện gai góc mà các nước ASEAN không tự giải quyết nổi với Trung Quốc dù là Trung Quốc-ASEAN như một tập thể hay với từng nước riêng biệt như chủ trương xé nhỏ để bắt nạt như Bắc Kinh vẫn đòi hỏi.

Tháng 5, 2009, khi Việt Nam và Malaysia nộp hồ sơ xác định thềm lục địa mở rộng trên biển Ðông theo công ước quốc tế về luật biển, Trung Quốc đã phủ nhận và công bố đường “lưỡi bò” chủ quyền biển Ðông của họ chiếm đến 80% trong đó có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các nước khác gồm cả Việt Nam chỉ còn lại một rẻo biển hẹp dọc theo bờ.

Lời tuyên bố can dự trực tiếp của bà Clinton chắc hẳn làm Bắc Kinh khó chịu. Ngoại Trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì có mặt ở cuộc họp không phản ứng ngay lập tức của bà Clinton nhưng một số viên chức Hoa Kỳ có mặt trong cuộc họp cho hay ông Trì lập lại nhiều lần chủ trương của họ lâu nay là giải quyết tranh chấp song phương với từng nước.

Bà Clinton cho rằng con đường vận chuyển hàng hải trên Biển Ðông là con đường huyết mạch của mọi quốc gia và không có nước nào được quyền ngăn cản việc lưu thông của nó. Bà khuyến cáo các bên nên tôn trọng các điều khoản được ghi trong công ước về biển và lãnh hải do Liên Hiệp Quốc soạn thảo.

Bà Clinton nhấn mạnh khu vực Châu Á-Thái Bình Dương gắn kết với nhau bằng đường biển, do đó hòa bình và an ninh trên biển cũng như an toàn hàng hải là điều rất quan trọng. Bà đặc biệt lưu ý các bên nên tuân thủ Tuyên Bố Chung về ứng xử giữa các bên ở Biển Ðông (DOC).

Các bản tin trên các kênh truyền hình lớn của Mỹ đã đưa tin này vào lúc phái đoàn Trung Quốc cũng có mặt tại hội nghị. Các biên tập viên báo chí tham gia hội nghị tiên đoán rằng sẽ có một cuộc đối đầu khác của Trung Quốc với Hoa Kỳ thông qua vấn đề này.

Bà Clinton cũng báo trước trong cuộc họp báo rằng tháng 10 tới đây Tổng Thống Obama sẽ không đến Hà Nội dự Hội Nghị Cấp Cao Ðông Á như tin các báo đã loan vào ngày hôm qua. Tuy nhiên bà cho biết chính bà sẽ trở lại để dự phiên họp quan trọng này.

Cũng khoảng thời gian đó, ông Tổng Trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert Gates sẽ có mặt ở Việt Nam, để dự hội nghị với các vị bộ trưởng quốc phòng các nước trong khu vực.

Trong khi đó bản tin mới nhất gửi đi từ hãng tin Bloomberg viết rằng, sau cuộc họp báo, Ngoại Trưởng Clinton đã có cuộc gặp gỡ riêng với Ngoại Trưởng Dương Khiết Trì và ông này cho biết Trung Quốc sẵn sàng thảo luận với các quốc gia tranh chấp.

Tuy nhiên bà ngoại trưởng Hoa kỳ quan ngại rằng Trung Quốc đang chủ động coi biển Ðông là của riêng mình qua các vụ xảy ra trên đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Trung Quốc cũng làm các nước trong khu vực lo lắng khi xây dựng hạm đội riêng mình để chủ động ngoài biển khơi, cản trở Exxon Mobil và BP ngưng thăm dò khai thác dầu khí ở ngoài khơi Việt Nam làm cho Hoa Kỳ rất quan tâm.

Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam tháng 1, 1974 rồi sau đó từ 1988 đến 1995 chiếm một số đảo đá ngầm do Việt Nam và Phi Luật Tân xác nhận chủ quyền.

Vùng Biển Ðông quanh hai quần đảo này, ngoài nguồn lợi hải sản, còn được tin là chứa đựng tiềm năng dầu khí rất lớn dưới lòng đất. Ðây là một trong những lý do chính thúc đẩy Trung Quốc tuyên bố đường “lưỡi bò” chiếm đến 80% diện tích Biển Ðông.

Từ năm ngoái đến đầu năm nay, Trung Quốc đã tổ chức nhiều cuộc tập trận qui mô quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, biểu dương sức mạnh quân sự lớn mạnh ăn trùm các nước nhỏ trong khu vực. Nhiều tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam đã bị Trung Quốc đâm chìm hay bắt về đảo Phú Lâm đòi tiền chuộc. (TN)


Nguồn : nguoi-viet.com
Đọc thêm: nytimes.com - state.gov

Ngô Bảo Châu


Dự đoán về giải Fields năm 2010

Rất khó dự đoán về các chủ nhân tương lai của giải Fields, vì trên mạng và trên báo không có nhiều thông tin về giới toán học, các chuyên gia toán cũng ít viết về giải này(Hình phải :Nhà toán học Ngô Bảo Châu, ứng viên sáng giá cho giải thưởng Fields 2010). Trong khi đó, giới toán học nói riêng và người Việt Nam nói chung đặc biệt quan tâm tới giải Fields 2010, bởi lẽ năm nay chúng ta hy vọng có một người Việt đoạt giải – đó là nhà toán học Ngô Bảo Châu - người có công trình được tạp chí Time tôn vinh là một trong 10 khám phá khoa học quan trọng nhất của năm qua.

Ngày 19/8 năm nay, Đại hội quốc tế các nhà toán học (ICM - International Congress of Mathematicians) lần thứ 26 họp tại Hyderabad (Ấn Độ) sẽ tổ chức lễ trao giải Fields năm 2010 cho các nhà toán học trẻ tuổi xuất sắc nhất thế giới đương đại.

Rất khó dự đoán về các chủ nhân tương lai của giải Fields, vì trên mạng và trên báo không có nhiều thông tin về giới toán học, các chuyên gia toán cũng ít viết về giải này. Trong khi đó, giới toán học nói riêng và người Việt Nam nói chung đặc biệt quan tâm tới giải Fields 2010, bởi lẽ năm nay chúng ta hy vọng có một người Việt đoạt giải – đó là nhà toán học Ngô Bảo Châu - người có công trình được tạp chí Time tôn vinh là một trong 10 khám phá khoa học quan trọng nhất của năm qua.

Giáo sư Châu đã được mời đọc báo cáo trong phiên họp toàn thể tại Đại hội quốc tế các nhà toán học năm 2010. Thông thường, vinh dự ấy gắn liền với khả năng được trao giải Fields. Nếu Ngô Bảo Châu được tặng giải Fields năm nay, anh sẽ trở thành công dân Việt Nam đầu tiên mang lại cho VN một trong những vinh dự khoa học cao quý nhất thế giới. Xin nói thêm, cho tới nay châu Á mới có ba công dân Nhật Bản được tặng giải thưởng Fields, nếu không kể đến hai người Hoa quốc tịch Mỹ và Australia đoạt giải.

Ngô Bảo Châu xuất hiện trong nhiều danh sách dự đoán các ứng viên giải Fields năm nay. Thí dụ anh đứng đầu danh sách một dự đoán trên mạng http://www.mathoverflow.net/; một bài trên mạng http://www.math.columbia.edu/ khẳng định: nhiều người nghĩ rằng “Ngô là người chắc chắn thắng nhờ công trình của ông về bổ đề cơ bản” (Ngo is a shoo-in for his work on the fundamental lemma).

Dưới đây xin giới thiệu một số dự đoán về giải Fields năm nay, lấy từ các mạng của nước láng giềng Trung Quốc, nơi “khát” các giải thưởng quốc tế nhất:

Tình hình gần đây của giới toán học quốc tế có vẻ trầm lắng, không ồn ào như mấy năm trước, nhất là khi cả thế giới sững sờ trước tin nhà toán học tài ba Perelman từ chối nhận giải Fields 2006 và giải thưởng 1 triệu USD của Viện Clay tặng cho người chứng minh được giả thuyết Poincaré. Hồi ấy các mạng Trung Quốc còn xôn xao với tin một người Hoa là Khưu Thành Đồng (Shing-Tung Yau, sinh năm 1949, giải Fields 1982 và giải Wolf) và hai nhà toán học Trung Quốc khác “có liên quan” tới công trình của Perelman. Họ cũng tranh cãi về việc nhà toán học Terence Tao giải Fields 2006 (tên chữ Hán là Đào Triết Hiên) có phải là người Trung Quốc hay không.

Theo thông lệ, Hội Liên hiệp Toán học quốc tế (IMU, International Mathemathical Union) sẽ cử ra một tiểu ban xét chọn giải Fields gồm khoảng 10 người, đứng đầu là đương kim Chủ tịch IMU – ông Laszlo Lovasz, nhà toán học người Hungary. Chức vụ trưởng tiểu ban có ảnh hưởng rất lớn đối với kết quả xét chọn giải Fields. Nghe nói năm xưa Atiyah, khi làm trưởng ban xét chọn giải Fields, đã bỏ ngoài tai mọi xì xào, nhất quyết chọn nhà vật lý người Mỹ Witten làm chủ nhân giải Fields 1990. Từ đó tới nay, ngành toán-vật lý luôn hoạt động sôi nổi, chứng tỏ Atiyah là người có tầm nhìn.

Vì thế để dự đoán giải Fields năm nay, có lẽ cũng nên xem Laszlo Lovasz có sở thích gì. Ông này khi học trung học đã giành ba huy chương vàng Olympic Toán quốc tế (IMO - International Mathemathical Olympiad) các năm 1964, 1965 và 1966. Một điều thú vị: con trai ông cũng đoạt huy chương vàng IMO 2008. Lovasz chủ yếu chuyên làm về lĩnh vực tổ hợp học (combinatorics), từng đoạt giải Wolf lĩnh vực này.

Gần đây trang bìa tạp chí Nature số tháng 8 có đưa tin về hai nhà toán học ở Princeton là Salvatore Torquato và Yang Jiao đã có thành tựu lớn về cải tiến năm loại khối đa diện Plato và các bố trí của khối đa diện Archimedes; Yang Jiao là nghiên cứu sinh ở Princeton. Nhưng thành tựu trên còn xa mới với tới giải Fields, vì hai người này thậm chí không được mời làm báo cáo về tổ hợp học. Cho nên có lẽ lĩnh vực này khó có ứng viên cho giải Fields, dù nhà tổ hợp học Lovasz làm trưởng ban xét chọn; tương tự như Trung Quốc năm 2002 là nước chủ nhà của Đại hội quốc tế các nhà toán học nhưng không người Trung Quốc nào đoạt giải Fields.

Về lĩnh vực xác suất (probability theory), vì năm 2006 Werner và Okounkov đã nhận giải Fields ở Madrid rồi nên năm nay lĩnh vực này sẽ không có dịp được xét tặng giải nữa.Vậy ta hãy xem trong số các nhà toán học dưới 40 tuổi được mời đọc báo cáo tại phiên họp toàn thể Đại hội quốc tế các nhà toán học 2010, ai xứng đáng là ứng viên giải Fields năm nay?

Nói chung những người này đều là nhân vật hàng đầu trong lĩnh vực của họ, có nhiều khả năng đoạt giải Fields.

Lĩnh vực đại số có Bao-Chau Ngo (tức Ngô Bảo Châu), người Việt Nam, có lẽ là nhà đại số học danh tiếng nhất hiện nay. Trên mạng có rất ít tư liệu về ông, tư liệu hiện có chủ yếu bằng tiếng Việt Nam, khi dùng công cụ dịch của Google dịch ra tiếng Trung Quốc thì không tài nào hiểu được. Các bloger Trung Quốc đành trước tiên dịch ra Pháp ngữ (vì họ cho rằng tiếng Việt gần với tiếng Pháp), sau đó dịch ra tiếng Anh, thấy hiệu quả rất tốt.

Cống hiến chính của Ngo là đã cùng thầy mình là Gerard Laumon chứng minh được bổ đề cơ bản cho các nhóm Unita, kết quả này có thể dẫn tới việc chứng minh nhiều định lý quan trọng khác của đại số học. Ngo sinh năm 1972 tại Hà Nội, học trung học ở trường chuyên toán thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, có tài năng toán học cao, hai lần đoạt huy chương vàng IMO các năm 1988, 1989 với số điểm tối đa. Sau đó ông nhận học bổng toàn phần tại Đại học Sư phạm Paris. Trường này từng có bảy người đoạt giải Fields, so với Đại học Princeton chỉ có hai. Hiện nay ông làm việc tại Viện Nghiên cứu cấp cao Princeton. Nghe nói năm 2008 Ngo lại chứng minh được bổ đề cơ bản trong chương trình Langlands, vì thế giới toán học quốc tế lại một lần nữa quan tâm tới ông.

Nếu dịch hết các trang mạng Việt Nam viết về Bao-Chau Ngo thì có thể thấy họ hết sức đề cao ông. Nhưng khả năng đoạt giải Fields của Ngo thì tuyệt đối là dựa vào thực lực của ông, chứ không phải do dư luận tâng bốc.

Một nhà toán học khác rất có triển vọng là Artur Avila, sinh năm 1979 tại Brazil, 16 tuổi đoạt huy chương vàng IMO, 19 tuổi viết bài báo đầu tiên về toán học, 21 tuổi đi Pháp học, lấy bằng tiến sĩ, đúng là lý lịch chuẩn của một thiên tài thiếu niên. Avila chủ yếu làm về lĩnh vực hệ thống động lực, đã đạt nhiều thành tựu có tính sáng tạo đầu tiên, từng nhận giải Grand Prix Jacques Herbrand của Viện Khoa học Pháp giành cho các nhà khoa học dưới 35 tuổi (Werner năm 2003 cũng đoạt giải này, sau đó năm 2006 đoạt giải Fields). Avila hiện làm việc tại Viện Toán Clay.

Dĩ nhiên, trong số các nhà khoa học không được mời đọc báo cáo tại phiên họp toàn thể Hội nghị toán học thế giới 2010 tổ chức ở Ấn Độ cũng có nhiều tài năng xuất sắc. Thí dụ Damny Calegari, hiện là giáo sư Viện Công nghệ California, năm 2009 từng được tặng giải Clay. Ngoài ra Calegari còn là một nhà văn. Truyện ngắn A Green Light của ông từng được Hội Nhà văn quốc tế tặng giải Truyện ngắn hay nhất năm 1992.

Giải Fields (Fields Medal Prize) gồm một huy chương vàng và tiền thưởng 15.000 USD, còn gọi là “giải Nobel Toán”, bốn năm mới trao một lần và chỉ trao cho người dưới 40 tuổi (tính đến ngày 1/1 năm xét giải). Giải Fields không trao cho quá bốn người mỗi lần, thông thường là hai người. Trong thời gian 70 năm, từ năm 1936 đến 2006 có 48 người được tặng giải này.

Tóm lại qua dự đoán của các blogers Trung Quốc nói trên, có thể thấy Ngô Bảo Châu rất có triển vọng trở thành chủ nhân giải Fields năm nay, như mong muốn tự đáy lòng của chúng ta. Con người khiêm tốn hiền lành ấy sẽ đem về cho nền khoa học của đất nước giải thưởng danh giá nhất trong giới toán học. Cầu cho mong ước của chúng ta sẽ trở thành sự thật!

Huy Đường
Nguồn tiasang.com.vn
Đọc thêm : vietnamnet - thichhoctoanblog

Wednesday, July 21, 2010

Joyce Anne Nguyen


TIN VÀ KHÔNG TIN TRONG XÃ HỘI VN

Khi viết bài này trong chuyến tàu đi từ Prague đến Warsaw, tôi không có hy vọng sẽ tạo nên 1 sự thay đổi về quan điểm của người đọc, không hy vọng lớp trẻ VN đang sống tại VN có thể có cách nhìn khác hơn về hệ thống xã hội VN, đơn thuần là tôi viết chỉ để viết, viết quan điểm và cách nhìn của tôi. Tôi đã cố gắng để không bị xem là phiến diện nhưng quan điểm cần rõ ràng hoặc bên này hoặc bên nọ, không có thói quen đứng dạng chân cùng lúc 2 quan điểm.

Không hẳn mọi điều ta cần phải tin đều là sự thật và chân lý. Cũng có khi đó chỉ là tuyên truyền. Tôi không tin vào điều tôi nghe và đọc, tôi không tin vào những lời người khác nói và ép buộc tôi phải nghe. Tôi chỉ tin vào những gì tôi đã tận mắt thấy, quan sát và trải nghiệm. Từ thực tế tôi tiếp nhận nhiều luồng và lối nghĩ khác nhau để rút ra kết luận riêng của mình. Dù là tuyên truyền hay không, đó cũng vẫn là cách nhìn và cách nói của những người khác, không phải của tôi.

Tôi sinh ra ở Sài Gòn, và lớn lên ở Sài Gòn. Và tôi rời Sài Gòn ngày 22/4/2009 (đến Na Uy ngày 23/4). Tương đối đủ để hiểu về cuộc sống của con người tại VN, để thấy những ngóc ngách khía cạnh khác nhau của xã hội VN mà nhiều người VN sinh tại nước ngoài chỉ về 1 vài lần không thể thấy hết được. Trong cách nghĩ của tôi, sống trong 1 thời gian dài và ghé thăm vài lần, mỗi lần vài tuần là 2 việc hoàn toàn khác nhau. Những người sống trong nước có thể không biết nhiều về chính trị nhưng thấy rõ những mặt xấu và hạn chế trong môi trường mình đang sống.

Ở đây tôi nói về việc tin và không tin trong xã hội VN.

Khi tôi sinh ra và bắt đầu đến trường, tôi đã được dạy về Bác Hồ, được dạy đó là vị Thánh sống hoàn hảo không vợ không con cả đời hy sinh vì quốc gia dân tộc, không 1 xu trong tay rời khỏi nước tìm đường cứu nước. Tôi đã được dạy xã hội VN tốt đẹp tự do và tôn trọng con người ra sao.
Tôi đã được dạy về những điều vỹ đại siêu việt của chủ nghĩa Marx- Lenin tôi phải học trong môn triết tại trường, được dạy về chiến tranh, về tinh thần đấu tranh bền bỉ bất khuất của con người VN đánh đuổi ngoại xâm. Khi ấy tôi vẫn còn nhỏ và tôi tin những gì tôi đã học tại trường. Tôi không nghĩ ta có thể lừa gạt con nít và nhồi nhét những điều dối trá cho trẻ thơ. Tôi đã nghĩ dân tộc VN là dân tộc hào hùng không bao giờ nhún nhường trước bọn xâm lược. Tôi đã nghĩ những điều ấy thật tuyệt vời và đáng tự hào. Tôi đã nghĩ…

Cho đến lúc này, thật khó để tôi có thể thẳng thừng tuyên bố về chiến tranh hay con người Hồ Chí Minh. Tôi có thể nói, nhưng như đã nói, tôi là 1 con người, 1 cá nhân, tôi không phải 1 con vẹt hay 1 cái máy cassette chỉ sáo rỗng lặp lại những gì tôi đã đươc đọc hoặc được nghe không qua kiểm chứng. Tôi không thể nói về những gì tôi không tận mắt chứng kiến hoặc trải qua. Có rất nhiều bằng chứng còn sót lại nhưng vẫn rất khó để có thể thuyết phục mọi người, nên tôi quyết định sẽ không nói gì về chiến tranh và lịch sử, mẹ tôi đã trải qua, đúng, nhưng mẹ tôi là mẹ tôi, tôi là tôi, và tôi không muốn trả bài. Tôi chỉ nhìn vào những gì đang diễn ra. Và nói về những gì đang diễn ra. Tôi đã được học về sự ưu việt và tốt đẹp của chế độ cộng sản, về những lý tưởng cao cả của người cộng sản cùng với chủ nghĩa Marx- Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tôi đã nghe giáo viên phân tích về sự rệu rã của chế độ tư bản đang giãy chết bên bờ vực thẳm, bên ngoài giàu có đẹp đẽ nhưng bên trong đang chết dần chết mòn.

Nhưng rồi tôi được đến nước ngoài. Tôi sống tại Na Uy, tôi đi qua Pháp, qua Đức, qua Tiệp Khắc và sắp tới sẽ là Ba Lan. Tôi phải tự hỏi, nếu chế độ này hoàn mỹ đến thế, tại sao nó lại sụp đổ ở hàng loạt các nước Đông Âu và trên Thế Giới chỉ còn lại 4 nước là VN, TQ, Bắc Hàn và Cuba theo chế độ này ? Tôi tự hỏi, nếu nhà nước cộng sản luôn lo cho dân và cho dân sự tự do, tại sao họ phải nổi dậy đấu tranh lật đổ, và bây giờ ở 4 nước này cũng có rất nhiều người đã chán ghét chế độ? Tôi tự hỏi, xã hội ngày càng phát triển và tiến bộ, vậy tại sao từ năm 1975, sau 34 năm mọi người vẫn tìm rất nhiều cách khác nhau để rời khỏi nước như vượt biên, lấy chồng ngoại, lao động hợp tác, môi giới lao động….?

Ở những nước Đông Âu đã từ bỏ chế độ cộng sản, tôi có thể thấy rõ cuộc sống của họ trở nên tốt hơn rất nhiều so với trước kia. Phát triển rõ rệt. Con người không dễ dàng bằng lòng chấp nhận số phận 1 cách thụ động mà chủ động đứng lên đấu tranh vì nhân quyền và tự do dân chủ, khi họ được quyền đến sự thật thay vì những lời tuyên truyền dối trá và được phản kháng và cất lên tiếng nói của mình.
Và khi tôi được học về chủ nghĩa xã hội, tôi nhận ra xã hội VN không hề đi theo chủ nghĩa ấy. Theo chủ nghĩa xã hội, mọi thứ thuộc về nhà nước, sự phân chia giai cấp gần như không có, không có tư hữu. Xã hội VN hay TQ có thể tiếp tục tồn tại vì họ từ lâu đã từ bỏ chủ nghĩa xã hội ban đầu - cái xã hội lý tưởng không giai cấp, và đi theo nền kinh tế tư bản. Rất nhiều người đã nói với tôi về công nghiệp hoá, hiện đại hoá định hướng xã hội chủ nghĩa và đất nước ta đang đi theo con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa, thế nhưng họ đã bênh vực mù quáng mà không nhìn lại 1 chút để nhận ra sự tương phản 180 độ giữa mô hình chủ nghĩa xã hội và những gì nhà nước đang thực hiện. Kêu gọi công nghiệp hoá, hiện đại hoá và khuyến khích mọi người làm giàu, ấy là tư bản. Đó là lý do TQ, VN có thể tồn tại. Tôi tiếp tục tin và không tin trong xã hội VN. Tôi sinh ra là 1 con người và tôi sống như 1 con người, không muốn làm con rối để bị giật dây.

Tôi đã được dạy về tinh thần yêu nước không khuất phục của con người VN. Nhưng khi cuộc biểu tình của sinh viên nổ ra chống đối TQ liên quan đến vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, họ bị đàn áp và bắt giữ. Mẹ tôi cũng đã bị bắt vì biểu tình chống TQ. Chỉ vì yêu nước. Những công an bắt giữ mẹ tôi và những người khác nói rằng mẹ tôi bị bắt vì lý do tụ tập không xin phép (không dùng từ “biểu tình”), nhưng không nói được muốn tụ tập phải xin phép ở đâu. Và từ sau đó họ bắt đầu chú ý đến gia đình tôi. Họ đọc mail, họ nghe điện thoại, họ theo dõi… 1 lần mẹ tôi nhận ra 1 con cá và bảo “Tôi trông anh quen lắm !”, con cá bảo “Không, làm sao quen được.” Không lâu sau khi chính thức gặp tại phường, người công an PA35 bước ra, chính là con cá, hỏi mẹ tôi “Sao, thấy quen không?”

Khi mẹ tôi bắt đầu viết blog, tình hình trở nên khác đi. Đôi khi công an đến nhà tôi và hỏi về giấy tờ và hộ khẩu, 1 cách bất thường. Và đôi khi công an gọi mẹ tôi thuyết phục, bảo biểu tình như thế là ảnh hưởng đến an ninh, đến quan hệ ngoại giao của VN và TQ. 1 người công an khi ở quán cà phê cũng nói thẳng, thật ra những gì mẹ tôi viết là không có gì sai, nhưng không nên viết trên blog như thế cho người khác thấy, nếu bức xúc mẹ tôi có thể viết nhật ký.

Tình hình không đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng đến việc học của tôi. Tôi vẫn được đến trường như bình thường và cũng không ai xuất hiện để dạy dỗ và gây khó dễ. Tôi cũng không nghĩ họ có nói gì với các giáo viên hoặc nhân viên trong trường. Không tới mức nghiêm trọng.
Nhưng mẹ tôi không thể tiếp tục làm việc. Công việc đang làm dở bị ngưng nửa chừng, không 1 lý do rõ ràng, chỉ vài lời giải thích nhập nhằng mơ hồ khoả lấp. Có 1 giai đoạn mẹ tôi hoàn toàn không có việc làm, và nợ càng lúc càng dồn. Mỗi khi mẹ tôi đến 1 nơi làm mới, họ đều đến nói đôi lời với tổng giám đốc để dặn dò. Có lẽ người khác sẽ không tin và cho rằng đó là điều dối trá. Trong xã hội VN, người ta có câu “1 điều dối trá nói trăm lần, ngàn lần sẽ trở thành sự thật.” Những điều nhà nước bắt ta phải tin, dần dần ta tin không cần đắn đo suy nghĩ để kiểm chứng mức độ xác thực. Ta tin vì ta đang sống trong xã hội này, ta tin vì ta đang ở dưới chế độ này. Ta tin để tiếp tục sống. Còn nhiều điều khó tin rút cuộc lại là sự thật. Những điều tôi vừa kể, nếu được nghe từ ai đó xa lạ, có lẽ tôi sẽ không bao giờ tin. Nhưng vì đó là những chuyện đang thực sự xảy ra và tôi đã tận mắt có mặt, chứng kiến và trải qua.

Tôi cũng đã thấy họ bôi nhọ danh dự mẹ tôi cùng những người khác bất đồng chính kiến bằng những lời bôi xấu trước báo chí hoặc trên chính báo chí. Tôi đã được học trong chính nền giáo dục VN về xã hội phong kiến khi người phụ nữ không được nói lên suy nghĩ của mình, không được đặt câu hỏi thắc mắc và phản kháng. Nhưng ngày nay rút cuộc trong chính xã hội hiện tại, không chỉ phụ nữ mà tất cả mọi người nói chung không được phép tự do nói lên cách nghĩ của họ, không được phản kháng và biểu tình chống đối.

Chẳng hạn như về dự án bauxite, bất chấp bản kiến nghị của rất nhiều người không ủng hộ ký vào, họ vẫn tiến hành dù biết rõ mức độ nguy hại của khai thác bauxite đến môi trường, đến đất và nguồn nước, đến cây cối xung quanh. Khai thác bauxite, không loài sinh vật nào dưới nước có thể sống được và con người mắc bệnh lạ, TQ đã đóng cửa 1 loạt các nhà máy bauxite tại nước họ và sang VN tiến hành. Khai thác bauxite, các cây như chè, cà phê.. đặc trưng ở vùng Tây Nguyên không thể trồng và mất vài trăm năm để có thể trồng lại. Chưa kể đến việc khi tiến hành dự án bauxite, nhà nước TQ đưa nhân dân TQ sang làm việc dẫn tới việc người dân VN thất nghiệp. Về kinh tế, bauxite trước khi thành nhôm sẽ được làm thành alumina, VN không đủ điện để từ alumina luyện thành nhôm, và theo giá thị trường, alumina rất rẻ so với nhôm. Nhưng điều quan trọng nhất mọi người đều phải cảnh báo là vấn đề an ninh đất nước. Có thể quan điểm chính trị khác nhau, nhưng đa phần người VN đều căm ghét TQ (như cách TQ căm ghét VN). Nhìn những gì TQ đã làm với Tây Tạng và Tân Cương và tham vọng bá quyền lấn sang cả lục địa đen, tôi không nghĩ TQ có thể bỏ qua thẻo thịt thừa VN. Nhà nước VN hoàn toàn không quan tâm đến bản kiến nghị. Vẫn đồng ý ký và tiến hành dự án bauxite.

Tôi đã được học về tinh thần đấu tranh bất khuất không nhún nhường và lòng yêu nước của người VN. Nhưng tôi đã thấy họ bắt giữ, đàn áp và gây khó dễ cho những người biểu tình chống TQ vì ảnh hưởng đến an ninh và ngoại giao giữa 2 nước. Tôi đã thấy nhà nước hăng hái lên tiếng ngay khi 2 cảnh sát Mỹ đánh 1 sinh viên VN vì anh này không đủ tiếng Anh và 2 bên không hiểu nhau. Họ lên tiếng và thổi phồng sự việc, trong khi đó với những gì TQ đã làm với ngư dân VN, họ trì hoãn 1 thời gian trước dư luận và sự bức xúc của dân chúng mới rụt rè lên tiếng chút ít và sau đó tiếp tục giữ im lặng.

Tạp chí Du Lịch khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa thuộc VN bị đình chỉ. Trong giờ học, khi các học sinh lên tiếng nhắc đến Hoàng Sa, Trường Sa và công hàm của Phạm Văn Đồng, giáo viên của tôi đã nói, theo cách các công an khác vẫn nói, đây là vấn đề “nhạy cảm” không nên bàn đến. Rất nhiều lúc họ chỉ trả lời vu vơ, “Đấy là vấn đề “nhạy cảm” để nhà nước lo.” Nhưng rút cuộc tôi chẳng thấy chút hành động rõ rệt nào của nhà nước. Họ không cho phép người dân được quan tâm.

Tôi đã sống trong lòng chế độ này. Bây giờ tôi đang sống trong 1 nước khác và thời gian vừa qua may mắn tôi đã có cơ hội đến thăm 1 số nước tại Châu Âu. Tôi đã nhìn, đã thấy, đã quan sát và so sánh. Tại Na Uy, Pháp, Đức, Tiệp Khắc và Ba Lan, giáo dục đều miễn phí và học sinh không phải tốn 1 xu khi đến trường. Ở VN mọi người đều than thở chuyện học phí tăng càng lúc càng cao, dẫn đến việc bỏ học của nhiều người nghèo vì không có điều kiện để đi học.

Tôi thấy họ tôn trọng mạng sống, tôn trọng dân họ. Tại Na Uy, người thất nghiệp không thể tìm việc làm, dân tỵ nạn, người điên, chậm phát triển, tàn tật, người già… đều được nhà nước cấp tiền nuôi. Có những trường hợp người bệnh, nhà nước bỏ tiền đưa người mẹ từ nước khác sang săn sóc con. Họ cấp tiền cho người tâm thần mua rượu và thuốc lá, nghe có lẽ hơi kỳ lạ, nhưng theo cách họ nghĩ, đó là nhu cầu bình thường của người tâm thần. Tôi đã từng cười việc họ thổi phồng, viết báo và phỏng vấn con gái 1 người đàn ông bị tù 3 ngày trong Thế chiến thứ 2, nhưng rút cuộc nó chỉ bắt nguồn từ nguyên nhân: họ tôn trọng dân họ, từng cá nhân trong đất nước họ, và số lượng người chết quá ít.
Tại 1 nước Bắc Âu, 1 lần 1 thị trưởng phải đứng lên xin lỗi nhân dân trong thành phố vì 1 con đập mở ra và đóng lại đều đặn mỗi ngày, 1 lần sớm hoặc trễ vài phút chẹt chết 1 con thiên nga, ảnh hưởng đến sinh thái. Tại Pháp, mỗi khi giá cả xuống thấp, nông dân đi biểu tình và nhà nước đền bù 1 số tiền nhất định cho họ. Tại Đức, 1 lần các ôtô đều được thông báo về việc có trẻ con trên tuyến đường dành riêng cho xe ôtô chạy tốc độ cao, đây là 1 cậu bé 9 tuổi trễ xe buýt quyết định tự đi bộ đến trường, sau vài phút xe cảnh sát đến và đưa thẳng cậu bé đến trường học. v.v…

Tại VN. Cháy nhà. Sập nhà khi vừa thi công công trình. Lũ và dự báo thời tiết sai. Sập cầu. Cây đổ. Dây điện rớt. “Lô cốt” chắn đường. Tai nạn giao thông. Ung thư vì thức ăn kém vệ sinh và môi trường ô nhiễm. Vướng vào cột điện và ngắt điện quá trễ… Người ta có thể chết vì hàng trăm hàng nghìn cách khác nhau.

Ở đây tôi không muốn chê bai chỉ trích đất nước tôi và vọng ngoại tâng bốc nước ngoài. Đơn thuần tôi chỉ nói lên sự thật. Nói lên những gì tôi đã nhìn thấy, đã quan sát tận mắt. Và tôi tự hỏi, 1 nhà nước có tốt không khi mạng người xem như cỏ rác, bao nhiêu người chết họ không quan tâm, đôi khi vì số lượng quá lớn họ phải đứng ra nói vài lời sáo rỗng cho qua và đền bù vài triệu cho xong ? 1 nhà nước có tốt không khi họ hoàn toàn không quan tâm đến đời sống và quyền lợi của nhân dân họ ? 1 nhà nước có tốt không khi họ ký tiến hành 1 dự án nhân dân đã ký kiến nghị phản đối ? 1 nhà nước có tốt không khi sau dự án bauxite họ chuyển sang dự án điện hạt nhân ? 1 nhà nước có tốt không khi họ đàn áp từ công nhân đến nông dân, từ Công giáo sang Phật giáo ? 1 nhà nước có tốt không khi họ phải theo dõi, bôi xấu, vu khống, chặn đường kinh tế, đàn áp và bắt giữ những người bất đồng chính kiến ?
1 bộ lãnh đạo có tốt không khi họ có thể tuyên bố trên báo chí họ là nô bộc của dân nhưng với báo chí nước ngoài họ bảo dân chúng là con cái nhà nước, con hư họ đóng cửa dạy riêng trong gia đình họ, không cần hàng xóm phải gõ cửa can thiệp ? 1 bộ lãnh đạo có tốt không khi chủ tịch nước sang Cuba tuyên bố VN và Cuba đang thay phiên canh giữ hoà bình cho Thế Giới, nhưng bản thân họ không dám lên tiếng về việc các ngư dân bị bắt giữ và cướp bóc trên biển Đông và không dám đề cập đến Hoàng Sa, Trường Sa với lời nói mơ hồ đó là vấn đề “nhạy cảm”, đừng bàn tới, đã có chính sách của nhà nước? (Ở những nước khác theo quan niệm của họ, ban lãnh đạo là do nhân dân bầu ra và đóng thuế nuôi, họ phải đại diện cho dân và tôn trọng quyền lợi của dân, không thích, dân có quyền thay 1 ban lãnh đạo khác).

Nếu xã hội tốt, tại sao từ năm 1975 - được gọi là Thống nhất, cho đến nay trong suốt 34 năm, mọi người đều kéo nhau ra đi để tiếp tục sống bằng hàng trăm hàng nghìn cách khác nhau và người Việt ở khắp nơi trên TG? Nếu xã hội tốt, tại sao những người ra đi đa phần đều không muốn về ? Tôi đã đi, đã gặp và trò chuyện với rất nhiều người Việt ở Đông Âu, và họ đều chỉ muốn về chơi chứ không muốn về sống. Và rất nhiều người VN tôi biết không muốn trở về. Đó không phải là không yêu nước.

Nói thẳng thắn, tôi cũng không muốn về. Tôi không về được và cũng không muốn về. Đó không phải là không yêu nước. Đó không phải là không muốn góp phần xây dựng đất nước. Tôi đã từng viết 1 bài về vấn đề đó. Mỗi người chúng ta đều muốn làm gì đó cho đất nước, nhưng rút cuộc công sức sẽ chỉ tan thành tro bụi và đổ sông đổ biển vì bạn có thể xây dựng được gì trong xã hội 1 thằng xây 9 thằng phá này ? Ông thủ tướng đeo trên tay cái đồng hồ vài chục ngàn đô, trong khi nhân dân phải cực khổ làm việc mưu sinh để có đủ tiền cho con đóng học phí, các công nhân phải làm việc cực khổ chỉ có vài trăm ngàn 1 tháng, các nông dân bị chèn ép giá đất đến độ phải kéo đi biểu tình… Đây không phải là xã hội chủ nghĩa như cái họ đang rao giảng nhồi nhét tuyên truyền cho mọi người, khi có những người làm việc cực khổ, nợ nần chất đống đến độ phải tìm những công ty môi giới tìm cách sang các nước Đông Âu làm việc cho nhà máy (tôi đã gặp họ) trong khi có những người có thể bay 1 chuyến từ Hà Nội vào Sài Gòn chỉ để ngủ 1 đêm để đổi không khí, có những người đồng hồ 800 đô mỗi tuần thay 1 cái và đến sinh nhật tặng bạn bè mỗi đứa 1 cái @.

Và tôi tự hỏi. Tại sao chúng ta lại phải cam chịu chấp nhận ? Tại sao chúng ta không thể lên tiếng phản đối ? Tại sao chúng ta không thể đứng lên đấu tranh cho cuộc sống tốt đẹp hơn ? Tại sao chúng ta không làm gì đó cho đất nước, thay vì chịu đựng hoặc bỏ sang nước ngoài và không cần quan tâm đến VN nữa ?

Tại Ba Lan công nhân đình công và thổi bùng cách mạng với sự dẫn dắt của Giáo Hoàng. Quân cờ domino đổ đầu tiên dẫn đến hàng loạt các quân cờ khác đổ 1 loạt tại các nước Đông Âu. Người dân biểu tình hoà bình vì nhân quyền và tự do dân chủ, và người lính hạ súng từ chối bắn vào nhân dân họ. Tại Đức, khao khát tự do người ta tìm cách vượt qua bức tường từ Đông sang Tây (như dân VN trước đây hàng loạt kéo nhau vượt biên gây chấn động Thế Giới) dẫn đến kết quả cuối cùng là giật đổ cả bức tường (vừa rồi tôi đã có cơ hội dự lễ tưởng niệm 20 năm bức tường Berlin sụp đổ).

- Vì tự do.

- Vì quyền sống.

- Vì tương lai.

Họ đã đứng lên. Nổi dậy. Phản kháng . Cất lên tiếng nói và đòi hỏi cho tự do dân chủ.
Nhưng liệu nhân dân VN sẽ tranh đấu cho cuộc sống tốt đẹp hơn hay tiếp tục cam chịu những mục ruỗng thối nát của chế độ với quan niệm đánh đồng yêu quê hương Tổ quốc và yêu nhà nước và suy nghĩ an ủi xã hội đang dần dần phát triển ? (Ồ vâng, xã hội đang tiến bộ, đứng thứ 169 trong danh sách về những nơi có điều kiện sống tốt trên Thế Giới, và cách đây vài năm 1 tờ báo chính thống của VN đã viết, VN mất 175 năm để đuổi kịp Singapore với điều kiện Singapore đứng yên - điều này là không thể có). Nhân dân VN sẽ đứng lên tự quyết định cho số phận dân tộc, hay chỉ vô vọng chờ đợi sự can thiệp của Mỹ (tại sao Mỹ phải can thiệp ? Hãy nhìn cách Obama không dám tiếp Dalai Lama chỉ vì sợ phật lòng TQ) và hèn nhát khiếp nhược (có lẽ sợ VN sẽ như TQ trong sự kiện Thiên An Môn đã cho xe tăng cán qua số sinh viên biểu tình ?) với lời nguỵ biện VN là nước nhỏ không đánh lại TQ nên phải cúi đầu ? (Đài Loan , Singapore … có phải nước nhỏ không ? Tại sao những nước này không sợ TQ ?)

Nhà nước này và những người tự nhận mình yêu nước hơn người khác chỉ vì bênh vực Đảng và chế độ luôn tìm ra cách giải thích và biện minh cho mọi sự kiện và vấn đề, nhưng tại sao thay vì tìm cớ, tìm cách giải thích khoả lấp cho qua chuyện, chúng ta không tìm giải pháp và làm gì đó để cải thiện những mặt không tốt ấy ? Tại sao thay vì chờ đợi cho 1 điều không bao giờ đến - sự can thiệp của 1 nước khác, chúng ta không tự quyết định cho số phận của chính mình ? Tại sao thay vì cam chịu sống cùng những mục ruỗng lũng đoạn của xã hội và những lời giải thích khập khiễng, chúng ta không đấu tranh cho cuộc sống tốt đẹp hơn ?

Tôi buộc phải tin. Tôi muốn tin. Nhưng khác nhiều người, máu phản kháng đã có sẵn trong tôi.
Tôi đọc những cách nghĩ khác nhau. Tôi so sánh. Tôi phân tích. Tôi đặt câu hỏi. Tôi nhìn vào thực tế. Tôi xem xét vấn đề. Tôi kết luận.

1 tờ brochure giới thiệu về buổi triển lãm tội ác cộng sản tại Tiệp Khắc.
“Museum of communism Dream Reality Nightmare.”

Những điều tôi đã nói, các bạn không tin và hỏi tôi bằng chứng thuyết phục đâu, thế các bạn đã bao giờ thắc mắc và nghi vấn về những điều các bạn đã được dạy dỗ bao lâu nay chưa ? Các bạn có bao giờ nghi ngờ tính xác thực của những điều ấy hay trong quan niệm của bạn nhà nước không thể tuyên truyền áp đặt dối trá cho dân chúng và với bạn sống trong đất nước này, các bạn cần phải đặt lòng tin tuyệt đối vào nhà nước này và bạn tin (hoặc thuyết phục bản thân phải tin) rằng ban lãnh đạo đều đang cố gắng hết sức mình để làm những điều tốt đẹp nhất cho xã hội VN ?

Joyce Anne Nguyen
( Nguyễn Đắc Hải Di )
Nguồn JoyceAnneNguyenblog