Monday, April 28, 2014

30/4

  Chạy giặc 30/4


i, ngày xưa vẫn không bao giờ tin vào tôn giáo, Phật hay Chúa. Nhưng rồi có một chuyện xảy ra trong đời làm thay đổi cả ý đó. Chuyện xảy ra vào đêm 29 tháng Tư năm 1975 và sau đó năm nào đến những ngày tháng Tư, tôi và Minh Hà vẫn nhắc lạ...i cho nhạu.

Năm 1974, ra trường Y Khoa và khóa 21 Quân Y Hiện Dịch, sau khi học khóa huấn luyện sau cùng ở Tổng Y Viện Cộng Hòa, đến lúc chọn đơn vị. Tháng Ba năm 1975, tôi ra miền Trung làm y sĩ cho Sư Đoàn 3 Bộ Binh, đơn vị đầu tiên và cũng là cuối cùng trong đời quân đội. Chỉ khoảng hai tuần sau, ngày 29 tháng 3, 1975 Đà Nẵng mất và may mắn tôi thoát được bằng đường biển.

Về đến Sài Gòn, tình hình căng thẳng, thành phố rôi loạn, dân chúng tìm đường đi. Tôi bàn với Minh Hà và xin phép bố mẹ hai bên làm một đám cưới, để khi cần, có thể cùng chạy với nhau.

Sau đám cưới, thật nhỏ và thật đơn giản, tôi trở ra Bà Rịa để theo lệnh "tái phối trí" Sư Đoàn 3 Bộ Binh, nhưng không gặp một quân y dược hay nha sĩ nào trong Tiểu Đoàn Quân Y. Đành quay về lại Sài Gòn và trên đường về, tôi gặp một số quân lính của Sư Đoàn 18, từ Xuân Lộc cũng đang thoái lưu về hướng Sài Gòn. Niềm hy vọng cuối cùng coi như sắp chấm dứt.

Chiều ngày 29 tháng Tư năm 1975, không có phương tiện và cũng chẳng có quen ai, tôi dẫn Minh Hà ra bến Bạch Đằng ở Sài Gòn. Không ai trong gia đình hai bên có can đảm đi thẹo. Căn cứ Hải Quân đóng kín bằng hàng rào kẽm gai. Chẳng mấy chốc đêm tối đổ xuống, vài tiếng súng nổ đâu đó và dân chúng hỗn loạn, không có đường thoát.

Trong đêm lúc tôi và Minh Hà vẫn đi loay hoay quanh bến tàu, có một người đàn bà không hiểu ở đâu ra, gọi với tôi cho biết cổng vào của Hải Quân đã mở. Cả ba chúng tôi cố đi thật nhanh như chạy và len thoát qua được cổng, vào trong căn cứ Hải Quân.

Tàu đầu tiên gặp là HQ-1 nhưng hàng ngàn người đã đứng xếp hàng đợi lên tàu ở chỗ thang lên tàu và chúng tôi những người ở hàng cuối cùng, đứng đợi không có hy vọng đến lượt. Tự nhiên người đàn bà đã dẫn dắt chúng tôi nói với Minh Hà, cho biết đằng sau tàu có người đang leo dây lên tàu.

Thế là cả ba người đi ra phía sau của tàu. Nhưng khi đến chỗ có người leo dây lên tàu thì tôi và Minh Hà không còn thấy người đàn bà đó nữa.

Tôi nắm dây, từ dưới đẩy Minh Hà, nhờ người ở trên kéo lên trước và chính mình leo dây theo sau. Lên được tàu thì chỉ độ hai phút đồng hồ sau lính Hải Quân chặt dây ở thang lên tàu để tàu ra khơi.

Ngày 30 tháng Tư năm 1975, lênh đênh trên biển chúng tôi được tin Sài Gòn đã mất.

Đến bây giờ tôi vẫn không biết người đàn bà dẫn dắt chúng tôi là ai. Minh Hà tin và tôi đồng ý, chắc chắn là Phật Bà Quan Âm hay Đức Mẹ, đã đến với chúng tôi trong lúc tuyệt vọng.
 
Photo: Tôi, ngày xưa vẫn không bao giờ tin vào tôn giáo, Phật hay Chúa. Nhưng rồi có một chuyện xảy ra trong đời làm thay đổi cả ý đó. Chuyện xảy ra vào đêm 29 tháng Tư năm 1975 và sau đó năm nào đến những ngày tháng Tư, tôi và Minh Hà vẫn nhắc lại cho nhạu.

Năm 1974, ra trường Y Khoa và khóa 21 Quân Y Hiện Dịch, sau khi học khóa huấn luyện sau cùng ở Tổng Y Viện Cộng Hòa, đến lúc chọn đơn vị. Tháng Ba năm 1975, tôi ra miền Trung làm y sĩ cho Sư Đoàn 3 Bộ Binh, đơn vị đầu tiên và cũng là cuối cùng trong đời quân đội. Chỉ khoảng hai tuần sau, ngày 29 tháng 3, 1975 Đà Nẵng mất và may mắn tôi thoát được bằng đường biển.

Về đến Sài Gòn, tình hình căng thẳng, thành phố rôi loạn, dân chúng tìm đường đi. Tôi bàn với Minh Hà và xin phép bố mẹ hai bên làm một đám cưới, để khi cần, có thể cùng chạy với nhau.

Sau đám cưới, thật nhỏ và thật đơn giản, tôi trở ra Bà Rịa để theo lệnh "tái phối trí" Sư Đoàn 3 Bộ Binh, nhưng không gặp một quân y dược hay nha sĩ nào trong Tiểu Đoàn Quân Y. Đành quay về lại Sài Gòn và trên đường về, tôi gặp một số quân lính của Sư Đoàn 18, từ Xuân Lộc cũng đang thoái lưu về hướng Sài Gòn. Niềm hy vọng cuối cùng coi như sắp chấm dứt.

Chiều ngày 29 tháng Tư năm 1975, không có phương tiện và cũng chẳng có quen ai, tôi dẫn Minh Hà ra bến Bạch Đằng ở Sài Gòn. Không ai trong gia đình hai bên có can đảm đi thẹo. Căn cứ Hải Quân đóng kín bằng hàng rào kẽm gai. Chẳng mấy chốc đêm tối đổ xuống, vài tiếng súng nổ đâu đó và dân chúng hỗn loạn, không có đường thoát.

Trong đêm lúc tôi và Minh Hà vẫn đi loay hoay quanh bến tàu, có một người đàn bà không hiểu ở đâu ra, gọi với tôi cho biết cổng vào của Hải Quân đã mở. Cả ba chúng tôi cố đi thật nhanh như chạy và len thoát qua được cổng, vào trong căn cứ Hải Quân.

Tàu đầu tiên gặp là HQ-1 nhưng hàng ngàn người đã đứng xếp hàng đợi lên tàu ở chỗ thang lên tàu và chúng tôi những người ở hàng cuối cùng, đứng đợi không có hy vọng đến lượt. Tự nhiên người đàn bà đã dẫn dắt chúng tôi nói với Minh Hà, cho biết đằng sau tàu có người đang leo dây lên tàu.

Thế là cả ba người đi ra phía sau của tàu. Nhưng khi đến chỗ có người leo dây lên tàu thì tôi và Minh Hà không còn thấy người đàn bà đó nữa.

Tôi nắm dây, từ dưới đẩy Minh Hà, nhờ người ở trên kéo lên trước và chính mình leo dây theo sau. Lên được tàu thì chỉ độ hai phút đồng hồ sau lính Hải Quân chặt dây ở thang lên tàu để tàu ra khơi.

Ngày 30 tháng Tư năm 1975, lênh đênh trên biển chúng tôi được tin Sài Gòn đã mất.

Đến bây giờ tôi vẫn không biết người đàn bà dẫn dắt chúng tôi là ai. Minh Hà tin và tôi đồng ý, chắc chắn là Phật Bà Quan Âm hay Đức Mẹ, đã đến với chúng tôi trong lúc tuyệt vọng.

Phạm Anh Dũng

Phạm Anh Dũng