Bốn cựu binh chiến tranh Việt Nam hội ngộ sau 44 năm
ONTARIO, Calif (NV) - Bốn cựu quân nhân Hoa Kỳ từng tham chiến tại Việt Nam vừa có một cuộc đoàn tụ đầy nước mắt tại phi trường Ontario International Airport, sau 44 năm, từ lúc chia tay ở một khu rừng tại Việt Nam.
Lần cuối họ gặp nhau là ngày 24 Tháng Mười, 1969.
Họ giờ đây tóc đã bạc phơ, nhưng cách đây 44 năm, họ là những người thanh niên trẻ đầy sức sống.(Cuộc gặp gỡ cảm động của bốn cựu quân nhân Hoa Kỳ tại Việt Nam, sau 44 năm xa cách, ở Ontario International Airport. (Hình: Will Lester/The Daily Bulletin)
Lúc ấy, Michael Gude (29 tuổi), Howard Hunt, Jr. (19 tuổi), Grady Fox (22 tuổi), và Bob Bodemann (20 tuổi). Họ là thành viên cùng toán thuộc đội trinh sát 173rd Airborne Brigade Recon Platoon. Ngày hôm đó, họ đang thi hành nhiệm vụ tìm một hang nhốt tù binh Mỹ trong một buổi chiều đẫm sương trong một khu rừng ở Việt Nam.
Bob Bodemann là người dẫn đầu toán, Grady Fox đang xem lại các dụng cụ truyền tin, còn Michael “Dutch” thì đang thuyết phục Howard Hunt Jr. rằng các dòng suối họ đang vượt qua có “vàng.” Trong khi Micheal và Howard mải nhặt những cục đá lấp lánh ánh vàng bỏ vào túi, Bodemann và Fox, đang nóng lòng muốn hoàn thành nhiệm vụ, giục họ bước nhanh lên.
Vượt qua con suối, đi sâu thêm vào rừng, họ nhìn thấy những dòng chữ nguệch ngoạc trên một khoảng đất, và khi liên lạc được với trung ương, họ được báo là vừa lọt vào một nơi địch đã giăng bẫy.
“Cho đến bây giờ, tôi không nhớ đã nghe thấy gì, chỉ nhớ thân hình của Michael bắn lên không trung, và Howard đập vào ngực tôi, và thế, chỉ trong một khoảng khắc, mọi thứ bay lung tung. Tôi đỡ được Howard xuống khỏi người mình, và thấy anh đã bị thương. Howard ngơ ngác hỏi, “Ðiều gì đã xảy ra? Những gì đã xảy ra?”
Howard bị mất một phần ngón tay cái, nhưng Michael bị thương nặng nhất, máu chẩy lênh láng từ nửa còn lại của chân phải.
“Nửa dưới của chân Howard bị bắn văng đi mất.” Fox kể lại. “Tôi buộc chân Howard lại và nhìn người ta khiêng anh đi. Ðó là lần cuối tôi nhìn thấy Howard. Tôi không biết gì nữa, không biết Howard có còn sống sót không. Hãy thử hình dung bạn băng chân cho một đồng đội, rồi không biết sau đó số phận họ ra sao, thì mới hiểu được những thắc mắc cứ ám ảnh.”
Mãn hạn ở Việt Nam, mỗi người đàn ông trở về Mỹ, họ tiếp tục sống đời của mình, và thường tự hỏi ba người bạn cùng toán của mình ngày ấy giờ ra sao.
“Tôi đã băn khoăn về họ từ hơn 40 năm nay,” Howard tâm sự. “Tôi cho rằng Michael đã tử nạn vì không nghe ai nói gì đến anh, ngược lại Howard cũng nghĩ rằng tôi đã chết. Rồi một ngày một thám tử tư từ Colorado gọi điện thoại cho tôi, báo tin về Bob.”
Bob Bodemann cho biết ông đã quá mệt mỏi, và quá sợ những cơn ác mộng về bạn đồng đội cứ đêm đêm và ám ảnh ông trong giấc ngủ.
Và Bob Bodemann bắt đầu hành trình đi lại thành viên trong toán trinh sát của mình, chỉ dám hy vọng tìm được gia đình họ, và được biết chính xác bạn mình đã qua đời ngày nào.
Ngày tháng dần qua. Bob yêu cầu chính phủ gửi về vô số tài liệu, lùng sục mọi trang web và các diễn đàn liên quan, và thực hiện cuộc tìm kiếm không ngừng nghỉ về tin tức của ba người bạn cùng chia sẻ giây phút thập tử nhất sinh đó với mình.
Nhắc lại ngày xưa, Fox nói:
“Ở Việt Nam, Box là một người hay đùa, lúc nào cũng cười hề hề. Bất cứ người bạn nào đang buồn, chỉ cần đến gặp Bob, nói chuyện mấy câu là bắt đầu lây tính khôi hài của Bob, bắt đầu cười nói huyên thuyên. Chẳng ai ngờ Bob lại là người thực hiện việc tìm kiếm.”
Tìm được n
hau rồi, sau khi biết tin Howard đã rất yếu, Bob đề nghị mọi người gặp nhau sớm tại nhà riêng của ông ở Riverside.
“Nghĩ đến cuộc hội ngộ, tôi hồi hộp muốn chết,” ông Fox, giờ này đôi mắt đã lòa, nói:
“Ðã 44 năm rồi tôi không gặp họ. Một người giờ đã 74 tuổi rồi, lại bệnh nặng. Ðoàn tụ này có lẽ cũng là gặp nhau lần cuối, vì thế buổi gặp mặt và vui vừa đắng cay.”
Thế nhưng họ đã vượt mọi khó khăn để gặp nhau.
Bob đến tận phi trường. Ba người bạn của ông đến từ Georgia, Tennessee và Florida được một phái đoàn lớn đón, gồm gia đình, thân hữu, người đi xe đạp vẫy cờ, giới truyền thông địa phương và nhân viên sân bay.
Chưa kịp ôm lấy Michael, Fox đã rơi nước mắt. Howard và Bob nhào đến. Cả bốn ôm lấy nhau trong những dòng lệ, và những thân thể run rẩy vì xúc động.
“Cuối cùng chúng ta đã gặp lại. Ai có thể ngờ được.” Bob nói trong tiếng nấc. (H.G.)
Lần cuối họ gặp nhau là ngày 24 Tháng Mười, 1969.
Họ giờ đây tóc đã bạc phơ, nhưng cách đây 44 năm, họ là những người thanh niên trẻ đầy sức sống.(Cuộc gặp gỡ cảm động của bốn cựu quân nhân Hoa Kỳ tại Việt Nam, sau 44 năm xa cách, ở Ontario International Airport. (Hình: Will Lester/The Daily Bulletin)
Lúc ấy, Michael Gude (29 tuổi), Howard Hunt, Jr. (19 tuổi), Grady Fox (22 tuổi), và Bob Bodemann (20 tuổi). Họ là thành viên cùng toán thuộc đội trinh sát 173rd Airborne Brigade Recon Platoon. Ngày hôm đó, họ đang thi hành nhiệm vụ tìm một hang nhốt tù binh Mỹ trong một buổi chiều đẫm sương trong một khu rừng ở Việt Nam.
Bob Bodemann là người dẫn đầu toán, Grady Fox đang xem lại các dụng cụ truyền tin, còn Michael “Dutch” thì đang thuyết phục Howard Hunt Jr. rằng các dòng suối họ đang vượt qua có “vàng.” Trong khi Micheal và Howard mải nhặt những cục đá lấp lánh ánh vàng bỏ vào túi, Bodemann và Fox, đang nóng lòng muốn hoàn thành nhiệm vụ, giục họ bước nhanh lên.
Vượt qua con suối, đi sâu thêm vào rừng, họ nhìn thấy những dòng chữ nguệch ngoạc trên một khoảng đất, và khi liên lạc được với trung ương, họ được báo là vừa lọt vào một nơi địch đã giăng bẫy.
“Cho đến bây giờ, tôi không nhớ đã nghe thấy gì, chỉ nhớ thân hình của Michael bắn lên không trung, và Howard đập vào ngực tôi, và thế, chỉ trong một khoảng khắc, mọi thứ bay lung tung. Tôi đỡ được Howard xuống khỏi người mình, và thấy anh đã bị thương. Howard ngơ ngác hỏi, “Ðiều gì đã xảy ra? Những gì đã xảy ra?”
Howard bị mất một phần ngón tay cái, nhưng Michael bị thương nặng nhất, máu chẩy lênh láng từ nửa còn lại của chân phải.
“Nửa dưới của chân Howard bị bắn văng đi mất.” Fox kể lại. “Tôi buộc chân Howard lại và nhìn người ta khiêng anh đi. Ðó là lần cuối tôi nhìn thấy Howard. Tôi không biết gì nữa, không biết Howard có còn sống sót không. Hãy thử hình dung bạn băng chân cho một đồng đội, rồi không biết sau đó số phận họ ra sao, thì mới hiểu được những thắc mắc cứ ám ảnh.”
Mãn hạn ở Việt Nam, mỗi người đàn ông trở về Mỹ, họ tiếp tục sống đời của mình, và thường tự hỏi ba người bạn cùng toán của mình ngày ấy giờ ra sao.
“Tôi đã băn khoăn về họ từ hơn 40 năm nay,” Howard tâm sự. “Tôi cho rằng Michael đã tử nạn vì không nghe ai nói gì đến anh, ngược lại Howard cũng nghĩ rằng tôi đã chết. Rồi một ngày một thám tử tư từ Colorado gọi điện thoại cho tôi, báo tin về Bob.”
Bob Bodemann cho biết ông đã quá mệt mỏi, và quá sợ những cơn ác mộng về bạn đồng đội cứ đêm đêm và ám ảnh ông trong giấc ngủ.
Và Bob Bodemann bắt đầu hành trình đi lại thành viên trong toán trinh sát của mình, chỉ dám hy vọng tìm được gia đình họ, và được biết chính xác bạn mình đã qua đời ngày nào.
Ngày tháng dần qua. Bob yêu cầu chính phủ gửi về vô số tài liệu, lùng sục mọi trang web và các diễn đàn liên quan, và thực hiện cuộc tìm kiếm không ngừng nghỉ về tin tức của ba người bạn cùng chia sẻ giây phút thập tử nhất sinh đó với mình.
Nhắc lại ngày xưa, Fox nói:
“Ở Việt Nam, Box là một người hay đùa, lúc nào cũng cười hề hề. Bất cứ người bạn nào đang buồn, chỉ cần đến gặp Bob, nói chuyện mấy câu là bắt đầu lây tính khôi hài của Bob, bắt đầu cười nói huyên thuyên. Chẳng ai ngờ Bob lại là người thực hiện việc tìm kiếm.”
Tìm được n
hau rồi, sau khi biết tin Howard đã rất yếu, Bob đề nghị mọi người gặp nhau sớm tại nhà riêng của ông ở Riverside.
“Nghĩ đến cuộc hội ngộ, tôi hồi hộp muốn chết,” ông Fox, giờ này đôi mắt đã lòa, nói:
“Ðã 44 năm rồi tôi không gặp họ. Một người giờ đã 74 tuổi rồi, lại bệnh nặng. Ðoàn tụ này có lẽ cũng là gặp nhau lần cuối, vì thế buổi gặp mặt và vui vừa đắng cay.”
Thế nhưng họ đã vượt mọi khó khăn để gặp nhau.
Bob đến tận phi trường. Ba người bạn của ông đến từ Georgia, Tennessee và Florida được một phái đoàn lớn đón, gồm gia đình, thân hữu, người đi xe đạp vẫy cờ, giới truyền thông địa phương và nhân viên sân bay.
Chưa kịp ôm lấy Michael, Fox đã rơi nước mắt. Howard và Bob nhào đến. Cả bốn ôm lấy nhau trong những dòng lệ, và những thân thể run rẩy vì xúc động.
“Cuối cùng chúng ta đã gặp lại. Ai có thể ngờ được.” Bob nói trong tiếng nấc. (H.G.)