A20 - NGƯỜI TÙ SƠN BIA
Từ cổng chính lớn của trại A20 đi xuyên qua khoảng sân chung là tới một ô sân vuông được đắp đất be gạch cao chừng 40cm. Khu sân ấy có hòn non bộ với bể nước cùng nhiều cây cảnh gọt tỉa công phu. Qua vuông sân ấy sẽ tới khu nhà được gọi là Văn hóa. Đầu nhà văn hóa sát với đường đi và ô sân cây cảnh là một gian nhà được một tù thuê lại, làm thành căng- tin. Căng tin ở đây đa phần là «bán chịu», ghi sổ và khi thân nhân tù thăm nuôi sẽ trả. Đương nhiên giá cũng khác đi. Tuy nhiên, không phải là quá quắt như những căng- tin của các trại phía bắc, nơi con người ta bóc lột nhau hình như không còn biết ngượng.
Dãy nhà văn hóa buổi trưa thường rất vắng lặng. Đầu dẫy phía trong cùng sát với một ao cá là một căn phòng rộng cỡ chừng 60 mét vuông. Đó là nơi trực thường xuyên của một người tù được sĩ quan tư tưởng chọn lựa để làm các công việc phụ tá sổ sách cho ban tư tưởng. Sơn là người tù đặc biệt ấy.
Sơn người Nha Trang, án chung thân vì tội vượt biên có giết người. Giết người ra sao thì tôi chưa có điều kiện để hỏi. Nhưng tướng tá của Sơn thì tôi không thấy ghét hay khinh khi gì được. Sơn nghèo, ai cho gì biết nấy. Rất kín miệng và không xin xỏ gì cho mình, ngoại trừ những khi phải làm vai trò trung gian để «xin đểu» cho sĩ quan an ninh hay giám thị.
Công việc phụ của Sơn là một công việc phức tạp. Đó là công việc của kẻ trung gian «mua bán chân». Một chân cho công việc chăn bò hay một chân ở đội nhà bếp, tất cả đều có những cái giá phù hợp với túi tiền của tù và tương đương giá so với mức án mà người đang thụ án muốn mua. Các chân gác đêm, trực sinh, đội trưởng, trực nhà lô, coi ao cá …và đặc biệt là «xây dựng ngoài» …là những cái chân rất dễ bị thay đổi. Mỗi lần thay đổi, người khó xử nhất vẫn là Sơn.
Tôi khác với nhiều người tù chính trị ở chỗ ai tôi cũng tìm cách gần cận. Xấu hay tốt phải tự ta nhìn nhận, không nghe chỉ một phía.
Khu vực nhà văn hóa là một khu vực yên ắng tĩnh mịch. Trước mặt nhà văn hóa là một sân rộng trồng nghệ. Sau sân rộng trồng nghệ ấy là khu vực nhà bếp trại. Phía tay mặt đứng nhìn từ cổng nhà văn hóa là một cái ao. Chung quanh toàn khu nhà văn hóa là những hàng dừa nghễu nghện xanh rì. Giữa sân trước mặt nhà là một cái chuồng khỉ, nhốt một con khỉ rất tai quái. Tôi thường ngồi ở bậc thềm khu nhà văn hóa những buổi trưa là vì cảnh trí yên tĩnh và vì hai con vật mà tôi gắn bó, đó là một con chó bé tí anh em fulro xin đem vào trại cho tôi và con khỉ mắc dịch này.
…Một hôm, đội tù nông nghiệp gánh từ ngoài trại về một đống …bia! Tôi rợn tóc gáy khi nhận ra đó là những tấm bia mộ! Một cảm giác như điển giật tưng tưng trong sống lưng chạy dần lên tiểu não. Đứng nhìn chết lặng.
Anh em tù trẻ tuổi vì vội về buồng để lấy phần cơm và kiếm chác chút rau cá cải thiện nên thả quang gánh có vẻ rất gấp, tiếng xi măng cũ cọ vào nhau như muốn vỡ. Ngay lúc ấy Sơn lên tiếng.
- Bọn mày làm ăn cho đàng hoàng, vỡ mặt bia là khốn nạn đòn với người ta...
Đám tù hình sự rất kiêng dè Sơn, sợ hơn nữa khi chữ «người ta» được Sơn nhắc đến với giọng nghiêm túc khác thường.
Sơn bước xuống bậc thềm tam cấp, đích thân nhấc từng phiến bia đặt ngay ngắn vào vách tường, đám hình sự bắt chước làm theo y như vậy. Những tấm bia đã tróc hết số sơn. Bia mỏng mảnh và đơn sơ, bé nhỏ, mỗi tấm chỉ chừng 25x40 cm hình ô van một đầu ngọn, ba phía bằng cạnh, dày chỉ chừng 2 cm. Mỗi tấm chỉ có số thứ tự, đều mờ nhạt và nhiều cái không còn nhận ra nét sơn cũ, hiện được vẽ 14, hay 15, 16 …những chữ số bằng phấn gạch chắc là số thứ tự tính theo hàng mộ lúc nhổ bia lên để đem vào trại.
Tôi bước nhanh vào nhà căn tin, biểu người tù chủ căng -tin (tôi đã quên tên) cho tôi mua thiếu bịch thuốc Zet, một loại thuốc đầu lọc của Thái Lan rất thịch hành lúc bấy giờ. Tôi mua thiếu đã quen thậm chí nhiều anh em tù lên căng tin mua nhũng thứ cần thiết cũng chỉ việc nói là tôi mua... người tù này cũng đưa hàng nhưng ghi rất rõ ràng ngày nào giờ nào, ai lấy hàng bằng tên tôi …chưa bao giờ có chuyện lộn xộn.
Cầm bịch thuốc Zet, tôi đưa cho Sơn lúc Sơn còn đang lúi húi xếp ngay ngắn các tấm bia.
- Anh chia cho mấy thằng em, coi như chút tình của anh em tôi.
Sơn bóc giấy kiếng, ném cho mỗi người một gói còn ba gói Sơn bảo cho Sơn một gói, hai gói để chiều cho bọn rửa bia. Đám tù hình sự vốn hay quanh quẩn bên tôi hằng ngày, thấy có dịp dễ dãi, đứa xin mấy gói mì đứa xin vài ngàn mua cá. Sơn la lên.
- Đù mạ! Chúng mày lợi dụng ổng quá rồi nha...
Tôi cười cười bảo cả bọn theo tôi sang nhà căng-tin. Đứa vài phong thuốc rê, đứa chục gói mì, đứa xin vài ngàn. Tay chủ căn tin nhăn mặt làu bàu với đám hình sự.
- Đừng làm quá tụi bây, ổng ăn uống không hơn gì tụi bây đâu.
Tôi cười lớn vỗ vai ông ta.
- Khi bé tôi cũng thế thôi ông ạ. Cha mẹ anh chị đâu có mà vòi vĩnh. Giờ có chút chút hơn anh hơn em, tụi nó vòi cũng là cái vui cho mình... Chứ tụi nó ghét, có gọi cho tụi nó cũng không thèm …
Tôi có cái tật, hễ có bọn nhỏ lủi nhủi bên cạnh là moi móc cái này cái kia cho. Ánh mắt tiếng cười của bọn trẻ làm tôi quên hết mọi bực dọc. Điều này, có mấy đứa tai quái cũng lạm dụng làm mấy ông anh của tôi cũng bực mình...
- Tụi em không làm bể bia nữa đâu …
Tiếng đám nhóc kéo tôi về thực tại với những tấm bia mộ. Tôi khẽ khàng.
- Biết đâu mai này các em chết, tôi chết … ai biết được mồ chôn nếu bia mộ mất đi! Rồi ba mẹ các em, vợ con tôi …biết đâu mà tìm tro tìm cốt. Nay nghĩ đến người ta, mai sau có người khác nghĩ đến mình …
Đám trẻ đứng tần ngần cho tới lúc tôi dục chúng về ăn cơm. Cả đám ù té chạy. Tôi nhìn theo, lòng bâng khuâng khôn tả. Đa phần chúng vượt biên kiểu cướp tàu quốc doanh, không thành rồi bị bắt vào đây. Cả năm trời mới có một lần thăm! Đứa nào cũng thiếu đói. Có những đứa bắt trộm năm ba con vịt, án cũng hơn 10 năm!
Trở lại góc nhà văn hóa nơi Sơn có cái giường và bàn làm việc. Sơn đang nhồm nhoàm nhai cơm, mời tôi ăn luôn. Tôi bảo lát tôi ăn với con chó của tôi bên hiên nhà bếp, với Dũng và Thố cùng Lê quí Hòa. Sơn bảo.
- Chịu anh thôi. Con chó ấy mà mất anh chắc nó chết ngắc. Không ai cho ăn mà nó ăn. Chỉ anh cho nó mới ăn. Lạ thật!
Sơn nói đến con Đốm của tôi, bé bằng bắp tay nhưng khôn cực kỳ. Anh em đưa từ ngoài trại vào, qua cổng, trực trại Đa quát.
- Ai cho anh đem chó vào trại?
Y Rứ nhìn ông Đa, cười cười.
- Da, thấy anh Thành thích chó quá. Ông... dân tộc biểu biếu con chó của ổng!
Trung úy Đa, vốn là người hay mượn sách báo của tôi, đến bên Y Rứ và Y Rưới cầm gáy con chó lên, thấy bé tí tẹo nên ầm ừ.
- Bảo anh Thành chỉ để chó dưới khu vực nhà bếp. Ra ngoài khu vực bếp chúng tôi bắn chết ngay!
Thế là tôi có con chó, ngay trong trại A20. Con chó như hiểu thân phận của chủ, ngày đầu tiên khi tiếng kẻng điểm danh chiều để nhốt tù vào buồng. Con chó tí tởn chạy theo tôi. Lúc ấy, dừng lại, tôi chỉ quát một tiếng …thế mà từ đó cho tới lúc anh em làm cuộc nổi loạn, con chó không bao giờ bước chân ra khỏi khu vực nhà bếp. Đặc biệt, không ăn bất cứ thứ gì do người khác đưa cho. Khi tôi tuyệt thực và bị cùm ở khu kiên giam, hai đêm đầu nghe tiếng sủa bé tí của nó sát ngay khu vực cùm. Chắc nó đi tìm tôi! Từ ấy là mất tích, không ai còn thấy con chó ấy nữa cho tới khi tôi bị đày ra Trại 5 Thanh Hóa. Tiếc xót thật nhiều vì tôi biết đó là một con chó có tinh tướng phúc chủ, đã bảo anh em giữ cho chủ của nó, chỉ đem vào trại cho tôi buổi trưa. Người chủ chó là người Thượng, khi nghe lại việc tôi bảo con chó là chó có tướng phúc chủ, đã nằng nặc không nhận lại con chó, thành ra con chó vì tôi mà cũng phải vào tù...
*
Buổi chiều, đám tù hình sự đem từng tấm bia xuống ao rửa. Nhiều tấm đã nứt bể chẻ đôi hoặc vạt góc. Tất cả đều đã có dấu hiệu rã mục. Lúc này tôi đang ở biên chế đội bếp, chưa chạy ra ngoài đội 12 được. Ở bếp, tôi chỉ có nhiệm vụ kéo nước giếng cho đầy các vại chứa và chảo cơm. Thấy tôi làm cực, Thố thường giành phần việc của tôi. Thố chân tay như thép nguộị, bảo tôi.
- Ba cái chuyện này, anh đừng động tay động chân chi, để tụi tôi lo. Chuyện của anh là chuyện khác …
Hôm nay, vì chuyện mấy tấm bia, tôi bảo Thố.
- Tôi mò sang khu văn hóa xem họ làm gì với mấy tấm bia.
Sơn tần ngần ngồi cạnh những tấm bia đã khô, lấy tay gõ gõ chắc để ưóc lượng độ bền còn bao nhiêu. Hộp sơn đỏ chót cầm nơi tay với chiếc cọ sơn bé xíu. Tôi đến sát sau lưng nhưng Sơn không biết vì ở khu vực này tôi đi chân đất, thâm ý là tập cho quen để nếu có phải vượt đồi vượt nương bằng chân đất cũng sẽ không vì thế mà cản trở. Ý đồ vượt ngục lúc này tôi vẫn còn nung nấu.
Một lúc sau Sơn đứng lên, giật mình khi nhận ra tôi đứng sau lưng. Sơn nói.
- Đã mục hết mà mấy ổng còn biểu lựa lại.
Thấy nét mặt u uẩn của Sơn, tôi nói.
- Xóc cho vỡ nhiều vào để họ phải làm cái khác. Làm kiểu này có là bao tiền.
- Ông Luận cũng bảo làm cho vỡ ra để đồng loạt làm cái khác.
Sơn nói nhỏ bên tai tôi. Luận là sĩ quan tư tưởng, người Quảng Bình. Với tôi, Luận là người đàng hoàng.
Tôi nhìn gần trăm tấm bia mộ, lòng dậy lên thứ cảm xúc khó tả. Bổng dưng như muốn khóc. Như thấy đâu đó một tấm bia mang chính tên mình …
Sơn mời tôi vào phòng, trên bàn là một cuốn số bìa dầy và đen, đóng cứng, khổ A3 giấy bên trong là giấy kẻ caro. Màu giấy đã ố vàng. Ngoài bìa không một chữ số. Tôi tần ngần mở từng trang trong lúc Sơn khoe tôi có càphê của ai đó mới cho đại úy Luận. Luận lại không thích cà phê nên đưa cho Sơn. Sơn bảo « Ông Luận có vẻ thích anh. Ổng kêu em nói anh nếu muốn có thể ở nhà văn hóa với em, khỏi đi đội. Cà phê này ổng kêu em pha uống với anh … ». Tôi không trả lời, mắt đăm đăm nhìn vào cuốn sổ mộ chí. Lật trang cuối cùng thấy tên Trần Công. Công là người của lực lượng ông Hoàng Cơ Minh về từ Thái, chết cách đây hơn tháng vì đói ăn, khi có ăn lại ăn quá sức (do tiền của Michel Muôn cho nhằm lấy tin tức từ ngoài vào … )
Mắt tôi nhòa đi vì con số sau cùng ở hàng một ngàn sáu, một ngàn bảy chi đó! Ra là nơi đây. Gần hai ngàn con người đã ngã xuống. Không mấy người có được miếng ván hòm. Mồ hoang không ai nhang khói. Gia đình, hầu hết không ai biết tin.
Tôi nhớ năm đệ thất khi tôi con thơ ấu, bật cười vì thằng bạn trả bài không xong bài học thuộc lòng "Anh Hùng Vô Danh". Hắn cứ lắp bắp « Họ … à là … à những anh hùng … à không tên tuổi … ». Giờ đây, không còn là sách vở từ chương ê a nữa, mà là hàng ngàn những nấm mộ vô danh của người vì nước quên thân mình. Cô độc, tiêu sơ, lạnh lẽo …
Sơn bưng càphê ra, khựng người khi thấy tôi chùi nước mắt bằng vạt tay áo. Sơn nói.
- 80 chết nhiều nhất. Chôn không có quan tài. Có ngày ba bốn người. Lúc ấy thật khủng khiếp …
- Hình sự nhiều hay chính trị nhiều?
- Khi ấy hình sự đâu đã có là bao. Ở đây toàn là tàu Việt Nam Thương Tín về, nhốt với mấy anh tù cải tạo cứng đầu ở những nơi khác đưa về và phản động có án. Một số nữa là cướp tàu vượt biên có án mạng …
- Vậy là đại số chết là chính trị?
- Dạ, hầu hết là mấy anh …
Tôi muốn tìm một chỗ nào đó thật yên. Chỉ có mình tôi. Để tôi thoải mái với chính lòng tôi. Để không ai phải thấy tôi yếu đuối nhu nhược. Tôi muốn ngồi ở một góc kín thâm u nào đó để mặc những giọt nước mắt mình lăn dài trên môi má. Khóc cho anh em tôi, khóc cho cả chính mình.
Dãy nhà văn hóa buổi trưa thường rất vắng lặng. Đầu dẫy phía trong cùng sát với một ao cá là một căn phòng rộng cỡ chừng 60 mét vuông. Đó là nơi trực thường xuyên của một người tù được sĩ quan tư tưởng chọn lựa để làm các công việc phụ tá sổ sách cho ban tư tưởng. Sơn là người tù đặc biệt ấy.
Sơn người Nha Trang, án chung thân vì tội vượt biên có giết người. Giết người ra sao thì tôi chưa có điều kiện để hỏi. Nhưng tướng tá của Sơn thì tôi không thấy ghét hay khinh khi gì được. Sơn nghèo, ai cho gì biết nấy. Rất kín miệng và không xin xỏ gì cho mình, ngoại trừ những khi phải làm vai trò trung gian để «xin đểu» cho sĩ quan an ninh hay giám thị.
Công việc phụ của Sơn là một công việc phức tạp. Đó là công việc của kẻ trung gian «mua bán chân». Một chân cho công việc chăn bò hay một chân ở đội nhà bếp, tất cả đều có những cái giá phù hợp với túi tiền của tù và tương đương giá so với mức án mà người đang thụ án muốn mua. Các chân gác đêm, trực sinh, đội trưởng, trực nhà lô, coi ao cá …và đặc biệt là «xây dựng ngoài» …là những cái chân rất dễ bị thay đổi. Mỗi lần thay đổi, người khó xử nhất vẫn là Sơn.
Tôi khác với nhiều người tù chính trị ở chỗ ai tôi cũng tìm cách gần cận. Xấu hay tốt phải tự ta nhìn nhận, không nghe chỉ một phía.
Khu vực nhà văn hóa là một khu vực yên ắng tĩnh mịch. Trước mặt nhà văn hóa là một sân rộng trồng nghệ. Sau sân rộng trồng nghệ ấy là khu vực nhà bếp trại. Phía tay mặt đứng nhìn từ cổng nhà văn hóa là một cái ao. Chung quanh toàn khu nhà văn hóa là những hàng dừa nghễu nghện xanh rì. Giữa sân trước mặt nhà là một cái chuồng khỉ, nhốt một con khỉ rất tai quái. Tôi thường ngồi ở bậc thềm khu nhà văn hóa những buổi trưa là vì cảnh trí yên tĩnh và vì hai con vật mà tôi gắn bó, đó là một con chó bé tí anh em fulro xin đem vào trại cho tôi và con khỉ mắc dịch này.
…Một hôm, đội tù nông nghiệp gánh từ ngoài trại về một đống …bia! Tôi rợn tóc gáy khi nhận ra đó là những tấm bia mộ! Một cảm giác như điển giật tưng tưng trong sống lưng chạy dần lên tiểu não. Đứng nhìn chết lặng.
Anh em tù trẻ tuổi vì vội về buồng để lấy phần cơm và kiếm chác chút rau cá cải thiện nên thả quang gánh có vẻ rất gấp, tiếng xi măng cũ cọ vào nhau như muốn vỡ. Ngay lúc ấy Sơn lên tiếng.
- Bọn mày làm ăn cho đàng hoàng, vỡ mặt bia là khốn nạn đòn với người ta...
Đám tù hình sự rất kiêng dè Sơn, sợ hơn nữa khi chữ «người ta» được Sơn nhắc đến với giọng nghiêm túc khác thường.
Sơn bước xuống bậc thềm tam cấp, đích thân nhấc từng phiến bia đặt ngay ngắn vào vách tường, đám hình sự bắt chước làm theo y như vậy. Những tấm bia đã tróc hết số sơn. Bia mỏng mảnh và đơn sơ, bé nhỏ, mỗi tấm chỉ chừng 25x40 cm hình ô van một đầu ngọn, ba phía bằng cạnh, dày chỉ chừng 2 cm. Mỗi tấm chỉ có số thứ tự, đều mờ nhạt và nhiều cái không còn nhận ra nét sơn cũ, hiện được vẽ 14, hay 15, 16 …những chữ số bằng phấn gạch chắc là số thứ tự tính theo hàng mộ lúc nhổ bia lên để đem vào trại.
Tôi bước nhanh vào nhà căn tin, biểu người tù chủ căng -tin (tôi đã quên tên) cho tôi mua thiếu bịch thuốc Zet, một loại thuốc đầu lọc của Thái Lan rất thịch hành lúc bấy giờ. Tôi mua thiếu đã quen thậm chí nhiều anh em tù lên căng tin mua nhũng thứ cần thiết cũng chỉ việc nói là tôi mua... người tù này cũng đưa hàng nhưng ghi rất rõ ràng ngày nào giờ nào, ai lấy hàng bằng tên tôi …chưa bao giờ có chuyện lộn xộn.
Cầm bịch thuốc Zet, tôi đưa cho Sơn lúc Sơn còn đang lúi húi xếp ngay ngắn các tấm bia.
- Anh chia cho mấy thằng em, coi như chút tình của anh em tôi.
Sơn bóc giấy kiếng, ném cho mỗi người một gói còn ba gói Sơn bảo cho Sơn một gói, hai gói để chiều cho bọn rửa bia. Đám tù hình sự vốn hay quanh quẩn bên tôi hằng ngày, thấy có dịp dễ dãi, đứa xin mấy gói mì đứa xin vài ngàn mua cá. Sơn la lên.
- Đù mạ! Chúng mày lợi dụng ổng quá rồi nha...
Tôi cười cười bảo cả bọn theo tôi sang nhà căng-tin. Đứa vài phong thuốc rê, đứa chục gói mì, đứa xin vài ngàn. Tay chủ căn tin nhăn mặt làu bàu với đám hình sự.
- Đừng làm quá tụi bây, ổng ăn uống không hơn gì tụi bây đâu.
Tôi cười lớn vỗ vai ông ta.
- Khi bé tôi cũng thế thôi ông ạ. Cha mẹ anh chị đâu có mà vòi vĩnh. Giờ có chút chút hơn anh hơn em, tụi nó vòi cũng là cái vui cho mình... Chứ tụi nó ghét, có gọi cho tụi nó cũng không thèm …
Tôi có cái tật, hễ có bọn nhỏ lủi nhủi bên cạnh là moi móc cái này cái kia cho. Ánh mắt tiếng cười của bọn trẻ làm tôi quên hết mọi bực dọc. Điều này, có mấy đứa tai quái cũng lạm dụng làm mấy ông anh của tôi cũng bực mình...
- Tụi em không làm bể bia nữa đâu …
Tiếng đám nhóc kéo tôi về thực tại với những tấm bia mộ. Tôi khẽ khàng.
- Biết đâu mai này các em chết, tôi chết … ai biết được mồ chôn nếu bia mộ mất đi! Rồi ba mẹ các em, vợ con tôi …biết đâu mà tìm tro tìm cốt. Nay nghĩ đến người ta, mai sau có người khác nghĩ đến mình …
Đám trẻ đứng tần ngần cho tới lúc tôi dục chúng về ăn cơm. Cả đám ù té chạy. Tôi nhìn theo, lòng bâng khuâng khôn tả. Đa phần chúng vượt biên kiểu cướp tàu quốc doanh, không thành rồi bị bắt vào đây. Cả năm trời mới có một lần thăm! Đứa nào cũng thiếu đói. Có những đứa bắt trộm năm ba con vịt, án cũng hơn 10 năm!
Trở lại góc nhà văn hóa nơi Sơn có cái giường và bàn làm việc. Sơn đang nhồm nhoàm nhai cơm, mời tôi ăn luôn. Tôi bảo lát tôi ăn với con chó của tôi bên hiên nhà bếp, với Dũng và Thố cùng Lê quí Hòa. Sơn bảo.
- Chịu anh thôi. Con chó ấy mà mất anh chắc nó chết ngắc. Không ai cho ăn mà nó ăn. Chỉ anh cho nó mới ăn. Lạ thật!
Sơn nói đến con Đốm của tôi, bé bằng bắp tay nhưng khôn cực kỳ. Anh em đưa từ ngoài trại vào, qua cổng, trực trại Đa quát.
- Ai cho anh đem chó vào trại?
Y Rứ nhìn ông Đa, cười cười.
- Da, thấy anh Thành thích chó quá. Ông... dân tộc biểu biếu con chó của ổng!
Trung úy Đa, vốn là người hay mượn sách báo của tôi, đến bên Y Rứ và Y Rưới cầm gáy con chó lên, thấy bé tí tẹo nên ầm ừ.
- Bảo anh Thành chỉ để chó dưới khu vực nhà bếp. Ra ngoài khu vực bếp chúng tôi bắn chết ngay!
Thế là tôi có con chó, ngay trong trại A20. Con chó như hiểu thân phận của chủ, ngày đầu tiên khi tiếng kẻng điểm danh chiều để nhốt tù vào buồng. Con chó tí tởn chạy theo tôi. Lúc ấy, dừng lại, tôi chỉ quát một tiếng …thế mà từ đó cho tới lúc anh em làm cuộc nổi loạn, con chó không bao giờ bước chân ra khỏi khu vực nhà bếp. Đặc biệt, không ăn bất cứ thứ gì do người khác đưa cho. Khi tôi tuyệt thực và bị cùm ở khu kiên giam, hai đêm đầu nghe tiếng sủa bé tí của nó sát ngay khu vực cùm. Chắc nó đi tìm tôi! Từ ấy là mất tích, không ai còn thấy con chó ấy nữa cho tới khi tôi bị đày ra Trại 5 Thanh Hóa. Tiếc xót thật nhiều vì tôi biết đó là một con chó có tinh tướng phúc chủ, đã bảo anh em giữ cho chủ của nó, chỉ đem vào trại cho tôi buổi trưa. Người chủ chó là người Thượng, khi nghe lại việc tôi bảo con chó là chó có tướng phúc chủ, đã nằng nặc không nhận lại con chó, thành ra con chó vì tôi mà cũng phải vào tù...
*
Buổi chiều, đám tù hình sự đem từng tấm bia xuống ao rửa. Nhiều tấm đã nứt bể chẻ đôi hoặc vạt góc. Tất cả đều đã có dấu hiệu rã mục. Lúc này tôi đang ở biên chế đội bếp, chưa chạy ra ngoài đội 12 được. Ở bếp, tôi chỉ có nhiệm vụ kéo nước giếng cho đầy các vại chứa và chảo cơm. Thấy tôi làm cực, Thố thường giành phần việc của tôi. Thố chân tay như thép nguộị, bảo tôi.
- Ba cái chuyện này, anh đừng động tay động chân chi, để tụi tôi lo. Chuyện của anh là chuyện khác …
Hôm nay, vì chuyện mấy tấm bia, tôi bảo Thố.
- Tôi mò sang khu văn hóa xem họ làm gì với mấy tấm bia.
Sơn tần ngần ngồi cạnh những tấm bia đã khô, lấy tay gõ gõ chắc để ưóc lượng độ bền còn bao nhiêu. Hộp sơn đỏ chót cầm nơi tay với chiếc cọ sơn bé xíu. Tôi đến sát sau lưng nhưng Sơn không biết vì ở khu vực này tôi đi chân đất, thâm ý là tập cho quen để nếu có phải vượt đồi vượt nương bằng chân đất cũng sẽ không vì thế mà cản trở. Ý đồ vượt ngục lúc này tôi vẫn còn nung nấu.
Một lúc sau Sơn đứng lên, giật mình khi nhận ra tôi đứng sau lưng. Sơn nói.
- Đã mục hết mà mấy ổng còn biểu lựa lại.
Thấy nét mặt u uẩn của Sơn, tôi nói.
- Xóc cho vỡ nhiều vào để họ phải làm cái khác. Làm kiểu này có là bao tiền.
- Ông Luận cũng bảo làm cho vỡ ra để đồng loạt làm cái khác.
Sơn nói nhỏ bên tai tôi. Luận là sĩ quan tư tưởng, người Quảng Bình. Với tôi, Luận là người đàng hoàng.
Tôi nhìn gần trăm tấm bia mộ, lòng dậy lên thứ cảm xúc khó tả. Bổng dưng như muốn khóc. Như thấy đâu đó một tấm bia mang chính tên mình …
Sơn mời tôi vào phòng, trên bàn là một cuốn số bìa dầy và đen, đóng cứng, khổ A3 giấy bên trong là giấy kẻ caro. Màu giấy đã ố vàng. Ngoài bìa không một chữ số. Tôi tần ngần mở từng trang trong lúc Sơn khoe tôi có càphê của ai đó mới cho đại úy Luận. Luận lại không thích cà phê nên đưa cho Sơn. Sơn bảo « Ông Luận có vẻ thích anh. Ổng kêu em nói anh nếu muốn có thể ở nhà văn hóa với em, khỏi đi đội. Cà phê này ổng kêu em pha uống với anh … ». Tôi không trả lời, mắt đăm đăm nhìn vào cuốn sổ mộ chí. Lật trang cuối cùng thấy tên Trần Công. Công là người của lực lượng ông Hoàng Cơ Minh về từ Thái, chết cách đây hơn tháng vì đói ăn, khi có ăn lại ăn quá sức (do tiền của Michel Muôn cho nhằm lấy tin tức từ ngoài vào … )
Mắt tôi nhòa đi vì con số sau cùng ở hàng một ngàn sáu, một ngàn bảy chi đó! Ra là nơi đây. Gần hai ngàn con người đã ngã xuống. Không mấy người có được miếng ván hòm. Mồ hoang không ai nhang khói. Gia đình, hầu hết không ai biết tin.
Tôi nhớ năm đệ thất khi tôi con thơ ấu, bật cười vì thằng bạn trả bài không xong bài học thuộc lòng "Anh Hùng Vô Danh". Hắn cứ lắp bắp « Họ … à là … à những anh hùng … à không tên tuổi … ». Giờ đây, không còn là sách vở từ chương ê a nữa, mà là hàng ngàn những nấm mộ vô danh của người vì nước quên thân mình. Cô độc, tiêu sơ, lạnh lẽo …
Sơn bưng càphê ra, khựng người khi thấy tôi chùi nước mắt bằng vạt tay áo. Sơn nói.
- 80 chết nhiều nhất. Chôn không có quan tài. Có ngày ba bốn người. Lúc ấy thật khủng khiếp …
- Hình sự nhiều hay chính trị nhiều?
- Khi ấy hình sự đâu đã có là bao. Ở đây toàn là tàu Việt Nam Thương Tín về, nhốt với mấy anh tù cải tạo cứng đầu ở những nơi khác đưa về và phản động có án. Một số nữa là cướp tàu vượt biên có án mạng …
- Vậy là đại số chết là chính trị?
- Dạ, hầu hết là mấy anh …
Tôi muốn tìm một chỗ nào đó thật yên. Chỉ có mình tôi. Để tôi thoải mái với chính lòng tôi. Để không ai phải thấy tôi yếu đuối nhu nhược. Tôi muốn ngồi ở một góc kín thâm u nào đó để mặc những giọt nước mắt mình lăn dài trên môi má. Khóc cho anh em tôi, khóc cho cả chính mình.
Phạm Văn Thành
1994