Sunday, February 22, 2009

Hòn Vọng Phu


Hòn Vọng Phu

Video độc tấu đàn bầu Hòn Vọng Phu 2

Tại Đông phương, hình ảnh người vợ trông chồng hóa đá, được các dân tộc cụ thể hóa qua hình ảnh Núi Vọng Phu như ở Trung Quốc, Nam Dương, Việt Nam...
Ở Nam dương, tại đảo Bornéo, có núi Mont Kinabalu (4.095m) là Hòn Vọng Phu nổi tiếng tại vùng Đông Á (Mã Lai-Nam Dương-Brunei) (hình phải)

Ở Việt Nam, có hai địa danh được gọi là Hòn Vọng Phu :
- Một ở tỉnh Lạng Sơn - Nàng Tô Thị (hình trái)

-Một ở tỉnh Bình Định - Núi Bà

Từ hình ảnh đau thương và cảm động của người chinh phụ chờ chồng hóa đá này, các văn, thi sĩ thể hiện qua nhiều hình thái: Nhạc, Thơ, Tuồng... làm phong phú và đa dạng các bộ môn văn học nghệ thuật nước nhà.

 
1.- Về âm nhạc, nhạc sĩ LÊ THƯƠNG (1914-1996-Hình phải), vốn từ miền Bắc vào ở trong miền Nam rất sớm,năm1941. Ông là một trong các nhạc sĩ hàng đầu của nền tân nhac Việt Nam, từ thập kỷ 30 của thế kỷ trước. Theo tài liệu viết của bác sĩ Phạm Anh DũngAdd Image thì khoảng năm 1943, tại tỉnh Bến Tre, ông viết bản nhạc HÒN VỌNG PHU 1, bằng âm điệu gần gũi âm giai Ngũ cung của dân ca Việt Nam với ảnh hưởng từ Chinh Phụ Ngâm, thơ chữ Hán của Đặng Trần Côn mà Đoàn Thị Điểm, đã dịch ra chữ Nôm. Sau đó, ông viết tiếp HÒN VỌNG PHU 2 (Ai xuôi vạn lý 1946), HÒN VỌNG PHU 3 (Người chinh phu về 1947). Đây là những bản nhạc hay nhất của nền âm nhạc Việt Nam.

2.- Về cải lương, có vỡ tuồng tâm lý xã hội Hòn Vọng Phu, do TRUNG TÂM LÀNG VĂN, sản xuất tháng 6 năm 2006. Đây là một việc làm rất đáng ca ngợi, nhất là nhằm phục vụ giới thưởng ngoạn của thế hệ thứ 2 của cộng đồng người Việt hải ngoại. Mong rằng, Trung Tâm Làng Văn tiếp tục, các vở tương tự, kế tiếp.

3.- Về thơ chữ Hán, có bài hai bài VỌNG PHU THẠCH của CAO BÁ QUÁT và NGUYỄN DU như sau:

VỌNG PHU THẠCH


Độc lập sơn đầu đệ nhất phong
Chu điêu phấn tạ vị thùy dung
Âm thư cữu đoạn nhân hà xứ
Thiên hải vô nhai lộ kỷ trùng
Huyết lệ yên hòa minh nguyệt thấp,
Hương hoàn vân tích lục đài phong.
Thiên hoang địa lão tình do tạc,
Dạ dạ xao tàn bích đổng chung.

CAO BÁ QUÁT

HÒN VỌNG PHU

Đứng sững đầu non đỉnh tuyệt vời,
Son phai phấn lạt biết vì ai?
Người nơi nao vắng không tin tức?
Đường mấy trùng xa cách biển trời?
Mây phủ rêu xanh,làn tóc rủ,
Khói dầm trắng bạc,giọt chân rơi.
Trời già đất cỗi tình khôn chuyển,
Động biếc chuông đêm vẫn đổ hồi!

HOÀNG TẠO dịch

VỌNG PHU THẠCH

Thạch da? Nhân da ? Bỉ hà nhân?
Độc lập sơn đầu thiên bách xuân.
Vạn kiếp điếu vô vân vũ mộng,
Nhất trinh lưu đắc cổ kim thân.
Lệ ngân bất tuyệt tam thu vũ,
Đài triện trường minh nhất đoạn văn.
Tứ vọng liên sơn diêu vô tế,
Độc giao nhi nữ thiện nhi luân.

NGUYỄN DU

NÚI TRÔNG CHỒNG

Đá hay người chẳng biết là ai?
Đỉnh núi ngàn xuân đứng miệt mài.
Bỏ mộng mây mưa từ vạn kiếp,
Giữ thân trinh tiết đến muôn đời.
Ba thu mưa lệ hoài không dứt,
Một áng văn rêu mãi tuyệt vời.
Núi biếc mênh mông trùng điệp điệp,
Luân thường phận gái gánh trên vai.

VƯƠNG HẢI ĐÀ dịch

Từ sự tích chuyện Trầu Cau, Thiếu Phụ Nam Xương... đến Hòn Vọng Phu, quả thật người Việt ta, rất đáng tự hào về sự thủy chung của các truyện truyền kỳ lịch sử của chính mình vậy.

Nguyễn Nga Bích

CA NHẠC
Hòn Vọng Phu 1 & 2

Hòn Vọng Phu 3
Sự tích Hòn Vọng Phu


CẢI LƯƠNG
Hòn Vọng Phu 1

Hòn Vọng Phu 2