Sunday, February 7, 2010

Oberdorfer Don


Gia Hội

Gia Hội, khu tam giác lớn nằm phía bác giữa Thành Nội và sông Hương, là vùng đất bị chiếm cứ lâu nhất... Vì không có sự hiện diện của người ngoại quốc, không có cơ quan chính phủ đầu não và không quan trọng về mặt biểu tượng nên khu này được xếp vào vùng ưu tiên cuối cùng trong việc tái chiếm. Sư đoàn I Việt Nam Cộng Hoà đã sớm rút ra khỏi khu này vì nghĩ rằng sau khi thanh toán xong Thành Nội thì Gia Hội cũng sẽ lấy lại không chút khó khăn.

Quan niệm này đã tiết kiệm xương máu cho quân lực Cộng hoà và đồng minh. Không mất mát như ở những nơi phải đánh nhau khác. Nó cũng đã tránh được đổ nát nhà cửa cho khu vực này. Nhưng đồng thời đó cũng là cơ hội cho địch quân tự do tung hoành trong hơn ba tuần chiếm cứ.

Lệnh đầu tiên của Cộng sản là dẹp bỏ cờ quốc gia và treo cờ Mặt Trận Giải Phóng. Nhưng vì không ai có cờ đó - trước đây ai chứa chấp cờ này thì bị chính quyền phạt nặng - nên cán bộ tuyên truyền hô hào treo cờ Phật giáo thay thế. Nhờ nhà nào cũng sắm để treo vào dịp Phật đản nên cờ Phật giáo đã được treo lên khắp nơi.

Sang ngày thứ hai công chức, nhân tiên quân sự và cảnh sát được lệnh trình diện tại trường học Gia Hội. Cán bộ xách loa hô hoán khắp đường phố "Ai làm việc cho Mỹ phải ra trình diện ngay" . Cán bộ cho hay ai chịu trình diện và học tập tốt thì sẽ được khoan hồng.

Hầu hết công chức không tin, và sợ. Họ trốn tránh dưới hầm, trên gầm nhà, trong cầu tiêu hay ở bất cứ nơi nào xem ra chắc chắn. Nhiều gia đình bàn tán nên ra trình điện hay tiếp tục trốn. Thoạt tiên, ai cũng chờ đợi quân đội chính phủ sẽ tới tái chiếm khu vực sớm. Nhưng ngày lại ngày qua đi trong im ắng, họ đâm ra nản chí. Lệnh tập trung ngày càng đe dọa hơn. Cộng sản lục xét từng nhà, dọa bắt được ai trốn là bắn ngay. Nằm vùng địa phương và bọn chỉ điểm mới tham gia toả ra đi điểm chỉ nhà các sĩ quan và công chức chưa có trong danh sách tìm kiếm của Cộng sản.

Ngày thứ tư, Cộng sản "đề nghị" mỗi gia đình phải có một người lớn đi dự biểu tình ở sân trường Gia Hội. Một cán bộ chính trị bận đồ dân sự nói về lịch sử cách mạng ba - giai- đoạn: Giai đoạn đầu Mặt Trận còn yếu phải ấn náu trong rủng núi; giai đoạn hai đã mạnh và ra chiếm cứ đồng bang; giai đoạn ba chiếm thành phố, đuổi Mỹ Ngụy giải phóng đồng bào. Cán bộ kêu gọi mọi người tham gia cách mạng. Cuối cuộc mít tinh, một đoàn thanh niên tân lập mang đầy súng ống được trình diện. Người ta cho hay đây là lực lượng nổi dậy của vùng Gia Hội. Không khí xem ra kích động và như sắp có thay đổi lớn.

Một cán bộ chính trị bắt đầu tổ chức thành từng nhóm như giáo chức, công nhân, thanh niên như là những cánh tay nối đài hỗ trợ việc quản lý vùng chiếm đóng. ông ta dùng đe dọa, lợi dụng sự sợ hãi, kêu gọi lòng yêu nước, khơi dậy tinh thần bài ngoại và khai thác tâm lý quần chúng ông rằng "cách mạng đã thắng" để "ai ai cũng phải tham gia".

Nguyễn Thanh, 19 tuổi, sinh viên luật Đại học Sài gòn về Huế ăn tết với gia đình, vào ngày thứ chín được ba bộ đội Bắc Việt, 2 du kích địa phương và một cán bộ chính trị tên Ngọc tuổi gần 30 tới thăm. Họ trao cho Thanh một bảng câu hỏi dài để điền về đời tư, tình cảnh gia đình và quan điểm chính trị.

"Quan điểm của tôi" , Thanh viết, "là một cuộc hoà bình có thể chấp nhận cho cả nước Việt Nam.” Ngày hôm sau bộ đội lại đến kêu Thanh đi họp với 15 người trẻ khác. Ngọc chủ tọa phiên họp, tuyên bố "cách mạng chiến thắng Huế đã mười ngày rồi - các bạn là những người trẻ, các bạn phải tham gia phục vụ đất nước." Y cho hay ý tưởng hoà bình chung chung của Thanh là ngớ ngẩn. Thanh được giao một công tác thực tế - trưởng nhóm tuyên truyền của thành phố'.

Mỗi đêm Thanh với hai người bạn phải trực nghe đài, ghi chép và soạn thành những bản tin "có lợi" cho cách mạng. Sau khi bản tin được cán bộ chính trị, một cựu sinh viên Huế, duyệt xét, Thanh và hai bạn đọc bản tin vào máy ghi âm của Nhật do cán bộ chính trị cung cấp rổi đi từng nhà mở cho họ nghe. Các bản tin nhấn mạnh cuộc chiến thắng của Cách mạng và thất bại của Mỹ Ngụy.

Bước sang ngày thứ mười hai Thanh và độ 40 thanh niên được gọi tới chùa Phù Hoa, nơi vẫn thường được dùng làm chỗ họp chung. Họ được lệnh thành lập một tổ chức đàng hoàng để triển khai công tác cách mạng. Đoạn họ được nghỉ một thời gian để còn tính xem kế hoạch làm như thế nào. Nhưng hôm sau họ lại được triệu tập và Thanh được bầu làm chủ tịch của tổ chức mới, Đoàn Sinh Viên Thanh Niên Khu Hai và các ủy viên khác: một học sinh công giáo học tại Đà Nẵng trong một trường trung học do Pháp bảo trợ, một học sinh Huế và một sinh viên y Đại học Huế. Chính ủy Ngọc tuyên bố đây là "một sự kiện lịch sử cho cách mạng". Dịp này một đoàn kịch từ Bắc vào đã diễn một vở chống Mỹ-Ngụy.Trước khi Thanh bắt tay vào những công tác khác thì anh đã cùng gia đình trốn qua sông. Mấy tuần sau anh bị chính quyền quốc gia bất giữ vì những việc làm của anh trong vùng tạm chiếm. Công chức từ từ bắt đầu ra trình diện bộ chỉ huy lực lượng chiếm đóng tại căn nhà của một cựu quan lại gần trường học. Trần Văn Tâm, nhân viên của một sở Mỹ vùng hữu ngạn sông Hương, quyết định ra trình diện vì thấy một người hàng xóm bị bắn gục trên đường,Việt cộng phao tin đã tìm được ông này đang trốn và cho biết nếu như y đừng trốn thì đã không phải chết.

Tâm lo sợ rời nhà bước nhanh về phía trường học. Dọc đường, lần đầu tiên anh thấy bộ đội chính quy bận đồ ka ki và đội mũ cối xanh lá cây. Gần chỗ ghi danh, anh nhìn thấy mấy chú học sinh quen quen mang súng Tàu chế tạo. Và đụng đầu với anh làm mướn quen biết đã nhiều năm lúc này thường lai vãng nhà này sang nhà khác làm việc cho Cách mạng.

Tại trạm ghi danh ở nhà ông cựu quan lại Tâm được các nhân viên đón tiếp nồng hậu, hỏi han tên và địa chỉ rồi bảo về đi mai lại đến. Ngày hôm sau người ta yêu cầu anh làm bản tự kiểm về đời tư, nghề nghiệp và quan điểm chính trị, rồi lại được về nhà. Càng nghĩ tới chuyện gì sẽ xẩy đến Tâm càng nát óc. Trước khi được gọi tới trình diện lần nữa, anh đã chạy tới nhà con rể tương lai trốn biệt trên trần nhà cho đến khi khu vực được giải phóng.

Lê Văn Rot, chủ tiệm phở nổi tiếng nhất ở Huế, được bốn bộ đội - 2 du kích Huế và hai bộ đội Bắc Việt tới tiệm gọi thẳng tên và dẫn tới trường học điều tra. Chiều tới họ dẫn Rot trở về và điều tra những người chung quanh về ông. Bộ đội tìm thấy một vài cây súng dấu sau nhà ông.

Tuy vậy họ bảo không sao cả, họ biết vì sao ông oan những thứ này, và rồi họ bỏ đi. Bốn bộ đội trở lại lúc 4 giờ chiều gọi phở ăn. Sau khi húp sạch nước phở, họ quay sang Rot bảo "Tụi tao biết mi dùng quán phở để làm gián điệp" . Họ trói giật cánh khỉ tay ông bằng dây điện và lôi ra cửa, ông vùng vẫy. Một tên rút súng bắn vào đầu ông. Rot là trưởng khóm nơi ông ở (có lẽ òng chết vì tội này) và cả Huế ai cũng biết ông. Việt cộng phao tin ông làm việc cho CIA. Một số người khác bảo ông chết là vì không ra trình diện.

Dương Chàng Vinh, cựu quận (phường) trưởng một quận ngoại thành, quyết định ra trình diện vì sợ bị nguy hiểm cho mình và gia đình nếu như việc trốn bị lộ, ông vừa ra khỏi cồng bước xuống lộ thì bị du kích bắt trói và lôi đi ông vùng vằng chống cự, bị bắn chết trên đường trước nhà. Vinh và đứa con gái đầu lòng, sau này chết vì đạn pháo, được chôn vội ở sân bên hông nhà.

Lê Văn Phú, trong danh sách Cộng sản ghi là cảnh sát, đang trốn trong hầm nhà khi một tốp bộ đội tới bao vây yêu cầu ra trình điện. Vợ và các con anh khóc lóc kháng cự. Nhưng người cầm đầu cho hay "Yên tâm. Chúng tôi đưa anh ấy đi học tập. Rồi sẽ trả về" . Đứa con gái 21 tuổi vội vàng gom góp ít quần áo và thức ăn chạy theo đưa cho bố. Du kích dùng báng súng dọa cản cô lại và bảo không cần những thứ ấy - bố cô chỉ học tập một ngày thôi, hôm sau sẽ trở về. Đêm hôm đó Phú bị hành hình. Xác tìm thấy sau này ở Bãi Dâu, vùng đất mầu mỡ phía bắc Gia Hội.

Phạm Văn Tường, nhân viên gác cửa bán thời gian tại ty thông tin, sống trong căn nhà nhỏ trong một con hẻm, ông và gia đình vợ, 8 đứa con và 3 đứa cháu - chen chúc nhau dưới căn hầm cạnh nhà. Bữa nọ bốn hoặc năm người bận đồ ngủ đen tới trước cửa hầm gọi "ông Tường, ông Tường nhân viên ty thông tin, lên mau ! " . Ông bước lên hầm với đứa con trai 5 tuổi, đứa con gái 3 tuổi và hai đứa cháu. Một loạt đạn nổ. Khi gia đình trối lên khỏi hầm, chỉ còn thấy năm xác chết nằm đó.

Nguyễn Thị Lao, bà goá 48 tuổi, nuôi sống gia đình bằng nghề bán thuốc lá lẻ tại một quán bên đường, một buổi chiều tự nhiên biến mất. Một hay hai ngày sau, hai du kính mang súng bận quần đùi áo đen tới khám nhà và vặn hỏi 5 đứa con bà. Xác bà sau này được tìm thấy trong mồ tập thể tại trường Gia Hội. Tay bị trói và có lẽ bị chôn sống. Không ai có thể giải thích được cái chết của bà, ngoài sự kiện là bà có một cô em làm thư ký ở ty thông tin.

Sau ba tuần chiếm đóng, Cộng sản biết quân quốc gia và đồng minh đang vây diệt đồng bọn họ trong Thành Nội và sau đó sẽ tới lượt Gia Hội. Vì thế, những đơn vị an ninh cộng sản làm chuyến tàu vét đi từng nhà tìm gặp những người đã trình diện và nhũng người có tên trong danh sách nhưng chưa được nhận diện.

Một người trưởng nhóm nói giọng Huế bận thường phục dẫn một toán bộ đội Bắc Việt tới một căn nhà ở đường Võ Tánh . Họ hỏi đôi vợ chồng già có thanh niên nào ở nhà không. Ông bà lão trả lời không. Người trưởng nhóm liền gọi lớn tiếng một danh sách lên và cả toán bổ ra lục soát Một đại úy cộng hoà, 2 trung úy, 2 trung sĩ và một nhân viên ty ngân khố bước ra đầu hàng khi nghe kêu tên. Bị trói và dẫn đi. "Yên chí. Đi học tập" .

Bà lão tìm thấy xác họ dưới một gốc cây ăn trái trong sân trường Gia Hội. Hai người bị siết cổ bang dây thép gai, tay bị trói. Tất cả đều bị bắn vào đầu. Hai trung sĩ, tuổi đời 22 và 23 là con của cụ; anh nhân viên ty ngân khố là con rể; ba sĩ quan kia là thân nhân của bà. Hai ông bà chôn cất con cháu trong mảnh sân nhà hẹp, nơi họ đã một thời vui chơi. Trước mỗi ngôi mộ vun đất tròn dựng một tấm bia ghi tên người nằm dưới và tất cả đều mang chung một thời điểm 22.02.68.

Ngày 24 tháng 2 toán Lôi Hổ thuộc Sư đoàn 1 Bộ binh Cộng hoà chiếm Kỳ Đài, hạ lá cờ Liên Minh (Cộng sản) đã được treo lên từ ngày 31.01.68. Họ dựng cờ quốc gia lên và tiến quân vào Điện Thái Hoà. Bộ đội cộng sản biến.

Khi quân đội quốc gia đang thanh toán chốt cuối cùng của Cộng quân trong Thành Nội thì một đơn vị đặc nhiệm khác dưới sự chỉ huy của đại úy Phạm Văn Phước, người Gia Hội, nhảy xuống Bãi Dâu và tiến đánh xuống hướng nam.

Ngày 25 tháng 2 toán quân của Đại úy Phước chiếm chùa Theravada, cứ điểm cuối cùng của Cộng quân. Gia Hội giải phóng. Trận chiến Huế chấm dứt, sau hai mươi lăm ngày đêm...

Oberdorfer Don
Nguồn stetsonhillrealty.com