Từ “tủ lạnh, Ti vi chạy đầy đường”
đến “Gú-gờ chấm Tiên Lãng”
Chắc hẳn không ít quí vị khi đọc cái tiêu đề sẽ thắc mắc về mối liên hệ giữa hai câu nói đã trở thành những “dữ liệu lịch sử” của nước ta từ sau tháng Tư 1975 và từ sau ngày 17 tháng 2 mới đây. Thế nên kẻ viết bài này xin có đôi lời dẫn giải trước khi “bàn sâu bàn xa” về ý nghĩa của mối liên hệ giữa hai câu nói này về những mặt văn hóa, xã hội, đạo đức vân vân và vân vân.
Về hoàn cảnh xuất hiện của câu “Gú-gờ chấm Tiên Lãng” thiết nghĩ chẳng cần nói thêm vì sự kiện này mới xảy ra vào ngày 17 tháng Hai khi ông Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành vung tay múa chân “lên giọng quan quyền”, “nghiêm túc tột độ” (chữ của nhà văn Phạm Thi Hoài dùng trong bài “Dốt nát khoe ra, xấu xa đậy lại” đăng trên blog PRO/CONTRA) ở Câu lạc bộ Bạch Đằng trước mặt khá đông các hôi viên Câu lạc bộ này gồm không ít người là những vị đã có hàng nhiều chục năm “tuổi Đảng.” Vì sự kiện này đã nhanh chóng “đi vào lịch sử” (Đảng?), được bình luận sôi nổi trong hai tuần gần đây trong giới viết blog cá nhân với những tràng cười đủ mọi kiểu, mọi loại, mọi cao độ âm thanh… mang nhiều ý nghĩa khác nhau, và chắc hẳn sự kiện này khó có thể lui vào quên lãng trong một thời gian ngắn cho nên xin miễn bàn thêm.
Nhưng câu nói “Ti vi Tủ lạnh chạy đầy đường” là một sự kiện lịch sử đã xảy ra cách đây trên ba chục năm và rất có thể đã lui vào quên lãng nên xin có đôi lời nhắc lại vụ việc. Số là, từ sau ngày 30 tháng Tư 1975 dân chúng Saigon sau những phút giây bàng hoàng ngơ ngác ban đầu trước sự sụp đổ của Miền Nam, một mặt đau đớn giận dữ trước sự trớ trêu của hoàn cảnh lịch sử, một mặt cũng muốn tìm hiểu nguyên cớ khách quan của sự thất bại của Miền Nam qua những nhận xét cụ thể mắt thấy tai nghe về “phe chiến thắng” tiêu biểu qua những ứng xử, lời ăn tiếng nói của “những kẻ chiến thắng” là các cán binh cộng sản và những người lãnh đạo họ nói về Miền Bắc, nhất là thủ đô Hà Nội, để có một so sánh nào đó với Miền Nam. Tâm lý thông thưởng của người đời dĩ nhiên thường coi kẻ thắng phải hơn người thua. Thế nên, người dân Saigon muốn tìm hiểu xem kẻ thắng có xứng đáng hay không bằng cách tìm hiểu thực chất của sự thắng thua này qua việc so sánh thực trạng giữa Miền Bắc và Miền Nam. Dễ nhất là bằng cách nhận xét, “liên hệ” trò chuyện với kẻ thắng. Dĩ nhiên không thể gặp gỡ những cấp lãnh đạo cao cấp cọng sản, nhưng họ dễ dàng tiếp cận với những cán binh nhan nhản trên đường phố. Trước dáng vẻ bên ngoài còn mang nặng chất “bần cố nông ngố” của các cán binh người dân Miền Nam vốn bản chất hiền hòa dễ tin người, hy vọng có được những thông tin tương đối “có chất lượng” về thực trạng xã hội Miền Bắc qua việc trò truyện với các cán binh cọng sản này. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó người dân Saigon mới hiểu được rằng tuy với bề ngoài nông dân chất phác, nét mặt ngơ ngáo của các cán binh cọng sản những những thông tin họ đưa ra là hoàn toàn do Đảng nhồi sọ. Nhưng khi đứng trước những câu hỏi chưa có câu trả lời được học tập trước họ tỏ ra lúng túng và phát ngôn tùy tiện theo hướng đánh bóng chế độ. Vì là tùy tiện lại do dốt nát ngu xuẩn cho nên những câu trả lời này bỗng nhiên trở thành đầu đề cho những chuyện cười ra nước mắt. Nếu như đối người dân Miền Nam những tiện nghi phục vụ đời sống như Ti vi, tủ lạnh là thông thường thì đối với người dân Miền Bắc đó là những thứ họ chưa bao giờ nhìn thấy chứ đừng nói đã được sử dụng. Chứng cớ, các cán binh cọng sản khi đứng trước cái Ti vi, tủ lạnh họ rất ngac nhiên sững sờ! Thế nên người dân Saigon bèn hỏi những câu như “ở Hà Nội có Ti vi, tủ lạnh không?” thì được nghe câu trả lời nghiêm túc tột độ “Ngoài Hà “lội" Ti vi, tủ “nạnh” chạy đầy đường!” Chỉ cần nghe chữ “chạy” là người dân Saigon biết ngay đó là một lời nói dối. Nhưng tại sao lại phải nói dối “hả trời”? Với cái thế của dân “thua trận” dĩ nhiên người dân Saigon chẳng dám cười rúc lên ngay khi nghe câu trả lời đó nhưng những câu nói kiểu này đã được truyền đi rất nhanh và trở thành những đề tài tiếu lâm riễu cợt nhuốm màu thất vọng mỉa mai.
Nhưng đâu là mối liên hệ giữa “Ti vi, tủ lạnh chạy đầy đường” với “Gú-gờ chấm Tiên Lãng”? (Cũng xin lưu ý từ mối liên hệ của những vật dụng có tính chất kỹ thuật thời đại này ta có thể suy ra mối liên hệ có tính chất tinh thần.)
Chỉ xin nêu ra một số liên hệ căn bản:
Về hoàn cảnh xuất hiện của câu “Gú-gờ chấm Tiên Lãng” thiết nghĩ chẳng cần nói thêm vì sự kiện này mới xảy ra vào ngày 17 tháng Hai khi ông Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành vung tay múa chân “lên giọng quan quyền”, “nghiêm túc tột độ” (chữ của nhà văn Phạm Thi Hoài dùng trong bài “Dốt nát khoe ra, xấu xa đậy lại” đăng trên blog PRO/CONTRA) ở Câu lạc bộ Bạch Đằng trước mặt khá đông các hôi viên Câu lạc bộ này gồm không ít người là những vị đã có hàng nhiều chục năm “tuổi Đảng.” Vì sự kiện này đã nhanh chóng “đi vào lịch sử” (Đảng?), được bình luận sôi nổi trong hai tuần gần đây trong giới viết blog cá nhân với những tràng cười đủ mọi kiểu, mọi loại, mọi cao độ âm thanh… mang nhiều ý nghĩa khác nhau, và chắc hẳn sự kiện này khó có thể lui vào quên lãng trong một thời gian ngắn cho nên xin miễn bàn thêm.
Nhưng câu nói “Ti vi Tủ lạnh chạy đầy đường” là một sự kiện lịch sử đã xảy ra cách đây trên ba chục năm và rất có thể đã lui vào quên lãng nên xin có đôi lời nhắc lại vụ việc. Số là, từ sau ngày 30 tháng Tư 1975 dân chúng Saigon sau những phút giây bàng hoàng ngơ ngác ban đầu trước sự sụp đổ của Miền Nam, một mặt đau đớn giận dữ trước sự trớ trêu của hoàn cảnh lịch sử, một mặt cũng muốn tìm hiểu nguyên cớ khách quan của sự thất bại của Miền Nam qua những nhận xét cụ thể mắt thấy tai nghe về “phe chiến thắng” tiêu biểu qua những ứng xử, lời ăn tiếng nói của “những kẻ chiến thắng” là các cán binh cộng sản và những người lãnh đạo họ nói về Miền Bắc, nhất là thủ đô Hà Nội, để có một so sánh nào đó với Miền Nam. Tâm lý thông thưởng của người đời dĩ nhiên thường coi kẻ thắng phải hơn người thua. Thế nên, người dân Saigon muốn tìm hiểu xem kẻ thắng có xứng đáng hay không bằng cách tìm hiểu thực chất của sự thắng thua này qua việc so sánh thực trạng giữa Miền Bắc và Miền Nam. Dễ nhất là bằng cách nhận xét, “liên hệ” trò chuyện với kẻ thắng. Dĩ nhiên không thể gặp gỡ những cấp lãnh đạo cao cấp cọng sản, nhưng họ dễ dàng tiếp cận với những cán binh nhan nhản trên đường phố. Trước dáng vẻ bên ngoài còn mang nặng chất “bần cố nông ngố” của các cán binh người dân Miền Nam vốn bản chất hiền hòa dễ tin người, hy vọng có được những thông tin tương đối “có chất lượng” về thực trạng xã hội Miền Bắc qua việc trò truyện với các cán binh cọng sản này. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó người dân Saigon mới hiểu được rằng tuy với bề ngoài nông dân chất phác, nét mặt ngơ ngáo của các cán binh cọng sản những những thông tin họ đưa ra là hoàn toàn do Đảng nhồi sọ. Nhưng khi đứng trước những câu hỏi chưa có câu trả lời được học tập trước họ tỏ ra lúng túng và phát ngôn tùy tiện theo hướng đánh bóng chế độ. Vì là tùy tiện lại do dốt nát ngu xuẩn cho nên những câu trả lời này bỗng nhiên trở thành đầu đề cho những chuyện cười ra nước mắt. Nếu như đối người dân Miền Nam những tiện nghi phục vụ đời sống như Ti vi, tủ lạnh là thông thường thì đối với người dân Miền Bắc đó là những thứ họ chưa bao giờ nhìn thấy chứ đừng nói đã được sử dụng. Chứng cớ, các cán binh cọng sản khi đứng trước cái Ti vi, tủ lạnh họ rất ngac nhiên sững sờ! Thế nên người dân Saigon bèn hỏi những câu như “ở Hà Nội có Ti vi, tủ lạnh không?” thì được nghe câu trả lời nghiêm túc tột độ “Ngoài Hà “lội" Ti vi, tủ “nạnh” chạy đầy đường!” Chỉ cần nghe chữ “chạy” là người dân Saigon biết ngay đó là một lời nói dối. Nhưng tại sao lại phải nói dối “hả trời”? Với cái thế của dân “thua trận” dĩ nhiên người dân Saigon chẳng dám cười rúc lên ngay khi nghe câu trả lời đó nhưng những câu nói kiểu này đã được truyền đi rất nhanh và trở thành những đề tài tiếu lâm riễu cợt nhuốm màu thất vọng mỉa mai.
Nhưng đâu là mối liên hệ giữa “Ti vi, tủ lạnh chạy đầy đường” với “Gú-gờ chấm Tiên Lãng”? (Cũng xin lưu ý từ mối liên hệ của những vật dụng có tính chất kỹ thuật thời đại này ta có thể suy ra mối liên hệ có tính chất tinh thần.)
Chỉ xin nêu ra một số liên hệ căn bản:
Thứ nhất, về mặt văn hóa, đa số người cọng sản đã đánh mất thói quen kính trọng người đối thoại với mình, coi người đối thoại là kẻ phải tin điều mình nói ra. Não trạng này thâm căn cố đế vì dưới sự cai trị của cọng sản con người đã bị nô lệ hóa tuyệt đối trong liên hệ giữa người và người. Nếu cần trưng ra những dẫn chứng thì không thể kể ra hết. Ngay như những lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng cũng chưa gột bỏ được não trạng, thói quen này. Và cũng từ não trạng, thói quen này nên mới có hiện tượng “nói lấy được” của đa số lãnh đạo, quan chức cọng sản. Chẳng hạn họ luôn mồm nói vì người Việt ở nước ngoài không có những thông tin đúng đắn nên không tin tưởng Nghị quyết 36! (tiêu biểu như trong thư Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn gửi Dân biểu Liên bang Mỹ Cao Quang Ánh trước đây). Khi nói “thông tin đúng đắn” nếu người nghe nhẹ dạ không nắm được cách chơi chữ, lừa dối, đánh tráo khái niệm thì sẽ không hiểu được rằng “thông tin đúng đắn” có nghĩa là “thông tin do chính quyền cộng sản độc quyền đưa ra và bắt buộc mọi người phải tin là đúng thực.” Nhưng khi được đề nghị trực tiếp đối thoại thẳng thắn, dân chủ họ liền tìm cách né tránh, trốn chạy.
Thứ nhì, về mặt tâm lý, người cọng sản – nhất là những người có chức quyền cao – thường trực sống trong sự đối nghịch giằng co khắc nghiệt giữa mặc cảm tự ti và tự tôn. Họ tự ty vì thiếu học vấn, dốt nát và ngu xuẩn (hội chứng bằng cấp trong giới quan chức lãnh đạo hiện nay là bằng chứng) và họ tự tôn vì địa vị quyền hành hiện có trong tay.
Kìa như Bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan rất tự tin khi đã là năm 2011 mà bà còn dám phát biểu:
“Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, … khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản”.
Nọ như Ông Nguyễn Sinh Hùng hiện là Chủ tịch Quốc hội khi còn là Phó Thủ tướng cũng đã xưng xưng phát biểu:
"Hiện GDP của Việt Nam là 106 tỉ USD, năm 2020 sẽ gần 300 tỉ, năm 2030 sẽ là 700 tỉ và năm 2040 sẽ là 1.000 tỉ. Thu nhập bình quân đầu người hiện nay 1.200, đến năm 2040 sẽ đạt 20.000 USD". (Phiên chất vấn của Quốc hội sáng 12.06.2010).
Nếu so những lời phát biểu của những quan chức liên hệ tới vụ cưỡng chế trái pháp luật (dù là Pháp luật cọng sản) ở Tiên Lãng như Giám đốc Công an Hải phòng Đại tá Ca, Phó Bí Thư Thành ủy Thoại, Bí thư Thành ủy Thành – nhất là phát biểu “Gú-gờ chấm Tiên Lãng” - với những phát biểu của các cấp lạnh đạo cao hơn như nêu trên thì thấy ngay đúng là “cùng một ruộc”, “đồng hội đồng thuyền” mà thôi
Thứ ba, về mặt đạo đức, họ là những người vô liêm sỉ. Trước hết họ vô liêm sỉ đối với người dân bình thường trong việc trân tráo phát biểu những điều không đúng sự thực. Kế đó họ vô liêm sỉ ngay đối với bản thân khi nói dối bất kể hậu quả. Phải chăng họ đã lấy tấm vải đen hay hắc ín bịt kín lương năng, từ chối tự khinh bỉ vì họ tin rằng khi phát biểu như vậy họ sẽ không những không bị khinh bỉ mà còn được ca ngợi? Tính chất man dã, không còn là con người của những phát biểu dạng “Gu-gờ chấm Tiên Lãng” biểu hiện rõ nét nhất khi xét về mặt đạo đức.
Thiếu học, ngu xuẩn, sống trong ảo tưởng “quyền uy” đã hơn 30 năm vẫn tồn tại ở những quan chức từ cấp cao nhất cho đến cấp huyện, xã. Đáng thương thay!
Và cũng khốn khổ thay cho người dân Việt trong nước hiện được “lãnh đạo” bởi những kẻ có tầm cao văn hóa, tâm lý, đạo đức chỉ từ phần dưới thân thể trở xuống!
Thứ nhì, về mặt tâm lý, người cọng sản – nhất là những người có chức quyền cao – thường trực sống trong sự đối nghịch giằng co khắc nghiệt giữa mặc cảm tự ti và tự tôn. Họ tự ty vì thiếu học vấn, dốt nát và ngu xuẩn (hội chứng bằng cấp trong giới quan chức lãnh đạo hiện nay là bằng chứng) và họ tự tôn vì địa vị quyền hành hiện có trong tay.
Kìa như Bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan rất tự tin khi đã là năm 2011 mà bà còn dám phát biểu:
“Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, … khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản”.
Nọ như Ông Nguyễn Sinh Hùng hiện là Chủ tịch Quốc hội khi còn là Phó Thủ tướng cũng đã xưng xưng phát biểu:
"Hiện GDP của Việt Nam là 106 tỉ USD, năm 2020 sẽ gần 300 tỉ, năm 2030 sẽ là 700 tỉ và năm 2040 sẽ là 1.000 tỉ. Thu nhập bình quân đầu người hiện nay 1.200, đến năm 2040 sẽ đạt 20.000 USD". (Phiên chất vấn của Quốc hội sáng 12.06.2010).
Nếu so những lời phát biểu của những quan chức liên hệ tới vụ cưỡng chế trái pháp luật (dù là Pháp luật cọng sản) ở Tiên Lãng như Giám đốc Công an Hải phòng Đại tá Ca, Phó Bí Thư Thành ủy Thoại, Bí thư Thành ủy Thành – nhất là phát biểu “Gú-gờ chấm Tiên Lãng” - với những phát biểu của các cấp lạnh đạo cao hơn như nêu trên thì thấy ngay đúng là “cùng một ruộc”, “đồng hội đồng thuyền” mà thôi
Thứ ba, về mặt đạo đức, họ là những người vô liêm sỉ. Trước hết họ vô liêm sỉ đối với người dân bình thường trong việc trân tráo phát biểu những điều không đúng sự thực. Kế đó họ vô liêm sỉ ngay đối với bản thân khi nói dối bất kể hậu quả. Phải chăng họ đã lấy tấm vải đen hay hắc ín bịt kín lương năng, từ chối tự khinh bỉ vì họ tin rằng khi phát biểu như vậy họ sẽ không những không bị khinh bỉ mà còn được ca ngợi? Tính chất man dã, không còn là con người của những phát biểu dạng “Gu-gờ chấm Tiên Lãng” biểu hiện rõ nét nhất khi xét về mặt đạo đức.
Thiếu học, ngu xuẩn, sống trong ảo tưởng “quyền uy” đã hơn 30 năm vẫn tồn tại ở những quan chức từ cấp cao nhất cho đến cấp huyện, xã. Đáng thương thay!
Và cũng khốn khổ thay cho người dân Việt trong nước hiện được “lãnh đạo” bởi những kẻ có tầm cao văn hóa, tâm lý, đạo đức chỉ từ phần dưới thân thể trở xuống!