Sunday, May 20, 2012

USA VS CHINA


BAO GIỜ TRUNG QUỐC VƯỢT MỸ?

Từ khi bắt đầu áp dụng chính sách kinh tế thị trường vào năm 1978 đến năm 2010, tổng sản lượng kinh tế Trung Quốc tăng hơn 90 lần. Sau đây là một số thành tích khác của nước này: năm 2006 vượt Mỹ trở thành quốc gia thải khí độc lớn nhất thế giới. Năm 2009 vượt Đức, trởthành quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới và vượt Mỹ trở thành quốc gia có thịtrường xe hơi du lịch lớn nhất thế giới. Sau khi lần lượt vượt Anh, Pháp và Đức, năm 2010 TQ vượt Nhật trở thành nền kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới. Hiện nay TQ đang là chủ nợ lớn nhất của Mỹ (1,2 ngàn tỉ Mỹ kim) và có khả năng sẽ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030. Theo World Bank, mặc dù là nền kinh tế lớn thứ nhì, tổng sản lượng kinh tế TQ hiện nay chỉ gần bằng 1/2 Mỹ: năm 2011 tổng sản lượng của nền kinh tế Mỹ là 15, 094 ngàn tỉ Mỹkim; TQ: 7,298 ngàn tỉ Mỹ kim (1).

Trên đây là so sánh về phát triển kinh tế. Ở lĩnh vực này chế độ chính trị độc đảng của TQ có nhiều lợi điểm hơn chế độ dân chủ của Mỹ. Quá trình quyết định chính sách diễn ra trong nội bộ đảng Cộng sản, không qua thảo luận dân chủ dài dòng ở Quốc hội như ở Mỹ. Đảng CS kiểm soát toàn bộ guồng máy thông tin tuyên truyền, báo chí được quyền đềcập những bất công, tham nhũng lặt vặt trong xã hội nhưng tất cả phải được trình bày như những khuyết điểm của cá nhân, đảng luôn luôn đúng, và chỉ tríchđảng là vi phạm pháp luật. Chính nhờ ưu thế này, trong hơn 30 năm qua, đảng CS TQ đã tận dụng được nguồn lao động rẻ tiền của hàng trăm triệu công nhân và nông dân TQ, giữ cho cuộc sống của họ cực kỳ thấp, để xây dựng nền kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới. Nhược điểm của Mỹ là không chính phủ nào dám động chạmđến chất lượng cuộc sống của dân Mỹ, chính phủ bắt buộc phải đi vay nợ để duy trì mức sống cao của người dân cũng như để bảo vệ thế lực của Mỹ trên toàn thếgiới. Đây cũng là khuyết điểm chung của các nước phương Tây: nghèo, khủng hoảng kinh tế, nhưng các chương trình thắt lưng buộc bụng đều bị dân chúng phản đối kịch liệt.

Về mặt công bằng xã hội, ở cả hai nước đều có sự cách biệt lớn lao giữa thiểu số cực kỳ giàu có và số đông người nghèo trong xã hội; tuy nhiên, khác với Mỹ, nơi có giai cấp trung lưu đông đảo tạo thành động lực rất mạnh cho sự phát triển toàn diện của xã hội; tại TQ, bất công xã hội giữa giai cấp tư bản đỏ và đại đa số quần chúng lao động là một trong những điểm yếu làm cho các nhà lãnh đạo đảng CS TQ phải đau đầu. Con cái các nhà lãnh đạo, giai cấp hoàng tử công chúa, đều được gửi sang học tại nhữngđại học hàng đầu thế giới của Mỹ và phương Tây, và khi về nước thì leo ngay lên hàng lãnh đạo trong guồng máy cai trị cũng như guồng máy kinh tế, đặc biệt là guồng máy kinh tế Nhà nước. Sinh viên tốt nghiệp nếu không phải là con ông cháu cha và không có tiền đút lót thì rất khó kiếm được việc làm đúng khả năng, chỉcòn con đường đi làm lao động rẻ tiền cho bộ máy sản xuất khổng lồ do các nhà tư bản đỏ hùn hạp với tư bản xanh mở ra dày đặc trên lãnh thổ TQ.

Nói về tham nhũng, cả Mỹ lẫn TQđều có vấn đề. Năm 2011 bảng Chỉ số Tham nhũng (Corrruption Perception Index) của tổ chức Trong sạch Quốc tế (Transparency International) xếp hạng Mỹ trong sạch thứ 24/182 quốc gia (7,1 điểm), thua hầu hết các nước tây Âu, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Hong Kong, Singapore, và cả một số nước khác như Bahama, Qatar… TQ tất nhiên còn thua Mỹ rất xa: thứ 75 (3.6 điểm) (2).

Các nhà lãnh đạo đảng CS TQ thừa nhận tham nhũng là quốc nạn và diệt trừ tham nhũng là vấn đề sống còn của đảng. Tuy nhiên, vì lý do tham nhũng diễn ra từ cấp lãnh đạo cao nhất ở trung ươngđến người công an đứng đường ở địa phương, và vì không có bộ máy tư pháp, lập pháp, và truyền thông độc lập,công tác phòng chống tham nhũng từ trung ương đếnđịa phương đều do các cán bộ đảng, tức là chính thành phần tham nhũng, chỉ huy, việc diệt trừ tham nhũng ở TQ, cũng như ở Việt Nam, là điều khôi hài. Thỉnh thoảng, trong các cuộc thanh trừng nội bộ, đảng chỉ cần buộc thêm tội tham nhũng cho bất cứ cán bộ bị thanh trừng nào là chắc chắn đúng và đủ để xoa dịu bất mãn của quần chúng.

Cuộc thanh trừng ông Bạc hi Lai bí thư đảng uỷTrùng Khánh vừa qua là một thí dụ điển hình. Trước khi bị thanh trừng, ông Bạc hi Lai được coi như một lãnh tụ nổi bật của TQ, người đã đưa mô hình Trùng Khánh lên thành một khuôn mẫu, cạnh tranh với mô hình Quảng Đông. Ông Bạc hi Lai bị thanh trừng lý do chính vì ông dựa vào thế lực của cựu Tổng bí thư Giang trạch Dân cạnh tranh quyền lực với phe của đương kim Tổng bí thư HồCẩm Đào. Những tội khác như vợ ông chủ mưu giết thương gia Anh Neil Heywood chỉbị khui ra sau khi ông thanh trừng cảnh sát trưởng Vương lập Quân khiến cho ông này phải trốn và tố cáo tội này với lãnh sự Mỹ ở Thành Đô. (Trước khi Vương Lập Quân tố cáo vụ này, mặc dù có nhiều nghi vấn, chính phủ Anh đang trông cậy vàođầu tư của TQ để cứu nền kinh tế trì trệ của nước Anh, đã không dám yêu cầu TQ điều tra về cái chết bất ngờ của Neil Heywood). Trong thời gian mấy chục năm ông Bạc hi Lai nắm quyền sinh sát ở Đại Liên và Trùng Khánh, với số lương khiêm tốn của Nhà nước, ông đã củng cố quyền lực bằng bàn tay sắt và tích lũyđược tài sản lớn lao cho gia đình ông và phe cánh, và có khả năng vợ ôngđã chuyển một phần tài sản đó ra nước ngoài trái với pháp luật. Ông đã làm tất cả những việc này dưới sự ủng hộ của Đảng. Tất cả các nhà lãnh đạo khác và anh chị em, con cháu chắt của họ, từ trung ương đến địa phương, đều tham nhũng, đều có tài sản khổng lồ, và đều nắm giữ những nguồn lợi kinh tế béo bởnhư ông Bạc hi Lai và gia đình của ông.

Nếu chuyện Bạc hi Lai diễn ra ởMỹ, về mặt chính trị, chủ trương bảo thủ của ông (phục hồi chủ nghĩa Mao) và chủ trương cấp tiến (tiếp tục đà cải cách hiện nay) của những người chống ông chắc chắn sẽ được người dân quyết định một cách ôn hoà bằng lá phiếu. Ông Bạc hi Lai sẽ không bị thanh trừng. Riêng về tội tham nhũng và đàn áp đối thủ, ông sẽ bị Toà án xét xử theo luật pháp áp dụng cho tất cả mọi công dân. Vì chuyện Bạc hi Lai diễn ra ở Trung quốc, nơi có hai hệ thống luật pháp: luật pháp Nhân Dân và luật pháp của Đảng (đứng trên luật pháp Nhâ Dân), số phận của ôngđang do Đảng quyết định, và hệ thống tư pháp Nhân dân sẽ thi hành quyết định này của Đảng. Dù sao ông Bạc hi Lai cũng là một thành viên của giai cấp hoàng tử công chúa, con cháu của các công thần trong đảng CS, nhiều khả năng ông sẽ được châm chế, đảng chỉ cần ổn định trật tự xã hội để quyền lực được sang tay một cách êm thắm vào cuối năm nay.

Ngoài những khác biệt trên đây, giữa TQ và Mỹ còn một khác biệt quan trọng hơn, đó là khác biệt về hệ thống giá trị trong nếp sống của người Trung quốc. Tức là khác biệt về những động cơ lý tưởng thúc đẩy hành vi của con người trong xã hội. Hệ thống giá trị này được hình thành do ảnh hưởng pha trộn của những yếu tố chính trị, kinh tế, văn hoá phức tạp. Thí dụ ở Mỹ giới đại gia tỉ phú thi nhau hiến của cải cho phước thiện (không phải đại gia nào cũng như Bill Gates hoặc Warren Buffett nhưng đây là những gương sáng đang được các đại gia Mỹ thi nhau bắt chước); ở TQ không có hiện tượng này, tỉ phú đại gia TQ được biết nhiều hơn qua việc săn tìm mua những hàng độc như tay gấu, mật gấu, ngà voi, sừng tê giác, để được trường thọ và cường dương vĩnh viễn, dẫn đến mối nguy tuyệt chủng của nhiều loài thú đangđược thế giới ra sức bảo vệ. Ngoài ra đại gia thiếu gia TQ thi nhau mua xe khủng, nhà khủng, thi nhau tổ chức đám cưới đám ma hoành tráng, thi nhau xây lăng mộ huy hoàng… đấy là những giá trị ở TQ. Ở Mỹ, đám cưới đại gia Mark Zuckerberg ngày 19/5 là một đám cưới đơn giản chỉcó dưới 100 khách mời. Cô dâu Priscilla Chan chẳng phải người mẫu hay hoa hậu chân dài, một trong những biểu tượng đẳng cấp không thể thiếu của đại gia TQ, mà là một bác sĩ vừa tốt nghiệp y khoa tại UC San Francisco, và hai người đã cặp bồ với nhau từ hơn 9 năm qua, từ khi cả hai còn là hai cô cậu sinh viên năm đầu tại Harvard.

Ở Mỹ người ta hiến tạng. Nghĩa cửnày phổ biến đến độ nó được định chế hoá: người được cấp bằng lái xe nào cũngđược hỏi có muốn hiến tạng hay không, và nếu muốn, họ chỉ việc dán một dấu trònđỏ trên bằng lái xe là xong; sau khi họ qua đời, bộ phận họ bằng lòng hiến sẽ được lấy ra khỏi cơ thể và cung cấp ngay cho người đang chờ ghép tạng theo thứtự trước sau, không phân biệt giàu nghèo, sang, hèn. Ở TQ có tình trạng người ta lừa mua rẻ hoặc cướp tạng của những người nghèo để cung cấp cho thị trường ghép tạng đầy béo bở của những người có quyền và có tiền.

Ở Mỹ luật pháp áp dụng đồng đều cho mọi người. Năm 2001 hai chị em song sinh 19 tuổi Jenna và Barbara Bush bịra toà về tội mua rượu với thẻ căn cước của người khác (Jenna) để lách luật Texas cấm bán rượu cho người dưới 21 tuổi, và uống rượu khi chưa đủ tuổi (Barbara). Cả hai đã bị phạt tiền, phạt làm lao động và buộc phải đi học về tác hại của rượu. Chuyện này xảy ra khi cha của Jenna và Barbara đang là tổng thống thứ 43 và ông Nội là tổng thống thứ 41 của nước Mỹ. Ở TQ tiếng gào vang động thế giới “Tao là con Lý Cường đây” của thiếu gia Lý Kiếm Minh vào năm 2010 ở Hà Bắc (3) cho thấy ngồi được lên đầu luật pháp là niềm hãnh diện của giai cấp lãnh đạo và đại gia.

Như đã nói ở trên, hệ thống giá trị trong nếp sống của người dân được hình thành qua ảnh hưởng của nhiều yếu tốphức tạp, trong đó quan trọng nhất là công bằng xã hội và gương trong sạch của tầng lớp lãnh đạo, luân lý và đạo đức của tôn giáo, và quyền dân chủ tự do của người dân. Mỹ không phải là hoàn hảo, nước này cũng còn đang không ngừng phấnđấu để khắc phục những khuyết điểm. Nhưng TQ là nơi thiếu vắng tất cả các yếu tố quan trọng kể trên. Có thể nói chủ nghĩa hoành tráng đã xây dựng được một hạtầng cơ sở tầm cỡ thế giới cho TQ, nhưng bên trong cái vỏ hoành tráng đó là những con người ruỗng nát, trí tuệ thông minh nhất cũng chỉ đủ để cóp pi, nói chi đến sáng tạo để đóng góp vào văn minh cho nhân loại. Trong xã hội ruỗng nát đó tất nhiên có hiện tượng bé Duyệt Duyệt (4) và hiện tượng con người không ngần ngại làm ra bất cứ sản phẩm độc hại nào miễn kiếm ra tiền.

Tóm lại, TQ sẽ không bao giờ vượtđược Mỹ, ít nhất là dưới thể chế chính trị hiện nay./.

Trần Đình Tuấn

(1) Cũng theo bảng xếp hạng này của World Bank, tổng sản lượng của nền kinh tế Việt Nam, sau gần 30 năm mở cửa, thua xa tất cả các nước Đông Nam Á trừ Campuchia và Lào:
Indonesia: 815,680 tỉ Mỹ kim, thứ 16 (trên 182 nước)
Thái Lan: 345,649 tỉ Mỹ kim, thứ 31
Mã Lai: 278,680 tỉ Mỹ kim, thứ 36
Singapore: 259,849 tỉ Mỹ kim, thứ 38
Philippines: 213,129 tỉ Mỹ kim, thứ46
Việt Nam: 122,722 tỉ Mỹ kim, thứ 57
Campuchia: 12,861 tỉ Mỹ kim, thứ 118
Lào: 7,891 tỉ Mỹ kim, thứ 134

(2) Theo bảng xếp hạng này,Việt Namđược 2,9 điểm, trong sạch thứ 112/182 quốc gia. Ở Đông Nam Á thứ tự của VN so với các nước khác như sau:
Singapore: 9,2 điểm, thứ 5
Mã Lai: 4.3 điểm, thứ 60
Thái Lan: 3,4 điểm, thứ 80
Indonesia: 3,0 điểm, thứ 100
Vi ệt Nam: 2,9 điểm, thứ 112
Philippines: 2,6 điểm, thứ 129
L ào: 2,2 điểm, thứ 154
Cambodia: 2,1 điểm, thứ 164
Nước trong sạch nhất thế giới năm 2011 là New Zealand: 9,5 điểm. Hai nước đồng hạng trong sạch kém nhất thế giới, 1 điểm mỗi nước, là Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên và Somalia.

(3) Ngày 16/10/2010, bên trong khuôn viên đại học Hà Bắc tại thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, cậu Lý Kiếm Minh, 22 tuổi, say rượu lái xe chở bạn gái đi chơi về đụng phải hai sinh viên làm một người chết, một người gãy chân. Sau khi gây tai nạn, cậu Lý tiếp tục lái xe chởbạn gái đến ký túc xá nữ, bị nhân viên bảo vệ bắt giữ, cậu thách thức “Chúng bay cứ việc đi kiện đi, tao là con Lý Cường đây”. Lý Cường là Phó Giám đốc An ninh thành phố Bảo Định. Vụ này gây nên một làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng mạng trên toàn quốc, và vì vậy Lý Kiếm Minh đã bị xử 6 năm tù, bồi thường số tiền tương đương 69,900 Mỹ kim cho gia đình người chết và tương đương 13,800 Mỹ kim cho sinh viên bị thương.

(4) Tháng 10/2011, tại thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông bé gái Duyệt Duyệt 2 tuổi bị xe đụng, tài xế dừng lại vài giây rồi quyết định chạy luôn, cán qua cháu thêm một lần nữa. Cháu nằm giữa đường, hơn 10 người đi qua, không ai ngừng lại, một chiếc xe thứ hai chạy tới, cán qua cháu thêm lần nữa. Sau cùng một bà đổ rác đi ngang, bế cháu vô lề. Cháu qua đời sau 8 ngày tại bệnh viện.