Thursday, May 31, 2012

VHVN


Đọc thi tập VÙNG ĐẤT HÃM
của nhà thơ Phạm Cây Trâm.

Vùng Đất Hãm là tập thơ gồm khoảng 150 bài thơ của nhà thơ Phạm Cây Trâm viết khi tác giả đi tù cọng sản tại vùng Tiên Lãnh,tỉnh Quảng Nam kể từ sau năm 1975.Khác với các tập thơ khác cùng tác giả,”Vùng Đất Hãm” là trường hận ca,được sáng tác theo nhiều thể loại,chủ yếu xoay quanh các đề tài liên quan đến:cọng sản,quốc gia, tù nhân,trại tù,lao động,bạn bè trong tù,bệnh tật,chết chóc,thương nhớ gia đình…và niềm tin chính nghĩa quốc gia tất yếu sẽ thắng cọng sản .Mở đầu,trong bài “Thay lời tựa “ở trang 7 như:“Vùng Đất Hãm”ký bằng thơ.Ghi từ tù ngục giữa bờ tử sinh”hoặc ở trang bìa sau :

“Đêm và ngày,ngày đêm thống hận
Nơi ngục tù ta thú hai chân
Về lại quê hai chân ta thú
Muôn năm lịch sử” hận trường hành”

Vùng Đất Hãm hay “Tiên Lãnh trường hận”là biểu tượng địa danh của trại tù Tiên Lãnh,bao gồm các trại  phụ:Làng Bầu,trại 1,Thôn 5, Na Sơn Đồng Mộ,NhàTrắng…quanh các con sông Tranh,sông Tum …là một trong những địa danh của những chiến lợi phẩm man rợ,khũng khiếp cùng sự  trả thù,đày đọa cho đến chết và như thế,cũng là niềm tự hào của Công An Quảng Nam,tỉnh thành của thành đồng tổ quốc cọng sản Việt Nam,đã liên tục 5 lần được trao cờ danh dự của Đảng vì đã quản lý tù tốt nhất nước,nên khỏi phải đưa số tù quan trọng ra Bắc như tác giả ghi chú về lời tuyên bố của họ,phác thảo hình ảnh trại Bầu của vùng đất hãm từ mạn dưới sông Tranh : “Lên dốc năm trăm tận núi sâu”,và :

Đã 10 năm núi rừng vây hãm…
Đất trời đây địa ngục trần gian
(Địa ngục trần gian.-tr.27)

Rừng thiêng,nước độc, sốt lên cơn
Sống lê la mắt sâu,da bủng
Vợ lên thăm chảy lệ căm hờn.
(Kiếp tù-tr.17)

Nơi đây tại Vùng Đất Hãm,cọng sản đã giam gữ các công viên chức,sĩ quan,chức sắc tôn giáo,đảng phái có lúc lên đến 5.000 người…tất cả đều là tù nhân chính trị,là kết cục cuộc chiến huynh đệ tương tàn do đảng cọng sản Việt Nam khát máu và mù quáng,theo lệnh Cọng sản dệ tam quốc tế.Tất cả những tù nhân,do không đứng dưới lá cờ máu,đều bị quy tội phản cách mạng,đều bị giam cầm, tù tội,thủ tiêu,xử tử…Cũng như các trại kiên giam khác trên toàn quốc,sau năm 1975,đều là những Gulag Việt Nam.Ở bên kia bức màn sắt,không bao giờ có khái niệm tự do,dân chủ,nhân quyền…người dân không bao giờ được phép biết đến .Cọng sản Bắc Việt đã trắng trợn,xem những người yêu nước,những chức cắc tôn giáo chống lại chủ thuyết vô thần là có tội,các đảng phái đối lập chia xẻ và cân bằng quyền lực không có chỗ đứng trong độc đảng toàn trị…Tất cả các tù nhân trong các trại,đã bị cưỡng bức thú tội,và từ đó lấy giả chứng buộc tội:

Ngục tù không tội,chung thân khốn…
Cờ đỏ sao vàng hại nước dân
(Cải tạo-tr.12)

Khác với chế độ lao tù trên thế giới,chế độ lao tù cọng sản là lao động cực nhọc bất kể ngày đêm,mưa nắng,quanh năm các ‘trại viên”luôn bị hành hạ thể xác lẫn tinh thần,từ núi cao,vực sâu cùng chế đọ ăn uống và y tế,khắc nghiệt đau thương,hơn cả thời Pháp thuộc:

Nắng mưa vai nặng ngậm ngùi
Mồ hôi như tắm lui cui bước dần…
(Đường dốc núi-tr.18)

Nội quy cấm trong các trại tù cọng sản áp dụng cho tù nhân là”không được quan hệ,không nghe,không biết,không thấy’,là vô nhân tính và vô luân.Phẩm cách cao cả và lòng nhân hậu của những con người đã sống bên này vỹ tuyến 17 kể từ năm 1954 là khác, là vẫn kín đáo xích lại gần nhau,đùm bọc,thương yêu và giữ  vững lòng tin nơi chính nghĩa quốc gia,dưới ngọn Cờ Vàng,đối đầu không khoan nhượng với chủ nghĩa quốc tế cọng sản. Quân dân Việt Nam Cọng Hòa đã không “thành công” ngăn chặn chủ nghĩa cọng sản để toàn dân hết thống khổ,nhưng đã “thành nhân” để lịch sử thực tiển sau đó,so sánh chủ nghĩa,chế độ chính,tà…để thẩm định tương lai đất mước.Thế nên,những người bạn tù của Phạm Cây Trâm luôn là những hình ảnh chân chính,đáng trân trọng và quý mến trong đa phần tập thơ về,những chiến sĩ quốc gia tuẩn tiết,những bạn tù bị cọng sản xử bắn trong trại là những anh hùng,noi gương anh hùng Nguyễn Thái Học chống Pháp,chống Cọng:

Tháng tư oan nghiệt,đoạn trường
Ta khóc không hề nghe tiếng khóc
Sáng ngày rừng núi vẻ thê lương.
(Bài thơ thương tiếc tr.213)

Bọn Việt cọng tàn bạo
Dẫn Anh ra pháp trường
Trói Anh vào cột bắn
Giữa đất trời đau thương
(Chiến hữu Trần Quang Trân .tr.106)

Như bao thân phận tù nhân khác tự cổ chí kim,một ngày như thiên thu tại ngoại,thương vợ thân cô một tay tảo tần,nhớ con thơ dại thiếu tình thương và giáo huấn của cha,hằng tưởng phụ mẫu tuổi già sức yếu mà ngày về của mình vô định, bà con xóm giềng thống khổ dưới chế độ mới,người tù vùng đất hãm nghỉ gì và viết gì đây :

Ngục tù thấy chân lý
Chánh nhất định thắng tà
Ngục  tù thấy dân ý
Diệt giặc quyết không tha.
(Thư cho con năm 1982)

“Nhớ em-Hai chữ trời ngơ ngác.
Cháy núi khô sông một nghĩa chờ”
(Cháy Núi Khô Sông,Một Nghĩa Chờ-tr.32)

Chính cũng tại vùng đất này,các bậc sĩ phu tỉnh Quảng Nam,các chiến sĩ Việt Quốc,sau cái chết của đảng trưởng Nguyễn Thái Học chống thực dân Pháp năm 1930,lại phải đối mặt khốc liệt với một kẻ thù mới lưu manh,tàn bạo và vô nhân hơn là đảng Cọng Sản Việt Nam,đã bị cọng sản bắt giam tại trại tù Trà Linh,Tiên Hội,hay bị hành hình do vụ cầu Chiêm Sơn năm 1946,đặc biệt ngay chính trong gia đình,nhớ lại hình ảnh trước đây khi nhà thơ mới vừa  13 tuổi, vào năm 1945, bàng hoàng xúc động :

Rồi bắt Anh tôi tù nơi Tiên Hội…
Bản án mười năm-hận thù chụp mũ
Từ bửa Ba tôi ngục tù khổ nhọc
Nơi núi rừng Tiên Hội đã hai năm
(Bài thơ thay lời bạt-tr.251)

Hơn lúc nào hết,vững tin tưởng vào hồn thiêng đất nước và tiền đồ dân tộc,con dân Việt không thể bị áp bức đày ải.không thể cái ác ,cái xấu,dối trá và lừa lọc cai trị,chi phối.Đôi khi,trong tận cùng khổ tận,thập phần bên bờ tử sinh,trong phòng tối của xà lim đói khổ và bệnh tật,tác giả cầu khẩn Phật,Chúa,cứu giúp cho tất cả tù nhân yêu nước”Sao không xuất hiện cứu chúng ta..,những kẻ vì dân,nước…”,vẫn đành lòng “Nếu không có Thượng đế,thì tôi là Thượng đế” như lời đối thoại trong cuốn truyện Anh em nhà Karamazov của văn hào Nga  Fyodor Dostoesky,để rồi phải tự kiêu hùng cố sống, sắt thép và vững tin :

Là niềm tin trên đá nở hoa
Sẽ không xa ngày vui hội ngộ
Vinh quang đất nước,khải hoàn ca.
Thân này đâu kể tả tơi
Muôn năm vẫn đứng giữa trời quê hương
(Đường dốc núi-tr.19)

Nhà giáo,nhà thơ Phạm Cây Trâm chiến đấu trong hàng ngũ Việt quốc mà cơ sở Quảng Nam vốn hoạt đông  mạnh mẽ và hữu hiệu “nhà ba đời chống cọng”buồn và  căm phẩn:

Tam kỳ buồn thấy mã tấu,giao găm
Nỗi lo sợ mãi ngày đêm quanh quất...
Nhìn cờ đỏ sao vàng
Trên thành phố cư tang.
(Mười hai năm tù về.-tr.231)

Nhà chí sĩ chống thực dân Pháp đất Quảng Nam,cụ Phan Châu Trinh trong” Chí thành thông thánh” có lúc hỏi” “Trường thử bách niên cam thóa mạ,Bất tri hà nhật xuất lao lung?Rút cuộc,hậu duệ Phạm cây Trâm từ “Vùng Đất Hãm”cọng sản, cũng ”Mười hai năm tù về.Quản chế vô thời hạn”và ”Công lý đời về kẻ sát nhân,Ta không tội thành tù có tội,Chẳng mấy hồi gia cảnh nát tan”.(Địa ngục trần gian – tr,25)

Hằng năm,những người tù chính trị năm xưa tại “Vùng Đất Hãm”,cũng như hằng trăm trại tù khác trên toàn cỏi Việt Nam sau năm 1975,thường tổ chức họp mặt để tưởng nhớ những chiến sĩ quốc gia vị nước vong thân,tự sát trong những ngày đầu khi cọng quân chiếm được miền Nam,bị xử bắn hoặc chết trong các trại tù,hoặc sau khi ra tù...mà tất cả,ám ảnh rất rõ nét,tưởng chừng như mới hôm qua.Tất cả đều một lòng rằng,cuộc chiến Quốc-Cọng vẫn còn đó”Ai phò gian?Ai phụng sự quốc gia”.Ai thắng ai,lịch sử vẫn tiếp tục viết,qua sách báo,webpage, của những tù nhân sống sót năm xưa từ vùng đất hãm trở về,hàng giờ hằng ngày cùng toàn dân,cương quyết chiến đấu nhằm loại bỏ chủ nghĩa cọng sản lỗi thời trên quê hương yêu dấu,tái tạo chủ nghĩa quốc gia,dưới bóng Cờ Vàng đại nghĩa và truyền thống,quyết xây dựng một nướcViệt Nam mới,không cọng sản,độc lập,tự do và phú cường.

Nhiều tác phẩm văn học kháng Pháp trước đây và chống Cọng hiện nay,hình thành từ những người con tài hoa đất Quảng Nam ,không chỉ là những bản án chính tri dành cho các chế độ xấu xa này,mà còn là những kết tinh của ngôn ngữ Việt,gạn lọc,sắc bén và   văn chương còn lại trên trang giấy,trên online,như là những dấu ấn phụ bản thêm vào,bên cạnh quốc sử,về một thời kỳ dài, nhiễu nhương,đau thương của dân tộc.Và “Vùng Đất Hãm” thi tập đầy nhiệt huyết nối tiếp này,được xem như là bản án chủ nghĩa cọng sản,chế độ cọng sản  hay chủ yếu,thể hiện nguyên trạng chế độ nhà tù khắc,tàn bạo và vô nhân,từ sau năm 1975 đến nay, như là bằng chứng gửi lại hậu thế .

Bình thân vốn nặng lòng với vùng đất Quảng Nam,may mắn có một thời gian sống ở  vùng đất thân yêu,kiên cường và anh dũng này, tôi cũng bị cọng sản giam cầm cùng anh Phạm Cây Trâm và tất cả các chiến si quốc gia khác,đặc biệt các chiến sĩ Việt quốc kính mến,một thời chung vai đấu cật chiến đấu chống cọng sản miền Bắc xâm lăng,gìn giữ miền Nam tự do,nhưng rồi vận nước tiêu vong,tự do dân chủ không còn,chính trị lệ thuộc,kinh tế sụp đổ,văn hóa nô dịch Mác Lê,xã hội băng hoại,đạo lý suy đồi, nhân dân ta thán...nỗi ám ảnh triền miên về thân phận con người(nhân quyền),về vận nước hưng vong(dân chủ,tự do)...từ trước và cũng từ “Vùng Đất Hãm” đã 36 năm qua,từ sau tháng Tư đen năm 1975 cho đến hôm nay mà dấu ấn tình nghĩa riêng chung,thảy đều bao la thấm đậm.

Từ đó do tình tri kỷ và tri bỉ,lại được tác giả Phạm Cây Trâm  ân cần và hoan hỉ cho đọc trước tập thơ “Vùng Đất Hãm”-Tiên Lãnh Trường Hận Ca này,bằng tất cả lòng thành,ý cạn,xin được  ghi nhận các điều thô thiển như trên,như là những ân tình mãi còn lại,hầu mong chia xẻ phần nào về một thời để sống và để chết,đã vốn có. Mong rằng, nếu có gì vô ý, sơ suất,hoặc thái quá,bất cập,xin được tác giả và độc giả rộng lòng lượng thứ cho.

Trương Thúy Hậu
Ngày 24 tháng 12 năm 2011