Friday, August 31, 2012

VH.US


Những cuốn sách làm thay đổi nước Mỹ

Một cuộc nội chiến có thể nổ ra vì một cuốn sách. Chế độ nô lệ kéo dài cả trăm năm được xóa sổ vì một nữ nhà văn. Mỗi cuốn sách luôn tiềm ẩn một sức mạnh không ngờ .
 



Những cuốn sách làm thay đổi nước MỹOf Plymouth Plantation - William Bradford
(Từ đồn điền Plymouth)
 
Tác phẩm được viết bởi người trưởng đoàn tổ chức cuộc di cư từ Anh sang Thế giới mới là nước Mỹ ngày nay. Họ là những người lập nên những đồn điền, trại ấp đầu tiên tại Plymouth thuộc bang Massachusetts. Đây là cuốn sách duy nhất hoàn thiện và tương đối đầy đủ ghi lại thời kỳ đầu của cuộc di cư và là một cứ liệu lịch sử vô cùng quan trọng đối với các nhà nghiên cứu lịch sử Mỹ. Cuốn sách được viết trong thời gian từ 1630 – 1647 trong đó tóm tắt cả một giai đoạn từ 1608 – 1647 với bao biến cố thăng trầm của những người khoang hoang lập địa đầu tiên, những người cha đẻ lập nên nước Mỹ ngày nay.
 
The Federalist Papers – Alexander Hamilton, James Madison, và John Jay
(Luận cương về thể chế liên bang)
 
Những cuốn sách làm thay đổi nước MỹĐây là một tuyển tập gồm 85 bài tham luận do Hamilton, Madison và Jay viết để chuẩn bị nền tảng lý luận cho việc Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ phê chuẩn bản Dự thảo Hiến Pháp Liên Bang. Cả ba tác giả nói trên cùng sử dụng chung một bút danh là Publius. Bản luận cương được soạn ra từ năm 1788 và được đánh giá là tác phẩm thể hiện đầu óc khoa học chính trị thiên tài, chiều rộng và chiều sâu tri thức của người biên soạn.
 
The Autobiography of Benjamin Franklin – Benjamin Franklin
( Tự truyện của Benjamin Franklin)
 

Những cuốn sách làm thay đổi nước MỹÔng là một trong những người có công lập nên Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, là một chính trị gia, nhà khoa học, tác gia, triết gia, nhà phát minh, nhà hoạt động xã hội, nhà ngoại giao… Với vai trò chính trị gia và nhà hoạt động xã hội, ông đã đưa ra ý tưởng về một nước Mỹ độc lập, tự chủ và có quyền tự quyết, tách ra khỏi sự quản lý của Vương quốc Anh. Với vai trò nhà ngoại giao, trong cuộc Cách mạng Mỹ, ông đã thuyết phục thành công nước Pháp hỗ trợ quân sự cho Mỹ trong công cuộc giành độc lập. Tuy cuốn thiếu mất giai đoạn từ năm 1771-1790 nhưng nó vẫn là một trong những tác phẩm tự truyện nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng nhất trong lịch sử Mỹ.
 
The Journals of Lewis and Clark - Meriwether Lewis và William Clark
(Nhật trình của Lewis và Clark)
 

Những cuốn sách làm thay đổi nước MỹCuốn sách được viết trong ba năm từ 1803-1806 kể về cuộc thám hiểm xuyên lục địa đầu tiên được thực hiện trên đất Mỹ. Tổng thống Thomas Jefferson giao trách nhiệm này cho hai cựu chiến binh Lewis và Clark. Họ thực hiện một chuyến đi thực địa mang ý nghĩa khoa học và kinh tế trong đó vừa đi vừa ghi chép lại những loài thực vật, động vật, đặc điểm địa lý và những gợi ý khai thác kinh tế cho từng vùng đất. Cuộc hành trình của họ vô cùng khó khăn, vất vả, không có sự hỗ trợ của những phương tiện giao thông hiện đại như bây giờ, hơn thế nữa trong giai đoạn này mối quan hệ giữa người Mỹ di cư và người dân bản địa rất căng thẳng. Thực hiện chuyến hành trình, Lewis và Clark đã mạo hiểm với tính mệnh của mình.
 
Walden - Henry David Thoreau
( Hồ Walden)

Cuốn sách còn có tênCuốn sách còn có tên Life in the Woods (Cuộc sống ở trong rừng) được viết bởi nhà văn theo thuyết tiên nghiệm nổi tiếng Henry David Thoreau. Tác phẩm viết về chủ nghĩa tự do cá nhân, những trải nghiệm xã hội, những cuộc chu du của ý thức con người, mang văn phong trào phúng và đề cao tính tự lập tự cường của con người. Xuất bản năm 1854, truyện kể về những trải nghiệm của Thoreau trong hai năm sống một mình trong một cabin nhỏ ở gần hồ Walden, giữa một cánh rừng gần thị trấn Concord thuộc bang Massachusetts.
 
Uncle Tom’s Cabin - Harriet Beecher Stowe
( Túp lều bác Tom)
 

Cuốn sách còn có tênĐây là cuốn sách đầu tiên trong lịch sử văn học Mỹ có lượng tiêu thụ hàng triệu bản và gây ra một chấn động lớn trong lịch sử chính trị xã hội Mỹ. Cuốn sách viết về những người nô lệ da đen và lên án chế độ dã man, vô nhân đạo này. Ngay lập tức, nó châm ngòi cho một làn sóng dữ dội phản đối sự tồn tại của chế độ nô lệ trên đất Mỹ. Trước đây, làn sóng này đã manh nha âm ỉ nhưng chỉ tới khi tác phẩm này ra đời, vấn đề mới thực sự trở nên nóng hổi và được giải quyết triệt để bằng một cuộc nội chiến nhằm xóa bỏ chế độ nô lệ. Tác giả Harriet Beecher Stowe khi gặp tổng thống Abraham Lincoln đã được chào đón bằng câu nói nổi tiếng: “Hoá ra bà là người phụ nữ bé nhỏ đã khơi mào ra cuộc nội chiến này.”
 
Adventures of Huckleberry Finn - Mark Twain
(Những chuyến phiêu lưu của Huckleberry Finn);
 

Cuốn sách còn có tênCuốn sách được xuất bản tháng 2/1885, được coi là một trong những tiểu thuyết vĩ đại của Mỹ. Đồng thời nó cũng là bản tuyên ngôn của văn học Mỹ, chính thức “ly khai” khỏi nền văn học Anh vì trong chuyện đã có nhiều màu sắc ngôn ngữ riêng biệt của người Mỹ và những đặc trưng về văn hoá, lối sống của người dân địa phương. Truyện khắc hoạ cuộc sống đầy màu sắc sinh động của những người dân hai bờ sông Mississippi.
 
The Souls of Black Folk - W. E. B. Du Bois
(Những linh hồn da đen)
 

Những linh hồn da đenNhững linh hồn da đen là một tác phẩm thuộc dòng văn học cổ điển kết hợp giữa lịch sử xã hội học và lịch sử văn học của nhóm người Mỹ gốc Phi. Cuốn sách được xuất bản năm 1903 là một tuyển tập những bài viết về nạn phân biệt chủng tộc được lấy từ chính những trải nghiệm của tác giả và có một chỗ đứng đáng kể trong những tác phẩm văn học của người Mỹ gốc Phi. Đây cũng là một trong những tác phẩm quan trọng của ngành khoa học xã hội vì nó ra đời từ rất sớm và có sử dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học.
 
The Promised Land - Nicholas Lemann
(Miền đất hứa)

Những linh hồn da đenTác phẩm tập trung khai thác giai đoạn từ 1940-1970, trong thời kỳ này khoảng 5 triệu người da đen chuyển từ các đồn điền phía Nam lên các khu công nghiệp phía Bắc để tìm kiếm việc làm sau khi chế độ nô lệ đã bị xoá sổ. Thời kỳ này còn được biết tới với cái tên “Cuộc đại di cư của những người da đen”. Ở các thành phố miền Bắc bắt đầu hình thành những khu phố da màu. Lemann đã tới nhiều thành phố để quan sát và khắc hoạ cuộc sống của họ, đa số đều sống trong cảnh nghèo đói, tũng quẫn. Tác phẩm là một tiếng chuông cảnh tỉnh để nhắc chính phủ và người dân Mỹ quan tâm hơn tới một nhóm
cộng đồng không nhỏ nhưng dường như bị bỏ quên.
 
On the Road - Jack Kerouac
(Trên đường)
 

Những linh hồn da đenTác phẩm được viết bắt đầu từ năm 1951-1957 và là một tác phẩm tự truyện dựa trên những chuyến đi của Kerouac và những người bạn trong những năm 1950. Đi nhiều và tận hưởng là cách định nghĩa mới của thế hệ trẻ về cuộc sống thời hậu chiến tranh thế giới thứ 2. Thời kỳ này, thịnh hành nhất là nhạc jazz, thơ ca và... các loại thuốc gây nghiện. Cuốn truyện được đánh giá là một trong những tiểu thuyết xuất sắc nhất của thế kỷ 20.
 
The Feminine Mystique - Betty Friedan
(Phụ nữ thật khó hiểu)
 
Những linh hồn da đenCuốn sách lần đầu tiên được xuất bản năm 1963, lấy cảm hứng từ phong trào đòi quyền bình đẳng của phụ nữ Mỹ trong những năm 1950. Năm 1957, Friedan được yêu cầu thực hiện một cuộc điều tra nhỏ về mức độ hài lòng của phụ nữ Mỹ trong cuộc sống gia đình. Kết quả mà cô thu được là đa số những người phụ nữ nội trợ đều cảm thấy không hạnh phúc. Điều này đã thúc đẩy bà bắt đầu thực hiện một cuộc nghiên cứu lớn hơn về những điều bí ẩn trong tâm lý phụ nữ trên bình diện tâm lý học và dưới sự ảnh hưởng của truyền thông, quảng cáo.
 
Hồ Bích Ngọc

Thursday, August 30, 2012

Vu Lan 2012


Ngồi buồn nhớ Mẹ ta xưa

Video NholanroiMe

Bần thần hương huệ thơm đêm
Khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn
Chân nhang lấm láp tro tàn
Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào


Mẹ ta không có yếm đào
Nón mê thay nón quai thao đội đầu
Rối ren tay bí, tay bầu
Váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa


Cái cò… sung chát đào chua
Câu ca mẹ hát, gió đưa về trời
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru


Bao giờ cho tới mùa thu
Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
Bao giờ cho tới tháng năm
Mẹ ra trải chiếu, ta nằm đếm sao...


Ngân hà chảy ngược lên cao
Quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm
Bờ ao đom đóm chập chờn
Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi


Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
Bà ru mẹ… mẹ ru con
Liệu mai sau các con còn nhớ không?


Nhìn về quê mẹ xa xăm
Lòng ta - chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương…


Nguyễn Duy
@gdpttanthai

Wednesday, August 29, 2012

QL.VN

 NGƯỜI TÙ TRẠI PHONG QUANG

Ngày 14 tháng 10, năm 1970, Lê Văn Ngưng, toán trưởng toán Biệt Kích Hadley, bị hình phạt nặng nhất theo quy luật của trại tù Phong Quang. Anh bị cùm cả tay chân rồi bị tống vào phòng giam kỹ luật (xà lim). Anh Ngưng đã chờ dịp này từ bao lâu nay. Bây giờ, có thể anh sẽ tìm hiểu được chuyện gì đã xảy ra cho anh Biệt Kích Mai Văn Tuấn.

Trong căn phòng giam nhỏ và dơ bẩn này, Ngưng đọc thấy danh sách của những người đã từng bị giam giữ ở đây. Hàng chử viết bằng máu trên tường đập vào mắt anh: "Mai Văn Tuấn - ngày 2 tháng Tám 1970". Đây là di bút cuối cùng của anh Tuấn, người tù Biệt Kích khổ hình đã chết trong phòng giam kinh khiếp này.

Anh Ngưng bị nhốt ba mươi ngày với cả hai tay bị còng, hai chân cùm bắt tréo lại, xiết chặc không cựa quậy được. Đây là hình phạt thông thường giành cho tất cả mọi tù nhân vi phạm kỹ luật của trại tù Phong Quang.

Sau ba mươi ngày, Thượng Sĩ Thông mở cửa phòng giam, tháo còng và cùm chân, rồi ra lệnh cho Ngưng đi ra khỏi phòng. Sau đó Thông bắt anh Ngưng phải nhận tội anh đã vi phạm để đến nỗi phải bị giam cực hình này. Ngưng không chịu nhận tội và nói anh đã không làm gì sai quấy. Thượng Sĩ Thông nỗi cáu lên, la hét lớn tiếng và ra lệnh cai tù giam anh Ngưng trở lại vào phòng giam địa ngục trần gian đó thêm mười lăm ngày nữa.

Lê Văn Ngưng đã không bị chết trong xà lim này, nhưng anh Mai Văn Tuấn đã kém phần may mắn.

Ở trong Nam, Tuấn là một thanh niên trẻ, đã tình nguyện vào làm Dân Sự Chiến Đấu cho trại Huấn Luyện Biệt Kích ở Long Thành. Sau một thời gian ngắn, năm 1967, anh tình nguyện xung vào lực lượng Biệt Kích nhảy toán ra Bắc. Anh được gia nhập vào các toán nhảy ngắn hạn ở miền bắc vĩ tuyến 17, vùng Mụ Gia và Đồng Hới, với nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo chiến lược liên qua đến việc cộng sãn bắc Việt chuyển quân vào Nam dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh qua biên giới Lào. Sau rất nhiều chuyến công tác nhảy Bắc, anh đã được đề bạt lên làm trưởng toán Biệt Kích STRATA. Năm 1968, Mai Văn Tuấn sa cơ vào tay giặc.

Thoạt đầu, Tuấn và toán của anh bị giam ở trại tù Thanh Trì vùng ngoại ô Hà Nội. Ở đó, các người cai tù thường nói với nhau là Tuấn không được bình thường, có vẻ mát dây nặng. Chúng không bao giờ biết chắc được là Tuấn điên thật hay giả. Dù sao đi nữa, với tài diễn xuất giả khùng giả điên, Tuấn đã tha hồ chửi bới cộng sản và chọc cho các cai tù ở Thanh Trì tức giận lộn ruột, nhưng chúng không đánh đập gì anh nhiều vì trong thâm tâm, chúng tin là Tuấn điên khùng thật.

Vào năm 1970, cả toán của Tuấn bị đưa qua nhà tù Phong Quang. Có thể vì chức vụ "toán trưởng" hoặc vì những trận "quậy" tưng bừng ở trại tù Thanh Trì, Tuấn bị tách ra và giam riêng ngay khi mới đến, hoàn toàn cô lập và bị cấm liên lạc với các tù nhân khác. Anh bị bỏ vào xà lim biệt giam. Không như những tù nhân biệt giam khác, Tuấn bị cùm cả hai chân, chân này cùm xích lên chân kia thật chặc, đây là cách cùm ác nghiệt nhất vì máu không thể lưu thông xuống cả hai chân đồng đều, đồng thời, vì các bắp thịt không được co giãn nên sẽ dễ đưa đến tình trạng tê liệt nếu bị cùm quá lâu.

Tù nhân tử hình chỉ có một việc làm duy nhất là đếm từng ngày một còn lại trên cõi đời của họ.

Sau hai tháng bị giam trong xà lim, Tuấn bắt đầu tuyệt thực để phản đối sự cư xử khắc nghiệt vô cớ của trại tù Phong Quang. Sau vài hôm, cai tù bắt đầu theo dõi và vào xà lim kiểm soát Tuấn mỗi ngày. Họ khuyên bảo Tuấn nên ăn để sống nhưng anh nhất quyết tuyệt thực cho đến khi nào được thả ra khỏi xà lim và được giam chung với các anh em Biệt Kích.

Sau một tuần lể, Đại Úy Thích trưởng trại và cán bộ chính trị trại tù Phong Quang đến xà lim đích thân khuyên bảo Tuấn nên ngưng tuyệt thực. Một lần nữa, Tuấn từ chối. Đại Úy Thích ra lệnh cho nhà bếp nấu cháo gà đem đến cho Tuấn. Ông tự tay đưa bát cháo cho anh ăn. Tuấn nhận lấy bát cháo gà, chần chừ một tí rồi bất ngờ anh vung bát cháo gà nóng hổi vào mặt tên trưởng trại. Tức ứa gan, Thích đánh đập Tuấn túi bụi và sai cai tù "tẩm quất" thêm cho Tuấn một trận nhừ tử.

Hai ngày sau, tên cai tù vào xà lim coi Tuấn còn sống hay không. Hắn thấy Tuấn trần truồng nằm trên sàn đất trong những bải xú uế của chính mình. Hắn hỏi tại sao Tuấn làm như vậy. Tuấn trả lời:
"Manh áo này không phải của chúng tôi, áo này là sản phẩm của xã hội chủ nghĩa, không phải của tôi, tôi không mặc".

Đêm đó, Tuấn lặng lẽ lìa đời một mình trong xà lim lạnh lẽo. Ngày anh chết, mồng Hai tháng Tám năm 1970 anh đã viết lại bằng chính máu của anh.

Qua ngày sau, người cai tù thường trực tên Đại đi vào xà lim xem tình trạng của Tuấn. Hắn thấy Tuấn đã chết từ lâu, cơ thể cứng ngắt và lạnh giá, hai đầu gối tréo nhau chĩa lên trời. Đại phải đi lấy rượu xoa vào hai đầu gối của Tuấn để rồi dần dần mới kéo thẳng hai chân anh xuôi ra được để tháo cùm chân ra rồi đem xác Tuấn đi chôn.

Những bạn tù của Tuấn kể lại, oan hồn của Tuấn thường hiện về, vất vưỡng gần cái xà lim ác nghiệt này. Chỉ ba ngày sau khi Tuấn chết, nhiều người thấy một bóng đen thấp thoáng bên ngoài khung cửa sắt phòng giam của họ. Khi các bạn tù dùng đèn dầu chiếu ra khung cửa, họ thấy một bóng đen đứng yên lặng trông rất buồn thảm, dáng dấp trông như anh Tuấn.

Cứ khoảng mười một giờ đêm, mọi người bạn tù ai cũng thấy oan hồn của Tuấn. Lần nào Tuấn cũng chỉ đứng yên lặng nhìn vào phòng giam chung. Sau một tuần lễ, một người bạn gọi tên của Tuấn, xin Tuấn đừng về đứng ngoài sân nữa và nói với Tuấn là họ không có liên can gì đến chuyện Tuấn chết, chỉ xin Tuấn hiểu cho và việc Tuấn về chỉ làm cho các bạn tù thêm buồn. Sau đêm đó, bóng đen trong đêm tối không bao giờ trở về đứng ngoài phòng giam chung nữa.

Nguyện cầu hương hồn của người trưởng toán Biệt Kích Mai Văn Tuấn siêu thoát và xin anh linh anh hãy trở về phù hộ cho đồng bào và quê hương sớm thoát khỏi ác nghiệt gông cùm của bạo quyền cộng sản việt nam.

Ngô Xuân Hùng
(trích dịch lại từ sách "Secret Army, Secret War" của ông Sedgwick Tourison)

phỏng vấn các cựu Biệt Kích bị giam ở trại tù Thanh Phong, trang 260-261)

@doanket

Tuesday, August 28, 2012

CSVN

Liệu đây là khởi đầu của sự chấm dứt
của đảng cầm quyền tại Việt Nam?

Tuần trước giới truyền thông ngập tràn những câu chuyện về tình hình kinh tế u ám của Việt Nam, như báo Wall Street Journal viết, “đi từ xấu đến tồi tệ”.

Hôm thứ Ba, tờ báo Tuổi Trẻ trong nước cho biết ông trùm ngân hàng Nguyễn Đức Kiên đã bị bắt giữ vi những vi phạm về tài chính.

Kiên là một trong 20 doanh nhân giàu có và quan hệ rộng nhất Việt Nam - ông có liên hệ gần gũi với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và là người đồng sáng lập Ngân hàng Thương mại Á châu, một trong những nhà băng lớn nhất nước.

Tin tức về việc ông bị bắt giữ khiến thị trường chứng khoán của Việt Nam vốn đang hấp hối lại phải chịu đựng một cú tuột dốc mạnh nhất trong bốn năm qua và khiến cho những người ký gửi chen vào các chi nhánh của ACB để rút tiền tiết kiệm của mình.

Gần 400 triệu Mỹ kim đã được rút trong vòng hai ngày và ngân hàng trung ương đã phải điều động hàng đống tiền để ngăn chặn việc các ngân hàng thương mại bị thiếu hụt vốn.

Một khoảng thời gian ngắn ngủi có vẻ yên ổn lại bị phá vỡ hôm thứ Năm khi những hãng tin như Agence France Presse chạy tít: “Ông trùm thứ hai bị bắt giữ khi ngành ngân hàng bị nạn rút tiền hàng loạt.”
 
Lý Xuân Hải, tổng giám đốc ACB, đã hội ngộ trong tù với Kiên vì bị nghi ngờ đã vi phạm nguyên tác tài chính và điều này làm trầm trọng thêm nạn rút tiền và cú tuột dốc 4 tỉ Mỹ kim đầy thảm hoạ trong thị trường chứng khoán.
 
Bức tranh lại càng u tối một cách thảm hại hơn mà bằng chứng là một bài viết trên trang nhất của tờ New York Times với tựa đề: “Lo ngại về một khủng hoảng kinh tế dâng cao ở Việt Nam.”

Những nỗi lo này được củng cố khi cơ quan Thông tấn xã Việt Nam của chính phủ cho biết vào giữa tuần là giá cả đang lại bắt đầu leo thang.
 
Trước đây không lâu, để ngăn chặn nạn lạm phát đang hoàng hoành đến mức 30%, chính quyền đã mạnh tay cắt giảm tín dụng và giới hạn tăng trưởng.
 
Việc này đã có hiệu quả và tỉ lệ lạm phát giảm xuống hàng đơn vị trong năm qua, nhưng cái giá phải trả lại quá đắt.
 
Tỉ lệ thất nghiệp của giới trẻ tăng vụt, những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ, tiếp theo là nạn thiếu điện trầm trọng, những vụ đình công bất hợp pháp lan tràn và thị trường nhà đất trượt dài vào tình trạng hôn mê hiện tại.
 
Như bài báo trên tờ New York Times cho biết: “Những thành phố lớn ở việt Nam giờ đây lổn ngổn hàng trăm công trường xây dựng bị bỏ hoang.”
 
Cùng lúc, sau khi những vụ giảm giá tiền và giá chi tiêu tăng, người dân đã cắt giảm việc tiêu xài; ví dụ sản lượng bán ra và hàng hoá tiêu dùng tại những cửa hàng vừa qua đã giảm từ 20 đến 30%.
 
Càng làm cho tình hình thêm tồi tệ, lượng đầu tư nước ngoài trong nửa đầu năm nay chỉ chiếm một phần tư so với cùng kỳ ba năm trước. Hệ quả là, với mức tăng trưởng GDP giờ đây bị giảm sút đến gần 4% và còn tiếp tục đi xuống, Việt Nam đang có một nền kinh tế với hiệu quả tồi tệ nhất trong khu vực và đang đối diện với viễn cảnh đầy đau đớn của một tình trạng khủng hoảng lạm phát.
 
Như hãng tin Associated Press tường thuật, hiện tại đang có “mối nghi ngờ về tính ổn định tài chính của đất nước vốn từng được xem là một con hổ kinh tế đang lên của châu Á.”
 
Việc bắt giữ tuần trước diễn ra sau việc kết án Phạm Thanh Bình, cựu tổng giám đốc tập đoàn đóng tàu nhà nước Vinashin, những vi phạm tài chính của ông đã khiến cho công ty này đang phải gánh món nợ 4.5 tỉ Mỹ kim.
 
Trong cùng lúc ấy, Dương Chí Dũng, cựu giám đốc của tập đoàn hàng hải nhà nước Vinalines, vừa qua đã bỏ trốn sau khi gây nợ 2 tỉ Mỹ kim.
 
Cả Bình và Dũng đều là những cận thần chính trị của những người đứng đầu đảng, đương nhiên, chẳng ai trong họ bị trừng phạt, cũng như chưa ai trong những người đỡ đầu Kiên hoặc Hải bị chú ý đến.
 
Nhưng những đám mây của cơn bão chính trị đang dồn đến, và sự bất mãn đối với việc điều hành kinh tế sai trái cũng đang tăng cao, thậm chí trong nội bộ Đảng Cộng sản đang cầm quyền ở Việt Nam.
 
Thủ tướng Dũng, người có con gái là Nguyễn Thanh Phượng từng hợp tác với Kiên trong những thương vụ ngân hàng, hiện đang bị công khai thách thức bởi đối thủ lâu dài, Chủ tịch Trương Tấn Sang.
 
Sang được tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng hậu thuẫn, điều này có nghĩa là ngày tàn của vị thủ tướng đang gần kề.
 
Trong một bài báo chí tử vào tuần trước, Sang đã tấn công cả những doanh nghiệp nhà nước thiếu hiệu quả cũng như nạn tham nhũng, sự thiếu trách nhiệm và sự suy giảm đạo đức trong chính quyền của Dũng. Có thể ông cũng đã nhắm những chỉ trích của mình vào đảng.
 
Xin nhại lời của Winston Churchill, cơn khủng hoảng kinh tế này có thể không phải là dấu hiệu về sự chấm dứt của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng nó có thể là thời điểm cuối của buổi đầu suy vong của đảng.
 
Roger Mitton
L.V. chuyển ngữ
@Phnomphenhpost.com    -  danluan

Monday, August 27, 2012

Vu Lan 2012


MÙI CỦA MẸ 

Video Muicuame
 
Thời son trẻ
Mẹ thơm mùi con gái
Mùi tằm dâu rơm rạ quê nhà
Mùi bồ kết hương cau thơm lắm
Mùi thanh xuân đồng nội - Mẹ trao cho cha

Ngày vỡ ối con ra
Mẹ còn thơm mùi chăn gối
Mùi tro than hột muối củ gừng
Con bú mớm
Mẹ thơm mùi vú mọng
Con đi lẫm chẫm
Mẹ thơm mùi cơm nhão cháo hoa
Con đến trường làng
Mẹ thơm mùi lúa rơm gạo mới
Con lên trường huyện
Mẹ thơm mùi cơm bới mo cau
Khi con ốm đau
Mẹ thơm mùi của Phật
À... ơi
Ôm con mùi Mẹ tỏa ra
Bệnh hoạn tiêu tán tà ma phải lùi
Ngày nắng hạn
Mẹ thơm mùi me đất
Tháng mưa dầm
Mẹ thơm mùi con cá chột nưa

Con xa nhà
Mang theo mùi của Mẹ
Đi đông đoài Nam Bắc
Là con đi đất bằng biển lặng
Là con đi chân cứng đá mềm
Ơi những kẻ đi xa
Có nghe thơm mùi của Mẹ
Mẹ thơm mùi bếp lửa quê nhà
Mùi của Mẹ là mùi rất thật
Ngày con thành gia thất
Mẹ thơm mùi cheo cưới
Mùi áo khăn đèn rượu trầu cau
Ngày tháng qua mau
Thoảng chút hương đời, con hể hả
Mẹ còn giữ một mùi dân dã như rơm
Đời con lận đận áo cơm
Mẹ là áo gấm, tám thơm, nồi đồng
Đời con mỏi gối chồn chân
Lạ thay Mẹ vẫn thơm mầm lộc non
Con mấy mặt con
Vẫn ngỡ mình bé dại
Vì nhà ta còn mùi Mẹ, mùi Bà
Mùi Bà - mùi cái vú da
Mùi cau trầu với mùi hoa mẹ trồng

Mẹ ơi
Mẹ mới đó
Bốn mùa mặc áo the thâm
Sao nỡ vội già không trẻ mãi
Để vãn buổi chợ chiều tất bật đi mau
Vì biết con chờ gói kẹo cau đùm trong lá chuối
Ôi cục kẹo cau có hương bưởi hương ngâu
Có con cu kêu đầu hồi để thời gian qua chi vội 

Bây giờ tội nghiệp Mẹ tôi
Tám mươi ba tuổi xếp đôi cánh cò
Mùi của Mẹ quanh co giường chiếu
Mùi trần ai khô kiệt xác thân
Mùi da xương bên ướt Mẹ nằm
Để cả đời bên ráo con lăn
Khuya nay quỳ xuống ôm chân
Mẹ ơi đã lạnh toàn thân
Mất rồi!

Cây cau già ngoài sân chết đứng
Ngọn trầu không héo úng rụng rời
Gió khóc ngoài giậu mồng tơi
Tre trúc quờ quạng tìm hơi Mẹ già
Mẹ hiền đi chuyến chợ xa
Mùi Mẹ cánh Hạc bay ra cõi Trời
Con thành đứa trẻ mồ côi
Lặng chiều nhang khói tìm hơi Mẹ hiền

NGUYỄN VĂN ANH
Nha Trang,August-2012
@quancoconline

Sunday, August 26, 2012

ANVN


Nhạc Sĩ Đỗ Kim Bảng
Vòng Tay Giữ Trọn Ân Tình
 
Dân gốc Quảng Nam ra đời tại Huế (1932), nhưng trải suốt tuổi thơ ở Ðà Lạt cho đến năm 1945, sau khi Việt Minh cướp chính quyền, thì theo cha mẹ về lại quê.
 
Học lở dở lớp đệ thất ở trường Phan Chu Trinh (Hội An) thì phải tản cư về lại bản quán (làng Phú Phước, huyện Duy Xuyên). Cha mất cuối năm 1946. Theo mẹ về quê ngoại ở Huế. Suốt cấp trung học phổ thông, học ở trường Khải Ðịnh. Trong thời kỳ này học đàn với nhạc sĩ Lê Quang Nhạc, học lỏm nhạc lý tây phương với nhạc sĩ Văn Giảng và một ít nhạc cổ truyền với nhạc sĩ Nguyễn hữu Ba. Cũng trong thời kỳ này, hoạt động văn nghệ trong trường cũng như trong Gia Ðình Phật Tử với các bạn: Phạm mạnh Cương, Hoàng Nguyên, Hồ Đăng Tín (Nhạc), Lữ Hồ(Văn, họa), Kiêm Ðạt, Diên Nghị, Tạ Ký (thơ), Minh Tuyền (Nhiếp ảnh).... Sáng tác được dăm ba bài hát cho sinh hoạt học đường hay cho Phật giáo mà hai bài được biết đến nhiều là bài Mùa Thi (1951) đã được ban hợp ca Thăng Long chọn làm nhạc cảnh, từng được trình diễn ở Sàigòn và đến năm 1954 lại được vinh dự theo chân ban Gió Nam (chủ chốt là ban Thăng Long và quái kiệt Trần văn Trạch) ra mắt khán giả Hà Nội; và bài Mục Kiền Liên (1949), bản nhạc Phật vẫn được trình bày trong mùa Vu Lan. Ra Hà Nội đầu thu 1953. Học tại trường Văn khoa và Cao đẳng sư phạm. Trong thời gian này học thêm nhạc với nhạc sĩ Hùng Lân. Cuối năm 1954 theo đoàn sinh viên Bắc Việt di cư vào Sàigòn, tiếp tục học tại hai trường nói trên cho đến năm 1955, tốt nghiệp Sư Phạm. Sau đó được Bộ Giáo Dục biệt phái qua Bộ Quốc Phòng, phụ trách văn hoá tại trường Võ bị Quốc gia Ðàlạt từ khóa 12 cho đến khoá 14 (1955 -1960). Trong thời kỳ này viết được một ít bản tình ca và hùng ca, trong đó có bài Khúc Hát Ngày Mai - một tiểu khúc liên khúc - đã được Ban Thăng Long trình bày một ít lần trên đài Sàigòn và đài Quân Ðội.
 
Năm 1960 trở lại về Bộ Giáo Dục, dạy tại trường Trần Lục rồi Nguyễn Du cho đến năm 1965 thì nhận giấy nhập ngũ khóa 21 trường Võ bị Thủ Ðức. Sau khi mãn khóa Võ bị với cấp bậc Chuẩn Úy được chọn về phục vụ tại phòng Văn Nghệ cục Tâm lý Chiến. Cùng với các bạn nhạc sĩ khác như Trầm tử Thiêng, Duy Khánh, Lam Phương, Song Ngọc, Anh Việt Thu, Phạm Minh Cảnh, Trương Hoàng Xuân... làm việc dưới quyền thi sĩ Tô Kiều Ngân (Ðại úy trưởng phòng) và thi sĩ Tô Thùy Yên(Trung úy phụ tá trưởng phòng). Tại đây biết và quen thêm một số văn nghệ sĩ cùng Cục như: Trần Thiện Thanh, Trần Trịnh (nhạc sĩ), Du Tử Lê, Mai Trung Tĩnh, Tường Linh, Chinh Yên, Phạm Lê Phan, Huy Phương (thơ). Mai Chững (họa). Ðặng Trần Huân, Lâm Tường Dũ, Băng Ðình, Trần Xuân Thành, Nguyễn Nhơn Phúc (văn), và Tạ Tỵ. Viết rất nhiều nhưng đáng kể nhất là bản trường ca độc nhất trong đời là bản "Những người đi giữ quê hương". Bản nầy dài gần một tiếng đồng hồ, đã được ban hợp ca Quân Ðội dưới quyền điều khiển của Nhạc sĩ Vũ Minh Tuynh và Ngô Mạnh Thu tra mắt khán giả tại rạp Thống Nhất, nhân ngày Quân Lực 1969.
 
Năm 1969 được biệt phái về Bộ Giáo Dục. Tiếp tục dạy học cho đến tháng 4/75 thì... mất dạy. Sau đó cùng với hàng trăm sĩ quan VNCH khác nổi trôi nhục nhằn từ trại tù nầy qua trại tù khác để "học tập", nhưng mãi vẫn chưa "tốt nghiệp"! Mãi đến cuối năm 1978 mới được thả từ chuồng nhỏ ra chuồng lớn nhờ... học tập tốt!
 
Năm 1980, vì tương lai các con, cả gia đình vượt biển và định cư tại Mỹ cùng năm. Ði học lại và trở về nghề cũ. Hiện nay (1999), đang "thảnh thơi thơ túi rượu bầu" sau 16 năm "gõ đầu trẻ" ở Boston.
Suốt thời kỳ ở Mỹ sáng tác chậm. Có được một ít bài hát về quê hương, một số bài về cuộc sống riêng tư và một ít bài thơ phổ nhạc mà bài tác giả thích nhất và cũng mới nhất là bài "Tháng ba đi hàng quân" thơ của Trần Hoài Thư.
 
Thời gian sống tại Sài Gòn (1960 - 1975) học hỏi được nhiều nhờ quen biết với các nhạc sĩ đàn anh như Phạm Duy, Lê Trọng Nguyễn, Lan Ðài, Nguyễn Hiền, Mạnh Phát, Châu Kỳ và cũng sáng tác nhiều nhờ sự hợp tác và khuyến khích của các nhạc sĩ đồng lứa như Y Vân, Hoàng Nguyên, Trầm Tử Thiêng, Trúc Phương. Có một số bài đã được trình bày trên các đài phát thanh, được thu dĩa và các nhà xuất bản nhạc ấn hành. Trong số các bài đó được biết đến nhiều hơn là các bài: "Mưa đêm ngoại ô" (1960), và "Bước chân chiều chủ nhật" (1963)
 
 
Em mơ một vòng tay
Dìu nhau bao tháng ngày
Vì đời người tựa áng mây
Sợ nguồn vui chóng phai
Tuổi xuân sẽ không trở lại
Em yêu một vòng tay
Một vòng tay ấm nồng
Nào ngờ chẳng trọn ước mong
Tình bọt bèo chóng tan
Anh lãng quên sao dành
Anh ơi! ai người nâng giấc nồng
Tình nào theo giấc mộng
Tay nào se kết đôi lòng
Đừng sầu, đừng quên lúc xuân thì
Đừng để ướt làn mi
Anh ơi! anh về nhé
Em mong người về đây
Ðể mùa Đông bớt dài
Ðể nụ cười đẹp cánh môi
Tình đượm làn tóc mây
Trọn tình trong đôi tay
Em yêu một vòng tay
Từ ngày quen biết người
Thầm tưởng rằng đời ấm vui
Nào ngờ tình chóng phai
Vùi theo lối hoang miệt mài
Em thương một người trai
Lạnh lùng đi giữa đời
Thường gục đầu vào cánh tay
Nụ cười không đến môi
Quên mất tình yêu rồi
Em mơ một bàn tay
Làm dịu đôi má gầy
Ðể hận thù thành bóng mây
Ðể đời lại ấm vui
Trọn tình trong đôi tay
 
Anh ơi! em chờ trên bến ngày xưa.
 
 @xuquang.com

Saturday, August 25, 2012

Lifestyle

Câu chuyện có thật về
chú sư tử giàu tình cảm Christian

Các bạn hẳn còn nhơ' lời ông ba` xưa của chúng từng nói:"Cứu vật,vật trả ơn-Cứu nhơn,nhơn trả oán" ?
 
Chú sư tử Christian được hai người Australia nuôi nhỏ và khi quá lớn, họ trả nó về với thiên nhiên. Một năm sau, họ tới châu Phi để thăm Christian và được cảnh báo rằng nó giờ đã là thủ lĩnh của một đàn sư tử nên có thể sẽ rất hung dữ. Nhưng những gì Christian thể hiện đã gây bất ngờ cho tất cả mọi người
 
Năm 1969, Anthony và John Rendall, hai công dân Úc cư ngụ tại London thấy một con sư tử nhỏ nặng 35 cân nằm một cách tội nghiệp trong cũi tại một tiệm tạp hóa. Anthony và John đặt tên cho nó là Christian.
 
Một năm sau, chú sư sử Christian bắt đầu tăng vọt lên tới 185 cân, chủ của nó phải bỏ ra tới 30 bảng Anh một tuần để mua lương thực cho nó. Họ biết rõ là không thể nuôi nó mãi được, nhưng không biết phải làm sao. Họ được khuyên đưa chú sư tử đến Kenya (Châu Phi), đây được khẳng định là môi trường thích hợp cho chú sư tử cưng, Anthony và John đáp máy bay cùng với Christian về nhà mới của nó ở Kenya. Tuy sống tại London, họ vẫn ghé thăm Kenya vài lần để ngắm nhìn con sư tử yêu quý của mình từ xa.
 
Năm 1974, Adamson cho họ biết rằng Christian đã trở thành thủ lĩnh của đàn sư tử và ông ta không còn thấy nó xuất hiện suốt ba tháng nay, Anthony và John quyết định quay lại Kenya, mong sao có thể chào vĩnh biệt Christian lần cuối, mặc dù người ta khẳng định rằng để leo lên tới cương vị thủ lĩnh kia, Christian phải trở về với bản tính hoang dại của loài sư tử và cho dù họ có tìm ra nó thì nó cũng sẽ chẳng nhận ra họ. Lạ thay, đêm trước khi chuyến bay hạ cánh, chú sư tử Christian bỗng dưng xuất hiện và ngồi đợi ngoài doanh trại của các nhà tự nhiên học, cứ như là linh cảm cho nó biết rằng hai ông chủ cũ sắp đến thăm nó lần cuối cùng.
 
Đó cũng là lần cuối cùng mà người ta nhìn thấy nó. Tuy nhiên, sau khi đoạn video cảm động kia được upload lên YouTube, chắc chắn chú sư tử Christian sẽ không bao giờ bị lãng quên. Nếu bạn muốn biết cuộc gặp gỡ cuối cùng của Christian với hai người bạn cũ đã diễn ra như thế nào, hãy cùng xem đoạn clip dưới đây, chắc chắn rằng các bạn sẽ rất xúc động.
 
Cuộc gặp gỡ của Christian và hai người bạn cũ đã làm rung động trái tim của hàng triệu người trên thế giới. Trái với suy đoán của nhiều người, khi thấy bóng dáng 2 người chủ cũ, Christian chạy nhanh đến và ôm chầm lấy họ. Chú sư tử chồm cả người lên, dùng hai chân trước ôm lấy từng người một, rúc vào họ như vẫn làm trong những ngày tháng thơ ấu... Không chỉ thế, Christian còn giới thiệu cho 2 người bạn cũ vợ của mình... Và trong khoảnh khắc đấy, không chỉ có tiếng cười mà còn có cả những giọt nước mắt vui sướng...
 
Christian không chỉ yêu mến mà còn rất biết ơn hai người đã cứu giúp nó,Christian ôm chầm lấy những người bạn cũ ,rúc vào họ dịu dàng,choàng tay qua cổ để thể hiện sự yêu thương.... Như muốn nói rằng mình không hề quên họ.
 
Những cái ôm này đã xóa nhòa ranh giới giữa động vật và con người.
Bấm vào link dưới đây để xem:

Nguồn internet

Friday, August 24, 2012

VH

Về Bài thơ TỪ BÊN NÀY SÔNG PÔ KÔ
của Nhà thơ Trần Kiêu Bạc

Audio Từ bên này sông Pô Kô
 
Charles Baudelaire nói: “Có những con người dung dị, đi đường hai ngày không cần thực phẩm, nhưng không thể thiếu Thơ.” Điều này có quá lắm không?
 
Thế nhưng, thi ca thật thế, như là hơi thở của con người, con người từ xa xưa, khi nhìn chiếc lá vàng rơi bên giòng suối, trong cái mênh mông tỉnh lặng của trời đất, giữa cái u tịch của núi rừng và tận cùng niềm thâm cảm đến giữa thiên nhiên và lòng người, trong hoàn cảnh đó và như thế, nếu không có thi ca, thì có cái gì hơn? Và dòng chảy lai láng đó tưới mát dòng đời, lòng nhân thế mãi tận đến hôm nay.

Lại thêm, đời sống hằng ngày bây giờ trong thời đại digital, từ nó với nhiều giải trí sáng tạo bất tận, tuy vậy khi rảnh rổi bình thản đọc thơ, ngâm thơ, trở về với một thứ ngôn ngữ chọn lọc, huyền diệu thanh thoát … thì hơn hết thảy, không còn gì thích thú bằng.

Người Việt Nam ta, vốn sính văn chương, nên thơ xuất hiện rất nhiều trên báo giấy, trên online, thơ có nhiều, thế nhưng cũng rất hiếm khi gặp đươc một bài thơ hay. Trường hợp ít và hiếm có này trong khoảng ba thập niên gần đây, được đền bù bởi một số nhỏ, trong đó có thơ của Trần Kiêu Bạc, được yêu mến bởi độc giả ở hải ngoại và trong nước.

Trần Kiêu Bạc làm nhiều thơ nhưng cho đến giờ vẫn chưa có thi phẩm được xuất bản, mà có website www.trankieubac.com,đăng tải thơ văn riêng của chính mình. Thơ Trần Kiêu Bạc được viết theo đủ đề tài, dưới nhiều dạng như: Dòng thơ mượt mà viết về Huế, thơ trong máu thịt về Mẹ, thơ giữa quê người…thì trong đó, còn một dòng thơ có tên gọi theo tiếng Anh là loco-descriptive poetry hay topographical poetry, chữ này khó chuyển ngữ với từ tiếng Việt tương đương, nên tạm gọi là Thơ cảnh quan, một hình thức y như vẽ phong cảnh (landscape drawing) trong hội hoa. Đó là các bài thơ Trần Kiêu Bạc đặc biệt viết về các dòng sông: sông Vàm Cỏ Đông, Sông Saigon, American River…trong số này có bài thơ hay: Từ bên này sông Pô Kô dưới đây :

TỪ BÊN NÀY SÔNG PÔ KÔ


 Giông bão nhiều, con đến lớp muộn,Thầy ơi!
Sáng nay dòng Pôkô gầm như thú dữ
Mưa rừng đêm tuôn đầy cơn thác đổ
May còn dây treo lơ lửng trên đầu

Bên nầy bên kia nào có xa đâu 
Chỉ ngăn cách một dòng sông siêng chảy
Chiếc cầu thân thương ngày xưa đã gãy
Đành làm quen cầu dây mới nầy thôi!

Bên nầy bờ con suy nghĩ ngược xuôi
Nhìn bên đó thấy bạn bè gần lắm
Thầy âu lo trước bảng đen phấn trắng
Chờ con qua bằng may rủi dây treo

Ròng rọc chạy rồi, nguy hiểm chạy theo
Con mỏng manh theo lá trôi mùa lũ
Lúc qua sông như dã quỳ chưa nở
Sẽ vàng tươi hay không nở bao giờ?
Nghệ sĩ xiếc, ngày hai xuất là mơ
Học trò xiếc, ngày đu dây bốn lượt
Một tay cầm văn chương cho khỏi rớt
Tay kia tự cầm sinh mạng nhỏ nhoi

Mùa bão nầy, con thường đến muộn, Thầy ơi!
Kon Tum ướt, dây cầu treo thêm ướt
Xin chờ con, dù trễ thêm giây phút
Con sẽ đến trường dù tay mỏi thân run

Tạ ơn Thầy đứng vững giữa Kon Tum
Dang tay đón học trò trong may rủi
Trong bình thường, chữ bình thường như bụi
Con dị thường, tìm chữ với dây cao

Ước gì được làm con chim Ch’Rao
Xoải đôi cánh nối hai bờ sông nhỏ
Thầy một nửa, ơn cầu dây một nửa
Giữ hình Thầy, thương mãi bóng cầu treo!

TRẦN KIÊU BẠC
Cali, June.11/2010

Bài thơ trong đó, theo ghi chú của tác giả, được viết vào một đêm thức thật khuya, xúc động sau khi đọc http://fgt.vnexpress.net/archive/index.php/t-484101.html được biết: “Cơn lũ lịch sử vào tháng 9/2009 đã cuốn phăng hàng loạt cầu treo bắc ngang qua sông Pôkô, hàng nghìn người dân ở xã Đăk Nông, Đăk Dục, Đăk Ang... huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, vượt sông Pô Kô bằng cách “đu mình” trên sợi dây thép ròng rọc mỏng manh như diễn xiếc. Trong số người phải di chuyển bằng cách này, phần lớn là các em học sinh hằng ngày ít nhất hai buổi đến trường,trong đó có em Trần Khắc Văn dẫn em gái là Trần Thị Ánh Tuyết 8 tuổi, học lớp 2B trường tiểu học Đăk Nông (Kon Tum) ra sông Pôkô rồi “treo” em lên dây cáp, thả trượt trên dây vượt sông để đến trường ở phía bên kia bờ.”

Bài thơ hay gây xúc động này đã được các website trong nước đăng tải lại, như là lời hướng dẫn và thúc dục lương tâm con người, trong việc quyên góp tiền bạc để xây lại cầu vượt qua sông Pô Kô, trị giá khoảng gần 2 tỉ rưởi tiền đồng VN, tương đương trên 125.000 dollars, và công cuộc lạc quyên đã hoàn thành tốt đẹp chỉ trong vòng một thời gian ngắn, để cấp thời xây dựng cầu cho trẻ em đi học, thay vì đu dây trượt nguy hiểm và có một không hai này. Và như thế, thi ca qua Trần Kiêu Bạc đã hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng của nó trong công cuộc thay đổi xã hội.

Thơ viết về cảnh quan (loco-descriptive poetry,topographical poetry), là thơ diễn tả phong cảnh, sự việc diễn tiến tại một nơi đặc biệt nào đó, nhìn từ xa hoặc trên cao, cộng thêm tán thán hay ta thán, như là thông điệp chính trị tiềm ẩn tác động đến vai trò của xã hội, kinh tế chính trị, văn hóa giả định và định lượng về môi trường và cuộc sống dưới lăng kính đại chúng, khoa học và nhân bản, mà dấu ấn lưu lại như là phản ảnh các chặng đường lịch sử, văn hóa, địa lý, của mỗi một quần tụ, dân tộc, cho về sau.

Bài Từ Bên Nầy Sông Pôkô, gồm 8 khổ 224 chữ của thể loại thơ hình dung cảnh quan như tranh vẽ, vẽ lên tiếng nói trong im lặng của hội họa, bởi vốn dĩ “thi trung hữu họa” nhưng để lồng vào như một kịch bản sân khấu (tragedy/theatre) dàn dựng đầy màu sắc, âm thanh, ánh sáng và ấn tượng,được miêu tả qua nhiều hình tượng thật: Con sông, chiếc cầu, giông bão, mưa rừng, thác lũ, thú dữ, giây treo, ròng rọc, thầy, bạn bè, sách vỡ, bảng đen, phấn trắng, hoa dã quì, đôi cánh chim Ch’Rao… một cách sống động và tài tình về sự đọ sức giữa thiên nhiên hùng vĩ và con người nhỏ bé, cộng thêm hình tượng hóa thần thoại núi rừng Tây nguyên, cũng như diễn tiến sống động của sinh hoạt cộng đồng khi đối diện với mất mát, khắc khoải, lo âu … cùng chiêm nghiệm khổ đau, sinh tử của kiếp người theo triết lý, hoặc phản ảnh thực tại cuộc sống thiếu phát triển của đồng bào trên toàn đất nước Việt Nam hiện nay, thì thơ ấy quả là hoàn hảo.

Người dân sống hai bên dòng sông Pôkô, nhất trẻ em đi học mà không được an toàn, cái chết có thể xảy ra bất cứ lúc nào, khi không còn chiến tranh, thì vẫn có một xã hội như thế ư?

Một tay cầm văn chương cho khỏi rớt
Tay kia tự cầm sinh mạng nhỏ nhoi

Kiến trúc hoạt cảnh sinh động và cấu trúc ngôn ngữ rượt theo số phận mà học sinh là những diễn viên xiếc ngày đu dây bốn lượt:

Ròng rọc chạy rồi, nguy hiểm chạy theo

Ở đây có điều đáng nói là, trong số chữ nghĩa ít ỏi của bài thơ, đã gây xúc động, bàng bạc để chùng lại rồi phẩn uất về việc xem nhẹ giá trị sinh mạng con người, lời ta thán về cuộc sống bấp bênh, không an sinh và an toàn, ngay cả đối với trẻ con, trong xã hội Việt Nam hiện nay.

Con mỏng manh theo lá trôi mùa lũ

Lúc qua sông như dã quỳ chưa nở
Sẽ vàng tươi hay không nở bao giờ?

 
Kết bài thơ là so sánh thực và mộng, thực tế đau buồn và mộng ước trẻ thơ về thần thoại chim Ch’Rao, trải đôi cánh nối liền đôi bờ, là sức đẩy tuyệt diệu đưa cả hình thức và nội dung của bài thơ lên cao và hoàn chỉnh của kết cấu hình nhi thượng.
Ước gì được làm con chim Ch’Rao
Xoải đôi cánh nối hai bờ sông nhỏ
Thầy một nửa, ơn cầu dây một nửa
Giữ hình Thầy, thương mãi bóng cầu treo!
Bài thơ, do thi pháp,với một cấu trúc điệu tính(prosodic structure) giản dị,nhưng tân,kỳ,nhất là ở  âm vận(rhythm), có câu 8 chữ mà chỉ một vần trắc như" May còn dây treo lơ lửng trên đầu-Bên nầy bên kia nào có xa đâu",và chính thanh bình điệu này là lời ru ngọt ngào nhưng nức nỡ nên,đọc thì con tim bị thương tổn, ngâm lên thì nghe như nỗi da gà, xem dàn dựng trên sân khấu thì cảm xúc lan tỏa trong hơi thở, hòa nhập trong máu và các dây thần kinh, nó chửa trị được phần nào vết thương bị cấu xé bởi tình cảm và lý tri, bởi vì chính nó nó đã deal với nỗi vui buồn, con tim, khối óc, như tấm gương phản chiếu đời sống, âm hưởng thời đại.

Phải chăng hình ảnh sông Pôkô hay các con sông khác ở tỉnh Kontum, vùng núi rừng Tây nguyên so ra không xa lạ với tác giả, vì hẳn đã có một thời, nhà thơ từng là một vị quan trấn nhậm nơi phương cương miền Tây nước Việt này, mà những hình ảnh núi rừng nhiệt đới với mưa ngàn thác lũ, đã như in đậm rõ nét trong tâm hồn nhà thơ từ dạo đó, nay chỉ có dịp là thổn thức bung ra. Thơ cốt ở thực, thực là cái chân chính từ con tim, và đây cũng là cái chân thực hàng đầu của thi ca tương tự trường hợp của Mầu Tím Hoa Sim hay Lá Diêu Bông đòi hỏi.

Văn học thế giới ghi nhận tiêu biểu những bài thơ nổi tiếng như Cooper's Hill của John Denham, Le semeur của Victor Hugo, bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu, cũng như cổ văn Việt Nam với Đề miếu chàng Trương của vua Lê Thánh Tôn, Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan hay Hương Sơn phong cảnh của Chu Mạnh Trinh thuộc loại thơ tả cảnh quan này.

Cũng thế, thi ca tiền chiến như Đi chợ Têt của Đoàn Văn Cừ, Tràng Giang của Huy Cận, Hổ nhớ rừng của Thế Lữ, đã đi vào lịch sử văn học. Chừng nào bài thơ hay Từ bên này sông Pô Kô “thốn tâm trí” này của nhà thơ Trần Kiêu Bạc, theo ảnh chụp và theo đó đã được phổ nhạc, xây dựng thành hoạt cảnh sân khấu…sẽ dự phần, để làm phong phú thêm loại hình thái thi ca phong cảnh cho Việt Nam, điều này sẽ tùy thuộc độc giả và văn học sử.

Sau cùng, bài thơ Từ Bên Nầy Sông Pôkô tự chính nó không nói được gì nhiều, nếu người đọc không rõ bối cảnh (topograhical landscape) của nó, nhưng nếu đã rõ, ắt sẽ chạnh lòng, hụt hẩng, bâng khuâng, rồi ta thán cao độ nương theo chủ ý bài thơ về một xã hội bất ổn. Mỗi chữ, mỗi câu trong bài thơ Từ bên này sông Pô Kô của nhà thơ Trần Kiêu Bạc là một loại ngôn ngữ mê hoặc, xem chừng,nói như Chu Thần,chữ nghĩa trong thiên hạ,tác giả đem nhốt hết trong một bài thơ nên có một sức nặng quả là đạt tới mức nhuần nhuyễn và nghệ thuật (the best words in the best order) trong văn chương như Samuel Taylor Coleridge đã nói, đã có, và mọi sự yêu thích, quảng bá, lan truyền đều là những động thái gợi hình như nhẹ nhàng rải những cánh hoa bay trong gió trong thung lũng thi ca và chờ đợi âm thanh vang vọng của nó vậy.

Trương Thúy Hậu
August,10/2012
@quocgiahangchanh  -  Poko river