ỦY BAN BẢO VỆ SỰ VẸN TOÀN LÃNH THỔ
TUYÊN
CÁO
về Thỏa Thuận giữa TC
và VC
liên quan đến giải pháp cho Biển
Đông
Bản tin của Tân Hoa Xã đề ngày 28 tháng
6, năm 2011 cho biết rằng ngày hôm qua thứ Ba, 27 tháng 6, 2011 Trung cộng (TC)
kêu gọi Việt nam ( VC) thi hành thỏa hiệp song phương về vấn đề 'Biển Nam Trung
Hoa' mà hai bên đã đạt được nhân chuyến viếng thăm Trung Cộng của đặc phái viên
Hồ xuân Sơn, thứ trưởng ngoai giao VC vào ngày 25 tháng 6 vừa qua. Trong chuyến
viếng thăm này, Hồ Xuân Sơn gặp Ủy Viên Quốc Vụ Viện Đới bỉnh Quốc và thứ trưởng
ngoại giao Trương chí Quân.
(Hình phải : Bản đồ Trung Quốc 1904không có Hoàng Sa, Trường Sa)
Theo bản tin này, Hồng Lỗi, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao TC tiết lộ rằng hai bên đã đạt được thỏa thuận về các vấn đề sau:
1. Giải quyết tranh chấp bằng cách thương thuyết (tham khảo 'hữu
nghị') và tránh các động thái có thể làm cho vấn đề trầm trọng hay phức tạp
thêm. 2. Hai bên phản đối những thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp giữa
TC và VC.
3. Cam kết tích cực hướng dẫn công luận và cảnh giác tránh đưa ra những lời bình luận hoặc hành động làm tổn hại tới tình hữu nghị và sự tin cậy giữa nhân dân hai nước.
4. Theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoai Giao TC về buổi họp giữa Đới bỉnh Quốc và Hồ xuân Sơn, thì hai bên xúc tiến mau lẹ việc tham khảo ý kiến để có một hiệp ước về các nguyên tắc căn bản nhằm giải quyết các tranh chấp lãnh hải giữa Việt nam và Trung Hoa, cam kết cố gắng hơn để ký một hiệp ước càng sớm càng tốt. TC hy vọng phía “VC sẽ thực thi điều đã 'thỏa thuận với chúng tôi' và cố gắng bảo vệ hòa bình và ổn cố 'Biển Nam Trung Hoa'.”
3. Cam kết tích cực hướng dẫn công luận và cảnh giác tránh đưa ra những lời bình luận hoặc hành động làm tổn hại tới tình hữu nghị và sự tin cậy giữa nhân dân hai nước.
4. Theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoai Giao TC về buổi họp giữa Đới bỉnh Quốc và Hồ xuân Sơn, thì hai bên xúc tiến mau lẹ việc tham khảo ý kiến để có một hiệp ước về các nguyên tắc căn bản nhằm giải quyết các tranh chấp lãnh hải giữa Việt nam và Trung Hoa, cam kết cố gắng hơn để ký một hiệp ước càng sớm càng tốt. TC hy vọng phía “VC sẽ thực thi điều đã 'thỏa thuận với chúng tôi' và cố gắng bảo vệ hòa bình và ổn cố 'Biển Nam Trung Hoa'.”
PHÂN TÍCH NỘI DUNG THỎA THUẬN CỦA TC VÀ VC
1.Trước hết, ta cần nhắc đến bối cảnh chung dẫn tới thỏa thuận này.
- Trên nguyên tắc, thoả thuận giữa hai quốc gia về một số vấn đề là để hai bên cùng giải quyết và thi hành, nhưng trong bối cảnh và tình hình thực tế trong mối bang giao giữa TC và VC và ngay trong nội dung bản thỏa thuận thì đây chính là một số đòi hỏi mà TC buộc VC phải thi hành, dù có nhấn mạnh đến 'tham khảo hữu nghị' (hỏi ý kiến thân thiện, tưởng như hai bên ngang bằng nhau và cùng thi hành) để tiến tới một giải pháp cho vấn đề Biển Đông.
- Trong những ngày qua, truyền thông TC công khai nhắc đi nhắc lại lời tuyên bố của lãnh đạo TC khẳng định TC có chủ quyền trên Biển Đông không thể chối cãi được. Báo chí còn nhắc tới công hàm của Phạm văn Đồng công nhận chủ quyền ấy của TC. TC có nhiều hành vi xác nhận chủ quyền trên Biển Đông: cấm ngư dân Việt đánh cá gồm cả bắn giết, bắt bớ, giam cầm vì vi phạm lãnh hải, tập trận, cho tầu ngư chính tuần tra... Mới đây, ngày 25 tháng 5, TC cho tàu hải giám vào cắt dây 'cap' của tàu Bình minh 2 của VC đang thăm dò dấu khí ngoài khơi Nha Trang trong thềm luc địa VN, và ngày 9 tháng 6, tàu ngư chính cắt dây 'cap' tàu Viking 2 của VC, đang thăm dò dầu khí ngoài khơi Vũng Tàu, cũng trong thềm lục địa VN. TC viện dẫn lý do rằng 2 tàu thăm dò dầu khí này của VC hoạt động trong phần lãnh hải thuộc chủ quyền của chúng. Những sự kiện trên giúp ta nhận diện được ý định của TC là gì trong cái gọi là thỏa thuận trên. Mặt khác, dù mang danh nghĩa là thỏa thuận giữa hai bên, nhưng thực chất, kể cả khi ta nhìn vào nội dung bản công bố của Hồng Lỗi thì thấy VC đã 'đồng ý' phải làm theo đòi hỏi của TC. Và qua thỏa thuận này, TC nhắm vào một giải pháp có tính cách lâu dài về Biển Đông bằng một hiệp ước với VC mà người ta dự đoán rằng nội dung hiệp ước không ngoài những gì mà lãnh đạo TC đã công bố.
- Kế đó là xem xét bối cảnh chung tại Biển Đông và từ đó phát sinh ra thỏa thuận này. Vậy TC muốn gì khi lập 'thỏa thuận' với VC và nhất là vai trò của VC trong kế hoạch Biển Đông của chúng?
Đầu tháng 4 năm 2010, Cui tang Kai, thứ trưởng ngoại giao TC với sự hiện diện của Ủy Viên Quốc Vụ Viện Đới bỉnh Quốc và Bộ trường ngoại giao Dương Khiết Trì, thông báo chính thức cho James Golberg, thứ trưởng ngoại giao Mỹ trong một buổi viếng thăm tại Bắc Kinh rằng từ nay TC coi Biển Đông là quyền lợi cốt lõi, tương đương với quyền lợi của TC ở Đài Loan và Tây Tạng. Như vậy là khu vực lưỡi bò mà cục Bản đồ TC vẽ và phổ biến hồi tháng 6 năm 2006 nay chính thức là tài sản của Để phản ứng đối với quyết định 'đuổi' Mỹ ra khỏi Biển Đông của TC, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates hơn 1 tháng sau đó tuyên bố trong buổi họp của Hội nghị Đối Thoại Shangri-la về quốc phòng ở Tân Gia Ba rằng Mỹ có quyền lợi bảo vệ quyền tự do lưu thông trên các vùng biển kể cả Biển Đông, gồm cả trên không phận và Mỹ cũng bảo vệ các công ty Mỹ khai thác dầu hỏa tại nơi này. Đến tháng 7, tại Hội nghị An Ninh Khu Vực của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Hà nội, Bộ trưởng Ngoai Giao Mỹ Hillary Clinton chia vấn đề Biển Đông thành 2 lãnh vực và tuyên bố rằng:
a). Về tranh chấp chủ quyền trên các hòn đảo thuộc Biển Đông, Mỹ không đứng về bên nào (trong số 6 quốc gia tương tranh); Mỹ chỉ đòi hỏi rằng các quốc gia thương thảo với nhau để giải quyết vấn đề chủ quyền, không được sử dụng võ lực. Điều này đã được các thành viên ASEAN và TC cam kết trong Bản Tuyên Bố về Qui Tắc Ứng Xử (DOC) tại Nam Vang năm 2002. Clinton nói thêm rằng các quốc gia thành viên ASEAN nên hợp tác với nhau thành một khối để thương thảo với TC;
b). Về vấn đề lưu thông trên Biển Đông, Mỹ đòi hỏi rằng phải có tự do cho tất cả các quốc gia, trong đó có tự do /an ninh hải hành. Clinton nhấn mạng rằng đó là quyền lợi quốc gia của Mỹ.
Trước tình thế có đe dọa của TC, ngay trong buổi họp trên ở Hà nội, 12 quốc gia trong đó có hầu hết các thành viên ASEAN sắp hàng với Mỹ để bảo vệ quyền lợi của mình.
Mấy ngày sau đó, Mỹ đưa hàng không mẫu hạm USS George Washington, lúc đó đang đồn trú tại Okinawa sang đậu trong thềm lục địa Việtnam, ngoài khơi Đà Nẵng, đối diện với Hải nam. Như vậy, George Washington là biểu hiệu của sức mạnh của Mỹ và là hành vi cắt lưỡi bò trên bản đồ mà TC đã vẽ ra và tuyên bố có chủ quyền.
Tiếp theo đó, TC la lối, phản đối Mỹ là kẻ ở ngoài can thiệp vào nội bộ các quốc gia có quyền lợi đang tranh chấp trên Biển Đông. TC đồng thời có các đe dọa đối với một số quốc gia này như có hành vi uy hiếp vùng biển của Phi Luật Tân. Đại sứ Bắc Kinh tại Manila họp báo xác nhận chủ quyền của TC trên phần lãnh hải của Phi. Tổng thống Phi Aquino kêu gọi sự hiện diện của Mỹ tại Biển Đông để duy trì hòa bình và ổn cố. TC cũng gây áp lực với Mã Lai Á...
Phong trào quốc tế hóa Biển Đông được các quốc gia trong vùng cổ võ với sự hiện diện của Mỹ để làm đối trọng với TC.
Để đối phó với các cản trở trên, TC cũng phô trương sức mạnh quân sự, nhưng không từ bỏ việc vận dụng, làm áp lực, như đe dọa, mua chuộc mỗi thành viên ASEAN đứng về phe mình. TC đặc biệt lưu tâm tới VC ngõ hầu lôi cuốn và sử dụng VC là một tay sai phá chiến lược quốc tế hóa Biển Đông, với hiện diện của Mỹ và chống lại các thế lực bên ngoài, nghĩa là Mỹ và đồng minh, vì làm cho tình hình trở nên bất ổn. Thỏa thuận do Hồ xuân Sơn với Trương chí Quân kể trên nhằm mục đích ấy, như vậy cho thấy TC đã kéo được VC về phe mình để giúp cho Bá quyền Bắc Kinh bành trướng thế lực.
Thỏa thuận này không những thỏa mãn được đòi hỏi của Mỹ là thương thuyết về chủ quyền (không sử dụng bạo lực) và lại còn phù hợp với tinh thần Bản Tuyên Bố (DOC) về cách ứng xử trên Biển Đông. Trên căn bản đó, Mỹ không còn lý do gì phản kháng hay chống đối.Đạt được kết quả ấy, TC hy vọng VC giúp bảo vệ được quyền lợi trong âm mưu bành trướng của mình.
2. Tìm hiểu các điều khoản đã được TC và VC thỏa thuận.
1.Trước hết, ta cần nhắc đến bối cảnh chung dẫn tới thỏa thuận này.
- Trên nguyên tắc, thoả thuận giữa hai quốc gia về một số vấn đề là để hai bên cùng giải quyết và thi hành, nhưng trong bối cảnh và tình hình thực tế trong mối bang giao giữa TC và VC và ngay trong nội dung bản thỏa thuận thì đây chính là một số đòi hỏi mà TC buộc VC phải thi hành, dù có nhấn mạnh đến 'tham khảo hữu nghị' (hỏi ý kiến thân thiện, tưởng như hai bên ngang bằng nhau và cùng thi hành) để tiến tới một giải pháp cho vấn đề Biển Đông.
- Trong những ngày qua, truyền thông TC công khai nhắc đi nhắc lại lời tuyên bố của lãnh đạo TC khẳng định TC có chủ quyền trên Biển Đông không thể chối cãi được. Báo chí còn nhắc tới công hàm của Phạm văn Đồng công nhận chủ quyền ấy của TC. TC có nhiều hành vi xác nhận chủ quyền trên Biển Đông: cấm ngư dân Việt đánh cá gồm cả bắn giết, bắt bớ, giam cầm vì vi phạm lãnh hải, tập trận, cho tầu ngư chính tuần tra... Mới đây, ngày 25 tháng 5, TC cho tàu hải giám vào cắt dây 'cap' của tàu Bình minh 2 của VC đang thăm dò dấu khí ngoài khơi Nha Trang trong thềm luc địa VN, và ngày 9 tháng 6, tàu ngư chính cắt dây 'cap' tàu Viking 2 của VC, đang thăm dò dầu khí ngoài khơi Vũng Tàu, cũng trong thềm lục địa VN. TC viện dẫn lý do rằng 2 tàu thăm dò dầu khí này của VC hoạt động trong phần lãnh hải thuộc chủ quyền của chúng. Những sự kiện trên giúp ta nhận diện được ý định của TC là gì trong cái gọi là thỏa thuận trên. Mặt khác, dù mang danh nghĩa là thỏa thuận giữa hai bên, nhưng thực chất, kể cả khi ta nhìn vào nội dung bản công bố của Hồng Lỗi thì thấy VC đã 'đồng ý' phải làm theo đòi hỏi của TC. Và qua thỏa thuận này, TC nhắm vào một giải pháp có tính cách lâu dài về Biển Đông bằng một hiệp ước với VC mà người ta dự đoán rằng nội dung hiệp ước không ngoài những gì mà lãnh đạo TC đã công bố.
- Kế đó là xem xét bối cảnh chung tại Biển Đông và từ đó phát sinh ra thỏa thuận này. Vậy TC muốn gì khi lập 'thỏa thuận' với VC và nhất là vai trò của VC trong kế hoạch Biển Đông của chúng?
Đầu tháng 4 năm 2010, Cui tang Kai, thứ trưởng ngoại giao TC với sự hiện diện của Ủy Viên Quốc Vụ Viện Đới bỉnh Quốc và Bộ trường ngoại giao Dương Khiết Trì, thông báo chính thức cho James Golberg, thứ trưởng ngoại giao Mỹ trong một buổi viếng thăm tại Bắc Kinh rằng từ nay TC coi Biển Đông là quyền lợi cốt lõi, tương đương với quyền lợi của TC ở Đài Loan và Tây Tạng. Như vậy là khu vực lưỡi bò mà cục Bản đồ TC vẽ và phổ biến hồi tháng 6 năm 2006 nay chính thức là tài sản của Để phản ứng đối với quyết định 'đuổi' Mỹ ra khỏi Biển Đông của TC, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates hơn 1 tháng sau đó tuyên bố trong buổi họp của Hội nghị Đối Thoại Shangri-la về quốc phòng ở Tân Gia Ba rằng Mỹ có quyền lợi bảo vệ quyền tự do lưu thông trên các vùng biển kể cả Biển Đông, gồm cả trên không phận và Mỹ cũng bảo vệ các công ty Mỹ khai thác dầu hỏa tại nơi này. Đến tháng 7, tại Hội nghị An Ninh Khu Vực của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Hà nội, Bộ trưởng Ngoai Giao Mỹ Hillary Clinton chia vấn đề Biển Đông thành 2 lãnh vực và tuyên bố rằng:
a). Về tranh chấp chủ quyền trên các hòn đảo thuộc Biển Đông, Mỹ không đứng về bên nào (trong số 6 quốc gia tương tranh); Mỹ chỉ đòi hỏi rằng các quốc gia thương thảo với nhau để giải quyết vấn đề chủ quyền, không được sử dụng võ lực. Điều này đã được các thành viên ASEAN và TC cam kết trong Bản Tuyên Bố về Qui Tắc Ứng Xử (DOC) tại Nam Vang năm 2002. Clinton nói thêm rằng các quốc gia thành viên ASEAN nên hợp tác với nhau thành một khối để thương thảo với TC;
b). Về vấn đề lưu thông trên Biển Đông, Mỹ đòi hỏi rằng phải có tự do cho tất cả các quốc gia, trong đó có tự do /an ninh hải hành. Clinton nhấn mạng rằng đó là quyền lợi quốc gia của Mỹ.
Trước tình thế có đe dọa của TC, ngay trong buổi họp trên ở Hà nội, 12 quốc gia trong đó có hầu hết các thành viên ASEAN sắp hàng với Mỹ để bảo vệ quyền lợi của mình.
Mấy ngày sau đó, Mỹ đưa hàng không mẫu hạm USS George Washington, lúc đó đang đồn trú tại Okinawa sang đậu trong thềm lục địa Việtnam, ngoài khơi Đà Nẵng, đối diện với Hải nam. Như vậy, George Washington là biểu hiệu của sức mạnh của Mỹ và là hành vi cắt lưỡi bò trên bản đồ mà TC đã vẽ ra và tuyên bố có chủ quyền.
Tiếp theo đó, TC la lối, phản đối Mỹ là kẻ ở ngoài can thiệp vào nội bộ các quốc gia có quyền lợi đang tranh chấp trên Biển Đông. TC đồng thời có các đe dọa đối với một số quốc gia này như có hành vi uy hiếp vùng biển của Phi Luật Tân. Đại sứ Bắc Kinh tại Manila họp báo xác nhận chủ quyền của TC trên phần lãnh hải của Phi. Tổng thống Phi Aquino kêu gọi sự hiện diện của Mỹ tại Biển Đông để duy trì hòa bình và ổn cố. TC cũng gây áp lực với Mã Lai Á...
Phong trào quốc tế hóa Biển Đông được các quốc gia trong vùng cổ võ với sự hiện diện của Mỹ để làm đối trọng với TC.
Để đối phó với các cản trở trên, TC cũng phô trương sức mạnh quân sự, nhưng không từ bỏ việc vận dụng, làm áp lực, như đe dọa, mua chuộc mỗi thành viên ASEAN đứng về phe mình. TC đặc biệt lưu tâm tới VC ngõ hầu lôi cuốn và sử dụng VC là một tay sai phá chiến lược quốc tế hóa Biển Đông, với hiện diện của Mỹ và chống lại các thế lực bên ngoài, nghĩa là Mỹ và đồng minh, vì làm cho tình hình trở nên bất ổn. Thỏa thuận do Hồ xuân Sơn với Trương chí Quân kể trên nhằm mục đích ấy, như vậy cho thấy TC đã kéo được VC về phe mình để giúp cho Bá quyền Bắc Kinh bành trướng thế lực.
Thỏa thuận này không những thỏa mãn được đòi hỏi của Mỹ là thương thuyết về chủ quyền (không sử dụng bạo lực) và lại còn phù hợp với tinh thần Bản Tuyên Bố (DOC) về cách ứng xử trên Biển Đông. Trên căn bản đó, Mỹ không còn lý do gì phản kháng hay chống đối.Đạt được kết quả ấy, TC hy vọng VC giúp bảo vệ được quyền lợi trong âm mưu bành trướng của mình.
2. Tìm hiểu các điều khoản đã được TC và VC thỏa thuận.
Nhìn vào nội dung thỏa thuận giữa Hồ xuân Sơn và
Trương trí Quân trong bối cảnh phức tạp hiện nay trong vùng Biển Đông, ta có thể
kết luận ngay rằng Bắc Kinh đề ra một sồ nhiệm vụ để VC thực hiện.
1. Trước hết là Thương thuyết (tham khảo 'hữu nghị') và tránh các động thái có thể làm cho vấn đề trầm trọng hay phức tạp thêm.
Để tỏ thiện chí hòa bình và nhân danh hòa bình, TC đưa
ra chiêu bài thương thuyết. Thương thuyết là điều kiện bắt buộc mà quốc tế đòi
hỏi, và để tránh chiến tranh. Do vậy, TC và VC đồng ý với nhau giải quyết vấn đề
Biển Đông bằng thương thuyết.
Nếu thương thuyết giữa VC và TC về một vấn
đề thuộc thẩm quyền chuyên độc của VC, và không có quốc gia đệ tam nào có quyền
lợi, thì xem ra không có gì phức tạp. Thí dụ như hiệp ước về Biên Giới năm 1999
trong đó nhiều vùng đất của Việt Nam đã nhượng cho TC, như các hiệp ước 2000 về
phân chia lại vịnh Bắc Việt trong đó VC nhượng cho TC 11,520 km2, và hiệp ước
nghề cá trong đó ngư dân Việt thuộc tỉnh Thanh Hóa bị đe dọa (và bị bắn giết) và
mất quyền hành nghề. Quốc tế biết có những xâm phạm trắng trợn của TC, nhưng vẫn
đứng ngoài.
Nhưng ở đây, trường hợp vấn đề Trường Sa nói riêng và Biển Đông nói chung thì khác. Bá quyền TC muốn chiếm đoạt Biển Đông làm sở hữu riêng. Và còn đe dọa các nước trong vùng nữa. Do đó, các quốc gia trong vùng có quyền lợi, ngoài kinh tế và an ninh nữa. Không chỉ có thế mà thôi, tham vọng bá quyền của TC có đụng chạm tới quyền lợi của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ.
Song phương và đa phương
Thỏa thuận này của TC đưa ra là thỏa thuận song phương giữa TC và VC. VC thỏa thuận với TC để chuẩn bị ký hiệp ước về chủ quyền trên Biển Đông trong bối cảnh đa số các quốc gia chủ trương và vận động thương thảo đa phương, một bên là các quốc gia ASEAN và bên kia là TC.
TC biết rằng chủ nghĩa bá quyền của chúng không được các quốc gia chấp nhận, và tiến tới chống đối. Vì vậy, chúng không chịu ngồi vào bàn hội nghị với một tập hợp các quốc gia, theo nghĩa người ta gọi là đa phương.
Nói về thương thảo đa phương, ngay từ những năm đầu thập niên 1990, Nam Dương dù không là một quốc gia có đòi hỏi chủ quyền trên bất cứ một hòn đảo nào trên Biển Đông đã hô hào các quốc gia ASEAN (lúc đó mới chỉ có 6 quốc gia thành viên) hợp thành một khối để thương thảo với mục đích là bảo vệ quyền lợi chống mưu toan của chủ nghĩa bá quyền TC. Tuy nhiên TC một mực khăng khăng đòi thương thảo song phương, nghĩa là chỉ bàn thảo với từng quốc gia một, dĩ nhiên với ý định mua chuộc, vận động từng quốc gia một, nghĩa là chỉ thương thảo song phương. Vấn đề này dằng co mãi tới năm 2002, TC mới bị dồn vào vị trí phải ký vào Bản Tuyên Cáo Chung (DOC) tại Nam Vang, chấp nhận thương thảo để giải quyết tranh chấp, không sử dụng bạo lực. Tuy nhiên, dù ký vào bản Tuyên Bố ấy, TC vẫn tuyên bố rằng TC chỉ thưong thảo tay đôi với từng quốc gia trong khối. Nếu chấp nhận thương thuyết đa phương, TC không thể nào khống chế được toàn thể ASEAN, dù nay chúng có sức mạnh về kinh tế, và quân sự.
Thương thuyết của VC trong bối cảnh này là hành vi xé lẻ, giúp TC phá thế đoàn kết của các quốc gia ASEAN, hay nói khác đi có hy vọng làm vô hiệu kế hoạch chống chúng làm chủ Biến Đông, và nhất là chống lại quốc tế hóa Biển Đông do Mỹ bảo trợ. Thay vì, VC phải hợp tác với các quốc gia trong vùng nhằm được bảo vệ quyền lợi, bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ cũng như an ninh của dân tộc trước các đe dọa hung hãn nhãn tiền của Bắc Kinh.
TC rất bối rối và bực tức, khi Hillary Clinton tuyên bố quốc tế hóa Biển Đông tại Hội Nghị ở Hà nội kể trên, và kêu gọi các quốc gia trong vùng hợp tác với nhau thành một khối để thương thảo với TC. Trong buổi họp đó, có 12 quốc gia công khai lập tức đứng về phe Mỹ trong đó lại có cả Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam ủng hộ đề nghị của Mỹ. Như vậy với chủ trương thương thảo đa phương về Biển Đông và quốc tế hóa Biển Đông, Mỹ phá vỡ âm mưu “chia và trị” của TC bằng cách thương thuyết song phương, cũng như bác khước đòi hỏi chủ quyền của TC trên Biển Đông đối với các quốc gia trong vùng.
2. Thứ nhì là thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp. Với thỏa thuận mà Hồng Lỗi tiết lộ ở trên, TC và VC không nói ai là thế lực bên ngoài. Tuy nhiên, người ta hiểu ngay là VC và TC ám chỉ Mỹ. Sau Hội nghị An Ninh Khu Vực tại Hà nội, TC nhiều lần lên tiếng phản đối Mỹ can dự vào vụ Biển Đông vì là một thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp. TC tố cáo Mỹ gây xáo trộn và làm cho tình hình căng thẳng, nghĩa là mất hòa bình và ổn cố trong khu vực. Sự can dự này làm cản trở âm mưu chế ngự của TC đối với một số quốc gia trong khu vực. Vì không đủ hay chưa đủ sức mạnh quân sự, TC tìm cách kiếm một đồng minh để hợp tác làm loại trừ thế lực bên ngoài này. Đồng minh ấy là VC. Về phương diện địa lý chính trị, VC là tay chơi quan trọng trong bàn cờ Biển Đông. Dù đây mới chỉ là thỏa thuận song phương giữa TC và VC để chuẩn bị tiến tới một hiệp ước mà Nguyễn tấn Dũng gọi là giải pháp lâu dài về Biển Đông khi cam kết với Quách bá Hùng vào ngày 13 tháng 4 vừa qua, dù nó báo hiệu rằng VC có sự sắp hàng với TC để bảo vệ chủ trương bành trướng của TC, đối kháng với Mỹ và các quốc gia khác trong khu vực.
Vậy, theo thỏa thuận ngày 25 tháng 6 trên, VC có trách nhiệm tiếp tay với TC, để ngăn chặn Mỹ can thiệp vào vấn đề nội bộ của quốc gia trong khu vực này. Và Hồ xuân Sơn là đại diện VC cam kết thi hành nhiệm vụ là bằng chứng sự vận dụng thành công của TC đối với một thành viên ASEAN trong toan tính triệt tiêu âm mưu can thiệp của Mỹ.
3. Thứ ba là hướng dẫn công luận và cảnh giác tránh đưa ra những lời bình luận hoặc hành động làm tổn hại tới tình hữu nghị và sự tin cậy giữa nhân dân hai nước.Thỏa thuận mà Hồng Lỗi nêu ra đề cập tới mối đe dọa, có bao hàm một trừng phạt, khi nói tới “tổn hại tới tình hữu nghị và sự tin cậy giữa nhân dân hai nước.” Cần phải nhấn mạnh ngay rằng “tổn hại tình hữu nghị và sự tin cậy” chính là tổn hại trực tiếp quyền lợi của Bắc Kinh, và còn ám chỉ mối đe dọa với các biện pháp chế tài. Trên căn bản này, đe dọa ấy chắc chắn không phải là VC đe dọa TC, vì VC không có phương tiện gì để đối đầu với đối phương, và người ta chỉ thấy VC “tuân theo chỉ thị” của Bắc Kinh cùng một nhịp điệu, cùng một lời đe dọa. TC đã nhiều lần đe dọa như vậy. VC đã thi hành một cách mẫn cán đòi hỏi của TC, để né tránh các đe dọa. Hơn nữa, thay vì có hành vi chống lại để bảo vệ quyền lợi của đất nước, cả quyền lợi cá nhân các lãnh đạo như danh dự của chính mình, lãnh đạo VC còn tụng xưng châm ngôn 16 chữ vàng và 4 tốt mà Giang trạch Dân đưa ra trước đây.
Rõ ràng là VC bị giao phó trách nhiệm:
a) hướng dẫn công luận làm sao để không gây ra tổn hại tình hữu nghị và sự tin cậy giữa nhân dân hai nước;
b) cảnh giác đưa ra bình luận hoặc có hành động gây thiệt hại như trên. Mục tiêu của thỏa thuận chính là bảo vệ quyền lợi của chủ nghĩa bá quyền TC trên Biển Đông.
Theo tinh thần trên, quyền trừng phạt thuộc về TC, nếu đối ước là VC không làm tròn nghĩa vụ qui định. Người dân VN thắc mắc rằng nếu có tổn hại thì hậu quả là gì mà lãnh đạo VC phải bịt mắt tuân theo? Nó có liên hệ gì đến tính mạng hay ít nhất là quyền lợi về vật chất, về địa vị cá nhân mỗi người lãnh đạo VC và cả tập thể 14 người trong Chính Trị Bộ VC?
Nhiệm vụ của lãnh đạo VC trong kế hoạch mà Hồng Lỗi nêu ra là Hướng Dẫn Công Luận và Cảnh Giác về các bình luận hay các hành động không thích hợp.
TC rất quan ngại về phản ứng quốc tế, đặc biệt
của nhân dân Việt nam về âm mưu bành trướng của Bá quyền Bắc Kinh. Đối với nhân
dân Việt nam, dòng dõi nhà Hán, nay là TC hiểu rằng dân tộc Việt là một dân tộc
bất khuất, quật cường, đã đánh bại ít nhất 4 cuộc xâm lăng của chúng trước đây.
Nay chuẩn bị một giải pháp lâu bền cho Biển Đông, có nghĩa là chuẩn bị thực hiện
những điều mà hai Đảng giữ kín bấy lâu nay. Phía TC thường nhắc đến“ nhận thức
chung” nghĩa là những vấn đề hai Đảng đồng ý, nhưng phải tìm thời cơ thuận lợi
thi hành. Những gì đã xảy ra đối với các hiệp ước 1999 vể Biên giới và các hiệp
ước 2000 về phân chia Vịnh Bắc Việt và Nghề Cá là thí dụ.
Thỏa thuận ngày 25 tháng 6 2011 đã đưa ra chỉ hướng gồm một số vấn đề để VC thực thi
Hướng dẫn Công Luận
Đối với dân chúng Việt nam, vấn đề lãnh thổ lãnh hải gắn chặt với lòng yêu nước của dân chúng. Sang nhượng đất, biển cho ngoại bang là vấn đề lớn. Nó liên qua đến lòng yêu nước thiêng liêng của cả dân tộc. Cuộc chiến đấu chống lại việc này sẽ khốc liệt. Các cuộc biểu tình về Hoàng Sa Trường Sa vào tháng 12 năm 2007, Olympic Bắc Kinh tháng 4, 2008, và mới đây nhân vụ Bình Minh 2 và Viking 2 đã là mối ưu tư cho TC, vì biểu tình đó là trở ngại chính của chiến dịch xâm chiếm Biển Đông của chúng. Các phát biểu về vấn đề này của các trí thức, các nhà lãnh đạo, các nhà báo cũng là các vấn đề mà TC đòi VC phải đối phó. Đó là chưa nói tới kinh nghiệm lịch sử qua 1000 năm đô hộ mà lãnh đạo TC đã biết.
Để cho vấn đề không trở thành nghiêm trọng, Lãnh đạo VC phải có một chính sách hướng dẫn công luận qua các phương tiện truyền thông, như báo chí, truyền thanh, truyền hình, internet ....
Hướng dẫn gồm 2 mặt: một mặt định hướng và mặt khác kiểm soát
- Định hướng là ấn định một đường hướng
phải theo: Nội dung các tin tức, tài liệu được qui định như thế nào để không làm
tổn hại uy tín lãnh đạo đảng CSTH hoặc phơi bay sự thật bất lợi cho chính sách
của TC. Như thế có nghĩa là làm tổn hại tới tình hữu nghị hay làm mất lòng tin
của lãnh đạo TC đối với VC. Trong những năm qua, VC đã mẫn cán làm công tác này
rồi: ngư thuyền của cư dân đảo Lý Sơn Quảng Ngãi bị tàu hải quân TC đâm và đánh
chìm, làm cho ngư dân bị hất xuống biển. Sau đó, tàu hải quân bỏ đi. Đây là một
hành vi xấu xa, tiêu cực của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Báo chí của CHXHCNVN
không được gọi đích danh tàu hải quân TC, mà chỉ gọi là 'tảu lạ.' Tóm lại, không
được nói một điều gì tiêu cực về TC. Ngoài ra, những gì có mục đích phô trương,
để ca ngợi TC cần được khuyến khích, dù điều đó có nguy hại đến quyền lợi dân
tộc Việt. Tờ báo điện tử, cơ quan ngôn luận của Đảng CSVN dịch và đăng nguyên
văn một bài phóng sự in trên báo Hoàn Cầu của Đảng CSTH quảng cáo một cuộc tập
trận của hải quân TC trên bãi đá ngầm thuộc khu Chữ Thập của VN. Cuộc tập trận
ấy được quảng bá là để bảo vệ Biên Cương (lãnh thổ của TC) của quân đội TC, dù
các đảo ấy vẫn còn là của VN.
- Kiểm soát nguồn gốc của
dư luận. Đây là vấn đề kiểm duyệt truyền thông gọi chung là báo chí. Báo chí
không được đăng tải những gì kể cả sự thật liên quan đến Biển Đông. Các sự thật
ấy có thể gây hoang mang trong dư luận, gây ra các chống đối, như biểu tình hay
bạo động và có ảnh hưởng đến dư luận không tốt đối với TC. Điều này sẽ là nguyên
nhân gây ra một cuộc chiến tranh bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ chống Trung
Cộng.
Đối với quốc tế, cần cung cấp tin tức tài liệu như thế nào để đánh
lạc hướng. Nhờ đó, các quốc gia liên hệ nhất là Hoa Kỳ hiểu rằng quyền lợi của
họ được bảo đảm, không bị xâm phạm. Họ sẽ thụ động cho đến khi “sự việc đã
rồi”.....
1. Tránh đưa ra những lời bình luận hoặc hành
động
TC nhắm vào ai khi đưa ra cảnh cáo này? Truyền thông TC trong
những năm gần đây công khai đe dọa lãnh đạo Đảng CSVN vì tội vong ân bạc nghĩa,
vì tội chiếm nhiều đảo trong quần đảo Trường sa. Báo Hoàn Cầu không ngần ngại
đưa ra các hình phạt là “giết” vì các tội trên. Mặt khác, trong hệ thống cai trị
theo chế độ toàn trị, chỉ có lãnh đạo mới có quyền phát biểu hay đưa ra lời bình
luận mà thôi. Rõ ràng câu trả lời là lãnh đạo VC là mục tiêu. TC cảnh cáo họ vì
sự phản phúc của VC. Ta còn nhớ là khi Hillary Clinton tuyên bố Mỹ chủ trương tự
do lưu thông trên Biển Đông vào tháng 7, 2010 tại Hội nghị ASEAN ở Hànội, Phó
thủ tướng Phạm gia Khiêm gia nhập ngay nhóm 12 Quốc Gia ủng hộ quan điểm của Mỹ
chống lại TC, và trước đó trong Hội Nghị Shangri-la hồi tháng 5 về quốc phòng,
lãnh đạo VC cũng sắp hàng với Mỹ, khiến Bộ trưởng quốc phòng TC Lương quang Liệt
công khai sỉ nhục lãnh đạo VC trước mặt các thành viên tham dự hội
nghị.
Có 2 lãnh vực mà TC đề cập trong thỏa thuận này: 1) tuyên bố, và 2) hành động.
1. Tuyên bố: Lãnh đạo VC không được phát biểu điều gì làm tổn
thương đến quyền lợi của TC như ủng hộ ASEAN đòi thương thảo đa phương theo quan
điểm của Mỹ, như ủng hộ vấn đề quốc tế hóa Biển Đông.
2. Hành động: Tập trận chung với Mỹ hay với quốc gia khác, mua võ khí như máy bay, tàu thủy, cho Hoa Kỳ hay một quốc gia nào đó thuê mướn hải cảng Cam Ranh, v.v... để chống lại TC. Hành động còn gồm cả công dân biểu tình chống TC xâm lăng. Về vụ sinh viên Hà nội biểu tình chống TC nhân vụ Tam Sa, Tần Cương, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao TC trong một buổi họp báo quốc tế ở Bắc kinh vào ngày 18 tháng 1,2007 nhắn nhủ lãnh đạo VC “ Chúng tôi hy vọng chính phủ VN sẽ có thái độ trách nhiệm, đồng thời có các biện pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn những sự việc làm tổn hại đến quan hệ song phương như vậy.” Sau đó, CHXHCNVN huy động toàn lực sức mạnh gồm cơ quan chính quyền, cảnh sát, công an, đảng, đoàn, quân đội, tòa án, nhà tù để trấn áp người biểu tình. Nhiều người bị bắt bớ, giam cầm, tù đầy. Nhà báo Điếu Cầy đến nay vẫn còn bị giam. Công việc trấn áp ấy cho đến nay vẫn tiếp tục.
Một câu hỏi: Hồ xuân Sơn có phải là người có thẩm quyền thỏa hiệp một quyết định quan trọng này? Y chỉ là thứ trưởng ngoai giao. Vậy việc gặp mặt của y với Đới bỉnh Quốc, ủy viên Quốc Vụ Viện TC, một viên chức cao hơn Bộ Trưởng Ngoai Giao, Dương Khiết Trì, không phải là để bàn thảo hay thỏa hiệp, mà là để nhận chỉ thị thi hành. Như vậy câu hỏi là thỏa hiệp từ đâu mà có?
Ta được biết rằng từ 12 đến 18 tháng 4 vừa qua, TC đã cử tướng Quách Bá Hùng, Phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương TC sang Hà nội để gặp các viên chức hàng đầu của VC. Hùng là người đứng đầu trong thang quyền lực quân đội sau Hồ cẩm Đào, Tổng Bí Thư Đảng, kiêm chủ tịch Quân Ủy Trung Ương. Thoạt đầu, Hùng gặp Nguyễn phú Trọng, Tổng Bí Thư VC. Nội dung buổi họp không được công bố. Kế đó, Hùng họp với Nguyễn tấn Dũng. Bản tin cho biết là mục đích buổi họp là nhằm 'thăng tiến mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện với Việt nam'. Hai bên đã đồng ý hợp tác với nhau một cách chặt chẽ hơn để “tìm ra những giải pháp cơ bản nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến Biển Đông”. Đây là điểm phát xuất của vấn đề. Hùng còn gặp Phùng quang Thanh ngày 13 tháng 4 để sắp xếp "một hợp tác chiến lược giữa hai quân đội" đi vào thực tế và đẩy mạnh hơn nữa 'sự hợp tác trong nhiều lãnh vực khác'. Theo Đài Bắc Kinh, Hùng đưa đề nghị 3 điểm:
1) Tăng cường tiếp xúc chiến lược, nắm vững định hướng đứng đắn phát triển quan hệ Trung Việt;
2) Coi trọng tuyên truyền hướng dẫn, tích cực tạo bầu không khí hữu nghị, đoàn kết, hợp tác Trung Việt;
3) Làm phong phú nội dung giao lưu, nỗ lực nâng cao trình độ hợp tác thiết thực giữa quân đội hai nước.
Thỏa thuận ngày 25 tháng 6 tại Bắc Kinh phản ảnh những gì mà Quách Bá Hùng và Nguyễn tấn Dũng đã họp bàn ngày 13 tháng 4.
Ngoài ra, cũng trong thời gian này 6 ngày này,
còn có 2 buổi họp quan trọng khác của các lãnh đạo VC và TC mà mục đích là để
chuẩn bị thi hành các thỏa thuận mà Hồng Lỗi đưa ra.
1. Lê hồng Anh đi thăm Bắc Kinh. Tại Bắc kinh, Lê hồng Anh gặp Bộ trưởng Công An TC là Mạch kiến Trụ. Mạch kiến Trụ tuyên bố về buổi họp này: việc hợp tác thi hành công lực là một phần quan trọng trong công cuộc hợp tác hữu nghị Việt Trung, hy vọng hai nước sẽ hợp tác mạnh mẽ hơn nữa trong các lãnh vực như chống....., khủng bố, tăng cường công cuộc hợp tác truyền thống và thúc đẩy một chiến lược đối tác tổng thể giữa hai nước. Lê hồng Anh cam kết: Việt nam sẽ tham gia cùng Trung quốc trong nỗ lực tăng cường cơ chế hợp tác để chống tội phạm và duy trì trật tự xã hội.
2. Vương
thế Tuấn, chánh án Tòa Án Nhân Dân Tối Cao TC sang Việt nam găp Nguyễn minh
Triết vào ngày 17 tháng 4 để đẩy mạnh hợp tác ngành tư pháp VC và TC. Sau buổi
họp, Nguyễn minh Triết đánh giá cao sự hợp tác của ngành tư pháp giữa hai nước,
đề nghị tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong lãnh vực xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Vương thắng Tuấn phát biểu rằng VC và TC là
hai nước theo chủ nghĩa xã hội, nên có nhiều điểm tương đồng, và cũng có những
thách thức tương tự. Hệ thống luật pháp hai nước đều đóng góp một vai trò quan
trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ luật pháp mỗi
nước.
Như vậy chỉ trong vòng 6 ngày, có 5 buổi họp giữa các lãnh đạo cao cấp nhất giữa hai Đảng để chuẩn bị công tác toàn diện thực hiện thống nhất về đường lối cho Biển Đông, về mọi mặt như quân sự , an ninh, luật pháp. Cả toàn bộ guồng máy Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN được huy động và sử dụng để thực hiện mưu đồ bành trướng của TC đối nội cũng như đối ngoại.
Ngay sau 5 buổi họp này, Trương chí Quân sang Hà nội gặp Hồ xuân Sơn. Không có chi tiết về buối họp này. Nhưng ai cũng hiểu rằng Quân là thứ trưởng ngoại giao TC, gặp Hồ xuân Sơn thứ trưởng ngoai giao VC là để chuẩn bị thi hành những cam kết của VC về Biển Đông. Và bản thỏa thuận ngày 25 tháng 6 của Hồ xuân Sơn, đại diện các lãnh tụ cao cấp nhất của VC, với sự hiện diện của Đới bỉnh Quốc, một viên chức quan trọng hàng đầu của Đảng CSTH, trên cả Bộ trưởng ngoại giao Dương khiết Trì nói lên tầm quan trọng của công tác mà VC phải thi hành.
Hồ xuân Sơn chỉ đóng vai đại diện để lo việc thi hành quyết định của TC đã có từ hồi tháng 4. Và Thỏa thuận ấy được phổ biến trong trường hợp này ở cấp thứ trưởng làm giảm bớt lưu tâm của công luận, y như Lê công Phụng trong nhiệm vụ dâng đất và Vịnh Bắc Việt trước đây.
Với kế hoạch này, VC có nhiệm vụ vận động toàn lực của CHXHCNVN theo lệnh của TC để thực thi công tác bảo vệ quyền lợi của bá quyền TC trên Biến Đông như đã nêu trên,
ỦY BAN BẢO VỆ SỰ VẸN TOÀN LÃNH THỔ
LONG TRỌNG TUYÊN CÁO:
1. Đả CSVN đang chuẩn bị một kế hoạch qui mô chống lại quốc dân Việt nam trong âm mưu giao Biển Đông cho Trung Cộng. Việc làm này còn đưa dân tộc Việt vào vòng nô lệ giặc Tàu; hơn nữa đặt dân tộc Việt vào vị trí bị sử dụng như một con cờ đối đầu với cả thế giới tự do, trong đó có Hoa Kỳ với siêu sức mạnh của họ. Đây là tội phản quốc, một trọng tội đối với dân tộc, không thể tha thứ được. Trong những năm qua, ít nhất là từ tháng 12 năm 2007, khi Trung Cộng chính thức lập cơ quan hành chánh Tam Sa để công khai sàt nhập hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt nam vào lãnh thổ Trung Hoa, Đảng này không có một hành vi nào để bảo vệ chủ quyền, ngoài vài lời tuyên bố suông rằng về phương diện lịch sử, pháp lý Hoàng Sa và Trường Sa của Việt nam. Đảng này còn đi sâu vào con đường phản lại dân tộc bằng cách trấn áp lòng yêu nước của thanh niên Việt, đứng lên biểu tình hay lên tiếng chống lại chủ nghĩa bá quyền Trung Hoa. Nhiều người bị bắt, đánh đập giữa ban ngày trên đường phố, bị cảnh sát giam cầm, bị tòa án bỏ tù vì chống lại giặc ngoai xâm. Các hành vi này của CHXHCNVN đã làm cho tập đoàn lãnh đạo Đảng CSVN hiện nguyên hình là bọn Thái Thú người bản xứ đang đàn áp dã man dân của mình thay cho quan thầy TC với mục đích tiêu diệt lòng ái quốc của thanh niên Việt, để dâng hiến tòan bộ dân tộc và đất nước cho TC.
Tập đoàn này nay đã nằm trong thế kềm kẹp của Bắc
kinh, hiện nay đang chuẩn bị bước đi mới để giúp cho Bắc Kinh tiến xa hơn ở Biển
Đông. Việc Nguyễn tấn Dũng tuyên bố ở Nha Trang vào tối ngày 8 tháng 6 vể vụ tàu
ngư chính cắt dây cáp của Viking 2 rằng “VN có ý chí và sử dụng tổng lực quốc
dân vào việc bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ” hay VC mua tàu ngầm kilo, máy bay
Sukhoi tối tân của Nga, xe tăng của Pháp, tập trận bắn đạn thật ngoài khơi Quảng
Nam trong tuần lể cuối tháng 6, tập trận với Mỹ và một số quốc gia khác mang ý
nghĩa gì, khi phải thực thi Thỏa Thuận ngày 25 tháng 6?
Dân tộc VN không bao giờ tha thứ cho bọn Thái Thú này.
Dân tộc VN không bao giờ tha thứ cho bọn Thái Thú này.
2. Tổ quốc Việt nam thực sự lâm nguy. Việt nam sẽ rơi vào vòng thống trị của Bắc phương không còn bao xa. Kết quả bi thảm này là do công lao của Đảng CSVN tận tụy đóng góp cho giặc ngoai xâm. Trong các tuyên cáo của Ủy Ban vào ngày 10 tháng 8 năm 2010, và ngày 29 tháng 8 về tình hình mới tai Biển Đông, Ủy Ban đã phơi bày thực trạng về đóng góp của bọn phản quốc cho giặc ngoại xâm; và với Lời Kêu Gọi của Ủy Ban nhân ngày Đại Hội Hoàng Sa vào ngày 19 tháng 9, 2010, Ủy Ban kêu gọi mọi công dân yêu nước, trong cũng như ngoài nước, thuộc mọi tầng lớp xã hội, hãy nhất tâm đứng lên dành lại quyền làm chủ, thành lập một chính quyền của nhân dân đích thực, có tư cách đại diện chính thống cho toàn thể nhân dân qua một cuộc bầu cử tự do. Chỉ một chính quyền thực sự do dân chúng tự do tuyển cử mới có thể thống nhất được toàn lực quốc gia hầu đánh bại bất kỳ sự xâm lăng đến từ bất cứ nơi đâu.
3. Ủy Ban nhiệt liệt ca ngợi các thanh niên yêu nước, nam cũng như nữ, can đảm đứng lên công khai chống lại giặc ngoại xâm trong các cuộc biểu tình các ngày 5, 12, 19, 26 tháng 6 và 3 tháng 7 vừa qua tại Hà nội và Sài gòn, dù bị chính quyền CHXHCNVN ngăn chặn, trấn áp. UB rất lấy làm kính trọng các trí thức, các vị cao niên trong nước đã gia nhập công cuộc bảo vệ dân tộc, chống lại nạn ngoai xâm; khâm phục lòng dũng cảm của một em bé khoảng 5 tuổi tay cầm một biểu ngữ trước ngực đứng đầu đoàn biểu tình; của một thanh niên khuyết tật một mình lẽo đẽo, đi trong nhóm biếu tình; rất khích lệ khi thấy một thanh niên đứng trước một hàng rào cản, can đảm đối thoại với các cảnh sát VC mặc sắc phục, đứng hàng ngang, ngăn chặn người biểu tình, với các câu chất vấn làm cho các cảnh sát (có lẽ xấu hổ) phải quay mặt đi nơi khác; và cũng vô cùng khích lệ khi nghe được tin hôm chủ nhật 3 tháng 7 vừa qua, Cảnh sát bắt một vài thanh niên vào lúc cuộc biều tình tại Hà nội sắp giải tán và mọi người biết tin đã trở lại, đến bao vây trạm cảnh sát, khiến cảnh sát phải trả tự do cho các thanh niên ấy.
Các hào khí được thấy trong các cuộc biểu tình là động lực sẽ đánh bại mọi âm mưu xâm lăng của giặc ngoại xâm.ooo
Ủy Ban ghi nhận rằng đám lãnh đạo VC như Nguyễn phú Trọng, Nguyễn tấn Dũng, Trương tấn Sang, Nguyễn minh Triết, Phùng quang Thanh, Lê hồng Anh, v.v... không cảm thấy xấu hổ, nhục nhã, khi phải cúi đầu thần phục ngoại bang. Chúng tỏ ra nhẫn nhục, cam phận trước những đối xử tệ bạc của ngoại bang, ngay cả trước diễn đàn quốc tế như trường hợp Ủy Viên Chính Trị Bộ, Phó thủ Tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại Giao VC Phạm gia Khiêm bị Bộ trưởng ngoại giao TC Dương Khiết Trì sỉ nhục với sự hiện diện của 27 thành viên Hội Nghị vì tội về hùa với 12 thành viên Hội Nghị có liên hệ trực tiếp với Biển Đông về vấn đề quốc tế hóa Biển Đông dưới sự bảo trợ của Hillary Clinton. Kỳ bầu cử Đại Hội Đảng lần thứ 11 vừa qua, không thấy có tên của Khiêm trong danh sách trong Chính Trị Bộ nữa.
Làm tại California ngày 4 tháng 7 năm 2011
Đại Diện: GS Nguyễn văn Canh