Ế độ xích lô
Chở trăng về Vĩ dạ
Thôn nữ còn trong mơ
Tiền công vài lá trúc
Bến nước vểnh chân chờ
Chở gió qua Bến ngự
Tiếng chuông chiều vu vơ
Tiền công vài câu kệ
Gối đầu lên thực hư
Chở thương vào trong Nội
Xám đỉnh đồng hoang vu
Thành quách giờ rêu phủ
Tiền công đâu mà chờ
Chở nhớ lên Ngự bình
Thông dưới trời ngu ngơ
Tiền công cành lá rủ
Xanh xao mây vật vờ
Chở ai về sông Hương
Áo dài vương vạt nắng
Tiền công vài ngọn sóng
Ta ế độ Vô Thường...
Thôn nữ còn trong mơ
Tiền công vài lá trúc
Bến nước vểnh chân chờ
Chở gió qua Bến ngự
Tiếng chuông chiều vu vơ
Tiền công vài câu kệ
Gối đầu lên thực hư
Chở thương vào trong Nội
Xám đỉnh đồng hoang vu
Thành quách giờ rêu phủ
Tiền công đâu mà chờ
Chở nhớ lên Ngự bình
Thông dưới trời ngu ngơ
Tiền công cành lá rủ
Xanh xao mây vật vờ
Chở ai về sông Hương
Áo dài vương vạt nắng
Tiền công vài ngọn sóng
Ta ế độ Vô Thường...
Lê Thuận Nghĩa
1985
Lời tự sự của nhà thơ khi viết bài này trên blog của chính anh...
Bài thơ này tôi làm năm 1985. Sau này có gửi đăng trên một tờ nguyệt san Phật giáo ở hải ngoại. Nhiều người quen biết tôi, kể cả bạn bè thân thích và những người ruột thịt vẫn không tin là tôi có một thời gian hành nghề đạp xích lô ở Huế. Tôi về Huế năm 1982 và làm giáo viên kỹ thuật tại Trung Tâm Hướng Nghiệp Huế. Lương giáo viên dạo ấy rất thấp, mặc dầu Trung Tâm của tôi rất cơỉ mở trong kế hoạch 3, tôi lại có tay nghề nhiều bộ môn khác nhau, như gò hàn, tiện nguội, rèn, đúc v..v..nên có rất nhiều cơ hội kiếm thêm thu nhập. Nhưng những thu nhập đó vẫn không đủ cho sự chi tiêu của tôi. Tôi độc thân, ở nhà tập thể, lại không nghiện ngập, không hút thuốc, không bia rượu, không đàn đúm ăn chơi hội hè. Áo quần, dày dép thì có chị Cả lo cho hết. Nhưng tôi nghiền sách, và nghiền học. Tiền lương và tiền làm thêm kế hoạch 3 ở Trung Tâm, không đủ để mua sách, muốn có thêm tiền để đóng học phí cho các khóa học thêm ngoại ngữ ban đêm, các khóa học gia chánh, học vẽ, học điêu khắc v..v..thì tôi phải đạp xích lô để kiếm thêm.
Tôi tìm gặp chú Tư, là người đạp xích lô cứu tôi từ cái dạo mà tôi bị mấy thằng cướp giật trên tàu đâm vào mạng sườn sau đó đưa tôi lên Chùa mà ở đó tôi có cái duyên gặp Thầy, hỏi mượn xích lô của Chú để chở khách. Chú lên Chùa hỏi ý kiến Thầy. Thầy cười nói "... không răng mô, cứ để cho hắn trả hết cái nợ giang hồ rồi mới nên người được ".
Vì là Thầy Giáo nên việc đạp xích lô của tôi rất bí mật, sợ lộ ra thì mất mặt. Dù rằng trong Trung Tâm cũng có vài ba Thầy, gia cảnh khó khăn, sau giờ dạy cũng đạp xe thồ kiếm thêm thu nhập, nhưng cũng hết sức giữ kín. Ngay cả những đồng nghiệp thân cận, và anh chị ruột của tôi cũng không biết.
Năm 2001 khi tôi trở lại Huế sau mười mấy năm xa cách. Chị Cả tôi muốn thuê bao tắc xi để chở cả nhà đi thăm Huế. Tôi từ chối. Sau đó tôi thuê một chiếc xích lô, rồi tự mình chở cả nhà đi du ngoạn Huế. Khi thấy tôi nhảy lên xích lô, chở 5 người lớn nhỏ làm một tua ngoạn mục xung quanh Đại Nội, Chị Cả trố mắt lên nhìn hỏi : " Mi biết đạp xích lô từ khi mô ?". Tôi cười hề hề nói " gần chục năm ở Huế, đêm nào mà em chẳng đạp xích lô, không rứa thì mần răng mà có cái tủ sách hơn chục ngàn cuốn được".
Tôi chở người nhà bằng xích lô và đi thăm viếng lại tất cả những nơi ngày xưa đã từng gắn bó. Thấy tôi cứ chạy qua chạy lại hoài trước cổng trường Đại Học Tổng Hợp, người nhà hỏi tôi sao thích đoạn đường này thế ? Tôi nói vì đoạn đường này rất hiền. Ai cũng nói đoạn đường nào của Huế mà chẳng giống nhau, nói đẹp thì có lý, chứ sao lại nói là hiền? Tôi không trả lời mà chỉ buồn buồn và nhắc đi nhắc lại : " hiền, hiền lắm, rất hiền" . Rồi từ cổng Đại Học Tổng Hợp, tôi gò người đạp phóng về hướng nhà thờ Dòng Cứu Thế, vừa đạp vừa gọi " Hiền, Hiền ..Hiền..." Mấy người nhà nhìn tôi lắc đầu : " ngó y chang như dân xích lô thứ thiệt đó chớ "...
Nhà Hiền ở trong con hẻm nằm kế bên cung An-Định, cuối đường Nguyễn Huệ. Hiền con nhà nghèo, ít học, làm nghề buôn bán tem gạo ở của hàng lương thực đối diện với Dòng Cứu Thế. Hồi đó vẫn còn chế độ bao cấp, tiêu chuẩn cán bộ công nhân viên vẫn còn ăn theo tem phiếu. Cứ đầu tháng là người ta xếp hàng chờ mua gạo đông nghẹt cả khúc đường này. Những người buôn bán gạo thường tụ tập lại ở đây, mua lại tem phiếu, và đem vào cửa hàng đổi gạo kiếm lời. Người nào không có vốn thì xếp hàng thuê cho người không có thời gian, luồn lách bắt mối với nhân viên cửa hàng mua gạo tốt kiếm hoa hồng từ khách. Một hôm tôi đem tem phiếu ra mua gạo, mọi người đổ xô lại bắt mối, tôi đang rảnh nên từ chối hết. Vào xếp hàng, thấy hàng quá dài nên chán nản ra ngồi đợi vơ vẩn trước sân nhà thờ. Hiền bẽn lẽn đến bên tôi hỏi có cần xếp hàng giùm không. Thấy Hiền dài dại, đi buôn bán mà vẫn còn khép nép, e lệ thiệt tội. Tôi đưa tem phiếu cho Hiền rồi hỏi " răng không buôn bán như người ta mà đi xếp hàng chi cho mệt ?". Hiền nói không có vốn. Tôi để lại tem phiếu cho Hiền và nói : " Tui chưa cần gạo mô, o cứ mua gạo, rồi bán lấy vốn xoay xở trong ngày cho đỡ khổ, ít bữa nữa tui quay lại lấy ". Vài hôm sau tôi hỏi mấy Thầy Cô đồng nghiệp, cầm tem phiếu của họ ra đưa cho Hiền xoay xở. Tôi lại giới thiệu một chị nhân viên cửa hàng là bạn của chị Cả cho Hiền quen biết để dễ dàng hợp tác mua bán. Được gần dăm bảy ngày gì đó, Hiền gánh gạo đến cơ quan trả lại cho tôi,. Hiền nói buôn bán mấy bữa nay có lời đã đủ vốn xoay xở, nên đem gạo cho tôi, kẻo sợ tôi đói. Hiền đưa cho tôi thêm mấy trái vú sữa làm quà. Và cứ vậy tháng nào tôi cũng đem cho Hiền tem phiếu của mình và của đồng nghiệp, để Hiền lo. Hiền làm ăn chất phác, có gì nói nấy, lại lấy lời ít, nên bạn bè tôi tin tưởng cứ giới thiệu người này người nọ cho Hiền, đâm ra Hiền trở thành bạn hàng có uy tín trước cửa hàng lương thực.
Trải qua một thời gian, tem phiếu đến kỳ mạt vận. Hiền tằn tiện được ít vốn, bàn với gia đình mở quán cơm tháng cho Sinh viên. Từ ngày đó tôi trở thành khách thường xuyên ăn cơm tháng ở quán ăn nhà Hiền.
Cơm tháng cho sinh viên cách tổ chức nấu ăn và phương pháp kinh doanh khác với quán ăn bình thường. Thông thường cũng chỉ lấy công làm lời, chứ khó có thể bột phát giàu có như các quán ăn nhậu. Lượng khách cố định, khẩu phần cố định tùy theo mức đóng tiền hàng tháng. Bữa nào muốn ăn thêm canh, thêm thức ăn thì gọi riêng và trả tiền riêng. Nói là cơm tháng sinh viên, chứ thực ra cũng có rất nhiều cán bộ, nhân viên độc thân như tôi tham gia.
Sinh viên thì trưa, tối hai bữa, ăn rất đúng giờ. Còn tôi thì nhiều khi bận việc đột xuất, hay vì có người đãi mời, nên thường bỏ bữa, hay là đến muộn khá thất thường. Trong những lúc đó Hiền vẫn đợi cơm tôi, thỉnh thoảng gặp bữa còn ngồi ăn chung với gia đình.
Tính tôi lêu bêu, hay bông lơn đùa cợt. Còn Hiền thì thật thà như đếm. Nhiều khi nổi hứng tôi gọi Hiền là "mình ơi". Hiền đỏ mặt quay lưng dấu nỗi thẹn thùng, trông thiệt tội. Tôi coi Hiền như em út, thỉnh thoảng tôi có mua vé xem phim, xem ca nhạc mời chị em Hiền đi xem. Thương mến tụi nó như người nhà
Dạo đó tôi đang yêu HV. Cô giáo có cái ngày sinh kỳ lạ (30 tháng 2). Tình yêu của chúng tôi gặp nhiều trắc trở, nhiều chuyện buồn hơn là vui. Những khi gặp rắc rối buồn phiền tôi thường kể cho Hiền nghe. Hiền thông cảm và hay lựa lời động viên tôi. Cái hôm tôi bị mẹ HV thuê người thanh toán. Hiền giận lắm, giận đến tím tái mặt mày. Hôm đó là lần đầu tiên tôi thấy mắt Hiền long lên rất dữ dằn.
Ngày chia tay với HV, dù là do tôi quyết định, nhưng tôi rất buồn, rất đau khổ, vì tôi vẫn còn rất yêu. Không chỉ là hồi đó, mà ngay đến bây giờ đã hơn 25 rồi, khi nghĩ đến HV tôi vẫn còn chạnh lòng buồn rười rượi. Sau cuộc chia tay, đoạn tuyệt với mối tình đầy sóng gió đó, tôi suy sụp hẳn đi. Tôi chán nản, rũ rượi, nhiều khi bỏ ăn đến mấy ngày. Hiền đem cơm đến cho tôi, động viên an ủi, chăm sóc tôi rất chu đáo. Nhiều khi nằm rệp, thấy Hiền vừa cặm cụi dọn dẹp phòng cho tôi, vừa chan chưá nước mắt, thấy càng nẫu ruột hơn.
Khi gia đình Hiền có quyết định chuyển vào Nam sinh sống, Hiền nói với tôi, nếu tôi muốn Hiền đừng đi, Hiền sẽ ở lại Huế. Tôi biết ý của Hiền. Nhưng lúc đó dù HV đã lấy chồng, đã sinh con, tôi vẫn không thể nào quên được mối tình khổ đau ấy. Cho đến bây giờ cũng vậy, vết thương đó vẫn không thể nào lành da được. Tôi đã yêu và được yêu, đã hạnh phúc và đau khổ. Tình yêu chỉ có một, những rung cảm khác, những mối kết hợp khác, dù có sâu đậm bao nhiêu đi nữa, có ràng buộc bao nhiêu đi nữa, thì cũng chỉ là cái na ná, mang tính chất thời vụ hay trách nhiệm mà thôi. Tình yêu của tôi đã đặt cược lên trên một cuộc tình đa đoan mà tôi không đủ nghị lực để vươn đến hạnh phúc. Trái tim tôi đã khép, cánh cửa ấy không bao giờ mở ra được nữa. Cho nên rất quí mến Hiền, người con gái có tất cả cái đức tính của con gái Huế, tôi vẫn nhẹ nhàng khuyên Hiền nên theo gia đình vào Nam, tôi nói, ở trong đó cuộc sống dễ dàng hơn, dễ tìm được hạnh phúc hơn.
Hôm tôi chuẩn bị xuất ngoại, có báo tin cho Hiền. Hiền sắp xếp từ Sài gòn ra Huế trước ngày bay của tôi mấy ngày. Tôi xuống chú Tư mượn xích lô chở Hiền đi chơi suốt đêm, vừa đạp xe vòng vòng vừa chuyện trò. Hiền hỏi tôi về HV. Tôi nói HV cũng đã vào Nam rồi. Hiền hỏi tôi còn yêu HV nữa không, tôi nói còn, và sẽ là vĩnh viễn không quên. Hiền buồn lắm. Khi chia tay Hiền muốn cầm tay tôi thật lâu và nói, ước chi đêm ngừng lại. Tôi đặt lên trán Hiền một nụ hôn. Đó là nụ hôn ngọt ngào nhất trong đời tôi dành phụ nữ. Trước lúc đi, Hiền đưa cho tôi một gói quà nhỏ, bảo khi nào lên máy bay rồi hẵng mở.
Lúc tôi lên máy bay, tôi mở gói quà của Hiền, đó là một cuốn nhật ký, kèm theo 200 đô-la, và một cặp nhẫn vàng y có khắc chữ. Một chiếc khắc chữ N, một chiếc khắc chữ H. Trong cuốn nhật ký, Hiền ghi chép lại nỗi đau của mối tình đơn phương.
Mới đây tôi dò hỏi được tin tức về Hiền, Hiền lấy chồng muộn, chưa kịp có con thì chồng bị tai nạn xe máy qua đời. Hiền không tái giá, vào Chùa làm công quả, và hiện đang nấu ăn cho một viện mồ côi. Hôm tôi gọi điện về thăm hỏi, Hiền không vui mừng, cũng không tỏ ra có gì là tránh né, giọng nàng đều đều, không có biểu cảm, tôi nghe giọng nói của Hiền, có cảm tưởng như âm thanh phát ra từ đá băng.
Hiền là người đàn bà tuổi Mão thứ hai mà tôi mang nợ!
1985
Lời tự sự của nhà thơ khi viết bài này trên blog của chính anh...
Bài thơ này tôi làm năm 1985. Sau này có gửi đăng trên một tờ nguyệt san Phật giáo ở hải ngoại. Nhiều người quen biết tôi, kể cả bạn bè thân thích và những người ruột thịt vẫn không tin là tôi có một thời gian hành nghề đạp xích lô ở Huế. Tôi về Huế năm 1982 và làm giáo viên kỹ thuật tại Trung Tâm Hướng Nghiệp Huế. Lương giáo viên dạo ấy rất thấp, mặc dầu Trung Tâm của tôi rất cơỉ mở trong kế hoạch 3, tôi lại có tay nghề nhiều bộ môn khác nhau, như gò hàn, tiện nguội, rèn, đúc v..v..nên có rất nhiều cơ hội kiếm thêm thu nhập. Nhưng những thu nhập đó vẫn không đủ cho sự chi tiêu của tôi. Tôi độc thân, ở nhà tập thể, lại không nghiện ngập, không hút thuốc, không bia rượu, không đàn đúm ăn chơi hội hè. Áo quần, dày dép thì có chị Cả lo cho hết. Nhưng tôi nghiền sách, và nghiền học. Tiền lương và tiền làm thêm kế hoạch 3 ở Trung Tâm, không đủ để mua sách, muốn có thêm tiền để đóng học phí cho các khóa học thêm ngoại ngữ ban đêm, các khóa học gia chánh, học vẽ, học điêu khắc v..v..thì tôi phải đạp xích lô để kiếm thêm.
Tôi tìm gặp chú Tư, là người đạp xích lô cứu tôi từ cái dạo mà tôi bị mấy thằng cướp giật trên tàu đâm vào mạng sườn sau đó đưa tôi lên Chùa mà ở đó tôi có cái duyên gặp Thầy, hỏi mượn xích lô của Chú để chở khách. Chú lên Chùa hỏi ý kiến Thầy. Thầy cười nói "... không răng mô, cứ để cho hắn trả hết cái nợ giang hồ rồi mới nên người được ".
Vì là Thầy Giáo nên việc đạp xích lô của tôi rất bí mật, sợ lộ ra thì mất mặt. Dù rằng trong Trung Tâm cũng có vài ba Thầy, gia cảnh khó khăn, sau giờ dạy cũng đạp xe thồ kiếm thêm thu nhập, nhưng cũng hết sức giữ kín. Ngay cả những đồng nghiệp thân cận, và anh chị ruột của tôi cũng không biết.
Năm 2001 khi tôi trở lại Huế sau mười mấy năm xa cách. Chị Cả tôi muốn thuê bao tắc xi để chở cả nhà đi thăm Huế. Tôi từ chối. Sau đó tôi thuê một chiếc xích lô, rồi tự mình chở cả nhà đi du ngoạn Huế. Khi thấy tôi nhảy lên xích lô, chở 5 người lớn nhỏ làm một tua ngoạn mục xung quanh Đại Nội, Chị Cả trố mắt lên nhìn hỏi : " Mi biết đạp xích lô từ khi mô ?". Tôi cười hề hề nói " gần chục năm ở Huế, đêm nào mà em chẳng đạp xích lô, không rứa thì mần răng mà có cái tủ sách hơn chục ngàn cuốn được".
Tôi chở người nhà bằng xích lô và đi thăm viếng lại tất cả những nơi ngày xưa đã từng gắn bó. Thấy tôi cứ chạy qua chạy lại hoài trước cổng trường Đại Học Tổng Hợp, người nhà hỏi tôi sao thích đoạn đường này thế ? Tôi nói vì đoạn đường này rất hiền. Ai cũng nói đoạn đường nào của Huế mà chẳng giống nhau, nói đẹp thì có lý, chứ sao lại nói là hiền? Tôi không trả lời mà chỉ buồn buồn và nhắc đi nhắc lại : " hiền, hiền lắm, rất hiền" . Rồi từ cổng Đại Học Tổng Hợp, tôi gò người đạp phóng về hướng nhà thờ Dòng Cứu Thế, vừa đạp vừa gọi " Hiền, Hiền ..Hiền..." Mấy người nhà nhìn tôi lắc đầu : " ngó y chang như dân xích lô thứ thiệt đó chớ "...
Nhà Hiền ở trong con hẻm nằm kế bên cung An-Định, cuối đường Nguyễn Huệ. Hiền con nhà nghèo, ít học, làm nghề buôn bán tem gạo ở của hàng lương thực đối diện với Dòng Cứu Thế. Hồi đó vẫn còn chế độ bao cấp, tiêu chuẩn cán bộ công nhân viên vẫn còn ăn theo tem phiếu. Cứ đầu tháng là người ta xếp hàng chờ mua gạo đông nghẹt cả khúc đường này. Những người buôn bán gạo thường tụ tập lại ở đây, mua lại tem phiếu, và đem vào cửa hàng đổi gạo kiếm lời. Người nào không có vốn thì xếp hàng thuê cho người không có thời gian, luồn lách bắt mối với nhân viên cửa hàng mua gạo tốt kiếm hoa hồng từ khách. Một hôm tôi đem tem phiếu ra mua gạo, mọi người đổ xô lại bắt mối, tôi đang rảnh nên từ chối hết. Vào xếp hàng, thấy hàng quá dài nên chán nản ra ngồi đợi vơ vẩn trước sân nhà thờ. Hiền bẽn lẽn đến bên tôi hỏi có cần xếp hàng giùm không. Thấy Hiền dài dại, đi buôn bán mà vẫn còn khép nép, e lệ thiệt tội. Tôi đưa tem phiếu cho Hiền rồi hỏi " răng không buôn bán như người ta mà đi xếp hàng chi cho mệt ?". Hiền nói không có vốn. Tôi để lại tem phiếu cho Hiền và nói : " Tui chưa cần gạo mô, o cứ mua gạo, rồi bán lấy vốn xoay xở trong ngày cho đỡ khổ, ít bữa nữa tui quay lại lấy ". Vài hôm sau tôi hỏi mấy Thầy Cô đồng nghiệp, cầm tem phiếu của họ ra đưa cho Hiền xoay xở. Tôi lại giới thiệu một chị nhân viên cửa hàng là bạn của chị Cả cho Hiền quen biết để dễ dàng hợp tác mua bán. Được gần dăm bảy ngày gì đó, Hiền gánh gạo đến cơ quan trả lại cho tôi,. Hiền nói buôn bán mấy bữa nay có lời đã đủ vốn xoay xở, nên đem gạo cho tôi, kẻo sợ tôi đói. Hiền đưa cho tôi thêm mấy trái vú sữa làm quà. Và cứ vậy tháng nào tôi cũng đem cho Hiền tem phiếu của mình và của đồng nghiệp, để Hiền lo. Hiền làm ăn chất phác, có gì nói nấy, lại lấy lời ít, nên bạn bè tôi tin tưởng cứ giới thiệu người này người nọ cho Hiền, đâm ra Hiền trở thành bạn hàng có uy tín trước cửa hàng lương thực.
Trải qua một thời gian, tem phiếu đến kỳ mạt vận. Hiền tằn tiện được ít vốn, bàn với gia đình mở quán cơm tháng cho Sinh viên. Từ ngày đó tôi trở thành khách thường xuyên ăn cơm tháng ở quán ăn nhà Hiền.
Cơm tháng cho sinh viên cách tổ chức nấu ăn và phương pháp kinh doanh khác với quán ăn bình thường. Thông thường cũng chỉ lấy công làm lời, chứ khó có thể bột phát giàu có như các quán ăn nhậu. Lượng khách cố định, khẩu phần cố định tùy theo mức đóng tiền hàng tháng. Bữa nào muốn ăn thêm canh, thêm thức ăn thì gọi riêng và trả tiền riêng. Nói là cơm tháng sinh viên, chứ thực ra cũng có rất nhiều cán bộ, nhân viên độc thân như tôi tham gia.
Sinh viên thì trưa, tối hai bữa, ăn rất đúng giờ. Còn tôi thì nhiều khi bận việc đột xuất, hay vì có người đãi mời, nên thường bỏ bữa, hay là đến muộn khá thất thường. Trong những lúc đó Hiền vẫn đợi cơm tôi, thỉnh thoảng gặp bữa còn ngồi ăn chung với gia đình.
Tính tôi lêu bêu, hay bông lơn đùa cợt. Còn Hiền thì thật thà như đếm. Nhiều khi nổi hứng tôi gọi Hiền là "mình ơi". Hiền đỏ mặt quay lưng dấu nỗi thẹn thùng, trông thiệt tội. Tôi coi Hiền như em út, thỉnh thoảng tôi có mua vé xem phim, xem ca nhạc mời chị em Hiền đi xem. Thương mến tụi nó như người nhà
Dạo đó tôi đang yêu HV. Cô giáo có cái ngày sinh kỳ lạ (30 tháng 2). Tình yêu của chúng tôi gặp nhiều trắc trở, nhiều chuyện buồn hơn là vui. Những khi gặp rắc rối buồn phiền tôi thường kể cho Hiền nghe. Hiền thông cảm và hay lựa lời động viên tôi. Cái hôm tôi bị mẹ HV thuê người thanh toán. Hiền giận lắm, giận đến tím tái mặt mày. Hôm đó là lần đầu tiên tôi thấy mắt Hiền long lên rất dữ dằn.
Ngày chia tay với HV, dù là do tôi quyết định, nhưng tôi rất buồn, rất đau khổ, vì tôi vẫn còn rất yêu. Không chỉ là hồi đó, mà ngay đến bây giờ đã hơn 25 rồi, khi nghĩ đến HV tôi vẫn còn chạnh lòng buồn rười rượi. Sau cuộc chia tay, đoạn tuyệt với mối tình đầy sóng gió đó, tôi suy sụp hẳn đi. Tôi chán nản, rũ rượi, nhiều khi bỏ ăn đến mấy ngày. Hiền đem cơm đến cho tôi, động viên an ủi, chăm sóc tôi rất chu đáo. Nhiều khi nằm rệp, thấy Hiền vừa cặm cụi dọn dẹp phòng cho tôi, vừa chan chưá nước mắt, thấy càng nẫu ruột hơn.
Khi gia đình Hiền có quyết định chuyển vào Nam sinh sống, Hiền nói với tôi, nếu tôi muốn Hiền đừng đi, Hiền sẽ ở lại Huế. Tôi biết ý của Hiền. Nhưng lúc đó dù HV đã lấy chồng, đã sinh con, tôi vẫn không thể nào quên được mối tình khổ đau ấy. Cho đến bây giờ cũng vậy, vết thương đó vẫn không thể nào lành da được. Tôi đã yêu và được yêu, đã hạnh phúc và đau khổ. Tình yêu chỉ có một, những rung cảm khác, những mối kết hợp khác, dù có sâu đậm bao nhiêu đi nữa, có ràng buộc bao nhiêu đi nữa, thì cũng chỉ là cái na ná, mang tính chất thời vụ hay trách nhiệm mà thôi. Tình yêu của tôi đã đặt cược lên trên một cuộc tình đa đoan mà tôi không đủ nghị lực để vươn đến hạnh phúc. Trái tim tôi đã khép, cánh cửa ấy không bao giờ mở ra được nữa. Cho nên rất quí mến Hiền, người con gái có tất cả cái đức tính của con gái Huế, tôi vẫn nhẹ nhàng khuyên Hiền nên theo gia đình vào Nam, tôi nói, ở trong đó cuộc sống dễ dàng hơn, dễ tìm được hạnh phúc hơn.
Hôm tôi chuẩn bị xuất ngoại, có báo tin cho Hiền. Hiền sắp xếp từ Sài gòn ra Huế trước ngày bay của tôi mấy ngày. Tôi xuống chú Tư mượn xích lô chở Hiền đi chơi suốt đêm, vừa đạp xe vòng vòng vừa chuyện trò. Hiền hỏi tôi về HV. Tôi nói HV cũng đã vào Nam rồi. Hiền hỏi tôi còn yêu HV nữa không, tôi nói còn, và sẽ là vĩnh viễn không quên. Hiền buồn lắm. Khi chia tay Hiền muốn cầm tay tôi thật lâu và nói, ước chi đêm ngừng lại. Tôi đặt lên trán Hiền một nụ hôn. Đó là nụ hôn ngọt ngào nhất trong đời tôi dành phụ nữ. Trước lúc đi, Hiền đưa cho tôi một gói quà nhỏ, bảo khi nào lên máy bay rồi hẵng mở.
Lúc tôi lên máy bay, tôi mở gói quà của Hiền, đó là một cuốn nhật ký, kèm theo 200 đô-la, và một cặp nhẫn vàng y có khắc chữ. Một chiếc khắc chữ N, một chiếc khắc chữ H. Trong cuốn nhật ký, Hiền ghi chép lại nỗi đau của mối tình đơn phương.
Mới đây tôi dò hỏi được tin tức về Hiền, Hiền lấy chồng muộn, chưa kịp có con thì chồng bị tai nạn xe máy qua đời. Hiền không tái giá, vào Chùa làm công quả, và hiện đang nấu ăn cho một viện mồ côi. Hôm tôi gọi điện về thăm hỏi, Hiền không vui mừng, cũng không tỏ ra có gì là tránh né, giọng nàng đều đều, không có biểu cảm, tôi nghe giọng nói của Hiền, có cảm tưởng như âm thanh phát ra từ đá băng.
Hiền là người đàn bà tuổi Mão thứ hai mà tôi mang nợ!
@ddth.com