Nhà nước bỏ trống
Tuần trước có một một blogger dân Hà Nội bị nhà công an bắt giữ ở phi trường Nội Bài, sau một chuyến đi ra ngoại quốc dài mấy tháng, được coi là để vận động cho dân quyền. Anh Nguyễn Lân Thắng cho biết đã đem bản Tuyên Bố 258 của các mạng lưới, blogger Việt Nam đưa cho nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới. Bản Tuyên bố 258 tố cáo điều số 258 trong Luật Hình Sự, một điều luật vẫn được dùng để ngăn cấm quyền tự do ngôn luận của dân Việt.
Anh Thắng đã thu sẵn lời tuyên bố “Tôi bị bắt” gửi cho một người bạn; với lời dặn dò nếu anh bị bắt giữ thì đem công bố. Người bạn làm đúng lời, cho nên trong lúc anh đang bị công an giữ thì hình ảnh của anh vẫn xuất hiện trên facebook, nói rằng: “Khi các bạn xem video này, thì chắc chắn tôi đã bị an ninh bắt giữ...” Kỹ thuật thông tin hiện đại khiến câu chuyện một người bị bắt ở Hà Nội thì trong mấy phút cả thế giới được nghe tin! Mà tin tức lại do chính nạn nhân loan báo, hiệu quả càng mạnh hơn.
Câu chuyện rất đáng nhớ trong vụ bắt anh Nguyễn Lân Thắng một ngày rồi lại thả, là cảnh các bạn bè và gia đình anh đến đón anh ở sân bay (ngày 30 tháng 10 năm 2013). Họ đã giúp anh loan báo cho cả thế giới biết tin chính anh anh bị bắt. Sau đó, ông Nguyễn Tường Thụy, một người bạn của anh Thắng, là một trong những người thân đến Nội Bài đón anh, kể lại thái độ và hành động của đám công an ở phi trường như thế nào. Theo ông Thụy kể, các bạn bè và vợ anh Thắng chờ mãi không thấy anh đi ra, đã “tìm cách vào được phòng hướng dẫn thủ tục xuất nhập cảnh ở sân bay Nội Bài” để trực tiếp hỏi họ rằng “An ninh sân bay có giữ anh Thắng hay không?” Họ cũng muốn biết anh bị bắt vì lý do nào, và bao giờ hy vọng được thả.
Phản ứng của các nhân viên an ninh rất nhậy bén. Họ trả lời ngay, bảo nhóm của ông Thụy ra ngoài chờ mươi phút, họ sẽ tìm thêm tin tức rồi sẽ trả lời. Sau khi các công dân ngoan ngoãn ra ngoài chờ, mười phút, hai mươi phút, họ sốt ruột đi vào phòng xuất nhập cảnh. Lúc đó họ mới khám phá ra: Văn phòng bỏ trống. Không có nhân viên nào để trả lời các thắc mắc; vì không có ai ở đó cả. Nguyễn Tường Thụy, một người ký tên trong Tuyên Bố 258, thuật lại chuyện trên với lời chú thích: Cảnh trốn mặt của các quan chức nhà nước vẫn thường xuyên xảy ra. Mỗi lần các cơ quan bị dân đến chất vấn, họ không biết làm sao trả lời, bèn trốn biệt! Họ để mặc cho khách vào, “làm chủ cái văn phòng làm việc của họ!”
Bây giờ người ta mới hiểu ý nghĩa sâu xa của cái khẩu hiệu “Nhân dân làm chủ!” Nó nghĩa là có lúc nhà nước vắng mặt, hoàn toàn vắng mặt; mời nhân dân vào các gian phòng bỏ trống, cứ tự nhiên như người Hà Nội! Ai có thắc mắc gì cứ việc hỏi và trả lời lẫn cho nhau nghe!
Cảm ơn ông Nguyễn Tường Thụy cho biết hiện tượng “nhà nước bỏ trống” trên đây. Biết một câu chuyện lý thú như vậy, tuần trước tôi đem kể ngay cho một người bạn mới từ Huế qua chơi nước Mỹ. Tôi đoán chị nghe cảnh “nhà nước bỏ trống” sẽ “ấn tượng” lắm! Không ngờ, nghe xong chị còn cười lớn, nói thêm: “Ðó là chuyện bình thường!” Chị giải thích, đó không phải chuyện hàng ngày ở huyện đâu. Nó lan tràn khắp nơi, lên cấp tỉnh, lên tới trung ương, lên cấp toàn quốc!
Nhà nước của nhân dân ta hiện nay đang hoàn toàn bỏ trống!
Cảnh nhà nước bỏ trống này thể hiện trong công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng năm. Người bạn tôi nêu lên một số câu hỏi để gợi cho mọi người nhìn thấy rõ. Có ai biết việc phát triển công nghiệp hiện nay có gì mới hay không? Những biện pháp cải tổ kinh tế sắp tới là cái gì, có nghe nói không? Nhà nước sẽ làm gì để giảm bớt nạn thất nghiệp ở nông thôn, họ đã công bố chưa? Có ai biết hiện nay Bộ Giáo Dục và Ðào Tạo nước ta có chương trình nào để cung cấp nhân lực theo nhu cầu phát triển kinh tế trong mười năm tới hay không? Có chương trình xã hội nào để giảm bớt chênh lệch về thu nhuận, bất công trong xã hội hay không? Với hàng trăm câu hỏi như vậy, càng hỏi càng thấy câu trả lời chung là: Không biết. Không rõ. Thấy có nói nhưng chưa rõ ràng. Ðể chờ coi các nghị quyết, chỉ thị xem có gì mới không! Nếu không, tức là vẫn như cũ! Ðồng chí Vũ Như Cẩn lúc nào cũng có mặt để tiếp chuyện nhân dân! Mà nhân dân cũng biết nếu mình có thắc mắc, có hỏi han điều gì thì cuối cùng cũng chỉ được gặp đồng chí Vũ Như Cẩn! Cho nên nhân dân cũng “buông xuôi” cho nó đỡ “rách việc.”
Trong tình trạng không ai biết mình phải làm cái gì mới, hành động tự nhiên của tất cả các cỗ xe là cứ chạy trên con đường cũ, theo tốc độ cũ, tới đâu hay đó. Người bạn tôi mô tả cảnh tượng guồng máy cai trị ở nước ta, từ trên xuống dưới, là “buông xuôi.” Không ai dám, mà cũng không ai muốn làm cái gì ngoài những thói quen hàng ngày vẫn làm. Cứ coi như chung quanh chẳng có vấn đề nào đáng lo ngại hết. Nếu có gì bất thường, cứ theo chủ nghĩa Mặc kệ. Các ông trên chóp bu mở miệng ra là hùng hôn nói phải “đột phá,” nhưng tay chân họ thì cứng đơ, không ngó ngoáy! Ở dưới, không ai chờ đợi cái gì khác, cũng không ai hy vọng gì mới cả.
Người bạn tôi nêu một thí dụ: Giữa Tháng Sáu năm ngoái, ông Nguyễn Phú Trọng ban hành một bản “Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.” Ðể chống tham nhũng cho mạnh, ông tổng bí thư chính thức loan báo: “Thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do đồng chí tổng bí thư làm trưởng ban.” Thế bây giờ có ai còn nhớ có một cái Ban Chỉ đạo Trung ương đó hay không? Ai cũng quên rồi. Không cần ngó vô coi, cũng thấy một cảnh tiêu điều như một căn phòng hoàn toàn bỏ trống. Dân chúng chẳng ai thắc mắc!
Một thí dụ khác: Năm ngoái, ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lên tiếng than rằng hiện nay “không chỉ có một bầy sâu đang lũng đoạn triều đình mà ở đó còn có kẻ âm mưu cõng rắn cắn gà nhà, rước voi dày mả tổ.” Nhưng tới năm nay, đã có ai bắt được con sâu nào chưa? Rồi chính ông Sang đã đi Bắc Kinh ký một loạt các hiệp ước với các đồng chí anh em, rước về nước cả một đàn voi. Khi thực hiện các hiệp ước do ông ký, trong nhiều năm sắp tới các đàn voi lớn voi nhỏ sẽ còn tiếp tục kéo sang nước ta. Chẳng thấy ai thắc mắc chi hết! Ðiều này cho thấy không những cả căn nhà đang bỏ trống mà đầu óc của con người cũng bị bỏ trống nữa! Người dân được tập thói quen chứng kiến và chịu đựng không có phản ứng. Tình trạng chung là “tê liệt,” trong hành động cũng như trong ý tưởng.
Vì vậy, chúng ta phải biết ơn và cổ võ những nhà trí thức đang bày tỏ những ý kiến phản kháng trước tất cả các bất công xã hội và trước các hành động thiệt hại cho quyền lợi của dân tộc. Giới trí thức Việt Nam, đặc biệt là các công dân mạng, đang giúp cho ngôi nhà Việt Nam bớt trống vắng. Họ khuấy động cả những cái đầu bỏ trống, giúp cho nhiều người tập thói quen suy nghĩ, phán đoán. Họ gây lòng can đảm bằng cách làm gương, dám có ý kiến và dám nêu ý kiến. Nhờ hoạt động của các công dân mạng, người Việt Nam sẽ bớt sợ hãi.
Ngày xưa Mạnh Tử sống vào thời nhà Chu phong kiến nhưng vẫn khuyên người ta đừng sợ hãi, đừng chịu nhục. Ông đề nghị một quy tắc cư xử của kẻ sĩ: “Không sợ hãi các vua chư hầu; hễ nghe họ nói điều sai quấy thì phản đối ngay.” - Vô nghiêm chư hầu, ác thính chí tất phản chi. (Chương Công Tôn Sửu, thượng). Vào thế kỷ thứ tư trước Công Nguyên mà có Internet thì chắc ông thầy Mạnh này cũng là một blogger chứ không tránh được!
Tại sao Mạnh Tử, một người từng đi thăm viếng, dạy dỗ hết vua chư hầu này đến vua khác, để mong họ dùng ý kiến của mình, mà lại dám mạnh miệng nói năng như vậy? Có thể ông là người dũng cảm, xứng đáng bậc đại trượng phu “uy vũ bất năng khuất.” Cũng có thể là vì chế độ phong kiến thời ông sống nó không đến nỗi ác như bây giờ. Chế độ phong kiến còn cho phép người ta suy nghĩ tự do, nó không đặt ra những điều luật như điều 258, kết “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.” Guồng máy nhà nước đời nhà Chu chưa bị bỏ trống. Mà đầu óc con người thời đó còn được phép suy nghĩ, không bị bắt buộc phải bỏ trống như trong chế độ cộng sản bây giờ.
Anh Thắng đã thu sẵn lời tuyên bố “Tôi bị bắt” gửi cho một người bạn; với lời dặn dò nếu anh bị bắt giữ thì đem công bố. Người bạn làm đúng lời, cho nên trong lúc anh đang bị công an giữ thì hình ảnh của anh vẫn xuất hiện trên facebook, nói rằng: “Khi các bạn xem video này, thì chắc chắn tôi đã bị an ninh bắt giữ...” Kỹ thuật thông tin hiện đại khiến câu chuyện một người bị bắt ở Hà Nội thì trong mấy phút cả thế giới được nghe tin! Mà tin tức lại do chính nạn nhân loan báo, hiệu quả càng mạnh hơn.
Câu chuyện rất đáng nhớ trong vụ bắt anh Nguyễn Lân Thắng một ngày rồi lại thả, là cảnh các bạn bè và gia đình anh đến đón anh ở sân bay (ngày 30 tháng 10 năm 2013). Họ đã giúp anh loan báo cho cả thế giới biết tin chính anh anh bị bắt. Sau đó, ông Nguyễn Tường Thụy, một người bạn của anh Thắng, là một trong những người thân đến Nội Bài đón anh, kể lại thái độ và hành động của đám công an ở phi trường như thế nào. Theo ông Thụy kể, các bạn bè và vợ anh Thắng chờ mãi không thấy anh đi ra, đã “tìm cách vào được phòng hướng dẫn thủ tục xuất nhập cảnh ở sân bay Nội Bài” để trực tiếp hỏi họ rằng “An ninh sân bay có giữ anh Thắng hay không?” Họ cũng muốn biết anh bị bắt vì lý do nào, và bao giờ hy vọng được thả.
Phản ứng của các nhân viên an ninh rất nhậy bén. Họ trả lời ngay, bảo nhóm của ông Thụy ra ngoài chờ mươi phút, họ sẽ tìm thêm tin tức rồi sẽ trả lời. Sau khi các công dân ngoan ngoãn ra ngoài chờ, mười phút, hai mươi phút, họ sốt ruột đi vào phòng xuất nhập cảnh. Lúc đó họ mới khám phá ra: Văn phòng bỏ trống. Không có nhân viên nào để trả lời các thắc mắc; vì không có ai ở đó cả. Nguyễn Tường Thụy, một người ký tên trong Tuyên Bố 258, thuật lại chuyện trên với lời chú thích: Cảnh trốn mặt của các quan chức nhà nước vẫn thường xuyên xảy ra. Mỗi lần các cơ quan bị dân đến chất vấn, họ không biết làm sao trả lời, bèn trốn biệt! Họ để mặc cho khách vào, “làm chủ cái văn phòng làm việc của họ!”
Bây giờ người ta mới hiểu ý nghĩa sâu xa của cái khẩu hiệu “Nhân dân làm chủ!” Nó nghĩa là có lúc nhà nước vắng mặt, hoàn toàn vắng mặt; mời nhân dân vào các gian phòng bỏ trống, cứ tự nhiên như người Hà Nội! Ai có thắc mắc gì cứ việc hỏi và trả lời lẫn cho nhau nghe!
Cảm ơn ông Nguyễn Tường Thụy cho biết hiện tượng “nhà nước bỏ trống” trên đây. Biết một câu chuyện lý thú như vậy, tuần trước tôi đem kể ngay cho một người bạn mới từ Huế qua chơi nước Mỹ. Tôi đoán chị nghe cảnh “nhà nước bỏ trống” sẽ “ấn tượng” lắm! Không ngờ, nghe xong chị còn cười lớn, nói thêm: “Ðó là chuyện bình thường!” Chị giải thích, đó không phải chuyện hàng ngày ở huyện đâu. Nó lan tràn khắp nơi, lên cấp tỉnh, lên tới trung ương, lên cấp toàn quốc!
Nhà nước của nhân dân ta hiện nay đang hoàn toàn bỏ trống!
Cảnh nhà nước bỏ trống này thể hiện trong công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng năm. Người bạn tôi nêu lên một số câu hỏi để gợi cho mọi người nhìn thấy rõ. Có ai biết việc phát triển công nghiệp hiện nay có gì mới hay không? Những biện pháp cải tổ kinh tế sắp tới là cái gì, có nghe nói không? Nhà nước sẽ làm gì để giảm bớt nạn thất nghiệp ở nông thôn, họ đã công bố chưa? Có ai biết hiện nay Bộ Giáo Dục và Ðào Tạo nước ta có chương trình nào để cung cấp nhân lực theo nhu cầu phát triển kinh tế trong mười năm tới hay không? Có chương trình xã hội nào để giảm bớt chênh lệch về thu nhuận, bất công trong xã hội hay không? Với hàng trăm câu hỏi như vậy, càng hỏi càng thấy câu trả lời chung là: Không biết. Không rõ. Thấy có nói nhưng chưa rõ ràng. Ðể chờ coi các nghị quyết, chỉ thị xem có gì mới không! Nếu không, tức là vẫn như cũ! Ðồng chí Vũ Như Cẩn lúc nào cũng có mặt để tiếp chuyện nhân dân! Mà nhân dân cũng biết nếu mình có thắc mắc, có hỏi han điều gì thì cuối cùng cũng chỉ được gặp đồng chí Vũ Như Cẩn! Cho nên nhân dân cũng “buông xuôi” cho nó đỡ “rách việc.”
Trong tình trạng không ai biết mình phải làm cái gì mới, hành động tự nhiên của tất cả các cỗ xe là cứ chạy trên con đường cũ, theo tốc độ cũ, tới đâu hay đó. Người bạn tôi mô tả cảnh tượng guồng máy cai trị ở nước ta, từ trên xuống dưới, là “buông xuôi.” Không ai dám, mà cũng không ai muốn làm cái gì ngoài những thói quen hàng ngày vẫn làm. Cứ coi như chung quanh chẳng có vấn đề nào đáng lo ngại hết. Nếu có gì bất thường, cứ theo chủ nghĩa Mặc kệ. Các ông trên chóp bu mở miệng ra là hùng hôn nói phải “đột phá,” nhưng tay chân họ thì cứng đơ, không ngó ngoáy! Ở dưới, không ai chờ đợi cái gì khác, cũng không ai hy vọng gì mới cả.
Người bạn tôi nêu một thí dụ: Giữa Tháng Sáu năm ngoái, ông Nguyễn Phú Trọng ban hành một bản “Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.” Ðể chống tham nhũng cho mạnh, ông tổng bí thư chính thức loan báo: “Thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do đồng chí tổng bí thư làm trưởng ban.” Thế bây giờ có ai còn nhớ có một cái Ban Chỉ đạo Trung ương đó hay không? Ai cũng quên rồi. Không cần ngó vô coi, cũng thấy một cảnh tiêu điều như một căn phòng hoàn toàn bỏ trống. Dân chúng chẳng ai thắc mắc!
Một thí dụ khác: Năm ngoái, ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lên tiếng than rằng hiện nay “không chỉ có một bầy sâu đang lũng đoạn triều đình mà ở đó còn có kẻ âm mưu cõng rắn cắn gà nhà, rước voi dày mả tổ.” Nhưng tới năm nay, đã có ai bắt được con sâu nào chưa? Rồi chính ông Sang đã đi Bắc Kinh ký một loạt các hiệp ước với các đồng chí anh em, rước về nước cả một đàn voi. Khi thực hiện các hiệp ước do ông ký, trong nhiều năm sắp tới các đàn voi lớn voi nhỏ sẽ còn tiếp tục kéo sang nước ta. Chẳng thấy ai thắc mắc chi hết! Ðiều này cho thấy không những cả căn nhà đang bỏ trống mà đầu óc của con người cũng bị bỏ trống nữa! Người dân được tập thói quen chứng kiến và chịu đựng không có phản ứng. Tình trạng chung là “tê liệt,” trong hành động cũng như trong ý tưởng.
Vì vậy, chúng ta phải biết ơn và cổ võ những nhà trí thức đang bày tỏ những ý kiến phản kháng trước tất cả các bất công xã hội và trước các hành động thiệt hại cho quyền lợi của dân tộc. Giới trí thức Việt Nam, đặc biệt là các công dân mạng, đang giúp cho ngôi nhà Việt Nam bớt trống vắng. Họ khuấy động cả những cái đầu bỏ trống, giúp cho nhiều người tập thói quen suy nghĩ, phán đoán. Họ gây lòng can đảm bằng cách làm gương, dám có ý kiến và dám nêu ý kiến. Nhờ hoạt động của các công dân mạng, người Việt Nam sẽ bớt sợ hãi.
Ngày xưa Mạnh Tử sống vào thời nhà Chu phong kiến nhưng vẫn khuyên người ta đừng sợ hãi, đừng chịu nhục. Ông đề nghị một quy tắc cư xử của kẻ sĩ: “Không sợ hãi các vua chư hầu; hễ nghe họ nói điều sai quấy thì phản đối ngay.” - Vô nghiêm chư hầu, ác thính chí tất phản chi. (Chương Công Tôn Sửu, thượng). Vào thế kỷ thứ tư trước Công Nguyên mà có Internet thì chắc ông thầy Mạnh này cũng là một blogger chứ không tránh được!
Tại sao Mạnh Tử, một người từng đi thăm viếng, dạy dỗ hết vua chư hầu này đến vua khác, để mong họ dùng ý kiến của mình, mà lại dám mạnh miệng nói năng như vậy? Có thể ông là người dũng cảm, xứng đáng bậc đại trượng phu “uy vũ bất năng khuất.” Cũng có thể là vì chế độ phong kiến thời ông sống nó không đến nỗi ác như bây giờ. Chế độ phong kiến còn cho phép người ta suy nghĩ tự do, nó không đặt ra những điều luật như điều 258, kết “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.” Guồng máy nhà nước đời nhà Chu chưa bị bỏ trống. Mà đầu óc con người thời đó còn được phép suy nghĩ, không bị bắt buộc phải bỏ trống như trong chế độ cộng sản bây giờ.
Ngô Nhân Dụng