Thursday, March 31, 2011

John McCain


Trận đánh đầu tiên vào thủ đô Hà Nội .

Tôi chuẩn bị cho chuyến oanh tạc miền Bắc Việt Nam lần thứ 23 của tôi từ sáng sớm – đó là trận đánh đầu tiên vào thủ đô của địch, Hà Nội Mục tiêu của chúng tôi là nhà máy nhiệt điện ở gần một cái hồ nhỏ giữa thành phố. Trên độ cao khoảng 9000 feet, khi chúng tôi chuyển hướng vào phía trong thành phố để tới mục tiêu thì đèn báo động loé sáng và tín hiệu báo có ra đa địch bắt đầu vang lên lớn đến nỗi tôi phải tắt nó đi. Tôi đã nhìn thấy khói và bụi bốc lên từ mặt đất như những đám mây khổng lồ khi hỏa tiễn đất đối không bắn vào chúng tôi. Chúng tôi càng tới gần mục tiêu, hệ thống phòng không càng ác liệt hơn. Tôi nhận ra mục tiêu ở cạnh một cái hồ nhỏ và tôi nhào ngay xuống đó vừa lúc tín hiệu báo động ngưng kêu để báo cho tôi biết là hoả tiễn địch đang lao vào tôi.

Tôi biết là phải cho máy bay lăn vòng ra phiá ngoài và dùng thao tác tránh né – bay "luồn lách" theo cách nói của các phi công – nhưng chính đó là lúc tôi sắp sửa thả bom, và nếu tôi bay luồn lách thì tôi sẽ không bao giờ có thời gian, và chắc chắn là cũng không có cả can đảm để bay trở lại mục tiêu, một khi tôi thoát được qủa hoả tiễn đó. Như vậy là từ độ cao 1000 mét, tôi thả qủa bom, rồi tôi kéo cần lái trở lại để bắt đầu cho máy bay vọt thẳng lên một độ cao an toàn hơn.

Trong giây phút chớp nhoáng, trước khi máy bay bắt đầu phản ứng thì quả hoả tiễn đã thổi tung mất cánh máy bay bên phải. Tôi biết là máy bay của mình đã bị hoả tiễn bắn trúng. Chiếc máy bay A-4 của tôi đang bay với tốc độ khoảng 900 cây số/giờ, đã lao nhanh xuống mặt đất theo vòng xoáy trôn ốc. Khi bị trúng hoả tiễn, tôi đã phản ứng một cách máy móc là với lấy và kéo cái cần bật của ghế ngồi. Tôi bị đập vào máy bay làm gãy cánh tay trái, ba chỗ của cánh tay phải, đầu gối phải và ngất đi. Những người chứng kiến nói rằng cái dù của tôi chỉ vừa mở là tôi rớt ngay xuống chỗ nước nông của hồ Trúc Bạch.

Đồ trang bị trên người nặng khoảng 25 ki-lô, tôi chìm xuống đáy hồ, và chạm đất bằng cái chân còn lành của tôi. Tôi không hề cảm thấy đau khi chạm đáy hồ, và tôi không hiểu tại sao tôi không thể dùng cánh tay để kéo cái chốt áo cứu đắm của tôi. Tôi lại bị chìm xuống đáy hồ một lần nữa. Khi chạm đáy hồ lần thứ hai, tôi đã cố gắng để bơm phồng cái áo cứu đắm của tôi bằng cách dùng răng để kéo cái chốt của nó ra. Sau đó tôi lại bị bất tỉnh một lần nữa. Lần thứ hai bị chìm thì tôi được kéo lên bờ bằng những cái sào tre. Một đám đông khoảng vài trăm người Việt Nam bu quanh tôi, lột trần tôi ra, khạc nhổ vào mặt tôi, đá và đánh tôi.

Sau khi quần áo và đồ trang bị của tôi bị lột ra hết, tôi thấy đau nhói ở đầu gối bên phải. Tôi nhìn xuống thì thấy cái bàn chân phải của tôi nằm ngay cạnh đầu gối bên trái của tôi ở một góc 90 độ. Tôi bật kêu lên: "Trời ơi! Cái chân của tôi!" Một người nào đó đã dùng báng súng phang mạnh vào tôi làm xương vai của tôi bị gẫy ra. Một người khác thì dùng lưỡi lê đâm vào mắt cá chân và háng của tôi. Môt người đàn bà, có thể là nữ y tá, đã cố gắng thuyết phục đám đông không nên hành hạ tôi thêm nữa. Sau đó bà ấy dùng các thanh nẹp tre để kẹp chân và cánh tay phải của tôi. Tôi cảm thấy đôi chút nhẹ nhõm khi chiếc xe tải của quân đội tới chỗ tôi bị bắt.

Mấy người lính đặt tôi vào cái cáng, mang lên xe tải và lái đi vài khu phố tới một nhà tù được xây cất theo kiểu Pháp, đó là Hoả Lò mà tù binh chúng tôi gọi là khách sạn Hilton Hà Nội. Khi cánh cửa sắt đồ sộ được đóng lai vang lên tiếng loảng xoảng phía sau tôi, tôi chưa bao giờ cảm thấy khiếp sợ ghê gớm như vậy. Hôm đó là ngày 26 tháng 10, năm 1967. Lúc đó tôi 31 tuổi, và là thiếu tá Hải Quân Hoa Kỳ khi máy bay của tôi bị bắn rớt. Suốt hai thế kỷ, thanh niên trong dòng họ tôi được dạy dỗ để ra chiến trường với tư cách là sĩ quan trong quân lực Hoa Kỳ.

Tôi là con và cháu của các sĩ quan Hải Quân, và cha của tôi tin tưởng rằng mỗi khi gặp nghịch cảnh, tôi phải noi theo những tấm gương mà cha tôi đã nêu lên. Mấy người lính dẫn tôi vào trong một xà lim trống, đặt cái cáng tôi đang nằm trong đó xuống sàn và phủ cái chăn lên mình tôi. Trong vài ngày sau, tôi sống trong tình trạng lúc tỉnh, lúc mê. Những người hỏi cung gọi tôi là tội phạm chiến tranh, và khai thác tin tức quân sự. Họ đánh đập tôi liên hồi, và tôi bắt đầu cảm thấy đau khủng khiếp ở những chỗ chân tay bị gãy. Tôi bất tỉnh sau vài cú đánh.

Tôi nghĩ, nếu mình có thể chịu đựng được, họ sẽ mủi lòng và đưa tôi đi bệnh viện. Nhưng tới ngày thứ tư, tôi nhận biết tình trạng của tôi đã trở nên nghiêm trọng hơn. Tôi bị sốt nóng và thời gian bất tỉnh trở nên lâu hơn. Tôi nằm trong cái vũng của những thứ do tôi nôn mửa cùng với những thứ do cơ thể tôi bài tiết ra, và đầu gối tôi đã bắt đầu xưng tấy lên khủng khiếp và bị biến mầu đi. Nhân viên y tế gọi Zorba tới bắt mạch cho tôi. Tôi hỏi rằng: "Các ông sắp đưa tôi đi bệnh viện có phải không? Ông ta trả lời: "Không, quá trễ rồi" Nỗi kinh hoàng về cái chết ập tới bất thần. Người Việt Nam luôn luôn từ chối điều trị cho những người bị thương trầm trọng.

Thật là hạnh phúc, tôi lại rơi vào cơn mê. Một lúc sau tôi tỉnh lại khi viên trưởng trại, một tên chó đẻ hèn hạ tên là Bug [Bắc] xô vào xà lim của tôi với vẻ hốt hoảng, lớn tiếng rằng: "Cha của anh là một đô đốc có uy tín lớn, bây giờ chúng tôi đưa anh đi bệnh viện" "Xin Trời ban phước cho cha tôi" Thật không thể hiểu được nếu không nhìn thấy họ đã sung sướng biết bao khi bắt được con trai của một đô đốc và tôi hiểu rằng chính cái địa vị của cha tôi đã trực tiếp liên can đến sự sống còn của tôi. Tôi được chuyển đến một bệnh viện ở trung tâm thành phố Hà Nội.

Tới hai ngày sau đó, tôi thấy mình nằm trong một căn phòng bẩn thỉu, muỗi "nhiều như trấu" và chuột nữa. Mỗi khi trời mưa, bùn và nước đọng thành vũng trong sàn nhà. Không có ai lưu tâm đến việc giúp tôi rửa những cáu ghét nhầy nhụa trên thân thể tôi. Tôi đã bắt đầu phục hồi được trí não, và những người thẩm vấn đã tới bệnh viện để tiếp tục làm việc. Sự đánh đập cũng giới hạn trong thời gian ngắn bởi vì tôi đã thốt ra những tiếng kêu thét rợn tóc gáy khi tôi bị đánh và những người thẩm vấn tôi tỏ ra lo ngại rằng nhân viên của bệnh viện có thể phản đối họ. Cuối cùng thì tôi cho họ biết tên chiến hạm của tôi và số hiệu của hạm đội. Khi bị hỏi về những mục tiêu dự trù trong tương lai, tôi kể tên những thành phố đã từng bị oanh tạc.

Đầu tháng 12, họ giải phẫu chân phải của tôi, cắt hết các giây chằng ở một bên đầu gối, chỗ đó không bao giờ có thể hồi phục hoàn toàn được. Tới cuối tháng 12, họ quyết định cho tôi xuất viện. Tôi bị sốt cao độ, tiêu chảy và mất khoảng 25 ki lô, chỉ còn nặng 45 ki lô thôi. Ngực tôi vẫn còn bó bột và chân đau nhừ tử. Tôi bị bịt mắt, đặt trong thùng xe tải và đưa tới một nhà tù gọi là Đồn Điền (The Plantation). Thật là một niềm khuây khỏa lớn lao cho tôi, vì được giam chung xà lim với 2 người tù khác là hai Thiếu Tá Không Quân "Bud" Day và Norris Overly.

Có một điều không thể nghi ngờ được là chính Bud và Norris đã cứu mạng sống của tôi. Sau đó hai người này đã nói ra cái ấn tượng đầu tiên của họ khi gặp tôi là thấy tôi sinh lực kiệt quệ, mắt lồi ra, đờ đẫn vì sốt, đó là một người đứng trước ngưỡng cửa của tử thần. Hai bạn đó nghĩ rằng người Việt Nam đợi cho tôi chết và giao tôi cho hai bạn đó săn sóc tôi để họ khỏi bị lên án nếu tôi chết. Bud đã bị thương nặng khi nhảy dù khẩn cấp ra khỏi máy bay. Sau khi bị bắt, anh ấy đã trốn thoát gần tới một phi trường dã chiến của Mỹ thì bị bắt lại. Bọn người bắt anh ấy đã dùng vòng thòng lọng bằng giây thừng để cuốn quanh vai của anh ấy rồi xiết thật chặt cho tới khi hai bả vai của anh ấy hầu như sắp chạm vào nhau, rồi trói hai cánh tay của anh ấy lại và treo anh lên xà nhà của nơi tra tấn làm hai vai của anh ấy bị xé rời nhau ra.

Tình trạng như thế kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ. Bud không bao giờ chấp nhận sự khai thác của người Việt Nam về những tin tức quân sự. Thà Bud để cho bọn đó đập gẫy cánh tay phải của anh lần thứ hai, đó là cánh tay vốn dĩ đã bị gẫy, và chúng còn doạ đập gẫy nốt cánh tay kia, chứ anh không hề cho chúng một mẩu tin nào. Vì những thương tích của Bud nên anh không thể giúp gì trong việc săn sóc thân thể của tôi. Norris là người có bản chất hoà nhã, nhẫn nhục, đã làm vệ sinh thân thể cho tôi, đút cho tôi ăn và giúp tôi đổ bô phân và nước tiểu.

Nhờ có hai người bạn này, tôi đã bắt đầu hồi phục. Tôi đã sớm tự đứng dậy và có thể dùng đôi nạng để đi lại trong cái xà lim đó. Tháng 4 năm 1968, Bud bị chuyển đi nhà tù khác. Norris thì được trả tự do dưới cái gọi là "ân xá" và tôi còn bị giam riêng trong hai năm nữa. Mặc dàu tôi còn phải dùng đôi nạng để đi lại khập khiễng trong xà lim của tôi, hình dạng tôi vẫn còn thê thảm lắm, tôi không thể nhặt lên hoặc cầm bất cứ một cái gì. Bệnh kiết lỵ đả làm tôi khổ sở. Thức ăn và nước uống bị thải ra ngay tức khắc, và dạ dày bị đau quặn đã làm tôi rất khó ngủ. Cô độc là một vấn đề hải hùng, nó đã đè bẹp tinh thần và làm suy yếu sức kháng cự của con người một cách có hiệu quả hơn bất cứ một hình thức hành hạ nào khác. Không có ai để tham vấn, con người bắt đầu nghi ngờ sự phán xét và can đảm của mình. Vài tuần lễ đầu tiên là gay go nhất.

Tuyệt vọng ập đến ngay tức khắc, và đó là một kẻ thù ghê gớm, tôi đã phải dựng lại trong trí nhớ những cuốn sách, những bộ phim mà tôi đã thưởng thức. Tôi đã thử viết sách và kịch bản về chính mình, trình diễn những chuỗi sự kiện trong cô đơn của xà lim. Tôi phải thận trọng ngăn ngừa trí tưởng tượng đã trở nên mãnh liệt đến nỗi thường xuyên đưa đẩy tôi tới một nơi trong tâm trí mà từ đó tôi không thể trở lại được nữa. Xà lim của tôi đối diện với phòng thẩm vấn ở bên kia sân. Giường nằm là một tấm ván, và một cái bóng đèn treo lủng lẳng trên sợi giây điện từ trần nhà thòng xuống. Bóng đèn thắp sáng suốt ngày đêm.

Cộng thêm với những khổ sở của chúng tôi là cái mái nhà lợp tôn đã làm tăng cái nóng của mùa hè lên khoảng 5 độ hoặc hơn thế. Giữa tháng 6 năm 1968, viên trưởng trại gọi tôi tới gặp hắn, có bày ra bánh bích quy, thuốc lá và hỏi tôi có muốn về với gia đình không. Tôi muốn nói là có: Tôi bị mỏi mệt, bệnh hoạn và sợ hãi. Nhưng cái Quy Tắc Hành Xử đã rõ ràng: "Những tù nhân Mỹ không thể chấp nhận tha có điều kiện, ân xá hoặc đặc ân". Tôi nói là để tôi suy nghĩ về vấn đề đó. Tôi hiểu việc phóng thích tôi sẽ ảnh hưởng như thế nào tới cha tôi và các bạn đồng tù, và sau đó tôi được biết cái mà người Việt Nam hy vọng sẽ dành được. Ngày 4 tháng 7 cha tôi được thăng lên chức Tư Lệnh Thái Bình Dương.

Phía Việt Nam định chào mừng cha tôi bằng một ấn tượng tuyên truyền gây chú ý là trả tự do cho con trai của ông và coi đó như một hành động "thiện chí". Hai tháng trôi qua, không có gì xảy ra. Và những đợt hành hạ lại bắt đầu. Tôi bị lôi vào trong căn phòng trống và giam ở đó 4 ngày. Từng đợt, bọn lính gác trở lại đánh đập tôi. Một tên giữ tôi cho những tên khác đánh đập túi bụi. Tôi bị gãy mấy xương sườn và hai cái răng. Suy nhược vì bị đánh đập và kiết lỵ, chân phải của tôi lại trở nên vô dụng, do đó tôi không thể đứng được. Tới đêm thứ ba thì tôi nằm trên máu, phân và nước tiểu của mình, vì mệt mỏi và đau đớn, tôi không thể chuyển động được.

Ba tên lính gác đỡ cho tôi đứng dậy rồi chúng đánh tôi cực kỳ khủng khiếp. Chúng để tôi nằm trên sàn nhà rên rỉ vì cực kỳ đau đớn ở cánh tay lại mới bị gãy ra. Tuyệt vọng vì đau đớn không thuyên giảm và tra tấn thì tàn bạo hơn. Tôi cố tự sát. Sau vài lần không thành công, tôi tìm cách để đứng dậy. Lật úp cái bô đựng phân và nước tiểu, tôi đứng lên đó, níu vào tường bằng cánh tay còn lành, tôi luồn cáo áo của tôi qua cái cửa chớp và buộc thành vòng tròn. Khi tôi đang lồng cái vòng ấy vào cổ. Tên lính gác nhìn thấy cái áo của tôi luồn qua cửa sồ, kéo tôi xuống và đánh tôi. Sau đó tôi lại làm lần thứ hai, một cố gắng tự sát nhẹ nhàng hơn. Vào ngày thứ tư, tôi đành chịu thua.

Tôi đã ký vào bản tự thú rằng: "Tôi là một tên tội phạm độc hại, và tôi đã thực hiện những công việc của một phi công" . Mấy tên lính gác bắt tôi cho thâu lời thú tội này vào trong băng ghi âm. Tôi từ chối, và bị đánh đập cho tới khi tôi đồng ý. Đó là hai tuần lễ kinh khủng nhất trong đời tôi. Tôi rùng mình, như thể sự nhục nhã của tôi là một cơn sốt, và sẽ không còn ai nhìn tới tôi nữa, ngoại trừ trong sự thương hại hoặc khinh bỉ. Người Việt Nam dường như không bao giờ bận tâm tới việc làm thương tổn tới chúng tôi, nhưng họ luôn luôn thận trọng không để chúng tôi bị chết. Chúng tôi tin chắc rằng một số tù binh đã bị tra tấn tới chết và hầu hết là bị đối xử dã man.

Có một người, Dick Stratton, có những vết sẹo lớn bị nhiễm độc trên hai cánh tay vì bị tra tấn bằng giây thừng. Hai móng ngón tay cái bị xé rách toạc ra, và anh ấy bị châm bỏng bằng thuốc lá. Tuy nhiên, người Việt Nam đánh giá chúng tôi như những con bài để mặc cả trong vấn đề thương lượng hoà bình, và thường thì họ không có ý định giết chúng tôi khi họ tra tấn để buộc chúng tôi phải hợp tác với họ. Tới cuối năm 1969, những sự đánh đập thường lệ được ngừng lại, thỉnh thoảng chúng tôi nhận được những khẩu phần ăn thêm. Hoàn cảnh của chúng tôi không còn thảm khốc như những năm trước đó nữa. Tôi được trả tự do và trở về Mỹ khi chiến tranh kết thúc, tính tới tháng 3 năm 1973, tôi đã bị cầm tù trong 5 năm rưỡi.

Chúng tôi được dạy phải có niềm tin nơi Thượng Đế, nơi tổ quốc, và tin nhau. Hầu hết chúng tôi đã sống như vậy. Nhưng điều cuối cùng của những niềm tin này - niềm tin vào nhau – là vũ khí phòng vệ tối hậu của chúng ta, là những thành lũy mà kẻ thù của chúng ta không thể vượt qua được. Đó là niềm tin tôi đã ấp ủ từ trong Học Viện Hải Quân. Đó là niềm tin của cha tôi, ông tôi. Trong nhà tù, tôi là một người dơ dáy, què quặt, suy nhược, tất cả những gì tôi còn giữ lại trong phẩm hạnh của tôi là niềm tin của cha-ông tôi. Như vậy là đủ. Phỏng theo và trích dẫn từ niềm tin của Tổ Tiên dòng họ tôi.

John McCain
@on internet

Nguyễn Thiếu Nhẫn


Nụ Cười Người Tử Tội — Nguyễn Ngọc Trụ

Đó là một buổi chiều ảm đạm vào khoảng tháng 06/1977 ở trại giam Suối Máu thuộc thành phố Biên Hoà. Vậy mà đã mười năm.

Mười năm xuôi ngược bên trời …
Xót thân tơ liễu, xót đời bể dâu.
Mười năm hoa lá ưu sầu
Vàng tan, ngọc nát nhìn nhau ngậm ngùi
Mười năm vật đổi, sao dời
Em sầu thiếu phụ ngậm ngùi lòng ta.
Mười năm cánh vạc bay qua
Mười năm biết mấy xót xa đoạn trường
Mười năm lệ xối xả tuôn
Có bao thiếu phụ thành hòn vọng phu ?
Mười năm một mảnh trăng lu
Trăng soi đâu tỏ nỗi sầu nhân gian.
Mười năm mắt lệ ngỡ ngàng
Lòng đâu muốn khóc lệ tràn quanh mi.
Mười năm ai hát biệt ly
Để cho núi cắt, biển chia lối về.

Tôi biết dù 10 năm hay nhiều hơn nữa, tôi cũng chẳng bao giờ quên được nụ cười của Nguyễn Ngọc Trụ – người tù dũng cảm ngay trong ngục tù cộng sản đã nói lên những sự thực và mỉm cười bước vào cõi hư vô.

Vào khoảng tuần lễ cuối tháng 03/1977, Trung đoàn 775 tổ chức đợt học tập chính trị cho toàn thể trại viên Suối Máu. Giảng viên là tên Trung tá Chính uỷ với khuôn mặt xương xương, cặp mắt láo liên, đôi môi xám xịt che kín hàm răng ám khói thuốc lào. Năm ngày đầu tuần với những lên lớp, xuống lớp, thảo luận, thu hoạch làm cho những tù binh mệt mỏi, đầu óc trống rỗng. Những luận điệu một chiều cũ rích : « Ta nhất định thắng, địch nhất định thua. Lao động là vinh quang. Bàn tay ta làm nên tất cả. Với sức người sỏi đá cũng thành cơm » lúc bổng, lúc trầm mà chính người nói cũng không hiểu mình định nói cái gì. Nhưng mà có cần gì, bởi lẽ tên Trung tá Chính uỷ cũng chỉ là một con ốc trong cái guồng máy Cộng sản sắt máu.
Ngày cuối tuần là ngày giải đáp thắc mắc về bài học vùng kinh tế mới.

Dưới cái nóng hầm hập phả ra từ mái tôn, các tù binh mệt mỏi ngồi im như những pho tượng, mặc tình tên chính uỷ múa may hò hét, khoa tay khoa chân. Với điệu bộ lấc cấc, gương mặt đầy vẻ tự mãn, tên chính uỷ nhìn xuống đám đông qua chiếc kính đeo trễ gọng trên sóng mũi, rồi cất giọng the thé :
- Thế này nhé : Trong thời gian gần 20 tháng qua các anh đã được Đảng và Nhà nước khoan hồng tạo điều kiện cho các anh học tập, lao động cải tạo, các anh cũng đã được gia đình thăm viếng, mỗi ngày các anh được xem « ti-di », sách báo. Nói tóm lại các anh đã được tiếp xúc và đã biết được phần nào về Chủ nghĩa Xã hội tốt đẹp. Là nguỵ quân, các anh đã lớn lên và sống trong chế độ Tư bản xấu xa thối nát của miền Nam. Nay qua các bài học, các anh đã được sáng mắt, sáng lòng. Nếu anh nào còn có điều gì thắc mắc nêu lên tôi sẽ giải đáp.

Toàn thể hội trường im phăng phắc. Tên chính uỷ thụp xuống chiếc bục. Mọi người nghe rõ tiếng sòng sọc của chiếc nõ cầy. Khói thuốc bay lên mù mịt. Tên chính uỷ đứng lên cho lệnh giải lao. Một sợi khói thuốc lào còn sót bay qua kẽ răng lúc y nói.

Qua giờ thứ hai, khi lớp học tập hợp xong, bỗng từ phía cuối hội trường có tiếng xầm xì. Tên chính uỷ đứng trên bục giảng, gương mặt rạng rỡ như cô gái giang hồ đêm khuya ế khách bỗng chợp được một khách làng chơi say rượu thèm tình, y ngúc ngúc cái đầu với vẻ tự đắc :
- Anh nào có gì thắc mắc thì cứ tự do phát biểu. Thế mới dân chủ bàn bạc. Tôi cho phép các anh nêu thắc mắc về mọi vấn đề ngoài bài học.

Y đưa tay chỉ thẳng vào một người tù đang đưa tay che mũi :
- Anh gì đấy, có gì thắc mắc cứ đưa thẳng tay lên xin phát biểu, có gì mà phải rụt rè thế. Nào, thắc mắc gì thì cho biết ?

Người tù vừa được nói tới lúng túng đứng dậy, gương mặt anh ta nhăn nhó rất là khó coi :
- Thưa cán bộ tôi không có gì thắc mắc. Nhưng …

Tên chính uỷ khuyến khích :
- Cứ mạnh dạn phát biểu, chả ai bắt tội anh đâu.

Người tù đưa tay gãi gãi đầu, khịt khịt mũi, nói :
- Thưa cán bộ thiệt tình là tôi không có điều gì thắc mắc. Nhưng tôi có điều muốn trình bày nếu cán bộ cho phép.

Tên chính uỷ cười hể hả :
- Cứ nói đi, có gì mà phải phép tắc.

Người tù lại gãi gãi đầu :
- Thưa cán bộ, tôi nghĩ là cán bộ hiểu lầm tôi đưa tay xin phát biểu ý kiến. Sự thực là tôi đưa tay che mũi vì không biết có anh nào chột bụng hay sao đã đánh rắm thối quá, chịu không nổi.

Cả hội trường cười một cái rần. Tên chính uỷ tẽn tò nhưng y cũng không nín được cười. Y lầm bầm : « Thật chẳng ra làm sao cả ». Đợi hội trường yên lặng, anh ta lại hát bài hát cũ :
- Thế nào ? các anh chẳng có gì thắc mắc cả sao ? Sĩ quan cả, có ăn học cả, chắc chắn các anh phải biết phân biệt tốt xấu giữa hai chế độ. Đảng ta là đảng chủ trương dân chủ bàn bạc. Các anh cứ nêu những ý kiến, thắc mắc. Giải đáp được tôi sẽ giải đáp. Không giải đáp được tôi sẽ trình lên trên. Cần thiết tôi sẽ gặp đồng chí Lê Duẫn xin ý kiến để giải đáp cho các anh. Với danh dự của một người cộng sản, tôi xin hứa sẽ không có sự trù ếm, trả thù.

Mặc y lải nhải, cả hội trường vẫn im phăng phắc. Tên chính uỷ vừa định ngồi thụp xuống bục gỗ kéo điếu thuốc lào, bỗng từ cuối hội trường một người đứng dậy và một giọng nói cất lên :
- Tôi xin có ý kiến.

Mọi người đều quay lại nhìn người vừa lên tiếng. Tên chính uỷ thở phào như người vừa trút xong gánh nặng :
- Thế chứ. Thế nào, mời anh lên đây phát biểu.

Người tù chậm rải tiến lên bục hội trường với vẻ mặt tự tin. Anh ta nhìn tên chính uỷ, nhìn khắp hội trường, rồi quay sang nhìn tên chính uỷ :
- Tôi xin tự giới thiệu tôi là Nguyễn Ngọc Trụ, Tiến sĩ Công Pháp Quốc Tế, cấp bậc : Trung Uý, chức vụ : giảng viên trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, một vợ, hai con, thân sinh tôi là một Trung Tá trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà hiện đang bị tù cải tạo tại miền Bắc.

Anh ta ngừng nói. Cả hội trường im phăng phắc. Tên chính uỷ nhìn anh ta gật gù :
- Anh có ý kiến gì cứ nêu lên. Với danh dự của một người cộng sản tôi xin hứa là sẽ không bắt tội anh đâu, dù là tôi không trả lời được những ý kiến, thắc mắc của anh.

Nói xong, y quay về đám đông :
- Thế mới dân chủ chứ, phải không nào ?

Cả hội trường vẫn im phăng phắc trong cái im lặng đầy bất trắc.

Nguyễn Ngọc Trụ hắng giọng, lên tiếng. Giọng nói của anh rõ ràng, mạch lạc :

- Như cán bộ đã trình bày, cá nhân tôi đã sống và lớn lên trong sự cưu mang của chế độ Tư bản miền Nam. Tôi cũng đồng ý với cán bộ là xã hội miền Nam đầy dẫy những xấu xa, bất công, thối nát, những kẻ lãnh đạo bất tài tham quyền cố vị …

Nguyễn Ngọc Trụ ngừng nói. Cả hội trường vẫn im phăng phắc. Tên chính uỷ gật gù với ý nghĩ trong đầu : « Có thế chứ ! ».

Giọng nói của người tù trên bục lại vang lên :
- Cũng như cán bộ đã trình bày, qua gần 20 tháng, tôi đã tiếp xúc với Xã hội Chủ nghĩa miền Bắc. Tôi đã được gia đình thăm nuôi nên biết được phần nào đời sống thực tế bên ngoài. Tôi cũng đã được đọc sách báo, được xem vô tuyền truyền hình. Thậm chí, tôi còn được sống gần gũi với những con người của Chủ nghĩa Xã hội miền Bắc là các cán bộ …

Cả hội trường vẫn im phăng phắc. Những người ngồi kế bên như nghe rõ tiếng nín thở của người bên cạnh. Tên chính uỷ bắt đầu đi qua, đi lại. Giọng nói rõ ràng, mạch lạc của người tù trên bục giảng vang lên như một mũi dao nhọn xoáy vào một vết thương đang sưng tấy :
- Qua tiếp xúc giữa hai chế độ, tôi thấy chế độ Xã hội chủ nghĩa miền Bắc cũng không tốt đẹp gì hơn chế độ Tư bản miền Nam …

Tên chính uỷ há hốc mồm. Cả hội trường im phăng phắc, sững sờ.

Giọng nói người tù trên bục giảng lại vang lên :
- Tôi không tin tưởng là đất nước sẽ tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội với những cái gọi là cách mạng giáo dục đi dôi với cách mạng khoa học kỹ thuật.

Anh ta nhìn thẳng vào mặt tên chính uỷ :
- Tôi xin tạm mượn một hình ảnh để thí dụ : Con ngựa và chiếc xe. Người đánh xe đã tước đoạt mất tự do của con ngựa. Ông ta đã đóng móng vào chân ngựa, đã bịt mắt ngựa, tra hàm thiếc vào miệng ngựa, buộc ngựa vào xe và dùng roi quất vào mông ngựa để ra lệnh kéo cái xe. Chúng tôi và những người dân bây giờ cũng giống như những con ngựa. Đó là ý kiến của tôi về hai chế độ. Xin hết.

Tên chính uỷ xanh mặt. Y thọc mạnh hai bàn tay đang run lên vì tức giận vào hai túi quần màu cứt ngựa. Y nghiến răng lẩm bẩm một điều gì đó không phát ra thành tiếng.

Cả hội trường có tiếng xì xào, rì rầm.

Nguyễn Ngọc Trụ bình tĩnh trở về chỗ ngồi. Một người nào đó nói nhỏ với anh ta :
- Anh nói làm chi những điều như vậy.

Nguyễn Ngọc Trụ mỉm cười trả lời :
- Tôi phải nói những Sự Thật dù biết là sẽ nguy hiểm đến tính mạng của mình.

Tên chính uỷ ra lệnh giải tán lớp học mặc dù còn phải 2 giờ nữa mới hết giờ. Y hấp tấp quảy cái sắc-cốt lên vai, đi như chạy ra khỏi hội trường với cái dáng đi hai hàng của y.

Ngay sáng hôm sau, Nguyễn Ngọc Trụ được hai tên vệ binh có võ trang vào gọi anh lên trình diện Bộ Chỉ huy Trung Đoàn. Và ngay buổi chiều hôm đó anh bị biệt giam vào conex.

Ba tháng sau. Vào một buổi chiều, một vài người tù đang thơ thẩn ở sân cát cạnh hàng rào kẽm gai bỗng kêu lên :
- Thằng Trụ ra kìa.

Tin tức lan nhanh. Mọi cắp mắt đều đổ xô về chiếc conex. Nguyễn Ngọc Trụ đôi mắt trũng sâu trên đôi má hóp, tóc phủ ót, phủ mang tai, râu ria tua tủa. Hai ống chân ốm tong teo chỉ còn da bọc xương, đứng không nổi phải vịn tay vào thành conex.

Tên chính uỷ quảy cái sắc-cốt, bên hông lủng lẳng khẩu K.54, đứng hỏi Nguyễn Ngọc Trụ những điều gì đó rất lâu. Kế bên là hai tên vộ binh cầm súng trong tư thế nhả đạn.

Có lúc Trụ ngã xuống rồi lại cố gắng vịn thành conex đứng lên. Mọi người đều thấy sau mỗi lần tên chính uỷ hỏi một điều gì đó Trụ lại lắc đầu. Những câu trả lời chỉ là những cái lắc đầu.

Tên chính uỷ có vẻ hằn học, quay lại ra lệnh gì đó với hai tên vệ binh và bỏ đi với cái dáng đi hai hàng của y. Trụ nhích từng bước, từng bước rồi khuất hẳn vào conex. Một tên vệ binh đóng sầm cửa conex, khoá lại rồi cũng bỏ đi.

Sáng hôm sau kẻng báo động, còi tập hợp vang lên. Ban chỉ huy trại ra lệnh tập hợp tất cả tù nhân ở hội trường. Người chủ tọa không phải là tên Trung tá Chính uỷ mà là tên Thiếu tá Chính trị viên Tiểu đoàn. Y nhe răng cười một cách rất vô duyên rồi đi thẳng vào vấn đề :

- Các anh biết đó, hôm nay trại mời các anh lên về chuyện của anh Nguyễn Ngọc Trụ. Thực hết biết anh này. Trung tá Chính uỷ đã nhiều lần thuyết phục, yêu cầu anh ta nhận những điều phát biểu trong buổi học là sai. Vậy mà anh ta vẫn khăng khăng không nhận. Anh ta nhất định giữ vững ý kiến và không chịu ra trước mặt anh em nhận là mình sai lầm. Cái chết là anh ta đã nói những điều đó trước mặt anh em để tuyên truyền. Phải chi anh ta chỉ trình bày những ý kiến đó với chúng tôi thì cũng còn được đi.

Tất cả mọi tù nhân ở hội trường đều sững sờ trước sự gian trá, lật lọng của tên Thiếu tá Chính trị viên nhưng không một ai dám lên tiếng. Và mọi người đều đau nhói khi nghe tên chính trị viên tiểu đoàn tuyên bố :

- Vì anh Nguyễn Ngọc Trụ tiếp tục ngoan cố, chống đối lại Đảng và Nhà Nước nên Bộ Tự Lệnh Quân Khu quyết định xử tử hình anh ấy. Lệnh sẽ được thi hành chiều nay.

Đó là một buổi chiều tháng Sáu ảm đạm. Nguyễn Ngọc Trụ bị bịt mắt, miệng bị nhét chanh trái, hai tay trói ké ra sau, hai tên vệ binh kéo thốc anh ra pháp trường.

Anh ngã quỵ xuống khi được tháo băng bịt mắt, cởi dây trói và lấy quả chanh ra khỏi miệng. Viên sĩ quan Việt Cộng phụ trách việc hành quyết hỏi anh có điều gì yêu cầu không, anh chỉ nói :
- Tôi đã nói lên những Sự Thực và không còn có điều gì yêu cầu.

Anh quay lại mỉm cười với các tù nhân bên trong hàng rào kẽm gai :
- Vĩnh biệt anh em !

Và bình tĩnh chờ dợi.

Mười hai tên vệ binh nhắm mắt bắn xối xả những tràng đạn AK vào người Nguyễn Ngọc Trụ – người tù dũng cảm – người đã dám nói lên Sự Thực ngay trong ngục tù cộng sản và mỉm cười bước vào cõi hư vô.

Nguyễn Thiếu Nhẫn
1987
@vietthuc

Wednesday, March 30, 2011

Libya

Nghịch Lý

Video world/video

Tình hình biến-động tại Libya cho thấy một vài sự kiện được ghi nhận là nghịch lý.

Cơ-quan quốc-tế Liên Hiệp Quốc ra nghị-quyết thiếp-lập vùng cấm bay trên không phận Libya cho phép các nước, Tây phương và Trung Đông được áp-dụng mọi biện-pháp cần-thiết để bảo-vệ sinh-mạng thường dân...Libya vì nhà cầm-quyền đã có hành-động dã-man, tàn-ác với chính dân chúng của nước ấy qua các hành-động quân-sự trong đó có việc tuyển-dụng và sử dụng...lính đánh thuê Phi châu để giết chóc người Lybia.

Libya là một quốc-gia có chủ quyền và là hội-viên chính-thức của...Liên Hiệp Quốc.

Thế-giới Hồi giáo thường là đoàn-kết nhưng lần này Liên-Minh Ả Rập đã biểu-lộ sự khó chịu đối với Libya về việc chính-phủ của nước này đã tàn-ác với dân chúng của họ từ lời nói cho đến hành-động đến nỗi gần như kêu nài LHQ cần phải hành-động càng sớm càng tốt để cứu dân chúng Libya khỏi bàn tay sắt máu của...Moammar Gadhafi.

Chỉ một thời-gian ngắn sau khi nghị-quyết cấm bay được Hội-Đồng Bảo-An thông-qua, mọi người, từ dân chúng Libya ở các thành-phố miền đông của nước này, cho đến các nước trong Liên Minh Ả Rập và các nước Tây phương vui như tết. Phi-đạn từ các tàu chiến và tiềm thủy đỉnh Anh Mỹ đậu ở ngoài khơi Địa Trung Hải bắt-đầu được khai hoả hàng loạt, phi cơ oanh-tạc của Pháp đã bay vào không-phận Libya, từ phi-đạn cho tới phóng pháo cơ trực chỉ các dàn cao-xạ phòng không, các địa-điểm đặt dàn-phóng hỏa tiễn SAM, phi-trường, phi-cơ đang đậu dưới đất, xe tăng của phe Gadhafi đánh phá. Chỉ sau một ngày, Tổng Thư Ký của Liên-Minh Ả Rập Amr Moussa đã lên tiếng phản-đối kịch-liệt Tây phương, ông ấy bảo rằng Anh Pháp Mỹ đã làm quá lố! Theo ông ấy, duy-trì lệnh cấm bay có nghĩa là liên quân Tây phương dùng phi-cơ bay tuần-phòng để ngăn cản phi-cơ của Libya ở trên trời tránh cho dân chúng Libya ở bên dưới khỏi bị ăn bom và đạn của Gadhafi chứ không phải là không kích ồ ạt các địa điểm quân-sự của Libya dưới đất làm chết cả thường dân như thế!

Mục-đích của các trận oanh-kích của Tây phương là để bảo-vệ sinh mạng của thường dân và sự tiếp-tế nhân-đạo, nhưng ai cũng hiểu mục-đích tối-hậu của chiến-dịch quân-sự lần này là triệt-hạ nhà độc tài Gadhafi.

Có hai thành-phần của Libya đang đối đầu với nhau hiện nay: Ở phía tây với thủ đô Tripoli "chính-phủ" Gadhafi đang cố-gắng ra sức thu tóm giang-sơn vào trong bàn tay kiểm-soát của mình, một mình đơn thân độc mã đương cự với cả thế giới. Các bạn vàng, từ Venezuela, Trung quốc, Nga, Ấn Độ, Ba Tây, Đức cho đến Việt Nam kỳ dư chỉ đánh võ mồm yểm-trợ. Ở phía đông, thành-phần đối-ứng với Tripoli được báo chí gọi là "quân phiến loạn" thì lại nhận được sự ủng-hộ nhiệt-thành của cả Tây phương lẫn khối Ả Rập. Cho đến bây-giờ, Tây phương cũng không biết rõ phiến loạn là người nào! Quân chính-phủ có tổ-chức, có hỏa-lực mạnh, còn phiến quân thì thiếu tổ-chức và lại trang-bị yếu. Với tình-trạng này, phe chống-đối khó lòng mà toàn thắng được. Họ đang nhắm tiến về hướng thủ-đô và địa-điểm trước mắt là quê-hương của Gadhafi, Sirte. Nếu may-mắn thành-công nhờ các thành-phần thân chính-quyền lần-lượt tan-rã, không biết họ có đủ khả-năng ổn-định tình-hình và lãnh-đạo đất nước hay không. Tướng tư-lệnh phiến quân là Hamdi Hassi nói rằng, có Gadhafi và rồi có cả những lớp người ủng-hộ chung-quanh ông ấy và rằng từng lớp từng lớp đang từ từ rã ra và biến mất và rằng nếu con số này gia-tăng phe ông tướng sẽ gặp dễ-dàng hơn. Trận chiến Sirte lần này sẽ là một trận thư hùng sống mái giữa hai bên. Trong trường-hợp cận chiến như thế, phi-cơ của Tây phương khó lòng can-thiệp và yểm-trợ hữu-hiệu phe nhà, mà nếu phe miền đông không thành-công và bị thiệt-hại nặng lần này thì tương-lai của họ sẽ đen tối ngay!

Sau chuyến công du Nam Mỹ một tuần-lễ trở về Washington, Tổng Thống Obama đang ở thế bị động. Lúc còn là ứng-cử-viên Tổng Thống, ông Obama chủ-trương hòa-hoãn với thế-giới, không muốn can-dự vào quân-sự tại các vùng trên thế giới. Không những thế ông ấy còn chủ-trương rút quân từ Iraq và Afghanistan về nước. Tình-hình Trung Đông biến-chuyển ào-ạt, ông ấy chỉ can-thiệp bằng mồm, thận-trọng tối-đa tránh đi vào vết xe của người tiền-nhiệm. Ông ấy có vẻ bình chân như vại trước tình hình biến-chuyển tại Libya. Ông Obama xác-định lập-trường của Hoa Kỳ là không đơn-phương kết-ước vào một cuộc chiến nào nữa, Hoa Kỳ đã quá mệt với Iraq và Afghanistan rồi. Thế rồi, tình-hình đưa đẩy. Nhà độc-tài Gadhafi đàn-áp dân chúng của ông ấy dã man quá, Liên Minh Ả Rập không chịu đựng nổi, đã phải yêu-cầu LHQ can-thiệp. Thêm vào với sự hỗ-trợ của Tây phương, nghị-quyết cấm bay ra đời. Không đầy 24 tiếng đồng-hồ sau, hỏa tiễn và phi-đan từ các tàu chiến của Mỹ được phóng lên, phi cơ Hoa Kỳ lâm chiến, tất cả đều nhắm vào các mục-tiêu quân-sự trong nội địa Libya. Có giải-thích thế nào đi nữa, hành-động oanh-kích các địa-điểm quân-sự của Libya như thế mặc-nhiên được xem là tuyên-chiến với Libya rồi. Với lập-trường trái ngược với Tổng Thống George W. Bush bỗng dưng một sớm một chiều, ông Obama đã làm giống người tiền-nhiệm của mình, can-dự quân-đội Hoa Kỳ, mặc dù chỉ gồm có Không quân và Hải quân, vào một cuộc chiến mới. Các đối thủ chính-trị của ông Obama chỉ chờ có thế. Vào năm tới, cuộc bầu cử Tổng Thống sẽ mở màn. Cơ hội tấn công đối phương đã tới. Ở địa vị của ông Obama, mọi người thấy ông ở vào một hoàn-cảnh tiến thối lưỡng nan, khó mà làm khác được. Ông ấy đã rào đón khá kỹ trước khi cho phép Hải quân không kích Libya. Ông Obama đã bình-tĩnh chờ-đợi trước sự hồi-hộp của nhiều người trước lời đe dọa và hành-động tàn-sát không nhân-nhượng dân chúng Libya của Gadhafi. Lãnh tụ Libya xếp những người chống đối ông ấy vào thành-phần khủng-bố. Ông Obama chờ cho đến khi khối Ả Rập đồng-ý can-thiệp và cuối cùng là LHQ bật đèn xanh, ông Tổng Thống mới ra lệnh cho quân-lực Hoa Kỳ hành-động. Trước các lời chỉ-trích chính-phủ Mỹ, ngày hôm qua, ông Obama đã cố-gắng bào-chữa cho việc làm của Hoa Kỳ. Ông ấy bảo là việc Hoa Kỳ can thiệp vào Libya là để ngăn-ngừa một cuộc tàn-sát lương dân nhờ thế mà lương-tâm thế-giới không bị hoen ố, và nhờ thế nước này không phản-bội lại bản-chất người Mỹ.

Ông Obama nói từ bỏ trách-nhiệm như là của một nước ở vị thế lãnh-đạo và sâu-xa hơn nữa những trách-nhiệm của người Mỹ đối với đồng loại trong hoàn-cảnh như thế là một sự phản-bội với chính họ. Tổng Thống Obama cho rằng Libya không phải là Iraq, thành ra công chúng không có gì phải lo. Ông ấy khôn khéo không đưa bộ binh Hoa Kỳ vào Libya. Ngoài ra, ông ấy xác-định vai-trò chính của Khối Minh-Ước Bắc Đại Tây Dương trong vụ Libya và rằng Hoa Kỳ chỉ đóng vai-trò yểm-trợ khiêm-nhường, một vai-trò phụ, cho Liên Minh này mà thôi. Hành-pháp không sẵn-sàng đóng vai chủ-động tại Libya, không yêu-cầu Quốc Hội chuẩn-chi chiến-phí mới cho vụ Libya và đâu có tuyên-chiến với ai, như thế sao lại gọi là tham-gia chiến-tranh được! Tổng Thống Obama cho biết việc can-thiệp bằng không-lực vào Libya từ Thứ Tư trở đi là việc làm của NATO. Nói tóm lại, ông Obama tin-tưởng rằng lý-do mà Hoa Kỳ và đồng-minh can-thiệp vào Libya là vì quyền-lợi quốc-gia của chính mình.

Tình-trạng Libya không những gây ra một sự tranh-luận giũa các chính-trị gia Hoa Kỳ mà nó còn khiến cho chính-giới Nga lâm vào tình-trạng trống đánh xuôi kèn thổi ngược nữa.

Nga là nước đã cùng với Trung quốc, Ba Tây, Ấn Độ và Đức bỏ phiếu trắng thiết-lập vùng cấm bay Libya ngày 17 tháng 3 vừa qua tại trụ-sở HĐBA LHQ. Sau khi các căn-cứ quân-sự của Libya bị lãnh bom và hỏa tiễn của liên quân Tây phương, Thủ Tướng Nga Putin tuyên-bố nghị quyết Liên Hiệp Quốc cho lập vùng cấm bay ở Libya là “cuộc thập tự chinh thời Trung cổ.”

Trong thời-gian qua, ông Tổng Thống và ông Thủ Tướng lãnh-đạo nước Nga thường kín đáo không công-khai để lộ cho thế giới thấy sự khác-biệt quan-điểm của họ đối với tình-hình quốc-tế. Ấy thế mà Tổng Thống Medvedev đã biểu-lộ sự bất-đồng với ông Thũ Tướng khi ông ấy nói với báo-chí hôm Thứ Hai rằng: “Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không thể chấp nhận được khi đưa ra những phát biểu có thể dẫn đến xung đột giữa các nền văn minh, chẳng hạn như thập tự chinh.” Ông Medvedev bênh vực hành-động bỏ phiếu trắng của Nga cho nghị quyết của Liên Hiệp Quốc và rằng việc ấy chẳng có gì sai cả trước các hành-động tôi phạm của chính quyền Libya đối với dân chúng của nước ấy.

Vào năm 2003, Tổng Thống Mỹ George W. Bush đã hớ-hênh gọi sự tiến quân của lực-lượng Hoa Kỳ vào Iraq là "thánh chiến". Ngày nay, Thủ Tướng Nga lại sử dụng từ ngữ tương-tự đối với Không quân và Hải quân Tây phương. Xem ra, các nhà lãnh-đạo đôi khi quên mất vị thế của mình thường quan-trọng hóa vấn-đề làm sự việc trở nên phức-tạp và nguy-hiểm một cách không cần-thiết! Rõ-ràng, lý do của sự can-thiệp này có tính-cách nhân đạo chứ chẳng liên-hệ gì đến tôn-giáo ở đây cả!

Cái nghịch-lý cuối cùng là việc các đại-diện ngoại-giao của gần 40 nước trên thế-giới, gồm có Tây phương, LHQ và Ả Rập, sau khi họp-hành với nhau tại Luân Đôn vào Thứ Ba về tình-hình Libya đã đi đến cùng một kết-luận là Gadhafi phải ra đi. Ngoại Trưởng Đức Guido Westerwelle nói:"Một điều hoàn-toàn rõ-ràng và phải được làm cho thật rõ-ràng đối với Gadhafi là: Thời-gian của đương-sự đã hết. Ông ta phải ra đi thôi. Chúng ta phải hủy diệt cái ảo-tưởng là có một cách để trở lại sinh-hoạt bình-thường nếu ông ta xoay-sở bấu-víu vào quyền-lực." (One thing is quite clear and has to be made very clear to Gadhafi: His time is over. He must go. We must destroy his illusion that there is a way back to business as usual if he manages to cling to power). Làm cách nào cho Gadhafi từ bỏ quyền-lực thì các nhà ngoại-giao không đưa ra cụ thể. Họp-hành kêu gọi bằng mồm kiểu này gặp phải Gadhafi cũng thích lý-sự rồi sẽ chẳng đi đến đâu! Một sự nghịch-lý thấy rõ là các nhà ngoại-giao thế-giới chẳng có tư-cách gì để thay-đổi nhà lãnh-đạo hợp-pháp của một nước. Bảo là Gadhafi dã-man, không còn tư-cách hợp-pháp chính-đáng để lãnh-đạo Libya, nhưng lại không có nước nào công-khai tuyên-bố và thực-sự hành-động để đem quân vào để diệt một cá-nhân tham-quyền cố-vị, độc-tài khát máu Gadhafi. Chưa bao giờ hơn 30 nước lớn bé đồng lòng chống lại một nước bé xíu Bắc Phi đang trong tình-trạng chia hai lại tỏ ra lúng túng như thế này! Không có nước nào dám chắc là tình-hình biến-chuyển tại Libya sẽ đưa đến một khuôn mặt lãnh-đạo mới như thế nào sau khi Gadhafi không còn hiện-diện trên chính-trường. Không khéo Libya sẽ trở thành Iraq hay Afghanistan. Nước ấy sẽ phải chịu đựng sự thao túng của nhóm Hổi giáo quá khích hay Al Qaeda thì nguy to cho cả thế-giới và chính dân chúng Libya! Cái nhóm này đang thập-thò xuất-hiện tại Libya.

Libya là một nước sản-xuất dầu, ấy thế mà dân chúng Tripoli đã phải xếp hàng để mua xăng mà không có xăng để bán. Giá xăng trên thế-giới đang bò lên nhè nhẹ mỗi ngày. Rồi ra, thực-phẩm và quần áo phải bớt đi; bớt ăn, bớt mặc, để mà lấy tiền đổ xăng đi làm. Cái thời ăn, xài mặc sức nay còn đâu! Cái viễn ảnh 5 đô la một ga-lông xăng đang hiện rõ dần trước mắt mọi người!

Cả thế-giới lúng túng với "tên điên của Trung Đông", không biết phải làm thế nào cho phải lẽ !

Nguyễn Văn Huy
@china

trandongduc blog


TINH THẦN PHAN CHU TRINH
VÀ CƠ HỘI ĐỊNH MỆNH CHO VIỆT NAM NHÂN NGÀY 4/4/2011

Quyết tâm vận động vì vụ án Cù Huy Hà Vũ

Vụ án của Cù Huy Hà Vũ đã được dời sang ngày 4/4/2011. Thế là sau khi nhận được những tín hiệu dân oan, giáo dân dự định tụ tập trước tòa vào ngày 24/3, công an Việt Nam đã phải dời ngày nhằm phân tán lực lượng quần chúng. Rõ ràng công an đã bị đẩy đến nước lùi một cách ngoạn mục giống như tình huống một con cọp dữ bị thất thần trước bản năng kháng cự quyết liệt khiến vị trí dữ dằn lúc rượt đuổi của nó đã mất đi sự hung hãn ban đầu.

Hiện nay, tinh thần đối đầu với thế lực công an đang tự động hình thành, thu hút động lực và trở thành nguồn thông tin áp đảo trên mạng lưới internet. Tâm lý liên kết kháng cự dần dần mang tính tổ chức dẫn đến sự hoàn thiện sức mạnh hợp quần một ngày không xa.

Công an đang từ thân phận chỉ làm dụng cụ chân tay cho thế lực cầm quyền chỉ huy nay bị tách dần thành thực thể riêng biệt làm đối tượng cho lòng oán hận ngút trời của nhân dân.

Ngay cả những người ở vị trí bảo vệ thể chế hiện nay hoặc vì một lý do chủ quan nào đó do lịch sử để lại cũng phải lắc đầu ngao ngán trước nạn kiêu binh lộng hành, coi thường tính mạng người dân như cỏ rác qua vụ giết chết dã man anh Trịnh Xuân Tùng “vì mũ bảo hiểm” ngay giữa ban ngày, giữa lòng thủ đô Hà Nội.

Độc ác hơn, để ngăn chặn những lời than khóc của nhà anh Trịnh Xuân Tùng có nguy cơ biến thành những lời kêu gọi cho công lý toàn dân, công an đã bịt các nẽo đường đưa tang, khủng bố luôn cả những người theo tiễn nạn nhân về nơi mộ địa.

Điều trớ trêu là lúc công an chìm đã trà trộn vào đám ma lại ngang nhiên đi xe ôm chốt ở các nút giao thông mà không cần đội mũ bảo hiểm. Nhân dân Việt chỉ còn biết lắc đầu than thở trên đời này sao lại có thế lực ác đảng lộng hành, khinh trời miệt đất như thế?

Công an lo sợ những tiếng kêu đứt ruột trong ngày đám tang anh Trịnh Xuân Tùng hôm 23/3 trở thành những cơn òa vỡ thét gào của “tình trời nghĩa đất” biến phiên tòa Cù Huy Hà Vũ hôm sau đó vào ngày 24/3 (trùng với hôm Hà Nội bị động đất) trở thành phiên tòa lịch sử mà chánh án và bồi thẩm, đại diện cho nền bạo chính này bị lật ngược tư thế trước mặt nhân dân.

Việc dời ngày sang 4/4 chẳng qua là một chiến lược câu giờ để bộ công an tìm cách đối phó với quần chúng.

Định mệnh lại rơi vào ngày 4/4

Nhưng do quyết định trong lúc thất thần cho nên bộ công an đã quên mất việc dời sang ngày (4/4) chính là ngày trùng với vận hội lịch sử vô cùng quan trọng.

Đúng là đại sự trời sắp, thời điểm này của 85 về trước, nhà cách mạng Phan Chu Trinh đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 24/3/1926. Và đúng vào ngày 4/4/1926, lễ quốc tang nhà chí sĩ Phan Chu Trinh được tuyên bố hình thành, biến tang lễ trở thành cuộc vận động xuống đường vĩ đại với 60,000 - 100,000 người dân Sài Gòn tham dự.

Uỷ ban tổ chức tang lễ tuyên bố: “Nhà cách mạng Phan Chu Trinh suốt đời tranh đấu cho chính nghĩa quốc gia, cho áp bức của dân tộc, nay người tạ thế, thì toàn dân Việt nam phải có bổn phận làm tang lễ linh đình để mọi người công dân tham dự, đền đáp một phần công ơn của người đối với quốc gia dân tộc”. Trích Website Quê Hương Gò Công.

Với điều kiện thông tin in ấn hạn chế của đầu thế kỷ 20, thế mà nhân dân Sài Gòn đã vận động một cuộc xuống đường long trời lở đất tạo tiền đề cho những cuộc vận động đình công bãi khóa đối đầu với chế độ thực dân Pháp sau này.(Cảnh Quốc Tang ở Sài Gòn vào ngày 4/4/1926)

Vậy là kể từ lúc cụ Phan Chu Trinh tạ thế đến lúc lễ quốc tang do nhân dân Nam Kỳ phát khởi vừa đúng ngay thời điểm di dời phiên tòa Cù Huy Hà Vũ (24/3 - 4/4). Thật đúng là điềm “Song Tứ Vi Bát, Tiền Hung Hậu Cát”.

Với sự cổ vũ nhiệt tình cho tinh thần Cù Huy Hà Vũ của thời nay, nhân dân ta khắp mọi miền sẽ biến ngày 4/4/2011 thành một dàn đồng ca hợp xướng Nam Bắc kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam hãy trả lại tự do và nhân phẩm không những cho Cù Huy Hà Vũ mà còn những người Việt Nam vì có chính kiến khác biệt mà lâm vào chốn lao tù.

Vận hội “Thố Mao Long Khẩu” – da thỏ miệng rồng

Ngày 4/4/2011 theo âm lịch là ngày mồng 2 tháng 3 của năm Tân Mão. Theo lịch số dân gian Đông Á thì đây chính là ngày trước tiết Thanh Minh, 三月初二﹐清明前夕 (Tam Nguyệt Sơ Nhị, Thanh Minh Tiền Tịch), ngày sửa sang hương án bàn thờ, dâng hoa cho vong vị tổ tiên, đốt nhang đèn cho lễ tảo mộ: “Thanh Minh trong tiết tháng ba”.

Về phương diện duy linh hiện nay mà lý luận, đây là ngày hội tụ của những linh hồn về nhà thăm lại gia đường.

Cách đây vừa đúng 36 năm, năm1975, lại vào thời điểm này, nhân dân Việt Nam gặp thời chiến loạn. Nhiều người chết không có nấm mồ vì trận tổng tấn công miền Nam và dẫn đến những thảm cảnh thuyền nhân sau này. (Tuy chiêm tinh không phải là khoa học, nhưng những biến cố mang tính tình cờ liên tiếp xảy ra không thể mà người không suy nghĩ.)

Nhà tử vi Thiên Đức ở Califonia còn dự đoán 36 năm sau (ba con giáp), đây là cơ hội định mệnh khởi đầu cho một cuộc cách mạng “nắm tay mà trả lại” quyền tự quyết cho nhân dân - ít ra cũng được như thời thực dân phong kiến, thời của cụ Phan Chu Trinh của 85 năm về trước.

Thực sự, ngày Hai tháng Ba (tức tháng Thìn, rồng) của năm Tân Mẹo (mèo hoặc thỏ) theo khoa chiêm tinh nhâm độn là thuộc về “Thố Mao Long Khẩu” (da thỏ miệng rồng). Căn cứ theo ý chỉ diễn giải là nhân dân nhìn hiền hòa mềm yếu như thỏ nhưng khi mở miệng lên là tiếng gầm của rồng tạo nên muôn vạn âm hưởng vọng theo như thiên binh vạn mã làm thế lực tàn ác phải buông tay quay đầu.

Ngày 4/4 là ngày Dương lịch là ngày Song Tứ (雙四), theo phép đồng âm trong chữ Hán là trùng âm với chữ Tử, ngày Trùng Tử (có lẽ dành cho lực lượng công an ngoan cố, nợ máu với nhân dân, các chú công an hôm đấy mà nặng tay đánh đập thế nào cũng bị qủa báo cho mà xem).

Nếu nhân dân và các giới sĩ phu không chịu mở miệng thì coi là con thỏ đã chết rồi trước hang hùm miệng sói. Cùng nhau mở miệng thì lại thành miệng rồng, Song Tứ Vi Bát, hai con số bốn thì thành số tám (tiền hung hậu cát). Lại đem phép chiết tự chữ Hán ra mà đối chiếu chữ Tứ (四) chính là chữ Bát(八) nằm trong chữ Khẩu(口). Thật là vi diệu không sao nói hết. Nếu như nhà tử vi Thiên Đức đọc trúng một sách, luận cùng một kiểu thì những nhận định về mặt duy linh theo mô hình rõ ràng và trong sáng này không có gì là không hợp lý.

Tinh Thần Phan Chu Trinh

Lễ quốc táng Phan Chu Trinh có nhiều chi tiết về nghi thức mô phỏng theo quốc táng nhà cách mạng Tôn Dật Tiên, Trung Hoa. Sinh viên, học sinh nghỉ học. Công chức nghỉ trọn một ngày đưa tang. Các tiệm buôn, hàng quán đều đóng cửa tạm nghỉ. (Trích website Quê Hương Gò Công).

Tôn Dật Tiên, người đã làm nên cuộc Cách Mạng Tân Hợi 1911 (kỷ niệm ngày Song Thập 10/10) mà năm nay đúng 100 năm chu niên. Cho nên này ngày 4/4 này là chính là linh hồn cuộc “Cách Mạng Song Tứ” 4/4/2011 của Việt Nam đã được thai nghén cách đây 85 năm cũng không có gì là cường điệu.

Định mệnh đã đến trong tầm tay, ngày 4/4 nhân dân miền Nam xuống đường coi như là tưởng niệm 85 năm tang lễ cụ Phan Chu Trinh. Nhân dân miền Bắc hãy vì Cù Huy Hà Vũ. Nhân dân cả nước đồng lòng biến ngày 4/4 trở thành ngày toàn quốc mở miệng đòi nợ công lý cho những người con nước Việt bị nền bạo chính chôn vùi một cách bất nhân phi nghĩa.

Nhân dân Việt Nam chọn ngày 4/4 tức là ngày mồng 2 tháng 3 Tân Mẹo quyết tâm không chịu làm thỏ (Mão), làm mèo để bị bạo lực chà đạp mà mở miệng thành rồng để giành lại bầu trời.

Những vị thân bằng quý quyến của những bạn Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương… và bao nhiêu người khác như hãy đồng tâm “đánh trống kêu oan” vào ngày 4/4/2011. Ngay trước cổng tòa trước đây kết tội con, em, cha, chồng của mình, quý quyến hãy coi đây như là sự khởi đầu cho động lực đòi nợ công lý với lòng quyết tâm cao độ, quyết không chấp nhận một sự thỏa hiệp nào với công an cho đến khi người thân của mình được thả vô điều kiện.

Đây chính là một “trận chiến vô hình” giữa hai bên “lề trái lề phải” như nhà báo Đoan Trang đã viết trên facebook đang tới thời kỳ ác liệt đấu tranh cho một mặt trận pháp lý.Theo nhận định chung thì báo “lề phải” đang mất hẳn ưu thế áp đảo vì chính nghĩa đã mất.

Nếu coi đây là một trận “Long tranh Hổ đấu” trong cuộc vận động vì “tình trời nghĩa đất” thì con cọp dữ kia đã bị thất thần hồn, khí thế đã mất chỉ chờ nhân dân rượt đuổi.

Chỉ cần một tiếng hò reo, hai tiếng đồng thanh, ba bước xuống đường thì nhân dân ta như rồng thiêng cuồn cuộn lấy lại cả bầu trời ngay trong những ngày xuân Tân Mão.

Trần Đông Đức
@rfavietnam

High tech for Jasmine


Mỹ giúp các nhà tranh đấu phương tiện kỹ thuật tối tân

WASHINGTON (Reuters) - Trong thời gian không xa, khi các nhà tranh đấu cho dân chủ bị công an cảnh sát tịch thu điện thoại di động, họ chỉ cần bấm một nút “báo động” là sẽ xóa sạch các số điện thoại ghi lại trong máy và gửi ra tín hiệu báo động khẩn cấp đến các nhà tranh đấu khác.(Luật Sư Lê Thị Công Nhân tại phiên tòa ở Hà Nội ngày 11 tháng 5, 2007. Cô là một trong những nhà đấu tranh dân chủ thường xuyên bị an ninh Việt Nam theo dõi. (Hình: Frank Zellar/AFP/Getty Images)

Nút báo động này là một trong những kỹ thuật mới mà Bộ Ngoại Giao Mỹ đang tìm cách phổ biến cho các nhà tranh đấu dân chủ trên thế giới từ Trung Ðông sang đến Trung Quốc để chống lại các chế độ độc tài.

“Chúng tôi không muốn tiết lộ quá nhiều về việc này, vì nhiều người chúng tôi đang liên hệ sống trong những môi trường rất nhạy cảm,” theo lời ông Michael Posner, phụ tá ngoại trưởng Mỹ đặc trách nhân quyền và lao động.

Nỗ lực cung cấp các khả năng kỹ thuật cao là một phần trong kế hoạch của Ngoại Trưởng Hillary Rodham Clinton nhằm mở rộng sự tự do internet, qua vai trò quan trọng mà các phương tiện liên lạc trên mạng như Twitter và Facebook đóng góp vào các cuộc nổi dậy ở Iran, Ai Cập, Tunisia và các nơi khác.

Chính phủ Mỹ từ năm 2008 đến nay đã dành ra khoảng $50 triệu để cung cấp các khả năng kỹ thuật cao cho các nhà tranh đấu, cả về việc tránh né các “tường lửa” cũng như phương cách bảo vệ nguồn thông tin liên lạc của họ tránh sự xâm nhập của chính quyền.

“Chúng tôi đang làm việc với một nhóm cung cấp khả năng kỹ thuật, cho họ các món trợ cấp nhỏ,” theo ông Posner.

“Chúng tôi làm việc như các nhà đầu tư kỹ thuật. Chúng tôi kiếm những người có sáng kiến để ứng dụng các phát kiến của họ cho cộng đồng mà chúng tôi muốn bảo vệ.”

Chính phủ Mỹ khởi sự công khai vận dụng khả năng kỹ thuật internet khi vào năm 2009 yêu cầu Twitter tạm ngưng kế hoạch bảo trì vốn sẽ cản trở nỗ lực kêu gọi biểu tình của người tranh đấu tại Iran.

Hoa Kỳ đã trợ giúp tài chánh để giúp huấn luyện khoảng 5,000 nhà tranh đấu trên toàn thế giới về cách sử dụng kỹ thuật mới để đối phó với chính quyền tại quốc gia họ.

Tuy nhiên, ông Posner cũng công nhận rằng nỗ lực của Mỹ nhằm phát triển các kỹ thuật này cũng có rủi ro.

Các phương tiện nhằm bảo đảm bí mật trên mạng cho giới tranh đấu cũng có thể được dùng bởi thành phần ma túy hay khủng bố, gây ra các khó khăn mới cho giới an ninh ở ngay tại Mỹ. (V.Giang)

Tuesday, March 29, 2011

CS Viet Nam & Trung Quốc


Giấy chứng nhận làm... Người

Trên đoàn tàu, cô soát vé hết sức xinh đẹp cứ nhìn chằm chằm vào người đàn ông lớn tuổi áng chừng đi làm thuê, hạch sách:

-Vé tàu!

Người đàn ông lớn tuổi lục khắp người từ trên xuống dưới một thôi một hồi, cuối cùng tìm thấy vé, nhưng cứ cầm trong tay không muốn chìa ra.

Cô soát vé liếc nhìn vào tay anh, cười trách móc:

- Đây là vé trẻ em.

Người đàn ông đứng tuổi đỏ bằng mặt, nhỏ nhẹ đáp:

- Vé trẻ em chẳng phải ngang giá vé người tàn tật hay sao?

Giá vé trẻ em và người tàn tật đều bằng một nửa vé, đương nhiên cô soát vé biết. Cô nhìn kỹ người đàn ông một lúc rồi hỏi:

- Anh là người tàn tật?

- Vâng, tôi là người tàn tật.

- Vậy anh cho tôi xem giấy chứng nhận tàn tật.

Người đàn ông tỏ ra căng thẳng. Anh đáp:

- Tôi... không có giấy tờ. Khi mua vé cô bán vé bảo tôi đưa giấy chứng nhận tàn tật, không biết làm thế nào, tôi đã mua vé trẻ em

Cô soát vé cười gằn:

- Không có giấy chứng nhận tàn tật, làm sao chứng minh được anh là người tàn tật?

Người đàn ông đứng tuổi im lặng, khe khẽ tháo giầy, rồi vén ống quần lên - Anh chỉ còn một nửa bàn chân.

Cô soát vé liếc nhìn, bảo:

- Tôi cần xem chừng từ, tức là quyển sổ có in mấy chữ "Giấy chứng nhận tàn tật", có đóng con dấu bằng thép của Hội người tàn tật!

Người đàn ông đứng tuổi có khuôn mặt quả dưa đắng, giải thích:

- Tôi không có hộ khẩu của địa phương, người ta không cấp sổ tàn tật cho tôi. Hơn nữa, tôi làm việc trên công trường của tư nhân. Sau khi xảy ra sự cố ông chủ bỏ chạy, tôi cũng không có tiền đến bệnh viện giám định...

Trưởng tàu nghe tin, đến hỏi tình hình.

Người đàn ông đứng tuổi một lần nữa trình bày với trưởng tàu, mình là người tàn tật, đã mua một chiếc vé có giá trị bằng vé của người tàn tật ...

Trưởng tàu cũng hỏi:

- Giấy chứng nhận tàn tật của anh đâu?

Người đàn ông đứng tuổi trả lời anh không có giấy chứng nhận tàn tật, sau đó anh cho Trưởng tàu xem nửa bàn chân của mình.

Trưởng tàu ngay đến nhìn cũng không thèm nhìn, cứ nhất quyết nói:

- Chúng tôi chỉ xem giấy chứng nhận, không xem người. Có giấy chứng nhận tàn tật chính là người tàn tật, có giấy chứng nhận tàn tật mới được hưởng chế độ ưu đãi vé người tàn tật. Anh mau mau mua vé bổ sung.

Người đứng tuổi bỗng thẫn thờ. Anh lục khắp lượt các túi trên người và hành lý, chỉ có bốn đồng, hoàn toàn không đủ mua vé bổ sung. Anh nhăn nhó và nói với trưởng tàu như khóc:

- Sau khi bàn chân tôi bị máy cán đứt một nửa, không bao giờ còn đi làm được nữa. Không có tiền, ngay đến về quê cũng không về nổi. Nửa vé này cũng do bà con đồng hương góp mỗi người một ít để mua giùm, xin ông mở lượng hải hà, giơ cao đánh khẽ, nương bàn tay cao quý, tha cho tôi.

Trưởng tàu nói kiên quyết:

- Không được.

Thừa dịp, cô soát vé nói với Trưởng tàu:

- Bắt anh ta lên đầu tàu xúc than, coi như làm lao động nghĩa vụ.

Nghĩ một lát, trưởng tàu đồng ý:

- Cũng được.

Một đồng chí lão thành ngồi đối diện với người đàn ông đứng tuổi tỏ ra chướng tai gai mắt, đứng phắt lên nhìn chằm chằm vào mắt vị trưởng tàu, hỏi:

- Anh có phải đàn ông không?

Vị trưởng tàu không hiểu, hỏi lại:

- Chuyện này có liên quan gì đến tôi có là đàn ông hay không?

- Anh hãy trả lời tôi, anh có phải đàn ông hay không?

- Đương nhiên tôi là đàn ông!

- Anh dùng cái gì để chứng minh anh là đàn ông? Anh đưa giấy chứng nhận đàn ông của mình cho mọi người xem xem?

Mọi người chung quanh cười rộ lên.

Thừ người ra một lát, vị truởng tàu nói:

- Một người đàn ông to lớn như tôi đang đứng đây, lẽ nào lại là đàn ông giả?

Đồng chí lão thành lắc lắc đầu, nói:

- Tôi cũng giống anh chị, chỉ xem chứng từ, không xem người, có giấy chứng nhận đàn ông sẽ là đàn ông, không có giấy chứng nhận đàn ông không phải đàn ông.

Vị trưởng tàu tịt ngóp, ngay một lúc không biết ứng phó ra sao.

Cô soát vé đứng ra giải vây cho Trưởng tàu. Cô nói với đồng chí lão thành:

- Tôi không phải đàn ông, có chuyện gì ông cứ nói với tôi.

Đồng chí lão thành chỉ vào mặt chị ta, nói thẳng thừng:

- Cô hoàn toàn không phải người!

Cô soát vé bỗng nổi cơn tam bành, nói the thé:

- Ông ăn nói sạch sẽ một chút. Tôi không là người thì là gì?

Đồng chí lão thành vẫn bình tĩnh, cười ranh mãnh, ông nói:

- Cô là người ư? Cô đưa giấy chứng nhận "người" của cô ra xem nào...

Mọi hành khách chung quanh lại cười ầm lên một lần nữa. Chỉ có một người không cười.

Vũ Công Hoan dịch
Úc Thanh (Trung Quốc) @Chungta.com

Saturday, March 26, 2011

USA


Mỹ sắp hết thời thực phẩm rẻ mạt

Ðồ ăn Mỹ chỉ chiếm 10% thu nhập, so với 70% ở nước khác.

(L.A. Times) - Giới tiêu thụ Mỹ từ lâu đã hưởng một sự xa xỉ mà ít người khác có thể khoe khoang: Thừa thãi các thực phẩm với giá có thể kham nổi.

Nhưng với giá lúa mì, bắp và các thực phẩm hàng ngày khác đang tăng vọt, vài nhà kinh tế và khoa học gia đang tự hỏi liệu chuyện đó có thể kéo dài bao lâu nữa.

Hôm Thứ Tư, 16 Tháng Ba, Bộ Lao Ðộng Hoa Kỳ báo cáo rằng thực phẩm giá sỉ đã tăng 3.9% trong Tháng Hai so với Tháng Giêng, là mức tăng hàng tháng cao nhất trong 37 năm nay. Các nhà kinh tế dự đoán sẽ thấy một sự gia tăng tương tự trong giá thực phẩm bán lẻ khi Bộ Lao Ðộng công bố chỉ số giá tiêu thụ vào ngày Thứ Năm.

“Giá thực phẩm đã gia tăng nhanh chóng hơn, bởi vì các phí tổn bên dưới đã thực sự tăng vọt. Bạn sẽ thấy vài thành phần trong thực phẩm tăng 40%, 50%, 60% so với năm ngoái,” theo lời ông Ephraim Leibtag, một kinh tế gia tại Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ.

Các kinh tế gia cảnh cáo rằng giá cả như vậy có thể sẽ giữ nguyên ở mức cao trong năm nay và có thể lâu hơn nhiều, bị thúc đẩy bởi một tập hợp các yếu tố: Sự mất giá của đồng đô la Mỹ, sự phát triển trong sản lượng mùa màng đang chậm lại, bất ổn chính trị tại vùng Trung Ðông, giá dầu cao và một sự lưu tâm trở lại về nhiên liệu sinh học có nguồn gốc mùa màng.

Các kiểu mẫu thời tiết khắc nghiệt, điều mà vài nhà khoa học quy lỗi cho sự thay đổi khí hậu, đang làm cho vấn nạn phức tạp thêm. Những trận lụt ở Úc đã tàn phá phần lớn vụ mùa lúa mì, trong khi một vụ hạn hán đe dọa mùa màng của Trung Quốc.

Vài nhà phân tích nói vẫn còn quá sớm để nói ảnh hưởng kinh tế rộng lớn hơn sẽ như thế nào vì trận động đất ngày 11 Tháng Ba, sóng thần và cuộc khủng hoảng hạt nhân đang gia tăng ở Nhật. Nhưng họ cảnh cáo rằng thiên tai, thêm vào sự rối loạn ở Trung Ðông và Bắc Phi, có thể làm sự hồi phục kinh tế ở Hoa Kỳ chậm lại.

Họ lo ngại rằng ngay cả một sự gia tăng tạm thời về chi phí thực phẩm cũng có thể làm cho người mua sắm một lần nữa khép chặt túi tiền của họ.

Người tiêu thụ Mỹ chỉ chi tiêu khoảng 10% lợi tức hàng năm của họ về thực phẩm, tuy nhiên người Mỹ vốn đang nao núng tại các trạm bơm xăng và tại các quầy tính tiền của siêu thị. Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ tiên liệu rằng giá thực phẩm sẽ tăng từ 3% đến 4% trong năm nay.

Giá nông sản đang tăng đáng kể. Tháng này, PepsiCo nói họ đã tăng giá nước cam ép hiệu Tropicana khoảng 8%, sau khi nhiệt độ lạnh kỷ lục làm cho cam mất mùa ở Florida. Ðối thủ Coca-Cola Co. đã tăng giá về các sản phẩm nhãn hiệu Minute Maid của họ.

Một vài trong số các gia tăng lớn nhất được dự đoán trong lãnh vực thịt, giữa lúc giá thực phẩm nuôi gia súc tăng gấp đôi trong năm ngoái. Công ty sản xuất thịt Smithfield Foods Inc. mới đây lưu ý rằng người tiêu thụ sẽ trả nhiều hơn về thịt và sườn trong mùa thịt nướng vào Mùa Hè này.

Trước khi xảy ra thảm họa ở Nhật, giá thực phẩm trên thế giới đã lên tới một mức cao kỷ lục trong năm nay, giữa lúc kho dự trữ các hàng hóa then chốt giảm bớt.

Nhu cầu gia tăng tại Trung Quốc, Ấn Ðộ và các nước đang phát triển khác cũng đang đẩy giá cả lên, giữa lúc giai cấp trung lưu đang phát triển hiện tiêu thụ protein nhiều hơn. Theo Bộ Nông Nghiệp của Trung Quốc, người Trung Quốc tại đô thị tiêu thụ gà tính theo đầu người nhiều hơn 219% từ 1983 đến 2006.

Tại những nơi khác trên thế giới, nơi dân chúng chi tiêu từ 30% đến 70% hoặc nhiều hơn lợi tức hàng năm của họ cho thực phẩm, tình trạng đói đang gia tăng, Ngân Hàng Thế Giới đã báo cáo rằng có tới 44 triệu người bị lâm vào tình trạng đói bởi vì chi phí thực phẩm gia tăng. Ðiều đó, mặt khác, đã đổ dầu vào lửa cuộc xung đột ở Libya và giúp lật đổ các nhà lãnh đạo ở Tunisia và Ai Cập trong những tháng gần đây.

Hiện giờ, người ta ngày càng lo ngại sẽ tái diễn những vụ bạo động vì thực phẩm trên khắp thế giới như trong những năm 2007 và 2008. (n.n.)