Saturday, April 30, 2011

Viet Nam


Chống “ngoại xâm” bằng “ngoại nhân”
 

Cách nay 36 năm, chiến tranh Việt Nam kết thúc với chiến thắng thuộc về những người Cộng sản.
Cuộc chiến kéo dài 21 năm, do những người Cộng sản miền Bắc tiến hành, được cho là cuộc chiến “chống giặc ngoại xâm”, dần dần cho thấy, thực chất đây không phải là mục đích của cuộc chiến.(Tàu hải quân HQ-504 đến cảng Vũng Tàu, miền Nam Việt Nam chở người tị nạn tại biến cố 30/4/1975   AFP photo)

Câu hỏi được đặt ra, vì sao những người cộng sản chiến thắng? Ngoài những sai lầm của chính quyền miền Nam và đồng minh Hoa Kỳ mà giới phân tích đã nêu ra từ trước tới nay, còn có nguyên nhân nào khác?

Đánh tráo mục đích cuộc chiến

Cuộc chiến Bắc – Nam được những người Cộng sản gọi là chiến tranh “chống Mỹ cứu nước”, “giải phóng dân tộc”, nhưng gần đây, qua các tài liệu mới được giải mật, ai cũng có thể thấy, về thực chất, đó chỉ là cuộc chiến của những người Cộng sản, muốn biến Việt Nam thành một quốc gia Xã hội Chủ nghĩa.
Có nhiều bằng chứng cho thấy, khi phát động cái gọi là cuộc chiến “chống ngoại xâm”, những người lãnh đạo Cộng sản đều hiểu rằng, sự hiện diện của người Mỹ ở miền Nam chỉ nhằm ngăn chặn Chủ nghĩa Cộng sản, chứ hoàn toàn không phải để chiếm miền Nam làm thuộc địa như những gì mà họ tuyên truyền.
Có thể dùng chính các ý kiến của ông Hồ Chí Minh để dẫn chứng về việc giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam hiểu một cách tường tận tại sao người Mỹ có mặt và hỗ trợ chính quyền miền Nam Việt Nam.

Ngay từ năm 1944, ông Hồ Chí Minh đã từng hợp tác với Sở Hành động Chiến lược (OSS) và Sở Thông tin Chiến tranh (OWI) của Hoa Kỳ, và phía Mỹ đã từng giúp quân du kích Việt Minh chống lại Nhật.
Qua các tuyên bố của chính phủ Mỹ, lãnh đạo miền Bắc, Việt Nam hiểu rất rõ Hoa Kỳ không có ý định chiếm Việt Nam làm thuộc địa. Sách “Hồ Chí Minh Toàn tập”, tại trang 90, tập 4, đã đăng bài trả lời báo chí về các tuyên bố của Tổng thống Mỹ Truman, liên quan đến các nước Đông Nam Á, ngày 2 tháng 11 năm 1945, ông Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Điểm thứ nhất ‘Hoa Kỳ không nghĩ tới một sự mở mang bờ cõi nào vì những mục đích ích kỷ’. Về điều này từ trước đến nay dân tộc Việt Nam đã hiểu rõ chính sách quang minh của Mỹ, nhất là từ ngày Mỹ thừa nhận Phi Luật Tân độc lập, thì dân VN càng tin tưởng chính sách rộng rãi của Mỹ”.

Không những ông Hồ Chí Minh hiểu rõ điều đó, mà chính ông Hồ Chí Minh đã từng xác nhận rằng, Hoa Kỳ luôn bênh vực cho tự do, độc lập của các dân tộc khác trong khu vực. Báo Cứu quốc, cơ quan ngôn luận của Tổng bộ Việt Minh, hôm 31 tháng 12 năm 1945 có đăng bài “Thế giới với Việt Nam”, trong đó ông Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng ta không thể quên nước bạn của chúng ta là nước Mỹ, một nước dân chủ bao giờ cũng bênh vực sự tự do, độc lập cho các dân tộc nhỏ yếu. Thấy bọn thực dân Pháp và Hà Lan đang hoành hành ở miền Nam, Á châu, Tổng thống Tơruman (Truman) lên tiếng cảnh cáo bằng lời tuyên bố trong ngày Hải quân ở Nữu Ước: 'Tất cả các dân tộc đã bị vũ lực đè nén đều được giải phóng nếu sự thay đổi ấy thích hợp với quyền lợi của họ. Tất cả các dân tộc đều được tự trị lấy xứ sở mình. Họ phải có một chính phủ tự trị của họ’.”

Sau khi hiệp định Geneva được ký, nhận ra Việt Nam xung phong làm tiền đồn của khối Cộng sản ở Đông Nam Á, quyết tâm giúp Liên Xô truyền bá Chủ nghĩa Cộng sản trong khu vực, Hoa Kỳ mới hỗ trợ cho chính phủ miền Nam Việt Nam, chống lại sự bành trướng của Chủ nghĩa Cộng sản trên toàn Việt Nam.
Tuy hiểu rõ lập trường của Mỹ trong vấn đề hỗ trợ miền Nam, thế nhưng, lúc phát động chiến tranh, giới lãnh đạo Cộng sản vẫn đánh tráo mục đích cuộc chiến. Trong tuyên truyền, họ bảo: "Mỹ là một tân đế quốc, can thiệp vào miền Nam để biến miền Nam thành thuộc địa, một căn cứ quân sự của Mỹ”, và kêu gọi toàn dân đứng lên “giải phóng miền Nam thoát khỏi ách thống trị tàn bạo của đế quốc Mỹ”.

Chính lối tuyên truyền đó đã kích động hàng triệu người Việt không tiếc máu xương, không ngại hy sinh mạng sống của mình, bởi họ tin rằng, cần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Hàng triệu người đó không hề biết rằng, họ đã chiến đấu và hy sinh cho sự bành trướng của Chủ nghĩa Cộng sản, nay đã bị phá sản gần như trên toàn thế giới.
Trong một lần trả lời phỏng vấn Đài Á châu Tự do, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tụ, bút danh Hà Sỹ Phu – một trong những người sống cùng thời với hàng triệu người chấp nhận hy sinh để Việt Nam trở thành một quốc gia Cộng sản – nhận định: “Chủ nghĩa Cộng sản đã lẻn vào Việt Nam qua cổng chống ngoại xâm, chứ nó không vào theo cổng chính của đất nước, thông qua vọng gác của trí tuệ. Cho nên giới khoa học, tức là giới tinh hoa của đất nước, từ trước tới nay không đủ năng lực để rà soát chủ nghĩa đó về mặt trí tuệ. Trái lại nó đã bị chủ nghĩa đó lôi cuốn, biến thành kẻ tòng phạm đắc lực”. 

Dùng “ngoại nhân” để chống “ngoại xâm”

Tuy là phía phát động cuộc chiến “chống ngoại xâm”, thế nhưng giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đã bí mật cho phép rất nhiều “ngoại nhân” từ Liên Xô, Trung Quốc và một số quốc gia Cộng sản khác đến Việt Nam tham chiến, chống lại đồng bào của mình. Hàng loạt tài liệu mới được giải mật trong thời gian vừa qua cho thấy, tuy giới lãnh đạo Cộng sản miền Bắc lên án kịch liệt về sự hiện diện của lính Mỹ ở miền Nam, nhưng ngay tại miền Bắc, luôn có rất nhiều lính Liên Xô, Trung Quốc.

Sử gia Dan Ford dựa trên một số tài liệu, cho biết, ngoài 320.000 người Trung Quốc có mặt ở Việt Nam mà các nhà sử học nhắc tới, có khoảng 22.000 người Liên Xô đã từng phục vụ ở Việt Nam với vai trò cố vấn và tham gia lực lượng phòng không, không quân. Sự hiện diện của những người lính Liên Xô này đã bị cả giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam lẫn giới lãnh đạo Cộng sản Liên Xô phủ nhận cho đến khi chế độ cộng sản ở Liên Xô sụp đổ.
Năm 2008, Đài truyền hình Nga, Russia Today, cho biết, đã có hàng ngàn binh lính Liên Xô tham gia chiến đấu tại miền Bắc Việt Nam. Ông Nikolay Kolesnik, một cựu chiến binh Liên Xô đã từng chiến đấu ở miền Bắc Việt Nam, cho biết: "Chúng tôi chính thức được mọi người biết đến như là một nhóm chuyên gia quân sự. Người chỉ huy đơn giản được gọi là chuyên gia cao cấp. Như vậy, về mặt kỹ thuật, không có đơn vị Liên Xô nào tại Việt Nam. Điều duy nhất chúng tôi biết rằng chúng tôi là dân Liên Xô, binh lính Liên Xô, và chúng tôi phải làm bất cứ điều gì để ngăn chặn các cuộc không kích. Đó là những gì chúng tôi đã làm".

Đáng nói là ngay vào lúc những người lãnh đạo chính quyền Cộng sản ở miền Bắc cho phép sự hiện diện của các cố vấn, chuyên gia quân sự, cũng như binh lính nước ngoài cầm vũ khí vào Việt Nam, thì họ vẫn lên án sự có mặt của các cố vấn Mỹ ở miền Nam. Ông Hồ Chí Minh đã từng phản đối chính phủ Hoa Kỳ, về các cố vấn Mỹ ở miền Nam. Ông nói: "Danh từ 'cố vấn' dùng để ngụy trang số binh sĩ Mỹ, không lừa bịp được ai cả".

Sau khi có khá nhiều tài liệu liên quan đến sự tham gia của quân đội Liên Xô vào cuộc chiến Việt Nam được Nga bạch hóa, cách nay vài năm, báo chí Việt Nam cũng bắt đầu xác nhận về sự hiện diện của quân đội Liên Xô trong cuộc chiến Việt Nam. Một trong những bài báo này đã giới thiệu nhật ký của một đại tá Liên Xô, nguyên văn như sau: “Ngày 24-7-1965, trong vùng rừng núi, chúng tôi triển khai tên lửa SAM. Vừa ngụy trang xong, chúng tôi phát hiện máy bay Mỹ bay về hướng Hà Nội, theo hai tuyến, chỉ cách trận địa tên lửa 10km. Đơn vị tên lửa AA bên cạnh nổ súng đầu tiên và họ đã thành công: hai tên lửa bắn trúng đích. Chúng tôi cũng hạ được một máy bay và sau đó còn đánh gục được một máy bay trinh sát không người lái”.

Tháng 4 năm 1975, cuộc chiến Việt Nam kết thúc. Chứng kiến thực tế Việt Nam, không ít người đã từng cầm súng hoặc hy sinh cho công cuộc “chống ngoại xâm”, may mắn còn sống, bắt đầu tự hỏi về sự cần thiết của cuộc chiến được gọi là “chống ngoại xâm”, kéo dài trong 21 năm, cũng như mục tiêu của cuộc chiến. Đã có rất nhiều người trong số họ cảm thấy hối tiếc và phản kháng về những bất toàn của một chính thể, hình thành bởi máu xương của hàng triệu triệu người.

Ngọc Trân
Đọc thêm : rfavn1 - rfavn2

New American Home


Inside the New American Home


While housing, and homebuilding in particular, have taken a massive hit due to the Great Recession, many housing experts do not expect this trend to continue long term as more unemployed Americans get back to work, empty-nesters begin to downsize or build their dream homes, and 'boomerang kids' who were “doubling-up,” or living with their extended family, decide to move out of Mom and Dad’s basement and strike out on their own.
According to the National Association of Home Builders, this “pent-up demand” for new homes is expected to increase only slightly in the coming months, but the new homes to enter the market will be tailor-made to fit Americans’ changing needs and desires in the post-recession years.(Experts say the New American Home is small but smartly designed.Photo: Dan Sandoval)

 “What’s driving it all is affordability,” says John McIlwain, senior fellow for housing at the Urban Land Institute in Washington, D.C., who notes that high unemployment, credit and student loan debt, stricter mortgage rules and a surplus of foreclosed homes will likely continue to scare many first-time buyers from the housing market and keep new home construction relatively slow.
The McMansion home of pre-recession years is on the way out, but a quality home with “well-designed bones” that is relatively inexpensive to operate has become more desirable, says McIlwain.
MainStreet talked to homebuilding experts to learn more about some of the key features home shoppers can expect to find in the new American home this year. Read on to learn all about the modern-day dream home and what not to expect on your house-hunting adventures.

Utility & Value

Homebuilders will continue to scale back on luxury add-ons, which are becoming more of an afterthought, says McIlwain, as homebuyers opt for a more modest and functional home, rather than a McMansion with a Jacuzzi and a heated pool.
“People are looking for shelter and value,” says Stephen Mellman, director of economic services for the National Association of Home Builders in Washington, D.C. “Everyone has their own lifestyle and they want to find a home to enhance their lifestyle and make it more efficient.”
Also with affordability still a huge factor for homebuyers, buying a new home no longer entails “doing fancy things” just for the sake of making a boom era statement, nor does it mean sinking the greater chunk of your cash into a long-term investment, as “the likelihood that that house value will appreciate is extraordinarily remote,” notes McIlwain.
The most noteworthy trend this year is that homebuyers are beginning to see their home as an extension of their lifestyle, whether that means making a strategic move from the suburbs for a shorter commute, having more proximity to downtown hotspots or finding a way to downsize after the children have flown the coop.
“This is shelter,” Mellman agrees, “it isn’t just an investment to sell in a year; you’re going to live here and raise your kids here and that colors everything: how you design it and what you’ll enjoy."

Fuss-Free Kitchens

Whether your lifestyle is fast-paced or decidedly more conservative, Americans are spending more time in the kitchen and less in the formal dining room, which is starting to disappear. The reasons behind this shift vary from more Americans deciding to cook their own dinner to save on the costs of eating out or our increasing dependence on a usable kitchen that can entertain family and friends. As a result, spacious, eat-in kitchens that open up to the common room are now a huge trend for homebuilders in 2011, and the dining room, once its own separate space, is now simply designated by a table and chandelier, as people “try to do more with less,” says Mellman.(Eating meals with a view of the kitchen is considered 'in'.Photo: Zillow)

“You want an open kitchen because when you’re doing the cooking and entertaining, everybody gathers in the kitchen,” McIlwain says, noting Americans’ casual lifestyle and our ongoing obsession with food. “You don’t have a maid in the kitchen, but [when you’re cooking] you want to be part of the action. Cooking has become part of the whole entertainment process. And for couples, cooking together is a team sport, rather than an individual sport.”
But despite being the center of attention, the new American home’s kitchen doesn’t look quite as glamorous as it used to.
“The gourmet kitchen is on the way out,” says Mellman. “You don’t need eight burners” or a Vulcan stove, Mellman says. Americans post-recession are focused on standard appliances that they know they will use every day.
“A great stove, a fridge with an ice-maker and water filters, two sinks, a quiet wash dishwasher, or the equivalent—it doesn’t have to be commercial kitchen grade, but a decent quality kitchen that’s easy to move around in, and therefore cook in, with plenty of counter space and that’s easy to hang out in” is where the homebuilding trend is going, McIlwain says.

To save on kitchen construction costs, Dan Sandoval, a homebuilder with Republic Homebuilders in Fredericksburg, Va., says homebuyers are also forgoing traditionally pricey granite countertops for standard laminate countertops.
“Five years ago, they wouldn’t have sold, but now they’re OK,” he says of the materials. “It’s nice-looking, but very affordable,” unlike the dining room, which buyers now consider “wasted space” and an unattractive feature, says Sandoval.
“What I hear from customers is that they just don’t use it,” he says. “They don’t eat in there every Sunday, like their parents used to do. That’s not their lifestyle.”
Smaller Square Footage

It isn’t your imagination—the new American homes are actually getting smaller, according to a National Association of Home Builders’ report, The New Home in 2015.
In it, the NAHB found that the average size of single-family homes completed in 2009 dropped to 2,438 square feet, and in the first half of 2010, the average size of new homes completed continued its slide, dropping to 2,378 square feet.

What’s more, according to the NAHB study, bedrooms and baths have also downsized as well, as the share of single-family homes with four bedrooms or more has declined for three consecutive years, from 39% in 2005 and 2006 to 35% in the first half of 2010, and most new homes completed in 2008 and 2009 had either 2 or 2.5 baths (68%).(The Great Room living space resonates more than ever.Photo: Zillow)

So what’s the story behind all these shrinking homes? “New homes that are being built by and large are tending to be smaller because that makes them more affordable,” explains McIlwain, who adds that “even the very wealthy will buy a home much smaller than they could afford,” just to cut back on living costs or perhaps to funnel their money into retirement savings and other mid-life goals.
As a result, certain rooms, like the formal dining room and traditional living room, are becoming extinct species or taking new forms in the combination spaces that are beginning to crop up, such as the eat-in kitchen and dining area, or the second or third bedroom, which has begun to do double-duty as a home office, McIlwain says. “Whether they’re working at home or having a room to keep personal information, such as taxes, an in-home office is more to take care of personal matters,” adds Sandoval.
Meanwhile, Mellman says stairways are moving from their traditional post in the front of the house, or entrance/foyer, to the back and the side, in yet another effort by homebuilders to curtail construction costs and provide more room.

Energy-Efficient Materials

EnergyStar homes have become the gold standard, but homebuyers remain hesitant to splurge on solar roofs or eco-friendly siding, says Mellman.
“Some of my customers inquire about those systems, but they don’t see the return on it,” Sandoval explains about pricey green add-ons. “It’s too costly at this time. Unfortunately, a lot of our customers have lost a lot of their retirement in the stock market, and they’re just trying to get a basic house to last them in their retirement. They would love to have those sorts of things, but they have to think of the costs.”
Tax breaks also play a role, and the lack of them in Virginia makes them even less appealing for prospective homebuyers, says Sandoval. Adds Mellman: “People want to have a green home and incorporate those features, but to a certain extent they’re not going to stretch themselves to get those things. Also, appraisers weren’t including those things for awhile, so a home would sell for less than its actual value and the cost of construction.”
Still, energy-efficiency has become a mainstay for empty-nesters looking to cut down the costs of heating and cooling a home, while other amenities, like EnergyStar windows, are becoming more commonplace and widely embraced.
“Green is no longer an amenity,” says McIlwain. “EnergyStar, EnergyStar windows, very efficient HVAC systems, siding to take advantage of solar power—those are the homes that are selling and they’re becoming the standard. They’re materials you’ve got be attuned to.”

Jill Krasny
Apr 29, 2011

Friday, April 29, 2011

USA vs CHINA


Mỹ vay tiền và vờn Trung Quốc trong cuộc chơi tiền tệ


Cách đây mấy bữa, tôi có trao đổi với bạn hữu trên Facebook về tình hình kinh tế toàn cầu và chuyện Trung Quốc trong vòng một thập niên nữa có thể đuổi kịp Hoa Kỳ về tổng thu nhập nội địa (GDP).(Tranh biếm hoạ Ben Bernanke rải tiền trên thành phố Thượng Hải - Investletter.com

Nói là có thể đuổi kịp về GDP thôi, chứ về thu nhập bình quân tính trên đầu người thì có lẽ một vạn mùa quýt nữa Trung Quốc cũng khó bắt kịp với số dân trên 1,3 tỷ người và hàng trăm triệu người ở vùng nông thôn và miền núi vẫn đang sống dưới mức nghèo khổ.

Theo Quỹ Tiện tệ Quốc tế, thu nhập đầu người (GDP per capita) của Trung Quốc trong năm 2010 là 4.382 USD, so với của Mỹ là 47.284 USD.

Hơn nữa, Hoa Kỳ là một quốc gia có các định chế dân chủ vững chắc, với một nền kinh tế năng động, sáng tạo và luôn tìm ra được chính sách thích ứng với hoàn cảnh, thậm chí với các cuộc khủng hoảng. Trong khi Trung Quốc duy trì một cơ chế kinh tế tư bản nửa vời, chịu áp lực chi phối quá mạnh mẽ bởi nhà nước độc quyền và vẫn còn chủ yếu dựa vào xuất khẩu, bên cạnh nguy cơ bất ổn về chính trị xã hội luôn hiện hữu.

Trung Quốc hiện nay là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ. Trong bài “China: The new landlord of the U.S” trên CNNMoney, ngày 18 tháng 1 năm 2011, phân tích chủ đề này tác giả Paul R. La Monica cho biết Cục Ngân khố Hoa Kỳ thông báo Trung Quốc hiện sở hữu 895,6 tỷ đô la trái phiếu kho bạc Mỹ, có nghĩa là giảm từ 906,8 tỷ đô la so với một tháng trước đó và là sự suy giảm đầu tiên giá trị trái phiếu nợ của Trung Quốc kể từ tháng Sáu 2010. Trong một tháng mà giảm giá trị 11,2 tỷ đô la, quả là không nhỏ tý nào!

Trong cuộc mạn đàm trên Facebook tôi có nhắc lại nhận xét dí dỏm của một người bạn thân của tôi là Szymon Moldewhawer. Szymon Moldewhawer đã từng là Trưởng đại diện Văn phòng Thương mại của Mỹ tại Warsaw, Ba Lan.

Szymon Moldewhawer nói với tôi rằng, tớ đưa ra cho cậu một bức tranh đơn giản về chuyện nợ nần giữa Trung Quốc và Mỹ. Thế này nhé, một thằng Mỹ đầu tư vào Trung Quốc, ví dụ 1 tỷ đô la. Nhưng hắn ta cóc thèm mang tiền từ Mỹ vào Trung Quốc mà lấy ngay tiền của Trung Quốc thông qua các tác vụ tài chính từ khoản Trung Quốc cho Mỹ vay qua việc mua trái phiếu kho bạc Mỹ. Nên nhớ rằng, chính phủ Mỹ khi phát hành trái phiếu không phải lấy tiền chỉ để chi dụng cho các nhu cầu nội địa, mà dành đến 60% cho đầu tư ở nước ngoài. Số tiền này mang lại lợi nhuận lớn, đặc biệt là từ thị trường Trung Quốc tiềm tàng. Bây giờ ta có một phép tính số học của học sinh cấp 1: Ví dụ thằng Apple lấy tiền của Trung Quốc, tận dụng nhân công rẻ mạt của Trung Quốc, sản xuất ra một cái iPad cứ cho là 100 đô la chẳng hạn. Sản phẩm được xuất qua Mỹ và nhiều nước khác, bán với giá 500 đô la. Tiền lãi chảy hết vào túi thằng Mỹ. Thằng Trung Quốc nghèo hơn, cho thằng Mỹ giàu hơn vay tiền, còn thằng Mỹ thì láu cá kiếm lợi nhuận ngay trên lưng thằng cho vay, tớ hỏi cậu ai khôn hơn ai? Đây là tớ chưa nói tới việc thằng đi vay lại là cái thằng in ra đồng tiền đó. Chỉ cần nó phá giá một tý thôi, giá trị trái phiếu có thể mất đi vài trăm triệu đô la, nếu không nói đến vài tỷ, trong chốc lát!

Ông bạn tôi cười thích thú và thêm rằng, kinh doanh tiền tệ trên thế giới khó ai khôn ngoan và điếm đàng hơn tư bản Mỹ!

Không lâu sau cuộc chuyện trò trên đây, thực tế đã chứng minh điều người bạn tôi phác hoạ là đúng.

Vào tháng 10 năm ngoái Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (The Federal Reserve System), viết tắt là FED (cũng có thể hiểu tương tự như Ngân hàng trung ương) đã thông báo một chương trình có biệt hiệu là QE2.

Đây là chính sách được gọi là nới lỏng định lượng, trong đó FED công bố kế hoạch mua lại 600 tỷ đô la trái phiếu kho bạc dài hạn từ tháng 10 năm 2010, nhằm mục đích cung cấp vốn mới, hỗ trợ nền kinh tế các khoản tín dụng rẻ.

Ngay sau khi FED công bố, Trung Quốc đã cao giọng chỉ trích chương trình QE2 này.

Kế hoạch mua lại trái phiếu của FED dẫn đến một đồng đô la yếu hơn và lãi suất cao hơn, do đó làm giảm giá trị trái phiếu kho bạc mà Trung Quốc đang nắm giữ, như chúng ta đã thấy ở trên.

Trong ngày thứ Tư, 27 tháng 4 năm 2011, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã ấn định tỷ lệ lãi suất nằm trong khoảng 0-0,25 phần trăm và tuyên bố giữ nguyên quyết định mua lại trái phiếu với tổng số tiền 600 tỷ đô la.

Giám đốc FED, ông Ben Bernanke, tại buổi họp báo cùng ngày cho biết Ủy ban Thị trường Mở đã có quyết định đầu tiên cho việc duy trì chính sách tái đầu tư các quỹ từ chứng khoán.

Sau cuộc họp hai ngày trước đó, FED kết luận rằng, "sự phục hồi kinh tế Mỹ đang ở tốc độ vừa phải, và tình hình thị trường lao động cải thiện dần dần"; "Sự gia tăng lạm phát, đặc biệt là việc tăng giá nguyên liệu trong thời gian gần đây, có vẻ như là quá độ. Tình hình thị trường bất động sản vẫn còn yếu".

Quyết định về tỷ lệ lãi suất trên phù hợp với những gì các nhà phân tích đã dự đoán, và không gây ra phản ứng nào lớn. Tuy nhiên sự chú ý của thị trường trong khi chờ quyết định của FED đã tập trung vào cái khác, cụ thể là, điều gì tiếp theo chương trình mua lại trái phiếu mà trên thực tế là in thêm tiền để bơm vào nền kinh tế 600 tỷ đô la.

Ông Bernanke nói thêm rằng, kết thúc chương trình mua lại trái phiếu dài hạn với giá trị 600 tỷ đô la vào tháng 6 này, FED sẽ tiếp tục theo dõi khối lượng đầu tư vào trái phiếu kho bạc trong ánh sáng của các thông tin mới nhất, sẵn sàng điều chỉnh đầu tư trái phiếu ở mức tốt nhất nhằm bảo đảm việc làm tối đa trong nền kinh tế Hoa Kỳ và ổn định giá.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Giám đốc FED Ben Bernanke có mặt và kết thúc một cuộc họp báo.

Chưa biết phản ứng mới của Trung Quốc với quyết định mới của FED. Tuy nhiên để ứng phó, Trung Quốc có thể phải bắt đầu bán trái phiếu nợ ra.

Ngoài ra, người ta cho rằng, Trung Quốc đang tìm cách đa dạng hóa trái phiếu nợ của ngân hàng trung ương và có thể chuyển sang trái phiếu khu vực đồng euro, một ngoại tệ mạnh nhưng tính ổn định đang đặt trước nhiều dấu hỏi khi hàng loạt các nước khu vực đồng euro như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ireland… đang vật lộn với khủng hoảng nợ công.

Cũng có người tin rằng Trung Quốc đã sử dụng các đại lý tại Vương quốc Anh để vực giá trị kho bạc lên. Giá trị hàng hoá sẽ hiển thị trên các cổ phiếu của Vương quốc Anh, không phải của Trung Quốc.

Một câu đặt câu hỏi đặt ra là trong tương lai, nếu Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phát hành trái phiếu kho bạc mới, thì Trung Quốc có tiếp tục mua nữa hay không?

Cái khó nằm ở chỗ là Trung Quốc vẫn phải mua, vì Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu quan trọng và lớn nhất của Trung Quốc, là “căn cứ địa” bảo đảm công việc làm cho hàng chục triệu, nếu không nó là hàng trăm triệu người lao động Trung Quốc. Một biến động lớn trên thị trường lao động sẽ là một thảm hoạ cho ổn định xã hội, điều mà các nhà lãnh đạo Bắc Kinh không bao giờ muốn xảy ra, bằng mọi giá.

Trong cuộc chơi khó khăn này, anh Mỹ có vẻ như được nước, tha hồ mè nheo, õng ẹo rằng, anh cho vay thì tôi mới có tiền trả hàng hoá, còn Trung Quốc dù rất khó chịu, phàn nàn anh Mỹ khôn thì vừa thôi, đừng quá đáng. Nhưng rồi cuối cùng Trung Quốc cũng phải đồng ý nếu cò kè được lãi suất cao hơn. Trừ phi anh Mỹ không muốn vay thêm!

Kiểu gì thì bác Sam nhà ta vẫn đứng ở thế lợi hơn.

Kết thúc bài báo trên CNNMoney, tác giả Paul R. La Monica nêu ra một câu ngạn ngữ xưa: "Nếu ngân hàng cho bạn vay một ngàn đô la, ngân hàng là ông chủ của bạn. Nhưng nếu ngân hàng cho bạn vay một triệu đô la, bạn sẽ là ông chủ của ngân hàng" (If the bank lends you a thousand dollars, the bank owns you. But if the bank lends you a million dollars, you own the bank).

Nghe ra có vẻ diễu cợt và hài hước quá!

Lê Diễn Đức
@rfavnblog

Tuesday, April 26, 2011

Bà Ngô Đình Nhu


Bà Ngô Đình Nhu "tha thứ" hết


  WESTMINSTER (NV) - “Tôi chỉ muốn dùng chữ bể oan cừu để nói về cuộc đời của bà Nhu. Với tôi, bà luôn là một người đàn bà giỏi, đức hạnh và biết tha thứ.” Ông Trương Phú Thứ, người duy nhất có những cuộc tiếp xúc với bà Ngô Ðình Nhu, cũng là người sẽ xuất bản quyển hồi ký của cựu đệ nhất phu nhân này, nói với phóng viên Người Việt hôm Thứ Hai.

Bà Nhu, nhũ danh Trần Lệ Xuân, qua đời hôm Chủ Nhật Phục Sinh trong một bệnh viện ở Rome. Bà “trút hơi thở cuối cùng thanh thản và an bình với tất cả các con và cháu nội ngoại quây quần bên giường bệnh,” theo tin ông Thứ gởi ra bằng email. “Bà đã nhận lãnh các phép bí tích cuối cùng với tràn đầy ân sủng của Chúa Phục Sinh.”(Bà Ngô Ðình Nhu quan sát dinh tổng thống bị thả bom năm 1962. (Hình: Life)

Nói chuyện qua điện thoại từ Seattle, ông Thứ, một trong số những người Việt Nam hiếm hoi có dịp gặp gỡ, trò chuyện với bà Nhu từ sau chính biến 1963 cho đến ngày bà mất, chia sẻ cảm nghĩ, “Ðứng trên phương diện tình cảm con người, bất kỳ sự ra đi của một người nào cũng đều là tin buồn, là sự mất mát. Nhưng riêng trường hợp của bà Nhu, tôi lại cảm thấy mừng cho bà, người đàn bà trung trinh tiết hạnh, thờ chồng nuôi con.”

Cái mừng của ông Thứ là cái mừng của một giáo dân tin vào nước Chúa. Ông Thứ nói trong sự xúc động, “Bà đã sống thui thủi gần suốt cả nửa thế kỷ trong một căn apartment, để làm gì? Ðể hy vọng đến một ngày nào đó được gặp lại người chồng của mình, người mà lúc ông chết, bà đã không được nhìn mặt, không được lo chôn cất, không được đeo khăn tang. Giờ thì bà đã được gặp chồng bà. Chính vì vậy mà tôi mừng cho bà.”

Có rất nhiều những lời dị nghị về người vợ ông cố vấn Ngô Ðình Nhu và là em dâu Tổng Thống Ngô Ðình Diệm. Tuy nhiên, thời gian gần 50 năm sống gần như ẩn dật, không giao thiệp với bất cứ ai có liên quan đến chính trường, không lập gia đình dù đang ở độ tuổi đẹp nhất của một người phụ nữ, dù có nhiều người chính khách, nhiều nhà tài phiệt trên thế giới đeo đuổi, muốn giúp đỡ “bà đều lắc đầu, ở vậy nuôi các con học thành tài,” cũng đủ cho thấy bà là một phụ nữ “rất hay”. Ông Thứ, người đã “quen biết gia đình bà Trần Lệ Xuân từ khi còn nhỏ,” nhận xét như thế.

Sau thời gian dài sống một mình ở Pháp, 3 năm trước khi mất, “lúc sức khỏe bắt đầu suy yếu,” bà Nhu sang Ý sống cùng gia đình người con trai lớn là Ngô Ðình Trác.

Bà Nhu mất vì bệnh già, sau gần một tháng nằm bệnh viện. Bà ra đi có sự chứng kiến đầy đủ của các con bà, gồm gia đình Ngô Ðình Trác, Ngô Ðình Lệ Quyên sống cùng bà tại Ý, và Ngô Ðình Quỳnh từ Bỉ cũng kịp quay về.

Lễ tang của cựu Ðệ Nhất Phu Nhân Ngô Ðình Nhu được tổ chức tại Ý “rất đơn giản, kín đáo, và chỉ trong vòng gia đình”, theo lời một vị linh mục người Ý.

Về quyển hồi ký bà Ngô Ðình Nhu

Ông Trương Phú Thứ, người chịu trách nhiệm xuất bản quyển hồi ký của bà Ngô Ðình Nhu nói với Người Việt, “Nếu bà còn sống, chúng tôi dự định sẽ xuất bản sách vào khoảng tháng 9, tháng 10 năm nay. Nhưng giờ bà đã mất, thời gian ra mắt quyển hồi ký có thể phải trễ hơn.”

Quyển hồi ký này được bà Nhu viết trong thời gian khá dài, có thể đến 10 năm, bằng tiếng Pháp. Lúc đầu, bà dự định sẽ tự dịch ra tiếng Anh và tiếng Ý. Sau đó sẽ xuất bản bằng 4 thứ tiếng là Anh, Pháp, Ý và Việt.

Tuy nhiên, về sau sức khỏe không cho phép, bà Nhu chỉ viết bằng tiếng Pháp, “loại tiếng Pháp thượng thừa, hay hơn cả người Pháp viết,” theo nhận xét của ông Thứ. Ông Thứ, cùng ông Nguyễn Kim Quý, một người có bằng tiến sĩ về văn chương Pháp, hiện đang ở Oregon, sẽ dịch sang tiếng Việt.

“Hồi ký của bà Nhu sắp tới sẽ chỉ xuất bản bằng tiếng Việt,” ông Thứ khẳng định.

Chia sẻ về nội dung quyển hồi ký với phóng viên Người Việt, người chịu trách nhiệm dịch thuật, in ấn và phát hành cho biết, “Nếu ai tò mò muốn biết những chuyện thuộc về thâm cung bí sử của gia đình họ Ngô, hay muốn nghe bà Nhu thanh minh, cải chính những chuyện bịa đặt về bà, như bà có 17 tỷ Mỹ kim, trong khi bán cả Sài Gòn lúc ấy có được 17 tỷ đô la hay không... thì sẽ không thể tìm thấy trong quyển hồi ký này.”

Thay vì tiết lộ chuyện giật gân, cuốn sách đưa suy nghĩ, tư tưởng của bà Nhu đến cho người đọc. Ông Thứ nói:

“Quyển sách này là những vấn đề bà ấp ủ, bà muốn đưa những suy nghĩ, những tư tưởng của bà đến với mọi người, để mọi người hiểu. Hồi ký của bà không phải như cách người ta vẫn thường viết về những kỷ niệm, những hồi tưởng, những chuyện lớn, chuyện nhỏ, chuyện vui chuyện buồn đã xảy ra trong đời. Quyển sách này đáp ứng những chuyện cao hơn, xa hơn.”

Những tư tưởng hận thù, những lời nói động chạm hay nặng nề đến những người đã làm đảo chính, lật đổ Tổng Thống Ngô Ðình Diệm và giết chết chồng bà, cố vấn Ngô Ðình Nhu, đều không được nhắc đến trong hồi ký.

“Anh Thứ à, những chuyện người ta nói xấu về tôi thì tôi không biết. Nhưng nếu họ có nói xấu tôi, thì tôi cũng tha thứ hết.” Bà Ngô Ðình Nhu đã nói như thế, theo lời ông Trương Phú Thứ.

Ngọc Lan
Đọc thêm : nguoi-viet1 - nguoi-viet2 - yahoonews - vantuyen - BBC - BBC -

Sunday, April 24, 2011

Orchid Lâm Quỳnh


Tung Cánh Chim Tìm Về Tổ Ấm

Nếu gặp gỡ mà tôi có được với bà quả phụ Huy Cận, là một gặp gỡ “Ngậm Ngùi”, vì sự ra đi vĩnh viễn của tác giả “Lửa Thiêng;” thì cuộc gặp gỡ tôi có được với tác giả những ca khúc đã trở thành bất tử, như “Mơ Hoa,” như “Ngày Về,” “Quê Hương, “Khúc Hát Thương Binh”...lại là một gặp gỡ đầm ấm, hạnh phúc trong căn nhà nằm sâu một con ngõ, phố cổ, Hà Nội, Hàng Bạc.

Tôi nghĩ, cảm nhận của tôi, tối thiểu cũng đã không sai, trước nụ cười, vẻ rạng rỡ, nét sang cả, phong cách khuê các không bị thời gian ác độc, lấy đi khỏi gương mặt, giọng nói của bà Kim Châu . Người phụ nữ hoa khôi, nổi tiếng một thời của Hà Thành . Người bạn đời như một chiếc phao cưu mang nhạc sĩ Hoàng Giác trên dưới sáu mươi năm . Người đàn bà hương sắc một thời, đã mở rộng vòng tay đón tôi
“Tung cánh chim tìm về tổ ấm / Nơi sống bao ngày giờ đằm thắm...”

Đúng vậy! Ngay khi vừa đến trước ngôi nhà nhỏ bé của nhạc sĩ Hoàng Giác, dòng nhạc đầu tiên của ca khúc “Ngày Về” đã thánh thót tới run rẩy vang lên trong tôi...
Chỉ mấy ca từ đơn giản vậy thôi mà, tôi bỗng nhận ra, như một khám phá ngỡ ngàng về chính mình:
“Ô! hóa ra tôi đã lớn rồi ư? Tôi đã trưởng thành? Đã đủ lông cánh để một mình bay nửa vòng trái đất. Thực hiện lấy cho mình một “ngày về”? Ngày về lại: “Nơi sống bao ngày giờ đằm thắm...” Dù nơi chốn mang tên quê hương, mang tên “đằm thắm” kia, có với tôi, không được bao lâu. Nhưng đó vẫn là “tổ ấm” đầu tiên của tôi.
“Tổ ấm” lớn, nơi tôi trải qua một phần tuổi thơ của mình. Nơi tôi muốn trở lại tìm kiếm tình yêu thứ nhất. Cái tình yêu dành cho căn nhà nhỏ,û trong một khu cư xá , nơi tôi chào đời. Cái tình yêu dành cho những con đường tuổi thơ tôi đi qua. Ngôi trường tôi đã học. Sân chơi tôi đã sống với đôi mắt và, trái tim mở lớn, lúc nào cùng háo hức tiếp thu thế giới lạ lẫm, quyến rũ muôn mầu. Nơi tôi có những đứa bạn, tôi từng quấn quýt, yêu thương. Như yêu thương phần lấp lánh đáng yêu nhất của đời mình.
Tất cả những thứ tình yêu đó, đã như những cánh cửa đời sống cực lớn, mở rộng, dẫn đường đi tới hôm nay.
“Tung cánh chim tìm về tổ ấm...”

Chỉ mấy ca từ đơn giản vậy thôi, mà mỗi giây, âm vang một khuếch đại trong tôi, như những dòng thác ầm ầm đập dội bốn vách tường ký ức.
Ô! Hóa ra tôi không chỉ có một tổ ấm nhỏ bé là ngôi nhà ở gần một góc đường, thành phố Garden Grove, tiểu bang California, với bố mẹ và H.”
Hóa ra tôi không chỉ có một “tổ ấm” bao lần to lớn hơn, là quê hương,mà tôi còn có nhiều “tổ ấm” khác nữa? Một trong những “tổ ấm” khác nữa đó, chính là cái “tổ ấm” trong “Ngày Về” của nhạc sĩ Hoàng Giác. Một thứ “tổ ấm” rất riêng mà hóa chung, cho mọi người.
Thứ “tổ ấm” của tình yêu nguồn cội. Thứ “tổ ấm” của “nơi sống bao ngày giờ đằm thắm...” Và, giờ đây, giây phút này, tôi sắp được bước vào. Bước vào “tổ ấm” của “tổ ấm” Hoàng Giác.
Thời gian chia tay với “nơi sống bao ngày giờ đằm thắm” để xuất ngoại, tôi còn nhỏ lắm. Nhưng chẳng vì thế mà tôi không thấm thía, không muốn chảy nước mắt khi, “Nhớ phút chia ly ngại ngùng bước chân đi / luyến tiếc bao nhiêu ngày xanh...”
Tôi nghĩ không biết có quá sai chăng, khi tin rằng bất cứ ai, một khi đã có tình yêu với đất nước, với nơi chôn nhau cắt rốn của mình, thì dù ở độ tuổi nào, tình yêu ấy cũng vẫn là một tình yêu thực, đến có thể sờ mó, cầm nắm được.
Sự khác nhau, nếu có, chỉ ở nhận thức của mỗi cá nhân, mỗi độ tuổi mà thôi.
Khi phải chia tay với “nơi sống bao ngày giờ đằm thắm,” ở tuổi còn rất thơ dại, tình yêu thực ấy, với tôi, rất thực!

Vào những giờ phút trước khi lìa bỏ căn nhà đã ở, tôi đăm đăm nhìn chiếc sân chung rộng thênh, chứng nhân của biết bao cảnh ngộ khóc cười! Nơi mỗi sáng, tôi chờ đợi tới nuối lòng, những gánh quà rong. Nơi tôi lăn những vành bánh xe đạp đầu tiên. Những cuối tuần, ngó mông lung đường cái, chờ bạn.
Đó cũng là lúc tôi ngắm nhìn từng bốn bờ tường, nơi những cuốn lịch được gỡ xuống, treo lên, bao năm chỗ ấy. Nơi những khung hình không bảo vệ nổi sự xâm chiếm thầm lặng nhưng tàn nhẫn của thời gian. Khiến những tấm ảnh gia đình, người thân, còn mất vàng phai, nhòe ố. Nơi có chiếc ghế tôi quen ngồi. Chiếc bàn những bữa cơm. Chiếc quạt máy chóc ngóc góc nhà, khi chạy khi ngưng...nhìn tôi, hấp háy ngạc nhiên. Nơi tủ sách của mẹ,tôi từng tần ngần, thèm khát ngắm nghía bao lần, với câu hỏi:
“Bao giờ ta mới được tự do (dù phải bắt ghế) rút những cuốn sách muốn đọc, trong tầng tầng sách vở kia?...” Và tức chết đi được, mỗi khi nhờ anh Cu Quân lấy giùm, lại tốn mất một cây cà rem.
Khi phải chia tay với “nơi sống bao ngày giờ đằm thắm,” ở độ tuổi còn rất thơ dại, tình yêu thực ấy, với tôi, rất thực.
Vào những giờ phút cuối cùng trước khi lên xe ra phi trường, tôi nắm tay Diễm My. Nhìn sâu trong mắt bạn. Tôi hứa hẹn sẽ viết thư cho Diễm My. Tôi cam kết học xong, trưởng thành, tự lập rồi...tôi sẽ trở về kiếm My. Tôi nói với bạn bằng tất cả nỗi ngậm ngùi thơ dại, (như một thứ thề bồi trai gái;) khiến cả hai cùng muốn chảy nước mắt.
“Nhớ phút chia ly ngại ngùng bước chân đi / luyến tiếc bao nhiêu ngày xanh...”

Tôi nghĩ không biết có quá sai chăng, khi tin rằng, chẳng cuộc đời nào không có ít nhất một lần, “ngại ngùng bước chân đi...” Chẳng cuộc đời nào, không có ít nhất một lần “luyến tiếc...ngày xanh!” Cũng như chẳng cuộc đời nào, không có ít nhất một lần “tha thiết mong tìm về bạn cũ...” Cũng hệt như tôi vẫn đinh ninh (sau nhiều lần òa khóc) rằng, đã là con người, dù cứng rắn mấy, ai chẳng đôi lần, nước mắt.
Giờ đây, tôi đã trở về. Tôi trở về, đứng tại đầu nguồn, nơi phát xuất cái “tổ ấm” nhắc nhở, khuyến khích, thôi thúc tôi phải “ tung cánh chim tìm về tổ ấm...”
Tôi không biết có phải âm vang biển dội của “Ngày Về;” hay sự sống lại với quá khứ “nhớ phút chia ly ngại ngùng bước chân đi;” hoặc cụ thể hơn, lát nữa đây, tôi sẽ được chiêm ngưỡng cha đẻ của “Ngày Về,” (một trong vài ca khúc ươm mầm thương nhớ quê hương, trong tâm hồn tôi,) là tác nhân chính khiến tôi nôn nao, choáng váng?
Tôi nghĩ, có thể không riêng một yếu tố nào, mà tất cả...Tất cả “đất trời” của những điều vừa kể, đã tác thành cảm thức rưng rưng mỗi giây một thêm bồng bột trong tôi.
Và, tôi cũng không biết có phải vì tôi chăm chắm, hồi hộp nghĩ tới chuyện được diện kiến nhạc sĩ Hoàng Giác, nên phần nào tôi đã bất ngờ, ngỡ ngàng khi người đầu tiên tiếp tôi, lại là bà Hoàng Giác!
Tôi cũng không hiểu lý do gì, khiến tôi cứ chắc mẩm, người tôi gặp đầu tiên, sẽ là tác giả của những ca khúc như “Mơ Hoa,” “Ngày Về”....mà không phải bà Hoàng Giác!
Tôi cũng không biết phản ứng của tôi sẽ ra sao, thế nào, nếu tôi không nhận được vòng tay rộn rã tình thương của bà.
Nhưng giờ đây, mọi chuyện đã qua một cách suông sẻ.

Bà Kim Châu thương yêu cầm tay, dắt tôi bước vào cái khoảng không gian có phần khiêm tốn, thanh bạch, nhưng không kém phần đầm ấm của ông bà.
Bà reo vui giới thiệu tôi với nhạc sĩ Hoàng Giác. Bà nói với ông, về tôi, như thể tôi là đứa cháu được bà thương yêu nhất, lâu ngày mới gặp lại. Một đứa cháu nhỏ nhít bày đặt “tung cánh chim tìm về tổ ấm...”
Bà chỉ tôi ngồi xuống chiếc ghế cách nhạc sĩ Hoàng Giác một chiếc bàn nước nhỏ. Nụ cười đôn hậu, an bình của tác giả “Ngày Về” gửi sang tôi niềm hân hoan bồng bềnh. Nhưng giữa những chân tóc đã bạc của ông, tôi vẫn thấy lấp ló đâu đó, ít nhiều nhẫn nhịn, chịu đựng.

Tôi đặt bàn tay nhỏ bé, run rẩy của mình, lên bàn tay tài hoa của ông. Tôi nghe được những đợt hơi ấm (từ trái tim ông,) ân cần chuyền qua tôi. Không một khoảng cách. Tuy nhiên, nếu không có sự đon đả, cởi mở đầy tình thân của bà, chắc tôi sẽ không biết nên mở lời, nên nói với ông điều gì...
Bà Hoàng Giác!
Tôi chợt nhớ tới điều mẹ tôi thường nhắc nhở tôi:
“Chẳng phải khi không một người phụ nữ bỗng trở thành bà Văn Cao, bà Huy Cận...”
Tôi tiếc mẹ tôi không ở bên cạnh, lúc này, để tôi có dịp xác nhận:
“Đúng đấy, mẹ ơi! Chẳng phải khi không mà bà Kim Châu trở thành bà Hoàng Giác, mẹ ạ.”
Tôi càng thấy tiếc hơn nữa, sự vắng mặt mẹ tôi, lúc bà Hoàng Giác mang cuốn album lưu giữ từng bản nhạc của Hoàng Giác, kèm theo ảnh chân dung những người con gái được coi là linh hồn hay nguồn gốc của những tình khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Giác.

Bà thân ái chỉ tôi thấy từng người. Kể vanh vách từng tên tuổi, thành tích “kẻ thù” của bà, bằng giọng ngân nga tự tin... Nhưng bà vẫn không che dấu được ít nhiều biếm nhẽ khi tôi chỉ bức hình người con gái rất đẹp, đi kèm bản nhạc “Mơ Hoa.” Tôi những tưởng đó là chân dung thời thiếu nữ của bà. Đâu ngờ, bà lắc đầu, cười bao dung, buông gọn:
“Bà làm gì mà...tân thời được đến thế, con!...”
Tôi nhìn qua ông. Tác giả “Mơ Hoa” đã bước qua tuổi 80 nhưng nét phong nhã của một nghệ sĩ đất Thăng Long vẫn còn lưu luyến, thân ái chưa chia tay ông. Ông nhìn lại tôi, với nụ cười hóm hỉnh. Không một lời, ông chỉ gục gặc đầu, nửa như xác nhận, nửa như xấu hổ...

Sau câu chuyện của một thứ nữ...“Thập diện mai phục”(Mẹ tôi thường gọi như thế) từ quá khứ, bà Hoàng Giác quay về với những nơi chốn, những “ngày giờ đằm thắm...” Bắt đầu từ cuộc hôn nhân giữa bà và, nhạc sĩ Hoàng Giác.
Nói về cuộc hôn nhân mà định mệnh (rất hiếm khi rộng lượng,) đã gõ và mở lớn cánh cửa ước mơ thầm kín của mình, bà kể, trước ngày toàn quốc kháng chiến, năm 1945, theo ghi nhận của một một số người cùng thời, thì bà được coi là hoa khôi đường Quán Thánh.
Sinh trưởng trong một gia đình nho phong nề nếp, sắc đẹp của bà Hoàng Giác không chỉ là đề tài trên môi của nhiều tài tử, giai nhân; bà còn là niềm mơ ước thầm kín của rất nhiều chàng trai Hà Thành.
Nhưng những người này đâu biết rằng, chỉ sau một vài lần theo cha mẹ tham dự mấy buổi trình diễn nhạc tại nhà Hát Lớn Hà Nội, trái tim thanh khiết của cô hoa khôi đường Quán Thánh đã thầm trao gửi cho tiếng hát, tiếng đàn của người nhạc sĩ trẻ tuổi mang tên Hoàng Giác.

Tôi nghĩ, điều nên nhấn mạnh ở đây là, không chỉ những người theo đuổi bà, mà ngay người nhạc sĩ trẻ tuổi mang tên Hoàng Giác, cũng không hề hay biết trái tim nàng Kim Châu đã ký thác cho ông, như một ước nguyền trăm năm, bất biến.
Bà kể, có thể khi ấy, tác giả “Ngày Về” vẫn chưa ra khỏi giấc mơ đầu đời, bất hạnh! Bà nói:
“Ông vẫn còn mụ người vì cái cô hàng xóm, đã lấy chồng, người khiến ông viết bài “Mơ Hoa,” con à!...”

Tới đây, không một chút ý hướng bênh vực nào hết, tôi trộm nghĩ, nếu không có giấc mơ bẽ bàng kia, liệu nền tân nhạc Việt Nam, giai đoạn mở đường, có thể có một Hoàng Giác, nhạc sĩ mà tài năng được thực chứng ngay tự ca khúc đầu tay “Mơ Hoa”? Một tác phẩm nằm trong dòng lãng mạn, nhưng không quá sướt mướt, bi lụy, như đa số những ca khúc tiền chiến, mở đường:
“Tan giấc mơ hoa / bóng người khuất xa / đôi đường từ đây / ai bước đi không hẹn ngày / người tuy xa cách / nhưng lòng ta khắc ghi / bên đèn một bóng / tháng ngày chờ mong...” (Trích ca khúc “Mơ Hoa.”)
Tôi lại nghĩ, biết đâu, chính vì cái tâm sự “bên đèn một bóng / tháng ngày chờ mong” của nhạc sĩ Hoàng Giác, đã chẳng khiến nàng Kim Châu “nhận ra” tính thủy chung một cách “thành khẩn” của tác giả... Nên chi, khi Hoàng Giác cất tiếng hát...ông đã vô tình làm thành một giấc “Mơ Hoa” khác, âm thầm thắp sáng trái tim thiếu nữ chớm biết tương tư của nàng Kim Châu?
Biết đâu, từ giấc “Mơ Hoa” với “bên đèn...một bóng...” của Hoàng Giác, “quan hệ” với một người con gái khác, lại chẳng trở thành một giấc “Mơ hoa...mới” với “bên đèn...đôi bóng” của người con gái hoa khôi đường Quán Thánh?
Tuy nhiên, tôi hằng nghĩ (hy vọng không sai lắm,) rằng, mỗi con người, dù ở tuổi nào, đều có cho riêng mình, những giấc mơ...hoa. Và, giấc mơ...hoa đó, chỉ có thể thành sự thực, nếu định mệnh cay nghiệt chịu nhắm mắt, quay lưng, để thần may mắn mỉm cười với kẻ đó.

Bà Hoàng Giác kể rất thành thật rằng, giống như thần may mắn đã mỉm cười với bà, với giấc “Mơ Hoa” thầm kín của bà, khi song thân tác giả “Ngày Về” nhờ người mai mối bà, cho con trai của họ.
Lúc đó, nhạc sĩ Hoàng Giác của chúng ta, đã 28 tuổi nhưng vẫn còn “bên đèn một bóng”...
“Con có biết rằng, đàn ông con trai thời đó, 28 tuổi mà vẫn chưa có vợ thì kể như là...trai già rồi đấy...” bà Hoàng Giác dí dỏm, âu yếm nhìn chồng sau câu nói.
Trở lại với “tình sử” của mình, bà Hoàng Giác tiết lộ, trong gặp gỡ đầu tiên kia, chỉ riêng bà biết, định mệnh đã nghe được lời khẩn nguyện tha thiết của bà. Trong khi tác giả “Mơ Hoa” lại tựï hỏi, ông ngủ mơ chăng(?), khi nàng Kim Châu nhận lời cầu hôn của ông? Tới giờ chót, ông vẫn còn hồi hộp, lo lắng...
Bà Hoàng Giác nói, sở dĩ có chuyện nhạc sĩ Hoàng Giác “hồi hộp, lo lắng” vì ngay khi có tin “Hoàng Giác cầu hôn Kim Châu” dư luận Hà Thành đã xôn xao, bàn tán...
Rất nhiều người bằng nhiều hình thức khác nhau, lên tiếng cảnh cáo, can ngăn bố mẹ bà không nên gả con gái cho một anh chàng nhạc sĩ “nghèo rớt mồng tơi!” Nhưng bà quyết liệt cho thấy, nếu không phải là nhạc sĩ Hoàng Giác thì bà sẽ không lấy bất cứ một người đàn ông nào khác, dù giầu có, hoặc địa vị tới đâu.
Để kết luận chuyện tình đẹp của mình, bà bảo:
“Lúc đám cưới diễn ra, bà vừa đúng 19 tuổi con à!”

Nghe tới đây, tự dưng hình ảnh bà Huy Cận buổi chiều, bên cửa sổ, trong căn phòng khách sạn nơi tôi ở tạm, bỗng trỗi bật. Tôi thấy gờn gợn như nghe được tiếng ho lục khục của định mệnh trớ trêu, an bài. Tôi suýt buột miệng:
“...Con không biết bà có thấy bà may mắn một ngàn lần hơn bà Huy Cận?”
Và, cũng thật may mắn cho tôi, khi sau đó, bà Hoàng Giác quay lại khúc phim gia đình ly tán!
Đó là thời gian toàn quốc kháng chiến chống Pháp. Hà Nội sơ tán. Nhạc sĩ Hoàng Giác tham gia đoàn Tuyên Truyền Xung Phong. Trong lần được phép về thăm vợ con (khi đó đã tản cư tới Phúc Yên,) để đánh dấu ngày gặp lại, Hoàng Giác viết “Ngày Về.” Một “Ngày Về” ngợi ca tình yêu. Một “Ngày Về” đơm hoa cho quá khứ đã tan nát... Một “Ngày Về” mà, “tổ ấm” đôi lứa, cũng là tổ quốc - - người yêu trong ca khúc, cũng là quê hương... Và ca từ (lời 1) đầy đủ, như sau:
“Tung cánh chim tìm về tổ ấm / Nơi sống bao ngày giờ đằm thắm / nhớ phút chia ly, ngại ngùng bước chân đi / luyến tiếc bao nhiêu ngày xanh / Tha thiết mong tìm về bạn cũ / nhưng cánh chim mịt mùng bạt gió / vắng tiếng chim xanh ngày vui hót tung mây / mờ khuất xa xôi nghìn phương / Trên đường tha hương, vui gió sương / riêng lòng ta mang nỗi nhớ thương / âm thầm thương tiếc cho ngày về / tìm lại đường tơ nay đã dứt / Nghe tiếng chim chiều về gọi gió / như tiếng tơ lòng người bạc phước / Nhắp chén men say còn vương bóng quê hương / dừng bước tha hương lòng đau.” (Theo: dactrung.com)

Nhưng, phải chăng sự liên tưởng từ một tiểu gia đình, thành tổ quốc, lớn rộng? - - Từ một người vợ thương yêu, nhỏ bé, tội nghiệp...tới một quê hương đau thương, chìm trong binh lửa...được chuyển tải tới đám đông bằng giai điệu cực kỳ thiết tha; khiến những người dễ mủi lòng, có thể chảy nước mắt...
Bà Hoàng Giác còn kể cho tôi nghe cái tai nạn bất ngờ mà ca khúc “Ngày Về” mang lại! Đúng hơn, đó là cơn bão khủng khiếp đã úp chụp xuống gia đình bà.
Bà nói, vào khoảng giữa thập niên 1960, khi Miền Nam Việt Nam, dùng Ca khúc “Ngày Về” của nhạc sĩ Hoàng Giác, làm nhạc hiệu cho chương trình phát thanh Chiêu Hồi!

Là thế hệ 1.1/2, khi tôi được sinh ra thì, miền Nam Việt Nam đã mất .
Tôi không có một chút ý niệm, dù mơ hồ nào về thời thế, chính trị của đất nước trước năm 1975. Luôn cả những sáng tác thuộc lãnh vực văn học và nghệ thuật, thời gian còn ở Việt Nam, tôi cũng không hay biết, không tiếp cận...mãi cho tới khi tôi được theo mẹ qua Canada.
Tôi muốn nói, trong ghi nhận non nớt của tôi, trước sau “Ngày Về” vẫn là một tình khúc cảm động. Ca khúc ngợi ca một tình yêu dù vẫn còn, hay đã vĩnh viễn biến mất. Vẫn trong ghi nhận non nớt của tôi thì, “Ngày Về” của Hoàng Giác là ngày về với tình yêu dành cho Kim Châu - - Dành cho những người thân yêu và, quá khứ “đầm ấm” một thời thanh bình của ông.

Trong khi “Ngày Về” của tôi, là ngày về của một đứa nhỏ cũng với...tình yêu...Nhưng là thứ tình yêu thơ dại. Tình yêu dành cho ấu thơ, đã qua. Tình yêu dành cho căn nhà tôi đã ở. Ngôi trường tôi đã học. Những sân chơi chứng kiến ngày tôi thêm lớn. Những con đường, những hè phố tôi đã tới lui. Và, những người “bạn cũ” thân yêu một thời, tôi đã có.
“Ngày về’ của tôi sau mười mấy năm, cũng tương tự như “ngày về” của nhạc sĩ Hoàng Giác, cách nay trên nửa thế kỷ. Cũng là “Tha thiết mong tìm về bạn cũ...” Cũng bùi ngùi khi phải đối diện với “nhưng...cánh chim mịt mùng bạt gió...”
Khác nhau chăng là “cánh chim mịt mùng bạt gió,” ở đây, với tôi, là căn nhỏ xưa đã đổi. Sân trường cũ đã thay. Phố phường đã...”quy hoạch.” Những người bạn thơ ấu của tôi một thời, đã lớn. Họ đã trưởng thành. (Như tôi,) họ đã vào đời. Không ít người đã chẳng hề còn ở địa chỉ cũ - - Và, bạn bè xưa, cũng không một ai biết, nay những người đó, phiêu bạt nơi đâu!
Tôi nghĩ, đó cũng là một thứ “...mịt mùng bạt gió!” Một dạng “Vắng tiếng chim xanh ngày vui hót tung mây / mờ khuất xa xôi nghìn phương...”
Và, nếu tôi có thầm hát “Trên đường tha hương vui gió sương / riêng lòng ta mang mối nhớ thương / âm thầm thương tiếc cho ngày về / tìm lại đường tơ nay đã dứt...” Và, nếu tôi có không cầm được nước mắt (như tôi đã không cầm được nước mắt, lúc chính nhạc sĩ Hoàng Giác, với cây guitar, hát cho tôi nghe, “Ngày Về” của ông;) xin hiểu cho rằng, ngay cả khi tôi có là con nhỏ không mau nước mắt; thì, chuyện rơi lệ cũng là lẽ thường mà thôi.

Đó là tôi chưa kể, lúc cất tiếng hát một ca khúc của mình, tác giả, đã bước qua tuổi 80. Tác phẩm đã có trên nửa thế kỷ tuổi đời. Sự hiện diện của linh hồn “Ngày Về,” bà Kim Châu. Hà Nội, một buổi trưa mùa hè. Và mấy chục năm trước, thảm họa trên trời giáng xuống cả gia đình nhạc sĩ Hoàng Giác, khiến tôi càng thêm bàng hoàng, xốn xang, chua xót.
Tai họa đã biến bà Hoàng Giác đã từ vai trò một người vợ yếu đuối, thành người lo toan chuyện cơm áo, chạy vạy nuôi cả gia đình!
Bà kể, trong suốt thời gian đằng đẵng ấy, đã có không biết bao thức trắng, cúi xuống chiếc máy may cũ kỹ, cầm lên những que đan sờn tróc...để may vá, đan thuê cho người... Thời gian ấy, để cứu sống chồng con, bà cũng không từ bất cứ công việc gì, kể cả những việc chỉ đem lại cho bà một lợi tức bèo bọt, như phết hồ dán bao nylon...
Kết luận về thời gian bị tai họa bi thương nhất của cuộc đời mình, với nụ cười hãnh diện, bà Hoàng Giác nói:
“Tuy nhiên, thời gian đó, cũng là thời gian bà rất hạnh phúc con à. Bà cảm thấy hạnh phúc không chỉ vì chia xẻ được hoạn nạn, khó khăn với chồng con, mà còn vì bà từng bắt gặp ông che mặt khóc, khi thấy bà quá cơ cực...Với bà, chừng đó, đã là một đền bù đáng kể rồi, con à...”

Bà không nói, nhưng tôi biết, biết rất rõ, bà còn được trời đất đền bù cho bà những người con thành đạt. Trong số những người con đó, của ông bà, có thể kể nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, một tài hoa của, Hà Thành, hôm nay.

Orchid Lâm Quỳnh
(California, June 2007.)
@dutule.

Friday, April 22, 2011

Thơ Dương Quân


Cọp lấy chồng
(Viết cho con gái)

Video Ngày hạnh phúc


Ngày xưa ba mẹ còn xuân sắc
Muốn có con trai để nối giòng
Làm lụng chuyên cần lo cuộc sống
Tháng ngày cứ thấp thỏm thầm mong .

Rồi một hôm kia mẹ báo tin
Niềm vui đã đến với gia đình
Bào thai đang lớn dần trong bụng
Chờ đợi đến kỳ mẹ sẽ sinh.

Ba mừng, đi sắm tả, mua nôi...
Năm cọp sinh con sướng nhất rồi
Được "vuốt râu hùm" đùa thỏa thích
Gia đình chắc sẽ rộn niềm vui.

Một đêm chuyển bụng, mẹ lâm bồn
Tiếng khóc chào đời thật dễ thương
Cô mụ báo rằng: "Sinh bé gái..."
Thì ra "cọp cái" chính là con.

Cọp cái tướng tinh thật dữ dằn
Mỗi lần đói sữa khóc hung hăng
Đạp chòi, giận dữ, con la hét
Mặt đỏ như than sánh chẳng bằng.

Càng cưng con càng khó tánh nhiều
Ba thường ve vuốt, mẹ nâng niu
Giống ai bướng bỉnh và ngang ngạnh
Con muốn là ba mẹ phải chiều.

Năm tháng dần trôi con lớn lên
Không như cô thiếu nữ ngoan hiền
Tại vì giống cọp nên hung dữ
Ai dám tìm con để kết duyên.
 
Đi học, đi thi phải chọn ngành
Nhằm môn cả lớp chỉ nam sinh
Mình con là gái, không bè bạn
Lầm lũi quanh năm lẻ một mình.

Thế rồi ba phải bỏ quê hương
Cuộc sống lưu vong vạn dặm trường
Nơm nớp lo về con gái rượu
Lại nhằm tuổi Cọp khó ai thương.

Có thằng tuổi Tý thật to gan
Bởi nợ duyên chi đã buộc ràng
Đem rượu, trầu cau làm sính lễ
Khẩn cầu rước Cọp chuyến sang ngang.

Mẹ hiền tổ chức lễ Vu quy
Con Chuột thong dong rước Cọp về
Ba ở phương trời nên vắng mặt
Rượu mừng ba chẳng được nâng ly.

Hình dung con mặc áo cô dâu
Làm lễ gia tiên, lạy cúi đầu
Ba thấy trong lòng tràn hạnh phúc
Dường như có trộn lẫn niềm đau.

Mẹ thắp nến hồng, khấn tổ tiên
Cầu cho con đẹp mối hương nguyền
Họ hàng đông đủ ngày hôm ấy
Ba kể như người bị lãng quên .

Thương con Cọp nhỏ buổi vu qui
Ba viết bài thơ vội nhắn về
Thay của hồi môn, thay kỷ vật
Thay màu pháo đỏ tiễn con đi.

Mấy lời Ba muốn dặn dò con
Vun quén tình yêu thật vẹn toàn
Chung Thủy là nền xây Hạnh Phúc
Thăng trầm vẫn giữ tấm lòng son.
 
Dương Quân
FL. April-22/2011