Monday, April 11, 2011

menamblog


Kế mượn đường diệt Quắc

Đây là mưu kế còn có tên gọi khác là “kinh tế kế”, “lợi ích kế” thông qua việc dùng lợi ích nhử địch để đánh vào lòng tham của họ rồi lừa lúc họ chủ quan, mất cảnh giác để tiêu diệt họ.

Trung Quốc sắp xây tuyến tàu cao tốc đến Singapore qua Hà Nội

Trung Quốc sẽ xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc nối liền Khu tự trị dân tộc Choang ở tỉnh Quảng Tây, miền nam Trung Quốc với Singapore, tờ China Daily cho hay. Tuyến đường này sẽ băng ngang qua lãnh thổ Việt Nam.

Trong bộ sách tập hợp 36 sách lược quân sự của Trung Quốc cổ đại có từ thời Nam Bắc triều đến thời nhà Minh thì được viết thành sách có kế:

Giả đạo phạt Quắc (假道伐虢) tức: Mượn đường diệt Quắc, lợi dụng hòa hoãn địch để rồi quay lại tấn công bằng lợi thế do chính địch tạo ra cho mình.

Theo điển cố, năm 658 TCN, Tấn Hiến công quyết định phát động đánh nước Quắc. Tuy nhiên nước Quắc có nước Ngu, vốn là con cháu Ngô Thái Bá và Ngô Trọng Ung – bác của Chu Văn Vương, có họ với nước Tấn – là láng giềng thường cứu trợ lẫn nhau. Theo kế của Tuân Tức, ông sai người lấy ngựa tốt và xe đẹp tặng vua nước Ngu để mượn đường đánh Quắc. Vua nước Ngu bằng lòng cho Tấn mượn đường đánh Quắc và cam kết sẽ không cứu viện cho nước Quắc nữa. Tấn Hiến công mang quân đánh Quắc, chiếm đất Dương Hạ.

Năm 654 TCN, Tấn lại mượn đường nước Ngu để đánh Quắc lần thứ hai. Đại phu nước Ngu là Cung Chi Kỳ khuyên vua Ngu không nên đồng ý mà nên liên minh với Quắc vì hai nước ở địa thế che chở cho nhau; nếu cho mượn đường thì Tấn sẽ diệt cả Ngu sau khi diệt Quắc. Tuy nhiên vua Ngu không nghe. Kết quả quân Tấn kéo sang đánh, nước Quắc yếu không chống nổi, lại không có cứu viện của nước Ngu nên bị tiêu diệt. Quắc công Sửu bỏ chạy sang nương nhờ thiên tử nhà Chu (Chu Huệ Vương).

Sau khi diệt Quắc, Tấn Hiến công mang quân quay lại đánh úp nước Ngu, diệt nốt nước Ngu, bắt sống Ngu công và Bách Lý Hề. Cung Chi Kỳ bỏ trốn từ trước nên thoát. Nước Ngu truyền từ Ngu Trọng được Chu Vũ vương phong tới đó chấm dứt. Việc mượn đường Ngu diệt Quắc của Tấn Hiến công được đời sau gọi là Giả đạo phạt Quắc (假道伐虢).

Hồi đó mình cứ thắc mắc hoài, không hiểu vì sao mà chính phủ cứ “dứt khoát phải làm đường sắt cao tốc” cho bằng được như vậy.
Giờ đọc thêm tin này, tự nhiên nghĩ đến dự án đường sắt cao tốc được xây dựng theo bản đồ sau:
Việt Nam ta sẽ nắm các gói thầu theo đường xương cá.

Con đường xuyên Việt sẽ do Tàu phụ trách???

 Cần một cái cớ để hợp thức hoá chuyện này: Hà Nội – Viêng Chăn không phải rất đẹp đó sao???

Cho mượn đường đồng nghĩa với việc bán nước. Lịch sử Trung Quốc cũng đã viết như thế. “Trung Quốc sắp xây tuyến tàu cao tốc đến Singapore qua Hà Nội”. Bản tin trên báo Dân Trí đã đưa như thế, tôi không thể nào nghĩ khác được chuyện nhận ngựa tốt và xe đẹp của những người thay mặt Hà Nội hôm nay.

Nhân vụ này thiết nghĩ : Chúng ta cứ hiểu chữ “đồng hóa” theo nghĩa tiêu cực làm gì nhỉ??? Có những cái đồng hóa bắt đầu từ tha hóa. Sự đồng hóa của người Tàu (đối với người Việt) hôm nay, chẳng qua do đám người Việt bị tha hóa mà thôi!

Quắc đã diệt Ngu sao còn vẹn?

Vậy là xong! Quắc hay Ngu rồi cũng bị diệt! Nhiệt liệt chào mừng chỉ số IQ của An Nam Giao chỉ quận!

Mẹ Nấm
Đọc thêm :menam - dantri - rfivn -